Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

vai trò và công tác vận động thanh niên tín đồ công giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.58 KB, 73 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân;
chính sách đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa người có tôn giáo và người không
có tôn giáo, giữa những người của các tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn
kết toàn dân tộc. Đảng ta khẳng định: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo
là công tác vận động quần chúng”, trong đó có thanh niên tín đồ Công giáo.
Vấn đề thanh niên và công tác thanh niên được đặt vào vị trí trung tâm
trong chiến lược con người của Đảng. Nghị quyết 04 - NQ/TW ngày
14/01/1993 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) xác định:
“Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ
21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt
Nam có vững bước theo con đường Xã hội Chủ nghĩa hay không phần lớn
thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh
niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của Cách mạng” [27, tr.85-86].
Do đó, để làm tốt công tác giáo dục, định hướng cho thanh niên nói
chung, thanh niên tín đồ Công giáo nói riêng, trước hết mỗi cán bộ làm công
tác quần chúng phải biết tiếp cận thanh niên trên cơ sở khách quan và khoa
học, để từ đó đánh giá đúng bản chất tốt đẹp của thanh niên, thấy rõ vai trò
của họ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giúp họ trở thành những
con người mới, phát triển toàn diện, góp phần đắc lực trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong những năm gần đây, hội đoàn Công giáo ở Đồng Nai, nhất là các
hội đoàn giới trẻ được Toà Giám mục Xuân Lộc rất quan tâm. Do đó, nội
dung, hình thức hoạt động được cải tiến phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh




2
cụ thể ở từng địa bàn. Hoạt động của hội đoàn Công giáo được tổ chức linh
hoạt, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ từ Toà Giám mục Xuân Lộc đến các giáo hạt,
giáo xứ, giáo họ. Hoạt động của các hội đoàn không chỉ là phương pháp tập
hợp, quản lý tín đồ, mà còn là phương thức truyền bá giáo lý, củng cố đức tin
của tín đồ.
Trong khi đó, cho đến nay, các tổ chức cơ sở Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh ở những vùng có đông tín đồ Công giáo của tỉnh Đồng Nai
vẫn chưa nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc về chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo. Một bộ phận thanh niên tín đồ Công giáo
còn mơ hồ về lý tưởng cách mạng, thờ ơ với hoạt động của Đoàn Thanh niên.
Một trong những vấn đề đặt ra hiện nay đối với các cấp, các ngành ở
Đồng Nai, nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, là tìm ra
những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác vận động thanh
niên tín đồ Công giáo của các tổ chức cơ sở Đoàn. Đây là một nhiệm vụ cấp
bách đối với chính quyền địa phương cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Vai trò của Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh đối với công tác vận động thanh niên tín đồ Công
giáo tỉnh Đồng Nai hiện nay để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Chính trị
chuyên ngành Công tác tôn giáo.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những năm gần đây, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu trực
tiếp hay gián tiếp đề cập đến công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo
nói chung, tín đồ Công giáo nói riêng dưới nhiều góc độ khác nhau.
Một số công trình đề cập đến các hội đoàn Công giáo và hội đoàn Công
giáo ở Việt Nam, trong đó có hội đoàn giới trẻ Công giáo, tiêu biểu như: Về
các hội đoàn Công giáo ở tỉnh Thái Bình của Phạm Công Thoan, Luận văn
Thạc sĩ Khoa học Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm

2001. Hội đoàn Công giáo: Lịch sử và hiện tại của Nguyễn Hồng Dương, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4/2003; Hội đoàn Công giáo: Mấy vấn đề lý


3
luận và thực tiễn ở Việt Nam của Nguyễn Phú Lợi, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 7/2007,v.v...
Một số đề tài đề cập đến công tác vận động thanh niên tín đồ tôn giáo,
trong đó có thanh niên tín đồ Công giáo trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như:
Thực trạng về công tác xây dựng Đoàn và đoàn kết tập hợp thanh niên vùng
tôn giáo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện
năm 1996; Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng có đông tín đồ tôn
giáo của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Thanh niên, năm 1998; Công tác đoàn kết tập hợp thanh niên tín đồ tôn giáo
trong thời kỳ mới của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện năm 1999; Công tác
đoàn kết tập hợp thanh niên vùng tôn giáo, dân tộc của Ban Mặt trận Trung
ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên,
năm 2003, v.v...
Một số nghiên cứu đề cập đến tín đồ Công giáo và thanh niên tín đồ
Công giáo trong phạm vi các địa phương cụ thể như: Đổi mới nội dung,
phương thức công tác vận động quần chúng tôn giáo, xây dựng cơ sở chính
trị Công giáo Hà Nội góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới thủ đô
Hà Nội do Ban Dân vận Thành uỷ Thành phố Hà Nội thực hiện năm 1998;
Nâng cao hiệu quả công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở
KonTum hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo của Trần Thị Tuyết
Hà, năm 2001; Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo ở tỉnh Bắc
Ninh hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo của Nguyễn Đức Thịnh,
năm 2001; Công tác vận động tín đồ các tôn giáo tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn
Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo của Mai Văn Dung, năm 2001; Công tác vận

động thanh niên vùng Công giáo tập trung của tổ chức cơ sở Đoàn ở Thanh
Hoá hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo
của Bùi Hải Vinh, năm 2000; Công tác vận động quần chúng tín đồ đạo Công
giáo ở Nam Định từ 1990 đến nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo của
Hồ Xuân Định, năm 2004; Đảng bộ Đồng Nai lãnh đạo công tác Đoàn và


4
phong trào Thanh niên thời kỳ 1986 - 2002, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử của
Đặng Mạnh Trung, năm 2004; Vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động
đạo Công giáo ở Đồng Nai hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Tôn giáo
của Võ Thị Mộng Thu, năm 2001,v.v...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nói trên chủ yếu đề cập đến
những khía cạnh sau đây:
- Nêu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, lịch sử và hiện tại của hội
đoàn Công giáo và hội đoàn Công giáo ở Việt Nam, trong đó có hội đoàn giới
trẻ Công giáo.
- Phân tích quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác
vận động tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có tín đồ Công giáo.
- Trình bày công tác vận động tín đồ Công giáo ở Việt Nam hiện nay,
trong đó có thanh niên tín đồ Công giáo ở một vài địa bàn cụ thể.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
của công tác vận động tín đồ các tôn giáo nói chung, tín đồ Công giáo nói
riêng, trong đó có thanh niên tín đồ Công giáo.
Tuy nhiên, cho đến nay có thể khẳng định, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về công tác vận động thanh
niên tín đồ Công giáo ở tỉnh Đồng Nai, một trong những địa bàn tiêu biểu và
trọng điểm của Công giáo ở Việt Nam. Do vậy, luận văn này trên cơ sở kế
thừa các công trình đi trước, bổ sung thêm một số vấn đề căn bản nhằm
hướng tới một công trình nghiên cứu toàn diện và hệ thống hơn về công tác

vận động thanh niên tín đồ Công giáo của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích: Trên cơ sở phân tích đặc điểm, thực trạng và những vấn
đề đang đặt ra của công tác vận động thanh niên tín đồ Công giáo ở Đồng Nai
hiện nay, luận văn đề ra một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả công tác vận động thanh niên tín đồ Công giáo ở Đồng Nai trong thời
gian tới.


5
3.2 Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung vào
một số nhiệm vụ sau đây:
- Góp phần làm sáng tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quần
chúng tín đồ và công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo cũng như
những nội dung, phương pháp vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo.
- Đánh giá thực trạng thanh niên tín đồ Công giáo và nội dung công tác
vận động thanh niên tín đồ Công giáo của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai hiện nay.
- Bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản và kiến nghị góp phần nâng
cao hiệu quả công tác vận động thanh niên tín đồ Công giáo ở Đồng Nai trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Công tác vận động quần chúng thanh niên tín đồ Công giáo của tổ chức
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên trên phương pháp luận của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về tôn giáo và công tác vận động tín đồ tôn giáo.
5.2 Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu liên ngành và chuyên ngành như: Sử học, triết học, xã hội học, dân tộc
học, các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp
chuyên gia...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần đánh giá thực trạng của thanh niên tín đồ Công giáo
và công tác vận động thanh niên tín đồ Công giáo của tổ chức Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Đồng Nai giai đoạn hiện nay.
Luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
trong công tác vận động thanh niên tín đồ Công giáo ở Đồng Nai thời gian tới.


6
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về
công tác tôn giáo nói chung, công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo
nói riêng, trong đó có thanh niên tín đồ Công giáo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.


7

NỘI DUNG
Chương một
QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
VỀ CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO
1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quần chúng
tín đồ các tôn giáo và công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, quần chúng tín đồ các tôn
giáo là một bộ phận nằm trong toàn bộ khối quần chúng nhân dân. Đối với họ,
tình cảm, niềm tin tôn giáo là nhu cầu thiết thực như những nhu cầu về đời
sống tinh thần khác: hưởng thụ âm nhạc, vui chơi giải trí… Đó là điều lý giải
tại sao tuyệt đại bộ phận tín đồ các tôn giáo tự nguyện tham gia sinh hoạt tôn
giáo, chịu sự chi phối của thần quyền giáo lý. Suy cho cùng thì đức tin tôn
giáo là lý tưởng sống của các tín đồ nhằm hướng tới cái thiện, với mong
muốn được giải thoát, được lên cõi vĩnh hằng trên Thiên Đường, ở thế giới
bên kia sau cái chết.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin thường xuyên nhắc nhở những
người cộng sản phải hết sức lưu tâm đến tính đặc thù của bộ phận quần chúng
tín đồ các tôn giáo trong cuộc vận động thực hiện cách mạng vô sản, cũng
như trong cuộc đấu tranh nhằm giải phóng quần chúng khỏi các thiên kiến tôn
giáo. Mặt khác, để vận động quần chúng tín đồ tôn giáo có hiệu quả, theo các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, cần phải thu hút họ vào các tổ chức chính
trị của cách mạng.
Như vậy, có thể khẳng định, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về
quần chúng tín đồ và công tác vận động họ là những chỉ dẫn không thể thiếu
để những người cộng sản Việt Nam tổ chức thành công công tác vận động
quần chúng tín đồ tôn giáo trong mọi thời kỳ của cách mạng.
Kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quần chúng tôn giáo,
công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo nói chung, quần chúng tín đồ
Công giáo nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng trên tinh thần


8
lịch sử cụ thể và sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tôn giáo, xã hội và con người
Việt Nam. Quan điểm về công tác vận động đồng bào tôn giáo là một nội dung
cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo. Đoàn kết đồng
bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp

của dân tộc hướng vào mục tiêu cách mạng dân tộc, dân chủ và xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là tư tưởng chiến lược nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngay từ thập niên 20 của thế kỷ XX, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Cách mệnh là phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai
cấp áp bức mình”, làm cách mệnh giải phóng là “việc chung của dân chúng,
chứ không phải việc một hai người”. Do vậy, vận động đồng bào tôn giáo
cùng toàn dân tham gia kháng chiến, kiến quốc và xây dựng đất nước là một
trong những nội dung trọng tâm của công tác dân vận của Đảng. Đồng thời,
theo Hồ Chí Minh, một trong những vấn đề cốt lõi để làm tốt công tác vận
động đồng bào có đạo là phải thực sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo của tín đồ. Bởi vì, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng,
tôn giáo là nhu cầu tinh thần không thể thiếu đối với nhân dân, không ai được
xâm phạm hay làm tổn hại đến điều đó.
Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo, Đảng và Nhà
nước ta khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát nội dung cốt lõi, cơ bản và có
tầm quan trọng đặc biệt của công tác tôn giáo chính là công tác vận động quần
chúng; xây dựng hệ thống chính trị và lực lượng chính trị cơ sở; xây dựng
chính sách và môi trường văn hoá đối với tôn giáo; xây dựng lực lượng cốt
cán cách mạng trong đồng bào tôn giáo. Đó là một vấn đề đúng đắn và có tầm
nhìn chiến lược cơ bản, lâu dài của Đảng ta.
Trong giai đoạn hiện nay, sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của
Nhà nước là nhằm thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lương
cũng như giáo, có đạo hay không có đạo, theo tôn giáo này hay theo tôn giáo
khác. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là phải thật sự đảm bảo nghĩa vụ
và quyền lợi công dân, chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thân cho đồng


9
bào, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng; giúp đỡ đồng bào nâng cao trình độ

về mọi mặt, tạo điều kiện cho đồng bào các tôn giáo tích cực tham gia đóng
góp vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chính sách tôn giáo là một bộ phận
quan trọng của chính sách xã hội. Cùng với công tác vận động quần chúng tôn
giáo, phải tăng cường quản lý nhà nước đối với các tôn giáo nhằm bảo đảm
cho các tôn giáo được sinh hoạt bình thường và chống âm mưu của các thế
lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam.
Thực tiễn của công cuộc đổi mới đất nước những năm gần đây ngày
càng chứng minh vai trò quan trọng của quần chúng nhân dân, trong đó có
quần chúng tín đồ các tôn giáo. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng lần thứ VIII (số 8B-NQ/HNTW khoá VI) ngày 27/3/1990 về đổi
mới công tác quần chúng, tăng cường mối quan hệ giữa đảng và nhân dân, đã
khẳng định: “Quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân đã trở thành nguồn
sức mạnh và truyền thống vô cùng quý báu của cách mạng Việt Nam”
[5,tr.12]. Nghị quyết còn nêu rõ, đường lối đổi mới do Nghị quyết Đại hội lần
thứ VI của Đảng đề ra được nhân dân đồng tình ủng hộ, đã đem lại những kết
quả ban đầu quan trọng về nhiều mặt... Tuy nhiên, Đảng cũng thẳng thắn thừa
nhận, công tác quần chúng của Đảng vẫn chưa được đổi mới một cách căn
bản. Do vậy, để đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan
hệ giữa Đảng với nhân dân, cần tiếp tục quán triệt thực hiện những quan điểm
chỉ đạo của Đảng về đổi mới công tác quần chúng, cụ thể:
Một, cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân. Quan điểm này
đòi hỏi phải tiếp tục phát huy tiềm năng to lớn của các giai cấp, các tầng lớp
nhân dân, tạo nên sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc, tạo động lực chủ yếu
thúc đẩy sự thành công của công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Thực hiện và đảm bảo việc phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, trong đó Đảng và Nhà nước là nhân tố cốt lõi. Mặt khác, trong thực
tiễn cách mạng, quần chúng nhân dân chủ động xây dựng khối đại đoàn kết
vững chắc, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tích cực thực hiện đường



10
lối của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và chính sách của Nhà nước
góp phần tích cực tham gia xây dựng Đảng và Nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Hai, động lực thúc đẩy phong trào quần chúng là đáp ứng lợi ích thiết
thực của nhân dân, kết hợp hài hòa các lợi ích, thống nhất quyền lợi và nghĩa
vụ công dân. Trong xã hội do nhân dân làm chủ, lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể và lợi ích xã hội gắn chặt với nhau, trong đó lợi ích cá nhân là động lực
trực tiếp. Công tác vận động và tổ chức nhân dân chỉ có thể thành công nếu
trước hết bảo vệ và đáp ứng được trên thực tế lợi ích thiết thân của người dân,
từ đó kết hợp hài hoà các lợi ích, gắn chặt quyền lợi và nghĩa vụ của công
dân. Bên cạnh đó, cũng cần phải uốn nắn những lệch lạc của quần chúng chỉ
thấy quyền lợi mà quên nghĩa vụ, chỉ thấy lợi ích cá nhân và gia đình mà coi
nhẹ lợi ích của cộng đồng xã hội; đồng thời, cần coi trọng việc tạo điều kiện
vật chất và tinh thần để nhân dân tự tổ chức chăm lo những lợi ích chính đáng
của mình.
Ba, đa dạng các hình thức tập hợp nhân dân. Quan điểm này thể hiện
trên 2 mặt: đa dạng về tính chất tổ chức và hệ thống tổ chức. Nghị quyết nhấn
mạnh: “Cùng với các đoàn thể chính trị - xã hội, trong giai đoạn mới cần
thành lập những tổ chức quần chúng đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề
nghiệp và đời sống của nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà,
tương thân, tương ái. Các tổ chức quần chúng được thành lập trên nguyên tắc
tự nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính... các đoàn thể chính trị - xã
hội cần chủ động xây dựng và tham gia vào các tổ chức nói trên qua đó vận
động quần chúng thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước” [5, tr.14].
Bốn, công tác quần chúng là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính
trị do Đảng lãnh đạo. Nghị quyết khẳng định: Công tác quần chúng không chỉ
là trách nhiệm của các đoàn thể, mà còn là trách nhiệm của các tổ chức khác
trong hệ thống chính trị, có sự phối hợp với nhau dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Mọi cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, đoàn viên, hội viên các đoàn thể
đều phải làm công tác quần chúng theo chức trách của mình. Đồng thời, Nghị


11
quyết nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh quyết liệt của các lực lượng cách
mạng chống lại các thế lực thù địch trên các lĩnh vực để vận động và tổ chức
nhân dân tự giác đi theo con đường cách mạng, đập tan những âm mưu và thủ
đoạn chia rẽ Đảng và Nhà nước với nhân dân.
Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị (khoá VI) ra Nghị quyết 24/NQ-TW về
tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới (thường gọi tắt là Nghị
quyết 24). Trong Nghị quyết này, Đảng khẳng định: “Nội dung cốt lõi của
công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng... Cuộc đấu tranh chống
các thế lực phản động lợi dụng tôn giáo chỉ thành công thông qua công tác
vận động quần chúng, làm cho tín đồ và các chức sắc nhận rõ âm mưu, thủ đoạn
đen tối của bọn phản động, tự giác đấu tranh chống lại chúng, bảo vệ quyền tự do
tín ngưỡng chính đáng của mình, bảo vệ an ninh Tổ quốc” [3,tr.2].
Trên cơ sở tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 24 trên thực
tiễn, bổ sung và phát triển thêm một số mặt, ngày 02 tháng 7 năm 1998 Bộ
Chính trị ra Chỉ thị 37/CT-TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình
hình mới (thường gọi tắt là Chỉ thị 37). Có thể thấy, Nghị quyết 24 và Chỉ thị
37 của Đảng ta đã có sự đổi mới về quan điểm, chủ trương đối với tôn giáo và
công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo phù hợp với từng giai đoạn lịch
sử và quy luật tất yếu của sự phát triển xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ Bảy, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
về công tác tôn giáo (thường gọi là Nghị quyết 25), ngày 23/3/2003 nêu rõ:
“Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng...
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao
tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc...”
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

về vai trò của quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, xuất phát từ tính quần
chúng của tôn giáo, Đảng ta hướng công tác tôn giáo vào công tác vận động
quần chúng. Theo đó, suy cho cùng, công tác quản lý nhà nước đối với các
tôn giáo và đấu tranh chống việc lợi dụng tôn giáo để chống đối chế độ chỉ
thành công nếu làm tốt công tác vận động quần chúng. Đảng ta đã xác định,


12
đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân, vì vậy
phải coi trọng công tác vận động quần chúng nói chung và vận động đồng bào
các tôn giáo nói riêng. Hơn nữa, Đảng còn cho rằng, công tác tôn giáo có
nhiều nội dung và được thực thi trên nhiều phương diện, song vấn đề cốt lõi
nhất là công tác vận động quần chúng, dùng quần chúng các tôn giáo để giải
quyết vấn đề tôn giáo [37, tr.172].
Như vậy, quan điểm đổi mới công tác vận động quần chúng và quần
chúng tín đồ tôn giáo trong thời kỳ mới được Đảng ta đề cập tại Đại hội Đảng
lần thứ VI, sau đó Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VIII đã
đề ra. Sau đó, vấn đề này được các kỳ Đại hội của Đảng tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện cho phù hợp với tình hình từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
1.2. Nội dung và phương pháp vận động quần chúng tín đồ Công giáo
Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, để phù hợp với yêu cầu và tình
hình nhiệm vụ cách mạng đề ra, nội dung và phương pháp vận động quần
chúng tín đồ Công giáo ở nước ta có khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối
cùng của công tác này là làm cho đồng bào thực sự được “ấm no phần xác,
thong dong phần hồn”, cùng đồng bào cả nước vững bước trên con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2.1. Nội dung vận động quần chúng tín đồ Công giáo
Những năm gần đây, trong giai đoạn cách mạng mới, công tác vận động
quần chúng tín đồ Công giáo tập trung chủ yếu vào những nội dung cơ bản
sau đây:

Một là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, làm cho đồng bào hiểu rõ quyền lợi và
nghĩa vụ công dân của mình. Công tác vận động cần tập trung tuyên truyền
sâu rộng chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng tôn giáo và không tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, để cho
quần chúng tín đồ yên tâm hành đạo. Đồng thời, giải thích cho quần chúng tín
đồ hiểu rõ Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền bình đẳng giữa các
công dân, không phân biệt theo hoặc không theo một tôn giáo nào, không


13
phân biệt công dân theo các tôn giáo khác nhau. Nội dung vận động trước hết
cần tăng cường, phát huy việc đa dạng hoá các phương thức vận động quần
chúng tín đồ.
Vận động quần chúng tín đồ Công giáo có thể thông qua tổ chức Giáo
hội, các hình thức lồng ghép các nội dung tuyên truyền, hoặc thông qua các
buổi tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các chức sắc. Vận động quần chúng tín đồ
thông qua chức sắc và người có uy tín, có ảnh hưởng lớn trong quần chúng tín
đồ, những người thường xuyên sinh sống, tiếp xúc trực tiếp với quần chúng
nên việc vận động thường có hiệu quả cao, tất nhiên phạm vi vận động của họ
không rộng rãi và mang tính phổ biến. Vận động thông qua các phong trào
phát triển kinh tế trong vùng đồng bào có đạo như: giúp đỡ nhau phát triển
kinh tế, xoá đói giảm nghèo; sản xuất giỏi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi... Vận động thông qua các phong trào mang tính chính trị xã hội trong
vùng giáo như: thanh niên học tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp; tuổi trẻ
giữ nước, xây dựng xứ đạo, họ đạo tiên tiến; gia đình Công giáo gương mẫu,
gia đình văn hoá. Vận động thông qua các phong trào thi đua yêu nước mang
tính chất cộng đồng, dân tộc thể hiện sự đoàn kết lương giáo, đoàn kết dân tộc
như: hướng về cội nguồn, từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ đồng
bào bị thiên tai lũ lụt...

Mặt khác, phải kiên trì thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Quy chế dân
chủ cơ sở là việc cụ thể hoá phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra, kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Điều đó
có sức thuyết phục, cổ vũ, phát huy nội lực và có sức mạnh răn đe, ngăn chặn
và đẩy lùi tệ tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là động
lực thúc đẩy nhân dân, giáo cũng như lương, tích cực tham gia phong trào,
các mặt công tác ở cơ sở với ý thức trách nhiệm của người làm chủ, củng cố
và tăng cường sự đoàn kết nhất trí giữa Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc,
các đoàn thể và nhân dân.
Đảng và chính quyền các cấp cần quan tâm lãnh đạo và tổ chức thực
hiện, làm cho quy chế dân chủ cơ sở đi vào cuộc sống và thành nền nếp; kiên


14
quyết đấu tranh chống tư tưởng chuyên quyền, quan liêu, tham nhũng, vốn là
những lực cản của việc thực hiện quy chế dân chủ.
Trong công tác tuyên truyền, giác ngộ đồng bào các tôn giáo nói chung,
đồng bào Công giáo nói riêng, đòi hỏi người cán bộ phải có bản lĩnh chính trị
vững vàng, có hiểu biết sâu rộng và phong cách làm việc khoa học. Trước hết,
người cán bộ làm công tác dân vận vùng đồng bào có đạo, theo Hồ Chí Minh,
cần hiểu và nắm vững nội dung giáo lý, giáo luật của các tôn giáo; mục đích
và đường hướng hoạt động của các tôn giáo. Mặt khác, người cán bộ phải hiểu
rõ quan điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước, phải gần gũi, học hỏi quần
chúng để khi tiếp xúc được quần chúng tin yêu, qua đó họ tin vào đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua những lời chỉ dẫn của cán bộ.
Hai là, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng tín đồ
Công giáo. Nội dung cốt lõi của công tác đối với đồng bào có đạo là phải
chăm lo giải quyết những lợi ích thiết thân, trong đó có quyền tự do tín
ngưỡng, giúp đồng bào nâng cao trình độ mọi mặt và đóng góp tích cực vào
sự nghiệp cách mạng của dân tộc [3, tr.2].

Để củng cố lòng tin của quần chúng tín đồ Công giáo với chế độ, với
Đảng và chính quyền thì công tác vận động phải thông qua việc chính quyền
cơ sở thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, đem lại những lợi ích thiết
thực và nhu cầu thiết yếu cho họ. Thu hút quần chúng tín đồ tham gia vào các
phong trào thi đua phát triển kinh tế hộ gia đình, làm giàu chính đáng góp
phần phát triển xã hội.
Cùng với việc chăm lo đời sống vật chất cho quần chúng tín đồ Công
giáo thì đời sống về tinh thần của họ cũng phải được chú trọng quan tâm.
Đảm bảo cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường trong khuôn khổ pháp
luật, đồng thời tạo ra các hình thức sinh hoạt văn hoá lành mạnh phù hợp với
điều kiện và lối sống của họ.
Những nội dung căn bản của công tác vận động quần chúng tín đồ
Công giáo phải đáp ứng lợi ích thiết thân của họ, kết hợp hài hoà các lợi ích,
trong đó, lợi ích quốc gia là trên hết; thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ công


15
dân, theo tinh thần “tốt đời, đẹp đạo” và phát huy những giá trị văn hoá, đạo
đức tốt đẹp của tôn giáo.
Cần có chính sách phát triển kinh tế-xã hội lâu dài ở vùng Công giáo tập
trung. Trước mắt, cần giải quyết những nhu cầu, lợi ích thiết thân của quần
chúng tín đồ ở từng khu vực, từng cơ sở. Coi trọng việc củng cố mối quan hệ
xã hội trong cộng đồng các tôn giáo và giữa các tôn giáo với toàn thể xã hội.
Thường xuyên tiến hành công tác giáo dục chính trị tư tưởng, truyền bá tri
thức khoa học, kinh tế cho tín đồ các tôn giáo nói chung và quần chúng tín đồ
Công giáo nói riêng.
Vấn đề quyết định là việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương các
vùng Công giáo tập trung sao cho hiệu quả, đảm bảo không để thất thoát vốn
đầu tư. Do đó, cần thực hiện đúng phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra. Đồng thời không được coi nhẹ công tác giáo dục chính trị, tư

tưởng; công tác phổ biến, quảng bá các kiến thức khoa học, kinh tế cho quần
chúng tín đồ. Đảm bảo cho tín đồ được sinh hoạt tôn giáo bình thường, tham
gia sinh hoạt và hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần lành mạnh, nâng cao
dân trí. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác vận động
quần chúng theo đạo là “Ta quan tâm tới đời sống quần chúng thì quần chúng
theo ta. Ta được lòng dân thì ta không sợ gì cả. Nếu không được lòng dân thì
ta không thể làm tốt công tác” [41, tr.118-119].
Ba là, tập hợp quần chúng tín đồ vào các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở là người Công giáo. Một
trong những nội dung quan trọng của công tác vận động là tập hợp quần
chúng tín đồ Công giáo tham gia sinh hoạt trong các đoàn thể chính trị - xã
hội, làm cho họ thấy được lợi ích thiết thực. Khi đã tập hợp được vào các tổ chức
chính trị - xã hội cần chú ý phát hiện, bồi dưỡng và lựa chọn những quần chúng
ưu tú để đào tạo họ trở thành cán bộ cốt cán cho các đoàn thể tại địa phương.
Cần tạo điều kiện thuận lợi cho quần chúng tín đồ Công giáo được sinh
hoạt một cách bổ ích, hoà nhập xã hội bằng các tổ chức đoàn thể quần chúng,
qua đó nâng cao trình độ mọi mặt cho tín đồ. Trong đó, quan tâm chọn lựa,


16
bồi dưỡng những nhân tố cốt cán ở cơ sở vùng giáo. Vấn đề chăm lo tập hợp
giáo dục lớp trẻ là tín đồ tôn giáo phải được xem là nội dung hoạt động
thường xuyên của các cấp uỷ Đảng. Đây chính là lực lượng, cùng với các tầng
lớp thanh niên khác sẽ là nhân tố nòng cốt, liên quan đến sự phát triển của đất
nước hiện nay và mai sau.
Bên cạnh đó, cần đấu tranh thẳng thắn và uốn nắn đối với các hội đoàn
Công giáo có xu hướng hoạt động lệch lạc, lôi kéo tín đồ tôn giáo các lứa tuổi
khác nhau xa rời mục tiêu của cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, cần phát triển
nhiều hình thức tập hợp đa dạng, theo nghề nghiệp và nhu cầu cuộc sống;
bằng các loại hình tổ, nhóm theo ngành nghề, các loại hình câu lạc bộ, quỹ

sinh hoạt tập thể. Đặc biệt hình thức tự quản trên địa bàn thôn ấp, tổ dân phố,
các hội đồng hương, đồng ngũ, đồng niên, đồng môn, các lễ hội truyền thống
do các đoàn thể làm nòng cốt có sự phát triển lành mạnh và tiết kiệm.
Tuy nhiên, cần thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước đối với các hình thức tổ chức của nhân dân. Phân định rõ
các đoàn thể chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội để có chính sách thoả
đáng. Mặt khác, phải thực hiện tốt sự quản lý của Nhà nước đối với các hội.
Các hội mới thành lập phải thực hiện nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tự
trang trải về mặt tài chính, hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương
thân, tương ái. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách cụ thể tạo điều kiện
vật chất và pháp lý cho hoạt động của các đoàn thể nhân dân.
Bốn là, tuyên truyền, hướng dẫn quần chúng tín đồ Công giáo thực
hiện nếp sống văn hoá, nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với những
hủ tục và các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng. Trước hết,
cần hướng dẫn cho các địa phương có đông đồng bào Công giáo xây dựng các
quy ước, hương ước văn hoá mới. Việc này cần phải tiến hành như một hoạt
động tự giác của hệ thống chính trị. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền đoàn thể,
trực tiếp là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phát huy tính xung kích
trong vận động đồng bào tôn giáo xây dựng cuộc sống giàu có, văn minh,


17
hiện đại, có nếp sống văn hoá vui tươi, lành mạnh theo phương châm “tốt đời,
đẹp đạo”, “kính Chúa, yêu nước”. Tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong đồng
bào có đạo nói chung, trong thanh niên tín đồ Công giáo nhận rõ bản chất âm
mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đang từng ngày
từng giờ chống phá cách mạng Việt Nam, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa
và cuộc sống lao động hoà bình của nhân dân ta. Làm cho mọi tín đồ nhận
thức được rằng, kẻ thù của cách mạng đang lợi dụng các vấn đề “dân tộc”,
“dân chủ”, “nhân quyền”, "tự do tôn giáo" để chống phá và rõ ràng không bao

giờ có lợi cho đồng bào ta. Về mặt tổ chức, cần có các biện pháp, từ tư tưởng
đến thực tiễn, để ngăn chặn việc lợi dụng tôn giáo tuyên truyền mê tín. Vận
động quần chúng tín đồ đấu tranh, phê phán những người lợi dụng tôn giáo vi
phạm pháp luật, gây mất trật tự an ninh xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả đấu tranh
chống địch lợi dụng tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào phương pháp, nghệ thuật
đấu tranh. Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phương pháp khéo léo,
mềm dẻo để không làm phương hại đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đồng thời, có thái độ và biện pháp tích cực đấu tranh chống lại các hành
vi lợi dụng tôn giáo chống phá sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Công
tác đấu tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách
mạng, theo các cấp độ hiệu quả và sự thành công của nó cho thấy, thành công
to lớn nhất là làm cho quần chúng hiểu rõ và tự giác tham gia đấu tranh chống
địch lợi dụng tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng để
chống phá cách mạng. Chính vì thế, để bảo đảm sự tồn tại một nền chính trị
của dân, do dân, vì dân, chủ thể chính trị nhất định không thể mắc sai lầm
trong quyết sách giải quyết vấn đề tôn giáo.
Năm là, đối với hàng ngũ chức sắc, tu sỹ Công giáo cần chú ý “đặc
biệt” đến những chức sắc có uy tín, những chức sắc trẻ tuổi. Trong công tác
vận động cần quan tâm đến việc gần gũi, thăm hỏi, tranh thủ xây dựng mối
quan hệ hợp tác trên cơ sở tôn trọng, thật sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau
giữa cán bộ và các chức sắc. Qua đó, cần thường xuyên nắm bắt tâm tư,
nguyện vọng và những nhu cầu chính đáng của họ, tạo điều kiện giúp đỡ họ


18
trong cả việc đời lẫn việc đạo. Tuyên truyền và phổ biến các chủ trương,
chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung, về tôn giáo nói riêng,
để họ hiểu biết và thực hiện đúng. Đồng thời, có kế hoạch truyền đạt định kỳ
các thông tin về đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của đất nước, địa phương
cho họ biết. Qua đó, có sự phối hợp trong công tác và tạo điều kiện cho chức

sắc Công giáo tham gia các tổ chức chính trị và công tác xã hội, chăm lo đến
lợi ích cộng đồng.
Sáu là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với
công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo. Đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc cho phù hợp với từng đối tượng quần
chúng tín đồ các tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng. Mặt trận Tổ quốc là
lực lượng chủ lực của công tác dân vận, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với
nhân dân. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là liên minh chính trị của đoàn thể nhân
dân và cá nhân tiêu biểu của các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn
giáo. Vì thế, Mặt trận Tổ quốc phải đảm bảo cao nhất công tác thực hiện
chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp mọi lực lượng, trong đó có đồng
bào các Công giáo, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Hơn nữa, Mặt trận Tổ quốc phải luôn là cơ sở chính trị-xã hội
của Đảng và chính quyền các địa phương vùng Công giáo.
Các đoàn thể chính trị - xã hội là lực lượng nòng cốt trong các phong
trào quần chúng nơi có đông tín đồ Công giáo. Làm cho các đoàn viên, hội
viên của các đoàn thể này, bao gồm người có tôn giáo và không có tôn giáo,
không chỉ sinh hoạt và công tác trong tổ chức mà còn phải là người gương
mẫu và biết vận động những người xung quanh mình tham gia các hoạt động
do đoàn thể đề xướng và tổ chức.
Coi trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác
tổ chức quần chúng, xây dựng lực lượng chính trị trong vùng giáo. Các tổ
chức đó phải được đầu tư về cơ sở vật chất, được cung cấp thông tin cần thiết
và có con người cụ thể làm công tác tôn giáo.


19
Các tổ chức xã hội theo nghề nghiệp, nhu cầu sở thích, nhân đạo, hữu
nghị là những tổ chức tập hợp rộng rãi quần chúng hoạt động đáp ứng những
lợi ích thiết thân, những nhu cầu, sở thích của các tầng lớp nhân dân, đồng

thời qua đó góp phần xây dựng con người mới và tham gia quản lý Nhà nước
và xã hội.
Công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo chỉ thành công khi đội
ngũ cán bộ, đảng viên làm công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị có sự
hiểu biết về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; nắm vững chính sách, pháp luật
của Đảng và Nhà nước. Trong mọi hoạt động của mình, đội ngũ cán bộ phải
giúp đỡ người theo đạo, đưa lại lợi ích thiết thực cho quần chúng tín đồ Công
giáo đúng với chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta.
1.2.2. Phương pháp vận động quần chúng tín đồ Công giáo
Tín đồ tôn giáo nói chung, tín đồ Công giáo nói riêng là người có đức
tin sâu sắc vào giáo lý tôn giáo, biết lắng nghe, vâng phục bề trên; có người
có văn hoá, kiến thức, nhưng cũng có không ít người trình độ nhận thức có
hạn, lại sùng đạo. Đặc biệt, tín đồ thông thạo khi tham gia các hoạt động từ
thiện xã hội, coi trọng và tích cực tham gia các hoạt động tôn giáo. Do đó,
trong công tác vận động, cần phải tôn trọng đức tin tôn giáo, không nên tranh
luận và xúc phạm đến niềm tin của quần chúng tín đồ. Cần chú ý lắng nghe và
tìm hiểu các lễ nghi tôn giáo, từ đó có những ứng xử phù hợp. Công tác vận
động quần chúng tín đồ tôn giáo đòi hỏi vừa phải khoa học, vừa phải có nghệ
thuật, điều đó đòi hỏi sự cố gắng vươn lên với tinh thần cách mạng rất cao của
người làm công tác vận động quần chúng tín đồ tôn giáo trong tình hình hiện nay.
Thông thường có hai cách vận động: vận động tập trung và vận động cá
biệt. Vận động tập trung có thể thông qua tổ chức chính quyền địa phương cơ
sở, các đoàn thể chính trị xã hội mà tuyên truyền đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước, có thể làm theo từng đợt và theo từng yêu cầu đề ra.
Ngoài ra, còn cách vận động cá biệt có ý nghĩa quan trọng, mà bản thân cán
bộ làm công tác vận động quần chúng tôn giáo cần phải am hiểu cách vận
động này.


20

Cũng có thể thông qua tổ chức đoàn thể quần chúng, chú ý coi trọng và
sử dụng đội ngũ chức sắc, chức việc cùng tham gia vận động những người
kém giác ngộ, chậm tiến. Trong công tác vận động, cần hết sức tranh thủ sự
ủng hộ và tham gia của những người có trách nhiệm trong tổ chức tôn giáo.
Trong quần chúng tín đồ cũng cần phân loại các đối tượng để vận động.
Những người có uy tín trong dòng họ, trong các thôn xóm, trong các xứ đạo,
họ đạo, những người trước đây đã từng tham gia Ban Hành giáo, những người
phụ trách các hội đoàn (bây giờ không tham gia). Những người làm kinh tế
giỏi hoặc có thế lực, họ hàng với giám mục, linh mục, những người cao tuổi,
những gia đình chính sách, người có công với cách mạng,
Lực lượng quần chúng tín đồ Công giáo có thể vận động theo tính chất
nghề nghiệp, sở thích, tuổi tác. Một trong những phương thức vận động có
tầm quan trọng và đang có hiệu quả thiết thực là vận động theo giới tính,
thông qua các tổ chức chính trị xã hội như: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp
Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và một số tổ chức khác.
Đáng lưu ý là, trong nội dung vận động, cũng như cách thức vận động
tín đồ tôn giáo cần phải phù hợp với đối tượng, nếu không sẽ hạn chế đến kết
quả công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh không đồng tình với cách: "Đối với nông
dân Công giáo, có đội đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin ra giải thích, nhiều cán
bộ hễ nói đến Cha cố, không phân biệt tốt xấu, cứ gọi là thằng, làm cho nông
dân Công giáo khó chịu" [39, tr.332]. Người phê bình những cán bộ hay "đao
to búa lớn", thích nói "khách quan, chủ quan", nào "tích cực", nào "khoa học
hoá", "gì gì hoá" mà tốt nhất là nên miệng nói, tay làm, làm gương cho người
khác bắt chước, từ đạo đức đến tác phong: "Quần chúng chỉ quý mến những
người có tư cách đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực
thước cho người ta bắt chước" [38, tr.552]. Nhấn mạnh đến phương pháp vận
động quần chúng của cán bộ, Người khẳng định: "Đồng bào thiểu số hay đa
số, lương hay giáo, cán bộ biết cách làm thì đều vận động được" [39, tr.57].
Phải duy trì và sáng tạo các hình thức tổ chức, phong trào hoạt động ở
cơ sở nhằm phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương; thu hút sự tham gia, hoà



21
nhập của tín đồ, chức sắc các tôn giáo vào mọi hoạt động chung phát triển địa
phương, đất nước thông qua các tổ chức chính trị trong hệ thống chính trị và
các tổ chức xã hội-nghề nghiệp khác. Trong mọi trường hợp, phải có lòng tin
vào quần chúng, không thể để họ xa rời Đảng, dẫn đến mất quần chúng; càng
không thể đẩy quần chúng vào thế đối lập với Đảng và với toàn bộ hệ thống
chính trị, vì như thế là mắc mưu kẻ thù, để chúng có cớ can thiệp vào nội bộ
của ta.
Để làm tốt công tác vận động quần chúng tín đồ các tôn giáo nói chung,
tín đồ Công giáo nói riêng, cần phải tăng cường công tác xây dựng lực lượng
chính trị, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh và xây dựng lực lượng
cốt cán rộng khắp trong vùng Công giáo. Như vậy, công tác vận động quần
chúng tín đồ Công giáo, ngoài những nội dung nói chung, còn có nội dung cụ
thể, phù hợp với mỗi địa bàn khác nhau. Trong đó, cần phải có quan điểm
toàn diện, vừa coi trọng nhân tố vật chất, vừa coi trọng nhân tố tinh thần, như
những lợi ích thiết thân của quần chúng tín đồ Công giáo.
Trong tình hình hiện nay, tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng đã và
đang có nhiều diễn biến phức tạp về nhận thức tư tưởng và thái độ, tiềm ẩn
một số nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị xã hội. Với chiến lược “Diễn
biến hoà bình”, các thế lực thù địch luôn lợi dụng nhân quyền và tôn giáo cho
những mục đích chính trị đen tối. Bằng chiêu bài tự do tôn giáo, dân chủ,
nhân quyền, chúng tìm mọi thủ đoạn lừa bịp, lôi kéo, kích động quần chúng
các tôn giáo, trong đó có quần chúng tín đồ Công giáo, gây ra những cuộc bạo
loạn nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định tình hình
an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, hơn bao giờ hết, thực hiện
nghiêm túc những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chủ trương,
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước là điều kiện cơ bản để đảm bảo
thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tín đồ Công giáo nhằm thực hiện

thắng lợi sự nghiệp đổi mới, chống lại và làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn
giáo của các thế lực thù địch phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.


22
Chương hai
CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG THANH NIÊN TÍN ĐỒ CÔNG GIÁO
CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
TỈNH ĐỒNG NAI HIỆN NAY
2.1. Vài nét về đạo Công giáo và thanh niên tín đồ Công giáo
tỉnh Đồng Nai
2.1.1. Khái quát sự du nhập và phát triển đạo Công giáo ở Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.862,37
km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên toàn quốc và chiếm 25,5% diện tích tự
nhiên vùng Đông Nam Bộ; phía đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc và đông
bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía đông
và đông nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía tây và tây nam giáp Thành
phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai hiện có 11 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố
(cấp 2 thuộc tỉnh), 1 thị xã và 9 huyện. Thành phố Biên Hoà là trung tâm
chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh; 1 thị xã là Long Khánh; 9 huyện gồm
Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn
Trạch, Cẩm Mỹ và Trảng Bom với 171 đơn vị hành chính cấp xã. Theo kết
quả điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số toàn tỉnh Đồng Nai là 2.483.111
người. Đồng Nai là tỉnh có nhiều tôn giáo, dân tộc với 31 dân tộc anh em
đang sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm 91%; hầu hết các tôn giáo lớn ở
Việt Nam đều có trên địa bàn tỉnh như: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao
đài, Hồi giáo, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa
và các hiện tượng tôn giáo khác, với tổng số tín đồ trên 1,4 triệu người, chiếm
57% dân số toàn tỉnh.

Đồng Nai là địa bàn được các giáo sỹ Phương Tây lưu tâm ngay khi họ
đặt chân vào Miền Nam. Nhiều thừa sai Công giáo nổi tiếng như Colombert,
Micho, Lefèvre đã lui tới Đồng Nai truyền đạo. Đến đầu thế kỷ XVII, nơi đây
đã hình thành các vùng truyền đạo quan trọng như Mỹ Hội (Nhơn Trạch), Bến
Gỗ (Long Thành), Biên Hoà (Thành phố Biên Hoà), Tân Triều (Vĩnh Cửu)...


23
Ở các vùng giáo này có nhà thờ, nhà nguyện, trường học và cơ sở kinh tế do
các dòng tu phụ trách. Các nhà thờ có quy mô lớn đầu tiên là Nhà thờ Tân
Triều (1680), Nhà thờ Biên Hòa (1861), Nhà thờ Bến Gỗ (1882), Nhà thờ
Phước Lý (1885), Nhà thờ Long Thành (1889), Nhà thờ Mỹ Hội (1890).
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nước Pháp đã chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Những thuộc địa ở Viễn Đông, trong đó có Việt Nam,
bước đầu được chú ý khai thác. Đến năm 1913, thực dân Pháp đã chiếm
47.000 ha ở khu vực Miền Nam, trong đó Đồng Nai là một trọng điểm, để làm
đồn điền. Việc mộ dân Miền Bắc, Miền Trung vào lập các đồn điền cao su,
trong đó có giáo dân đã hình thành các nhà thờ, xứ họ đạo của công nhân đồn
điền cao su ở Đồng Nai. Từ năm 1900 đến năm 1947, ở Đồng Nai có các nhà
thờ dành cho công nhân đồn điền cao su như: Dầu Giây (1914), Suối Tre (1940),
Bình Lộc (1941), Tân Xuân, Tam Phú và các nhà thờ họ lẻ của công nhân người
Mường, người Nùng ở Túc Trưng, Nhà thờ Bảo Thị (1917)...[9, tr. 223].
Sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, Miền Nam tạm thời bị chiếm đóng.
Ngụy quyền, đặc biệt là đế quốc Mỹ, đã thực hiện âm mưu thâm độc là dụ dỗ
giáo dân Miền Bắc di cư với chiêu bài “Chúa đã vào Nam”. 540.500 giáo dân,
cùng với 05 giám mục, 809 linh mục (chiếm 72% số linh mục ở Miền Bắc) và
hầu hết nam, nữ tu sĩ đã di cư vào Nam. Số giáo dân và giáo sĩ di cư được bố
trí ở trên trục Quốc lộ 20 đi Tây Nguyên và Quốc lộ 1 từ Bắc vào Sài Gòn với
mưu đồ chiến lược của Mỹ-Ngụy. Số giáo dân di cư này đã đưa Giáo hội
Công giáo Miền Nam tăng lên gấp đôi và giáo dân ở Miền Nam tăng lên gấp

20 lần so với trước đó, từ khoảng 8.000 người lên 160.000 người [9, tr.224].
Trước sự phát triển đột biến này, ngày 04/10/1965, Toà thánh La Mã ra sắc
lệnh thành lập Giáo phận Xuân Lộc (gồm 3 tỉnh Biên Hoà, Long Khánh,
Phước Tuy và Thị xã Vũng Tàu). Toà Giám mục Giáo phận Xuân Lộc đặt tại
thị trấn Xuân Lộc, tỉnh lị Long Khánh.
Chính bộ phận giáo dân di cư đã làm thay đổi và quyết định quy mô, vị
trí, tính chất của Công giáo ở Đồng Nai. Giáo hội Công giáo được Mỹ - Ngụy,
nhất là chính quyền Ngô Đình Diệm, ban cho nhiều đặc quyền, đặc lợi. Giáo


24
hội Công giáo thời kỳ này phát triển về mọi mặt với quy mô lớn và nhanh
chóng chưa từng có. Đó là thời kỳ “hoàng kim” của Giáo hội Công giáo Miền
Nam.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử, Công giáo đều có ảnh hưởng nhất định,
chi phối đời sống kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai. Trước 1975, Công giáo ở
Đồng Nai gắn liền các hoạt động xã hội với các hoạt động tôn giáo. Các xứ
đạo đều có Hội đồng Giáo xứ làm việc tích cực, nắm giáo dân chặt chẽ. Họ
chăm lo sửa sang nhà thờ, quyên góp tiền bạc của giáo dân để xây dựng các
cơ sở vật chất phục vụ cho lễ thánh và làm quỹ giúp đỡ người nghèo trong
đạo, lôi kéo người ngoại đạo... Do đó, Hội đồng Giáo xứ có uy tín cao trong
đời sống xã hội xứ đạo. Có thể nói, Hội đồng Giáo xứ ở Đồng Nai trước 1975
thật sự là tổ chức hữu hiệu của Giáo hội Công giáo.
Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, Miền Nam hoàn toàn được giải
phóng, đất nước thống nhất, nhưng kẻ thù vẫn không chịu từ bỏ dã tâm phá
hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, trong đó có nhân dân tỉnh Đồng
Nai. Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch đã tìm mọi cách thực hiện kế hoạch
hậu chiến. Chúng đã tổ chức cho hàng trăm nghìn chức sắc, tín đồ Công giáo
di tản; điều chỉnh, bố trí đề bạt nhiều phần tử cực đoan chống cộng vào các vị
trí quan trọng của Giáo hội. Bên cạnh đó, thực hiện chiến lược “Diễn biến hoà

bình”, các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền,
đàn áp tôn giáo, gây sức ép cô lập nước ta trên trường quốc tế,v.v...
Nhận thức sâu sắc điều kiện mới của cách mạng cũng như âm mưu, thủ
đoạn của các thế lực thù địch, Đảng bộ tỉnh Đồng Nai đã lãnh đạo toàn dân
đập tan các âm mưu bạo loạn, lật đổ, giữ vững an ninh chính trị, phát triển
kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung, quần
chúng tín đồ Công giáo nói riêng.
Những năm gần đây, tình hình Công giáo ở Đồng Nai đã có những
chuyển biến hết sức quan trọng. Đông đảo giáo dân đã yên tâm làm ăn, phấn
khởi trước đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước. Mặc cảm giữa giáo dân
với chính quyền địa phương đang từng bước khắc phục, tạo nên sự gần gũi,


25
hiểu biết lẫn nhau. Hầu hết giáo dân đã sát cánh cùng đông đảo các tầng lớp
nhân dân khác xây dựng tỉnh Đồng Nai ngày càng vững mạnh. Nhiều chức
sắc đã có những biến chuyển tích cực trong nhận thức và quan hệ với chính
quyền địa phương. Một số đã hoạt động theo tinh thần đồng hành cùng dân
tộc, động viên giáo dân tham gia xây dựng cuộc sống mới.
Thời gian qua, hoạt động của Công giáo ở Đồng Nai đã có những đóng
góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội địa phương. Số lượng 832.000
giáo dân (chiếm 13,8% giáo dân cả nước) là một nguồn lực dồi dào, làm ra
nhiều của cải vật chất cho xã hội. Cùng với số giáo dân ngày một tăng, số
lượng tổ chức Giáo hội cơ sở, chức sắc, dòng tu Công giáo cũng tăng theo.
Tính đến năm 2009, Đồng Nai có 238 giáo xứ, 53 giáo họ biệt lập, 02 giám
mục, gần 400 linh mục, 58 dòng tu với 1.922 tu sĩ; 01 cơ sở 2 Đại Chủng viện
Thánh Giuse Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ sở vật chất được đầu tư, các nhà
thờ lớn với kiến trúc hiện đại mọc lên khắp nơi trong tỉnh [10, tr.1]. Nhìn
chung, đồng bào Công giáo tỉnh Đồng Nai phần lớn tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng trong sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước

mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.1.2. Đặc điểm thanh niên tín đồ Công giáo tỉnh Đồng Nai
Tính đến năm 2009, tổng số thanh niên (15-30 tuổi) trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai hiện là 896.155 người, chiếm 36,1% dân số toàn tỉnh, tham gia sinh
hoạt Đoàn - Hội là 420.866 người, chiếm 47% [59]. Thanh niên tín đồ Công
giáo là 304.692 người (chiếm 34% thanh niên toàn tỉnh), trong đó số thanh
niên tín đồ Công giáo tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội là 61.536 người (28.411
đoàn viên, 33.125 hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên) chiếm 20,2% trong
tổng số thanh niên tín đồ Công giáo và chiếm 14,6% tổng số đoàn viên, hội
viên tham gia sinh hoạt. Thanh niên tín đồ Công giáo tỉnh Đồng Nai có mấy
đặc điểm tiêu biểu sau:
Một là, thanh niên tín đồ Công giáo tỉnh Đồng Nai đa dạng về thành
phần xuất thân và nghề nghiệp. Thanh niên tín đồ Công giáo là con em giáo
dân với sự đa dạng về thành phần xuất thân do hệ quả của các đợt di cư lớn


×