Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Trăn trở những con số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.81 KB, 1 trang )

CON SỐ NÀY KHIẾN BẠN NGHĨ GÌ
Những địa phương có tỉ lệ cao nhất người từ 15 tuổi trở lên mù chữ đều là những địa
bàn sống chủ yếu của cư dân các dân tộc ít người: Lai Châu, Sơn La - đều 18%.
Sáng 27/10/2008, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT cùng Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức
hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện đề án "Xây dựng xã hội học tập" và phát triển trung
tâm học tập cộng đồng. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện
Nhân đã đến dự.
Theo báo cáo của Bộ GD&ĐT, một trong những mục tiêu cơ bản của đề án "Xây dựng
xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010" là nâng cao kết quả xóa mù chữ, phấn đấu tỉ
lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên đạt trên 98%...; đặc biệt tăng nhanh tỉ
lệ xoá mù chữ trong các dân tộc ít người.
Theo thống kê của 63 tỉnh, thành phố (thiếu Hưng Yên và một phần Kiên Giang),
tính đến tháng 6/2008, cả nước còn 1.667.651 người từ độ tuổi 15 trở lên mù chữ
trong số hơn 54 triệu người trong độ tuổi, chiếm tỉ lệ 3%. Phần lớn, lượng người mù
chữ tập trung ở nhóm tuổi từ 36 trở lên (1.278.663 người).
Những địa phương có tỉ lệ cao nhất người từ 15 tuổi trở lên mù chữ đều là những địa
bàn sống chủ yếu của cư dân các dân tộc ít người: Lai Châu, Sơn La - đều 18%; Cao
Bằng - 14,54%; Lạng Sơn - 9,42%; Kon Tum - 9,11%; Gia Lai - 9%... Đặc biệt, do
mở rộng địa giới hành chính, thủ đô Hà Nội là một trong những địa phương có tỉ lệ
người mù chữ trên 2%.
Mặt khác, số người tái mù chữ ở một số địa phương có xu hướng gia tăng trong các
năm gần đây. Một số tỉnh có số người tái mù chữ cao như Hà Tây cũ - 17.869 người;
Lạng Sơn - 12.469 người; Gia Lai - 5.763 người; Cao Bằng - 5.469 người; Sơn La -
5.230 người...
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân ngoài
những ý kiến chỉ đạo mang tầm vĩ mô cho đề án cũng bày tỏ sự không hài lòng về
nội dung cũng như cách trình bày báo cáo.
Theo đó, báo cáo còn chung chung, thiếu cụ thể, thiếu thuyết phục và chưa xác định
được mục tiêu mà các địa phương cần phấn đấu thực hiện trong 2 năm còn lại của đề
án.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×