Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ thu đông năm 2016 tại huyện đan phượng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.78 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI HT119 VỤ THU ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRẦN VĂN TOÀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ
PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA GIỐNG NGÔ LAI HT119 VỤ THU ĐÔNG
NĂM 2016 TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học:
1.TS. Dương Thị Nguyên
2. TS. Châu Ngọc Lý

THÁI NGUYÊN - 2017


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự chỉ bảo
của các thầy, cô giáo hướng dẫn và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, các thông tin trích
dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những số liệu đã công bố trong luận
văn.
Tác giả
Trần Văn Toàn


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện luận văn, em đã nhận được sự
chỉ bảo tận tình của tập thể cán bộ Viện Nghiên cứu Ngô, các Thầy, Cô giáo
cùng sự giúp đỡ bạn bè,đồng nghiệp và gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Dương Thị Nguyên
và TS. Châu Ngọc Lý đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho
em hoàn thành tốt luận văn.
Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Viện Nghiên cứu

Ngô; Các anh, chị cán bộ Bộ môn Cây thức ăn chăn nuôi, Viện Nghiên cứu
Ngô cùng các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Nông học, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã quan tâm giúp đỡ và động viên em trong quá trình học
tập và hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ở
bên trợ giúp cho em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài luận văn tốt nghiệp!
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Tác giả
Trần Văn Toàn


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

Bộ NN&PTNT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông
CIMMYT

- Trung tâm Cải tiến Ngô và Lúa mỳ Quốc tế

FAO

- Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

IAS


- Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam

LAI

- Chỉ số diện tích lá

MRI

- Viện nghiên cứu ngô

NSLT

- Năng suất lý thuyết

NSTT

- Năng suất thực thu

P1000 hạt

- Khối lượng 1000 hạt

PB

- Nền phân bón

USDA

- Bộ Nông nghiệp Mỹ



iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................... ix
MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................... 4

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 4
1.2. Vai trò của cây ngô ............................................................................. 5
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam ............................. 6
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ............................................... 6
1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Ngô tại Việt Nam ........................... 7
1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ và phân bón cho ngô trên thế giới . 9
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới ................... 9
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới ..... 13
1.5. Tình hình nghiên cứu phân bón và mật độ ở Việt Nam ................... 16
1.5.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón tại Việt Nam ............ 16
1.5.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ trồng ngô tại Việt Nam ............. 21
Chương 2:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 22


2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................... 23
2.2.1. Thời gian nghiên cứu .................................................................... 23
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu: .................................................................... 23


v

2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 23
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 24
2.4.1. Phương pháp thí nghiệm ............................................................... 24
2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi ........................ 26
2.5. Phương pháp xử lý số liệu................................................................ 31
Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 32

3.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng khoảng cách trồng đến thời
gian sinh trưởng của giống ngô HT119 ........................................ 32
3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến thời gian từ gieo đến
tung phấn, phun râu ....................................................................... 34
3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến khoảng cách tung
phấn - phun râu ............................................................................. 34
3.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến chiều cao
cây, cao đóng bắp của giống ngô HT119 trong vụ Thu Đông 2016. 36
3.2.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến chiều cao cây ...... 36
3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến chiều cao đóng
bắp ........................................................................................................... 37
3.2.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến tỷ lệ cao bắp/cao cây 37
3.3. Ảnh hưởng của của phân bón và mật độ đến bông cờ của giống ngô
HT119 trong vụ Thu Đông 2016 ..................................................... 38

3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến chiều dài bông cờ 38
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến số nhánh cờ ......... 39
3.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến một số
đặc điểm hình thái cây của giống ngô HT119 ................................ 39
3.4.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến trạng thái cây ...... 39
3.4.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến đường kính thân (cm)41
3.4.3. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến số lá/cây (lá) ....... 41


vi

3.4.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến chỉ số diện tích lá (LAI) 42
3.5. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến mức độ nhiễm sâu bệnh và
khả năng chống chịu của giống ngô HT119 trong vụ Thu Đông 2016
tại Đan Phượng, Hà Nội ................................................................. 43
3.5.1. Ảnh hưởng đến mức độ nhiễm một số sâu hại chính của giống ngô
HT119 ............................................................................................. 43
3.5.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến khả năng chống chịu
đổ gãy của giống ngô HT119 .......................................................... 47
3.6. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến yếu tố cấu
thành năng suất của giống ngô HT119 ........................................... 49
3.6.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chiều dài bắp, đường kính
bắp và số hàng hạt của giống ngô HT119 ....................................... 50
3.6.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến số hạt/hàng, tỷ lệ hạt và
khối lượng hạt của giống ngô HT119 ............................................. 53
3.7. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến năng suất
của giống ngô HT119 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà
Nội ................................................................................................... 55
3.7.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến năng suất lý
thuyết ....................................................................................................... 55

3.7.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến năng suất thực
thu ............................................................................................................ 57
3.8. Hiệu quả kinh tế đầu tư của các công thức thí nghiệm đối với giống
ngô HT119 trong vụ Thu Đông 2016 tại Đan Phượng, Hà Nội...... 58
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 62
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM ..................................................... 70
PHỤ LỤC ................................................................................................ 75


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2010– 2015 ............ 7
Bảng 1.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 2005 - 2016 ................. 7
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng cây ngô trong giai đoạn sinh trưởng
(%)......................................................................................... 16
Bảng 2.1. Các công thức thí nghiệm hực hiện trong vụ Thu Đông 2016 tại
Đan Phượng, thành phố Hà Nội............................................ 24
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến thời gian sinh trưởng của
giống HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ................... 33
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chiều cao cây, cao đóng
bắp của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) . 36
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của của phân bón và mật độ đến bông cờ của giống
ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) .................... 38
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến 1số đặc điểm hình thái
của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ... 40
Bảng 3.5.Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số lá của giống
ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ..................... 41
Bảng 3.6. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến LAI của giống

ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ..................... 42
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến khả năng chống chịu
của giống HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ........... 46
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến khả năng chống
chịu đổ gãy của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông
2016) ..................................................................................... 49
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến chiều dài bắp, đường
kính bắp và số hàng hạt/bắp của giống ngô HT119 (Đan


viii

Phượng,vụ Thu Đông 2016) .................................................. 51
Bảng 3.10. Ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ và phân bón đến số hàng hạt/bắp
của HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016)...................... 52
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến số hạt/hàng, tỷ lệ hạt và
P.1000 của giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông
2016)...................................................................................... 54
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của phân bón và mật độ đến năng suất giống ngô HT119
(Đan Phượng, vụ Thu Đông năm 2016) ................................ 56
Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế đầu tư của các công thức thí nghiệm đối với
giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016)........... 59


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm............................................................ 25
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng
suất giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu Đông 2016) ........... 58

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn hiệu quả kinh tế thu ở các công thức thí
nghiệm đối với giống ngô HT119 (Đan Phượng, vụ Thu
Đông 2016) ................................................................................... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea may L.) là một trong những cây ngũ cốc quan trọng cung
cấp lương thực cho người và thức ăn cho gia súc. Ngô là nguyên liệu cho các
nhà máy chế biến lương thực - thực phẩm - dược phẩm và năng lượng sinh học.
Ngô là mặt hàng nông sản xuất khẩu thu về ngoại tệ cho nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ. Sản lượng ngô sản xuất ra có 17% được sử dụng làm lương thực,
66% làm thức ăn cho chăn nuôi, 5% làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp
và trên 10% cho lĩnh vực xuất khẩu (Ngô Hữu Tình, 2009) [23]. Với vai trò
quan trọng trong đời sống con người và tính thích ứng rộng, tiềm năng năng
suất cao, cây ngô được hầu hết các quốc gia trên thế giới gieo trồng và diện
tích ngày càng mở rộng và không ngừng tăng liên tục trong suốt hơn 30 năm
qua. Năm 1983 diện tích trồng ngô chỉ đạt khoảng 117 triệu ha, năng suất bình
quân 2,9 tấn/ha và sản lượng đạt 347 triệu tấn, đến năm 2015, diện tích trồng
ngô toàn cầu đạt 185,8 triệu ha, năng suất bình quân 5,7 tạ/ha, sản lượng
1.041,7 triệu tấn (FAOSTAT, 2017)[68], (USDA, 2017)[70].
Ở Việt Nam, cây ngô đã được đưa vào sản xuất cách đây 300 năm và là
cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa nước. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT
(2017)[67] cho biết, diện tích trồng ngô của cả nước tăng liên tục đến năm
2015, diện tích gieo trồng ngô cả nước đạt trên 1.1793 nghìn ha, năng suất đạt
4,48 tấn/ha và sản lượng đạt 5.281 nghìn tấn, năm 2016 diện tích đạt 1.15 triệu
ha và có xu hướng giảm nhưng năng suất đạt cao hơn (5.53 triệu tấn/ha) nên
sản lượng vẫn đạt 5.23 triệu tấn tương đương năm 2015 (Bộ Nông nghiệp và

PTNT, 2017)[67]. Tuy nhiên với sản lượng ngô nước ta sản xuất được hiện
tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu hiện nay. Do vậy, hàng năm nước ta vẫn phải
phải nhập khẩu một lượng ngô lớn mới đáp ứng đủ nhu cầu ngô hiện nay. Theo
Bộ NN&PTNT, năm 2016 cả nước nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô tăng 10% về


2

khối lượng so với năm 2015 và đạt giá trị 1,65 tỷ USD; và tính đến hết quý I
năm 2017, cả nước đã nhập khẩu 1,82 triệu tấn với giá trị đạt 373 triệu USD
(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017)[67].
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngô của nước ta hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp
thiết cho các nhà khoa học không chỉ nghiên cứu, chọn tạo ra các giống ngô
mới có năng suất cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và ổn định qua các mùa vụ,
các vùng sinh thái trên cả nước, mà còn phải nghiên cứu và tìm ra các biện pháp
kỹ thuật canh tác sản xuất tiên tiến, phù hợp cho giống và từng vùng sản xuất
cụ thể nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất của giống để góp phần vào sự
tăng trưởng kinh tế và từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường ngô trong
nước. Trong những yếu tố kỹ thuật để tăng năng suất ngô, thì phân bón và
mật độ khoảng cách trồng là hai yếu tố quan trọng, việc tìm ra mật độ và liều
lượng phân bón phù hợp sẽ khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống,
giảm chi phí và hạn chế gây ô nhiễm môi trường do lượng phân N-P-K dư
thừa. Giống ngô HT119 là giống ngô mới được Viện Nghiên cứu Ngô chọn tạo
và được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia, vì vậy để phát
huy khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và khai thác tiềm năng năng
suất của giống chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai HT119 vụ Thu
Đông năm 2016 tại huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến sinh
trưởng và phát triển của giống ngô HT119, nhằm tìm ra công thức phân bón
và mật độ trồng phù hợp để khuyến cáo cho sản xuất trên địa bàn huyện Đan
Phượng, thành phố Hà Nội và các vùng lân cận có điều kiện canh tác tương
tự.
2.2. Yêu cầu


3

- Theo dõi ảnh hưởng của phân bón và mật độ khoảng cách trồng đến
một số giai đoạn sinh trưởng phát triển chính của giống ngô HT119;
- Nghiên cứuảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến một số đặc
điểm hình thái của giống ngô HT119;
- Theo dõi ảnh hưởng của phân bón và mật độ trồng đến mức độ nhiễm
một số sâu bệnh hại chính và khả năng chống đổ, gãy của giống ngô HT119;
- Nghiên cứuảnh hưởng của liều lượng phân bón và mật độ trồng đến các
yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô HT119.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung thêm các dữ liệu cơ bản trong nghiên cứu
về phân bón và mật độ trồng thích hợp cho cây ngô nói chung và cho giống
HT119 nói riêng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo trong công
tác nghiên cứu kỹ thuật canh tác cây ngô;
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định được liều lượng phân bón và mật độ khoảng cách trồng trồng
thích hợp cho giống ngô HT119 trong thực tiễn sản xuất góp phần nâng cao
năng suất ngô tại địa phương;
- Góp phần mở rộng quy mô diện tích trồng và nâng cao hiệu quả của

giống tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận;
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác giống ngô HT119 trên địa bàn Hà
Nội và những vùng có điều kiện sinh thái tương tự.
- Kết quả của đề tài có thể khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ
thuật trong sản xuất phù hợp với những giống mới có đặc điểm tương tự giống
ngô HT119.


4

Chương1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trong sản xuất nông nghiệp giống là một nhân tố quyết định năng suất,
chất lượng của sản phẩm, các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể đạt được
hiệu quả cao trên cơ sở các giống tốt. Các nhà khoa học ước tính khoảng 30
đến 50% mức tăng năng suất hạt của các cây lương thực trên thế giới là nhờ
việc đưa vào sản xuất những giống tốt. Ở nước ta, từ năm 1981 đến 1996 giống
đã đóng góp cho sự tăng sản lượng cây trồng lên 43,68%, trong khi đó yếu tố
phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và yếu tố thủy lợi đóng góp với các tỷ
lệ tương ứng là 32,57% và 31,97%, thấp hơn khoảng 10% so với giống. Trong
những năm gần đây, việc nghiên cứu chọn tạo và đưa vào sảnxuất thử nghiệm
những giống ngô lai mới có năng suất cao, ổn định và thích ứng ở nhiều vùng,
nhiều vụ là vấn đề hết sức quan trọng góp phần đưa nhanhcác giống ngô tốt vào
sản xuất với mục tiêutăng được sản lượng ngô trong nước từng bước đáp ứng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Tuy nhiên, để khai thác tối đa năng suất tiềm năngcủa giống phụ thuộc rất
nhiều vào các biện pháp kỹ thuật canh tác vì mỗi giống ngô có các đặc điểm
sinh trưởng phát triển và nhu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng khác nhau. Và giống
chỉ sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao nhất khi chế độ dinh dưỡng, nhu

cầu ánh sáng được bố trí hợp lý. Do vậy, việc bố trí khoảng cách giữa các cây
phù hợp là giảm tối đa sự cạnh tranh về dinh dưỡng, ánh sáng giữa các cá thể là
việc làm cần thiết góp phần vào nâng cao năng suất tiềm năng của giống. Bón
phân đầy đủ và cân đối cũng như mật độ trồng hợp lý là việc làm rất cần thiết
trong sản xuất ngô hiện nay (Lê Văn Hải, 2002)[7].
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả
năng chịu được mật độ cao gấp 2-3 lần so với các giống ngô lai tạo ra cách đây 50
năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn (Banziger, 2000)[35].Mật độ gieo


5

trồng không chỉ ảnh hưởng tới một quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô
mà ảnh hưởng tới tất cả các quá trình sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu
và tới cả năng suất của giống.Cùng với đó, theo Viện dinh dưỡng cây trồng Quốc
tế, phân bón đóng góp tới 40 - 60% vào việc cung cấp lương thực thế giới. Phân
bón ảnh hưởng đến 30,7% năng suất ngô, còn các yếu tố khác như mật độ, phòng
trừ cỏ dại, đất cây trồng ảnh hưởng ít hơn.
Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng quyết định 50 - 60%
năng suất ngô (Nguyễn Thị Quý Mùi, 1995)[15]. Với mức trung bình năng suất
hạt 60 tạ/ha, cây ngô lấy từ đất 155kg N, 60kg P2O5, 115kg K2O (tương đương
với 337kg Ure, 360 supe lân, 192 kg clorua kali) (Đường Hồng Dật, 2008) [4],
1.2. Vai trò của cây ngô
Cây ngô được coi là cây trồng chính, đóng vai trò quan trọng trong đời
sống xã hội loài người. Ngô được nhiều dân tộc trên thế giới dùng làm nguồn
lương thực chính và được dùng trong các bữa ăn hàng ngày ở Mehico, Ấn Độ,
Philippin và nhiều nước khác ở Châu Phi, Châu Á và Châu Âu…(Cao Đắc Điểm,
1998)[5]. Ngô được dùng làm lương thực ở các mức độ khác nhau. Toàn thế giới
sử dụng 21% sản lượng ngô làm lương thực cho con người. Ngô được sử dụng
nhiều vì có thành phần dinh dưỡng cao hơn gạo (Trần Hữu Miện, 1987)[14].

Ngoài làm lương thực cho con người ngô là nguồn nguyên liệu đặc biệt để chế
biến thức ăn cho gia súc, nhất là thức ăn công nghiệp, 70% chất tinh trong thức
ăn tổng hợp là từ ngô. Ở các nước phát triển, phần lớn sản lượng ngô được dùng
cho chăn nuôi: Mỹ 76%, Bồ Đào Nha 91%, Italia 93%, Trung Quốc 76%, Thái
Lan 96%... (Ngô Hữu Tình, 2003)[22].Ngoài việc cung cấp tinh bột hiện nay
cây ngô còn được dùng làm thức ăn xanh, thức ăn ủ chua cho chăn nuôi đại gia
súc.
Ngày nay, khi đời sống của người dân ngày càng phát triển thì nhu cầu
thịt, trứng, sữa và các sản phẩm chăn nuôi khác ngày càng tăng, do đó đòi hỏi
lượng ngô để cung cấp làm thức ăn cho chăn nuôi ngày càng tăng. Ở Việt Nam


6

hiện nay hơn 70% sản lượng ngô được sử dụng cho mục đích chăn nuôi.
Trong Đông y, các bộ phận cây ngô đều được dùng làm thuốc với công
dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh như: Bướu
cổ, sốt rét. Theo Tây y, ngô chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài tiết,mật, giảm
Bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy ngô có lợi cho hệ tiêu hóa, tim
mạch, tiết niệu, sinh dục, chống oxy hóa, lão hóa, ung thư (Võ Thị Gương và
Karlh Dick Man, 1998)[6].
Những năm gầnngô đã được sử dụng làm nguyên liệu chính để sản xuất
xăng sinh học vì nhiều ưu điểm nổi bật của nó như sinh trưởng nhanh, năng suất
sinh khối lớn. Ngoài các mục đích trên, cây ngô còn làm nguyên liệu cho các nhà
máy như sản xuất rượu, cồn, tinh bột, dầu ngô, bánh kẹo.Ở Việt Nam, tỷ lệ ngô sử
dụng cho mục đích này khoảng 5 - 10% (Ngô Hữu Tình, 1997)[21].
1.3. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
* Những thành tựu: Trong các cây lương thực cây ngô chỉ xếp thứ ba nhưng
lại là cây trồng cung cấp nguyên liệu chính cho chăn nuôi hiện nay. Việc sử

dụng ngô phục vụ cho chăn nuôi cũng như làm lương thực thực phẩm của con
người cũng tăng một cách đáng kể, bình quân hàng năm diện tích cũng như
năng suất ngô thế giới tăng 2,2% đây là một dấu hiệu tích cực cho người trồng
ngô của thế giới (Arnon, 1974)[32].
Theo số liệu của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Thế giớisản xuất
ngô thế giới đạt diện tích 183,32 triệu ha, năng suất 56,64 tạ/ha và sản lượng
1.038,28 triệu tấn. Trong khi đó, lúa mì có diện tích lớn nhất trong 3 cây lương
thực chính, với 221,6 triệu ha, nhưng năng suất thấp nhất 32,89 tạ/ha và sản
lượng cũng thấp nhất (728,96 triệu tấn). Còn lúa nước có diện tích 163,24 triệu
ha, năng suất đạt 45,38 tạ/ha và sản lượng đứng thứ 2 với 740,95 triệu tấn (FAO,
2017)[68]. Trong hơn 50 năm qua, cây ngô có tốc độ tăng trưởng cao nhất về
năng suất và sản lượng trong ba cây lương thực chủ yếu. Trong 5 năm trở lại
đây, diện tích, năng suấtvà sản lượng ngô đã tăng liên tục và vươn lên đứng đầu
so với 3 cây lương thực chính,từ 164,3 triệu ha năm 2010 tăng lên 185,8 triệu


7

ha năm 2015 và sản lượng đến năm 2015 vượt hơn 1 tỷ tấn (1.041,7 nghìn tấn)
và chiếm đến hơn 41,39% tổng sản lượng của 3 cây trồng chính, vượt qua lúa
nước đến 40,12% và lúa mỳ đến 42,43%.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô thế giới giai đoạn 2010– 2015
Năm

Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)


Sản lượng
(triệu tấn)

2010

164,30

51,80

851,17

2011

172,05

51,61

888,01

2012

176,99

49,44

875,10

2013

185,12


55,20

1.016,07

2014

183,32

56,64

1.038,28

2015

185,8

5,7

1.041,7

Nguồn: (FAO, 2017)[68]
Sản xuất ngô có được những thành tựu trên là nhờ ứng dụng rộng rãi
thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các
biện pháp kỹ thuật canh tác. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ cao trong kỹ
thuật canh tác, phân bón cho cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô trên thế
giới tăng lên một cách đáng kể.
1.3.2. Tình hình sản xuất và sử dụng Ngô tại Việt Nam
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam không ngừng phát triển,
nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng mạnh, việc sử dụng lúa gạo có xu

hướng giảm mạnh so với nhu cầu nhiều năm trước. Thay vào đó các loại thực
phẩm khác thay thế cơm trong bữa ăn hàng ngày như thịt, trứng, cá và các sản
phẩm từ sữa ngày càng tăng. Vì vậy cây ngô ngày càng được chú trọng phát
triển.
+ Những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực sản xuất ngô
Năng suất ngô Việt Nam đến cuối những năm 1970 chỉ đạt trên 10 tạ/ha
với diện tích trên 200.000 ha. Đầu những năm 1980, Việt Nam đã đưa các giống
ngô cải tiến vào sản xuất, đã góp phần nâng cao năng suất lên gần 1,5 tấn/ha.
Bảng 1.2. Sản xuất ngô Việt Nam giai đoạn năm 2005 - 2016


8
Năm

Diện tích
(nghìn ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(nghìn tấn)

2005

1.052,6

36,0

3.787,1


2006

1.033,1

37,3

3.854,6

2007

1.096,1

39,3

4.303,2

2008

1.125,9

40,2

4.531,2

2009

1.086,8

40,8


4.431,8

2010

1.126,9

40,9

4.606,8

2011

1.112,5

43,1

4.835,7

2012

1.156,4

43,0

4.974,5

2013

1.172,6


44,3

5.194,4

2014

1.177,5

44,1

5.191,7

2015

1.179,3

44,8

5.281,0

2016

1.152,4

45,0

5.225,6

Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2017[67]

Từ năm 1990, sản xuất ngô của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc
với việc ứng dụng giống ngô lai và các biện pháp kỹ thuật canh tác mới vào sản
xuất. Nếu như năm 1991, giống ngô lai ở Việt Nam mới sử dụng chưa đến 1%
diện tích, đến năm 2008 đã chiếm trên 95% trong tổng số hơn 1 triệu ha. Diện
tích ngô của nước ta tăng nhanh liên tục từ năm 2005 đến nay. Năm 2005 diện
tích ngô chỉ có 1.052,6 nghìn ha, năng suất đạt 3,6 tấn/ha thì năm 2016, diện
tích ngô nước ta đạt 1.152,4 nghìn ha, năng suất đạt 4,53 tấn/ha và sản lượng
là 5,28 triệu tấn. Năm 2016, là năm có năng suất và sản lượng cao nhất từ trước
tới nay (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2017)[67]. Kết quả trên có được là nhờ ứng
dụng nhanh các thành tựu trong chọn giống ngô ưu thế lai (ƯTL) và các biện
pháp canh tác phù hợp đưa vào sản xuất.
+ Những khó khăn trong sản xuất ngô tại Việt Nam
Những năm gần đây mặc dù đã được sự quan tâm của nhà nước ngành
sản xuất ngô đã có rất nhiều kết quả tốt, tuy nhiên sản xuất ngô nước ta vẫn còn
rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: Năng suất vẫn thấp hơn so với trung bình
thế giới (đạt khoảng 82%) và thấp hơn rất nhiều so với năng suất thí nghiệm;


9

Giá thành sản xuất còn cao; Sản lượng chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong
nước ngày càng tăngnhanh; hàng năm vẫn phải nhập một lượng ngô rất lớn để
phục vụ cho chăn nuôi; Sản phẩm từ ngô còn đơn điệu và công nghệ sau thu
hoạch chưa được chú ý đúng mức dẫn đến thất thoát sau thu hoạch rất lớn.
Hiện nay, khí hậu đang biến đổi phức tạp, hạn hán, lũ lụt ngày càng nặng
nề hơn, nhiều đối tượng sâu, bệnh hại mới xuất hiện, bộ giống ngô thực sự chịu
hạn và các điều kiện bất thuận khác như đất xấu, kháng sâu bệnh, có thời gian
sinh trưởng ngắn đồng thời cho năng suất cao ổn định,... vẫn chưa nhiều. Đặc
biệt các biện pháp kỹ thuật canh tác, mặc dù đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn
chưa đáp ứng được đòi hỏi của giống mới. Trong đó, mật độ trồng, liều lượng

phân bón, thời vụ, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, bảo quản sau thu hoạch chưa
được quan tâm đúng mức.
1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ và phânbón cho ngô trên thế giới
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về mật độ trồng ngô trên thế giới
Đối với cây ngô, mật độ trồng liên quan chặt chẽ với số bắp trên đơn vị
diện tích, số hạt trên bắp và khối lượng hạt do đó ảnh hưởng đếnnăng
suất(Ahmadi và cộng sự, 1993)[29]. Vì vậy, cần bố trí mật độ và khoảng cách
gieo hợp lý nhằm khai thác tốt nhất khoảng cách không gian (không khí, ánh
sáng) và mặt đất (nước, dinh dưỡng) để đạt được sản lượng cao nhất trên một
đơn vị diện tích.
Mật độ trồng ngô thu được năng suất hạt với hiệu quả kinh tế cao nhất
thường trong khoảng 30.000 - 90.000 cây/ha phụ thuộc vào ngày trồng, nguồn
nước, dinh dưỡng của đất (Sangoi, 2001) [60], Pepper (1974)[55] cho rằng khi
tăng mật độ trồng sẽ thúc đẩy việc sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời bởi tán
cây ngô.
Tạo giống chịu mật độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng của
các nhà tạo giống ngô. Bằng nhiều phương pháp người ta đã không ngừng cải
thiện được mật độ trồng ngô trên thế giới. Theo Banzinger và cộng sự
(2000)[35]các giống ngô lai mới tạo ra hiện nay có khả năng chịu được mật độ


10

cao gấp 2-3 lần so với các giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng
năng suất cao hơn hẳn.
Người ta đã nghiên cứu với khoảng cách giữa các hàng từ hơn 30cm đến
hơn 200cm và mật độ từ 0,5 đến 24 vạn cây/ha. Cùng với việc mở rộng các
giống ngô lai và cơ giới hoá, khoảng cách hàng hẹp hơn đã trở nên phổ biến
với khoảng cách cây đều nhau hơn. Ở Kansas kết luận rằng: với cùng một mật
độ nhưng khoảng cách hàng 51cm cho năng suất tăng 5% so với 102cm ở điều

kiện khô hạn và 6% ở điều kiện có tưới. Rossman and Cook (1975)[43]thu được
năng suất tăng 14% ở khoảng cách hàng 46cm so với 91cm ở Michigan.
Barbieri et al (2000)[36]ở Argentina đã công bố kết quả nghiên cứu ảnh hưởng
của khoảng cách hàng gieo 35 và 70cm với cùng mật độ 7,6 vạn cây/ha ở 2 giống
ngô lai DK636 và DK639 trong 2 năm 1996 và 1997 cho thấy: trong điều kiện
gieo hàng hẹp (35cm) năng suất cao hơn hẳn so với khoảng cách truyền thống.
Mật độ trồng liên quan chặt chẽ với số bắp trên đơn vị diện tích, số hạt trên bắp
và khối lượng hạt do đó ảnh hưởng đến năng suất.Vì vậy, cần bố trí mật độ gieo
trồng hợp lý nhằm khai thác tốt nhất ánh sáng và nước, dinh dưỡng để đạt được
năng suất cao nhất trên một đơn vị diện tích.
Sener và cộng sự (2004)[61], nghiên cứu đối với các giống ngô lai thương
phẩm tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy: ở khoảng cách hàng như nhau (70cm); bón phân
2 lần khoảng cách cây tối ưu của các giống là 10; 12,5; 15;17,5 và 20 cm. Kết
quả nghiên cứu đã chứng minh được sự tương tác giữa giống ngô lai và khoảng
cách cây đến chiều dài bắp và năng suất hạt là có ý nghĩa.
Bằng nhiều phương pháp các nhà khoa học đã không ngừng cải thiện mật độ
trồng ngô trên thế giới, đặc biệt là cải thiện mật độ trồng từ việc tạo giống có khả
năng chịu mật độ cao. Nhiều giống ngô lai mới có có tiềm năng năng suất cao,
khả năng chịu được mật độ cao gấp 2-3 lần so với các giống tạo ra cách đây 50
năm (Banziger, 2000)[35].
Chính nhờ các kết quả nghiên cứu cải thiện mật độ trồng mà năng suất
ngô của Mỹ trong hơn 40 năm qua đã có sự thay đổi rất lớn. Sự thay đổi này


11

nhờ đóng góp của công tác giống là 85%, 21% là nhờ tăng mật độ và 4% nhờ
thu hẹp khoảng cách hàng (Minh Tang Chang, 2005)[52].
Để tìm hiểu sự tác động qua lại giữa mật độ trồng với các yếu tố cấu thành
năng suất, Babu and Mitra (1999)[34] đã tiến hành thí nghiệm với 3 mật độ:

33.333, 66.666, 99.999 cây/ha. Kết quả thí nghiệm cho thấy năng suất tương
ứng với các mật độ trên là 35,8; 46,3; 52,2 tạ/ha.
Mật độ trồng phụ thuộc vào khoảng cách hàng và khoảng cách cây, trong
điều kiện đất khô, chiều rộng hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc xác định
mật độ trồng. Khoảng cách cây trên hàng không nên quá hẹp vì làm tăng sự cạnh
tranh giữa các cây và ảnh hưởng bất lợi tới năng suất. Tuy nhiên, trong điều kiện
cung cấp đủ nước và dinh dưỡng tối ưu, mật độ trồng cao có thể làm tăng số
lượng bắp trên một đơn vị diện tích và như vậy sẽ làm gia tăng năng suất hạt
(Bavec, F. and Bavec, M., 2002)[37]. Tại Thái Lan, nghiên cứu mật độ trồng của
giống ngô lai DK888 và giống thụ phấn tự do NS1 trên đất 2 vụ lúa thực hiện
trong hai năm 1994 và 1995, với mật độ 53.333 cây/ha, 80.000 và 106.000
cây/ha, kết quả cho thấy năng suất cao nhất ở mật độ 80.000 cây/ha và thấp nhất
ở mật độ 53.333 cây/ha (Chanika Lamsupasit et al, 1997)[40].
Thí nghiệm trên giống ngô lai ZPSP 704 với mật độ từ 40.016 - 90.416
cây/ha và lượng đạm 100 - 125 N/ha(Neradic và Slovic, 1999) kết quả cho thấy
năng suất ngô tăng khi mật độ tăng, năng suất cao đạt nhất (122 tạ/ha) ở mật độ
80.256 cây/ha. Babak Peykarestan et al (2012)[33] khi nghiên cứu sinh trưởng
và năng suất của giống ngô ở Iran trong mùa hè năm 2009, 2010 với các mật
độ trồng (60, 70, 80, 90 ngàn cây/ha) cũng có kết luận năng suất cao nhất ở mật
độ 80.000 cây/ha (đạt 7815,16 kg/ha).
Theo Long (1995)[50] mật độ trồng ngô thông thường áp dụng ở Trung
Quốc là 50.000 cây/ha. Tuy nhiên, mật độ trồng tối ưu có thể được tăng lên
đến 75.000 cây/ha nếu cải thiện đặc điểm cấu trúc cây và tăng cường sử dụng
phân bón trong điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Một số nghiên cứu khác còn chỉ
ra ảnh hưởng của khoảng cách giữa các hàng đến năng suất và chất lượng,


12

mức độ ảnh hưởng thay đổi tùy thuộc vào giống ngô lai (Pinter và cộng sự,

1994)[56].
Đánh giá ảnh hưởng của sáu mật độ trồng ngô: 40, 60, 80, 100, 120 và 140
ngàn cây/ha đến sinh trưởng và năng suất của giống ngô Azam trồng giữa tháng
7 năm 2009 cho thấy ở mật độ 40 ngàn cây/ha cho số hạt trên hàng và số hạt trên
bắp đạt cao nhất (32,22 và 447,3 hạt). Ở mật độ 60 ngàn cây/ha cho số bắp trên
cây (1,33), số hàng hạt trên bắp (15,44), năng suất sinh khối (168,90 tạ/ha) và
năng suất hạt (26,4 tạ/ha) là cao nhất. Do đó, mật độ trồng 60.000 cây/ha (khoảng
cách cây cách cây trên hàng là 22,7 cm) được khuyến khích để cho năng suất
ngô cao hơn (Abuzar và cộng sự, 2011)[28],Carena và cộng sự (2002)[39], khi
tiến hành thí nghiệm với mật độ 38, 44, 50, 56, 60 ngàn cây/ha cho thấy năng
suất hạt trung bình đạt tối đa ở mật độ khoảng 56 ngàn cây/ha.
Theo Banzinger và cộng sự (2000)[35] và nhiều tác giả khác, các giống ngô
lai mới tạo ra hiện nay có khả năng chịu được mật độ cao gấp 2-3 lần so với các
giống lai tạo ra cách đây 50 năm và có tiềm năng năng suất cao hơn hẳn.
Theo Minh Tang Chang (2005)[52], năng suất ngô của Mỹ trong hơn 40
năm qua tăng thêm 58% là nhờ đóng góp của giống lai đơn, 21% là nhờ tăng
mật độ và 5% nhờ thu hẹp khoảng cách hàng. Tại Thổ Nhĩ Kỳ đã nghiên cứu
khoảng cách cây tối ưu (từ 10,0; 12,5; 15,0; 17,5 và 20 cm) đối với các giống
ngô lai thương phẩm; khoảng cách hàng là như nhau: 70 cm; bón phân 2 lần:
Lần 1 lượng phân bón là 90kg/ha N - P - K trước khi gieo và lần 2 bón thúc
lượng 180kg/ha.
Theo Stickler (1964)[63], ở Akansas kết luận với cùng một mật độ nhưng
khoảng cách hàng 51 cm cho năng suất tăng 5% so với 102 cm ở điều kiện khô
hạn và 6% ở điều kiện có tưới. Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách trồng
đến sinh trưởng, phát triển của 4 giống ngô (Suwan -1- SR, ACR97, BR9922DMRSF2 và AMATZBRC2WB) tại Nigeria từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2008,
2009 chỉ ra giống BR9922-DMRSF2 có ưu điểm vượt trội với số bắp trên cây
là 1,7 ở cả hai năm 2008 và 2009, chiều dài bắp là 27,7 cm và 26,7 cm. Năng


13


suất hạt thu được năm 2008 là 47 tạ/ha và 49 tạ/ha trong 2009, số hạt/bắp là
467,7 hạt năm 2008 và 463,9 hạt năm 2009. Khi trồng giống này ở khoảng cách
75 cm x 15cm cho số bắp/cây cao nhất (1,9 bắp/cây trong cả hai năm 2008,
2009). Năng suất thu được ở khoảng cách này là 50 tạ/ha trong năm 2008 và
52 tạ/ha trong năm 2009, chiều dài bắp 18,6cm (năm 2008) và 20,1cm (năm
2009), số hạt/ bắp là 363,0 hạt/bắp (năm 2008) và 369,0 hạt/bắp (năm 2009)
(Enujeke, 2013)[46].
1.4.2. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho ngô trên thế giới
Cây ngô quang hợp theo chu trình C4 nên có tiềm năng năng suất cao,
chính vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô cũng rất lớn. Để đạt năng suất
cao và ổn định, ngô cần được bón phân cân đối, đặc biệt là giữa các yếu tố
NPK. Melchiori và Caviglia (2008)[51], đã nghiên cứu ảnh hưởng của các
mức bón đạm đối với hai giống ngô lai từ năm 2002 đến năm 2004. Ở mật
độ tối ưu các giống ngô lai thí nghiệm đều gia tăng về số hạt/bắp, khối lượng
hạt và năng suất tổng thể khi tăng mức bón đạm. Kết quả này tương tự với
báo cáo của Rahmati (2009)[58]. Báo cáo cho thấy số hạt/bắp, năng suất hạt
và mức sản xuất đều tăng theo mức tăng bón đạm. Tuy nhiên, với mức bón
trên 200 N lên đến 240 N mức tăng không còn sai khác nữa.
Pokharel và cộng sự (2008)[57], cho rằng mức tăng năng suất có thể quan
sát khi tăng lượng đạm từ 30 lên đến 210 kg N/ha, tuy nhiên nếu tính hiệu quả
kinh tế thì mức bón tốt nhất là 180 kgN/ha.
Boomsma và Vyn (2007)[38]cho rằng lượng đạm có trong đất ảnh
hưởng đến năng suất hạt ở mật độ trồng cao nhiều hơn ở mật độ thấp. Khi
thiếu đạm hàm lượng đạm tích lũy trong thân lá giảm, giảm tuổi thọ của lá
và từ đó ảnh hưởng xấu đến năng suất hạt.
Theo Sinclair và Muchow (1995)[62], năng suất ngô tăng liên quan chặt
chẽ với mức bón N. Đạm được cây ngô hút với một lượng lớn và ảnh hưởng
khác nhau rõ rệt đến sự cân bằng cation và anion ở trong cây. Khi cây hút đạm
dưới dạng NH4+ sự hút các cation khác chẳng hạn như K+, Ca2+, Mg2+ sẽ giảm

trong khi sự hút anion đặc biệt là P2O5 sẽ thuận lợi.


14

Đạm là yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng của cây và là thành phần cơ bản
của Protein. Khi thiếu đạm chồi lá mầm sẽ không phát triển đầy đủ hoàn toàn,
sự phân chia tế bào ở đỉnh sinh trưởng bị kìm hãm và kết quả làm giảm diện tích
lá, kích thước của cây và năng suất giảm (Wolfe và cộng sự, 1988)[66]. Ở giai
đoạn cây non của cây ngô, một lượng lân dễ tiêu trong đất có vai trò thúc đẩy
Nitrat hoá. Thiếu lân thường xảy ra trong giai đoạn đầu quá trình sinh trưởng
khi sự phát triển của hệ thống rễ chưa đủ khả năng hút lân từ trong đất (Arnon,
1974)[32]. Giữa các nguyên tố dinh dưỡng có sự tương tác với nhau, Hussaini
và cộng sự (2008)[48], cho rằng bón phân đạm với lượng (60 kg N/ha) làm tăng
hàm lượng lân và kali. Hàm lượng kali trong hạt đạt khoảng 0,37 - 0,44%. Theo
Akhtar và cộng sự (1999)[30], khối lượng 1.000 hạt đạt 405,2 gam năng suất ngô
hạt đạt cao nhất 60,2 tạ/ha với tỷ lệ bón P - K là 125 - 75 kg/ha.Chaudhry và K
Han, 2003[41]khi tiến hành thí nghiệm ở Rawalpina với lượng phân bón 90N +
40P205/ha; 46N + 30P205/ha và mật độ trồng 55.000 cây/ha; 110.000 cây/ha trên
hai giống ngô Faisal và địa phương, thấy rằng giống Faisal có số hạt/bắp, trọng
lượng 1000 hạt và năng suất cao hơn giống ngô địa phương ở tất cả các thí
nghiệm.
Kết quả nghiên cứu ở Jinlin - Trung Quốc cho thấy: bón 150 - 169 kg K2O
tăng năng suất ngô từ 12 - 21%, nhưng ở Liaoning, trên nền NP bón 112,5 kg
K2O/ha tăng năng suất ngô từ 17,3 - 23,2%, bón 225 K2O/ha tăng năng suất ngô
từ 20,1 - 26,2 % so với mức không bón kali (Lei và cộng sự, 2000)[49].
Nghiên cứu của Paponov và cộng sự (2005)[54], cho thấy phân đạm có
ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành năng suất và khối lượng hạt giảm liên quan
chặt với giảm mức bón đạm.
Để thấy được hiệu quả của việc kết hợp giữa phân khoáng với phân hữu

cơ, Saidou và cộng sự (2003)[59], đã bón kết hợp phân N,P, K với những vật
chất khô lấy từ những cây nông nghiệp bản địa để duy trì độ phì nhiêu của đất
ferralitic tại Benin. Thí nghiệm được tiến hành với 3 công thức: Công thức 1:
1,9 tạ/ha cây keo thái + 30 kg N + 22 kg P + 25 kg K/ha. Công thức 2: 60 N +


×