Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO KẾT THÚC CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (19461975) Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.88 KB, 9 trang )

NGHỆ THUẬT CHỈ ĐẠO KẾT THÚC CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
(1946-1975) Ở VIỆT NAM
I. Đặt vấn đề
Trong lị ch sử chống giặc ngoại xâm, bảo vệ, giành độc lập dân tộc, ch ỉ
đạo kết thúc chiến tranh đã trở thành nghệ thuật quân sự, chính trị, ngoại giao Việt
Nam; nghệ thuật này ti ếp tục được phát triển trong cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp (1946-1954), đế quốc Mĩ (1954-1975) xâm lượ c. Khác với nhiề u cuộc
kháng chiến chống phong kiến phương Bắc, nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến
tranh củ a tổ tiên ta là tránh hao tổn xương máu không cần thiế t cho dân t ộc, giữ
thể diện cho “Thiên tri ều”, đặ t quan hệ hòa hả o giữa hai nước, trên cơ sở đó b ảo
vệ vững chắc nền độc lậ p, tự chủ…, ở thế kỷ XX, trước xu thế quan hệ quốc tế
ngày càng mở rộng, mọi hoạt động đều mang tính toàn cầu , thì việc kết thúc một
cuộc chiến tranh còn phải tính đến lợ i ích chiến lược của các cường quốc, tình
hình quốc tế và khu vực… Quá trình ch ỉ đạ o chi ến lược c ủa Đảng ta cho thấy:
“Kết thúc chiến tranh phải chủ động, vừa đạt được mục tiêu cách mạng đề ra, vừa
phải giữ đượ c độc lập tự chủ , tranh thủ được sự đồng tình ủng h ộ của qu ốc tế cả
trong và sau chiến tranh, mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ quốc tế, trong đó
có nước đối phương”. Do đó, vi ệc ti ếp tục nghiên cứu nghệ thu ật chỉ đạo kết
thúc chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng ở thế kỷ XX chẳng những có ý nghĩa
khoa học, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
1. Nghệ thuật tạo sức mạnh để chiến thắng
Lịch sử nhân loại đã minh chứng quy luật của chiến tranh là “mạnh được
yếu thua”. Kết thúc chiến tranh là một nghệ thuật, chủ yếu là “nghệ thuật t ạo sức
mạnh”. Trong suốt cuộc chiến, bên nào tạo được sức mạnh vượt trội, bên đó sẽ
chiến thắng.
Sự kiện ngày 19 tháng 12 năm 1946 cho thấy, toàn thể dân tộc Việt Nam bước
vào cu ộc chiến chố ng thực dân Pháp xâm lược l ần thứ hai trong tình thế khó khăn
chồng chất. Xét về tương quan lực lượng Pháp mạnh hơn ta gấ p nhi ều lần. Trong
hoàn cảnh lịch sử đó, Đảng và Chính phủ chủ trương tiến hành cuộc kháng chiến
“Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lưc cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc t
ế”; đồng thờ i dự kiến cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: c ầm cự, phòng ngự


và tổng phản công. Như thế, tổng phản công sẽ kết thúc chiến tranh.
Để giành thắng lợi qua từng giai đoạn, nhất là có lực lượng cho tổng phản
công, Đảng, Chính ph ủ thực hiện phương châm vừa kháng chiế n vừa kiến quốc;
tích cực xây dựng l ực lượng kháng chiến về mọi mặt: chính trị, kinh tế , quân sự,
văn hóa. Nhờ đó ta đã đánh bại kế hoạch tiến công căn cứ địa Việt Bắc của thực
dân Pháp. Vớ i thất bại này, Pháp buộc phả i thay đổi chiến lược chiế n tranh ở
Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đ ánh lâu dài”; đồng thời thực
hiện chính sách “dùng người Việt đánh người Việ t, lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh”. Như vậy, cuộc kháng chiến chống Pháp đã chính thức chuyển sang một
giai đoạn mới.


Sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông nă m 1947, Đảng, Chính ph ủ chủ trương
củng cố chính quyền dân chủ nhân dân từ trung ương đến cơ sở, tăng cường lực lượng
vũ tranh nhân dân, đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện; đưa chiế n tranh
du kích vào vùng sau lưng đị ch, k ết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, kinh t ế với sự
nổi dậy phá tề, trừ gian của quần chúng nhân dân. Kế t quả, ta đã “ biến hậu phương
của địch thành tiền phương của ta”; các cơ sở kháng chiến được xây dựng. Từ chổ
chiến đấu trong vòng vây, ta đ ã tạo được th ế và lực, để đến giữa năm 1949 Pháp phải
thừa nhận “không thể thắng Việt Minh về mặt quân sự”.
Đây cũng là thời điểm đánh dấu cả hai phía Việt- Pháp đều tăng cường xây
dựng sức mạnh t ổng hợp, để kết t húc chiến tranh theo chiề u hướng có lợi nhất.
Năm 1949, bằng kế hoạch R ơve, công nh ận chính phủ Bảo Đại, đồng ý viện trợ
kinh t ế và quân sự cho Pháp đã đánh dấu sự can thiệp của Mĩ ngày càng sâu và
“dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Bằng sự giúp đỡ của Mĩ,
Pháp từng bước khắc phục những khó khăn, tăng cường càn quét, mở rộng phạm
vi chiếm đóng, củng cố vùng đồng bằng Bắc Bộ; đồng thời chuẩn bị một kế hoạch
quy mô lớn tiến công Việt Bắc lần thứ hai, giành thắng lợi và kết thúc chiến tranh.
Về phía ta, ngày 14 tháng 1 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố sẵn sàng
đặt quan hệ ngoại giao với các nước. Ngày 18 tháng 1 năm 1950, Chính phủ Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa, tiếp đó là Chính phủ Liên Xô (30-1-1950) và chỉ trong
vòng một tháng các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và
đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thật đúng như
nhận xét của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mấy năm kháng chiến đã đưa lại cho nước
ta một thắng lợi to lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, tức là hai nước lớn trên thế
giới- Liên Xô và Trung Quốc dân chủ và các nước dân chủ mới đã thừa nhận
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước ngang hàng trong đại gia đình dân
chủ thế giới. Nghĩa là ta đã đứng hẳn về phe dân chủ và gia nhâp vào khối 800
triệu dân chống đế quốc. Chắc rằng cuộc thắng lợi chính trị ấy là cái đà cho
những thắng lợi chính trị sau này” (1).
Phát huy những thắng lợi đạt được, khắc phục những khó khăn, nhất là khi
Pháp thực hiện kế hoạch Rơve; đồng thời đưa cuộc kháng chiến phát triển, tháng 6
năm 1950, Đảng, Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới. Sau một t háng
chiến đấu, ta đã đánh tiêu diệt hai trung đoàn cơ động của địch, giải phóng 35 vạn
dân, chọc thủng “Hành lang Đông- Tây”, phá thế bao vây của địch, kế hoạch Rơve
bị phá sản hoàn toàn; con đường liên lạc giữa ta với các nước xã hội chủ nghĩa
được khai thông; quân đội ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc
Bộ), mở ra một bước phát triển mới cho cuộc chiến tranh. Đến năm 1951, ta mở
chiến dịch Hòa Bình phá tan âm mưu của Pháp chia cắt chiến trường chính Bắc Bộ
với vùng tự do Khu 4. Năm 1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, mở rộng vùng giải
phóng Tây- Bắc Bộ. Đầu năm 1953 , Trung ương Đảng, Chính phủ Nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Chính phủ kháng chiến Lào và Mặt trận Ítxala phối
hợp mở chiến dịch Thượng Lào. Kết quả, liên quân Việt - Lào đã giải phóng toàn
bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với trên 30 vạn


dân. Điều đ ó đã tạo thế và lực cho cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 19531954 giành toàn thắng.
Sau tám n ăm tiến hành kháng chiến và kiến quốc, Nước Việ t Nam Dân
chủ Cộng hòa đã tạo được sức m ạnh tổ ng hợp, mở các cuộc tiế n công chiến lược
với quy mô ngày càng lớ n, đánh thẳ ng vào quân đội viễn chinh Pháp, buộc kẻ đ i

xâm lược phải đầu hàng ở Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt
chiến tranh lậ p lại hòa bình ở Đ ông Dương. Theo đó, Chính phủ Pháp và các bên
tham dự Hội nghị cam kết tôn tr ọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Thắng lợi của cuộ c kháng chiến đã chấ m dứt cu ộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp, chấm dứt ách thống trị của Pháp trong gần một thế kỷ ở Việt
Nam; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuy ển sang giai đ oạn cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Nhưng, đúng vào thời khắc lịch sử này, toàn thể dân tộc Việt Nam
lại phải đối diện với một kẻ thù còn m ạnh hơn thực dân Pháp gấ p nhiề u lần, đó
là đế quốc Mĩ . Tên đế quốc s ừng s ỏ , có tiềm lực quân sự, kinh tế mạnh nhất và
chính sách đối ngoại đầy tham vọng trong hệ thống các nước đế quốc.
B ằng nhiều thủ đoạn chính trị, ngoạ i giao, kinh tế và quân sự, đế quốc Mĩ
đã dựng lên mộ t chính quyền, quân đội tay say ở niền Nam Việt Nam. Mĩ - Diệm,
ra sức phá hoại Hiệp định Gi ơnevơ như: thực hiện chiến dịch “t ố cộ ng, diệt
cộng”, “trưng cầu dân ý ”, “bầu cử quốc hội”, tăng cường khủng bố, đàn áp các
phong trào đấu tranh củ a nhân dân miền N am nhằm chia cắt lâu dài và vĩnh viễn
Việt Nam. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn c ứ quân
sự nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới tiêu diệt Chủ nghĩa cộng sản đang phát triển
mạnh ở Đ ông Nam Á. Rõ ràng, phong trào đấu tranh chính trị, hòa bình củ a nhân
dân miề n Nam đòi Mĩ- Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ đã không
còn phù hợp.
Bằng sức mạnh vượt trội, đế quốc Mĩ tin chắc rằng sẽ đạt được tham vọng
trong cuộc chiến tranh này. Giớ i cầm quyền Mĩ không chấp nhận bất kỳ điều gì khác
ngoài chiến thắng quân sự trên chiến trường, vì vậ y “trong gần 20 n ăm đế quốc Mĩ
đã động viên trên 3 triệu lượt sĩ quan, binh lính lần lượt sang Việt Nam, trong đó có
535.000 quân đóng trên đấ t Nam Việt Nam, 103.000 đóng ở các căn cứ trên đất Thái
Lan, Nhật Bản, Đài Loan, đảo Guam, Hạm độ i 7 thườ ng xuyên trực ti ếp chiến đấu.
Mĩ đưa sang Việt Nam hơn 70% l ực lượng bộ binh, 85% lực lượng lính thủy đánh
bộ, 40% tàu chở máy bay, 52% tuần dương hạm, 50% lực lượ ng không quân chiến
thu ật, gần 50% máy bay chiến lược B52 củ a toàn nước Mĩ ” (2). Mĩ huy động tất cả

những vị tướng tài giỏi, 40% chuyên gia vậ t lý, hàng trăm viện nghiên cứu, 2.200
nhà máy cùng 5,5 triệu lao động trên toàn nuớc Mĩ chuyên nghiên cứu, cải tiến, chế
tạo và sản xu ất vũ khí, phương tiện kỹ thuật chiến tranh; lôi kéo 34 nướ c “ đồng
minh” tham gia cuộc chiến xâm lược Vi ệt Nam. Đế quốc Mĩ còn triệt để sử dụng
chiêu bài ngo ại giao, lợi dụ ng s ự mâu thuẫn giữa Liên Xô với Trung Quốc để phá
hoại phong trào đấu tranh giải phóng miền Nam, thố ng nhất đất nướ c của nhân dân
ta. Mĩ đã thực hiện mộ t cuộc chi ến tranh t ổng lực mà lịch sử 200 thành lập chưa bao
giờ sử dụng; đây là thời điểm mà nhân loại


chứng kiến sự hủy diệt, tính chất ác liệt của một cuộc chiến tranh cục bộ trong thời
kỳ Chiến tranh lạnh.
Để kết thúc chiến tranh thắ ng lợi, Việ t Nam phả i kết hợp, phát huy các
yếu tố để t ạo nên sức mạnh tổng hợp: tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh; đường
lối, sự ch ỉ đạo chiến tranh đúng đắn; ý chí chiến đấu của cả một dân tộc ; sự vững
mạnh của hậu phương, ủng hộ của quốc tế.
Thấm nhuần Chủ nghĩa Mác- Lê nin và trả i qua thực tiễ n đấu tranh cách
mạng, Đảng, Chính phủ đứng đầu là Chủ t ịch Hồ Chí Minh đã thự c hiệ n m ột
đường lối chính trị, quân sự, ngoại giao độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo. Đó
là tiế n hành đồng thời hai chiến l ược cách mạng: cách mạng xã hội ch ủ nghĩa ở
miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam, với mục tiêu
chung là giải phóng miền Nam, th ống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Có thể nói đây là đặc điểm lớn nhất, độc đáo nhất trong lịch sử đấu
tranh giải phóng dân t ộc ở Việt Nam. Đảng ta dự kiến cuộc kháng chiến chống Mĩ
cứu nước “sẽ là cuộc đấu tranh trườ ng kỳ”, cuộc chiến sẽ phát triển đến mức cao
nhất bằng một cuộc Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa; trước hết phải đánh cho Mĩ
cút, sau đó đánh cho Ngụy nhào ; đồng th ời Đảng khẳng định tiến hành kh áng
chiến chống lại một nước lớn có sức mạ nh về quân sự, kinh tế không thể kết thúc
chiến tranh bằng cách đánh tiêu diệt đội quân xâm lược, mà phải đánh vào ý chí
xâm lược, làm thất bại từng mục tiêu chiến lược của địch, giành thắng lợi từng

bước; làm cho đối phương thấy không thể thắng ta bằng quân sự.
Sự sáng su ốt c ủa Đảng ta còn thể hiện khi xem xét, đánh giá địch một
cách biện chứng, đó là Mĩ tuy có tiềm lực về kinh tế, quân sự nhưng không phải là
vô hạn “ trong cái không phải là vô hạn ấy, sức mạnh của Mĩ đưa vào cuộc chiến
tranh lại chỉ có hạn. Là m ột quốc gia có chiến lượ c toàn, Mĩ luôn luôn phả i đặt
Việ t Nam trong chiến l ượ c đó. ” (3). Quá trình đi ều hành chiến tranh của Mĩ
chịu tác động bởi nhiều yếu tố như: nội tình nước Mĩ, trong đó có sự phản đối của
dân chúng; kh ả năng can thiệ p củ a Liên Xô, Trung Quốc; d ư lu ận thế giới lên
án… Nhưng để ngăn chặn, tiêu diệt chủ nghĩa cộ ng sả n, phong trào giải phóng
dân tộc ở Đông Nam Á…, Mĩ buộc phải đem quân tr ực tiếp nhảy vào cuộc chiến
ở Việt Nam, buộc ph ải vứt bỏ “mặt nạ” thực dân mới, một khi cuộc chiến tranh Vi
ệt Nam kéo dài Mĩ sẽ bị sa l ầy, lúc đó tính chất phi nghĩa hoàn toàn bị ph ơi bày,
kinh tế giảm sút, đồng đô la mấ t giá; đồng thời các nước khác như Nhật Bả n, Tây
Âu mạnh lên cạnh tranh gay gắt với Mĩ, Liên Xô vượt Mĩ về vũ khí chiến lược…,
Mĩ phải từ bỏ Việt Nam để bả o vệ những lợi ích mang tính chiến lược toàn c ầu.
Cho nên, sự cần thiế t phải đưa cuộc chiến tranh Vi ệt Nam sang tận n ước Mĩ,
nhất là vào những năm vận động bầu cử tổng thống; ta vừa mở những cuộc tiến
công chi ến lược, vừa kết hợp chặ t chẽ giữa đấu tranh chính trị và ngoại giao, từ
đó gây tác động sâu sắc đế n xã hội Mĩ. “ Bu ộc giới cầm quyền M ĩ phải cân nhắc
giữa lợi ích quốc gia, chiến lược toàn cầu và vấn đề Việt Nam”(4).
Sau thất bại trong các chiến lược chiến tranh: Đơn phương (1954 -1960),
Đặc biệt (1961-1965), Cục bộ (1965 -1968), Việt Nam hóa chiến tranh và Đông
Dương hóa chiến tranh (1969-1973), và nhất là sau cuộc tập kích chiến lược 12


ngày đêm ở Hà Nội, Hải Phòng và một số nơ i ở miề n Bắc Việt Nam không thành
công, đế quốc mạ nh nhất thế giới buộc phải kí vào Hiệp định Pa ri về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Kí Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân
dân Việ t Nam, rút hết quân về nước; tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Vi ệt Nam

tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và đến năm 1974, khi thời cơ
xuất hiện Đảng, Chính Phủ Nướ c Việ t Nam Dân ch ủ Cộng hòa đã đưa ra chủ
trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
2. Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm, lấy thắng lợi quyế t định trên chiến trường
để tạo ưu thế tuyệt đối trên bàn đàm phán.
a. Trong kháng chiến chống Pháp
Bước vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng, Chính phủ chưa dự kiến
kết thúc chiến tranh bằng một giải pháp chính trị, đấu tranh quân sự với đấu tranh
ngoại giao trên chiến trường và trên bàn đàm phán. Tuy nhiên, sau 8 năm tiến
hành chiến tranh, cuộc kháng chiến của dân tộc ta không ngừng phát triển, quân
đội liên tiếp giành chiến thắng trên chiến trường, hậu phương phát triển vững
mạnh; 39 vạn quân Pháp đã bị loại ra khỏi vòng chiến đấu; ta đã làm phá sản các
kế hoạch chiến tranh của Pháp, 5 viên cao ủy, 6 viên tổng chỉ huy quân đội viễn
chinh bị triệu hồi; vùng chiếm đóng của Pháp bị thu hẹp, quân Pháp trên chiến
trường càng lâm vào tình thế phòng ngự bị động. Vấn đề đặt ra là cần phải nhanh
chóng kết thúc chiến tranh, trả lời báo Experessen Thụy Điển ngày 26 -11-1953,
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “Hiện nay nếu thực dân Pháp tiếp tục cuộc chiến
tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc đến thắng
lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc chiến
tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương lượng
và giải quyết vấn đề Việt Nam theo lối hòa bình thì nhân dân và Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa sẳn sàng tiếp ý muốn đó… Cơ sở của việc đình chiến ở
Việt Nam là Chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của nước Việt
Nam”(5).
Trước sức ép của dư luận cả trong và ngoài nước, ngày 3 tháng 12 năm
1953 Chính phủ Pháp ra thông báo: “Pháp đã hai lần nêu quan điểm của mì nh,
Việt Minh nên trình bày quan điểm của họ bằng con đường chính thức. Quan điểm
của Việt Minh sẽ được xét với ý muốn làm tất cả để lập lại hòa bình vững bền, bảo
đảm độc lập cho các nước liên kết cũng như quyền tự do và an ninh cho các công
dân” (6).

Thực tế cho thấy, một mặt nêu vấn đề giải quyết chiến tranh Đông Dương
bằng thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mặt khác
Chính phủ Pháp đã và đang thực hiện kế hoạch Nava, quyết định giành thắng lợi
trên chiến trường để kết thúc chiến tranh: “Kế hoạch Nava chẳng những được
Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ
điều…” (7). Sự dàn xếp giữa các nước lớn về một giải pháp chấm dứt chiến tranh
ở Đông Dương cũng được xúc tiến.


Đảng, chính ph ủ, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng bản
chất của đế quốc thực dân Pháp; hiểu rõ thương lượng, giải pháp chính trị trong
chiến tranh chỉ có th ể đạt được trên những thắng lợi có ý ngh ĩa quyết định trên
chiến trường; bài họ c “Triều Tiên cho thấ y, kinh nghiệm là phải đánh bao gi ờ
cho đế quốc quỵ , nó bi ết không thể đánh được nữa, nó mới chịu đàm phán, đừng
có ảo tưởng mình muốn đàm phán là nó đàm phán. Ta cũng phải đánh cho Pháp
quỵ, lúc ấy có đ àm phán m ới đàm phán, chứ không ph ải đưa đàm phán ra là nó
đàm phán ngay đ âu. Đừng có ảo tưở ng. Mục đích c ủa nó là xâm lược. Nó mất
99%, còn hy vọng 1% nóa vẫn đánh. Phải đánh cho nó quỵ nó mới chịu ” (8). Vì
vậy, tháng 9 - năm 1953, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết đị
nh mở cuộc tiến công chi ến lược đông- xuân 1953-1954 nhằm đánh bại kế hoạch
Nava; đồng thời mở một cuộc tiến công ngoại giao nhằm đẩy Pháp vào thế bị
động, tạo điều kiện kết thúc chiến tranh có lợi cho ta.
Cu ộc Ti ến công chiến l ược đông- xuân 1953-1954, giành thắng lợ i to
lớn, bước đầu ta đã làm phá sản kế hoạ ch Nava; Nava buộc phải tập trung mọi cố
gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông
Dương, Với kế hoạch Nava “Bộ chỉ huy Pháp tin chắc rằng sẽ giáng cho Việt
Minh một trận thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ . C húng tôi chuẩ n bị đón chờ
nh ững trận chiến đấu gay go và kéo dài. Chúng tôi (ch ỉ người Pháp) s ẽ chiến
thắng” (9). Đ iện Biên Phủ “là pháo đài bất khả xâm phạm” (theo như cách mà
tướng lĩnh Pháp, Mĩ nhận đị nh); Điện Biên Phủ, từ m ột con nhím làm chốt chặn

đường sang Thượng Lào đã biế n thành “mộ t pháo đài không thể công phá
được”, đồng th ời là một cái bẫy lớn có thể “nghiền nát” quân đội nhân dân Việt
Nam” (10); Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và Pháp.
Như v ậy, trước khi đến H ội nghị Giơnev ơ chủ trương nhất quán của ta là
“tiế p tục đẩ y mạ nh kháng chiến, nếu có thươ ng lượ ng thì vừa đánh vừa đàm,
để đạt tới một giải pháp chính trị phù hợp; ta không đánh giá quá cao Hội nghị
Giơ nevơ, nhưng không bỏ l ỡ c ơ hội, phải tranh thủ dư luận thế gi ới, tranh thủ
làm cho hội nghị có thể bắt đầu để đi đến các cuộc gặp gỡ khác” (11).
Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, Liên Xô và Trung Quốc đều muốn có
một gi ải pháp kết thúc chiến tranh, gián tiếp tỏ thái độ không tiếp tục giúp đỡ
cuộc kháng chi ến chống Pháp ở Việt Nam; gần như có một thỏa thuận ngầm về
giải pháp chia cắt Việt Nam. Còn đế qu ốc Mĩ thì ra s ức vậ n động thành lập một
liên minh quân sự, xúc tiến để can thiệp trực tiếp bằng quân sự (không quân, lục
quân) vào Đông Dương, thậm chí còn đe dọa sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử.
Nhưng tất cả m ọi hy vọng của Pháp, âm mưu của Mĩ đều tan thành mây khói.
Bằng chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn
quyết định vào ý chí xâm lược củ a Pháp; đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh; tạ
o điều kiện thuận lợi cho cuộc đấ u tranh ngoại giao. Ngày 8-5-1954, phái đoàn c ủa
Chính phủ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Phạ m Văn Đồng làm trưởng đoàn
đến Hội nghị Pa ri với tư cách là một dân tộc chiến thắng. Ngày 21-7- 1954, Hiệ p
định Giơ ne vơ chính thức được kí kết, theo đó, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh
xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ đã thất bại trong âm


mưu kéo dài và mở rộng và quốc tế hóa cuộc chiến, song đây là thắ ng lợi chưa
trọn vẹn, Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai miền, cuộc đấu tranh cách mạng nhằm
thống nhất đất nước vẫn cần phải tiếp tục.
b. Thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Từ năm 1967, Nghị quyết của Hội ngh ị Ban Ch ấp hành trung ương Đảng
lần thứ 13, khóa III đã khẳng định: “Đấu tranh chính trị và quân sự ở miền Nam

là nhân tố chủ yếu quyết định giành thắng lợi trên chi ến trường, làm cơ sở cho
thắng lợi trên m ặt trận ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội
nghị những cái mà chúng ta giành được trên chiến trường. Tuy nhiên, đấu tranh
ngoại giao không ch ỉ đơn thuần phản ánh cu ộc đấ u tranh trên chiến tr ường mà
trong tình hình quốc tế hi ện nay, với tính chất cu ộc đấu tranh giữa ta và địch,
đấu tranh ngoại giao giữ một vai trò quan trọng, tích cực và chủ động” (12).
Hội nghị còn chỉ ra mục đích, nhiệm vụ của cuộc tấn công ngoại giao lúc
này là nhằm tố cáo tội ác của đế quố c Mĩ ; vạch trần những th ủ đoạn hòa bình giả
hiệu với cái gọi là “đàm phán không điều ki ện” của Mĩ… Để giành thắng lợi trên
mặt trận này, ta phải phát huy thế mạnh, thế chủ động chiế n lược trên chiến
trường, giành thắng lợi từng bước…
Cũng trong năm 1967, trả lời thư của tổng Mĩ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng đị nh: “Chính phủ Mĩ gây ra chiến tranh xâm lược Việt Nam thì con đường
đưa đến hòa bình ở Việt Nam là Mĩ phải chấm dứt chiến tran h xâm lược. Chính
phủ Mĩ phải chấm dứt vĩnh viễn và không điều kiện vi ệc ném bom và mọi hành
động chiến tranh khác chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…, phải để cho
nhân dân Việt Nam tự quyết công việc nội bộ của mình…” (13).
N ăm 1968, sau cuộ c Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của quân
dân Việt Nam, tổng thống Mĩ Giôn xơn buộ c phải tuyên bố ngừng ném bom phá
hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu nói đến đàm phán ở Việt Nam.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán chính thức diễn ra tại Pari giữa Chính phủ Nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Hoa Kì; từ ngày 25-1-1969 là
giữa bốn bên: Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, Mặ t trận Dân tộc giải phóng miền
Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam), Hoa Kì và Việt Nam cộng hòa.
Cuộc đấu tranh trên trên bàn đàm phán diễ n ra diễn ra h ết s ức gay g ắt,
quy ết liệt, nhiều lúc dẫn đến gián đoạn; lập trường của Việt Nam đ òi quân Mĩ và
lực lượng đồng Minh phải rút hết khỏi miền Nam và tôn trọng các quyền dân tộc
cơ b ản của nhân dân Việt Nam như Hiệp đị nh Giơnevơ v ề lập lại hòa bình, k ết
thúc chiến tranh ở Đông Dươ ng đ ã từng công nhậ n, phải để nhân dân miền Nam

tự quyết lấy vận mệnh của họ. Lập trường của Mĩ thì ngược lại, nhất là vấn đề rút
quân, Mĩ đòi quân đội miề n Bắ c cũ ng phải rút quân khỏi miề n Nam; đồng th ời
tìm mọ i cách để không phải kí vào “dự thảo Hiệp định về vấ n đề chấm dứt chiến
tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam và Dự th ảo thỏa thuận về quyền tự quyết của
nhân dân miền Nam Việt Nam” đã được hai bên thỏa thuận (10-1972). Giữa Việt
Nam, Hòa Kì đang còn thiế u một tiếng nói chung , vấn đề là nó sẽ được quyết
định ở đâu, trên chiến trường hay trên bàn đàm phán.


Đúng lúc đó (18- 12- 1972), đế quốc Mĩ tiến hành cuộc tập kích chiế n lược
bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng... Với bản chất ngoan cố, xảo quyệt,
luôn tìm cách giành thắng lợi trên l ĩnh v ực quân sự, giớ i cầm quyền Mĩ hy vọng
“con át chủ bài ” sẽ buộc Việt Nam phải kí vào d ự thảo Hiệp đị nh do Mĩ đưa ra.
Rõ ràng, M ĩ đã thự c hiện mộ t hành động quân s ự mạ nh, tàn bạo có ý nghĩa
quyết định để răn đe Việt Nam như những việc mà Mĩ từng làm đối với nước Nhật
trong thế chiến thứ hai (việc ném bom nguyên tử xuống hai thành phố là Hi- rô- sima và Na- ga- sa - ki), đối với Triều Tiên năm 1953 (ném bom hủ y diệt th ủ đô Bì
nh Nhưỡng khi Hiệp định đình chiến đã được thỏa thuận). Điều kì diệu, là quân
dân Việt Nam đã chiến thắng oanh liệt và hết sức thuyết phụ c tr ước cuộc tập kích
chiế n lược, “huyề n thoại” về sức mạnh của không lực Hoa Kì, của B52 đã bị đập
tan. Sau trận này, Mĩ bu ộc ph ải kí vào Hiệ p định Pari về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam đúng như bản Dự thảo từ tháng 10- 1972.
Hiệp định Pari là thắ ng lợ i của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính
trị, ngoạ i giao ở Việ t Nam; tạo thờ i cơ thuận lợi nhân dân ta ti ến lên giả i phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; là đỉnh cao của nghệ thuật chỉ đạo kết
thúc thúc chiến của Đảng, Chính phủ ở thế kỷ XX.
Kết luận
Sau hơn 20 năm nhìn lại, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi vì sao một dân
tộc nhỏ bé, đất không rộng, người không đông những kết cục vẫ n chiến thắng
từng đế quốc lớn xâm lược. Điề u đó chỉ có thể khẳng định, đúng như lời Đạ i
tướng Văn Tiến Dũng khi trả lời các nhà báo và các học giả phương Tây: “Một lần

nữa tôi muố n nói rõ rằng ngu ồn g ốc mọi thắ ng lợi củ a chúng tôi là sức mạnh
củ a cả một dân t ộc vùng lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình
trong thời đại ngày nay và Ban lãnh đạo chúng tôi biết khai thác, bi ết phát huy
tất cả những sức mạnh đó để chiến thắng ” (14). Chiến thắng này còn là một minh
chứng về nghệ thuật chỉ đạo kết thúc chiến tranh của Đảng, Chính phủ trong suốt
30 năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược.
Chú thích
(1). Nguy ễn Đình Biên (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 122.
(2), (3), (4), (5), (6). Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (1999), Mấy vấn đề chỉ đạo
chiến lược trong 30 năm chiến tranh giải phóng (1945-1975), Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, tr. 151-152; tr.155.
(7). Đỗ Thiện- Đinh Kim Khánh (1984), Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, tr.61.
(8). Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.113.
(9), (10). Giáo sư Hoàng Minh Thả o (2004), Điện Biên Phủ trận thắng thế kỷ,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 120, tr. 110
(11). Chỉ thị của Ban bí thư Trung ương Đảng ngày 1-5-1954.


(12). Nguyễn Đình Biên (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 217.
(13). Nguyễn Đình Biên (2002), Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 219.
(14).Ph ạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Văn Tiế n Dũ ng, Nguyễn Cơ Thạch (1996),
Vì sao Mĩ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà
Nội, tr.48.




×