Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP KHOA TÀI CHÍNH - Copy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.44 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học kinh doanh và công nghệ Hà Nội
KHOA TÀI CHÍNH

--------------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đơn vị thực tập:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG TÙNG LÂM
Giáo viên hướng dẫn

: TỐNG THỊ THANH NHUNG

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN THỊ THANH

Lớp

: TC 17.25

MSV

: 12104664

Hà Nội - 2016


SV: Nguyễn Thị Huyền

1

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính
LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO, đó là điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài vào trong nước. Đây chính là cơ hội cũng như thử thách cho các đơn vị
để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Bên cạnh những thuận lợi trên,
Các doanh nghiệp cũng không gặp ít khó khăn vì sự cạnh tranh gay gắt từ các
doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Do đó để tồn tại được doanh nghiệp trong
nước cần nâng cao năng lực quản lý cũng như kiểm soát chặt chẽ tình hình kinh
doanh để đề ra chiến lược lâu dài.
Trong thời gian thực tập vừa qua em có cơ hội tìm hiểu về tình hình hoạt
động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa, có điều kiện
vận dụng những lý luận đã được giảng dạy ở trường Đại học kinh doanh và công
nghệ Hà Nội vào thực tiễn rút ra những hiểu biết và kinh nghiệm ban đầu thiết thực
cho bản thân và viết ra bài báo cáo này.
Nội dung báo cáo thực tập gồm 3 phần chính:
- Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ
thuật Duy Khoa.
- Phần 2: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại và
dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa.

- Phần 3: Đề xuất và kiến nghị.
Do thời gian thực tập không nhiều, nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế
nên báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót nhầm lẫn kính mong các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn kế toán Trường ĐH kinh doanh và công nghệ Hà Nội cùng
ban lãnh đạo công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa nhiệt tình
đóng góp ý kiến và sửa chữa giúp đỡ để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Thị Huyền

2

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
DỊCH VỤ KỸ THUẬT DUY KHOA
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty:Công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa
- Đại diện pháp lý: Lê Văn Chung
- Loại hình: Công ty TNHH
- Địa chỉ: số 32A, ngách 184/75, tổ 23B, Phường Thanh Lương, quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội.
- Tel: 0303883926
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng.
Ra đời trong hoàn cảnh toàn Đảng , toàn dân và toàn quân ta đang tích cực

phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng chủ nghĩa xã hội, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy
Khoa đứng trước những thuận lợi cơ bản, nhưng phải trải qua nhiều khó khăn, thử
thách.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, với chủ trương mở cửa nền kinh tế hoà
nhập với khu vực và thế giới của Nhà nước đã đặt Công ty trước những thách thức
và cơ hội mới. Cùng với sự chuyển mình của đất nước ngành Thương mại- Dịch vụ
nói chung và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa nói riêng
cũng phải tự đổi mới trong quản lý, đổi mới trong lĩnh vực kinh doanh để hoà nhịp
với sự phát triển của đất nước. Thành lập ngày 21/8/2007, Công ty đã và đang cố
gắng phát triển và hoàn thiện toàn diện.
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa là một đơn vị kinh
tế, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại
ngân hàng, được sử dụng con dấu dân sự trong hoạt động kinh tế. Nhiệm vụ, chức
năng của công ty:

SV: Nguyễn Thị Huyền

3

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Hoạt động chính là buôn bán kim loại và quặng ki loại như: sắt, thép, kim loại

màu, quặng, đồng, chì, nhôm, kẽm, thiếc, fero.
Bán buôn vật kiệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng như: xi măng, gạch xây,
ngói, đá, cát, sỏi, tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến, cọc bê tông, bu lông, đai, ốc, vít,
đinh chốt , vòng đệm.
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí,và các sản phẩm lien quan như: than đá, các
nhiên liệu rắn khác . . .
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều chấp hành nghiêm chỉnh,
đúng chế độ, chính sách, pháp luật kinh tế hiện hành cũng như điều lệ Công ty.

1.3Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

SV: Nguyễn Thị Huyền

4

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Giám Đốc

Phòng kế hoạch

Phòng hành chính


Phòng tài chính

nghiệp vụ

tổng hợp

kế toán

Thủ

Bộ

Bộ

Kế

Kế

Thủ

kho

phận

phận

toán

toán


quỹ

kiêm

bán

giao

tổng

thanh

bảo

hàng

nhiệm

hợp

toán

vệ
(Nguồn: Phòng Hành chính Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy
Khoa)
Gíam đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và có quyền quyết định cuối cùng về
việc tổ chức, kiểm tra, theo dõi mọi hoạt động của Công ty; quản lý, công tác lập kế
hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh, đàm phán, ký kết hợp đồng
và quản lý tài chính của Công ty; đồng thời cũng chịu trách nhiệm đầu tiên , cao
nhất về mọi kết quả hoạt động kinh doanh, quản lý cũng như mọi vấn đề khác của

Công ty. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần làm việc và tâm lý của nhân
viên, quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ:
Nghiên cứu những đề xuất và đưa ra các phương án kinh doanh.
Dự các cuộc họp bàn và xây dựng phương hướng kinh doanh của Công ty.
Được đề xuất giá cả mua vào và bán ra đối với các mặt hàng do Công ty kinh
doanh.
Tổ chức thực hiện kinh doanh theo kế hoạch.

SV: Nguyễn Thị Huyền

5

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Có nhiệm vụ làm hợp đồng (Mọi hợp đồng đều do Giám đốc trực tiếp đàm
phán, ký kết).
Theo dõi và tổ chức thực hiện các Hợp đồng đã ký kết.
Nắm chắc thời gian, số lượng hàng nhập để làm thủ tục kiểm định và xử lý
kịp thời.
Bộ phận giao nhận có chức năng và nhiệm vụ cụ thể:
Tiến hành tổ chức thực hiện công việc giao nhận hàng hoá của Công ty.
Thực hiện các thủ tục giao nhận hàng hoá, thuê phương tiện vận chuyển hàng
về kho.
Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của thủ kho(bảo vệ):

Trông coi, bảo quản tài sản, kho hàng cho Công ty, tránh tình trạng mất mát,
hư hỏng hàng hoá.
Giữ gìn an ninh trật tự cho Công ty trong giờ làm việc, hướng dẫn khi có
khách vào Công ty.
Phòng hành chính tổng hợp: tham mưu và tổ chức thực hiện công tác tổ
chức, lao động tiền lương, quản lý hành chính, thực hiện các nghiệp vụ văn phòng
nói chung.

PHẦN 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ KỸ THUẬT DUY KHOA
2.1 Tình hình hoạt động của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật
Duy Khoa
2.1.1 Tình hình tài sản của doanh nghiệp
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp tình hình tài sản của doanh nghiệp giai đoạn 20132015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

So sánh

So sánh 2015/2014

2014/2013

SV: Nguyễn Thị Huyền


6

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

A-TSNH
I.Tiền
các



Khoa: Tài chính

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

Giá

trị

trọng


trị

trọng

trị

14.206

(%)
100

24.676

(%)
100

1.947

13,71

9.022

2.973

20,93

2.892

81


Tỷ

Chênh

Tỷ lệ

Chênh

Tỷ lệ (%)

trọng lệch (±)

(%)

lệch
(0,89)

24.456

(%)
100

10.470

73,7

(±)
(220)

36,56


8.811

36,03

7.075

363,38

(211)

(2,34)

7.665

31,06

12.333

50,43

4.692

157,82

4.668

60,09

20,36


7.665

31,06

12.333

50,43

4.773

165,04

4.668

60,9

0,57

-

-

-

-

(81)

(100)


-

-

59,97

7.395

29,79

3.235

13,23

(1.125)

(13,2)

(4.160)

(56,25)

khoản

tương
đương tiền
II.
Các
khoản


thu

ngân

ngắn

hạn
1.Phải
của

thu
khách

hàng
2.Các
khoản phải

thu khác
III.
Hàng 8.5720
tồn kho
IV. Tài sản

766

5,39

594


2,41

77

0,31

(172)

(22,45)

(517)

(87,04)

ngắn hạn
1.Thuế giá

759

5,34

572

2,32

53

0,22

(187)


(24,64)

(519)

(90,73)

7

0,05

22

0,09

24

0,1

15

214,29

2

9,09

100

24.676


100

24.456

100

10.470

73,7

(220)

(0,89)

trị gia tăng
được

khấu

trừ
2.Tài

sản

ngắn

hạn

khác

TỔNG TÀI 14.206
SẢN

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa
năm 2013-2015)

Qua bảng 2.1, ta thấy quy mô về tài sản của Công ty có biến động tăng giảm
không đều. Cụ thể, giai đoạn 2013 – 2015 tâng 10.470 triệu đồng (73,7%), giai
SV: Nguyễn Thị Huyền

7

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

đoạn 2014 – 2015 giảm 220 triệu đồng tương ứng 0,89% . Như vậy, nhìn chung
trong giai đoạn 2013 – 2015, quy mô tài sản của công ty tăng. Ta có thể thấy được
nguyên nhân dẫn đến sự biến động của tài sản khi đi sâu phân tích từng chi tiêu:
Về TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3 năm và cũng có sự biến động không
đều, giai đoạn 2013 – 2015 tăng 10.470 triệu đồng (73,7%), giai đoạn 2014 – 2015
giảm 220 triệu đồng ( 0,89%). Có thể thấy TSNH tăng trong giai đoạn 2013 – 2015
là nguyên nhân chính khiến tổng tài sản tăng.
Tiền và các khoản tương đương tiền nhìn chung năm 2015 tăng so với 2013
khiến cho TSNH tăng, cụ thể giai đoạn 2013 – 2014 tăng mạnh 7.075 triệu đồng
( 363,38%), giai đoạn 2014 – 2015 có giảm nhẹ 211 triệu đồng (2,34%) nhưng
không đáng kể. Giai đoạn 2013 – 2014 là khoản thời gian Công ty đang ở trong giai

đoạn mới bắt đầu hoạt động, lượng tiền mặt tại quỹ ở mức rất thấp nên trong năm
2014, Công ty đã chủ động bổ sung thêm một số lượng tiền mặt cũng như tiền gửi
ngân hàng nhằm nâng cao khả năng thanh toán tức thời, nhanh chóng đáp ứng được
nhu cầu thánh toán thường xuyên trong các nghiệp vụ giao dịch mua bán hàng
ngày.
Các khoản phải thu ngắn hạn ngược lại lien tục tăng mạnh trong cả 3 năm. Giai
đoạn 2013 – 2014 tăng 4.962 triệu đồng (157,82%) , giai đoạn 2014 – 2015 tiếp tục
tăng thêm 4.668 triệu đồng (60,9%). Trong đó các khoản phải thu của khách hàng
chiếm chủ yếu. Nguyên nhân là do Công ty đã nới lỏng chính sách khi bán hàng
cho các công ty khách hàng chưa thanh toán tiền, làm tăng các khoản nợ phải thu
của khách hàng. Điều này là hoàn toàn bình thường đối với các công ty thương
mại, đặc biệt là đối với một công ty mới thành lập thì điều này còn giúp Công ty
tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần phải xem xét đến
khả năng thanh toán nợ của từng khách hàng, giảm thiểu tối đa tình trạng nợ quá
hạn và bị chiếm dụng vốn.
Hàng tồn kho giảm 1.125 triệu đồng (13,2%) trong năm 2014, tiếp tục giảm
4.160 triệu đồng (56,25%) trong năm 2015. Đây là một trong những nguyên nhân
khiến TSNH giảm nhẹ vào năm 2015. Đối với một công ty thương mại, việc giữ
hàng tồn kho ở mức trung bình là thích hợp để tránh việc bị tồn hàng lâu và phát
SV: Nguyễn Thị Huyền

8

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính


sinh chi phí, tuy nhiên việc hàng tồn kho giảm nhanh và thấp cũng gây ra một số
bất lợi trong trường hợp nhu cầu thị trường tăng đột biến, công ty sẽ không thể có
đủ hàng để cung cấp dẫn đến dễ mất đi khách hàng và thị trường. Vì vậy, Công ty
nên xem xét lại và cố gắng không nên để hàng tồn kho tiếp tục giảm nữa.
Tài sản ngắn hạn khác giai đoạn 2013 – 2014 giảm 172 triệu đồng (22,45%),
giai đoạn 2014 – 2015 tiếp tục giảm 517 triệu đồng ( 87,04%). Nguyên nhân giảm
xuất phát từ sự sụt giảm của khoản mục thuế giá trị gia tăng được khấu trừ. Do
trong những năm đầu mới thành lập, Công ty chưa có nguồn nhập hàng hóa ổn
định, chủ yếu vẫn là nhập khẩu các loại sắt thép , kim loại từ nước ngoài về để kinh
doanh khiến cho các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tăng lên. Đến năm
2015, tuy Công ty vẫn tiếp tục nhập khẩu hàng hóa nhưng lượng hàng nhập về
không còn nhiều như trước, đồng nghĩa với việc thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
giảm xuống là hợp lý.
Về TSDH không xuất hiện trong cơ cấu tài sản do Công ty Đại Phát vốn là một
công ty thương mại, dịch vụ, TSCĐ hầu như để đi thuê tài chính nên việc không
xuất hiện giá trị TSDH là điều bình thường.
Xét về cơ cấu tài sản của Công ty, ta thấy:
TSNH chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản. Cụ thể trong cả 3 năm đều
chiếm 100% trong khi TSDH hoàn toàn không xuất hiện trong tổng tài sản.
Trong TSNH thì chiếm tỷ trọng chủ yếu lần lượt trong 3 năm là hàng tồn kho
chiếm 59,97% trong năm 2013, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 36,56%
trong năm 2014 và các khoản phải thu chiếm 50,43% trong năm 2015 . Điều này
thể hiện khoản mục được ưu tiên theo từng năm của Công ty. Năm 2013, Công ty
chú trọng tăng lượng hàng tồn kho để mở rộng quy mô kinh doanh. Năm 2013, tiền
và tương đương tiền được ưu tiên nhằm giúp việc giao dịch mua bán thuận lợi hơn.
Năm 2015, Công ty nới lỏng chính sách thanh toán để khơi thong các mối quan hệ
hợp tác với các bạn hàng nên tỷ trọng của các khoản phải thu là lớn nhất.
Đến năm 2015 thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng 36,03%,
chỉ đứng sau các khoản phải thu. So với tỷ trọng năm 2014 là 36,56% thì không có
sự thay đổi gì nhiều. Công ty vẫn tiếp tục duy trì lượng tiền mặt ở mức hơn 30% để

việc thanh khoản được dễ dàng hơn.
SV: Nguyễn Thị Huyền

9

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Tỷ trọng hàng tồn kho giảm , cụ thể năm 2014 giảm còn 29,97%, đến năm 2015
chỉ còn chiếm 13,23% trong TSNH.
Tóm lại, trong thời gian tới, Công ty nên điều chỉnh lại tỷ trọng của hàng tồn
kho, không để tỷ trọng của khoản mục này quá thấp sẽ gây ra nhiều bất lợi cho việc
kinh doanh lâu dài. Ngoài ra, Công ty nên điều chỉnh lại tỷ trọng của hàng tồn kho,
không để tỷ trọng của khoản mục này quá thấp sẽ gây ra nhiều bất lợi cho việc kinh
doanh lâu dài. Ngoài ra, Công ty cũng nên bắt đầu quan tâm tới việc thu tiền từ
khách hàng để tránh nợ quá hạn và nợ xấu tăng lên.
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn của công ty.
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại và dịch
vụ kỹ thuật Duy Khoa.
ĐVT: Triệu đồng.
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014


Năm 2015

Gía

Tỷ

Giá

Tỷ

Giá

Tỷ

trị

trọn

trị

trọn

trị

g
A.

NỢ

PHẢI

TRẢ
I.
Nợ
ngắn

12.69

(%)
89,36

5
12.69

trả

12.57

23.10

(%)
94,45

6
89,36

5

hạn
1. Phải


g

23.10

7

23.10

So sánh 2015/

2014/2013
Chên Tỷ lệ

2014
Chên
Tỷ lệ

trọng

h lệch

h lệch

(%)

(±)

(%)

(%)


(±)

94,45 10.411

82,01

(7)

(0,03)

94,45 10.411

82,01

(7)

(003)

94,45 10.526

83,69

(5)

(0,02)

(97,46

(2)


(66,67)

9
93,64

6
88,53

23.09

So sánh

23.09
9

93,63

3

23.09
8

người
bán
2. Thuế


118


0,83

3

0,01

1

các

0

(115)

)

khoản
phải nộp
Nhà

SV: Nguyễn Thị Huyền

10

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính


nước
II. Nợ

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

dài hạn
B. VỐN

1.511

10,64


1.570

6,36

1.357

5,55

59

3,9

(213)

(13,59)

1.500

10,56

1.500

6,08

1.500

6,13

-


-

-

-

11

0,08

70

0,28

(143)

(0,58

59

536,36

(213)

(304,29

CHỦ
SỞ
HỮU

1. Vốn
đầu



của chủ
sở hữu
2. Lợi
nhuận

)

)

sau thuế
chưa
phân
phối
TỔNG

14.20

NGUỒ

6

100

24.67
6


100

24.45

100

10.407

73,7

(220)

(0,89)

6

N VỐN
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa
năm 2013-2015)

Qua bảng 2.2 ta thấy được nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2013 – 2014
Tăng 10.470 triệu đồng, giai đoạn 2014 – 2015 lại giảm 220 triệu đồng, như vậy
nhìn chung nguồn vốn đã tăng. Nguyên nhân là do:
Nợ phải trả tăng từ 12.695 triệu đồng năm 2013 lên 23.099 triệu đồng năm
2015. Trong đó hoàn toàn là nợ ngắn hạn. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng
nguồn vốn từ nợ vay ngắn hạn là rất lớn. Việc sử dụng vốn vay trong kinh doanh
nếu chưa quá hạn thanh toán là điều bình thường, đặc biệt là công ty mới thành lập
chưa lâu.
Phải trả người bán là khoản mục gây biến động lớn nhất cho nợ phải trả. Giai

đoạn 2013 – 2014 khoản mục này tăng thêm 10.526 triệu đồng (83,69%), giai đoạn
2014 – 2015 có giảm nhẹ 5 triệu đồng ( 0,02%). Điều này cho thấy công ty đã
SV: Nguyễn Thị Huyền

11

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

chiếm dụng một lượng vốn khá lớn từ phía người bán. Đây hoàn toàn không phải là
một điều xấu, bởi Công ty sẽ đạt được nhiều lợi ích nếu biết sử dụng số vốn này
một cách hợp lý.
Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 59 triệu đồng (3,9%) trong giai đoạn 2013 –
2014 tuy nhiên lại giảm 213 triệu đồng (13,57%) trong giai đoạn 2014 – 2015 .
Nhìn chung vốn chủ sở hữu của Công ty giảm nhưng không nhiều.
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chính là nguyên nhân khiến vốn chủ sở hữu
bị giảm. Giai đoạn 2013 – 2014 tăng 59 triệu đồng (536,36%), giai đoạn 2014 –
2015 giảm 213 triệu đồng ( 304,29%) . Do trong năm 2015, lợi nhuận sau thuế của
Công ty lỗ nên đã khiến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị sụt giả mạnh, kéo
theo đó vốn chủ sở hữu cũng giảm.
Xét về cơ cấu nguồn vốn của Công ty , ta thấy:
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu. Cụ thể nợ phải trả luôn
chiếm khoảng trên 90%.
Trong nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 100%. Điều này cho thấy
công ty chủ yếu đi vay ngắn hạn, đối với một công ty thương mại là hợp lý bởi
vòng quay vốn của công ty thương mại thường rất ngắn, sử dụng vốn ngắn hạn sẽ

tiết kiệm được chi phí lãi vay cũng như giảm thiểu rủi ro trong việc vay vốn. Tuy
nhiên nguồn vay ngắn hạn này chủ yếu lấy từ các khoản phải trả, nói cách khác,
Công ty đang sử dụng vốn chiếm dụng từ các bạn hàng, Công ty cần chú ý đến thời
hạn trả nợ để không rơi vào tình trạng mất uy tín với khách hàng.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn rất nhiều so với nợ phải trả, hơn
nữa lại đang có xu hướng giảm dần, nă 2014 đã giảm còn 6,36%, năm 2015 chỉ còn
5,55% .Mặc dù vốn chủ sở hữu của Công ty hoàn toàn có thể đảm bảo cho 0,1%
đồng thời dùng nguồn vốn chủ sở hữu còn lại để đầu tư sang TSNH, nhưng về tổng
thể, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn vẫn quá thấp, về lâu dài sẽ
khiến công ty rơi vào tình trạng mất tự chủ về tài chính, bị phụ thuộc vào nguồn
vốn từ bên ngoài. Đây là một dấu hiệu không tốt

SV: Nguyễn Thị Huyền

12

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Trong giai đoạn tiếp theo, Công ty cần chú trọng vào việc trả nợ ngắn hạn cho
đúng hạn, tránh việc làm mất uy tín; nên cân nhắc sử dụng thêm nguồn vốn vay dài
hạn. Bên cạnh đó, cần gia tăng thêm tỷ trọng của vốn chủ sở hữu, tăng thê sự tự chủ
về tài chính cho Công ty.
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

2013
Số tiền

2014
Số tiền

Năm
2015
Số tiền

So sánh
2014/2013

So sánh
2015/2014

Chênh

Chênh

Chênh

Chênh


lệch

lệch

lệch

lệch

244,65

5.352

7,63

20.359

70.167

75.519

(…)
49.808

-

-

-


-

-

-

-

20.359

70.167

75.519

49.808

244,65

5.352

7,63

17.846
2.513
3,2

66.238
3.929
19,6


70.386
5.133
12,1

48.329
1.416
16,4

271,16
56,35
512,5

4.148
1.204
(7,5)

6,26
30,64
(38,27)

động tài chính
7.Chi phí hoạt động

-

340

358

340


100

18

5,29

tài chính
- Trong đó: Chi phí

-

-

-

-

-

-

-

lãi vay
8.Chí phí quản lý

2.477

3.538


4.991

1.061

42,83

1.453

41,07

kinh doanh
9.Lợi nhuận thuần từ

39,2

70,6

(203,9)

31,4

80,1

(274,5)

(388,81)

doanh (9=5+6-7-8)
10.Thu nhập khác

11.Chi phí khác

-

0,25

-

0,25

100

(0,25)

(100)

12.Lợi nhuận khác

-

(0,25)

-

(0,25)

100

0,25


(100)

1.Doanh

thu

bán

hàng và cung cấp
dịch vụ
2.Các khoản giảm
trừ
3.Doanh thu thuần
(3=1-2)
4.Gía vốn hàng bán
5.Lãi gộp (5=3 – 4)
6.Doanh thu hoạt

hoạt

động

kinh

SV: Nguyễn Thị Huyền

13

MSV: 12104664



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
(12=10-11)
13.Tổng lợi nhuận
trước

Khoa: Tài chính

39,2

70,35

(203,9)

31,15

79,46

(274,25)

(389,84)

9
30,2

14,07
56,28

(203,9)


5,05
26,1

56,06
86,46

(14,07)
(260,48)

(100)
(462,3)

thuế

(13=9+12)
14.Thuế TNDN
15. Lợi nhuận sau
thuế ( 15= 13 – 14)

Qua bảng 2.3, ta có thể thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công
ty tăng dần trong giai đoạn 2013 – 2014 là 49.808 triệu đồng (244,65%), đến năm
2015 tiếp tục tăng them 5.352 triệu đồng (7,63%). Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế
của Công ty tuy có tăng trong giai đoạn 2013 – 2014, tăng lên 26,1 triệu đồng
(86,46%) nhưng đến giai đoạn 2014 – 2015 lại bị giảm 260,18 triệu đồng (462,3%).
Nguyên nhân dẫn đến việc giảm lợi nhuận này là do sự tăng lên của các khoản mục
chi phí như : giá vốn bán hàng , chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý kinh
doanh. Đi sâu vào phân tích cụ thể ta có thể thấy những nguyên nhân khiến lợi
nhuận giảm trong khi doanh thu vẫn tăng như sau:
-Gía vốn hàng bán tăng 48.392 triệu đồng (271,16%) giai đoạn 2013- 2014, đến
giai đoạn 2014 – 2015 tăng nhẹ them 4.148 triệu đồng (6,26%) . Do Công ty đang

chủ động mở rộng quy mô kinh doanh, sản lượng hàng hóa bán ra đang tăng dần
nên việc giá vốn hàng bán tăng lên cũng là điều dễ hiểu. Hơn nữa, doanh thu tăng
nên lãi gộp cũng tăng, cụ thể năm 2013 là 2.513 triệu đồng, năm 2014 là 3.929 triệu
đồng và năm 2015 là 5.133 triệu đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng 16,4 triệu đồng (512,5%) giai đoạn 2013
-2014 chủ yếu là doanh thu từ lãi tiền gửi và thu nhập từ hoạt động mua bán chứng
khoán ; đến năm 2014 giảm 7,5 triệu đồng (38,27%) nguyên nhân do Công ty đã
rút bớt một số vốn từ hoạt động đầu tư tài chính và tăng cường đầu tư vào hoạt
động kinh doanh.
Chi phí hoạt động tài chính của Công ty chỉ xuất hiện kể từ năm 2014 là 340
triệu đồng và tăng them 18 triệu đồng (5,29%) vào năm 2015. Phần lớn nguồn vốn

SV: Nguyễn Thị Huyền

14

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

của công ty là từ các khoản phải trả người bán và một phần từ vốn chủ sở hữu,
hoàn toàn không sử dụng nguồn vốn đi vay nên không xuất hiện chi phí lãi vay.
Chính vì quá phụ thuộc vào các khoản phải trả người bán này nên chi phí lãi mua
hàng trả chậm mới xuất hiện và nhanh chóngđẩy chi phí tài chính của Công ty lên
cao. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến Công ty vừa bị giảm uy tín với bạn hàng
đồng thời phải chịu một lượng chi phí lãi trả chậm không đáng có. Bên cạnh đó,
Công ty còn phải chịu lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh

doanh khi nhập khẩu sắt thép hơn 77 triệu đồng. Điều này cũng là một trong những
nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế giảm.
Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty chủ yếu là chi phí quản lý doanh
nghiệp. Giai đoạn 2003 – 2004 tăng 1.061 triệu đồng (42,83%), giai đoạn 2013 –
2014 tiếp tục tăng thêm 1.453 triệu đồng (41,07%) . Nguyên nhân khiến khoản mục
chi phí này liên tục tăng cao là bởi ngoài chi phí cho nhân viên quản lý, chi phí đồ
dùng văn phòng, chi phí dự phòng… thì Công ty còn phải chịu một khoản chi phí
tương đối nhiều là tiền thuê đất và thuê nhà để phục vụ cho việc giao lưu hàng hóa
cũng như làm văn phòng đại diện. Nhất là khi Công ty mới thành lập thì tiền thuê
trong những năm đầu hoạt động là một gánh nặng về chi phí. Ngoài ra, các khoản
chi phí dịch vụ mua ngoài nhằm đáp ứng cho việc vận chuyển hàng hóa, các chi phí
quản lý kinh doanh trở thành một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau
thuế bị lỗ.
Chi phí khác có tăng thêm 0,25 triệu đồng vào năm 2014 nhưng ảnh hưởng
không đáng kể tới kết quả hoạt độn kinh doanh của Công ty.
Một cách tổng quát , ta có thể thấy giai đoạn 2013 – 2015, tình hình hoạt động kinh
doanh của Công ty nhìn chung không được tốt, tuy lúc đầu đã có khởi sắc nhưng lại
bị thua lỗ vào năm 2015 do một số nguyên nhân đã phân tích ở trên . Vì vậy, trong
năm tới, Công ty cần chú trọng hạ thấp các khoản chi phí đồng thời tăng thêm sản
lượng hàng hóa bán ra. Để làm được điều này, cần tập chung khai thác các đối tác,
khách hàng trung thành của Công ty cũng như khách hàng mới, tìm nguồn cung cấp
hàng hóa tốt , đặc biệt cần nâng cao chất lượng sản phẩm và giả dần được giá vốn.
SV: Nguyễn Thị Huyền

15

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Khoa: Tài chính

Nên cân nhắc sử dụng thêm nguồn vốn vay dài hạn, giảm bớt tỷ trọng các khoản
phải trả, giữ vững thị trường tiêu thụ và uy tín của Công ty là một trong những yếu
tố quan trọng để tăng lợi nhuận trong năm tới.
2.3 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Đơn vị

Năm

Năm

Năm

2013

2014

2015

Chênh lệch
2014/2013
2015/2014

Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số tiền
Số tiền
(%)
(%)
49.808
244,65
5.352
7,63
31,15
79,46
(274,25) (389,84)

1. Doanh thu thuần
2. Lợi nhuận trước

trd
trd

20.359
39,2

70.167
70,35

75.519
(203,9)

thuế và lãi vay

3. Lợi nhuận sau

trd

30,2

56,28

(203,9)

26,1

86,46

(260,48)

(462,3)

thuế
4. Tổng tài sản bình

trd

14.206

24.676

24.456

10.470


73,7

(220)

(0,89)

quân
5. Vốn chủ sở hữu

trd

1.500

1.500

1.500

-

-

-

bình quân
6. Tỷ suất sinh lời

%
0,21


0,23

(0,83)

0,02

9,52

(1,06)

(460)

2,01

3,75

(13,59)

1,74

86,57

(17,34)

(462)

0,148

0,08


(0,27)

(0,068)

(46)

(0,35)

(440)

trên tài sản
(ROA=3/4)
7. Tỷ suất sinh lời

%

vốn chủ sở hữu
(ROE=3/5)
8. Tỷ suất sinh lời

-

%

của doanh thu
(ROS=3/1)

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật
Duy Khoa)
Tỷ suất sinh lời trên tài sản cho biết một đồng tài sản doanh nghiệp sử dụng

trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản
SV: Nguyễn Thị Huyền

16

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

chung toàn doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản càng cao thì trình độ sử
dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Tỷ suất sinh lời trên tài sản
năm 2014 tăng 9,52 % so với năm 2013. Năm 2015 giảm 460% so với năm 2014.
Điều này chứng tỏ doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận it hơn trên lượng vốn bỏ ra
nhiều hơn
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Chỉ số này là thước đo chính xác để
đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này
thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên
thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ suất
sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2014 tăng 86,57 % so với năm 2013. Năm 2015 giảm
462 % so với năm 2014. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng chưa hiệu quả
vốn chủ sở hữu. Ta thấy qua 3 năm ROA nhỏ hơn ROE chính tỏ đòn bẩy tài chính
của công ty có tác dụng tích cực.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có thể tính cho hoạt động sản xuất kinh doanh
hoặc cũng có thể tính cho toàn bộ hoạt động tại doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết
với một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nó chỉ ra mối quan hệ
giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là 2 yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ
ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận lại thể hiện chất

lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Tỷ suất sinh lời của doanh thu năm
2014 giảm 46% so với năm 2013. Năm 2015 giảm 440 % so với năm 2013. Hệ số
này có xu hướng giảm và thấp. Như vậy khả năng kiểm soát chi phí của doanh
nghiệp chưa được tốt.
2.4 Đánh giá nhận xét về thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
2.4.1 Những kết quả đạt được
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa đã có những
thành công, kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh như sau:
Mạng lưới tiêu thụ của Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu bán
hàng không ngừng tăng lên qua các năm, sản lượng tiêu thụ cũng đã ở mức ổn định.

SV: Nguyễn Thị Huyền

17

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền đã được quan tâm và điều chỉnh
ở mức hợp lý.
Công ty có một chính sách thưởng phạt nghiê minh, rõ rang đối với những
nhân viên có thành tích tốt cũng như những nhân viên vi phạm quy chế đồng thời
cũng đã nhanh chóng xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý có kiến thức, giầu
kinh nghiệm, có trách nhiệm với công việc dù mới thành lập chưa lâu.
Cơ cấu tổ chức của Công ty khá gọn nhẹ và linh hoạt.
Từ những thành tựu đã đạt được, Công ty Đại Phát ngày càng khẳng định

được vị trí và nâng cao hình ảnh của mình trên thương trường. Nhưng bên cạnh đó
Công ty Đại Phát cũng gặp phải không ít khó khăn mà một phần là do những tồn tại
cần được giải quyết từ phía Công ty.
2.4.2 Những mặt hạn chế và nguyên nhân:
Hàng tồn kho của Công ty năm 2014 chiếm tỷ trọng khá thấp so với tổng tài
sản do công tác xác định nhu cầu tiêu thụ hàng hóa chưa được chính xác. Lượng dự
trữ hàng hóa tồn kho giảm đi sẽ làm hạn chế đến tốc độ luân chuyển quay vòng vốn
lưu động. Công ty cần chú ý đến tỉ lệ dự trữ hàng tồn kho sao cho hợp lý, không
làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và khả năng thanh toán.
Các khoản phải trả của công ty chiếm tỷ trọng tương đối cao. Đó chính là kết
quả của việc quá lạm dụng chính sách chiếm dụng vốn từ khách hàng. Công ty
chiếm dụng vốn nhiều, nếu không có khả năng thanh toán tốt sẽ bị rang buộc hoặc
bị sức ép từ các khoản nợ phải trả, hơn nữa còn ảnh hưởng không tốt đến xếp hàng
tín dụng của Công ty.
Công ty đã dành nhiều lợi nhuận để tái đầu tư cho nguồn vốn kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tuy đã được bổ sung hàng năm nhưng chỉ đảm
bảo đủ tài trợ cho một phần tài sản lưu động, phần còn lại buộc Công ty phải huy
động từ bên ngoài để bù đắp. Nguyên nhân như đã nói ở trên là bởi Công ty quá
phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, cụ thể là vốn chiếm dụng nhằm giảm thiểu
tối đa chi phí lãi vay và áp lực trả nợ mà không tích cực gia tăng tỷ trọng vốn chủ
sở hữu.
Các khoản chi phí còn ở mức cao, điển hình là chi phí hoạt động tài chính và
chi phí quản lý kinh doanh. Mặc dù một phần do nguyên nhân khách quan là tiền

SV: Nguyễn Thị Huyền

18

MSV: 12104664



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

thuê đất cao nhưng trong đó cũng phải kể đến việc chiếm dụng vốn quá mức của
Công ty khiến lãi trả chậm xuất hiện khiến chi phí tăng. Điều này hoàn toàn có thể
tránh được nếu Công ty điều chỉnh lại được các khoản nợ phải trả người bán của
mình sao cho hợp lý hơn.
Doanh thu qua 3 năm tăng nhưng chi phí cũng tăng đáng kể nên lợi nhuận
cũng giảm, thậm chí còn bị lỗ cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty chưa
được hiệu quả.
Các chỉ tiêu sinh lời qua 3 năm đều giảm và ở mức rất thấp. Nguyên nhân
phần nhiều do các khoản mục chi phí tăng đột biến đồng thời các khoản phải thu
đều cao hơn so với năm trước.

PHẦN 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Đề xuất về tình hình sản xuất kinh doanh- tình hình sử dụng vốn của
doanh nghiệp trong năm
Đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, giải phóng lượng hàng tồn kho, ổn định
hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, xử lý nhanh các khoản nợ phải thu tồn
đọng nhằm đảm bảo an toàn tài chính đối với doanh nghiệp, làm nền tảng mở rộng
hoạt động kinh doanh trong các năm tiếp theo.
Áp dụng các chính sách bán hàng và theo dõi, thu hồi công nợ phù hợp, linh
hoạt đối với từng khách hàng qua đó gia tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao chất
lượng và hiệu quả, đảm bảo nguồn vốn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh
doanh. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý, nâng cao năng lực của đội
SV: Nguyễn Thị Huyền

19


MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

ngũ nhân viên, qua đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, giảm thiểu chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Xác định công tác trọng tâm và hàng đầu là xây dựng, và đào tạo bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ có đủ năng lực quản lý , có trình độ chuyên môn có khả năng đảm
nhiệm giải quyết được nhiều công việc, hiểu biết pháp luật… cùng với việc chú
trọng tuyển dụng người lao động mới đúng chuyên ngành và tuyển chọn đưa cán bộ
đi đào tạo, cần tập trung cho công tác đào tạo lại, nâng cao tay nghề tại các đơn vị
sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy phải có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại liên tục
thì mới có đủ nguồn nhân lực bổ sung cho công tác phát triển thị trường, và phát
sinh thay đổi cán bộ trong quá trình làm việc. Dành sự quan tâm thích đáng về nhân
lực và tài chính cho công tác nghiên cứu thị trường hoạch định các chính sách thị
trường phù hợp. phân tích và xác định chính xác thị trường mục tiêu, thị trường
tiềm năng trong tương lai gần và tương lai xa, quan hệ cung cầu, khả năng phát
triển của vùng miền, từ đó xây dựng và triển khai các đề án liên doanh, liên kết với
các đối tác nhằm nâng cấp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2 Kiến nghị với đơn vị thực tập
- Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được vận hành liên tục và hiệu quả,
doanh nghiệp cần phải xem xét lại quá trình sử dụng vốn kinh doanh của mình,
nhất là vốn vay dài hạn và ngắn hạn, khi mà các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu
quả sử dụng vốn vay dài hạn và ngắn hạn thấp. Tăng cường chiếm dụng vốn của
nhà cung cấp.
- Đề ra chính sách bán hàng phù hợp đối với từng khách hàng, để nhanh

chóng giải phóng hàng tồn kho, bên cạnh đó áp dụng chính sách tín dụng cho từng
đối tượng khách hàng cụ thể để hạn chế các khoản nợ phải thu từ phía khách hàng.
- Nâng cao uy tín và vị thế của công ty nhằm tạo lợi thế trong công tác mở
rộng thị trường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết, đầu tư đổi mới công ngệ để
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

SV: Nguyễn Thị Huyền

20

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

-Công tác nghiệm thu thanh quyết toán, công nợ trong xây lắp nhằm bảo toàn
và phát triển vốn phục vụ kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Duy trì thường xuyên chế độ kiểm tra, bảo dưỡng thay thế phụ tùng thiết bị
các dây truyền sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị thi công vận tải.
3.3 Kiến nghị đối với nhà trường
Nhà Trường cần cung cấp nhiều hơn nữa về các bài học thực tế, tư liệu học
cập nhật các kiến thức theo sát thực tế hơn nữa, đưa thêm kiến thức vào giáo trình
dạy hiện tại, nhất là đối với các môn như: Tài chính doanh nghiệp, phân tích báo
cáo tài chính doanh nghiệp,... Nhà trường nên tổ chức thêm nhiều buổi seminar
trong các môn học cùng các bài tập lớn để sinh viên có thể thảo luận, trao đổi các ý
kiến về những vấn đề kiến thức của môn học, qua đó trau dồi củng cố kiến thức và
được các thầy cô giáo giải đáp những câu hỏi liên quan để bài học được tốt hơn và
có chất lượng hơn nữa.


KẾT LUẬN
Trong các năm vừa qua, công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy
Khoa đã đạt được những thành quả đáng kể. Bên cạnh đó đời sống vật chất của
toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật
Duy Khoa không ngừng được cải thiện. Góp phần ủng cố an ninh quốc phòng trên
địa bàn hoạt động.
Để đạt được kết quả trên là nhờ sự năng động, sáng tạo của ban giám đốc
công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy khoa cùng toàn thể cán bộ

SV: Nguyễn Thị Huyền

21

MSV: 12104664


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Khoa: Tài chính

công nhân viên công ty đã không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn thử thách,
không ngừng cải tiến hợp lý cơ cấu tổ chức, đổi mới nhiều trang thiết bị, phục vụ
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng không
tránh khỏi còn tồn tại một vài mặt yếu kém, hạn chế trong cả công tác quản lý cũng
như kinh doanh. Nhưng với sự cố gắng quyết tâm cao cảu tập thể cán bộ công nhân
viên đang công tác tại công ty, cùng với sự lãnh đạo, quan tâm giúp đỡ từ phía ban
lãnh đạo của công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy Khoa chắc chắn
rằng thời gian tới công ty sẽ dễ dàng vượt qua mọi khó khăn và vưng bước trên con
đường phát triển của mình.

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc và các nhân viên đang công tác
công ty TNHH thương mại và dịch vụ kỹ thuật Duy khoa, cám ơn cô giáo Tống Thị
Thanh Nhung đã giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo này.
Em xin chân thành cám ơn!

SV: Nguyễn Thị Huyền

22

MSV: 12104664



×