Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Bức tranh tôn giáo trên thế giới và việt nam và một số vấn đề đặt ra

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (588.51 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử, một hình thái ý thức xã hội, một thực
thể xã hội, tồn tại lâu đời trong lịch sử xã hội loài người. Nếu chỉ kể những
tôn giáo lớn đang tồn tại hiện nay, tôn giáo đã có lịch sử tồn tại hàng nghìn
năm (Phật giáo 2500 năm, Ki Tô giáo 2000 năm, Hồi giáo khoảng 1300 năm).
Nếu kể cả những hình thức tôn giáo sơ khai nguyên thuỷ thì có thể nói tôn
giáo tồn tại gần xuyên suốt lịch sử xã hội loài ngưòi. Tôn giáo là một bộ phận
quan trọng trong đời sống con người, là một bộ phận trong nền văn hoá của
mỗi dân tộc, mỗi quốc gia.
Thời gian gần đây, tình hình tôn giáo trên thế giới có những diễn biến
phức tạp, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được lý giải trên cơ sở khoa học.
Do đó, tôn giáo đang trở thành một trong những vấn đề thu hút được sự quan
tâm của nhiều nhà khoa học cũng như những nhà hoạt động thực tiễn.
Nước ta là nước có nhiều tôn giáo và trong lĩnh vực tôn giáo, bên cạnh
những yếu tố tích cực cũng có nhiều yếu tố tiêu cực; bên cạnh những nội
dung, nghi thức lành mạnh, cũng còn không ít những điều mê tín, những hủ
tục. Sự hiểu biết về tôn giáo và những hình thức tôn giáo cụ thể chưa đầy
đủ.
Vì vậy, việc nghiên cứu những vấn đề về tôn giáo trên thế giới cũng như
ở Việt Nam là việc làm cần thiết, nhằm có sự đối chiếu so sánh ứng xử cho
đúng đắn với các hình thức tôn giáo khác nhau ở cấp độ Nhà nước hay trong
quần chúng nhân dân, phù hợp với điiều kiện cụ thể của đất nước và thông lệ
quốc tế. Các chính sách tôn giáo với những chủ trương, biện pháp của Đảng
và Nhà nước cần được xác định và bổ sung cho đầy đủ, nhằm hạn chế sự lợi
dụng tôn giáo vào những mục đích khác nhau: kinh tế, chính trị, xã hội…..
Chính ví vậy tác giả chọn đề tài: “ Bức tranh tôn giáo trên thế giới và Việt
Nam một số vấn đề đặt ra” để nghiên cứu. Tuy nhiên trong khuôn khổ tiểu
luận tác giả chỉ nêu những nét khái quát các nội dung vấn đề, rất mong được
quý độc giả quan tâm góp ý.

1




Chương 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÔN GIÁO
1.1. Tôn giáo và sự ra đời của tôn giáo
1.1.1. Định nghĩa tôn giáo
1.1.1.1. Theo nghĩa rộng
Có rất nhiều định nghĩa tôn giáo theo nghĩa rộng được đưa ra, trong đó
định nghĩa của nhà tôn giáo học Haichelin (người Pháp) đã thâu tóm được
nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, đó là:
“ Tôn giáo là một sự phản ánh đặc biệt, hoang đường và sai lệch trong
ý thức xã hội, những mối quan hệ giũa con người với nhau và với tự nhiên.
Bởi con người trong xã hội nguyên thuỷ cũng như trong các xã hội được phân
chia thành giai cấp. Xã hội Cổ đại, Phong kiến, Tư bản cũng đều đặt dưới sự
thống trị của những sức mạnh ở bên ngoài mà họ không nhận biết được cũng
như không chi phối và kiểm soát được. Vì thế mà đối với chúng, họ cảm thấy
có sự sợ hãi, bí ẩn. Sự sợ hãi này theo giải thích của các nhà thờ sẽ sản sinh ra
các vị thần”.
1.1.1.2. Theo nghĩa hẹp
Sự ra đời của một tôn giáo theo đúng nghĩa đầy đủ của nó được gọi là
tôn giáo theo nghĩa hẹp hay còn gọi là đạo. Tôn giáo hẹp ra đời cùng với sự
thiết lập xã hội có giai cấp, các quốc gia dân tộc ra đời. Các nhà nghiên cứu
thường cho rằng một tôn giáo theo nghĩa hẹp cần hội tụ ba hoặc bốn yếu tố
* Y Lam bert: Điều cốt lõi của một tôn giáo là ý thức phản ánh mối quan
hệ giũa cái trần tục và cái siêu nhiên, tác động đến một cộng đồng người hay
một nhóm xã hội có tổ chức cho dù tôn giáo ấy phát sinh ở buổi sơ khai của
nhân loại hay muộn hơn. Hay nói cách khác cái cốt lõi chính là niềm tin tôn
giáo phải có ba yếu tố:
+) Sự tồn tại như giả định của các vật thể các lực lưỡng hay cái thực


thể nằm ngoài những giói hạn khách quan trong điều kiện của con ngưòi.
+) Sự tồn tại của những phương tiện biểu tượng để giao tiếp với

những sức mạnh đó.
+) Sự tồn tại của những hình thức quản lý chung của các cộng

đồng.
2


* Đặng Nghiêm Vạn cho rằng cần có bốn yếu tố :
+) Có giáo lý phản ánh một thế gii quan rõ rệt
+) Có người sáng lập, có đấng tối cao với một thiên thần
+) Có tổ chức
+) Có lễ thức phức tạp, định kỳ, kiêng cự.

1.1.2. Sự ra đời của các tôn giáo
Khi nào tôn giáo xuất hiện? Có phải rằng khi con người xuất hiện trên Trái
Đất thì đồng thời tôn giáo cũng ra đời hay không? Thực tế lịch sử đã cho thấy đã
có thời kỳ lịch sử hàng triệu năm con ngưòi tồn tại và phát triển chưa hề có tôn
giáo. Tôn giáo chỉ xuất hiện và tồn tại khi trình độ nhận thức và trình độ xã hội
của con người đến một mức độ nhất định. Trình độ của con người tương ứng với
trình độ sức sản xuất phát triển. Các nhà khoa học cho rằng trong suốt thời kỳ
Bầy người nguyên thuỷ con người chưa hề biết đến tôn giáo. Đến cuối thời Bầy
người đã có một hiện tượng đáng lưu ý đó là ở người Neamđertan đã xuất hiện
mộ táng chứng tỏ con người đã biết chôn đồng loại.
Trước hiện tượng mộ táng có nhiều kiến giải khác nhau. Có người cho rằng đó
là thể hiện một ý tưởng tâm linh nào đó về thế giới bên kia. Một số người khác lai
cho rằng đó chỉ xuất phát từ tình thương hoặc sợ hãi, sự thối rữa…
Nhưng các nhà khoa học đã thống nhất tới hậu kỳ đá cũ khi xuất hiện người

Hômesapien gắn với sự ra đời của Công xã thị tộc thì tôn giáo xuất hiện với bằng
chứng là trong nhiều mộ táng của người chết có chôn theo lương thực, trang sức,
đồ dùng, vũ khí….thể hiện sự bất tử về linh hồn, về thế giới bên kia.
1.2. Bản chất - cơ cấu, nguồn gốc, tính chất và các bước phát triển
của tôn giáo.
1.2.1. Bản chất - cơ cấu
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, là "thế
giới quan lộn ngược" trong giải quyết mối quan hệ giữa con người và siêu
nhiên, cái hiện thực với cái hư ảo, cái trần tục với cái thiêng liêng, cái trần
gian với cái siêu trần gian; là sự phản ánh hư ảo, hoang tưởng những sức
mạnh bên ngoài (cả tự nhiên và xã hội), trong đó sức mạnh trần gian mang
hình thức sức mạnh siêu tưởng, tưởng tượng bằng sức mạnh siêu nhiên chi
phối toàn bộ đời sống con người và cả cộng đồng người.
3


- Tôn giáo với hình thức phát triển hoàn chỉnh, hiện đại của nó bao
giờ cũng bao gồm các yếu tố: quan niệm, niềm tin tôn giáo; tình cảm tôn
giáo; hành vi tôn giáo (gắn với tổ chức và hoạt động của tổ chức tôn giáo,
của những nhà tu hành chuyên nghiệp, với những cơ sở hạ tầng như: nhà
thờ, thánh thất, chùa chiền, …)
1.2.2. Nguồn gốc
1.2.2.1. Nguồn gốc nhận thức
Ý kiến của Phơ Bách, Mác, E.ghen, Lê Nin đều khẳng định con người
sáng tạo ra tôn giáo.
Tôn giáo nảy sinh trong một xã hội mà trình độ sản xuất hết sức thấp
kém, con người vừa mới thoát khỏi thế giới động vật, còn lệ thuộc vào tự
nhiên. Cho nên, trên cơ sở ban đầu của tôn giáo là sự phản ánh sai lầm của
con nguời về thế giới vật chất trước những hiện tượng bão táp, sấm sét, bão
lụt, động đất,….Còn từ cả những trạng thái của con người như giấc mơ, ốm

đau, bệnh tật,…..
Theo E.ghen: từ thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo đã sinh ra từ những biểu
tượng hết sức ngu muội, tối tăm và nguyên thuỷ của con người về bản chất
của chính họ nói về tự nhiên bên ngoài bao quanh họ.
1.2.2.2. Nguồn gốc xã hội
Bên cạnh các hiện tượng tự nhiên, con người còn luôn phải đối mặt với
những lực lượng tự phát trong quan hệ xã hội, ví dụ như trong xã hội thị tộc,
bộ lạc vấn đề chiến tranh dành đất đai, phân công lao động trong cộng
đồng..... Trước những vấn đề đó những sức mạnh xã hội này cũng xa lạ, đối
lập với con người và trước những sức mạnh xã hội người ta không tìm ra lối
thoát, trong thực tế phải tìm lối thoát bằng ảo tưởng, bằng tôn giáo, đặc biệt
trong các xã hội có giai cấp đối kháng. Ngoài sự bất lực của con người trước
những hiện tượng xã hội diễn ra tự phát đa dạng, còn có sự áp bức bóc lột giai
cấp mà trong đó quần chúng nhân dân lao động là người phải gánh chịu
những bất công. Những người bị bóc lột không những bị bóc lột về kinh tế, lệ
thuộc về chính trị mà còn bị nô dịch về tinh thần, tình trạng sống thiếu thốn,
lao động cưỡng bức, o ép về tinh thần buộc họ phải tìm lối thoát nhưng không

4


thể tìm được lối thoát trong cuộc sống trần gian nên đành phải hy vọng vào
một cuộc sống nơi thiên đường, thế giới bên kia.
1.2.2.3. Nguồn gốc tâm lý
Lòng biết ơn những người khám phá, tấn công vào cường quyền cũng
đẻ ra tôn giáo. Từ lòng biết ơn, ngưỡng mộ đó, họ tôn sùng những người có
tính cách siêu phàm, xuất chúng có công đức to lớn.
1.2.3. Tính chất
- Tính chất lịch sử.
- Tính chất quần chúng: biểu hiện ở số lượng các tín đồ tôn giáo chiếm

tỉ lệ cao trong dân số thế giới và tôn giáo đáp ứng nhu cầu tinh thần của một
bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân lao động.
- Tính chất chính trị.
1.2.4. Các hình thức tôn giáo trong lịch sử
1.2.4.1. Các hình thức tôn giáo sơ khai trong thời kì xã hội nguyên
thuỷ
Đây là dạng tôn giáo thứ nhất gắn với xã hội thị tộc, bộ lạc. Bao gồm:
•Bái phật giáo (thờ vật)
•Tôtem giáo (thờ vật tổ)
•Ma thuật giáo (phù thuỷ)
•Vật linh giáo
•Tục thờ cúng tổ tiên
•Saman giáo (là hình thức lên đồng của các thầy phù
thuỷ)
1.2.4.2. Các dạng thức tôn giáo trong thời kì xã hội có giai cấp và nhà
nước
- Tôn giáo quốc gia dân tộc: là kiểu tôn giáo thứ hai trong lịch sử xã hội
loài người, gắn liền với sự ra đời xã hội có giai cấp nhà nước đầu tiên và
chiếm nô. Đặc trưng của tôn giáo này là tính chất quốc gia nhà nước của nó,
sức mạnh cuả các vị thần vượt ra ngoài biên giới quốc gia dân tộc. Ví dụ:
Bàlamôn, Hinđu, Do thái, Sintô, Khổng, Lão.
- Tôn giáo thế giới: là kiểu tôn giáo thứ ba trong lịch tôn giáo loài
người. Đó là những tôn giáo vượt ra khỏi khu vực mang tính thế giới. Tôn
5


giáo thế giới ra đời gắn với giao lưu văn hoá, xung đột quốc gia, bành trướng
của các đế chế.
1.3. Vai trò (tác động) của tôn giáo trong đời sống xã hội.
Trước đây các nhà khoa học thường chỉ thấy mặt tác hại, xu hướng đi về

đánh giá mặt hạn chế của tôn giáo mà không thấy ở tôn giáo sự tích cực nào.
Gần đây các nhà nghiên cứu đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh sự phê phán những
hạn chế đã thấy được những tiến bộ, đóng góp của tôn giáo với xã hội.
Thế giới là một hình thái ý thức xã hội nằm trong kiến trúc thượng tầng
nên luôn tác động trở lại hạ tầng đã sản sinh ra nó. Nhưng tôn giáo khác với
các hình thái ý thức xã hội khác như triết học, … ở chỗ tôn giáo nó ở xa cơ sở
hạ tầng hơn. Vì vậy nhiều khi nó tác động trở lại cơ sở hạ tầng thông qua các
yếu tố trung gian chứ không tác động trực tiếp. Do vậy, tác động của tôn giáo
ở nhiều lĩnh vực khác nhau và hết sức phức tạp. Có những tác động lớn, sâu
sắc nhưng cũng rất khó lường hậu quả của nó.
1.3.1. Tác động tiêu cực
Theo Mac: Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái
tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của
những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
- Tôn giáo là “thuốc phiện" của nhân dân - chức năng đền bù hư ảo. Tôn
giáo cho rằng con người khổ đau là một tất yếu và con người muốn tho¸t khổ thì
không có phương thuốc nào mà chỉ bằng cách là thực hiện những hiện những lời
dạy của tôn giáo. Trong lúc con người muốn giải thoát mình khỏi nỗi khổ trần
thế thì tôn giáo vẽ ra cho mình một tương lai sáng sủa nơi thiên đường, vẽ ra một
hy vọng trong thất vọng. Mỗi khi con người gặp sự bất hạnh, trắc trở, khổ đau
trong trần thế tôn giáo lại khuyên họ có thần thánh phù hộ.
- Tính chất tiêu cực của tôn giáo được thể hiện đặc biệt rõ nét khi có sự
sóng đôi của chính trị và tôn giáo. Khi tôn giáo bị lợi dụng trở thành công cụ
của giai cấp thống trị.
- Mỗi một tôn giáo có một hệ thống giáo lý, lễ nghi riêng và tôn giáo
nào cũng có niềm tự hào riêng. Các tín đồ của tôn giáo đều coi tôn giáo của
mình là ưu việt, chính thống, độc tôn. Chính tính cứng rắn, bảo thủ của các
6



tôn giáo và niềm tự kiêu của các tín đồ tôn giáo là nguồn gốc cho các xung
đột sắc tộc kéo theo xung đột chính trị.
- Bất kì một giáo lý, nội dung tôn giáo nào dù là tôn giáo sơ khai hay
phát triển, tôn giáo với tư cách là một hệ thống đều bao hàm trong nó nhiều
yếu tố bảo thủ, những sức ì không theo kịp thời đại, nhiều điều mê tín, nhiều
yếu tố ý thức hệ đối lập với chủ nghĩa khoa học, ít nhiều mang tính hoang
tưởng cho nên nó kìm hãm sự phát triển của khoa học, chống đối khoa học ở
một số thời kì lịch sử.
1.3.2. Tác động tích cực
- Sự ra đời của mỗi tôn giáo là sự phản ứng, chống đối lại cái trật tự xã
hội đương thời, nó thể hiện khát vọng được giải phóng của quần chúng bị áp
bức. Bởi vì trong các cuộc đấu tranh của quần chúng, tôn giáo cũng là công
cụ, là phương tiện.
- Tính hướng thiện: trong mọi thời kì lịch sử, mọi chế độ xã hội con người
luôn mong muốn sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, nhân ái. Sự xuất hiện
của một tôn giáo nào đó là biểu hiện của sự khát vọng của con người. Trong mọi
tôn giáo, đều chứa đựng mọi đạo đức, luân lý tôn giáo. Đạo dức đó được thể
hiện trong các điều răn, cấm trong tôn giáo. Trong những điều răn cấm đó có
những điều không hề liên quan tới tôn giáo mà nó biểu hiện của các mối quan hệ
thuần tuý trần thế. Ví dụ: không giết người, không trộm cắp,....
- Tôn giáo góp phần vào sự phát triển của các ngành khoa học cơ bản
và khoa học thực nghiệm. Con người một khi có niềm tin, cảm xúc, đạo đức,
tôn giáo thì trở thành động lực cực mạnh thúc đẩy con người, biểu lộ nhiệt
thành của mình bằng các hành động cụ thể được biểu hiện ra qua các công
trình kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc, thơ văn, nghệ thuật,… Tôn giáo tạo ra nhiều
di sản văn hoá to lớn, vĩ đại, không kém gì những công trình văn hoá xuất
phát từ nhu cầu phục vụ đời thường.
- Chức năng giao lưu văn hoá: các tôn giáo trong quá trình phát triển,
truyền lan trên bình diện thế giới không chỉ đơn thuần là sự truyền tải niềm tin
với vị thế là một sự kiện văn hoá, một bộ phận trong nền văn hoá mỗi quốc

gia. Qua quá trình giao lưu tiếp xúc với nhau tôn giáo có vai trò truyền tải,
hoà nhập văn hoá, văn minh giữa các dân tộc, quốc gia, châu lục
7


Chương 2.
KHÁI QUÁT BỨC TRANH TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Khái quát thực trạng tôn giáo thế giới
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, đồng thời cũng là một thực thể ý
thức xã hội. Kể từ khi xuất hiện đến nay, tôn giáo luôn biến động phản ánh sự
biến đổi của lịch sử. Một tôn giáo cụ thể ở một quốc gia nhất định có thể suy
tàn, hưng thịnh, thậm chí tiêu vong, song tôn giáo nói chung, từ khi ra đời cho
đến nay chưa có khi nào vắng bóng trong xã hội loài người. Vị trí vai trò của
mỗi tôn giáo ở từng khu vực, ở từng quốc gia trong các thời kỳ lịch sử khác
nhau cũng không như nhau.
Việc đánh giá thực trạng tôn giáo trên thế giới hiện nay đang còn nhiều ý
kiến khác nhau, nhưng tựu trung lại có mấy cách đánh giá sau đây:
- Tôn giáo đang khủng hoảng và suy tàn
- Tôn giáo ở Tây Âu suy tàn nhưng tôn giáo ở các nước, các châu lục
còn lại đang có xu hướng phát riển.
- Tín ngưỡng, tôn giáo đang phục hồi và phát triển mạnh mẽ ở nhiều
quốc gia, châu lục.
Thực trạng đó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơbản sau:
- Những mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng gay gắt
- Khủng hoảng niềm tin về mô hình xã hội tương lai.
- Những hậu quả tiêu cực của sự phát triển kinh tế - xã hội và công nghệ
mới.
2.2. Các xu hướng biến động của tôn giáo.
2.2.1. Toàn cầu hoá tôn giáo
Hiện nay hầu hết các tôn giáo đều mong muốn trong thiên niên kỷ mới

sẽ là thời đại của tôn giáo mình (trừ tôn giáo dân tộc)
Vấn đề toàn cầu hoá tôn giáo chủ yếu phụ thuộc vào chính sách cường
quốc muốn gắn nhân quyền với tự do tôn giáo cho từng dân tộc, từng tộc
người. Muốn thông qua đó, can thiệp nội bộ các nước, bắt các nước đi theo
con đường chúng vạch sẵn.Ngay trong tổ chức của một tôn giáo đã không hợp
nhất được với nhau, phân rẽ thành nhiều phái kể cả chính trị và tôn giáo: Bảo
thủ cực đoan, Ôn hoà cải cách, Tiến bộ.....
8


2.2.2. Đa dạng hoá tôn giáo
* Nguyên nhân: Dân trí toàn cầu nâng cao, không gian xã hội của từng
cá nhân không bị bó hẹp trong một quốc gia, khu vực mà đã mở rộng toàn
cầu. Do đó con người không chỉ tiếp xúc với một hoặc một số tôn giáo truyền
thống mà còn với nhiều tôn giáo khác. Người ta tiếp cận với tôn giáo không
thụ động mà có phê phán, chọn lọc. Nếu các tôn giáo truyền thống không có
sự cải cách, cách tân, đổi mới, ….mà cứ giữ sự lỗi thời, khắt khe lễ nghi, mê
tín, hũ tục thì sẽ mất dần vị thế.
*Biểu hiện:
-Trong từng tôn giáo có sự phân rẽ tín đồ để thành ba loại: khô đạo, nhạt
đạo, tâm đạo.
- Sự song hành nhiều tôn giáo trong một con ngưòi. Một người cùng một
lúc tin theo nhiều tôn giáo khác nhau ngay cả ở các nước có truyền thống tôn
giáo độc thân.
- Ở từng tôn giáo có tổ chức cũng bị phân rẽ thành nhiều giáo phái, nhiều
nhánh, đặc biệt là Tin Lành có tới khoảng 30 hệ phái.
- Ở mỗi cá nhân muốn thờ trực tiếp Chúa của mình, muốn hiểu Chúa và
giáo lý theo cách hiểu riêng của mình. Đặc biệt từ khi chủ nghĩa cá nhân cực
đoan nảy sinh hiện tượng phổ biến ở Mỹ và Tây Âu có rất nhiều giáo phái
mới đi theo những tôn giáo với giáo lý riêng.

- Sự xuất hiện phong trào tôn giáo mới - bắt nguồn từ phong trào thời đại
mới ở Mỹ (1967 -1968), sau đó lan rộng ra châu Âu và các nước đang phát
triển. Đây là một phong trào xuất hiện những con người tự nhận là nhà tiên tri
có phép màu đứng ra lập đạo mới.
* Nguyên nhân ra đời tôn giáo mới: Mỗi khi xã hội khủng hoảng niềm tin
chưa tìm ra lối thoát; vào lúc khủng hoảng cả hai ý thức hệ Tư bản chủ nghĩa và
Xã hội chủ nghĩa; khi niềm tin vào các tôn giáo cổ truyền bị suy giảm do tín đồ bị
gò bó vào các lễ giáo khắt khe, cứng nhắc, nghi thức rườm rà, lỗi thời;…..
* Khuynh hướng tôn giáo mới:
- Phân rẽ từ một tôn giáo, nhiều khi vượt xa giáo lý ban đầu hoặc rút ra
một đặc điểm trong giáo lý để tôn thờ.

9


- Xoay quanh trục một tôn giáo có sẵn rồi nhào trộn, lắp ráp những yếu
tố của tôn giáo khác vào và tạo ra một tôn giáo mới.
- Có thể dựng lên từ một nhu cầu trần tục và gắn vào đó một hương thơm
tôn giáo tạo thành một phong trào.
* Đặc điểm của hình thức tôn giáo mới:
- Mang tính toàn cầu, giáo phái lớn có chi nhánh ở nhiều nước, chỉ đạo
sát sao, tín đồ cuồng tín, nội dung giáo lý nửa tục, nửa thiêng. Nhiều giáo phái
tham gia tích cực vào kinh tế, văn hoá.
- Lan toả rất nhanh, thu hút tín đồ của các tôn giáo có sẵn, phá vỡ tổ
chức của các tôn giáo, gây mất ổn định cho nhiều nước, thậm chí lũng đoạn
chính phủ bằng cách thành lập các chính Đảng, chính trị, quân đội.
2.2.3. Thế tục hoá tôn giáo
Là một xu thế nổi trội trong giai đoạn hiện nay, biểu hiện đa dạng phong
phú, đó là:
- Nhập thể của các tôn giáo bằng cách tham gia vào các hoạt động trần

tục, phi tôn giáo như: tham gia hoạt động xã hội, giáo dục, y tế,….
- Vai trò tôn giáo giảm sút ở các nước công nghiệp phát triển, nhất là cư
dân thành thị và thanh niên.
- Con người dường như ra khỏi những tôn giáo nhất định nhưng trở lại
với một tâm thức bàng bạc. Qua những lời cầu khấn, những cuộc hành hương
mà không hẳn theo giáo lý, giáo luật đã quy định sẵn hoặc có khi lại gửi niềm
tin vào nội dung, hành vi vào các tôn giáo khác.
- Không nhưng dẫn đến việc thể chế chế tục hoá của các nhà nước, làm
mềm dẻo các thể chế thoả hiệp, thay quốc giáo bằng việc để cho các tôn giáo
khác cùng hoạt động với việc đăng ký với nhà nước. Đồng thời hướng các
hoạt động tôn giáo gắn với hoạt động thế tục.
2.2.4. Dân tộc hoá tôn giáo
- Nguyên nhân: Có một số cường quốc có thế lực kinh tế, quân sự,…. Có
âm mưu toàn cầu hoá, muốn áp đặt nền văn hoá của mình trong đó có tôn giáo
đối với các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Đứng trước xu thế toàn cầu
hoá, nhiều quốc gia dân tộc đối phó lại sự uy hiếp của tôn giáo ngoại lai bằng
việc trở lại với tôn giáo dân tộc, muốn bảo vệ văn hoá sắc thái dân tộc, không
muốn tự đánh mất mình, không muốn hoà tan trong một trào lưu văn hoá thế
giới.
Bốn xu thế trên đan xen lẫn nhau, xu thế này là hệ quả của xu thế kia,
trong đó xu thế thế tục hoá chiếm chủ đạo.
10


Chương 3.

BỨC TRANH TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA
3.1. Khái quát đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam
Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã

sáng tạo ra một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, xuyên suốt
chiều dài lịch sử, văn hoá Việt Nam luôn luôn có sự giao lưu với văn hoá của
nhiều dân tộc khác. Từ cuối thời kỳ Cổ đại đến hết thời kỳ Trung đại, hai nền
văn hoá có ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam là văn hoá Trung Quốc và văn
hoá Ấn Độ. Sang giai đoạn Cận, Hiện đại, Việt Nam lại tiếp xúc với văn hoá
phương Tây, rồi tiếp đó là văn hoá Liên Xô (cũ) và văn hoá Đông Âu. Đó là
chưa kể đến ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc trong “vành
đai văn hoá” Đông Nam Á.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hoá, nên nó cũng tuân theo
những quy luật vận hành của văn hoá nói chung. Có những tôn giáo ra đời và
phát triển trong lòng dân tộc (nội sinh), có những tôn giáo từ các dân tộc khác
du nhập vào (ngoại nhập). Đó là tình hình chung về tôn giáo ở hầu hết các
quốc gia dân tộc trên thế giới. Do đặc điểm về địa lý và lịch sử nên bức tranh tôn
giáo Việt Nam là bức tranh nhiều màu sắc, trong đó có sự hoà quyện rất phong
phú, đa dạng và phức tạp. Biểu hiện thành những đặc điểm sau:
- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau đang tồn tại.
- Tôn giáo ở Việt Nam mang tính quần chúng phổ biến nhưng chủ yếu ở
cấp độ tâm lý tôn giáo. Tâm lý tôn giáo không chỉ sâu đậm trong lòng những
tín đồ tôn giáo mà còn có cả trong số đông những người không theo một tôn
giáo cụ thể nào. Nhiều tín đồ tôn giáo tuy khá sùng đạo nhưng hiểu giáo lý rất
ít, thậm chí gia nhập vào hàng ngũ tín đồ chỉ là do sự xác tín, do lan truyền
tâm lý, hoặc do một sự vận động lôi kéo nào đó.
- Các tôn giáo chính có ảnh hưởng lớn trong xã hội Việt Nam đều du
nhập từ ngoài vào và ít nhiều được Việt Nam hoá.
11


- Về cơ bản, Việt Nam có sự “chung sống hoà bình” giữa các tôn giáo.
- Cùng với sự xuất hiện và phát triển của các tôn giáo, những hiện tượng
mê tín dị đoan, những tập tục có tính chất tôn giáo tồn tại khá rộng rãi, mang

nhiều màu sắc địa phương khác nhau.
3.2. Tôn giáo với đời sống xã hội Việt Nam
3.2.1. Tôn giáo và chính trị
Từ khi ra đời, với tư cách là một thực tế xã hội (cả ý thức tôn giáo và
những thiết chế vật chất tuơng ứng) tôn giáo luôn có mối quan hệ đặc biệt với
chính trị và ngược lại, chính trị luôn tìm cách chi phối, sử dụng tôn giáo theo
lợi ích của tập đoàn thống trị xã hội. Và Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo,
trong quá trình tồn tại với dân tộc (dù với tư cách là tôn giáo nội sinh hay
ngoại nhập), các tôn giáo ở nước ta đã có những quan hệ phức tạp đến chính
trị và ngược lại.
Xem xét trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc thì quan hệ tôn giáo – chính
trị diễn ra khá suôn sẻ với xu hướng nổi trội là chính trị tìm cách sử dụng tôn
giáo ở những phương diện cần thiết nhằm củng cố nền chính trị của một dân
tộc tự chủ. Mặc dù không có tôn giáo nào đặt được dấu ấn độc tôn lên đường
hướng chính trị của các tập đoàn phong kiến, nhưng trong cách xử thế của
chính quyền thế tục, các tôn giáo có những ảnh hưởng khá đậm nét.
Từ khi có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử dân tộc
chuyển sang một giai đoạn mới. Cũng vì vậy, quan hệ tôn giáo – chính trị
cũng có những biểu hiện mới. Có thể nói các thế lực chính trị thù địch luôn
tìm mọi cách lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp của Đảng, chống lại
dân tộc trong 2 cuộc kháng chiến và cả trong quá trình xây dựng hoà bình
hiện nay.
3.2.2. Tôn giáo và nhận thức
Việt Nam là một dân tộc có nhiều tôn giáo đang tồn tại, trong đó có
những tôn giáo được du nhập rất sớm (Nho - Phật – Lão), nên ảnh hưỏng của
12


chúng đến nhận thức của con người khá đậm nét. Mặc dù vai trò của từng tôn
giáo có khác nhau trên những phương diện khác nhau, song có thể nói Nho,

Phật, Lão là những tôn giáo có vai trò lớn nhất.
Là một tôn giáo có một hệ thống triết học sâu và cao, Phật giáo đã có
những ảnh hưởng to lớn đến phương pháp tư duy của người Việt. Bằng cách
đưa ra một hệ thống khái niệm, phạm trù, nó đã giúp con người trả lời các
phương diện của triết học. Mặt khác, bằng các quan niệm về “vô ngã”, “vô
thường” Phật giáo đa đưa vào hệ tư tưởng Việt Nam những quan niệm biện
chứng sâu sắc…
3.2.3. Tôn giáo và đạo đức
Ở Việt Nam, trải qua quá trình tồn tại lâu dài cùng dân tộc, các tôn giáo
ngoài mặt tiêu cực vốn có cũng đã có những vai trò đáng kể trong việc hình
thành nên đạo đức xã hội. Sự đóng góp của đạo đức tôn giáo đối với xã hội có
thể biểu hiện trên 2 xu hướng:
Một là: Một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo, sau khi được người Việt
cải biến trên nền tảng văn hoá của mình đã trở thành các chuẩn mực
chung của toàn xã hội.
Hai là: Một số chuẩn mực đạo đức tôn giáo khi được tiếp nhận đã làm
sâu sắc và phong phú thêm những giá trị đạo đức vốn có của dân tộc.
3.3. Bức tranh tôn giáo ở Việt Nam
3.3.1. Cơ cấu
Việt Nam hiện có 06 tôn giáo lớn được Nhà nước công nhận tư cách
pháp nhân, đó là: Phật giáo, Công giáo, Hồi giáo, đạo Tin lành, Phật giáo Hoà
Hảo, đạo Cao Đài. Do được du nhập hoặc được hình thành trên đất nước ta
của các tôn giáo diễn ra tại những thời điểm lịch sử rất khác nhau, cộng với
tính chất phù hợp của mỗi tôn giáo đối với tâm lý, truyền thống và văn hoá
của người Việt Nam của mỗi tôn giáo mà sự hiện diện của từng tôn giáo ở
Việt Nam hiện nay là rất khác nhau. Số lượng tín đồ, chức sắc và những yếu
tố tôn giáo khác của mỗi tôn giáo được tổng hợp qua bảng sau:

13



Tín đồ

Chức sắc

Phật giáo

9.038.064

35.741

15.244

38

1.076

Công giáo

5.572.525

15.108

5.456

06

992

Tin lành


421.248

469

275

01

2.434.432

9.237

25.892
Chức việc

1.205

Phật giáo
1.232.572
Hoà Hảo

1.554 (Ban
Trị sự các
cấp)

35

Hồi giáo


695

77

Tụn


sở Cơ sở Cơ sở
thờ tự
đào
từ
tạo
thiện

giỏo

Cao Đài

64.991

(Nguồn tài liệu: Nguyễn Thanh Xuân- Một số tôn
giáo ở Việt Nam. Nxb Tôn giáo 2005 tr 522-543)
3.3.2. Cỏc tụn giỏo chớnh Vit Nam.
T l dõn s nc ta theo tụn giỏo l tng i ớt. Cú hn 80% dõn s
khụng tụn giỏo, v cú th thy t l dõn s khụng tụn giỏo cao hn cỏc tnh
phớa Bc v thp hn nhiu cỏc tnh ụng Nam B, ng bng sụng Cu
Long v Tõy Nguyờn. Hn 19 % dõn s nc ta theo cỏc tớn ngng nht
nh. Cỏc tụn giỏo chớnh nc ta l Pht giỏo, Cụng giỏo, Tin Lnh, Hi
giỏo, o Cao i v o Ho Ho. Ngoi ra, trong dõn gian cũn cú cỏc tớn
ngng dõn gian th Mu, bỏi vt giỏo. Vit Nam cng chu nh hng rừ nột

ca Nho giỏo v Lóo giỏo.
3.3.2.1.Pht giỏo.
* c im.

14


Đạo phật là tôn giáo từ bên ngoài đưa vào Việt Nam sớm nhất, khoảng
cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III sau Công nguyên. Phía bắc, từ Trung Quốc sang là
phái Đại Thừa (Bắc Tông); còn phía Nam, từ Thái Lan, Lào, Campuchia sang
là phái Tiểu Thừa (Nam Tông). Dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần (thế kỉ
X đến XIV), Phật giáo ở nước ta đã là quốc đạo, có đóng góp lớn vào sự
nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt vào thời Lý, đạo Phật đã trở thành
trụ cột tinh thần của chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương.
Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới
đời sống xã hội, để lại những ấn tượng trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc.
Nhiều chùa tháp được xây dựng trong thời kì này.

Chùa Quán Sứ

Cuối thế kỉ thứ XIV, Phật giáo phần nào bị lu mờ, nhưng những tư
tưởng của Phật giáo còn ảnh hưởng lâu dài trong đời sống xã hội và sinh
hoạt của Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo lớn ở nước ta với 7,1 triệu tín đồ, nhiều nhất là
ở TP Hồ Chí Minh (hơn 1 triệu người) và An Giang (860 nghìn người), tiếp
đến là Trà Vinh, Kiên Giang, Đồng Tháp, Đồng Nai, Thừa Thiên - Huế. Tỉ lệ
dân số theo Phật giáo cao nhất là ở Trà Vinh (43,2%), An Giang (42,1%), tiếp

15



đến là Sóc Trăng, Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Tháp và TP Hồ Chí
Minh.
* Vai trò:
Gần 2000 năm tồn tại cùng dân tộc, Phật giáo đã có nhiều đóng góp cho
dân tộc trên nhiều phương diện khác nhau.
- Về tư tưỏng chính trị: Là một tôn giáo có hệ thống giáo lý khá đồ sộ và
hoàn chỉnh, khi du nhập vàp Việt Nam, Phật giáo đồng thời đưa lại một hệ
thống các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh. Những quan niệm đó mặc dù còn
có hạn chế bởi tính chất duy tâm, thần bí, siêu hình mà trong nhiều trường
hợp, các thế lực phản động đã lợi dụng để ngăn cản tiến bộ xã hội, song trong
điều kiện cụ thể của xã hội Việt Nam, đó là những quan niệm khá mới mẻ.
Chính vì vậy, nó được người Việt tiếp nhận và nhanh chóng trở thành một tín
ngưỡng thu hút được quảng đại dân chúng tin theo. Trong giai đoạn Phật giáo
là hệ tư tưởng thống trị, nó đã góp phần đưa lại cho giai cấp cầm quyền một
đường lối trị quốc có nhiều điểm tiến bộ. Trong điều kiện xã hội hiện nay, về
cơ bản, đại bộ phận tăng ni, phật tử đứng về phía cách mạng, tham gia tích
cực vào các hoạt động xã hội ích nước, lợi dân. Tuy nhiên, do những tác động
từ phía các thế lực chính trị thù địch và vì lợi ích cá nhân, một bộ phận chức
sắc Phật giáo đã bị lợi dụng để chống lại cách mạng (như xuyên tạc đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước ta, vu khống nhà nước vi phạm quyền tự do
tôn giáo…)
- Về phong tục, đạo đức, lối sống. Có thể nói những đóng góp của Phật
giáo về phương diện phong tục, đạo đức, lối sống là rất có ý nghĩa. Những
đóng góp đó đã góp phần hoàn thiện đạo đức cá nhân, lành mạnh hoá nền đạo
đức xã hội, hình thành một phong cách đạo đức tiến bộ mà hiện trong xã hội
ta, nhiều yếu tố vẫn còn có ý nghĩa.
- Về văn hoá, nghệ thuật. Phật giáo là một tôn giáo chân chính nên khi
du nhập vào Việt Nam, nó cũng có nhiều đóng góp cho nền văn hoá, nghệ
thuật của dân tộc. Những bài văn, bài kệ, những công trình kiến trúc, nghệ

16


thuật của Phật giáo phản ánh không chỉ tri thức mà còn là kỹ năng nghệ thuật
tinh tế của trí tuệ, tâm hồn, tình cảm Việt Nam. Khi hệ thống nhà trường hình
thành, chùa, viện Phật giáo còn đóng vai trò là nơi đào tạo con người. Trong
điều kiện xã hội hiện nay, những di sản văn hoá của Phật giáo vẫn còn tiếp tục
phát huy tác dụng, tham gia cấu thành bản sắc văn hoá của dân tộc, góp phần
làm phong phú bản sắc văn hoá Việt Nam.
3.3.3.2.Công giáo
* Đặc điểm.
Ở Việt Nam, từ cuối thế kỉ XV và trong thế kỉ XVI đã có một số giáo sĩ
phương Tây đến các tỉnh thuộc vùng ven
biển nước ta. Thời vua Lê Trang Tông (năm
1533), các linh mục Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha đã theo các thuyền buôn tới vùng cửa
sông Đáy ở Ninh Cường, Quần Anh, Trà Lũ
(Nam Định) để truyền đạo. Sang thế kỉ
XVII, Công giáo mới thật sự bắt rễ được ở
một số vùng. Năm 1624, Alẽchăng Đơ Rôt
(1591 – 1660), quốc tịch Pháp đã đến Việt
Nam để truyền đạo. Khôn khéo và mềm dẻo,
vừa giảng đạo lại vừa có hàng hoá lạ kì, biết
dùng thuốc để chữa bệnh nên các nhà truyền giáo đã lấy lòng được vua, quan
và thu hút được nhiều người theo đạo. Lịch sử phát triển Công giáo ở Việt
Nam đã trải qua gần 5 thế kỉ. Và trong thời gian thuộc Pháp, nhiều nhà thờ đã
được xây dựng ở Việt Nam.

17



Nhà Thờ Phú Cam (Thừa Thiên Huế)

Trước kia, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực phản động từng tìm
cách lợi dụng thần quyền, giáo lí để chia rẽ lương – giáo, đẩy người công giáo
Việt Nam đối lập với dân tộc, nhưng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc của bà
con giáo dân vẫn được giữ vững, và giáo dân đã góp phần to lớn vào sự nghiệp
cách mạng. Năm 1980, Hội đồng giám mục Việt Nam được thành lập chung cho
cả nước. Cả nước hiện có hơn 5,1 triệu giáo dân sinh hoạt trong 25 giáo phận với
2017 giáo xứ dưới sự quản lý của 3 giáo tỉnh (Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí
Minh). Hai địa phương tập trung đông giáo dân nhất là Đồng Nai (hơn 690 nghìn
người) và TP Hồ Chí Minh (gần 630 nghìn người), tiếp đến là Nam Định, Lâm
Đồng, Đắc Lắc, Nghệ An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Ninh Bình. Tỉ lệ Công giáo cao
nhất là ở Đồng Nai (34,9%), Lâm Đồng tiếp đến là Bà Rịa – Vũng Tàu, Nam
Định và Ninh Bình.
* Vai trò.
- Công giáo là một tôn giáo du nhập từ nước ngoài vào, sau gần 4 thế kỉ
tồn tại đã từng bước thích hợp với văn hoá bản địa và đã trở thành một trong
những tôn giáo chính ở Việt Nam.

18


- Trong quá trình truyền giáo, tồn tại và phát triển, đạo Công giáo đã
góp phần không nhỏ vào quá trình giao lưu văn hoá. Sự đóng góp của Công
giáo trong các lĩnh vực: ngôn ngữ, kiến trúc, âm nhạc…đã làm phong phú
thêm đời sống văn hoá trong quá trình hội nhập chung vào đời sống văn hoá
nhân loại.
- Công giáo là một tôn giáo mà phần lớn tín đồ là những người lao động,
do đó, Công giáo có tính quần chúng sâu sắc. Công giáo giữ vai trò không

nhỏ trong xã hội Việt Nam và đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của quần
chúng nhân dân lao động.
3.3.3.3.Đạo Tin lành
* Đặc điểm.
So với Phật giáo và Công giáo đạo Tin lành (Ki tô giáo cải lương, hay
còn gọi là Cơ Đốc tân giáo) vào Việt Nam muộn hơn nhiều. Sau 20 năm (năm
1911), đạo tin lành mới đặt được cơ sở đầu tiên ở Đà Nẵng. Cho đến nay, đạo
Tin Lành ở Việt Nam chưa có
một tổ chức giáo hội thống
nhất. Về cơ bản, có 2 tổ chức
giáo hội tin Lành: miền Bắc và
miền Nam. Số tín đồ Tin Lành
trong cả nước có trên 400
nghìn người, gồm cả người
Nhà Thờ Tin Lành ở Hà Nội

Kinh và các dân tộc ít người

của miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên. Trong đó nhiều nhất là ở Tây
Nguyên (244 nghìn người), riêng Đắc Lắc có 113 nghìn tín đồ Tin Lành. Các
tỉnh có nhiều tín đồ Tin Lành khác là Bình Phước, TP Hồ Chí Minh. Số tín đồ
đang có chiều hướng tăng nhanh, đặc biệt trong cộng đồng các dân tộc ở miền
núi trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên.
3.3.3.4. Đạo Hồi

19


* Đặc điểm.
Hồi giáo du nhập vào Việt Nam khá sớm khoảng thế kỉ XII – XIII do

thương nhân người Malaixia thông qua con đường buôn bán và được cộng
đồng người Chăm ở Ninh Thuận, Bình thuận đón nhận. Lịch sử hình thành
đạo Hồi ở nước ta không gắn với chiến tranh mà bằng con đường hoà bình,
giao lưu kinh tế - văn hoá. Từ vùng Ninh thuận, Bình Thuận, một bộ phận
nguời Chăm xuống vùng Châu Đốc – An Giang hình thành nên vùng Hồi giáo
lớn thứ hai của Việt Nam. Đạo Hồi ở nước ta thực chất là tôn giáo của người
Chăm, hiện nay có 63 nghìn tín đồ. Ba tỉnh có nhiều tín đồ Hồi giáo là Ninh
Thuận (gần 22 nghìn), Bình Thuận (hơn 15 nghìn) và An Giang (hơn 12
nghìn). Tín đồ Hồi giáo ở nước ta không có tục hành hương tập thể đến thánh
địa Mecca hằng năm vào ngày lễ ăn chay và chỉ đọc kinh một tuần một ngày
mà không đọc kinh 5 lần một ngày như ở các nước Hồi giáo khác.
* Một số vấn đề đặt ra hiện nay.
Ta thấy, đạo Hồi là một tôn giáo mang nhiều đặc điểm đáng chú ý trong
lịch sử cũng như hiện nay. Đạo Hồi vào Việt Nam và hầu như chỉ ảnh hưởng
ở trong cộng đồng dân tộc Chăm, một dân tộc có bản sắc văn hoá độc đáo. Vì
thế, việc nghiên cứu về đạo Hồi ở Việt Nam trở nên hấp dẫn, nhưng cũng đòi
hỏi một sự bền bỉ, với một phưong pháp tiếp cận hợp lí.
Với tính cách là một tôn giáo lớn trên thế giới, ngày nay, đạo Hồi đang
có nhiều diễn biến phức tạp, vì thế cần đề phòng những ảnh hưởng xấu của nó
20


đến đạo Hồi ở nước ta. Ngoài ra, từ phương diện quản lí nhà nước đối với tôn
giáo cần có sự quan tâm đến các vấn đề Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay.
3.3.3.5.Đạo Cao Đài
* Đặc điểm.
Đây là một đạo mới được thành
lập chính thức từ năm 1926 ở miền
Nam Việt Nam. Ông phủ Lê Văn
Chiêu, công chức ở Phú Quốc là

người sáng lập ra đạo này. Đạo Cao
Đài còn mệnh danh là Đại Tam Kì
Phổ, tôn thờ ba đấng tối cao là Đức
Phật, Đức Giêsu và cuối cùng là Đức
Toà thánh Cao Đài ở Tây Ninh
Cao Đài.
Toà thánh Cao Đài ở Tây Trong
Ninh
thánh thất, hình tượng Con Mắt Tối Cao là hình thiêng của đạo
Cao Đài. Cả nước có 856 nghìn tín đồ Cao Đài, thì riêng tỉnh Tây Ninh có
394 nghìn người, chiếm 40,8% dân số toàn tỉnh. Những tỉnh có nhiều tín đồ
Cao Đài khác là An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, TP
Hồ Chí Minh. Toà thánh Cao Đài ở gần thị xã tây Ninh là một công trình
kiến trúc tôn giáo nổi tiếng.
* Vấn đề đặt ra hiện nay.
Ngày nay, yêu cầu của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước và của việc tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc đã và đang đặt ra
một số vấn đề cần phải quan tâm từ phương diện quản lí nhà nước đối với đạo
Cao Đài. Đó là các vấn đề: nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào có đạo; vấn đề hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật; vấn đề đấu tranh
chống sự lợi dụng tôn giáo của kẻ thù…đã và đang được đặt ra cho công tác
quản lí nhà nước đối với tôn giáo này.
3.3.3.6. Đạo Hoà Hảo
* Đặc điểm.

21


Đạo Hoà Hảo là một tôn giáo lớn ở
đồng bằng sông Cửu Long, ra đời năm

1939, tại làng Hoà Hảo, Chợ Mới, Long
Xuyên do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập ra.
Tên của đạo là tên quê của giáo chủ và
cũng nói lên tôn chỉ, mụch đích của đạo là
hướng tới sự hoà thuận. Cả nước có gần
1,2 triệu tín đồ, chủ yếu ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long. Riêng tỉnh An
Giang có 792 nghìn tín đồ, chiếm gần 39%
dân số của tỉnh. Các tỉnh tập trung đông
tín đồ nữa là Cần Thơ (187 nghìn người),
Đồng Tháp (hơn 160 nghìn người) và
Vĩnh Long (26 nghìn người).
* Vấn đề đặt ra hiện nay.
Gần đây, nhờ chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, về mặt
tổ chức, đạo Hoà Hảo đã tổ chức đại hội (5/1999) bầu ra một ban đại diện.
Với sự kiện đó, mặc dù còn có một số ít người của đạo Hoà Hảo ở trong và
ngoài nước hoài nghi, thậm chí chống đối lại, còn hầu hết quần chúng tín đồ
của đạo yên tâm hơn trong sinh hoạt tôn giáo và tin tưởng hơn vào sự lãnh
đạo, quản lý cuả Đảng, Nhà nước ta. Với tinh thần “hướng về tương lai, khép
lại quá khứ” để xoá bỏ tị hiềm, cùng nhau đoàn kết xây dựng cuộc sống mới,
tín đồ đạo Hoà Hảo đã cùng với đồng bào không có tôn giáo và cùng với tín
đồ các tôn giáo khác tham gia tích cực vào các phong trào kinh tế, xã hội, xây
dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
3..4. Nội dung cơ bản của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Thứ nhất, chính sách tôn giáo ngày nay của Đảng và Nhà nước vừa thể
hiện sự nhất quán có tính nguyên tắc, vừa phản ánh sự đổi mới của Đảng và
Nhà nước về quan điểm đối với tôn giáo và công tác tôn giáo.
22



- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng; cấm mọi xâm phạm tự do tín
ngưỡng và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạng, làm tổn hại
lợi ích tổ quốc, nhân dân.
- Đoàn kết người có đạo với người không có đạo, đoàn kết các tôn giáo
chống mọi âm mưu và hành vi chia rẽ lương giáo và các tôn giáo với nhau.
Thứ hai, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta ngày nay tạo điều
kiện cho đồng bào có đạo thong dong phần đạo, chu tất phần đời, vừa tự do
chăm lo phần hồn theo lễ nghi tôn giáo, vừa góp phần tích cực vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, một mặt, chống
xâm phạm tự do tín ngưỡng, mặt khác, đề cao cảnh giác của toàn dân, chủ
động ngăn ngừa và kiên quyết xử lý mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để làm
hại đến lợi ích của Tổ quốc, nhân dân, làm trái chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Thứ tư, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước xác định làm tốt công tác
tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

KẾT LUẬN
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức, thuộc đời sống
tinh thần, tâm linh của con người. Tôn giáo xuất hiện cùng với sự hình thành
23


và phát triển của ý thức, tinh thần và sẽ tồn tại lâu dài với con người khi
người ta còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ảo
tưởng, những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia…
Ngày nay, trên thế giới, có rất nhiều tôn giáo đang cùng tồn tại. Có
những quốc gia, khu vực đa tôn giáo nhưng cũng có những quốc gia, khu vực
chỉ có một tôn giáo duy nhất. Và đó là vấn đề lớn và phức tạp. Ngoài những

mặt tích cực, khi ra đời cho đến nay ở một số quốc gia đặc biệt là những nước
đa tôn giáo, tôn giáo đã và đang gây ra những vấn đề phức tạp, đòi hỏi các
quốc gia phải có những chính sách và biện pháp mềm dẻo để giải quyết tốt
vấn đề tôn giáo.
Ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo cũng hết sức phức tạp, phong phú. Hiện
nay, trước tình hình khó khăn về kinh tế - xã hội của đất nước, sự tác động
nhiều mặt của tình hình thế giới, sự tiến công của “chiến lược diễn biến hoà
bình” của đế quốc Mỹ và của các lực lượng phản động thế giới càng làm cho
các hoạt động tôn giáo trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Đứng trước tình hình
đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách nhất quán nhằm tạo ra sự
hoà hợp giữa các tôn giáo tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức, thuộc đời sống
tinh thần, tâm linh của con người. Tôn giáo xuất hiện cùng với sự hình thành

24


và phát triển của ý thức, tinh thần và sẽ tồn tại lâu dài với con người khi
người ta còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ảo
tưởng, những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia…
Ngày nay, trên thế giới, có rất nhiều tôn giáo đang cùng tồn tại. Có
những quốc gia, khu vực đa tôn giáo nhưng cũng có những quốc gia, khu vực
chỉ có một tôn giáo duy nhất. Và đó là vấn đề lớn và phức tạp. Ngoài những
mặt tích cực, khi ra đời cho đến nay ở một số quốc gia đặc biệt là những nước
đa tôn giáo, tôn giáo đã và đang gây ra những vấn đề phức tạp, đòi hỏi các
quốc gia phải có những chính sách và biện pháp mềm dẻo để giải quyết tốt
vấn đề tôn giáo.
Ở Việt Nam, vấn đề tôn giáo cũng hết sức phức tạp, phong phú. Hiện

nay, trước tình hình khó khăn về kinh tế - xã hội của đất nước, sự tác động
nhiều mặt của tình hình thế giới, sự tiến công của “chiến lược diễn biến hoà
bình” của đế quốc Mỹ và của các lực lượng phản động thế giới càng làm cho
các hoạt động tôn giáo trở nên đa dạng, phức tạp hơn. Đứng trước tình hình
đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những chính sách nhất quán nhằm tạo ra sự
hoà hợp giữa các tôn giáo tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hoá - đạo đức, thuộc đời sống
tinh thần, tâm linh của con người. Tôn giáo xuất hiện cùng với sự hình thành
và phát triển của ý thức, tinh thần và sẽ tồn tại lâu dài với con người khi
người ta còn có nhu cầu tâm lý được an ủi trong hư ảo, còn có những ảo
tưởng, những ước mơ về một cuộc sống thần tiên ở thế giới bên kia…
Ngày nay, trên thế giới, có rất nhiều tôn giáo đang cùng tồn tại. Có
những quốc gia, khu vực đa tôn giáo nhưng cũng có những quốc gia, khu vực
chỉ có một tôn giáo duy nhất. Và đó là vấn đề lớn và phức tạp. Ngoài những
mặt tích cực, khi ra đời cho đến nay ở một số quốc gia đặc biệt là những nước
đa tôn giáo, tôn giáo đã và đang gây ra những vấn đề phức tạp, đòi hỏi các
25


×