Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở việt nam và chặng đường mười năm hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.2 KB, 10 trang )

Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở việt nam và chặng đường mười năm hội nhập kinh tế
quốc tế (2000-2010)
Thứ năm, 10/05/2012, 16:38 GMT+7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRUNG TÂM TƯ VẤN, BỒI DƯỠNG PHÁP LUẬT KINH DOANH
NGHIÊN CỨU - THẢO LUẬN
CẢI CÁCH THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ CHẶNG
ĐƯỜNG 10 NĂM HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (2000 – 2010)
Th.s Trần Huỳnh Thanh Nghị
Khoa Luật Kinh tế Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

1. Cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp – một yêu cầu tất yếu của Việt Nam khi hội
nhập kinh tế quốc tế
Một trong những thành tựu lớn nhất sau gần 20 năm đổi mới ở nước ta là đổi mới kinh tế, tạo
nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước.[1]Để có được thành quả đó trước hết là
nhờ chủ trương kịp thời, đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để từ đó phát huy nội lực, khơi dậy hoạt động kinh doanh, đầu
tư trong nhân dân. Trong đó việc tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho nhà đầu tư bỏ vốn
kinh doanh, gia nhập thị trường luôn được Nhà nước Việt Nam quan tâm hơn bao giờ hết. Vì
thực lực và quy mô của nền kinh tế ở bất kỳ quốc gia nào cũng luôn gắn liền với sự vận động,
phát triển của đội ngũ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh vốn đang ngày càng
chiếm một vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn, ở Cộng hòa Séc, chỉ
sau 6 năm phát triển doanh nghiệp dân doanh thì đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tăng
trưởng GDP đã tăng từ con số 5% của năm 1989 lên đến 60% của năm 1995[2] hoặc sự hồi phục
tăng trưởng kinh tế của Ba Lan hay Rumani cũng gắn liền với những thành tích vững chắc từ
việc gia tăng số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở các quốc gia này.[3] Thậm chí nhiều người
còn cho rằng đối với các nước Đông Âu thì một trong những thử thách lớn mà họ phải đối mặt
khi chuyển đổi cơ chế kinh tế trong thập niêm 90 của Thế kỷ XX là tạo ra hoặc tái tạo ra một khu
vực DN dân doanh nhằm mục đích đạt được sự cân bằng trong cấu trúc nền kinh tế.[4]



Trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay có nhiều biến động, tiến trình toàn cầu hóa diễn ra
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Toàn cầu hóa mà trước hết là toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế
khách quan trong thế giới ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được mà không
tham gia vào quá trình này. Đối với Việt Nam thì hội nhập kinh tế quốc tế còn là con đường tốt
nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác và giữ vững hướng đi đã chọn của
mình.[5] Nhiều quốc gia khi hội nhập kinh tế quốc tế phải thay đổi thể chế môi trường kinh
doanh để cạnh tranh và phát triển đó là xu thế tất yếu phải thực hiện. Để gia nhập EU, ở
Lithuania ngay từ năm 1999 và Latvia ngay từ năm 2000 đã tiến hành các cải cách trong lĩnh
vực quản lí hành chính trong đó nổi bật là các cải cách mạnh mẽ về đăng kí doanh nghiệp, cấp
phép đầu tư.[6] Trong khi đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong thập kỷ đầu
tiên của thế kỷ XXI gắn liền với hai sự kiện quan trọng là Việt Nam đã kí kết và thực hiện có
hiệu quả Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) ngay từ năm 2001. Đến
tháng 01/2007 sau hơn 10 năm đàm phán, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Chính hội nhập quốc tế đã mở ra nhiều cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới và đưa nền kinh tế Việt Nam gần hơn với
cộng đồng quốc tế. Nhưng điều đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho nhà nước Việt
Nam trong việc hoàn thiện thể chế môi trường kinh doanh của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thu
hút đầu tư đồng thời cạnh tranh được với các nền kinh tế khác trong khu vựcvà thế giới. Trong số
những biện pháp cải cách thể chế môi trường kinh doanh giai đoạn từ năm 2000 – 2010, thì
thành tựu nổi bật nhất đó chính là Việt Nam đã hoàn thiện pháp luật về thành lập doanh nghiệp,
tạo sự cởi mở ngay từ thủ tục gia nhập thị trường cho nhà đầu tư và được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao ở nội dung này.[7]
2. Những đột phá trong cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2000 –
2010 ở Việt Nam
Điểm nhấn đầu tiên phải kể đến là sự kiện Luật Doanh nghiệp 1999 được Quốc hội Việt Nam
ban hành vào ngày 12/06/1999, có hiệu lực thực thi từ ngày 01/01/2000 đến ngày 30/06/2006,
thay thế cho Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Luật Doanh nghiệp 1999
được coi là cuộc “cách mạng” về cải cách thủ tục hành chính trong việc thành lập và ĐKKD ở
Việt Nam.[8] Từ chỗ nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn trước

năm 2000 phải trải qua hai thủ tục : xin phép thành lập tại UBND cấp tỉnh và ĐKKD tại Sở Kế
hoạch & Đầu tư. Chỉ riêng muốn được cấp giấy phép thành lập, bộ hồ sơ xin phép của chủ đầu
tư phải đi qua ít nhất 7 cơ quan, với khoảng gần 20 loại giấy tờ, con dấu khác nhau.[9] Đối với
mỗi loại giấy chứng nhận, nhà đầu tư ít nhất phải đến cơ quan nhà nước 2 lần : một lần đến để
“xin” và một lần đến để “cho”. Thời gian trung bình để thành lập một doanh nghiệp là 98 ngày
với chi phí tốn kém khoảng 8 triệu đồng.[10] Hệ quả của thủ tục nhiều khê, phức tạp đó là sau
9năm thực thi Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệptư nhân 1990 cả nước chỉcó khoảng
38.000 doanh nghiệptư nhân, công ty cổ phần và công ty TNHHđược thành lập với số vốn đăng
kí chỉ khoảng 21.000 tỷ đồng.[11] Số lượng doanh nghiệp thành lập không tưng xứng với tiềm
lực kinh tế của Việt Nam là điều mà nhiều nước trên thế giới có chung một luận điểm : khi mà
thủ tục hành chính không thuận lợi thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp, biểu hiện trước
hết là sự suy giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp thành lập mới và gia tăng số lượng doanh
nghiệp bị “khai tử” là khó tránh khỏi. Bài học kinh nghiệm ở CHLB Nga, trong giai đoạn 1995 –
1996 đã chỉ ra rằng do chịu sự tác động bất lợi của các chính sách mà Chính phủ thực hiện về
mặt thủ tục hành chính “đầu vào” của doanh nghiệp và chính sách thuế nên số lượng doanh
nghiệp tư nhân của nước này đã giảm ngay lập tức từ con số 896.900 doanh nghiệp của năm
1994 xuống còn 877.300 doanh nghiệp của năm 1995 (giảm khoảng 2,2%) và giảm xuống còn
810.000 doanh nghiệp vào thời điểm năm 1996 (giảm khoảng 7,6% so với năm 1995). Ngược
lại, thời điểm 1991 – 1992 với những điều kiện thuận lợi hơn về thủ tục hành chính thì doanh
nghiệp nhỏ ở CHLB Nga như “cá gặp nước” khi số số lượng doanh nghiệp thành lập mới của


năm 1992 tăng gấp 110% của năm 1991, từ con số 267.000 doanh nghiệp (năm 1991) lên đến
560.000 doanh nghiệp (năm 1992).[12]
Ở Việt Nam, sau 9 năm áp dụng Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990, chúng
ta đã thấm thía nhiều bài học bổ ích mà các quốc gia “đi trước” đã nếm trải trong phát triển
doanh nghiệp dân doanh. Vì thế, khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời Nhà nước Việt Nam đã
mạnh dạn loại bỏ nhiều thủ tục hành chính cản trở sự gia nhập thị trường của nhà đầu tư. Từ năm
2000, thủ tục “khai sinh” doanh nghiệp ở Việt Nam chỉ còn lại thủ tục ĐKKD mà thôi, thủ tục
xin cấp phép thành lập tại UBND cấp tỉnh trước đây chính thức bị bãi bỏ. Thời hạn giải quyết

ĐKKD rút ngắn lại còn 15 ngày cho nhà đầu tư. Hàng loạt các rào cản pháp lí cho việc gia nhập
thị trường của nhà đầu tư cũng được dần tháo gỡ như số lượng giấy phép kinh doanh cũng được
bỏ bớt hơn 100 giấy phép các loại thông qua Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000
của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 30/2000/NĐ-CP ngày 11/08/2000 của Chính phủ.
Vướng mắc về vốn pháp định áp dụng tràn lan, thiếu tính hiệu quả cao trong hầu khắp các ngành
nghề đã không còn tồn tại, thay vào đó nhà nước chỉ giữ lại quy định về vốn pháp định trong một
số ngành nghề ít ỏi còn lại như : kinh doanh tiền tệ - tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán mà thôi,
….[13] Có thể nói, giai đoạn 2000 đến giữa năm 2006, một trong những điểm nổi bật nhất là sự
thay đổi trong tư duy quản lí doanh nghiệp khi thành lập, theo đó, nhà nước đã chú trọng khâu
“hậu kiểm” thay cho “tiền kiểm”, điều đó đem lại sự thông thoáng ngay từ trong thủ tục hành
chính cho nhà đầu tư khi ra thương trường. Kết quả là số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam được
thành lập mới có sự gia tăng nhanh chóng qua các năm ngay lập tức. Từ con số không đầy
40.000 doanh nghiệp của giai đoạn 1991-1999 thì chỉ riêng năm 2000 đã có 14.457 doanh nghiệp
được thành lập mới, sang năm 2001 là 19.773 doanh nghiệp thành lập mới, đến năm 2002 là
21.523 doanh nghiệp, đến năm 2003 là 27.751 doanh nghiệp, năm 2004 là 36.795 doanh nghiệp
và năm 2005 là 45.162 doanh nghiệp.[14] Nhìn chung, số lượng doanh nghiệp thành lập mới
trong giai đoạn 2000 – 2005 gấp 3,3 lần tổng số doanh nghiệpđăng kí thành lập của giai đoạn
1991-1999, vớisố vốn đăng kí mới khoảng 321.200 tỷ đồng.[15] Mặc dù được đánh giá là hoàn
thiện hơn hẳn so với các quy định trước đây nhưng thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Luật
Doanh nghiệp 1999 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như chỉ áp dụng cho doanh nghiệp dân
doanh trong nước không áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế
(doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn hoạt động theo các đạo
luật riêng), vấn đề tên gọi doanh nghiệp khi thành lập vẫn còn thiếu rõ ràng,….Trong hoàn cảnh
đó, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 đã tạo môi trường pháp lí thuận lợi hơn để doanh
nghiệp tư nhân phát triển, xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế. Luật Doanh nghiệp 2005 áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp đã thực sự tạo
môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.[16] Từ ngày 01/07/2006, thủ tục
ĐKKD chính thức được áp dụng chung cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế không
có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp như trước, với thời hạn thành lập doanh
nghiệp được rút xuống chỉ còn 10 ngày và vướng mắc về tên doanh nghiệp được tháo gỡ phần

nào thông qua các giải thích cụ thể tại các Điều 31 - 34 của Luật Doanh nghiệp 2005 đã giúp nhà
đầu tư dễ dàng hơn khi thành lập. Bên cạnh Luật Doanh nghiệp 2005, thì việc hoàn thiện thủ tục
thành lập doanh nghiệp cũng không ngừng được nhà nước Việt Nam quan tâm. Bằng chứng là
Bộ Kế hoạch & Đầu tư cùng với Bộ Tài chính và Bộ Công an cũng đã ban hành hai Thông tư
liên tịch quan trọng liên quan đến cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp là :(1) Thông tư liên
tịch số 02/2007/TTLT/BKHĐT-BTC-BCA ngày 27/02/2007 về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan
giải quyết ĐKKD, đăng kí thuế, cấp phép khắc dấu với doanh nghiệp được thành lập, hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp 2005; (2) Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT-BKHĐT-BTC-BCA ngày
29/07/2008 về đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp. Theo đó, đã rút ngắn thời gian giải
quyết thủ tục ĐKKD – thủ tục đăng kí thuế– thủ tục khắc dấu cho DNtừ 33 ngày (đầu năm 2006)
xuống còn tối đa 22 ngày kể từ ngày 01/07/2006 và giảm còn 12 ngày đối với thành lập mới


doanh nghiệpvà 12 ngày đối với việc lập chi nhánh, văn phòng đại diện và thay đổi nội dung
ĐKKD.[17]
Nhưng có lẽ “đỉnh cao” của thành tựu cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam đó
chính là sự ra đời của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành vào ngày
15/04/2010 và có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/06/2010. Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã tạo ra
một bước ngoặt mới trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam, khi mà lần đầu tiên sau hơn 20 năm phát triển kinh tế thị trường với sự
ra đời của các doanh nghiệp dân doanh Nhà nước Việt Nam đã chính thức thống quy trình
ĐKKD với đăng kí thuế theo hướng giảm sự phiền hà cho nhà đầu tư . Cụ thể, Nghị định
43/2010/NĐ-CP đã xác định khái niệm đăng kí doanh nghiệp (ĐKDN)để thay thế cho khái niệm
ĐKKD.[18]Theo đó, ĐKDN được hiểu bao gồm hai nội dung là ĐKKD và đăng ký thuế đối với
các loại hình doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2005. Thay vì NĐT phải tiến hành
thủ tục ĐKKD tại cơ quan ĐKKD rồi sau đó sang cơ thuế để đăng kí mã số thuế như trước đây.
Hiện tại, NĐT chỉ cần làm một thủ tục tại cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch & Đầu tư. Sau đó, cơ
quan này có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan khác bằng biện pháp nghiệp vụ mà
cơ bản thực hiện qua mạng điện tử để cấp Giấy chứng nhận ĐKDN, trong đó thống nhất mã số
DN đồng thời là mã số thuế. DN sử dụng mã số doanh nghiệp để kê khai nộp tất cả các loại thuế

trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp DN di dời trụ sở sang địa bàn tỉnh khác để hoạt động thì DN
vẫn phải sử dụng mã số DN này cho đến ngày chấm dứt hoạt động. Quy định này tại Nghị định
43/2010/NĐ-CP thực sự là một đột phá quan trọng trong thủ tục thành lập DN tại Việt Nam,
khắc phục nhược điểm của quy trình thành lập doanh nghiệp trong quá khứ theo kiểu “ngày vui
ĐKKD thì ngắn, mà những tháng ngày xin con dấu, mã số thuế, đến chiều lòng quan chức thì
dài”.[19]Cải cách này đã đưa thủ tục thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam ”tiệm cận” với quy
định pháp luật tương đồng nhiều quốc gia khác trên thế giới, thậm chí có thể còn tốt hơn.Chẳng
hạn, ở Hoa Kỳ,thủ tục thành lập doanh nghiệpở một số tiểu bang của quốc gia này hiện tại vẫn
còn phức tạp hơn Việt Nam. Ở tiểu bang New Jersey thì họ vẫn duy trì thủ tục đăng kí thuế sau
khi NĐT đã hoàn tất các thủ tục ĐKKD ban đầu, mà thủ tục thuế ở tiểu bang này rất phức tạp.
[20]Theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP thì nhà đầu tưkhông cần thiết phải tiến hành
thủ tục ĐKDN trực tiếp bằng hồ sơ giấy như trước mà hiện tại NĐT có thể ĐKDN trực tuyến
qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia mà ở đó “Hồ sơ đăng ký DN nộp qua Cổng thông tin đăng
ký DN quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy”.[21]Như vậy, quy trình thành
lập DN tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP là đi theo hướng tập trung tại một cơ quan đầu mối là
Phòng ĐKKD cấp tỉnh (Sở Kế hoạch & Đầu tư), chứ không phân tán buộc DN phải liên hệ với
nhiều cơ quan khác nhau như trước thời điểm ngày 01/06/2010. Điều này phù hợp với cách thức
ĐKDN mà nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành, chẳng hạn, tại Na uy- một quốc gia nhỏ ở
vùng Bắc Âu thì ngay từ năm 1995 họ đã thiết lập một hệ thống đăng kí ”ba chung” cho doanh
nghiệp đó là đăng kí lao động, đăng kí doanh nghiệp và đăng kí thuế tại một cơ quan đầu mối
được gọi là Trung tâm Điều phối Đăng kí cho các Pháp nhân.[22]Còn ở Việt Nam, thì từ ngày
01/06/2010 khiNĐT nộp hồ sơ ĐKDN về cho Phòng ĐKKD cấp tỉnh thì thông tin về hồ sơ đăng
ký DN được chuyển sang cơ sở dữ liệu của Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Sau đó Tổng cục
Thuế có trách nhiệm tạo mã số DN và chuyển mã số DN sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN
để Phòng ĐKKD cấp tỉnh cấp cho DN. Tổng thời gian để cấp giấy chứng nhận ĐKDN chỉ còn là
5 ngày.
Chính nhờ việc ĐKDN được thực hiện thông qua Cổng thông tin ĐKDN quốc gia màlần đầu
tiên ở Việt Nam việc thành lập DN được quy định có tính hệ thống chặt chẽ, liên thông với quy
mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Toàn bộthông tin về doanh nghiệp ở các địa phương đều được
chuyển tải vào Hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia. Chỉ có dựa trên những thay đổi này thì mới

rút ngắn được thời gian thành lập DN và việc chống trùng, nhầm lẫn tên DN trên phạm vi 63
tỉnh, thành mới được hiện thực hoá theo đúng yêu cầu Nghị định 43/2010/NĐ-CP đề ra. Nhờ đó,


sự phối hợp giữa cơ quan ĐKKD với cơ quan thuế, các cơ quan hữu quan khác mới được liên
thông, giúp cho cơ chế ”một cửa” trong cải cách TTHC phát huy hiệu quả trên thực tế.[23]
”Phần thưởng” cho những cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp thường dễ dàng nhận thấy
nhất thông qua số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn,
ở Mexico, nhờ những quy định về đơn giản hóa thủ tục ”đầu vào” cho doanh nghiệp trong năm
2009 mà số lượng doanh nghiệp thành lập mới của năm 2010 ở quốc gia này ngay sau đó đã
tăng lên đến gần 5% so với năm 2009.[24] Ở Việt Nam, cũng không là ngoại lệ, năm 2010, dù
hoàn cảnh quốc tế và trong nước có nhiều bất lợi nhưng số lượng doanh nghiệp dân doanh thành
lập mới đã có những bước tiến đáng kể. Ước tính có khoảng 85.000 doanh nghiệp dân doanh
thành lập mới với số vốn đăng ký khoảng 500 nghìn tỷ đồng trên phạm vi 63 tỉnh, thành. Bình
quân vốn đăng kí đạt gần 6 tỷ đồng/DN, tăng 125% so với năm 2009, góp phần quan trọng phát
triển sản xuất kinh doanh và tạo thêm nhiều việc làm mới trong nền kinh tế.[25] Trong đó, chỉ
riêng tháng 10/2010, số lượng DN đăng ký thành lập mới ướcđạt 6,5nghìn DN, với vốn đăng ký
đạt 140 nghìn tỷ đồng. Tính chung 10 tháng đầu năm 2010, cả nước ước có 71,5 nghìn DN đăng
ký kinh doanh, với tổng số vốn đăng ký khoảng 1.129 nghìn tỷ đồng, tăng 0,9% về số DN và
tăng 211,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.[26] Nhờ những cải cách quan trọng
của thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP đã góp phần cải thiện thứ hạng
của Việt Nam trên trường quốc tế. Cụ thể là trong Báo cáo đánh giá Môi trường kinh doanh toàn
cầu năm 2011 do Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra thì so với năm 2010, môi trường kinh doanh
của Việt Nam đã tăng 10 bậc từ vị trí 88 lên vị trí 78 nhờ vào cải tiến mạnh mẽ ở 3 lĩnh vực :
thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng và vay tín dụng. Vị trí thứ 78/183 nền kinh tế cũng là
thứ hạng cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay. Riêng đối với tiêu chí thành lập DN thì Việt
Nam có sự thăng tiến ngoạn mục nhất từ vị trí 114 của năm 2010 đã vươn lên vị trí thứ 100[27].
Đây là kết quả đáng mừng khẳng định sự thành công của chính sách cải cách thủ tục hành chính
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào kinh tế quốc tế và qua đó nâng cao năng lực
cạnh tranh của kinh tế Việt Nam so với các nền kinh tê khác trong khu vực và thế giới.

3.

Đến những vấn đề pháp lí đặt ra

Mặc dù Nghị định 43/2010/NĐ-CP thể hiện một cuộc cách mạng thực sự trong thủ tục thành lập
doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hội nhập. Nhưng
phải thừa nhận rằng việc cải cách thủ tục thành lập DN ở Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề cần
phải tiếp tục được xem xét hoàn thiện trong thời gian tới, trong đó nổi bật là những vấn đề sau :
+ Nghị định 43/2010/NĐ-CP chỉ đề cập đến việc ĐKDN. Tức là chỉ áp dụng đối với chủ thể
kinh doanh như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, DN tư nhân hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp 2005 mà không phục vụ đăng ký các loại hình kinh doanh khác như ngân
hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, DN khoa học công
nghệ,....Thậm chí, việc ĐKKD cho hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp xã (26/11/2003) cũng
không được đề cập dù Luật Hợp tác xã cho phép các hợp tác xã vẫn có thể lựa chọn thành lập ở
cơ quan ĐKKD cấp tỉnh. Ngay cả đối với DN nhà nước khi họ đến đăng ký chuyển đổi theo luật
định thì lại không có luôn[28]. Hơn nữa, dù thủ tục thành lập DN đã được cải thiện nhiều, đem
lại nhiều tiện ích cho DN và giúp tăng cường hiệu lực QLNN, nhưng không phải DN nào cũng
thụ hưởng được hết những đột phá trong cải cách TTHC tại Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị
định 43/2010/NĐ-CP. Thực tế việc đơn giản hoá thủ tục thành lập DN được xã hội ngợi ca nhiều
thời gian qua chủ yếu diễn ra đối với các DN hoạt động thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật DN
2005, chứ không dành cho các lĩnh vực chuyên ngành khác như y tế, chứng khoán, bảo hiểm,
luật, công chứng…..Đối với DN chịu sự điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành thì
trình tự, thủ tục, hồ sơ thành lập DN vẫn chịu sự chi phối có tính quyết định bởi pháp luật
chuyên ngành.[29] Chẳng hạn, đối với kinh doanh dịch vụ pháp lí hay công chứng tư – bản chất


pháp lí của các DN trong lĩnh vực này vẫn là công ty hoặc doanh nghiệp tư nhân nhưng theo
quy định tại Luật Luật sư 2006 và Luật Công chứng 2005 thì việc thành lập các doanh nghiệp
này được tiến hành tại Sở Tư pháp với một trình tự, thủ tục khác biệt lớn so với quy định tại Luật
Doanh nghiệp 2005. Nói cách khác, doanh nghiệp trong các lĩnh vực này cũng không cần phải

tiến hành thủ tục ĐKDN tại Sở Kế hoạch & Đầu tư vì Luật chuyên ngành cho phép. Tất cả
những dẫn chứng trên chỉ ra một thực tế rằng, ở Việt Nam, tồn tại nhiều TTHC áp dụng cho DN,
nên dù thủ tục ĐKDN đã được đơn giản hoá đi chăng nữa nhưng phạm vi ảnh hưởng của những
thay đổi này không bao trùm lên toàn bộ DN trong nền kinh tế. Chỉ một bộ phận DN không có
Luật chuyên ngành điều chỉnh hoặc có Luật chuyên ngành điều chỉnh nhưng không có quy định
khác thì mới lĩnh hội được những chuyển biến tích cực này ! Hiện tại, cùng với đó là sự phát
triển của pháp luật chuyên ngành càng mạnh dần thì phạm vi tác động của Luật Doanh nghiệp
2005 ngày càng bị thu hẹp. Điều này phản ánh thực trạng manh mún, phân tán trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Khi mà chỉ riêng lĩnh vực kinh tế, chúng ta đã có tới hàng vạn văn bản từ
luật cho tới thông tư, chỉ thị. Với khối lượng đồ sộ các văn bản pháp luật như vậy ở các tầng nấc
khác nhau, ngay một luật sư chuyên trong một lĩnh vực cụ thể cũng khó có thể tiếp cận đầy đủ,
huống hồ là các thương gia hay người dân.[30]
+ Vấn đề xung đột giữa Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư
Luật Đầu tư 2005 và Luật Doanh nghiệp 2005 được nhiều người gọi như ”hai mặt của bàn tay”
vì chúng có sự tương tác lẫn nhau trong việc điều chỉnh thủ tục hành chính liên quan đến DN.
Tuy nhiên, hiện nay, việc xác định chính thức thế nào là DN có vốn đầu tư nước ngoài vẫn đang
tồn tại những cách hiểu, giải thích không thống nhất, khiến cho việc áp dụng pháp luật trở nên
phức tạp tại các bộ, ngành hay từng địa phương. Do cách hiểu không thống nhất về khái niệm
NĐT nước ngoài mà hệ luỵ là TTHC kèm theo đó cũng rắc rối không kém.[31] Chẳng hạn, Điều
12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 để quy định chi tiết một
số điều của Luật Doanh nghiệp 2005 đã phân định tỷ lệ sở hữu vốn của NĐT nước ngoài trong
việc thực hiện các thủ tục đầu tư hoặc ĐKKD. Cùng là NĐT nước ngoài lần đầu đầu tư tại Việt
Nam sẽ thực hiện các thủ tục thành lập DN, thủ tục đầu tư khác nhau, tùy theo tỷ lệ sở hữu vốn
điều lệ. Theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì NĐT nước ngoài lần đầu
đầu tư phải làm thủ tục đầu tư. Riêng đối với DN có vốn nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam
nếu thành lập DN mới thì có hai trường hợp: NĐT nước ngoài sở hữu trên 49% vốn điều lệ thì
làm thủ tục đầu tư; dưới 49% thì thực hiện thủ tục theo Luật DN. Về hình thức, quy định như
trên có vẻ nhằm tạo rào cản với NĐT nước ngoài., nhưng thực chất chúng chẳng có ý nghĩa gì.
NĐT muốn hưởng lợi khi đầu tư theo thủ tục như DN trong nước, họ chỉ làm đúng như quy định
đã “vẽ đường”. Tức là thành lập DN trước, sau đó liên doanh với NĐT trong nước với tỷ lệ dưới

49% là xong. Chỉ có điều, chi phí của NĐT sẽ phải tăng lên một cách không cần thiết xuất phát
từ quy định trên tại Điều 12 Nghị định 102/2010/NĐ-CP, kéo theo rối rắm thủ tục hành chính
cho DN.[32]
+ Vấn đề giấy phép kinh doanh (GPKD) vẫn còn ảnh hưởng quá lớn đến tiến trình thành lập và
hoạt động của doanh nghiệp
GPKD rất cần thiết, thể hiện vai trò QLNN trong một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, không
riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng có những quy định về điều kiện kinh
doanh nói chung và GPKD nói riêng. GPKD là phương tiện để nhà nước đặt ra các điều kiện
cho các công ty và tác động đến chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế.[33]Tuy nhiên, một khi
GPKD ”dư thừa” trong nền kinh tế thì nó sẽ có tác động tiêu cực làm ”nối dài” thủ tục hành
chính cho DN vì Giấy phép kinh doanh là đỉnh cao của sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, là biểu hiện của sự hạn chế quyền tự do kinh doanh.[34] Theo thống
kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tính đến đến thời điểm 03/2010, cả nước


có khoảng 315 giấy phép kinh doanh đang tồn tại trong nền kinh tế.[35]Số lượng giấy phép
”con” khổng lồ đó đã khiến cho nhiều nhà đầu tư phải ”vã mồ hôi” trong quá trình thành lập
doanh nghiệp. Biết rằng thủ tục thành lập DN đã được cải tiến nhiều bỏi Nghị định 43/2010/NĐCP nhưng để hoạt động trong nhiều ngành nghề như kinh doanh xăng dầu, karaoke, dịch vụ bảo
vệ,....thì nhà đầu tư còn phải trải qua thủ tục xin cấp giấy phép ”con” nữa, mà thực tế đây lại là
những giấy phép ”hành” nhà đầu tư nhiều nhất. Rào cản GPKD cũng làm giảm đáng kể phần nào
tính hiệu quả của quy định pháp luật về cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp thời gian qua ở
Việt Nam.
4.

Kết luận

Kết quả 10 năm cải cách thủ tục thành lập doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế
trong giai đoạn 2000 – 2010 đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những kết quả hết sức khả
quan. Số lượng DN dân doanh thành lập mới không ngừng gia tăng qua các năm, đóng góp vào
sự tăng trưởng kinh tế - xã hội chung của đất nước sau hơn 20 năm đổi mới và khẳng định sự đổi

thay tích cực của môi trường kinh doanh Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đó thì vấn đề mâu thuẫn xung đột giữa các quy định pháp luật
về thành lập doanh nghiệp, vấn đề giấy phép kinh doanh,....vẫn là những rào cản pháp lí mà Nhà
nước Việt Nam phải tiếp tục hoàn thiện để cho những cải cách thủ tục thành lập DN mang tính
đột phá tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP thực sự phát huy được hiệu quả trong thời gian tới.

[1] Xem : PGS.TS Trần Quang Nhiếp :“Nền kinh tế nhiều thành phần với việc phát huy các
nguồn lực để phát triển” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế nhiều thành
phần ở Việt Nam : Lí luận và thực tiễn” do GS.TS Lê Hữu Nghĩa và TS. Đinh Văn Ân (Đồng
chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 11/2004, Trang 120
[2] Xem : Borish, Micheal S., and Micheal Noel, 1996. “Private Sector Expansion in Central
Europe” Transition 7, nos. 5-6, May – June, page 6, 9
[3] Xem : Ernst, Maurice, 1997, Dimension of the Polish Transition : The Ingredients of Success,
Post-Soviet Geography and Economics 38, No 1, Page 32.
[4] Xem : Vladimir Kontorovich “Has new Business creation in Russia come to a halt ?”,
Journal of Business Venturing, Volume 14, Issues 5-6, 09/1999, Page 452
[5] Xem : TS. Nguyễn Khắc Thanh : “Một số vấn đề về hội nhập kinh tế quốc tế của nền kinh tế
Việt Nam trong bối cảnh thế giới hiện nay” đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phát triển
kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam : Lí luận và thực tiễn” do GS.TS Lê Hữu Nghĩa và TS.
Đinh Văn Ân (Đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 11/2004, Trang 175
[6] Xem : Verheijen, Tony “Administrative capacity in the new members states : The limit or
innovation ?”, Publisher : World Bank Publications, 08/2007, Page 8.
[7] Trong các Báo cáo về môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WB) hay của
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay thì một trong những thăng


tiến rõ rệt nhất, có tính bền vững nhất của Việt Nam đó là cải cách thủ tục thành lập doanh
nghiệp (Có thể truy cập vào địa chỉ www.doingbusiness.org các năm 2005 – 2011 để thấy rõ điều
này)
[8] Xem : TS. Bùi Ngọc Cường “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh

tế hiện hành ở Việt Nam”, sách Chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 04/2004,
Trang 102
[9] Xem : TS. Trang Thị Tuyết : “Một số giải pháp hoàn thiện quản lí nhà nước đối với doanh
nghiệp”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 06/2006, Trang 136
[10] Xem : TS. Bùi Ngọc Cường “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, sách Chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng
04/2004, Trang 103
[11]Trích từ “Tiếng nói doanh nghiệp” do Tác giả Lê Bảo Long, Nguyễn Thị Trang Anh (Chủ
biên), Nhà Xuất bản Tư pháp, Tháng 09/2005, Trang 19.
[12] Xem : Vladimir Kontorovich “Has new Business creation in Russia come to a halt ?”,
Journal of Business Venturing, Volume 14, Issues 5-6, 09/1999, Page 453
[13] Trên thế giới, hiện tại, Việt Nam cùng với một số quốc gia khác như Canada, Bangladesh,
Colombia, Tunisia, Belarus không đặt ra yêu cầu về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp.
Một số nước khác như Zambia, Kazakhstan, Denmark, Bulgaria, Sweden đang tiến tới loại bỏ
hoặc thu hẹp đòi hỏi về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp (Nguồn :
www.doingbusiess.org/reports/doing )
[14] Xem : TS. Nguyễn Hữu Thắng : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, 01/2008, Trang 85
[15] Xem : PGS.TS Trần Thị Minh Châu (Chủ biên) : “Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt
Nam”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 12 năm 2007, Trang 133.
[16] Xem : TS. Nguyễn Văn Hậu, TS. Nguyễn Thị Như Hà (Đồng chủ biên) “Hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ
chức thương mại thế giới”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 10/2009, Trang 119
[17] Xem : PGS.TS Lê Danh Vĩnh (Chủ biên) “Hoàn thiện thể chế về môi trường kinh doanh
của Việt Nam” Sách chuyên khảo, Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng 05/2009, Trang 140
và 141
[18] Xem : Khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 04
năm 2010
[19] Xem : PGS.TS Phạm Duy Nghĩa “Giấc mơ về nửa triệu DN và một đạo luật chung : Luật

Doanh nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 07 (219) năm
2006, Trang 2.
[20] Xem : Gibbons, F.Clifford De Simone, Rebecca A. “How to start a business in New
Jersey”, Pubisher : Sphinx publishing, an Imprint of Sourcebooks, Inc, 07/2004, Page 141 - 142


[21] Xem : Khoản 4 Điều 27 Nghị định 43/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày
15/04/2010
[22] Xem : L.Kolvereid, E.Isaksen : “New business start-up and subsequent entry into selfemployment”, Journal of Business Venturing, 21(2006), Page 873
[23] Ngày 22/06/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg về
Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương. Theo đó, việc giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc trách nhiệm, thẩm
quyền của một cơ quan HCNN, từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả
được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan HCNN. Trước
ngày 22/06/2007, cơ chế “một cửa” trong cải cách TTHC ở VN được thực hiện theo Quyết định
số 181/2003/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 04/09/2003.
[24] Xem : Miriam Bruhn “Licence to sell : The effect o Business Registration reform on
entrepreneurial activity in Mexico”, The Review of Economics and Statistics. Cambridge,
02/2011, Vol 93, Issues 1, Page 382
[25]Nguồn : Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trình bày về
tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2010 tại kỳ họp Quốc hội Khoá XII vào ngày
20/10/2010 tại Hà Nội
[26]Nguồn : Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 10/2010 và 10 tháng đầu năm 2010 của
Chính phủ đăng tải tại www.chinhphu.vn

[27] Nguồn : Nguồn : World Bank : Doing business 2011, có thể truy cập tại
www.doingbusiness.org
[28]Trích phát biểu của Ông Thái Văn Rê – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí
Minh được đăng tải trên Thời báo Kinh tế Việt Nam tại địa chỉ
ngày Thứ Hai 07/06/2010

[29]Xem : Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2005 và Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 43/2010/NĐ-CP
[30]Xem : TS luật học Ngô Huy Cương (Chủ biên) : “Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở
Việt Nam hiện nay” Nhà xuất bản Tư Pháp, Tháng 04/2006, Trang 56.
[31]Ông Alain Cany - Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam nhận xét
đối với nhiều công ty nước ngoài, việc triển khai luật và quy định không đồng bộ, không ổn định
giữa các cơ quan khác nhau có thể gây ra trở ngại nghiêm trọng đối với việc kinh doanh tại Việt
Nam. Quá trình phê duyệt để thành lập DN ở Việt Nam vẫn còn rất khó khăn, nghĩa vụ đối với
NĐT trong việc tiếp cận hàng loạt cơ quan chính phủ khiến quá trình này trở nên mất nhiều thời
gian quá mức. ( Có thể truy cập theo địa chỉ :
/>

[32]Hiện nay, rào cản TTHC khiến cho rất nhiều DN lớn nước ngoài vẫn đang đứng ngoài thị
trường VN – từ McDonald's cho đến Starbucks, Wal-Mart, trong khi cả các công ty này đều đã
xâm nhập mạnh mẽ vào Trung Quốc. Tháng 7/2010 Chủ tịch kiêm TGĐ Starbuck là Howard
Schultz nói ông muốn “tìm ra cơ hội” để tiến vào thị trường Việt Nam. Nhưng TTHC rườm rà rất
có thể sẽ khiến cho chuỗi cửa hàng bán cà phê lớn nhất thế giới này chọn giải pháp nhượng
quyền thương mại – cách mà họ ít khi dùng đối với các quốc gia” (Nguồn : Reuters : Special
Report “Vietnam capitalist roaders follow Chinas trail”, updated 13/01/2011, truy cập tại
/www.msnbc.msn.com/id/41050550/ns/world_news-asia-pacific/l”)
[33]Xem : Sabine G. Perssonaand Camilla Steinby “Networks in a protected business :
Licenses as restraints and facilitators”, Journal of industrial marketing management”, Volume
35, Issue 07/10/2006, Page 872
[34]Xem : TS. Bùi Ngọc Cường – “Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật
kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, Sách chuyên khảo, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Tháng
04/2004, Trang 106
[35]Xem “Hoàn thiện pháp luật về thủ tục hành chính trong đầu tư” của TS. Vũ Thị Hoài
Phương đăng trên Tạp chí Tổ chức nhà nước số ra tháng 03/2010.




×