Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hệ quả của các chuyền động của trái đất và các dạng bài tập thực hành có liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.73 KB, 27 trang )

Mở đầu
I.

Lý do chọn đề tài
Trong quá trình dạy và học bộ môn Địa lí trong các trường trung học phổ

thông, đặc biệt tại các trường chuyên, việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
Có rất nhiều kĩ năng mà học sinh cần có được trong quá trình học Địa lí: kĩ
năng tính toán, kĩ năng nhận dạng và vẽ biểu đồ địa lí, kĩ năng đọc và phân tích
bản đồ, kĩ năng phân tích bảng số liệu…
Trong các kĩ năng trên, ở chương trình Địa lí 10, phần học về các chuyển
động của Trái Đất thì kĩ năng tính toán, làm các bài tập liên quan đến các hệ quả
chuyển động đó rất quan trọng. Bởi đây là một phần kiến thức quan trọng, là một
trong các nội dung trong cấu trúc đề thi học sinh giỏi Quốc gia. Hơn nữa khi học
sinh biết cách làm các bài tập phần này, sẽ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức,
biết vận dụng kiến thức một cách linh hoạt. Ngoài ra còn giúp học sinh phân tích
được mối quan hệ giữa các hiện tượng tự nhiên, nhận xét và giải thích được
nguyên nhân và các hệ quả, các sơ đồ, hình vẽ liên quan đến hai chuyển động của
Trái Đất.
Từ thực tế trên, để trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy Địa lí với các
trường bạn về vấn đề này trong bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời nâng cao hiệu
quả trong công tác giảng dạy, tôi chọn đề tài
“Hệ quả của các chuyền động của Trái Đất và các dạng bài tập thực hành
có liên quan”. Hi vọng rằng, đề tài này sẽ là một tài liệu hữu ích trong công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn nữa khả năng
còn hạn chế, mong được sự đóng góp từ bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được
hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!

1



.





Ề TÀ

1. Cung cấp hệ thống kiến thức cơ bản về chuyển động của Trái đất: chuyển động
tự quay và chuyển động quay xung quanh Mặt Trời; các hệ quả của hai chuyển
động đó để học sinh có kiến thức và biết vận dụng trong thi học sinh giỏi.
2. Giới thiệu các dạng bài tập có liên quan đến các hệ quả chuyển động của Trái
Đất: tính góc nhập xạ, tính giờ, tính ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh, tính tọa độ địa lí
khi biết góc nhập xạ và giờ địa phương…
3. Đưa ra những ví dụ minh họa cho từng dạng câu hỏi và cách làm.

2


PẦ Ộ
A. K Ế

T Ứ

Ơ BẢ

VỀ VẬ

QUẢ Ủ

.

UYỂ

U

G

Ộ G Ủ TRÁ

Á VẬ

Ộ G TỰ QU Y QU

TRỤ

ẤT VÀ

Á



Ộ G Ó
Ủ TRÁ

ẤT VÀ

Á

Ệ QUẢ

1. huyển động tự quay quanh trục
Chuyển động tự quay xung quanh trục là qui luật chung của các hành tinh.
Chuyển động này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và tồn tại của Trái
đất.
- Trái đất tự quay xung quanh mình nó theo một trục tưởng tượng từ Tây
sang Đông, tức là hướng ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ trên xuống). Trục này
nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (quỹ đạo của Trái đất quay xung quanh Mặt
Trời) một góc 66033/ tức là độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo Trái đất với mặt
phẳng hoàng đạo là 23027/.
- Tốc độ chuyển động tự quay rất lớn và có sự khác nhau giữa các địa điểm:
ở Xích đạo có tốc độ chuyển động lớn nhất: 464m/s và giảm dần về 2 cực, ở 2 cực
tốc độ chuyển động là 0m/s, có nghĩa là trong khi Trái đất tự quay xung quanh trục,
tất cả các địa điểm trên Trái đất đều thay đổi vị trí, trừ 2 cực.
- Trái đất tự quay xung quanh trục của nó một vòng trong khoảng thời gian
một ngày đêm, chính xác là 23 giờ 56 phút 04 giây. Khoảng thời gian đó có thể xác
định bàng vị trí của Mặt trời hai lần chiếu thẳng góc trên kinh tuyến của địa điểm
quan sát.
. ác hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái

ất

2.1. Sự luân phiên ngày, đêm:
Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một
nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự
quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời

3


chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và

đêm trên Trái Đất.

Hình 1 – Hiện tượng ngày đêm luân phiên
Nhịp điệu ngày và đêm kế tiếp nhau đã làm cho sự phân phối bức xạ Mặt
trời trên Trái đất được điều hòa. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng
làm cho Trái đất tồn tại sự sống.
2.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong
cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời
ở những độ cao khác nhau; do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ
có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương hay giờ Mặt Trời (được xác định căn cứ
vào vị trí của Mặt trời trên bầu trời địa phương).
Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái
Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm
trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó là giờ múi. Giờ chính thức của toàn
múi là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa múi đó. Giờ ở múi số 0
được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time), Việt Nam thuộc
múi giờ số 7.
Ranh giới của các múi giờ về nguyên tắc là những đường thẳng dọc theo các
kinh tuyến.Tuy nhiên trong thực tế, ranh giới múi giờ thường được điều chỉnh theo
4


biên giới quốc gia. Một số quốc gia có lãnh thổ rộng nhưng chỉ dùng một giờ
chung cho cả nước (ví dụ Trung Quốc); một số khác lại chia ra nhiều múi giờ (ví
dụ Liên bang Nga có 10 múi giờ, Ca-na-đa có 6 múi giờ)

Hình 2 - Các múi giờ trên Trái đất
Do Trái đất có hình khối cầu nên khu vực múi giờ số 0 trùng với khu vực
múi giờ số 24. Vậy trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày

lịch khác nhau, nên người ta quy định lấy kinh tuyến 180 0 giữa múi giờ số 12 trên
Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía Tây sang phía
Đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía Đông sang phía
Tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm một ngày lịch.
2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
Khi Trái Đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở
bề mặt Trái Đất (trừ hai cực) đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động
từ tây sang đông. Do vậy, các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch
so với hướng ban đầu (vì phải giữ nguyên chuyển động thẳng hướng theo quán
tính). Lực làm lệch hướng đó được gọi là lực Côriôlit. Ở bán cầu Bắc, vật chuyển
động bị lệch về bên phải; ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển
động.
5


Hình 3 – Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái đất
.


UYỂ
Á

Ộ G QU Y XU G QU

ẶT TRỜ

Ủ TRÁ

ẤT


Ệ QUẢ

1. huyển động quay xung quanh

ặt Trời của Trái đất

Trong hệ Mặt trời, Trái đất ngoài vận động tự quay xung quanh trục còn
chuyển động quay xung quanh Mặt trời.
Quỹ đạo chuyển động của Trái đất quay xung quanh Mặt trời có hình elip
gần tròn gọi là hoàng đạo. Trái đất chuyển động trên hoàng đạo cùng hướng với
hướng tự quay quanh trục, tức là từ Tây sang Đông với vận tốc rất lớn, trung bình
29,8 km/s. Để hoàn thành trọn một vòng tròn quỹ đạo, Trái đất phải đi mất 365
ngày 5 giờ 48 phút 46 giây.
Vì quỹ đạo có hình elip nên trong quá trình chuyển động, có lúc Trái đất ở vị
trí gần Mặt trời nhất (147 166 480 km), là điểm cận nhật, thường vào ngày 3/1. Lúc
này do Trái đất ở gần Mặt trời nhất nên lực hút của Mặt trời với Trái đất là lớn
nhất, khi đó tốc độ chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời là 30,3 km/s.
Cũng có lúc Trái đất ở vị trí xa Mặt trời nhất (152 171 500 km), là điểm viễn nhật,
thường vào ngày 5/7. Khi này do Trái đất ở xa Mặt trời nhất nên lực hút của Mặt
trời với Trái đất là nhỏ nhất, khi đó tốc độ chuyển động của Trái đất xung quanh
Mặt trời là 29,3 km/s.
Điều đáng chú ý là trong khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái đất bao giờ
cũng nghiêng về một phía, tạo với mặt phẳng quỹ đạo một góc là 66033/ và không
6


đổi phương. Chuyển động đó gọi là chuyển động tịnh tiến của Trái đất quanh Mặt
trời.
2. Các hệ quả của chuyển động quay xung quanh


ặt trời của Trái đất

2.1. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời
Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời
chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được gọi là Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Vào ngày Hạ chí (22- 6), tia sáng Mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt
đất tại chí tuyến Bắc, ngày Đông chí (22-12), tia sáng Mặt trời lại chiếu vuông góc
với tiếp tuyến bề mặt đất tại chí tuyến Nam. Riêng 2 ngày 21-3 và 23-9, do trục
nghiêng của Trái đất không quay đầu nào về phía Mặt trời nên tia sáng mặt trời sẽ
chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt đất tại Xích đạo.

Hình 4 – Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt trời trong một năm
Như vậy, ở Trái Đất, ta thấy hiện tượng này chỉ lần lượt xảy ra tại các địa
điểm từ vĩ tuyến 23027’N (ngày 22-12) cho tới 23027’B (ngày 22- 6) rồi lại xuống
vĩ tuyến 23027’N, cũng là khu vực được các tia sáng Mặt trời lần lượt chiếu vuông
góc với mặt đất trong năm. Khu vực từ các chí tuyến đến hai cực, quanh năm
những tai sáng chỉ chiếu chếch với mặt đất mà không bao giờ chiếu thành góc
vuông. Ở các cực ta có vào thời gian có Mặt trời chiếu sáng trong năm ta thấy như
Mặt trời ở là là mặt đất.

7


Điều đó làm ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển. Nhưng trong thực tế,
không phải Mặt Trời di chuyển mà là Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh
Mặt Trời. Chuyển động không có thực đó của Mặt Trời được gọi là chuyển động
biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.
2.2. Hiện tượng mùa
Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời
tiết và khí hậu.

Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ
đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong
không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu
Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận
bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết
thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm - dương
lịch ở châu Á không giống nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (2-3), hạ
chí (22- 6), thu phân (23-9) và đông chí (22-12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa:

Hình 5 – Các mùa theo dương lịch ở Bắc bán cầu
8


- Mùa xuân: từ 21- 3 đến 22- 6, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo
lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt tăng dần dần, sự tích lũy nhiệt bắt đầu nên chưa cao.
- Mùa hạ: từ 22- 6 đến 23- 9, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ chí tuyến
Bắc về Xích đạo, mặt đất nhận được lượng nhiệt lớn và đã tích lũy nhiệt qua mùa
xuân vì thế nhiệt độ ngày càng tăng cao.
- Mùa thu: từ 23- 9 đến 22-12, Mặt trời tiếp tục di chuyển về phía chí tuyến
Nam. Lượng nhiệt nhận được giảm dần, nhưng vẫn còn nhiệt dự trữ từ mùa hạ, vì
thế nhiệt độ chưa thấp lắm.
- Mùa đông, từ 22-12 đến 21-3 năm sau, mặt trời từ chí tuyến Nam di
chuyển lên Xích đạo, lượng nhiệt nhận được có tăng lên một chút nhưng do lượng
nhiệt dự trữ đã tiêu hao và mất đi nhiều ở thời kỳ trước nên nhiệt độ thấp, thời tiết
lạnh.
Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm - dương lịch, thời gian bắt
đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.

- Mùa xuân từ 4 hoặc 5-2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6- 5 (lập hạ)
- Mùa hạ từ 5 hoặc 6-5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8 - 8 (lập thu)
- Mùa thu từ 7 hoặc 8 - 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 - 11 (lập đông)
- Mùa đông từ 7 hoặc 8 - 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5 - 2 (lập xuân)
2.3. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ
Trong khoảng thời gian từ 21 - 3 đến 23 - 9, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt
Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn
diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Bắc, ngày
dài hơn đêm. Ở bán cầu Nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và mùa đông,
đêm dài hơn ngày.
Trong khoảng thời gian từ ngày 23 - 9 đến 21 - 3, bán cầu Nam ngả về phía
Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn
hơn diện tích khuất trong bóng tối; đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu Nam,
9


ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu Bắc thì ngược lại, thời gian này là mùa thu và mùa
đông, đêm dài hơn ngày.
Riêng hai ngày 21 - 3 và 23 - 9, Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống Xích đạo
lúc 12 giờ trưa nên thời gian chiếu sáng cho hai bán cầu là như nhau; vì thế ngày
dài bằng đêm trên toàn thế giới.
Ở Xích đạo, quanh năm có độ dài ngày và đêm bằng nhau. Càng xa Xích
đạo, độ dài ngày và đêm càng chênh lệch nhiều. Từ vòng cực về phía cực, có hiện
tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ (ngày địa cực, đêm địa cực). Càng gần cực, số
ngày, đêm địa cực càng tăng. Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài suốt
trong

sáu

Hình 6 - Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ


10

tháng.


B. Á

Ạ G BÀ TẬP T

Ủ TRÁ

ẤT VÀ Á



À
Ệ QUẢ

Ê QU


Ế VẬ

Á VẬ

Ộ G

Ộ G
Ó


Trong quá trình tổng hợp tài liệu, rèn kĩ năng làm bài tập phần nội dung về
hệ quả chuyển động của Trái Đất, có một số bài tập đã được giải quyết trên cơ sở
hướng dẫn của các tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo trình có liên quan. Trên
cơ sở đó, một số bài tập cũng được giáo viên hướng dẫn ngắn gọn hơn và dễ nhớ
hơn với các học sinh đội tuyển. Đây chính là điều kiện giúp học sinh nắm vững
cách tính toán, trình bày và trả lời các câu hỏi, bài tập.
Một số dạng bài tập cụ thể như sau:
I. ạng bài tập về tính góc nhập xạ:
1.

Khái niệm góc nhập xạ (góc tới): Góc nhập xạ tại một địa điểm là góc hợp bởi

tia nắng Mặt Trời với tiếp tuyến bề mặt Trái Đất tại điểm đó.
Cùng với mặt cong của bề mặt Trái đất và chuyển động biểu kiến hàng năm
của Mặt trời nên góc nhập xạ có một số đặc điểm sau đây:
- Góc nhập xạ của các vĩ độ khác nhau thì không bằng nhau, nhìn chung nhỏ
dần từ Xích đạo về hai cực.
- Vào hai ngày 21 - 3 và 23 - 9, góc nhập xạ có sự đối xứng nhau qua đường
Xích đạo, tại Xích đạo có góc nhập xạ bằng 90 0, các địa điểm nằm trên cùng một
vĩ độ ở Bắc và Nam bán cầu thì có góc nhập xạ bằng nhau.
- Vào ngày 22 - 6, góc nhập xạ lớn nhất ở chí tuyến Bắc và bằng 900, vào
ngày 22 - 12 góc nhập xạ lớn nhất ở chí tuyến Nam và bằng 900.
- Chỉ có các vĩ độ trong vùng nội chí tuyến mới có góc nhập xạ lớn nhất
bằng 900 úng với ngày Mặt trời lên thiên điỉnh tại vĩ độ đó, vùng ngoại chí tuyến
có góc nhập xạ luôn nhỏ hơn 900.
- Góc nhập xạ của mỗi vĩ độ thay đổi trong năm. Lớn nhất ứng với ngày Hạ
chí, nhỏ nhất ứng với ngày Đông chí của bán cầu đó đối với các vĩ độ từ chí tuyến
về hai cực. Trong vùng nội chí tuyến là ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại địa điểm
đó.

2. Công thức tính góc nhập xạ:
11


Công thức tổng quát tính góc nhập xạ:

h0= 90° - ϕ ± α
Trong đó:
h0 là góc nhập xạ
 là vĩ độ của địa điểm cần tính góc nhập xạ
 là độ xích vĩ (góc lệch của tia sáng Mặt Trời và mặt phẳng Xích đạo của
Trái Đất; dao động trong khoảng từ 0° đến 23° 27’)
Công thức tính cụ thể cho từng ngày đặc biệt:
* Ngày 21 - 3 và ngày 23 - 9:
h0= 90° - ϕ ( do α = 0)
* Ngày 22 - 6:
+ Tại Bắc bán cầu:



Khu vực nội chí tuyến: (ϕ < α ):
h0= 90° + ϕ -α



Khu vực ngoại chí tuyến: (ϕ > α ):
h0= 90° - ϕ +α

+ Tại Nam bán cầu:
h0= 90° - ϕ - α

* Ngày 22 - 12:
+ Tại Nam bán cầu:



Khu vực nội chí tuyến: (ϕ < α ):
h0= 90° + ϕ -α



Khu vực ngoại chí tuyến: (ϕ > α ):
h0= 90° - ϕ +α

+ Tại Bắc bán cầu:
h0= 90° - ϕ - α
3. Một số bài tập minh họa:
12


3.1. Bài tập 1:
Tính góc nhập xạ lúc 12 giờ trưa tại Xích đạo, các chí tuyến, các vòng cực
trong các ngày 21 - 3, 22 - 6, 23 - 9, 22 - 12 và điền vào bảng theo mẫu dưới đây:
Vĩ độ

Góc nhập xạ lúc 1
21 - 3

22 - 6

giờ trưa

23 - 9

22 - 12

Vòng cực Bắc
Chí tuyến Bắc
Xích đạo
Chí tuyến Nam
Vòng cực Nam
Hướng dẫn
Căn cứ vào công thức tính góc nhập xạ, lập bảng ghi kết quả sau:
Vĩ độ

Góc nhập xạ lúc 1 giờ trưa
21 - 3

22 - 6

23 - 9

22 - 12

23027/
66033/

46054/
900

23027/
66033/


00

43006/

900

66033/

900

66033/

Chí tuyến Nam - 23027/N

66033/

43006/

66033/

900

Vòng cực Nam - 66033/N

23027/

00

23027/


46054/

Vòng cực Bắc - 66033/B
Chí tuyến Bắc - 23027/B
Xích đạo - 00

3.2. Bài tập 2:
Tính góc nhập xạ của các địa điểm dưới đây vào các ngày Xuân phân và Hạ
chí.
ịa điểm

Vĩ độ

Hà Nội

21002/B

Huế

16024/B

Đà Nẵng

160 02/B

TP Hồ Chí Minh

10047/B


Xuân phân

13

ạ chí


Hướng dẫn
Căn cứ vào các công thức tính góc nhập xạ, tính toán và lập bảng ghi kết
quả tính toán:
ịa điểm

Vĩ độ

Xuân phân

ạ chí

21 - 3

22 - 6

Hà Nội

21002/B

68058/

87035/


Huế

16024/B

73036/

82057/

Đà Nẵng

160 02/B

73058/

82035/

TP Hồ Chí Minh

10047/B

79013/

77020/

3.3. Bài tập 3:
Thành phố Hồ Chí Minh có vĩ độ là 10047/B. Hãy cho biết vào ngày 6/4,
tại đây có góc nhập xạ lúc chính trưa là bao nhiêu?
Hướng dẫn
Từ 21 - 3 đến 22 - 6, Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo đến chí
tuyến Bắc mất 93 ngày, đi được 23027/.

Như vậy mỗi ngày Mặt trời di chuyển được 0015/08//.
Ngày 6 - 4, Mặt trời cách Xích đạo tính từ ngày Xuân phân là 16 ngày. Vĩ
độ nơi có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh vào ngày 6 - 4 là:
0015/08// x 16 = 402/8//B.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở bán cầu mùa hạ, có ϕ < α , nên góc nhập xạ
vào ngày 6 - 4 ở đây là:
h0= 90° - ϕ +α = 900 – 10047/ + 402/8// = 83015/8//
3.4. Bài tập 4:
Hoàn thành bảng sau:
Vĩ độ

10015/N

?

?

?

Góc nhập xạ

750

900

850

?

450


Ngày

5/4

5/4

5/4

5/4

5/4

14

?


Hướng dẫn
18047/B

Vĩ độ

3047/B

11013/N

8047/B

10015/N


1013/N

48047/B
41017/B

Góc nhập xạ

750

900

850

75058/

450

Ngày

5/4

5/4

5/4

5/4

5/4


II. ạng bài tập về tính ngày

ặt trời lên thiên đỉnh:

1. Khái niệm về hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh:
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở một địa điểm là hiện tượng Mặt Trời ở
đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở
bề mặt đất) tại địa điểm đó.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do trục Trái đất nghiêng một góc
660333/ không đổi so với mạt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến trên
quĩ đạo quanh Mặt trời, làm cho Mặt trời lên thiên đỉnh lần lượt tại vùng nội chí
tuyến.
Đặc điểm của hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh trên Trái đất:
- Chỉ có vùng nội chí tuyến mới có hiện tượng Mặt trời lên thiên đỉnh và có
hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh một năm, khu vực ngoại chí tuyến thì không có hiện
tượng này (do tia sáng Mặt trời tạo với tiếp tuyến bề mặt đất ở vùng ngoại chí
tuyến bằng một góc luôn < 900).
- Khoảng cách giữa hai lần Mặt trời lên thiên đỉnh từ Xích đạo về hai chí
tuyến càng gần lại, đến hai chí tuyến của hai bán cầu thì chập vào làm 1 lần. Ở chí
tuyến Bắc là ngày 22 - 6, còn chí tuyến Nam là ngày 22 - 12.
2. Cách tính ngày Mặt trời lên thiên đỉnh:
Từ ngày 21 - 3 đến ngày 22 - 6 là 93 ngày, Mặt trời di chuyển trên đường
chuyển động biểu kiến từ Xích đạo (00) lên chí tuyến Bắc (23027/B), được
23027/, nghĩa là 1 ngày Mặt trời di chuyển được 908”.
15


Muốn tìm ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại vĩ độ ϕ , trước hết phải tính được
số ngày Mặt trời di chuyển từ Xích đạo đến vĩ độ đó theo công thức: ϕ /908”.
Vậy:

Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở 1 vĩ độ tại Bắc bán cầu là:
- Lần 1: 21/3 + số ngày
- Lần 2: 23/9 - số ngày
Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh ở 1 vĩ độ tại Bắc bán cầu là:
- Lần 1: 21/3 - số ngày
- Lần 2: 23/9 + số ngày
3. Một số bài tập minh họa:
3.1. Bài tập 1:
Mặt Trời lên Thiên đỉnh tại thành phố A có vĩ độ 10°23 'B mẩy lần trong
năm và vào những ngày nào?
Hướng dẫn
- Thành phố A có vĩ độ 10°23’B nên A nằm trong khu vực nội chí tuyến. Vì
vậy, tại A có 2 lần Mặt Trời lên Thiên đỉnh trong năm
- Cách tính ngày mặt trời lên thiên đỉnh ở thành phố A:
+ Mặt trời chuyển động biểu kiến từ XĐ (21/3) lên CTB (22/6) mất 93 ngày
và được một góc 23°27’= 1407’. Vậy trong một ngày Mặt Trời chuyển động biểu
kiến được một góc:
1407’x 60”: 93 = 908”
+ Số ngày mặt tròi chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến thành phố A
10°23’B là
(10 x 3600” + 23 x 60”): 908” =41 ngày
Vậy: Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 1 ở thành phố A
21/3 + 41 là ngày 01/5
Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 2 ở thành phố A
23/9 - 41 là ngày 13/8
16


3.2. Bài tập 2:
Tính thời gian Mặt trời lên thiên đỉnh tại các địa điểm sau: Quảng Bình:

17°B; Huế: 16026’B; cần Thơ: 10°02’B; Nha Trang: 12°02’B.
Hướng dẫn
Các địa điểm: Quảng Bình: 17°B; Huế: 16°26’B; cần Thơ: 10°02’B; Nha
Trang: 12°02’B đều thuộc khu vực nội chí tuyến bán cầu Bắc. Vì vậy, tại các địa
điểm đều có 2 lần Mặt Trời lên Thiên đỉnh trong năm.
Mặt trời chuyển động biểu kiến từ Xích đạo (21/3) lên chí tuyến Bắc (22/6)
mất 93 ngày và được một góc 23°27’= 1407’. Vậy trong một ngày Mặt Trời
chuyển động biểu kiến được một góc:
1407’ x 60”: 93 = 908”
- Tính ngày Mặt Trời lên Thiên Đỉnh tại Quảng Bình:
Số ngày mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến Quảng Bình vĩ
độ 17°B là:
(17x3600”) : 908” = 67 ngày
Vậy: Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 1 ở Quảng Bình là
21/3 + 67 là ngày 27/5
Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 2 ở Quảng Bình là:
22/6 + ( 93 - 67 ) là ngày 18/7
- Tính ngày Mặt Trời lên Thiên Đỉnh tại Huế, vĩ độ 16°26’B: Số
ngày mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến Huế là:

(16 x 3600”+ 26 x 60”) : 908” = 65 ngày
Vậy: Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 1 ở Huế là:
21/3 + 65 là ngày 25/5
Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 2 ở Huế là:
22/6 + ( 93 - 65 ) là ngày 20/7
- Tính ngày Mặt trời lên thiên đỉnh tại Cần Thơ: 10°02’B:
Số ngày mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến cần Thơ là:
(10 x 3600”+ 2 x 60”) : 908” = 40 ngày
17



Vậy: Ngày Mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 1 ở cần Thơ là:
21/3 + 40 là ngày 30/4
Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 2 ở cần Thơ là:
22/6 + ( 93 - 40 ) là ngày 14/8
- Tại Nha Trang: 12°02’B:
Số ngày mặt trời chuyển động biểu kiến từ xích đạo đến Nha Trang là:
(12 x 3600”+ 2x 60”): 908” = 48 ngày
Vậy: Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 1 ở Nha Trang là:
21/3 + 48 là ngày 8/5
Ngày mặt trời lên thiên đỉnh lần thứ 2 ở Nha Trang là:
22/6 + ( 93 - 48 ) là ngày 6/8
(Được phép sai so 01 ngày)
Trên thực tế, ở dạng bài này, học sinh thường gặp khó khăn trong việc xác
định chính xác ngày Mặt Trời lên Thiên Đỉnh nếu không nhớ chuyển động biểu
kiến của Mặt Trời và nhầm lẫn các tháng có 30 hay 31 ngày trong năm.
Vì thế, trong quá trình hướng dẫn, đề học sinh xác định nhanh nhưng chính
xác, giáo viên yêu cầu các em phải nhớ được đường biếu diễn chuyển động biếu
kiến hàng nàm của Mặt Trời trong phạm vi giữa hai chí tuyến, đồng thời xác định
chính xác số ngày trong mỗi tháng( Các tháng 31 ngày gồm tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10,
12; các tháng 30 ngày gồm các tháng 4, 6, 9, 11; riêng tháng 2 có 28 ngày, năm
nhuận có 29 ngày).
3.3. Bài tập 3:
Cho biết tỉnh D có vĩ độ địa lý từ 10°20‘B đến 13°11’ B. Vận dụng kiến
thức đã học để xác định thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở tỉnh D.
Hướng dẫn
Tỉnh D nằm từ vĩ độ 10°20 B đến 13°11 B nên trong năm mọi nơi trong tỉnh
D có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Lần 1: từ xuân phân (21/3) tới hạ chí (22/6) - từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc
hết 93 ngày.

18


Lần 2: từ hạ chí (22/6) đến thu phân (23/9) - từ chí tuyến Bắc về Xích đạo
hết 93 ngày.
Mỗi ngày Mặt Trời di chuyển được quãng đường (1 góc) là 23°27/93 ngày
≈ 0015’8” (908”)
Thời gian Mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 10°20 B và từ 10°20 B
về xích đạo hết 10°20’ / 0°15’ 8’’ = 41 ngày.
Tương tự, Mặt Trời di chuyển từ xích đạo tới vĩ độ 13011’B hết 52 ngày.
Vậy Mặt Trời lên thiên đỉnh tại tỉnh D trong khoảng thời gian là:
Lần 1: Từ 01/5 đến 12/5
Lần 2: Từ 02/8 đến 13/8
III.
ạng bài tập về xác định giờ, đổi giờ, đổi ngày:

1. Những kiến thức cơ bản về giờ, qui tắc đổi giờ, đổi ngày:
- Giờ địa phương: trong cùng một thời điểm vật lí, mỗi địa phương có một
giờ khác nhau là do vị trí của Mặt trời trên bầu trời mỗi địa phương là khác nhau.
Tất cả các địa điểm cùng nằm trên một kinh tuyến sẽ có cùng một giờ vì cùng nhận
được ánh sáng Mặt trời cùng một lúc. Trong cùng một thời điểm thì các địa điểm ở
phía Đông có giờ sớm hơn các địa điểm ở phía Tây (do Trái đất tự quay từ Tây
sang Đông nên các địa điểm phía Đông sẽ nhân được ánh sáng Mặt trời trước).
Giờ địa phương không thuận tiện cho sinh hoạt và đời sống nên phải sử
dụng giờ múi.
- Giờ múi: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều
bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa
phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ đó là giờ múi. Giờ chính
thức của toàn múi là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa múi đó.
- Giờ quốc tế: là giờ được tính theo giờ của múi số 0, nơi có kinh tuyến gốc

đi qua.
Muốn tính giờ ở các múi giờ theo múi số 0, ta tính theo công thức:
TM = T0 ± M
19


Trong đó: TM: giờ ở múi số M
T0: giờ ở múi số 0 (giờ quốc tế)
M: số thứ tự múi số M
Nếu múi M nằm ở phía Đông múi số 0 thì
+ Nếu múi M nằm ở phía Tây múi số 0 thì –
Khi ta đi lại giữa các địa phương (các nước) có múi giờ khác nhau thì phải
điều chỉnh giờ cho phù hợp với giờ của múi đó theo nguyên tắc: nếu đi từ Tây sang
Đông cứ qua một múi giờ thì ta cộng thêm 1 giờ và ngược lại nếu đi từ Đông sang
Tây cứ qua một múi giờ thì lùi một giờ.
- Do Trái đất có hình khối cầu nên khu vực múi giờ số 0 trùng với khu vực
múi giờ số 24. Vậy trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày
lịch khác nhau, nên người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 giữa múi giờ số 12
trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế. Nếu đi từ phía Tây sang
phía Đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía Đông sang
phía Tây qua kinh tuyến 1800 thì tăng thêm một ngày lịch.
2. Một số bài tập minh họa:
2.1. Bài tập 1:
o

Tính giờ tại một số địa điểm; Hà Nội (105 Đ), Newdeli (75°Đ) và Oasinton
(75°T) khi biết cùng thời điểm đó tại Luân Đôn (Anh) là 20 giờ ngày 20/10/2010

Hướng dẫn
Theo quy ước xác định giờ múi, Hà Nội có kinh độ 105°Đ nên Hà Nội thuộc

múi giờ số + 7, sớm hơn giờ tại Luân Đôn ( múi giờ số 0) 7 giờ. Vì vậy khi tại
Luân Đôn (Anh) là 20 giờ ngày 20/10/2010 thì ở Hà Nội là 20+ 7 = 27 giờ tức 3
giờ sáng ngày 21/10/2010.
Newdeli (75°Đ) thuộc múi giờ số + 5, sớm hơn sớm hơn giờ tại Luân
Đôn( múi giờ số 0) 5 giờ. Vì vậy khi tại Luân Đôn(Anh) là 20 giờ ngày 20/10/2010
thì Newdeli là 1 giờ sáng ngày 21/10/2010
Oasinton( 75°T) thuộc múi giờ số 19( múi giờ - 5) nên có giờ muộn hơn so
với Luân Đôn 5 giờ. Vì vậy khi tại Luân Đôn(Anh) là 20 giờ ngày 20/10/2010 thì
20


Oasinton là 20 - 5 =15 giờ ngày
20/10/2010 2.2. Bài tập 2:
Hãy tính toán và điền vào bảng sau (Học sinh trình bày cách tính)
Chuyến

Nơi đi

Nơi đến

Địa điểmGiờ, ngày

Bay

CX261

CX262

CX830


Hồng

23giờ 45phút

Kông

28/03/2008

Paris

?

Hồng

10giờ 15phút

Kông

28/03/2008

Địa điểm

Pa ris

Hồng Kông

Hành trình

Giờ, ngày


?

13 giờ 10
phút

7giờ 30phút 11 giờ 25 phút
29/03/2008
15 giờ 40phút

New York

?

(Biết rằng kinh độ của Paris: 02020’Đ; Hồng Kông: 114 0 10’ Đ; NewYork:
75 000’T)
Hướng dẫn
Đây là dạng bài tập đòi hỏi học sinh vừa phải vận dụng kĩ năng tính toán giờ
múi vừa phải suy luận giống như làm bài toán đố để có được kết quả tính toán
đúng. Ở bài này, trước hết học sinh cần thiết lập mối quan hệ giữa giờ tại nơi đã
biết với thời gian bay trong hành trình của mỗi chuyến bay
Xác định được vị trí múi giờ của các địa điểm nơi đến, nơi đi trên cơ sở kinh
độ, từ đó biết được các địa điểm có giờ sớm hay muộn hơn so với giờ tại nơi đã
biết thời gian trong hành trình:
Paris: 02°20’Đ nên thuộc múi giờ số 0( căn cứ vào quy ước độ rộng của mỗi
múi giờ là 15° kinh tuyến)
Hồng Kông: 114°10’Đ nên thuộc múi giờ số 8 NewYork: 75° T, thuộc múi giờ 19
Sau đó, tính toán giờ tại nơi đến hoặc nơi đi theo yêu cầu trên cơ sở giờ tại
cùng thời điếm của nơi đã biết. Cụ thể:
Tính giờ, ngày nơi đến tại Paris của chuyến bay CX261 khi biết chuyến bay
21



đi từ Hồng Kông vào lúc 23 giờ 45 phút ngày 28/03/2008, đến Paris sau 13giờ 10
phút bay.
Khi máy bay hạ cánh tại Pari thì cùng lúc đó tại Hồng Kông là 12 giờ 55
phút ngày 29/ 03/2008( = 23 giờ 45 phút +13 giờ 10 phút).
Paris thuộc múi giờ số 0, chậm hơn so với Hồng Kông là 8 giờ. Vì vậy, lúc
này giờ tại Paris sẽ là 4 giờ 55 phút ngày 29/03/2008( = 12 giờ 55 phút ngày 29/
03/2008 - 8 giờ).
Chuyến bay CX262 đi từ Paris đến Hồng Kông vào lúc 7 giờ 30 phút ngày
29/03/2008, sau 11 giờ 25 phút bay. Vậy, khi máy bay đi từ Paris, giờ tại Hồng
Kông sẽ là 20 giờ 05 phút ngày 28/03/2008 ( = 7 giờ 30 phút ngày 29/03/ 2008 11giờ 25 phút).
Paris có giờ muộn hơn so với Hồng Kông 8 giờ nên tại Paris lúc này là
11giờ 05 phút ngày 28/03/ 2008( = 20 giờ 05 phút - 8 giờ).
Chuyến bay CX 830: Hành trình đi từ Hồng Kông lúc 10 giờ 15 phút ngày
28/ 03/2008 đến NewYork sau 15 giờ 40 phút bay, Khi máy bay đến NewYork giờ
tại Hồng Kông là 01 giờ 55 phút ngày 29/03/2008 (= 10 giờ 15 phút ngày 28/
03/2008 + 15 giờ 40 phút). New York ở múi giờ số 19( múi giờ - 5), muộn hơn so
với Hồng Kông 13 giờ.
Vậy, giờ tại nơi đến( NewYork) sẽ là 12 giờ 55 phút ngày 28/ 03/2008 (= 01
giờ 55 phút ngày 29/03/2008 - 13 giờ)
Bảng kết quả:
Chuyên
Bay

CX261

Nơi đi
Địa điểm


Giờ, ngày

Hồng

23giờ 45phút

Kông

28/03/2008

Nơi đến
Địa điểm

Giờ, ngày
4 giờ 55 phút,

Pa ris

22

Hành trình

ngày 29/03/2008

13giờ 10
phút


12 giờ 05
CX262


Paris

phút, ngày
28/03/2008

CX830

Hồng
Kông

Hồng

7giờ 30phút

11giờ 25

Kông

29/03/2008

phút

10 giờ 15 phút NewYork 12 giờ 55 phút
28/3/2008
ngày 28/3/2008

15 giờ 40
phút


2.3. Bài tập 3:
Một máy bay khởi hành, cất cánh từ thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) lúc
5 giờ sáng ngày 6/4/3013, đến Beclin (Đức) lúc 10 giờ sáng cùng ngày. Như vậy
máy bay đã bay mất mấy giờ? Biết tại Beclin (Đức) là múi giờ số 1.
Hướng dẫn
Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) nằm ở múi giờ số 7, Beclin (Đức) ở
múi giờ số 1, như vậy giờ ở thành phố Hồ Chí Minh sớm hơn giờ Beclin 6 giờ.
Khi máy bay đến Đức lúc 10 giờ sáng ngày 6/4/2013 nghĩa là ở Việt Nam
cùng lúc là 16 giờ ngày 6/4/2013.
Như vậy thời gian máy bay bay từ thành phố Hồ Chí Minh bay đến Beclin
mất 16 – 5 = 11 giờ.
2.4. Bài tập 4:
Một bức điện đánh từ thành phố Hồ Chí Minh đến Paris (2 0Đ) vào hồi 2 giờ
ngày 31/12/2014, 2 giờ sau đến tay người nhận. Hỏi lúc đó tại Paris là mấy giờ?
Ngày nào?
Hướng dẫn
Paris (20Đ) nên thuộc múi số 0, vì thế thành phố Hồ Chí Minh sẽ có giờ
sớm hơn giờ ở Paris là 7 giờ.
Vậy lúc đánh điện thì tại Paris sẽ là: 19 giờ ngày 30/12/2014.
Lúc Paris nhận điện là 21 giờ ngày 30/12/2014.
23


IV. ạng bài tập về xác định kinh độ, vĩ độ, tọa độ địa lí của một địa điêm trên
cơ sở biết góc nhập xạ và giờ của địa điểm đó so với giờ của địa điểm khác đã
biết:
1. Những kiến thức cơ bản về tọa độ địa lí:
- Kinh tuyến và kinh độ:
+ Kinh tuyến: là các đường giao tuyến giữa mặt phẳng kinh tuyến (mặt
phẳng chứa trục Trái đất) và bề mặt Trái đất.

Trên Trái đất qui định kẻ 360 đường kinh tuyến, các đường này có chiều
dài bằng nhau và nối liền 2 cực Bắc và Nam của Trái đất.
+ Kinh độ: là góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc (00) và mặt
phẳng kinh tuyến đi qua điểm đó.
- Vĩ tuyến và vĩ độ:
+ Vĩ tuyến: Là đường giao tuyến giữa mặt phẳng vĩ tuyến (mặt phẳng
vuông góc với trục Trái đất) và bề mặt của Trái đất.
Theo lí thuyết thì qui định mỗi bán cầu có 90 vĩ tuyến và có Xích đạo là vĩ
tuyến 00. Xích đạo có chiều dài lớn nhất, càng về cực chiều dài các vĩ tuyến càng
nhỏ, về đến 2 cực chiều dài của vĩ tuyến 90 chỉ là 1 điểm.
+ Vĩ độ: là góc nhị diện tạo bởi phương dây dọi đi qua mặt phẳng Xích đạo
và mặt phẳng vĩ tuyến đi qua điểm đó.
2. Cách xác định tọa độ địa lí:
a. Xác định kinh độ:
Việc xác định kinh độ dựa vào chuyển động tự quay của Trái đất. Cụ thể là
cứ 1 giờ, Trái đất tự quay được 1 góc 15 0, các địa điểm ở phía Đông sẽ nhận được
ánh sáng Mặt trời sớm hơn các địa điểm ở phía Tây có nghĩa là có giờ sớm hơn.
Căn cứ vào cơ sở này ta sẽ tính được kinh độ của một địa điểm khi biết giờ địa
phương ở đó và một địa điểm khác biết kinh độ và giờ địa phương.
b. Xác định vĩ độ:
Việc xác định vĩ độ dựa trên cơ sở các công thức tính góc nhập xạ.
3. Một số bài tập minh họa:
24


3.1. Bài tập 1:
1. Xác định vĩ độ địa lí của địa điểm A và giải thích, biết:
- Điểm A nằm ở Bắc bán cầu, vĩ độ của địa điểm A lớn hơn độ xích vĩ Mặt
Trời .
- Ngày 20/ 11 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với bề mặt đẩt ở 20° N và

góc nhập xạ tại địa điểm A là 49°.
2. Xác định kinh độ của địa điểm B và giải thích, biết:
- Giờ của địa điểm B là 9 h30 ’, cùng lúc đó giờ của địa điểm A là 10h.
-

Kinh độ của địa điểm A là 1050Đ.
Hướng dẫn

1. Vĩ độ địa lí của địa điểm A: 21°B
Giải thích:
Biết vĩ độ địa lí của địa điếm A lớn hơn độ xích vĩ nghĩa là địa điểm A nằm
ở khu vực ngoại chí tuyến, đồng thời biết ngày 20/11 ánh sáng mặt trời chiếu thẳng
góc với bề mặt đất ở 20°N và góc nhập xạ của địa điểm A vào ngày 20/11, có thể
suy ra trị số xích vĩ Mặt Trời của ngày 20/11 là 20° và thời gian này địa điểm A
đang là mùa đông.
Từ đó áp dụng công thức tính góc nhập xạ:
h = 90° - ϕ - α
để tính vĩ độ địa lí của địa điểm A.
2. Kinh độ của địa điểm B: 97° 30’ Đ
Giải thích:
Muốn xác định được kinh độ của địa điểm B khi biết kinh độ của địa điểm A
và giờ địa phương của hai địa điểm A và B, phải dựa vào hiệu số kinh độ giữa hai
địa điểm bằng hiệu số giờ giữa hai địa điểm đó trong cùng một thời điểm.
Hiệu số giờ giữa hai địa điểm A và B là 0h30’. Từ đó có thể tính được độ
chênh lệch về kinh độ giữa hai địa điểm A và B là 7° 30’.
Do Trái Đất chuyển động tự quay từ Tây sang Đông, nên các địa điểm ở
25



×