Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

thị trường và định chế thị trường các công ty hỗ trợ tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 3 trang )

Đất đai

Trong những năm qua, cơ cấu sử dụng đất ở TPHCM có sự thay đổi đáng kể .
Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh từ 123.517 ha, chiế, 58,9 % tổng diện tích
( năm 2008) xuống còn 104.285 ha, chiếm 49,77%. Diện tích đất chưa sử dụng
cũng giảm từ 2.263 ha ( năm 2008) xuống còn 263 ha (năm 2010). Trong khi đó ,
diện tích phi nông nghiệp lại tăng từ 83.774 ha, chiếm 39,98% (năm 2008) lên
105.005 ha, chiếm 50,11%(năm 2010).
Diện tích đất nông nghiệp ở TPHCM giảm nhanh chủ yếu là do : Quá trình đô thị
hóa ngày càng lan nhanh ra vùng ngoại thành với hang tram dự án lớn nhỏ được
quy hoạch trên đất nông nghiệp để xây dụng các khu dân cư, khu đô thị mới, các
khu công nghiệp, sân golf,…; các công trình giao thông trọng điểm, công trình
giao thông công cộng đang được mở rộng ra nhiều quận huyện vùng ven như triển
khai đường vành đai 1,2,3.. mở rộng tỉnh lộ 9,10,..; đất nông nghiệp bị quy hoạch
treo; người nông dân còn gặp nhiều khó khan trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến
bỏ hoang đất đai.
Đến năm 2010, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thành phố là 57.047 ha,
chiếm 54,7% diện tích đất nông nghiệp, so với năm 2005 thì diện tích này giảm đã
giảm 20.000 ha. Diện tích đất lâm nghiệp là 36.276 ha, chiếm 34,79%; tăng 2,7 so
với năm 2005. Diện tích đất nuôi trồng thủy hải sản là 9,473 ha, chiếm 9,08%;
giảm 300 ha so với năm 2005. Diện tích đất làm muối là 1000ha, chiếm 0.96%,
giảm 246 ha so với năm 2005.
BẢN ĐỒ SỬ DỤNG ĐẤT Ở QUẬN 2 NĂM 2010


Đất đai

Ghi chú: DDT- đất đô thị (dân cư); DDV- đất dịch vụ; DDA- đất dự án; DGT- đất
giao thông; DNN- đất nông nghiệp; DTN- đất tự nhiên; DTS- đất thủy sản; DMNđất mặt nước.



Đất đai

Biểu đồ biểu diễn diện tích (ha) các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015
Biểu đồ cho thấy quá trình đô thị hóa Quận 2 khá nhanh, diện tích đất dân cư
(DDT), dịch vụ (DDV) tăng dần lên; diện tích đất nông nghiệp (DNN), đất tự
nhiên (DTN) và đất nuôi trồng thủy sản (DTS) giảm.
Giải pháp
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục nhằm nâng cao mặt bằng dân trí, nâng cao nhận
thức của người dân. Đồng thời đó là biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề lao
động, việc làm để đảm bảo cho người dân ven đô được làm việc có thu nhập ổn
định, làm chủ cuộc sống của mình, tránh mọi phiền toái cho xã hội.
- Hạn chế và quản lý tốt hơn đối với dân nhập cư, góp phần lập lại trật tự xã hội
đảm bảo cho việc xây dựng xã hội đô thị ổn định, bền vững.
- Bảo vệ môi trường đô thị thông qua công tác đồng bộ trên các mặt luật pháp,
hành chính, kinh tế xã hội nhằm tạo điều kiện tổ chức tốt môi trường ở và môi
trường lao động, giảm thiểu tác động xấu ảnh hưởng đến các yếu tố tự nhiên và xã
hội đô thị. Việc bảo vệ môi trường đô thị là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp
các ngành, các tổ chức, các cộng đồng và sự tham gia của người dân. Bảo vệ môi
trường phải trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với
việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội.
- Tăng cường giáo dục nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới đối với cư dân đô
thị, hạn chế những hành vi xấu làm ảnh hưởng đến lối sống văn minh lịch sự của
cư dân đô thị.
- Đổi mới trong lĩnh vực quản lý nhà đất đô thị; Tăng cường các biện pháp quản lý
đô thị một cách hữu hiệu nhằm giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của đô thị
đảm bảo cho việc quy hoạch, phát triển đô thị lâu dài và bền vững.




×