Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN; Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực trong chương oxi – lưu huỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.98 KB, 18 trang )

Sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực trong chương Oxi
– Lưu huỳnh”.
Thứ ba - 17/11/2015 22:38
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU

TRANG
1

I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

1

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1

IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2

V. PHẠM VI ỨNG DỤNG

2

VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN



2

B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN

3

1.1. Cơ sở của việc xây dựng, sử dụng thí nghiệm hóa

3

học trong dạy học tích cực
1.1.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm Hóa học theo 3
hướng dạy học tích cực
1.1.2. Nguyên tắc lựa chọn các thí nghiệm Hóa học 3
theo hướng dạy học tích cực

3

1.1.3. Một số phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa 5
học theo hướng dạy học tích cực

5

1.2. Mục tiêu và định hướng phương pháp dạy học

5

chương Oxi – Lưu huỳnh


6

1.2.1. Kiến thức

7

1.2.2. Kĩ năng

7

1.2.3. Thái độ

7

Chương II. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ

7

DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC THEO HƯỚNG

8

DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG OXI –

9


LƯU HUỲNH
2.1. Thí nghiệm tạo “Pháo hoa đen”

2.1.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
2.1.2. Tiến trình hoạt động
2.2. Thí nghiệm “Mực bí mật”
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
2.2.2. Tiến trình hoạt động
2.3. Thí nghiệm về sự pha loãng H2SO4 đặc
2.3.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
2.3.2. Tiến trình hoạt động
2.4. Thí nghiệm nhận biết ion S22.4.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
2.4.2. Tiến trình hoạt động
2.5. Thí nghiệm tính oxi hóa của H2SO4 đặc
2.5.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
2.5.2. Tiến trình hoạt động
Chương III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

9
10
10
11
12
12
12
13
13
16
17
18
19

C. PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VE

TRANG


Hình 2.1. “Pháo hoa đen” khi chưa đun nóng và trong

7

quá trình phản ứng
Hình 2.2. Thông điệp viết bằng “Mực bí mật” trước và

9

sau khi hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn

11

Hình 2.3. Thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc

18

Hình 2.4. Phòng thí nghiệm Hóa học trường THPT Vạn
Tường

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Dạy học theo hướng tích cực là quá trình học sinh tự nhận thức, tự khám
phá, tự tìm tòi các tri thức hóa học một cách chủ động. Hiện nay, đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực để nâng cao chất lượng quá
trình dạy và học đang là vấn đề được các nhà giáo dục quan tâm. Đồng thời, Hoá
học là môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm Hoá học để dạy
học tích cực cũng là một phương pháp đặc thù của bộ môn. Ông cha ngày xưa
có câu:
“Trăm nghe không bằng một thấy
Trăm thấy không bằng một làm”
Thí nghiệm Hóa học sẽ giúp học sinh phát triển tư duy, hứng thú với bài học, từ
đó nắm được kiến thức vững chắc và sâu sắc hơn; cũng như giúp học sinh hình
thành những kĩ năng trong học tập như: làm việc khoa học, kiên trì, thận trọng,
chính xác, …
Chương Oxi - Lưu huỳnh lớp 10 THPT là một chương học về chất cụ thể,
gồm nhiều thí nghiệm nghiên cứu có ý nghĩa, kích thích sự tìm tòi, hứng thú học
tập cho học sinh. Nhằm giúp học sinh tích cực hóa quá trình học tập, tự học và


hiểu sâu sắc nội dung kiến thức trong chương này, tôi chọn đề tài “Sử dụng thí
nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực trong chương Oxi – Lưu
huỳnh”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Giúp học sinh chủ động tiếp cận với kiến thức mới, phát huy năng lực tư
duy, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trong chương Oxi – Lưu huỳnh.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận.
2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh các lớp 10A4, 10A7, 10A10 trường THPT Vạn Tường, năm học 2013 –
2014.

Học sinh các lớp 10A10, 10A11, 10A12 trường THPT Vạn Tường, năm học 2015 –
2016.
V. PHẠM VI ỨNG DỤNG
Dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong việc dạy và học
Hóa học chương Oxi – Lưu huỳnh lớp 10.
VI. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC
HIỆN
- Thuận lợi:
- Phòng thí nghiệm Hóa học trường THPT Vạn Tường về cơ bản đã cung cấp
đầy đủ dụng cụ và hóa chất để thực hiện thí nghiệm ở các bài liên quan trong
chương Oxi- Lưu huỳnh.
- Đa số học sinh có tinh thần ham hiểu biết, hứng thú với các tiết học có sử dụng
thí nghiệm.
- Bản thân là một giáo viên trẻ nên luôn tìm tòi những phương pháp dạy học mới
để nâng cao chất lượng dạy học.
- Khó khăn:
- Trình độ của học sinh chưa cao nên khả năng tự tìm hiểu và giải thích hiện
tượng còn hạn chế.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở của việc xây dựng, sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học tích
cực
1.1.1. Thực trạng sử dụng thí nghiệm Hóa học theo hướng dạy học tích
cực
- Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công giảng dạy tại các lớp 10A4, 10A7,
10A10; sau khi dạy xong chương Oxi – Lưu huỳnh của chương trình Hóa học 10
(chương trình chuẩn), tôi nhận thấy nếu chỉ hướng dẫn học sinh làm hai bài thực

hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh và bài thực hành số 5: Tính chất các hợp
chất của lưu huỳnh thì các em chỉ rèn được kĩ năng làm thí nghiệm, kiểm chứng
được lí thuyết đã học chứ chưa tích cực tiếp thu kiến thức mới, đồng thời nội
dung các thí nghiệm còn khô khan, chưa kích thích được sự hứng thú học tập
cho học sinh.
- Để giải quyết vấn đề này, tôi đã thiết kế hoạt động của một số thí nghiệm Hóa
học theo hướng dạy học tích cực, được trình bày ở chương II.
1.1.2. Nguyên tắc lựa chọn các thí nghiệm Hóa học theo hướng dạy học
tích cực
- Thí nghiệm phải an toàn, kích thích được sự hứng thú, lòng ham hiểu biết kiến
thức hóa học.
- Thí nghiệm phải tạo tình huống phát triển năng lực tư duy cho học sinh.
- Dấu hiệu thí nghiệm rõ ràng, đảm bảo tính khoa học.
1.1.3. Một số phương pháp sử dụng thí nghiệm Hóa học theo hướng
dạy học tích cực
- Chúng ta có thể sử dụng thí nghiệm theo hướng dạy học tích cực qua các cách
sau:


Thứ nhất là sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh các hoạt động như sau:
+ Học sinh hiểu và nắm vững vấn đề cần nghiên cứu; cho học sinh nêu các
giả thuyết, dự đoán trên cơ sở lí thuyết đã biết; lập kế hoạch giải quyết ứng với
từng giả thuyết.
+ Chuẩn bị hoá chất dụng cụ, thiết bị để làm thí nghiệm xác nhận giải
thuyết, quan sát trạng thái các chất trước khi làm thí nghiệm; xác nhận giả thuyết
đúng thông qua kết quả thí nghiệm; giải thích hiện tượng, viết các phương trình
hóa học và rút ra kết luận.
- Sử dụng thí nghiệm biểu diễn theo phương pháp nghiên cứu sẽ làm tăng tính
tích cực nhận thức, hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh.

Thứ hai là sử dụng thí nghiệm để kiểm nghiệm
- Qui trình thí nghiệm hóa học để kiểm chứng kiến thức:
+ Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm và yêu cầu học sinh thực hiện, quan
sát trạng thái, màu sắc.
+ Sau đó, dự đoán phản ứng có xảy ra không, lý do; quan sát mô tả hiện
tượng, giải thích hiện tượng; viết phương trình hóa học.
+ Giáo viên hoặc học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng trong đó yêu cầu
học sinh nêu hiện tượng thí nghiệm.
+ Cuối cùng, giáo viên chỉnh sửa kết luận, nhận xét, bổ sung kiến thức cho
học sinh.
Thứ ba là sử dụng thí nghiệm để đối chứng
- Trong quá trình sử dụng thí nghiệm đối chứng ở một mức độ tích cực, giáo
viên cần tổ chức, điều khiển hoạt động của học sinh để các em được hoạt động
như người nghiên cứu, giúp học sinh rút ra kết luận một cách đầy đủ, chính xác
hơn về một qui tắc, tính chất của một chất
Thứ tư là sử dụng thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề
- Quy trình của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề thường được sử dụng là:
Đặt vấn đề, giới thiệu thí nghiệm; tổ chức cho học sinh tái hiện lại kiến thức cũ
có liên quan; học sinh dự đoán thí nghiệm xảy ra, làm thí nghiệm để kiểm tra


những dự đoán đó.
Thứ năm là sử dụng thí nghiệm trong bài luyện tập
- Sử dụng thí nghiệm biểu diễn trong giờ luyện tập, ôn tập không phải lặp lại
những thí nghiệm đã biểu diễn mà có thể dùng các thí nghiệm mới, có những
dấu hiệu chung của thí nghiệm đã làm, nhưng có dấu hiệu mới để củng cố, chỉnh
lí, khắc sâu kiến thức, khắc phục suy luận sai lầm.
1.2. Mục tiêu và định hướng phương pháp dạy học chương Oxi – Lưu
huỳnh
1.2.1. Kiến thức

- Học sinh biết: Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của oxi, ozon, lưu
huỳnh và hợp chất của chúng; Một số ứng dụng quan trọng oxi, ozon, lưu huỳnh
và hợp chất của chúng.
- Học sinh hiểu: Vận dụng những kiến thức đã học: Cấu tạo nguyên tử, phản ứng
oxi hóa – khử,… giải thích tính chất của đơn chất O2, O3, S và hợp chất của
chúng.
1.2.2. Kĩ năng
- Tiến hành thí nghiệm, giải thích hiện tượng một số thí nghiệm về tính chất hóa
học của oxi, lưu huỳnh và hợp chất của chúng.
- Xác định chất khử, chất oxi hóa và cân bằng PTHH phản ứng oxi hóa – khử
chương Oxi – Lưu huỳnh.
- Giải bài tập định tính, định lượng trong chương Oxi – Lưu huỳnh.
1.2.3. Thái độ
- Giáo dục cho học sinh lòng say mê học tập, yêu khoa học, có ý thức vươn lên
chiếm lĩnh khoa học kĩ thuật.
- Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, có thái độ đúng đắn đối với các nguyên
nhân gây ô nhiễm không khí, có ý thức bảo vệ tầng ozon.
CHƯƠNG II
THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC


THEO HƯÓNG DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG CHƯƠNG OXI – LƯU
HUỲNH
2.1. Thí nghiệm tạo “Pháo hoa đen”
2.1.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
Hóa chất: KMnO4 (thuốc tím), C (bột than).
Dụng cụ: Giá sắt, cối và chày đá, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Nghiền mịn thuốc tím và than, trộn đều 2 thìa thủy tinh bột
KMnO4 và 1 thìa thủy tinh bột bột C rồi cho vào ống nghiệm. Lắp ống nghiệm
trên giá sắt theo chiều thẳng đứng. Đun nóng đáy ống nghiệm khoảng 1 phút.


Hình 2.1. “Pháo hoa đen” khi chưa đun nóng
và trong quá trình phản ứng
2.1.2. Tiến trình hoạt động
Sử dụng thí nghiệm trên để tạo tình huống có vấn đề.
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập
- Câu hỏi tình huống: Hiện tượng gì xảy ra nếu ta trộn bột KMnO4 và bột C rồi
tiến hành đun nóng?
Bước 2: Nhiệm vụ học sinh
- Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí
nghiệm và dự đoán hiện tượng.
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.


- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu và giải thích hiện tượng.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở giúp học sinh tái hiện lại
kiến thức cũ có liên quan để thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nêu nguyên tắc điều chế O2 trong phòng thí nghiệm? Phương trình phản ứng
điều chế O2 từ KMnO4?
- Nêu tính chất hóa học của Oxi?
Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận
toC
2KMnO4
K2MnO4 + MnO2 + O2

Kết luận: Khi đun nóng, KMnO4 bị
phân hủy tao O2.
toC
C + O2
CO2


Oxi được giải phóng sẽ đốt cháy các hạt than rất nhỏ đã
được nung đến nhiệt độ cháy. Khí O2 thoát ra từ ống nghiệm và khí CO2 sinh ra
khi đốt cháy C làm bắn tung tóe các hạt than như “pháo hoa đen”.
Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Có thể thay KMnO4 bằng hợp chất giàu O2 khác như KClO3 không?
- Tính toán, so sánh lượng oxi thu được khi cho phân hủy cùng khối lượng
KMnO4 và KClO3? Trong phòng thí nghiệm, để điều chế O2 ta nên sử dụng hóa
chất nào? Vì sao?
2.2. Thí nghiệm “Mực bí mật”
2.2.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
Hóa chất: Dung dịch H2SO4 loãng.


Dụng cụ: Giấy trắng, đũa thủy tinh, đèn cồn.
Cách tiến hành: Dùng đũa thủy tinh chấm vào dung dịch H2SO4 loãng viết lên
giấy trắng, sau đó hơ tờ giấy gần đèn cồn; cần chú ý hơ cẩn thận để tờ giấy
không bị cháy.
about:blank
Hình 2.2. Thông điệp viết bằng “Mực bí mật” trước và
sau khi hơ nóng trên ngọn lửa đèn cồn
2.2.2. Tiến trình hoạt động
Sử dụng thí nghiệm trên để tạo tình huống có vấn đề.
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập
- Câu hỏi tình huống: Có một thông điệp được viết bằng “Mực bí mật”, điểm
đặc biệt là màu của loại “Mực bí mật” này bị ảnh hưởng lớn khi thay đổi nhiệt
độ. Hãy cho biết loại “Mực bí mật” này là gì? (Gợi ý: có thể sử dụng đèn cồn).
Bước 2: Nhiệm vụ học sinh:
- Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí
nghiệm và dự đoán hiện tượng.

- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện
nhiệm vụ học tập
- Làm thế nào để thu được H2SO4 đặc từ H2SO4 loãng?
- Dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học gì?
- Nêu và giải thích hiện tượng khi nhỏ H2SO4 đặc lên giấy?
Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận
- Kết luận: Loại “Mực bí mật” đó là dung dịch H2SO4 loãng; khi dùng dung dịch
H2SO4loãng viết lên giấy trắng, nếu ta hơ tờ giấy gần đèn cồn, dòng chữ màu
đen sẽ xuất hiện. Giải thích: Khi hơ như vậy nước sẽ bay hơi, H2SO4 đậm đặc
dần, làm than hóa tờ giấy.
Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào khi sử dụng H2SO4 quá loãng? Và nếu sau


khi viết lên giấy, không hơ lên ngọn lửa đèn cồn mà để ngoài không khí một thời
gian lâu thì hiện tượng quan sát được như thế nào?
- Hãy liên hệ với kiến thức thực tiễn và chương Halogen, tìm thêm các loại
“Mực bí mật” khác, trình bày cách làm chữ hay nét vẽ xuất hiện?
- Giáo dục học sinh cách sử dụng H2SO4 đặc đúng mục đích, đảm bảo và an
toàn.
2.3. Thí nghiệm về sự pha loãng H2SO4 đặc
2.3.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành:
Hóa chất: H2SO4 đặc (98%), nước cất.
Dụng cụ: Hai cốc, hai phểu thủy tinh, pipet.
Cách tiến hành: Lấy 2 cốc thủy tinh: cho vào cốc thứ nhất 5ml H2O, cốc thứ hai
đựng 5ml H2SO4, có phểu úp ngược đậy miệng cốc. Dùng pipet cho H2SO4 đặc
qua vòi phểu xuống cốc thứ nhất và H2O qua vòi phểu xuống cốc thứ hai. Quan
sát hiện tượng ở 2 cốc và kết luận.


Hình 2.3. Thí nghiệm pha loãng H2SO4 đặc
2.3.2. Tiến trình hoạt động
Sử dụng thí nghiệm trên theo phương pháp thí nghiệm đối chứng.
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập
- Câu hỏi tình huống: Yêu cầu pha loãng H2SO4 loãng từ H2SO4 đặc cần tiến


hành như thế nào?
Bước 2: Nhiệm vụ học sinh
- Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí
nghiệm và dự đoán hiện tượng.
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu tính chất vật lí của H2SO4 đặc? So sánh tỉ khối của H2SO4 đặc và H2O?
- Dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hóa học gì?
- Bằng cách nào để pha loãng H2SO4 đặc (sử dụng bộ dụng cụ giáo viên hướng
dẫn), chú ý quan sát dòng chảy của các chất.
Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận
- Kết luận: Pha loãng H2SO4 đặc bằng cách cho từ từ axit đặc vào H2O, tuyệt đối
không được làm ngược lại.
Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Vì sao H2SO4 đặc dây ra vải bông thì vải bị đen đi và thủng ngay còn HCl đặc
dây ra thì vải bị mủn dần và bở ra?
- H2SO4 đặc được dùng để làm khô những chất nào? Mô tả dụng cụ để làm khô
bằng H2SO4 đặc? Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô khí H2 được không? Vì
sao?
- Nêu cách xử lí khi bị bỏng H2SO4 đặc?

2.4. Thí nghiệm nhận biết ion S22.4.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
Hóa chất: Các dung dịch: Na2S, CdCl2, CuCl2.
Cách tiến hành: Chuẩn bị hai ống nghiệm, cho vào mỗi ống nghiệm 1 ml dung
dịch Na2S. Tiếp tục nhỏ lần lượt 1 giọt dung dịch CdCl2 vào ống nghiệm thứ
nhất và 1 giọt dung dịch CuCl2 vào ống nghiệm còn lại.
2.4.2. Tiến trình hoạt động


Sử dụng thí nghiệm này theo phương pháp nghiên cứu.
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập
- Có các hóa chất sau: Dung dịch Na2S, CdCl2, CuCl2. Có thể nhận biết ion
S2- bằng những phản ứng nào?
Bước 2: Nhiệm vụ học sinh
- Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí
nghiệm và dự đoán hiện tượng.
- Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
- So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu
- Cho các chất phản ứng với nhau theo từng cặp, sản phẩm tạo thành là gì?
- Với mỗi giả thuyết hãy tiến hành thí nghiệm để xác nhận. Quan sát hiện tượng,
từ đó suy ra thuốc thử cần dùng để nhận biết ion S2-.
Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận
(màu vàng) vangvàng)
CdCl2 + Na2S
CdS + 2NaCl

Kết luận: Dung dịch CdCl2, CuCl2được
dùng làm thuốc thử để nhận ra muối sunfua tan, với hiện tượng là: CdS kết tủa

màu vàng, CuS kết tủa màu đen.
(màu đen) vangvàng)
CuCl2 + Na2S
CuS + 2NaCl

Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng


- Nếu dụng cụ bằng bạc hoặc đồng để trong không khí bị đen thì có thể kết luận
trong không khí có lẫn H2S không? Vì sao?
- Ngoài hai dung dịch CdCl2, CuCl2, hãy tìm hiểu thêm một số thuốc thử khác để
nhận biết ion S2-.
2.5. Thí nghiệm tính oxi hóa của H2SO4 đặc
2.5.1. Hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành:
- Hóa chất: H2SO4 đặc (98%), đồng mảnh, đinh sắt, quì tím, dung dịch KMnO4,
bông.
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ.
- Cách tiến hành:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm đựng mỗi ống 2 ml H2SO4 đặc, cho vào một ống mảnh
đồng và ống kia đinh sắt sạch. Quan sát hiện tượng.
Tiến hành đun nóng hai ống nghiệm, thử bằng quì tím ẩm, đậy ống nghiệm bằng
bông tẩm KMnO4, tiếp tục đun nóng và quan sát hiện tượng.
2.5.2. Tiến trình hoạt động
- Sử dụng thí nghiệm trên theo phương pháp nghiên cứu.
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ học tập
Cu và Fe có tác dụng với H2SO4 đặc, nguội không? Cu và Fe có tác dụng với
H2SO4đặc, nóng không?
Bước 2: Nhiệm vụ học sinh
Học sinh thảo luận để thống nhất ý kiến đưa ra phương án bố trí làm thí nghiệm
và dự đoán hiện tượng.

Tiến hành thí nghiệm, ghi lại kết quả.
So sánh kết quả với dự đoán ban đầu của nhóm và giải thích hiện tượng.
Giáo viên nêu hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu
- Cu, Fe có tác dụng với H2SO4 loãng? Khi đun nóng thì có xảy ra phản ứng
không?
- Tiến hành thay đổi nồng độ axit, Cu, Fe có tác dụng với H2SO4 đặc? Tiến hành
đun nóng, quan sát hiện tượng?


- Đặt quì tím ẩm vào bên trong miệng ống nghiệm, sau đó đậy ống nghiệm bằng
bông tẩm KMnO4, tiếp tục đun nóng . Quan sát và viết phương trình phản ứng,
giải thích hiện tượng.
- Vì sao phải dùng bông tẩm KMnO4?
- Muốn kết thúc thí nghiệm, xử lí khí thoát ra như thế nào? Viết phương trình
phản ứng?
Bước 3: Giáo viên đánh giá và kết luận
Kết luận: H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hóa mạnh, tác dụng với hầu hết các kim
loại (trừ Au, Pt); và tính oxi hóa thể hiện ở nguyên tử S có số oxi hóa +6.
Bước 4: Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Khi cho Cu vào H2SO4 đặc, đun nóng thấy mảnh đồng đen đi và sau đó đồng
tan ra tạo dung dịch có màu xanh. Giải thích hiện tượng ban đầu mảnh đồng bị
đen?
- Ngoài Fe, còn có những kim loại nào thụ động với H2SO4 đặc, nguội? Giải
thích nguyên nhân tính thụ động.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên trên đây tôi chỉ trình bày cách sử
dụng thí nghiệm Hóa học theo hướng dạy học tích cực ứng với năm thí nghiệm
cụ thể. Ngoài ra, còn có thể áp dụng hướng dạy học tích cực cho một số thí
nghiệm khác như: Thí nghiệm tạo “núi lửa”, nhằm nghiên cứu tính oxi hóa của
S; Thí nghiệm “Bơm bong bóng”, nhằm khắc sâu kiến thức về tính chất

H2SO4 loãng; Thí nghiệm tạo “rêu đen”, nhằm nghiên cứu tính háo nước của
H2SO4 đặc, Thí nghiệm điều chế và thử tính chất SO2... Trong quá trình giảng
dạy sắp tới, tôi sẽ nghiên cứu và bổ sung những thí nghiệm mới.


CHƯƠNG III
KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
- Năm học 2013 – 2014, tôi được phân công giảng dạy tại các lớp 10A4, 10A7,
10A10; Qua giảng dạy chương Oxi – Lưu huỳnh với lớp 10A10, tôi thấy các em
chưa nắm chắc kiến thức, chưa thật sự hứng thú với tiết học thí nghiệm. Tôi bắt
đầu áp dụng sáng kiến với hai lớp còn lại 10A4, 10A7; thấy rằng học sinh hai lớp
này hiểu sâu sắc kiến thức hơn, say mê tìm hiểu kiến thức mới thông qua các thí
nghiệm hơn. Kết quả được thể hiện rõ rệt thông qua bài kiểm tra một tiết lần 1
học kì II của ba lớp. Cụ thể:
Kết quả kiểm tra
Đối tượng nghiên cứu

(điểm số bài kiểm tra)
Điểm dưới Điểm trên
5

Lớp

Tổng

5

SL

%


10A10 41
chứng
Lớp nghiên 10A4 42

19

46,3 22

53,7

14

33,3 28

66,7

10A7 41

13

31,7 28

68,3

số bài

Lớp đối

cứu


SL

%

- Năm học 2015 – 2016 này, tôi tiếp tục được phân công giảng dạy ba lớp khối
10 gồm: 10A10, 10A11, 10A12; tôi tin tưởng rằng khi sử dụng thí nghiệm Hóa học
theo hướng dạy học tích cực, bước đầu sẽ giúp các em hình thành cách đặt câu
hỏi tình huống và giải quyết vấn đề bằng các thí nghiệm hóa học, tạo sự chủ
động, tích cực, hứng thú tìm tòi kiến thức mới. Đi đôi với những kĩ năng đó, các
em cũng sẽ khắc sâu và hiểu rõ kiến thức hơn. Và kết quả bài kiểm tra một tiết
lần 1 của học sinh ba lớp 10A10, 10A11, 10A12 ở học kì II năm học 2015-2016 sẽ
là sự minh chứng cho sự tích cực của sáng kiến này.


C. KẾT LUẬN CHUNG
Dạy học sử dụng thí nghiệm hóa học theo hướng dạy học tích cực là một trong
những phương pháp dạy học theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm, phát
huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, rèn luyện
kỹ năng thí nghiệm hóa học. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp với tất
cả các nội dung trong chương Oxi – Lưu huỳnh, và tất cả các đối tượng học
sinh. Do đó, với mỗi thí nghiệm Hóa học theo hướng dạy học tích cực, giáo viên
cần chú ý nêu câu hỏi tình huống kích thích sự hứng thú cho học sinh, thiết kế
hệ thống câu hỏi gợi mở phù hợp với trình độ học sinh. Với sáng kiến này, tôi đã
giải quyết được những vấn đề sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc sử dụng thí nghiệm Hóa học theo
hướng dạy học tích cực.
- Đã xây dựng cách tiến hành và thiết kế được năm hoạt động theo hướng
dạy học tích cực tương ứng với năm thí nghiệm trong Oxi – Lưu huỳnh.
Trong quá trình thực hiện đề tài, vì mặt thời gian có hạn, và đây cũng là đề

tài đầu tiên tôi nghiên cứu về phương pháp dạy học nên không tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Mong quí đồng nghiệp đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Bình Phú, ngày 5 tháng 10 năm 2015
Người viết

Lê Thị Ý Uyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trí Ngẫn, Thiết kế hệ thống tình huống gắn với thực tiễn trong dạy
học hóa học ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học ĐHSP TPHCM, số 50 năm
2013.


2. Nguyễn Thị Sửu, Hoàng Văn Côi, Thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Đức Chuy, Lê Mậu Quyền, Lê Xuân
Trọng, Hóa học 10 cơ bản - NXB Giáo Dục.
4. Thái Hoài Minh, Nguyễn Thị Kim Thoa, Vận dụng Webquest trong dạy học
nội dung axit sunfuric (Chương trình hóa học 10 nâng cao), Tạp chí Khoa học
ĐHSP TPHCM, số 48 năm 2013.



×