Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ SINH VIÊN THAM GIA TÍCH CỰC VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA DO NHÀ TRƯỜNG TỔ CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.53 KB, 35 trang )

ĐẠI NAM VỚI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

MỤC LỤC
A. Lời Mở Đầu
 1. Lý do chọn đề tài
 2. Mục đich và nhiệm vụ nghiên cứu
 3. Thông điệp
 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 5. Phương pháp nghiên cứu
B. Nội Dung
1. Tổng quan
+ Phần 1: khái niêm hoạt động ngoại khóa
+ Phần 2: Sơ lược về đại học Đại Nam
+ Phần 3: Tầm quan trọng của hoạt động
II. Thực trạng hoạt động ngoại khóa ở trường đại học Đại Nam
1. Thực trạng của hoạt động ngoại khóa
2. Mục tiêu của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
và mục tiêu của ban tổ chức khi tổ chức các hoạt động ngoại
khóa
3. Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa
III. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở trường
Đại học Đại Nam
C. Chiến Dịch Truyền Thông
D. Khảo Sát Và Kết Luận


A. LỜI MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Trong thế kỷ hội nhập để phát triển, đất nước đứng trước nhiều thời cơ,
vận hội và cũng nhiều thử thách. Giáo dục đào tạo được xem là quốc sách


hàng đầu của mỗi dân tộc. Trong số nhiều vấn đề phải cải tổ giáo dục, vấn
đề không kém phần quan trọng là giáo dục thế hệ trẻ trong các trường đại
học thành những con người mới phát triển tài hoa, lành mạnh về thể chất
lẫn tinh thần. Có nhiều dự án đã đầu tư cho việc nâng cao chất lượng và
hiệu quả trong giáo dục đào tạo. Các dự án này đã mang lại những thay
đổi, tiến bộ cho chất lượng nhất định. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng có
một số hoạt động giáo dục trong nhà trường chưa được tiến hành một cách
đồng bộ, chưa mang lại hiệu quả thật sự trọn vẹn cho quá trình đào tạo – và
tự đào tạo trong nhà trường. Đó là hoạt động ngoại khóa trong các trường
đại học. Vì vậy, nhằm hướng tới việc có được một quan niệm đầy đủ của
các giảng viên trực tiếp giảng dạy, của các nhà quản lý, các nhà khoa học
về hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và những hình thức, nội dung,
cách thức tiến hành hoạt động này cho thật hiệu quả và nhằm tìm ra những
giải pháp, đề xuất khả thi với các cấp quản lý.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay sinh viên (SV) không chỉ cần phải
trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức chuyên môn mà bên cạnh đó còn phải
có một số những kĩ năng làm việc để đáp ứng được yêu cầu công việc. Trong
trường đại học, việc tham gia các hoạt động ngoại khoá (HĐNK) là cách rất tốt
để chúng ta rèn luyện và phát huy một số kĩ năng quan trọng như kĩ năng thuyết
trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp… Bên cạnh đó HĐNK còn là
một hình thức giúp sinh viên thư giãn nghỉ ngơi sau công việc học tập vất vả.
Trên thực tế, nhu cầu tham gia HĐNK của SV là rất lớn. Nhưng việc tổ chức các
HĐNK đã thực sự đáp ứng được nhu cầu đó chưa? Đã thực sự mang lại hiệu quả
thiết thực chưa?
Báo cáo: Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khoá
sinh viên Đại học Đại Nam của chúng tôi nhằm chỉ ra thực trạng tham gia
HĐNK của SV: SV muốn tham gia các HĐNK như thế nào? Với hình thức gì?
Và những nguyện vọng của SV khi tham gia HĐNK? Từ đó đưa ra một số đề
xuất và kiến nghị trong việc tổ chức các HĐNK để nâng cao hiệu quả và thu hút
được đông đảo SV tham gia các hoạt động này.


2. Tên đề tài: “Tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khoá
sinh viên Đại học Đại Nam”
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a.Mục đích.


Nghiên cứu thực trạng HDNK của SV Đại Nam, giúp SV hiểu được tầm
quan trọng của HDNK, thay đổi nhận thức, hành động của SV. Từ đó thúc
đẩy SV tham gia HDNK một cách tích cực và hiệu quả.
b. Nhiệm vụ
-Nghiên cứu thực trạng về các chương trình HDNK của khoa, trường Đại
học Đại Nam.
- Nghiên cứu thực trạng việc tham gia HDNK của SV Đại Nam.
- Qua nghiên cứu thực trạng đánh giá được mức độ tham gia HDNK của
SV.
- Đề ra các giải pháp, phương hướng mới cho các HDNK của trường Đại
học Đại Nam.
4. Thông điệp: “Ngoại khóa- chờ bạn khám phá”
5. Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu
-Đối tượng nghiên cứu: sinh viên đại học Đại Nam
-Phạm vi nghiên cứu: trường đại học Đại Nam
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề, chúng tôi đã kết hợp, linh hoạt vận dụng các
phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát và phương pháp thống kê.cụ thể
như sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát: được vận dụng như sau: phát phiếu điều
tra cho sinh viên trường đại học Đại Nam để nắm bắt tình hình tổ chức
hoạt động ngoại khóa
- Phương pháp thống kê: được sử dụng để xử lý cách số liệu thu thập được

trong quá trình khảo sát nhằm đạt được những kết luận chính xác, khách
quan.


B. NỘI DUNG
I TỔNG QUAN
Phần 1: khái niêm hoạt động ngoại khóa:
Nhắc đến hoạt động ngoại khóa, đa phần các bạn sinh viên đều tự
hào rằng mình đã từng ít nhiều tham gia các trường. Thế nhưng để hiểu
đúng và thực hiện tốt các hoạt động này thì không phải bạn sinh viên nào
cũng có thể làm được. Vậy bạn hiểu thế nào về hoạt động ngoại khóa? Vai
trò của hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên?
Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) được hiểu như là những hoạt động
được tổ chức ngoài giờ học chính khóa, thường mang tính chất tự nguyện
hơn là bắt buộc. HĐNK là sự tiếp nối hoạt động dạy- học trên lớp, là con
đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức
với hành động của HSSV, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động
thực tiễn của HSSV về khoa học-kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã
hội, hoạt động nhân đạo, văn hóa văn nghệ, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui
chơi giải trí, v.v. HĐNK đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bổ
sung những kỹ năng và kinh nghiệm sống cho HSSV, giúp các bạn trở
thành một con người toàn diện hơn và cuộc sống của bạn sẽ trở nên thú vị
hơn.
Có thể nói HĐNK là nơi để bạn thể hiện bản thân mình, khẳng định
vị trí của mình và xác định phương hướng phát triển trong tương lai. Tham
gia các HĐNK là cách để bạn "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng, bởi lẽ
khi đi xin việc, hồ sơ của bạn sẽ cho biết "bạn là ai?". Các nhà tuyển dụng
ngày nay quan tâm nhiều về con người của bạn hơn là những điểm số cao
ngất ngưỡng mà bạn có được. Chính vì thế HĐNK sẽ giúp bạn thể đúng
con người của bạn, những thế mạnh, sở trường... Ngoài ra, HĐNK còn

củng cố vững chắc những kiến thức mà bạn đã được học trên giảng đường,
để từ đó tiếp tục hình thành và phát triển năng lực: năng lực tự hoàn thiện,
năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã
hội, khả năng quản lý, đánh giá kết quả,... Mặt khác, HĐNK còn giúp bạn
hình thành thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu
trách nhiệm về hành vi của mình; đấu tranh với những biểu hiện sai trái;
cảm thụ và đánh giá cái đẹp của cuộc sống.
Thấy được tầm quan trọng mà các HĐNK mang lại, trường Đại học
Đại Nam (DNU) đã tiên phong trong việc tổ chức đa dạng các chương
trình HĐNK dành cho HSSV. Ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại
học, các tân sinh viên đã có cơ hội tìm hiểu môi trường học tập mới thông
qua hoạt động khám phá về trường DNU, tham gia các buổi nói chuyện về
định hướng tương lai với các thầy cô giáo nhiều kinh nghiệm. Từ đây


những tân sinh viên sẽ thấy thoải mái hơn trong môi trường học tập mới,
hiểu biết về cách tiếp cận của giáo dục bậc đại học, bước đầu làm quen với
những giá trị căn bản của Trường DNU “HỌC ĐỂ THAY ĐỔI”
Phần 2: sơ lược về đại học Đại Nam
Trường Đại học Đại Nam là một Trường Đại học ngoài công lập, các
thành viên Hội đồng Quản trị của Nhà trường nguyên là các nhà giáo của
các Trường Đại học và các chủ doanh nghiệp trong nước. Đứng đầu là Chủ
tịch HĐQT - Tiến sỹ Lê Đắc Sơn - nguyên giảng viên Đại học Bách khoa
Hà Nội, đã gần 10 năm làm Tổng giám đốc một Ngân hàng TMCP lớn của
Việt Nam. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong các lĩnh vực kinh tế; kỹ thuật - công nghệ; khoa học xã hội - nhân
văn và ngoại ngữ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Ngày đầu thành lập (2007) Trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo
giao chỉ tiêu 400 sinh viên hệ Đại học - Cao đẳng chính quy. Chỉ sau 2

năm thành lập, năm 2010 quy mô đào tạo của Nhà trường là 3000 sinh
viên, đến năm 2011 là 4000 sinh viên, năm 2012 gần 5000 sinh viên, năm
học 2013-2014 trường đã có gần 6000 sinh viên Đại học- Cao đẳng chính
quy với các ngành đào tạo: Tài chính - ngân hàng; Kế toán- Kiểm toán;
Quản trị kinh doanh; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật công trình xây dựng;
Quan hệ công chúng- truyền thông; Tiếng Anh, Kiến trúc và Dược học .
Trường đã xây dựng “Trung tâm tư vấn kế toán, kiểm toán”, thành lập các
câu lạc bộ chuyên ngành như: Câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán, Câu lạc bộ
Ngoại ngữ, Câu lạc bộ Khởi nghiệp… nhằm tạo điều kiện để sinh viên rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trong ghế Nhà trường.
Phương châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận gắn liền với thực tế” đã
được nhà trường phát huy và đạt kết quả tốt.
Năm 2011 Trường đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ
đào tạo hệ Liên thông Cao đẳng lên Đại học và Trung cấp lên Đại học các
ngành Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Công nghệ thông tin và hệ vừa làm
vừa học đối với các ngành Nhà trường đã được phép đào tạo. Từ 200 sinh
viên Khóa đầu tiên, sau 7 năm xây dựng và phát triển đến nay Đại học Đại
Nam đã có trên 6000 sinh viên với 7 Khóa đào tạo với 3 bậc học: Cao học,
Đại học và Cao đẳng. Các cán bộ, giảng viên của Trường đều là những
Giáo sư, Tiến sĩ giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao. Hiện tại, Đại
học Đại Nam có trên 200 giảng viên là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ và
thạc sỹ nhiều người được đào tạo từ các nước như Mỹ, Anh, Australia,
Singapore….
Ngoài ra, trường thường xuyên mời các chuyên gia, các tổng giám
đốc và giám đốc của các tập đoàn, công ty lớn đến đàm thoại và giảng dạy


trực tiếp cho sinh viên. Trường cũng không ngừng mạnh dạn đưa đội ngũ
giảng viên trẻ đến làm việc tại các doanh nghiệp để có thêm kinh nghiệm
phục vụ cho quá trình giảng dạy…

Đến nay, Trường đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường. Hầu hết
các sinh viên ra trường đã có việc làm
Tầm nhìn: Đến năm 2020, Trường Đại học Đại Nam đứng trong nhóm
20 của các Trường Đại học Việt Nam được xã hội tín nhiệm về đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao, là Trường Đại học đào tạo đa ngành, đa
cấp, đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của đất nước. Đào
tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao trong các lĩnh vực kinh tế; kỹ
thuật - công nghệ; khoa học xã hội - nhân văn và ngoại ngữ phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập
kinh tế thế giới.


Phần 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Dẫu biết rằng học là mục tiêu hàng đầu đối với mỗi sinh viên,
nhưng đó cũng không nên là điều duy nhất. Việc tham gia các hoạt động
ngoại khóa không những góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn
giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc
sống, tăng cường sức khỏe thể chất, cũng như mang đến những kinh
nghiệm bổ ích và quý giá cho cuộc sống sau này:
Học tập: Để bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, sinh viên có thể
tham gia vào một nhóm hay một câu lạc bộ có liên quan đến lợi ích học
tập. Điều này giúp sinh viên nâng cao trình độ cũng như làm quen với
những người bạn mới có cùng lĩnh vực nghiên cứu. Tham gia những nhóm
học như thế này, không đơn giản chỉ là ngồi lại với nhau rồi cùng làm việc,
mà đây còn là cơ hội để mang những vấn đề trong học thuật vào thực tiễn
cuộc sống. Ví dụ như, nếu chuyên ngành nghiên cứu của bạn là Lịch sử,
hãy cùng các bạn trong nhóm tham gia tái hiện lại một sự kiện lịch sử nào
đó.
Kỹ năng xã hội: Môi trường đại học quy tụ nhiều thành phần khác
nhau, đây là cơ hội cho sinh viên được hòa nhập, tiếp xúc với những người

đến từ nhiều tầng lớp xã hội. Bằng cách tham gia các hoạt động nhóm hay
câu lạc bộ, sinh viên sẽ trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua
việc tương tác với những người bạn mới, đây cũng là dịp để xây dựng
những mối quan hệ dài lâu, bền vững với những người bạn tâm đầu ý hợp.
Chất lượng cuộc sống: Các hoạt động ngoại khóa tạo điều kiện thuận
lợi để mỗi cá nhân phát triển và sống hạnh phúc, thoải mái hơn. Dành chút
thời gian để thư giãn và làm một thứ gì đó ngoài việc học giúp bạn giảm
bớt căng thẳng và có một cái nhìn khác hơn trong vấn đề học tập. Trao đổi,
trò chuyện với những có cùng mối quan tâm sẽ giúp bạn cảm thấy không
bị tách biệt. Việc gặp gỡ bạn bè thường xuyên, nói chuyện một cách thân
mật cũng làm tăng khả năng biểu lộ cảm xúc, quen dần với các tín hiệu xã
hội và cải thiện khả năng nhận thức và kiểm soát hành vi.
Sức khỏe: Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao giúp sinh viên
cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe và thể lực. Chơi thể thao, tập thể dục
nhịp điệu, hay học khiêu vũ không những giúp giảm cân mà còn làm tăng
sức dẻo dai, giảm bớt căng thẳng, giảm lượng cholesterol, điều hòa huyết
áp, giúp bạn ngủ ngon và giảm nguy cơ mắc một số bệnh. Tham gia các
hoạt động nhóm cũng sẽ mang lại nhiều niềm vui và sự thú vị hơn thay vì
chỉ làm một mình.
Kinh nghiệm: Các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên xây dựng
các kỹ năng cần thiết cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích
sau khi ra trường, kể cả trong quá trình tìm việc làm và những biểu hiện


trong công việc của mình. Việc tham gia vào các hoạt động như thảo luận,
vận động, tình nguyện hay thậm chí là tự mình điều hành một câu lạc bộ
sinh hoạt ngoại khóa riêng, sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng như
thương thuyết, giao tiếp, xử lý các mâu thuẫn và kể cả kỹ năng lãnh đạo.
Tham gia các hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp tương lai cũng giúp
làm tăng khả năng cạnh tranh và tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà

tuyển dụng.
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC ĐẠI NAM
1: Thực trạng hạt động ngoại khóa.
Nhận thấy trong thực tế tại các hoạt đông ngoại khóa của trường Đại
Nam có sự chênh lêch khác nhau về số lượng người tham gia và chất lượng
của các hoạt động.Các hoạt động như hội trại truyền thống, văn hóa văn
nghệ thu hút nhiều sinh viên tham gia nhất. Bên cạnh đó các hoạt động
như học thuật, tham gia nghiên cứu, tình nguyện chưa thu hút được sinh
viên tham gia.
2: mục tiêu của sinh viên khi tham gia vào các hoạt động ngoại khóa
và mục tiêu của ban tổ chức khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Đối với sinh viên, mục đích là giải trí sau giờ học; khẳng định bản
thân; nâng cao các kĩ năng mềm và kĩ năng sống; vì điểm rèn luyện và vì
sở thích và năng khiếu của sinh viên. Đối với ban tổ chức, khi tổ chức hoạt
động ngoại khóa mục đích là tạo sân chơi cho sinh viên; giúp sinh viên
nâng cao các kĩ năng mềm; tạo điều kiện ứng dụng lý thuyết đã học vào
thực tế; tìm kiếm tài năng cho các hoạt động ở trường; tạo tinh thần đoàn
kết trong sinh viên và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, tổ chức
các hoạt động ngoại khóa là cơ sở ban tổ chức tạo ra cơ hội cho sinh viên
củng cố lại kiến thức đã học, học hỏi những kiến thức mới.
3: hiệu quả của hoạt động ngoại khóa.
Đứng trên khía cạnh ban tổ chức, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả
khi nội dung thu hút được sự quan tâm của sinh viên, số lượng sinh viên
tham dự trong tổng số sinh viên đăng ký tham gia vào một hoạt động ngoại
khóa, tiến độ thực hiện của một hoạt động ngoại khóa cần phải diễn ra
đúng kế hoạch và đảm bảo công tác tổ chức được thực hiện trôi chảy…
Đứng trên khía cạnh sinh viên, hoạt động ngoại khóa có hiệu quả khi
nội dung thiết thực và phù hợp với nhu cầu học tập, vui chơi lành mạnh;
hình thức tổ chức mới lạ, sáng tạo và phong phú..



4: các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại khóa.
Không có thời gian tham gia, địa điểm tổ chức gây khó khăn cho việc
tham gia, truyền thông chưa tốt, áp lực học tập, nội dung hình thức các
hoạt động ngoại khóa chưa hấp dẫn là những yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự tham gia của sinh viên. Nguồn kinh phí có hạn, đội ngũ cán bộ tổ chức
còn hạn chế về kinh nghiệm, Ban tổ chức chưa nắm bắt được nhu cầu của
sinh viên, việc truyền thông chưa tốt, hay nội dung hình thức chưa hấp dẫn
là những yếu tố làm ảnh hưởng đến Ban tổ chức khi tổ chức các hoạt động
ngoại khóa.
III. Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại khóa ở
trường Đại học Đại Nam.
Đối với sinh viên cần thực hiện 2 nguyên tắc: phải ưu tiên cho việc
học và tham gia những hoạt động mà mình thật sự yêu thích. Bên cạnh hai
nguyên tắc trên, sinh viên cần chú ý thêm về cách tiến hành tham gia hoạt
động ngoại khóa sao cho hiệu quả. Nhóm nghiên cứu đã đề ra một số giải
pháp góp phần giúp Ban tổ chức khắc phục được những khó khăn hiện tại
như: tìm thêm nguồn tài trợ từ bên ngoài để có thêm kinh phí tổ chức cho
các hoạt động; thực hiện các biện pháp cải thiện marketing, quảng bá và
truyền thông; đào tạo nguồn nhân lực Ban tổ chức; thực hiện hoạt động
theo đúng tiến độ kế hoạch; thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình
và hình thức tổ chức; cải thiện cơ sở vật chất, đa dạng hóa nội dung tổ
chức; cần tổ chức liên kết với các khoa.
C. KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG
- Ngày 20/11 hàng năm được coi là ngày hội của ngành giáo dục và là
ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những nhà giáo Việt
Nam. Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa có tính chất quốc tế vừa có tính
chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành giáo dục
nhưng cũng là ngày hội của toàn dân.

- Chùm hoạt động – lễ kỉ niệm ngày thành lập trường và ngày nhà giáo
Việt Nam là hoạt động thường niên tại Đại Nam, là dịp sinh viên tri ân thầy
cô, dành những tình cảm đặc biệt cho thầy cô, tôn vinh nghề nghiệp của
thầy cô, là dịp mỗi thầy cô giáo thêm yêu nghề, yêu trò, yêu trường lớp
Hơn cả, phông trào này được đẩy mạnh truyền thông để sinh viên thay đỏi
nhận thức và tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn, tạo nên một sân
chơi hấp dẫn, nâng cao sự đoàn kết giữ các sinh viên, giao lưu học hỏi lẫn
nhau và đưa sinh viên và giảng viên tới gần nhau hơn. Kế hoạch truyền
thông diễn ra là một chuỗi các hoạt động ngoại khóa được phát triển theo
các kênh cùng sự hợp tác của nhà trường, và ý tưởng, quản lý , triển khai
bởi nhóm truyền thông


I. NỘI DUNG
1. Thời gian:
Từ 05/10/2016 đến ngày 20/11/2016
2.Đối tượng:
- Tất cả sinh viên trường đại học Đại Nam
- Thầy cô, giảng viên, và ban quản lý nhà trường.
3. Phạm vi:
Trong trường đại học Đại Nam
4. Nội dung sự kiện:
a. Đề suất ý kiến với nhà trường
- Sẽ có một văn bản cụ thể với nhà trường với nội dung:
+ Nêu về thực trạng hoạt động ngoại khóa của các sinh viên hiện nay
+ Sự hạn chế của việc tổ chức hoạt động 20.11 những năm trước của
trường
+ Nêu bật các ý tưởng mới mẻ độc đáo về một chương trình 20.11 đầy
hấp dẫn
+ Nêu ra lợi ích. Nhà trường có một chương trình tri ân thầy cô giáo

trang trọng. Sinh viên có một sân chơi hấp dẫn. Giải quyết vấn đề tham gia
ngoại khóa của sinh viên trong trường.
+ Xin sự ủng hộ, đồng ý và hợp tác của nhà trường.
+ Nội dung chung của chiến dịch:
Chiến dịch truyền thông là một chuỗi các hoạt động ngoại khóa kết hợp
cùng với nhà trường nhằm kỉ niệm ngày lập trường 14/11 và ngày nhà giáo
việt nam 20.11 và tạo sân chơi cho sinh viên, đưa hoạt động ngoại khóa
đến với sinh viên một cách tự nguyện nhất.
Chuỗi các hoạt động gồm có: + Big Game
+ Hội trại
+ Gặp gỡ tháng 11 và chào mừng ngày nhà
giáo Việt Nam
5.Kênh truyền thông:
-Văn bản thông báo các hoạt động
-Lập page facebook
- poster
- Page trường, các khoa
- Băng rôn
- Truyền thông nhóm
6. Mục tiêu:


- Tổ chức một chuỗi sự kiện kỉ niệm ngày thành lập trường 14/11 và ngày
nhà giáo Việt Nam 20.11 thật ý nghĩa cho thầy cô, tạo sân chơi sinh hoạt
chung cho toàn bộ sinh viên
- Thay đổi nhận thức, hành động của sinh viên về hoạt động ngoại khóa.
Tạo nên một ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn về hoạt động ngoại khóa đối với
sinh viên.
- Hướng sinh viên tới thói quen sinh hoạt ngoại khóa.
Hoạt động 1: Tổ chức Big game

a. Lý do chọn hoạt động:
Big game là một hoạt động cực hấp dẫn có thể tham gia tập thể. Là chuỗi
các trò chơi vui vẻ. Các sinh viên thích thú và không tốn nhiều chi phí.
Gây được hứng thú mà tạo điều kiện cho các chuỗi sự kiện tiếp theo được
đón nhận.
b. Mục đích:
- Đưa hoạt động ngoại khóa đến với sinh viên một cách tự nhiên nhất như
một cuộc sinh hoạt chung
- Bước đầu gây ra sự chú ý với sinh viên, tạo hứng thú cho các hoạt động
sau.
d.Đối tượng:
Sinh viên toàn trường Đại Nam có thể tham gia và cổ vũ.
e. Thời gian:
- 13h-18h ngày 08/11/2016
f. Nơi tổ chức
Tại trường đại học Đại Nam
c. Kênh truyền thông:
c.1: Lập page facebook
+Lý do chọn kênh:
Mức độ phủ sóng lớn, hiệu quả, giúp sinh viên dễ tiếp nhận thông tin, nắm
bắt thông tin tốt hơn
c.2: Truyền thông nhóm
+Lý do chọn kênh:
Truyền thông nhóm sẽ giúp sinh viên dễ tiếp nhận thông tin và hiểu rõ
thông tin hơn, tạo nên sự hứng thú tham gia.
+Người truyền thông:
Ban các sự lớp, khoa nhận văn bản mang thông tin hoạt động do đội truyền
thông soạn thảo lên ý tưởng và có sự bảo trợ của nhà trường. Ban cán sự
truyền thông lại với lớp => Tạo nên sự tin tưởng cao hơn.
c.3: Page trường và của từng khoa.



 Lý do chọn kênh :
+Page của trường và khoa là nơi có số lượng lớn các sinh vên , giảng viên
tham gia, truy cập cập nhập thông tin. Page do trường, khoa lập ra và được
chính nhà trường, khoa và các bạn sinh viên xây dựng nên có sự tin tương
cao
+Không tốn chi phí, dễ truy cập.
+Dễ đăng tải thông tin, hình ảnh.
+ Loan tải thông tin nhanh chóng, dễ tạo lên trào lưu.
 Nội dung thông tin đăng tải :
+Nội dung sẽ đăng tải:
 Thông tin về chiến dịch truyền
thông.
 Thông tin cụ thể về Big game
 Mục đóng góp ý kiến , phản hồi
c.4: Làm poster
 Lý do chọn kênh :
+ Chi phí tiết kiệm
+ Dễ quảng bá
+ Có thể duy trì trong thời gian dài
 Số lượng:
+ Bốn loại poster: - Về cả chiến dịch, về biggame, về hội trại, về giao
lưu tháng 11
 Nơi treo poster :
+ Dán tại 2 cổng trường ở 2 cơ sở, những nơi đông sinh viên qua lại,
dán ngoài cổng trường.
 Nội dung :
+ Gồm có tên chiến dịch, hình ảnh tượng trưng, màu sắc đặc thù.
+ Các thông tin về Big game, cơ cấu giải thưởng, cách thức tham gia và

hotline
 Mục đích:
+ Thu hút và quảng bá chiến dịch một cách rộng rãi và cụ thể hơn.


+ “Nhắc nhở” mọi người về chiến dịch
+Tạo nên bầu không khí hưởng ứng trong sinh viên
c.4: Băng rôn đeo tay và cổ động
 Lý do chọn kênh:
- Tạo nên không khí, sự đồng bộ cho các sinh viên khi chơi.
- Nêu cao màu sắc và thông điệp chiến dịch
 Thiết kế:
-Băng rôn đeo tay là một dải lụa các màu cho tất cả các đội
c. Nội dung Big game
1. Sân khấu:
-Sử dụng luôn sân khấu tại trường.
- Trang trí khuôn viên trường bằng màu xanh lá
- Chọn một bạn làm MC chính. Và team 10 người phụ. Kết hợp cùng các
lớp trưởng để quản lý.
2. Các hoạt động:
- Có gian hàng bán bóng nước và băng rôn và đạo cụ cho đội cổ động
3. Điều kiện tham gia:
-Mọi sinh viên có thể tham gia hoạt động
4. Nội dung
4.2: Big game
1. Thi nhảy theo nhạc:
Chọn các đội gồm 10 người . Mọi người quây thành vòng kín xung quanh
1 tờ giấy Ao. Khi đoạn nhạc được bật lên thì từng đội nhảy tự do theo
nhạc. Khi tiếng nhạc kết thúc, mọi người phải cùng nhảy vào tờ báo sao
cho chân không được ra ngoài tờ báo và không bị ngã, ai vi phạm thì sẽ bị

loại, nếu không thì tiếp tục bật đoạn nhạc thứ 2.
Vẫn cách chơi như trên nhưng lúc này tờ giấyđã được gập đôi lại.Cứ tiếp
tục như thế, đội nào phạm luật thì bị loại, các đội khác tiếp tục chơi, sau
mỗi đoạn nhạc, tờ báo của lần trước lại bị gập đôi lại. Đội nào cầm cự
được đến lúc tờ báo nhỏ đến mức chỉ vừa cho hai đôi bàn chân, người còn
lại phải nhảy chồng lên chân bạn chơi thì độii đấy sẽ thắng và đc vào phần
chơi tiếp theo.( loại 30 % người chơi)
2. Ngoáy mông đoán chữ
Cách chơi: Chia làm đội chơi mỗi đội 5 người. Mỗi đội chơi chọn ra một
người để ngoáy chữ, quay lưng về phía người xem, những người còn lại
trong đội đứng cách xa 3-5m, nhìn người ngoáy và đoán chữ. Người ngoáy
sẽ được trọng tài bốc thăm các chữ cái (VD: 5 chữ cái) và lần lượt dùng


mông để ngoáy các chữ cái. Những người cùng đội sẽ đoán, khi nào đoán
đúng thì chuyển sang chữ cái khác, đội nào đoán nhanh nhất sẽ thắng.
Nếu đoán chưa đúng chữ cái thì sẽ phải ngoáy lại và đoán lại cho đến khi
đúng thì thôi. Không có trường hợp đoán sai mà lại chuyển sang chữ cái
khác. Ngoáy đi ngoáy lại mới thú vị
Việc xác định đoán đúng chữ hay sai sẽ do một đội trọng tài xác định.
Các đội cùng chơi và chọn ra các đôi nhanh nhất chơi phần tiếp theo (Loại
30% người chơi)
1. Mặc quần tiếp sức
Số người chơi: 4 người một đội.
Chuẩn bị: -mua 4 cái quần đùi loại to, diêm dúa, càng cổ quái càng tốt. -3
cái cọc
Luật chơi:
Chia các đội chơi thành 2. Một nửa số đội chơi đầu, còn lại chơi sau.
Cắm 4 cái cọc cách mỗi đội chơi 10m. Mỗi đội được phát 1 cái quần đùi.
Khi có hiệu lệnh của trọng tài. Người thứ nhất của mỗi đội mặc quần đùi

(cho phép vừa chạy vừa mặc sao cho phải mặc được quần trước khi đến
cọc), sau đó chạy qua cọc, chạy về đến nơi mới được cởi quần đùi đưa cho
người thứ 2. Cứ như vậy đến người cuối cùng. Người cuối cùng mặc quần
rồi chạy đến cọc cởi quần đùi mắc lên cọc. Đội nào mắc được quần lên cọc
trước đội đó thắng. (loại 30% số người chơi)
10% số người chơi chiến thắng còn lai sẽ được nhận quà của ban tổ chức
4.3: Các hoạt động tập thể khác:
- Cả trường cùng nhảy theo một điệu nhạc.
- Đáp bóng nước tập thể là hoạt động cuối cùng. Ngoài số bóng được phát
miễn phí. Mọi người có thể mua thêm tại quầy .Bóng được bán tại quầy 1k
một quả.
Hoạt động 2: Hội trại truyền thống
a. Lý do chọn hoạt động:
Hội trại là một hoạt động truyền thống để xây dựng tinh thần đoàn
kết của sinh viên. Có tính tổ chức và được các sinh viên yêu thích.
b. Mục đích:
- Tạo thói quen sinh hoạt ngoại khóa đối với sinh viên
- Là cơ hội để các bạn tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn,
giao lưu kết bạn.


- Nêu cao hai thông điệp: Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 và
thúc đẩy sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa nhiều hơn.
c. Đối tượng:
Sinh viên toàn trường Đại Nam và các giảng viên, ban quản lý nhà trường.
d. Thời gian:
7h sáng 14/11/2016 đến 11h ngày 15/11/2016
e. Nơi tổ chức
Tại trường đại học Đại Nam cơ sở Phú Lãm
g. Kênh truyền thông:

Truyền thông tương tự như phần Big game
- Truyền thông nhóm
- Làm poster
- Đăng tải trên page của chiến dịch, page trường của khoa.
Chú ý: hoạt động này xin được sự ửng hộ và đồng ý của nhà trường nên
toàn bộ các sinh viên đều phải tham gia.
h. Nội dung:
1. Yêu cầu:
- Mỗi khoa tập trung làm 1 trại (17 khoa). Trại được trang trí và mang
hai thông điệp: kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20.11 và thúc đẩy sinh
viên tham gia ngoại khóa nhiều hơn.
- Mỗi qua có 2 tiết mục văn nghệ đặc sắc chào mừng ngày thành lập
trường
- Mỗi khoa có một trang phục mang phong cách riêng.
- Mỗi khoa có 1 quầy ẩm thực mang phong cách của các nước hay các
dân tộc khác nhau.
2. Kế hoạch tổ chức:
Thời gian:
- Các tiết mục sẽ được tổng duyệt vào ngày 05.11. Mỗi khoa chọn ra 1
tiết mục hay nhất.
- Trại được dựng vào 7h ngày 14/11
- Chiều 14.11 sẽ tổ chức kỉ niệm ngày thành lập trường. Sẽ có sân
khấu trang trọng, các tiết mục văn nghệ của sinh viên và thầy cô
- Tối 14/11: Sinh viên đốt lửa trại, nhảy dân vũ, sinh hoạt ăn uống
chung với nhau, có thể ngủ tại trại
Hoạt động 3: Gặp gỡ tháng 11 và chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam


3.1: lí do chọn hoạt động:
-Tổng kết chuỗi sự kiện cho chiến dịch truyền thông

- Kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam
3.2: Đối tượng:
- Toàn thể sinh viên trường Đại Học Đại Nam
- Các giảng viên hoạt động tại trường Đại Học Đại Nam
3.3: Thời gian: 20h-22h ngày 19/11/2016
3.4: Nơi tổ chức: Trường Đại học Đại Nam
3.5: Kênh truyền thông:
- Chạy page facebook
- Làm poster
- Đăng tải lên page của trường, của khoa
3.6: Nội Dung
* Kế hoạch tổ chức:
- Giao lưu ca nhạc giữa khách mời và sinh viên trường đại học Đại Nam
- Sinh viên ưu túlên phát biểu chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam
- Chủ tịch hội đồng quản trị Lương Cao Đông lên phát biểu tổng kết về
chuỗi hoạt động và trao giải.
 DEADLINE
ST
T

Thời gian

Địa điểm

Nội dung

Ghi chú

1


5/10/2016

-Cơ sở Phú Lãm

-Đề xuất ý tưởng với nhà
trường

-Xin phép được tổ
chức chiến dịch

2

10/10/2016

Khởi động page facebook
của chiến dịch

-Đưa một số thông
tin sơ bộ về chiến
dịch, chum hoạt
động sắp diễn ra

3

11/10/2016

-Cơ sở Phú Lãm
-Cơ sở Vũ Trọng
Phụng


-Đưa văn bản thông báo
tới các lớp
-Treo poster chính của
chiến dịch

-Truyền thông trực
tiếp tới các lớp

4

22/10/2016

-Cơ sở Phú Lãm

-Vòng loại văn nghệ
-Treo poster về biggame
-Đăng bài lên page, web
trường

5

5/11/2016

Cơ sở Phú Lãm

-Tổng duyệt văn nghệ

-Giời thiệu về
biggame, các hoạt
động của biggame

Chuẩn bị văn nghệ


cho ngày thành lập
trường
6

8/11/2016

7

9/11/2016

8

14/11/201615/11/2016

9

16/11/2016

10

19/11/2016

11

20/11

Cơ sở Phú Lãm


-Biggame
-Đăng ảnh và cảm nghĩ về
biggame
-Treo poster hội trại
-Đăng hình ảnh giới thiệu
về hội trại

Cơ sở phú Lãm

-Hội trại
-Đăng bài về hội trại, cảm
nghĩ
-Treo poster đêm giao lưu
-Đăng bài về đêm giao lưu,
thông tin khách mời và các
hoạt động có liên quan

Cơ sở Phú Lãm

-Treo poster ở cả
hai cơ sở Phú Lãm
và Vũ Trọng Phụng

-treo poster tại 2 cơ
sở của trường

-Đêm giao lưu
Đăng bài đêm giao lưu,
tổng kết chùm hoạt động


 DỰ TRÙ KINH PHÍ SỰ KIỆN
Tên hoạt
Nội dung
động
BIGGAME -Cơ cấu giải thưởng
-Đạo cụ chơi (17 quần + bóng
nước)
-Poster( 2 cái lớn
- Ruy băng

Thành tiền
-4.000.000đ
-600.000đ
-1.100.000đ
-300.000đ


Hội trại

-Cơ cấu giải thưởng
-Âm thanh ánh sáng
-Lửa trại
-Trang trí sân khấu
-Poster( 2 cái nhỏ)

Giao lưu
văn nghệ -Âm thanh ánh sáng
chào mừng -Khách mời (3 khách)
ngày nhà

-Poster nhỏ
giáo Việt
Nam
Chi phí phát
sinh

Tổng

-4.500.000đ
-3.500.000đ
-500.000đ
-3.000.000đ
-100.000đ
-3.500.000đ
-10.000.000đ
-100.000đ

5.000.000đ
36.200.000đ


Tên hoạt động

Thành tiền

Xin kinh phí của trường

20.000.000đ

Xin tài trợ của giảng viên của trường


15.000.000đ

- Bán bóng nước
- Băng rôn

1.500.000đ
Tổng

700.000đ
37.200.000đ

Những khó khăn có thể gặp trong chiến dịch và cách giai quyết
STT
1

Tên rủi ro
Xin tổ chức
chiến dịch

Cụ thể
Đề xuất ý kiến tổ chức
chiến dịch với nhà trường

Cách khắc phục
-Đề xuất sớm ít
nhất là 10 ngày
-Có kế hoạch cụ
thể
-Có văn bản đề

xuất

2

Xin tài trợ

3

Liên hệ khách
mời

-Xin từ quỹ của nhà
trường
-Xin từ các khoa, ngành
của trường
-Nhận được sự đồng ý của
khách mời
-Đàm phán về giá cả
-Thời gian diễn ra hoạt
động

-Phương án thuyết
phục, khả quan
-Có bản dự trù chi
phí hợp lí
-Có liên hệ và
nhận được sự
đồng ý tham gia
của khách mời
-Có báo giá và đàm

phán rõ ràng
-Có thông báo
trước thời gian
diễn ra hoạt động
và báo lại thời gian
diễn ra hoạt động
trước 1 ngày

Ghi chú


4

Nhân lực của
ban tổ chức

Thiếu nguồn nhân lực cho
một chiến dịch với quy mô
toàn trường

5

Âm thanh, ánh
sáng

Các thiết bị âm thanh, ánh
sáng bị hỏng đột ngột

6


Thời tiết

Xảy ra mưa trong quá
trình diễn ra hoạt động

7

Số lượng sinh
viên tham gia

Sinh viên không hưởng
ứng tham gia chuỗi hoạt
động

-Xin hỗ trợ nhân
lực bên đội tình
nguyện
-Lập ra các nhóm
có chuyên môn
trong các khâu của
hoạt động
-Lập ra đội phản
ứng nhanh, luôn
có mặt mọi lúc
mọi nơi khi xảy ra
khó khăn
-Có một đội ngũ
chuyên âm thanh
ánh sáng
-Có các thiết bị dự

phòng
-Có thiết bị phông
bạt dự phòng
-Phát áo mưa
miễn phí cho tất cả
mọi ng tham gia
hoạt động
-Có văn bản gửi
đến từng lớp và có
người của ban tổ
chức đến truyền
thông nhóm
-Có các giải
thưởng hấp dẫn
dành cho tập thể
có số lượng tham
gia đông thành
viên nhất, hoạt
động tích cực nhất

D: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ KẾT LUẬ
- Đối tượng sinh viên trường Đại học Đại Nam
- Số phiếu phát ra 600 phiếu


- Số phiếu thi về 500 phiếu
- Số phiếu thất lạc là 40 phiếu
- Số phiếu không hợp lệ 60 phiếu
I. Thực trạng khảo sát cho thấy
1. Có rất ít số lượng sinh viên muôn tham gia các hoạt động ngoại

khóa của trường, sô lượng người không tham gia chiếm đa số
68%.Hơn nhiêu so với số lượng người tham gia. Số lượng người
tham gia chỉ chiến 32%, nghĩa là chưa tới ½ trong số các sinh
viên đi khảo sát cho thấy sinh viên thờ ở với các hoạt động ngoại
khóa.

70
60
50
40
30
20
10
0
68 32
Thực trạng
khảo sát

không
tham gia
tham gia


2. Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa cũng không mấy khả
quan
+ Không có ai rất thương xuyên hoặc thường xuyên tham gia các
hoạt đông ngoại khóa ở trường.
+ Số ít người (90 người), tham gia hoạt động ngoại khóa ở mức
độ thỉnh thoảng là (18%)
+ Nhiều hơn chút có 170 người (34%) chưa bao giờ tham gia các

hoạt động ngoại khóa (34%)
+ Còn lại số đông nhất 240 người chiếm 48% tham gia hoạt động
ngoại khóa ở mức hiếm khi

Mức độ tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên
18

thỉnh thoảng
chưa bao giờ
hiếm khi

48
34

3. Về số lần tham gia các hoạt động ngoại khóa của sing viên rất
hạn chế
- Có 20 người chiếm 4% tham gia hoạt động ngoại khoasmaf
trường tổ chức 2 lần
- 160 người chiếm 32% tham gia hoạt động ngoại khóa mà
trường tổ chức 1 lần


35%

32%

30%
25%
tham gia 1
lần

tham gia 2
lần

20%
15%
10%
5%

4%

0%
Số lần tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên

35%

32%

30%
25%
tham gia 1
lần
tham gia 2
lần

20%
15%
10%
5%

4%


0%
Số lần tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên


4. Về mức độ qua tâm của mọi người về khi nhận được thông báo
về hoạt động ngoại khóa
- Không có ai rất quan tâm đến thông báo về hoạt động ngoại
khóa
- Số người rất không quan tâm đến thông báo về hoạt động
ngoại khóa là 50 người chiếm 10%
- Số người quân tâm đến thông báo về hoạt động ngoại khóa là
150 người chiếm 30%
- Còn lại là nhưng bạn không quan tâm đến hoạt động ngoại
khóa là 300 người chiếm 60%
II. Sự hiểu biết của sinh viên về các hoạt động ngoại khóa của trương Đại
học Đại Nam
- Về mục đích tham gia hoạt động ngoại khóa
+ Không ai tham gia các hoạt động ngoại khóa do trường tổ
chức để học hỏi kinh nghiệm
+ Có 120 người tham gia các hoạt động ngoại khóa để giao
lưu kết bạn chiếm 24%
+ Cò 370 chiếm 74%người tham gia với mục đích là giải trí
+ Còn lại chiếm 2% người tham giá với mục đích khác
- Kênh thông tin mà bạn nhận được trong khi tham gia các hoạt
động ngoại khóa
+ Không ai nhận được thông tin trên wed của trường
+ 70 người nhận thông tin từ bạn bè chiếm 14%
+ Còn lại các bạn đề nhận thông tin từ cán bộ lớp là 430 người
chiếm 86%

- Các hoạt động ngoại khóa gần đây của trường
+ 30 người biết đên trương trình khởi nghiệp cùng Đại Nam
chiếm 6%
+ 90 người biết đến ngày kỷ niệm trương chiếm 18%
+ 300 người biết đếm cắm trại chiếm 76%
- Mức độ hào hứng khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của
sinh viên Đại học Đại Nam
+ Không ai có thái độ tiêu cực
+ 50 người không hào hứng khi tham gia các hoạt đông ngoại
khóa chiếm 10 %
+ Có 130 người rất hào hứng khi tham gia chiếm 26%


+ 320 người cảm thấy hào hứng khi tham gia hoạt động ngoại
khóa chiếm 64%
- Mức độ tiếp nhận thông tin khi tham gia các hoạt động ngoại
khóa
+ Rất tích cực 0%
+ không tích cực 30 người chiếm 6%
+ Rất tích cực 180 người chiếm 36%
+ Tích cực là 290 người chiếm 58%
III. Suy nghĩ của sinh viên về hoạt động ngoại khóa
- Suy nghĩ của sinh viên về hoạt động ngoại khó do trường tổ
chức
+ Tốt 380 người chiếm 76%
+ Không tốt có 120 người chiêm 24 %

80% 76%
70%
60%

50%
Tốt
Không tốt

40%
30%

24%

20%
10%
0%
Suy nghĩ của sinh viên về hoạt động ngoại khóa


×