Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (672.65 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
Cơ quan thực tập: Phòng tài nguyên nước – Sở Tài nguyên môi trường Kiên Giang
Sinh viên thực hiện:
Mã số sinh viên:
Giáo Viên Hướng Dẫn: TS.Nguyễn Bích Ngọc.
Thời gian thực hiện: 17/07/2017 – 25/08/2017
Người hướng dẫn tại đơn vị: Danh Thanh Sơn

TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2017


LỜI CÁM ƠN
Thực tập chuyên ngành là một môn học hữu dụng, là hành trang quý giá đối với
thế hệ sinh viên chúng em. Nó có vai trò và vị trí rất quan trọng không chỉ đối với quá
trình học tập hiện tại mà còn với cả khả năng sống và làm việc của sinh viên trong tương
lai. Đợt thực tập này là một cách thể hiện tương đối đầy đủ của việc “học đi đôi với hành”
trong cách sống và làm việc của mỗi sinh viên; không những trải nghiệm được với những
điều hay, thú vị từ bên ngoài thực tiễn mà còn giúp cho chúng em tự biết trau dồi kĩ năng
sống và làm việc một cách có hiệu quả.Thông qua đó, mỗi sinh viên có thể tự nhìn nhận
được điểm mạnh, điểm yếu của mình và tự trang bị kiến thức, kĩ năng cần thiết để phục vụ
nhu cầu công việc. Những điều này rất cần thiết để cho mỗi sinh viên được thể hiện hết tài
năng của mình trong lĩnh vực nào đó, và là bước tiến quan trọng đối với cơ hội nghề


nghiệp của bản thân sau khi ra trường.
Thực tập chuyên ngành Quản Lý Môi Trường chính là sự kết tinh của kiến thức đã
học được trên giảng đường Đại học và sự chỉ dạy tận tình của các Thầy, Cô. Bên cạnh đó
không thể thiếu sự nhiệt tình giúp đỡ của các Anh (Chị) Sở Tài nguyên Môi trường. Và
để tri ân điều đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
• Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên-Khoa Môi Trường và các thầy cô Bộ môn đã
tạo điều kiện cho sinh viên Môi trường khóa 2014 chúng em có đợt thực tập
chuyên ngành bổ ích trong học kì này.
• Cô Nguyễn Bích Ngọc – Giáo viên trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này.
• Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập.
• Các anh chị Phòng tài nguyên nước, Trung tâm quan trắc và tài nguyên Môi trường
thuộc sở Tài nguyên Môi trường đã nhiệt tình hướng dẫn em suốt quá trình thực
tập
Do điều kiện về mặt thời gian, cùng với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên báo
cáo này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý, nhận xét của Quý
Thầy, Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 09 năm 2017
Sinh viên thực hiện


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................................3
DANH MỤC HÌNH..........................................................................................................5
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................................6
DANH MỤC VIẾT TẮT..................................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 7
1.Lý do tiến hành đề tài................................................................................................................................7

3.1Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................8
3.2Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................................8
4.Nôi dung và phương pháp nghiên cứu.....................................................................................................8
4.1Nội dung..............................................................................................................................................8
4.2Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................9
5.Kết quả thực tập chuyên ngành................................................................................................................9
5.1 Kiến thức đạt được.............................................................................................................................9
5.2 Kỹ năng đạt được.............................................................................................................................10
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................................................10

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP...............................................11
1.Phòng Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên môi trường tình Kiên Giang..................................................11
2.1Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................................................................11
2.2Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự........................................................................................................11
2.3Chức năng và quyền hạn...................................................................................................................12
2.Đặc điểm tỉnh Kiên Giang........................................................................................................................13
2.1Vị trí địa lý..........................................................................................................................................13
2.2Đặc điểm địa hình.............................................................................................................................14
2.3Đặc điểm khí tượng...........................................................................................................................15
2.4Tài nguyên nước................................................................................................................................17
2.5 Điều kiện tự nhiên – xã hội..............................................................................................................19


Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC...........................................................................................................20
1.Tình hình hoạt động của Phòng Tài nguyên nước trong những năm gần đây.......................................20
2.Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước....................................................................22
2.1Trình tự thực hiện:............................................................................................................................23
3.CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC NỔI BẬT Ở KIÊN GIANG...................................................25
3.1Tình hình hạn hán..............................................................................................................................25

3.2Tình hình xâm nhập mặn nước mặt.................................................................................................25
3.3Tình hình xâm nhập mặn nước dưới đất..........................................................................................27
3.4Tình hình mực nước ngầm giảm thấp..............................................................................................27
4.CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐƯỢC ÁP DỤNG..............................................................29
4.1Công cụ pháp lý:................................................................................................................................29
4.2Công cụ kỹ thuật:...............................................................................................................................30
4.3Công cụ kinh tế:.................................................................................................................................30
Bảng 6: Danh sách các văn bản pháp lý trong công tác quản lý tài nguyên nước....................................35
5.Phối hợp với các tổ chức hành chính sự nghiệp.....................................................................................35
6.Năng lực xử lý sự cố................................................................................................................................36

KẾT LUẬN VÀ XUẤT KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ...................37
Kết luận.......................................................................................................................................................37
Kiến nghị.....................................................................................................................................................37

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................39


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên Môi trường
Hình 2: Sơ đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang
Hình 3 : Đồ thị Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012-2016
Hình 4 : Đồ thị Độ ẩm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 (%)
Hình 5 : Đồ thi lượng mưa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012-2015
Hình 6 : Xâm nhập mặn ĐBSCL -2016
Hình 7: Dự báo độ sâu mực nước tầng qp3
Hình 8: Dự báo độ sâu mực nước tầng qp2-3
Hình 9: Dự báo độ sâu mực nước tầng n22



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Giá trị Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 ( OC)
Bảng 2: Giá trị Độ ẩm trên địa bàn Kiên Giang 2016 (đơn vị: %)
Bảng 3: Giá trị Lượng mua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 (mm)
Bảng 4: Các thủ tục hành chính Phòng Tài nguyên nước tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ
Bảng 5: Độ mặn cao nhất tại các trạm vùng cửa sông Nam Bộ từ ngày 27/02 đến ngày
04/3/2016.
Bảng 6: Danh sách các văn bản pháp lý trong công tác quản lý tài nguyên nước

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng Sông Cửu Long

BĐKH:

Biến đổi khí hậu


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do tiến hành đề tài
Kiên Giang là tỉnh ven biển ở cực Tây Nam của tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (ĐBSCL), cách Thành phố Hồ Chí Minh hơn 250km về phía Tây, với địa
hình kéo dài dọc ven biển Tây, từ biên giới Campuchia đến giáp rừng U Minh Hạ tỉnh Cà
Mau. Như một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, đây là vùng có điều kiện kinh
tế tự nhiên đa dạng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, bao gôm các hải
đảo, rừng, sông biển, đất nông nghiệp và núi đá vôi là điều kiện rất thuận lợi cho phát
triển nhiều ngành kinh tế khác nhau.
Nắm bắt được những lợi thế, trong những năm vừa qua tỉnh Kiên Giang đã phát huy hiệu
quả những tiềm năng và có những bước tiến vững chắc về mọi mặt trong quá trình xây

dựng, phát triển thành phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Đi đôi với sự “thay da đổi thịt” của một vùng đất mới, là sự đòi hỏi ngày càng cao của
người dân về điều kiện sống từ vật chất đến tinh thần. Lãnh đạo thành phố đã nỗ lực
trong công tác chăm lo, cải thiện đời sống người dân, đặc biệt là khu vực vùng ven thành
phố, khu vực chịu ảnh hưởng của BĐKH nhằm từng bước điều chỉnh, xây dựng tỉnh Kiên
Giang giàu đẹp, khoảng cách các vùng được rút ngắn và giảm ảnh hưởng của BĐKH
Việc quản lý Tài nguyên nước là vấn đề hàng đầu được quan tâm trong điều kiện khí hậu
ngành càng xấu đi, các dạng thời tiết cực đoan xấu hiện ngày càng phổ biến hơn. Việc
quản lý Tài nguyên nước đảm bảo sinh hoạt, phục vụ đời sống của người dân cũng như
các hoạt động kinh tế xã hội là thách tư to lớn đối với ngành Tài nguyên nước. Do đó cần
phải giải quyết vấn đề sử dụng nguồn nước hiệu quả và tăng cường các biện pháp sử
dụng tiếp kiệm nguồn nước. Vậy làm sao để quản lý tài nguyên nước hiệu quả nhất?
Chính những điều đó đã thôi thức em tiến hành tìm hiểu đề tài : “ Tìm hiểu công tác quản
lý Tài nguyên nước trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang”. Đề tài nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát


hiện công tác thực hiện quản lý tài nguyên nước, phân tích những thành tựu và hạn chế
trong công tác quản lý Tài nguyên nước đặc biệt là tài nguyên nước mặt của Phòng Tài
nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên Môi trường. Từ đó đề ra các giải pháp để nâng cao
tính hiệu quả trong công tác tiếp cận và bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường
trên địa bàn Tỉnh Kiên Giang.
2.Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là: “Tìm hiểu công tác quản lý Tài nguyên nước trên địa bản tỉnh
Kiên Giang” qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường cùng với dịch vụ cung cấp của đơn vị quản lý.
3.Đối tượng và phạm vi đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về
tài nguyên và môi trường.

3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: tháng 07/2017 – 08/2017.
- Phạm vi không gian: Sinh viên sẽ tiến hành nghiên cứu công tác quản lý môi trường
nước phục vụ sinh hoạt, các sông, kênh rạch, các nhà máy nước; các vấn đề môi trường;
các qui trình hành chính…
4.Nôi dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung
Nghiên cứu 2 nội dung chính:
Nội dung 1:
Tìm hiểu điều kiện kinh tế, tự nhiên, xã hội trên địa bàn tỉnh
Hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên giang


Tìm hiểu, thu thập số liệu trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa
bàn thành phố
Phân tích, xử lý số liệu để có cái nhìn tổng quản về chất lượng nước.
Nội dung 2:
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nước trên địa bàn
tỉnh
Đánh giá những thiếu sót trong quá trình của Phòng Tài nguyên nước thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường
Đề xuất những giải pháp mới hoặc những biện pháp tiến bộ hơn trong công tác thực hiện
phát triển hướng tới phát triển bền vững
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
- Phương pháp kế thừa số liệu
- Phương pháp so sánh,đánh giá
- Phương pháp thống kê mô tả
5.Kết quả thực tập chuyên ngành

5.1 Kiến thức đạt được
• Tìm hiểu được công tác Quản lý tài nguyên nước đối với doanh nghiệp, hộ kinh
doanh, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
• Nắm bắt được một số kinh nghiệm từ thực tế.
• Rèn luyện được kỹ năng trong khi làm việc.
• Hiểu biết thêm về quy trình giải quyết những công việc cụ thể trong lĩnh vực quản
lý của cơ quan nhà nước ý thức xây dựng nội quy, quy chế nơi làm việc.
• Biết được cách làm việc tại văn phòng (nhập hồ sơ, văn bản, sắp xếp tài liệu).
• Trau dồi nhiều kiến thức về chuyên ngành, các kỹ năng mềm cũng như khả năng
giao tiếp, mối quan hệ với mọi người trong cách sống và làm việc.


5.2 Kỹ năng đạt được
• Kỹ năng truyền đạt.
• Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm.
• Kỹ năng sử dụng một số thiết bị văn phòng như máy tính, máy in…
• Kỹ năng quản lý thời gian, lên kế hoạch công việc.
• Kỹ năng đọc và hiểu hồ sơ.
• Khả năng sáng tạo, sẵn sàng học hỏi và tự tin trong giao tiếp.
6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Việc quản lý hiệu quả tài nguyên nước đã mang lại thay đổi lớn cho nhiều gia
đình, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên góp phần phát triển kinh tế- xã hội. Nghiên
cứu công tác quản lý sẽ cho cái nhìn khách quan nhất về những mặt tích cực và hạn chế
của công tác thực hiện, hiểu được những khó khăn của những địa phương trên địa bàn để
có hướng hỗ trợ để công tác thực hiện ngày càng tốt hơn. Và là cơ sở cho các nghiên cứu
để thực hiện mô hình ngày càng hoàn thiện.
Tiếp cận công tác quản lý nhà nước về môi trường trong thực tế, đánh giá củng cố,
tích lũy kiến thức đã học và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Đánh giá vai trò của Phòng tài nguyên nước trong công tác quản lý môi trường



Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
1.Phòng Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên môi trường tình Kiên Giang
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Căn cứ vào Quyết định số 70/2003/QĐ-UB Ngày 22 tháng 7 năm 2003 của UBND
tỉnh về việc thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang. Quyết định số
2589/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức bộ máy của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang.
Tháng 11-2008: Phòng tài nguyên nước được thành lập
Tháng 11-2008 đến nay: Phòng tài nguyên nước là Phòng chuyên môn thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhà
nước về tài nguyên nước và khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh.
Trụ sở: Số 1226A - Đường Nguyễn Trung Trực, TP. Rạch Giá, Tỉnh Kiên Giang
Điện thoại: 0773 919 218 Email:
2.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự
Phòng tài nguyên nước thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang hiện
nay đang cơ cấu và bố trí nhân sự theo Quyết định số 65/QĐ-STNMT ngày 5 tháng 2
năm 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang về Qui định chức năng
nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng Tài nguyên nước và Khí tượng
thủy văn
Phòng Tài nguyên nước bao gồm 1 Trưởng phòng 1 Phó trưởng phòng và 1 cán bộ
chuyên môn
Trưởng phòng Tài nguyên nước chịu trách nhiệm trước chịu trách nhiệm trước
giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và


trước pháp luật về thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ
hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác,
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng và pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi

trưởng phòng vắng mặt, một phó phòng được trưởng phòng Ủy quyền điều hành các hoạt
động của Phòng.
Cán bộ chuyên môn giúp Trưởng phòng, Phó trưởng phòng theo dõi, soạn thảo các
hồ sơ được phân công.

Hình 1: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài nguyên nước – Sở Tài nguyên Môi trường
2.3 Chức năng và quyền hạn
Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử
dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt; Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng
tài nguyên nước, chuyển nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của
UBND tỉnh;
Tổ chức thực hiện việc xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông,
các tầng chứa nước, các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước; kế
hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước trên địa bàn;
Tổ chức thẩm định hồ sơ gia hạn, thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ
hiệu lực và thu hồi giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, giấy phép xả
nước thải vào nguồn nước và giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất theo thấm quyền;
thực hiện việc cấp phép và thu phí, lệ phí về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
Kiểm tra các hoạt động về tài nguyên nước theo quy định;


Thực hiện công tác điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê, lưu trữ số liệu tài nguyên
nước trên địa bàn; tổ chức quản lý, khai thác các công trình quan trắc tài nguyên nước do
địa phương đầu tư xây dựng;
Tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước trên
địa bàn; lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; Hướng dẫn, kiểm
tra việc trám lấp giếng không sử dụng theo quy định của pháp luật;
Tham gia tổ chức phối hợp liên ngành của Trung ương, thường trực tổ chức phối
hợp liên ngành của địa phương về quản lý, khai thác, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông.

2.Đặc điểm tỉnh Kiên Giang
2.1 Vị trí địa lý
Kiên Giang nằm ở phía Tây Bắc vùng ĐBSCL và về phía Tây Nam của tổ quốc,
có tọa độ địa lý: từ 103030' (tính từ đảo Thổ Chu) đến 105032' kinh độ Đông và từ 9023'
đến 100 32' vĩ độ Bắc.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Đông Bắc giáp các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang;
+ Phía Tây là biển với hơn 137 hòn đảo lớn nhỏ và bờ biển dài hơn 200 km; giáp với
vùng biển của các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
+ Phía Nam giáp các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu;
+ Phía Bắc giáp Campuchia, với đường biên giới trên đất liền dài 56,8 km.
Theo kết quả điều tra đền ngày 1/4/2016 dân số tỉnh Kiên Giang là 1.776.725
người, trong đó dân thành thị là 506.339 người (chiếm 28,50%); dân số nông thôn là
1.270.386 người (chiếm 71,50%). Mật độ trung bình 280 người/km 2, trong đó Thành phố
Rạch Giá có mật độ cao nhất là 2339 người/km 2, thấp nhất là huyện Giang Thành là 71
người/km2.


Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 01 thành phố thuộc
tỉnh (Thành phố Rạch Giá), 01 thị xã (Thị xã Hà Tiên) và 13 huyện (trong có 02 huyện
đảo là Phú Quốc và Kiên Hải) với tổng số 145 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự
nhiên là 6.348,783 km2, bờ biển hơn 200km với hơn 137 hòn, đảo lớn nhỏ, trong đó lớn
nhất là Phú Quốc diện tích 567 km² và cũng là đảo lớn nhất Việt Nam.

Hình 2: Sơ đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang
2.2 Đặc điểm địa hình
Địa hình Kiên Giang rất đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có đồi núi và biển đảo,
địa hình phần đất liền tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ hướng phía Đông Bắc
(có độ cao trung bình từ 0,8-1,2 m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2-0,4m) so
với mặt biển



Vùng biển hải đảo chủ yếu là đồi núi nhưng vẫn có đồng bằng nhỏ hẹp xen kẽ tạo
nhiều cảnh quan thiên nhiên có giá trị du lịch. Hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch của tỉnh
rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, lưu thông hàng hóa và tiêu thoát nước lũ.
Ngoài các sông chính (sông Cái Lớn, sông Cái Bé, sông Giang Thành), Kiên Giang còn
có mạng lưới kênh rạch dày đặc, tổng chiều dài khoảng 2.054km. Đặc điểm địa hình này
cùng với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu úng về mùa mưa và bị
ảnh hưởng lớn của mặn vào các tháng mùa khô.
Kiên Giang có tuyến đê biển dài 212km, dọc theo tuyến đê này là dải rừng phòng
hộ ven biển với diện tích hiện có là 5.578 ha. Tuyến đê bị chia cắt bởi 60 cửa sông, kênh
nối ra biển Tây. Cao trình đê từ 02 đến 2,5m, chiều rộng mặt đê từ 4 đến 6m, đến nay đã
đầu tư xong 25 cống, còn lại 35 cửa sông/kênh thông ra biển cần tiếp tục đầu tư xây dựng
cống để tiêu thoát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, dân sinh.
2.3 Đặc điểm khí tượng
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nằm trong khu vực được thiên nhiên ưu
đãi nên thuận lợi cho sản xuất công nghiệp, khai thác thủy sản và đặc biệt là phát triển
mạnh ngành du lịch, du lịch sinh thái nhờ khí hậu điều hòa quanh năm và có sự điều tiết
của biển
Chế độ nhiệt: Do địa hình tương đối bằng phẳng, mặt đệm không có sự khác biệt đáng kể
giữa tháng trong năm và giữa các năm

Hình 3 : Đồ thị Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012-2016


Tháng
Năm
2016

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

27.2 26.8 28.1 30.0 29.9 28.9 28.3 28.8 28.3 27.6 28.0 26.8
(Nguồn số liệu Trung tâm Khí tượng Thủy văn Kiên Giang)
Bảng 1: Giá trị Nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 (OC)

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm của Kiên Giang nằm ở mức trung bình so với các vùng
khác ở ĐBSCL, với độ ẩm bình quân năm tầm 80-82% và được phân thành 2 mùa rõ rệt


(Nguồn số liệu Trung tâm Khí tượng Thủy văn Kiên Giang)
Hình 4 : Đồ thị Độ ẩm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 (%)
Bảng 2: Giá trị Độ ẩm trên địa bàn Kiên Giang 2016 (đơn vị: %)
Tháng

1
Năm
2016
78
Lượng mưa

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

74

77

76

80

72

83

84

84

86

82

82

Lượng mưa ở Kiên Giang tương đối lớn nhưng phân bố không đồng đều theo không gian
và thời gian. Mùa mưa chiếm khoảng 80-90% tổng lượng nước mưa cả năm. Mùa khô
với lượng mưa rất ít, có tháng hầu như không có mưa. Tháng có số ngày mưa và lượng



mưa lớn nhất là từ tháng 7-9, tháng có lượng mưa và số ngày mưa thấp nhất là tháng 1 và
tháng 2. Tổng lượng mưa trung bình năm là 2235,3mm (2016).

Hình 5 : Đồ thi lượng mưa trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2012-2015
Tháng
Năm
2016

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

0
0
0
0
337,3 270,8 241,3 187,6 307,3 431,4 294,8 124,8
Bảng 3: Giá trị Lượng mua trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2016 (mm)

Mưa có ý nghĩa rất quan trọn trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, đăc
biệt là vùng ven biển xa vùng nước ngọt. Việc trữ nước mưa trong mùa mưa là để dùng
để sinh hoạt trong mùa khô là hoạt động rất chng của người đân ĐBSCL
2.4 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước mặt
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có mạng lưới thuỷ văn khá phong phú
gồm sông Tiền, sông Hậu (nằm trong hệ thống sông Mê Kông) và mạng lưới sông ngòi,
kênh rạch. Sông Mê Kông có lưu vực chảy trong địa phận của vùng với chiều dài là 230
km. Vào Việt Nam sông Mê Kông phân thành hai nhánh là sông Tiền và sông Hậu. Nước
sông Mê Kông đổ ra biển theo sáu cửa của sông Tiền (cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa


Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu) và 3 cửa của sông Hậu (Định An, Bát Sát và
Thanh Đê), 9 cửa sông này đều đổ ra biển Đông. Lượng nước sông Mê Kông trong lãnh
thổ nước ta khoảng 50 km3, chiếm gần 10% tổng lượng sông Mê Kông. Ngoài hai sông
chính còn có một số sông tự nhiên lớn như: Cái Lớn, Ông Đốc, Bảy Hạp, Cửa Lớn, Gềnh
Hào... Hệ thống kênh rạch dày đặc nối liền các sông với nhau, tổng chiều dài lên tới 4.900
km, lớn nhất là kênh Phụng Hiệp dài 150 km chạy từ sông Hậu đến Cà Mau, kênh Vĩnh Tế
nối liền Châu Đốc đến Hà Tiên, kênh Nguyễn Văn Tiếp nối liền Cao Lãnh với Mỹ Tho,
kênh Tháp Mười nối liền với sông Vàm Cỏ Tây... Mật độ sông ngòi kênh rạch bình quân
toàn vùng tới 4 km/km2.

Chế độ nước ở ĐBSCL chia thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ
thường kéo dài 5 - 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11), nước lũ lên xuống từ từ, đỉnh lũ
hàng năm thường xuất hiện vào tháng 9, 10, lượng dòng chảy mùa lũ chiếm tới 70 - 85%
lượng dòng chảy năm, riêng ba tháng có dòng chảy lớn nhất chiếm 50% (tháng 9 - 10 11). Mùa cạn kéo dài 6 - 7 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng nước sông
mùa cạn chỉ chiếm có 15 - 25% lượng nước của cả năm, trong đó tháng 3, tháng 4 lượng
nước sông cạn nhất. Chế độ nước sông, ngòi, kênh rạch vùng ĐBSCL rất phức tạp do chịu
ảnh hưởng của bán nhật triều không đều biển Đông và nhật triều không đều Vịnh Thái Lan.
Triều biển Đông chiếm ưu thế hơn triều Vịnh Thái Lan. Triều xâm nhập sâu vào sông ngòi,
kênh rạch làm nhiễm mặn đất đai, đặc biệt vào mùa khô.
Tỉnh Kiên Giang là tỉnh có nguồn nước mặt khá dồi dào, với 10 sông lớn nhỏ, tổng
chiều dài khoảng 343km, trong đó có 3 con sông liên tỉnh chảy qua địa bàn tỉnh, gồm:
Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái Bé (70 km), sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống
kênh rạch khá dày, chủ yếu để tiêu nước về mùa lũ và giao thông đi lại, đồng thời có tác
dụng tưới tiêu vào mùa khô. Do nằm trong vùng bán đảo Cà Mau, bờ biển phía Tây khá
dài (khoảng 100 km), dọc bờ biển có hàng loạt cống ngăn mặn ven biển nối với các kênh
rạch nội đồng, mức độ nhiễm mặn trên các kênh rạch khá cao, nhất là trong mùa khô, vì
vậy thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô là vấn đề khó khăn nhất của
nhân dân tỉnh Kiên Giang.


Tài nguyên nước dưới đất
Tài nguyên nước dưới đất vùng ĐBSCL tồn tại trong 7 tầng chứa nước lỗ hổng
trong trầm tích Neogen - Đệ tứ phân bố đến độ sâu khoảng 400 - 500m tùy theo từng khu
vực.
Nước dưới đất vùng ĐBSCL có đặc điểm phân bố rất phức tạp, đặc biệt là sự phân bố
mặn - nhạt trong các tầng chứa nước. Đa phần nước dưới đất trong các tầng chứa nước vùng
ĐBSCL là nước mặn, nước nhạt chỉ tồn tại trong các tầng chứa nước dưới dạng các “thấu
kính” được bao quanh bởi nước mặn.
Tiềm năng khai thác nước dưới đất vùng ĐBSCL hình thành chủ yếu từ trữ lượng tĩnh
(trọng lực, đàn hồi) trong các tầng chứa nước. Theo đánh giá trữ lượng nước nhạt trong các

tầng chứa nước Kiên Giang khoảng 1,93 triệu m3/ngày đêm.
Theo số liệu thống kê về hiện trạng khai thác nước dưới đất hiện nay trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang có khoảng 93.100 giếng khoan (chỉ có khoảng 60 giếng đường kính lớn),
tổng lưu lượng khai thác khoảng 197 nghìn m3/ngày đêm.
2.5 Điều kiện tự nhiên – xã hội
Theo đánh giá, tốc độc tăng trưởng kinh tế của tỉnh ước đạt 6,57%, thấp hơn so
với kế hoạch 7,2%, có 17/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế được HĐND tỉnh
giao. Tổng sản phẩm (GRPD) năm 2016 đạt 51.303 tỷ đồng, Thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.706 USD (thu nhập theo tháng trung bình là 3001000 VNĐ/người)
Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, với nhiều chính sách hỗ trợ, phát
triển doanh nghiệp, có 38 dự án đăng ký với số vốn 18.339 tỷ đồng. Năm 2016, Kiên
Giang đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia, với chuỗi các sự kiện quan trọng, góp
phần thu hút 5,41 triệu lượt du khách, tăng 24% so với năm 2015. Thực hiện đồng bộ
nhiều giải pháp đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn giao thông, nhờ đó tai nạn giao thông
giảm trên cả 3 mặt.


Một số chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch do gặp nhiều khó khăn, thách thức, thời
tiết bất lợi, thiên tai… Trong đó, sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng lớn do hạn hán và
xâm nhập mặn kéo dài. Sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 4,15 triệu tấn, giảm 0,5 triệu tấn so
với cùng kỳ. Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 715.140 tấn, trong đó
sản lượng tôm nuôi nước lợ 56.862 tấn.
Chương 2: CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA PHÒNG TÀI
NGUYÊN NƯỚC
1.Tình hình hoạt động của Phòng Tài nguyên nước trong những năm gần đây
Phòng Tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang đã và đang
thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhà nước về Tài nguyên nước. Xây dựng, chủ trì, phối
hợp với các ngành liên quan lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
nước, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; tổ chức thực hiện sau khi được phê
duyệt; Tổ chức thẩm định các đề án, dự án về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, chuyển

nước giữa các lưu vực sông thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh;
* Công tác xây dựng, ban hành VBPL
Sở TNMT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản sau:
- Chỉ thị số 23/2006/CT-UBND ngày 11/6/2006 về việc tăng cường công tác quản
lý nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
- Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày 17/9/2012 ban hành Quy định quản lý
tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Năm 2015, thực hiện, sửa đổi bổ sung Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND ngày
17/9/2012 ban hành Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cho
phù hợp với Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
* Công tác cấp phép tài nguyên nước


Đến nay trên địa bàn tỉnh đã cấp được 265 giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất (chưa có Giấy phép
do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp);
* Công tác thanh tra, kiểm tra, tuyên truyên phổ biến pháp luật
- Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức triển khai 03 cuộc
thanh tra trong lĩnh vực hoạt động tài nguyên nước đối với 06 tổ chức và 04 cuộc thanh
tra về lĩnh vực bảo vệ môi trường (trong đó có nội dung thanh tra về lĩnh vực tài nguyên
nước) đối với 29 tổ chức. Qua thanh tra đã phát hiện các tổ chức vi phạm khai thác, sử
dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép và đã xử phạt 09
đơn vị với tổng số tiền là 96.035.000 đồng. Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã thành
lập nhiều đoàn kiểm qua đó đã kiểm tra 68 đơn vị (Châu Thành 37, Phú Quốc 25, Kiên
Lương 6), và đã có kết luận chấn chỉnh, ra thời hạn yêu cầu khắc phục các thiếu sót.
- Công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước cũng được chú
trọng, cụ thể UBND tỉnh đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Đài Phát
thanh và truyền hình tỉnh thông báo hướng dẫn lập thủ tục cấp giấy phép tài nguyên nước
trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo phối hợp tổ chức hướng dẫn các thủ tục khai thác, sử dụng tài
nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất tại các huyện, thị xã, thành phố trong

tỉnh cho trên 300 lượt tổ chức, cá nhân có hoạt động tài nguyên nước tham dự.
* Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn
Trong giai đoạn từ năm 2007-2011, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường
phối hợp cùng các đơn vị có chức năng thực hiện xong 03 Dự án “Quy hoạch tài nguyên
nước mặt phục vụ phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến 2030
của tỉnh Kiên Giang, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu”; Dự án “Điều tra, quy
hoạch vùng cấm, vùng hạn chế xây dựng mới các công trình khai thác nước dưới đất,
phục vụ quản lý tài nguyên nước dưới đất tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”; Dự án “Xây
dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận và phân vùng khí thải tại một số điểm
nóng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang” các dự án trên đã được phê duyệt. Ngoài ra, UBND


tỉnh chỉ đạo Sở phối hợp với Đoàn Địa chất 806 thực hiện điều tra, khảo sát, đánh giá
hiện trạng, xây dựng cơ sở dữ liệu và đề xuất bảo vệ, khai thác nước dưới đất tỉnh Kiên
Giang; thành lập bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất cho các huyện đất liền (trừ
Phú Quốc, Kiên Hải và thị xã Hà Tiên).
Năm 2015, được UBND tỉnh giao thực hiện "Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Kiên
Giang giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035". Dự án đang trong giai đoạn xây
dựng và thẩm định đề cương dự án, sau đó đấu thầu thực hiện. Phân kỳ đầu tư thực hiện
dự án trên đến năm 2018.
2.Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang tiếp nhận, xử lý 15 loại hồ sơ
khác nhau liên quan đến Tài nguyên nước theo quyết định số 578/QĐ-UBND ngày 24
tháng 3 năm 2015 về Việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành hành lĩnh vực tài
nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Kiên
Giang.
Thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục được qui định trong Công bố kèm theo Quyết định
578/QĐ-UBND ngày 24 tháng 3 năm 2015 về Việc công bố thủ tục hành chính mới ban
hành hành lĩnh vực tài nguyên nước thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên Môi
trường tỉnh Kiên Giang.

Các đề án, báo cáo trong hồ sơ để đề nghị cấp phép tài nguyên nước phải do các tổ
chức các nhân có đủ năng lực theo qui đinh tại Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày
24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

STT

Tên thủ tục

1

Thủ tục cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất.

2

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất.


3

Thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất.

4

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.

5

Thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

6


Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.

7

Thủ tục cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.

8

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.

9

Thủ tục cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

10

Thủ tục đình chỉ giấy phép tài nguyên nước.

11

Thủ tục thu hồi giấy phép tài nguyên nước.

12

Thủ tục chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước.

13

Thủ tục cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.


14

Thủ tục gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

15

Thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.

Bảng 4: Các thủ tục hành chính Phòng Tài nguyên nước tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ
2.1 Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức, cá nhân đứng tên nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trực tiếp tai Sở Tài nguyên
môi trường
Bộ phận tiêp nhận hướng dẫn và lập phiếu tiếp nhận hồ sơ. Sau đó chuyển hồ sơ cho
Phòng Tài nguyên nước.
Bước 2: Kiểm tra tính hợp lệ
Phòng Tài nguyên nước có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đề nghị
cấp giấy phép.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp phép bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;


- Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì
Sở Tài nguyên và Môi trường trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề
nghị cấp phép.
Bước 3: Tổ chức việc thẩm định hồ sơ:
- Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép và chịu trách
nhiệm về kết quả thẩm định;
- Trường hợp cần thiết Sở Tài nguyên và Môi trường có thể thành lập Hội đồng thẩm

định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan; cơ quan, tổ chức được hỏi ý kiến có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trong thời hạn quy định;
- Trường hợp Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra thực địa thì tổ chức, cá nhân
đề nghị cấp phép có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến việc kiểm tra theo
yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 4: Sở Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo thẩm định, trình UBND tỉnh.
- Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy phép, Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo
giấy phép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định; trường hợp không đủ điều kiện để cấp
giấy phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do
không cấp phép;
- Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi
trường gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội
dung cần bổ sung, hoàn thiện;
- Trường hợp phải lập lại đề án/báo cáo, Sở Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản thông
báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án/báo cáo chưa đạt
yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
Bước 5: Trên cơ sở báo cáo thẩm định và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường,
UBND tỉnh xem xét, quyết định việc cấp phép.


Bước 6: Sau khi hồ sơ được cấp phép; tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp phí thẩm
định hồ sơ theo quy định của pháp luật và nhận kết quả tại Bộ phận một cửa của Sở Tài
nguyên và Môi trường.
3.CÁC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC NỔI BẬT Ở KIÊN GIANG
3.1 Tình hình hạn hán
Trong hai tháng đầu năm 2016, lượng mưa trên toàn lưu vực suy giảm mạnh
(khoảng 45%) so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Đặc biệt tháng 02 năm 2016, lượng
mưa giảm mạnh tới 75%.
Do dòng chảy trên dòng chính sông Mê Công bị suy giảm mạnh cũng với lượng
đóng góp từ Biển Hồ rất thấp, nên tổng lượng dòng chảy tại Tân Châu và Châu Đốc tháng

01 năm 2016 sụt giảm hơn 30%, trong khi tháng 02 năm 2016 do Trung Quốc xả nước nên
tổng lượng dòng chảy ở mức trung bình nhiều năm.
Số liệu thực đo thủy triều vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy đầu mùa
khô 2016, triều cũng ở mức cao bất thường (đỉnh triều cao hơn tới 0.6m so với đỉnh
triều trung bình). Hiện tượng này làm cho mặn xâm nhập sâu hơn vào trong nội đồng.
3.2 Tình hình xâm nhập mặn nước mặt
Mùa khô năm 2016, độ mặn đã xâm nhập sớm, sâu hơn so với cùng thời kỳ năm
2015. Độ mặn 3 tháng đầu năm 2016 tại hầu hết các trạm luôn ở mức cao hơn cùng kỳ
năm 2015 và TBNN. Theo số liệu thực đo trong tháng 1/2016 cho thấy ranh mặn 4g/l
tại khu vực cửa các sông Nam Bộ đã vào sâu trên 50 km, có nơi trên 75 km (trạm Tân
An trên sông Vàm Cỏ Tây).
Đến đầu tháng 2/2016, do tác động của thủy triều và ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc mạnh trên biển Đông, độ mặn tại khu vực tăng rất cao và xâm nhập sâu


×