Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Đề cương kinh tế quốc tế 81 câu hỏi và đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.54 KB, 58 trang )

MÔN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Câu 1: Trình bày khái niệm và cơ sở hình thành nền KTTG
- Khái niệm: Nền KTTG là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mối quan hệ
hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế với các quan hệ
kinh tế quốc tế.
- Cơ sở hình thành nền KTTG:
+ Phân công lao động quốc tế là quá trình chuyên môn hóa sản xuất dựa vào lợi thế về đk tự
nhiên, KTXH kỹ thuật của một nước; khác nhau về điều kiện tự nhiên tạo nên cho mỗi nước
một lợi thế khác nhau do đó chuyển những ngành nghề sản xuất của mình ra các nước sau đó
trao đổi lại; cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ, công nghệ giúp cho quá trình sản
xuất và việc chuyển giao công nghệ vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia
+ Sự phát triển của cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng: giao thông vận tải, thông tin liên lạc… là
phương tiện không thể thiếu cho hoạt động KTTG
+ Sự phát triển của quan hệ KTQT: TMQT, đầu tư QT, thanh toán QT, dịch chuyển lao động QT
Câu 2: Trình bày khái niệm và đặc điểm của nền KTTG
- Khái niệm: Nền KTTG là tổng thể nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có mối quan hệ
hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân công lao động quốc tế với các quan hệ
kinh tế quốc tế.
-Đặc điểm của nền KTTG: (tr5.6) + giải thích
+Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng (VN nhập khẩu 60% - 80% phụ
liệu dệt may của Trung Quốc): tất cả các quốc gia đề tham gia vào phân công lao động quốc tế,
mở cửa nền kinh tế trên cơ sở quan hệ KTQT phát triển càng tạo nên sự phụ thuộc….
+Các hoạt động thương mại, tiền tệ, đầu tư ngày càng gia tăng (tốc độ tăng trưởng đầu tư quốc
tế > GDP)…
+ xu hướng tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ…
+ Đầu tư quốc tế diễn ra mạnh mẽ …
+ Nền KTTG gắn bó chặt chẽ với điều kiện về môi trường sống: không gây ô nhiễm, giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường…
+ Nguy cơ khủng hoảng kinh tế, chính trị ngày càng gia tăng ( 2008 khủng hoảng tài chính; Anh
rời EU….)….



Câu 3: Trình bày khái niệm nền KTTG và các quan hệ kinh tế quốc tế
-KN:
-Các quan hệ KTQT(tr.24)
+ Quan hệ về hàng hóa và dịch vụ: mua bán trao đổi hàng hóa dịch vụ
+ Quan hệ về vốn: các dòng vốn nhận vào và đi đầu tư giữa quốc gia này với quốc gia khác;
vốn được thể hiện bằng tiền, các tài khoản tương đương tiền và tài sản.
+ Quan hệ về lao động: phân công lao động quốc tế, di chuyển lao động quốc tế
+ Quan hệ về công nghệ và môi trường: chuyển giao công nghệ, hợp tác nghiên cứu, sang tạo,
các hoạt động nghiên cứu bảo vệ môi trường, gắn hoạt động sản xuất & tiêu thụ với điều kiện
môi trường
+ Quan hệ thanh toán quốc tế: mua bán đồng tiền các quốc gia, giấy tờ có giá, trái phiếu, chứng
khoán … diễn ra trên thị trường ngoại hối
Câu 4: Các chủ thể của nền kinh tế thế giới: là những đối tượng tham gia vào nền kinh tế thế
giới bằng việc trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế
+ Cấp quốc gia: là các quốc gia độc lập và vùng lãnh thổ:Đây là loại chủ thể đông đảo nhất
trong nền kinh tế thế giới, trong đó các quốc gia chiếm số lượng chủ yếu, còn lại là một số vùng
lãnh thổ.
+ Ở cấp độ vượt ra khỏi một quốc gia:
Chủ thể siêu quốc gia là các tổ chức kinh tế quốc tế với vai trò điều phối chung các hoạt động
liên quan đến tất cả các quốc gia như thương mại, đầu tư và tài chính quốc tế,..,
Các công ty đa và xuyên quốc gia: Có tầm ảnh hưởng rộng lớn trải trên nhiều quốc gia, có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
+ Ở cấp độ thấp hơn phạm vi một quốc gia: Các doanh nghiệp, cá nhân của một quốc gia: tham
gia trực tiếp vào các giao dịch lớn về XNK, đầu tư trực tiếp và gián tiếp, chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi các chính sách thương mại quốc tế và các cs khác của các quốc gia cũng như các tổ
chức kinh tế thế giới
Câu 5: Trình bày nội dung của xu hướng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới và xu
hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ theo hướng có lợi cho các nước phát triển
-


Xu hướng nhất thể hóa: cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia.


Xu hướng nhất thể khu vực: Asean,..
Xu hướng nhất thể hóa toàn cầu: vWTO, Apec,..
-

Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ theo hướng có lợi cho các nước phát triển:

+Các biện pháp bảo hộ là việc chính phủ sử dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch, bảo hộ đầu
tư,… nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước. Các biện pháp bảo hộ mậu dịch bao gồm thuế quan
và phi thuế quan, các biện pháp bảo hộ đầu tư là các biện pháp về hành chính, đầu tư, vốn, địa
bàn đầu tư, lĩnh vực đầu tư,..
+ Tác động:
Nước phát triển: đưa ra biện pháp bảo hộ để bảo vệ thị trường trong nước, bảo hộ những ngành
còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước và phát triển
sản xuất trong nước
Nước đang phát triển: Hạn chế thâm nhập vào thị trường các nước, tăng cường hợp tác
CÂU 6: Trình bày nội dung của xu hướng mở cửa nền kinh tế trong nước và tham gia hội
nhập kinh tế quốc tế. Liên hệ Việt Nam (3 điểm)
Trả lời:
- Mở cửa nền kinh tế là các nước thực hiện những đổi mới, mở cửa, tham gia vào quá trình phân
công lao động quốc tế thông qua các hoạt động như: tham gia vào thị trường thương mại quốc
tế, thị trường vốn đầu tư quốc tế,trao đổi lao đổi lao động quốc tế, dịch vụ về công nghệ và tiền
tệ quốc tế.
- Tác động:
+ Tích cực:
> Thị trường rộng mở, hàng hoá đa dạng, phong phú có chất lượng và người tiêu dùng có thể
thoả

mãn
nhu
cầu
của
mình
một
cách
tốt
nhất.
> Tạo ra môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, kích thích được sản xuất phát triển.
> Tiếp hu công nghệ mới, phương thức quản lý,…
+ Tiêu cực:
> Nền kinh tế phụ thuộc và chịu tác động gián tiếp hoặc trực tiếp của những biến động xấu mà
nền kinh tế thế giới có thể đưa lại.
> Các doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh về giá và mẫu mã, có nguy cơ bị mất thị trường
nếu không chịu cải tiến.


- Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết các nền kinh tế từng quốc gia với nền
kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thúc đảy tự do hóa thương mại và mở cửa thị
trường.
* Liên hệ:
- Tiến trình mở cửa của VN
+ 1986: Bắt đầu mở cửa nền kinh tế
+ 1995: VN gia nhập Asean
+ 2007: VN gia nhập WTO

- Các tổ chức Việt Nam gia nhập: WTO, ASEAN, WB,…
- Cơ hội, thách thức:
+ Cơ hội:

>Hiện nay hàng hoá ở Việt Nam rất phong phú, nhiều hơn hẳn 5 năm trước đây, giá cả cạnh
tranh. Người tiêu dùng có thể lựa chọn rất nhiều mặt hàng mà mình cần với mọi mức giá mà họ
có thể.
>Tốc độ tăng trưởng nhanh, nhận được các nguồn vốn hỗ trợ ODA, vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài FDI,…
+ Thách thức:
>Bảo hộ được cái doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước
ngoài.
>Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước, các nguồn vốn việt trở, nguồn đầu tư,…
>Giữ vững được quyền tự chủ của nền kinh tế trong nước, hạn chế những tác động của kinh tế
thế giới.
7. Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới? (3 điểm)
- Các bất ổn về chính trị ở các quốc gia: Kinh tế và chính trị có mối quan hệ khăng khít với
nhau, bất ổn về chính trị có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của 1 nước, kéo theo ảnh
hưởng đến toàn cầu.
VD: Các nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư tại một số quốc gia có tình trạng chính trị bất thường, tài
sản của họ sẽ hông được đảm bảo bằng pháp luật của nước đó.


Với các bất ổn chính trị, các nước sẽ chỉ tập trung giải quyết các bất ổn mà không tập trung
nhiều cho việc phát triển kinh tế, do vậy ảnh hưởng đến sự tham gia vào phân công lao động
quốc tế.
- Các cuộc khủng hoảng tài chính: Ảnh hưởng nặng nề đến tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế thế giới do yếu tố tài chính và tiền tệ quốc tế ảnh hưởng đến tất cả các quan hệ kinh tế
quốc tế.
VD: Khủng hoảng tài chính tại Mexico năm 1982 và 1994-1995, khủng hoảng tài chính ở Nga
năm 1998, khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp 2011-2012…
- Ý thúc tham gia nền kinh tế thế giới của các quốc gia: Ý thức tuân thủ các nguyên tắc quốc tế
khi tham gia vào các quan hệ trao đổi hang hóa, dịch vụ, đầu tư, tài chính, ngân hàng… Nếu các
quốc tuân thủ tốt các nguyên tắc này thì có thế tránh được các biến động gây bất lợi cho các

nước tham gia vào nền kinh tế thế giới, ngược lại nếu các quốc gia đặt lợi ích của mình lên trên
hết bất chấp các quy định trong điều ước quốc tế thì sự tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.
- Sự khan hiếm nguồn lực: Do nguồn lực luôn luôn là khan hiếm, các nước không thể có đủ tài
nguyên để phục vị cho nền sản xuất trong nước, gây nên sự biến động giá cả của các sản phẩm,
hàng hóa dịnh vụ sử dụng các yếu tố đầu vào là các yếu tố khan hiếm, hạn chế khả năng sản
xuất và khả năng mở rộng quy mô sản xuất.
- Các vấn đề toàn cầu: Biến đổi khí hậu, ôn nhiễm môi trường… chi phí để phòng ngừa và khắc
phục hậu quả là rất lớn, để lại hậu quả ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, trao đổi trên phạm vi
toàn cầu. Theo đó, các yêu cầu sản xuất sản phẩm “ xanh, sạch ” được đặt ra dẫn đến thay đổi
về cơ cấu, chất lượng và tiêu chuẩn của sản phẩm trên toàn cầu…
Câu 8: Trình bày xu hướng phát triển nền kinh tế xanh toàn cầu. Liên hệ Việt Nam
*Nền kinh tế xanh: là kết quả mang lại phúc lợi cho con người và công bằng xã hội, nó có ý
nghĩa làm giảm những rủi ro môi trường và khan hiếm sinh thái
Cộng cụ
- Sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng
phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường.
- Bảo vệ môi trường
- Phát triển các sản phẩm sạch: Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt trời, năng lượng
gió, năng lượng biển, năng lượng thủy điện, năng lượng sinh khối…), yếu tố quan trọng nhất
trong Kỷ nguyên năng lượng – khí hậu sắp tới.
- Phát triển bền vững
*Liên hệ với Việt Nam:
+Phát triển nông nghiệp và để trở thành nhân vật chủ chốt, có “quyền lực xanh” trong vai trò
đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong tương lai.


+ Đa dạng hóa nền kinh tế, dựa trên sự đa dạng về địa hình, khí hậu và tài nguyên/các HST để
khai thác thế mạnh của vốn tự nhiên.
+ Phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái với nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đa

dạng (28 di sản tự nhiên và văn hóa thế giới, 128 khu bảo tồn trên cạn, 5 khu Ramsa, 8 khu dự
trữ sinh quyển thế giới…).
+ Phát triển vốn tự nhiên, với tính đa dạng sinh học cao (xếp thứ 16 trên thế giới), với độ che
phủ của rừng hiện nay xấp xỉ 40%, với vùng núi rừng phía Bắc và dãy Trường Sơn chạy dọc đất
nước, đảm bảo các dịch vụ HST cho sự phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa, đảm bảo an ninh
nguồn nước, cung cấp nơi cư trú và duy trì văn hóa bản địa, kiểm soát thiên tai như lũ lụt, lở
đất, xói mòn và bồi tụ đất đai.
+ Liên kết với các cộng đồng quốc tế (UNDP, Ngân hàng Thế giới, Đan Mạch, Thụy Điển, Đức,
Nhật Bản, Pháp, Hoa Kỳ…) trong ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.
Câu 9: Vấn đề thảm họa môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KTTG
không? Giải thích. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề này.
- Vấn đề thảm họa môi trường có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KTTG
- Giải thích:
+ Thực trạng:
Thảm họa thiên nhiên
Sạt lở, song thần
Ô nhiễm biển, đại dương, sa mạc hóa
Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ….
+ Nguyên nhân:
Con người không có ý thức bảo vệ môi trường, phá rừng
Khí thải các nhà máy
Khai thác tài nguyên cạn kiệt
- Giải pháp:
+ Phát triển kinh tế xanh
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án đầu tư


+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt

+ Xây dựng đồng bộ hệ thống xử lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo
tiêu chuẩn quốc tế
+ Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường
+ Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các
đô thị, tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội
Câu 10: Biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến sự phát triển nền KTTG không?
Giải thích. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề này?
- Biến đổi khí hậu toàn cầu có ảnh hưởng đến sự phát triển nền KTTG
- Giải thích:
+ Thực trạng:
Sự nóng lên của Trái đất => băng tan gây ngập úng là các hiện tượng thời tiết bất
thường, bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán và giá rét kéo dài… dẫn đến thiếu lương thực, thực
phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc, gia cầm…
Khu vực Châu Phi là khu vục dễ tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, hứng chịu sự tàn
phá nặng nề của những hiện tượng thời tiết như các trận siêu bão, hạn hán, các đợt nắng nóng
và lũ lụt, trong khi những quốc gia này lại chỉ phát ra rất ít lượng khí thải nhà kính làm Trái Đất
ấm lên. Đói nghèo (8 người thì 1 người bị đói)
Các nước Nam Âu đang đối mặt nguy cơ bị hạn hán nghiêm trọng dễ dẫn tới những trận
cháy rừng, sa mạc hóa, còn các nước Tây Âu thì đang bị đe dọa xảy ra những trận lũ lụt lớn, do
mực nước biển dâng cao cũng như những đợt băng giá mùa đông khốc liệt
+ Nguyên nhân:
Do con người khai thác tài nguyên quá nhiều không thể khôi phục, sử dụng nhiều nhiên
liệu hóa thạch
Khí nhà kinh và hiệu ứng nhà kính
Phá rừng, xả rác thải, khí thải ra môi trường
Sự tác động của con người: xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước
và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 từ các hoạt động của con người.
-Giải pháp:



+ Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
+ Giảm các loại chất thải, khí thải chưa xử lý ra ngoài môi trường
+ Phát triển xanh
+ Chặn đứng nạn phá rừng
+ Khai phá những nguồn năng lượng mới
+ Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất (quá trình can thiệp kỹ thuật địa chất
hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng nhà kính.)
+Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu trong tương lai (nhân tố chính là con
người)
+ Tăng cường việc tuân thủ, thực thi các quy định quốc tế và đẩy mạnh triển khai thực
11. Theo anh/chị, vấn đề an ninh lương thực có ảnh hưởng đến sự phát triển của nềm kinh
tế thế giới hay không? Giải thích. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề này. (1.5 điểm)
*Thực trạng:
- Cứ 8 người thì có 1 người bị đói, hầu hết tập trung ở các nước đang phái triển, đặc biệt là
Châu Phi và Nam Á.
- Hiện nay trên thế giới có hơn 500 triệu người bị thiếu ăn, số người chết vì thiếu lương thực lên
đến và triệu người mỗi năm, con số này đang ngày càng gia tăng.
- Giá lương thực ngày càng tăng ( 50% trong vòng 5 năm, có thể tăng 35% trong 2 năm tới),
những người nghèo phải chi tới 60% thu nhập vào lương thực nhưng họ vẫn thiếu ăn.
* Nguyên nhân:
 Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất, ảnh hưởng đến an ninh lương thực
 Bất bình đẳng trong tiếp cận lương thực
 Thiệt hại của thiên tai và điều kiện tự nhiên làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp
 Con người khai thác quá mức các tài nguyên đất, lạm dụng các chất hóa học
 Đô thị hóa tăng tốc khiến đất đai canh tác của nhiều nước đang ngày càng bị thu hẹp, đầu tư
nông nghiệp không được chú trọng, không áp dụng khoa học kĩ thuật, sản lượng thấp.
 Sự tác động của chính trị: Ví dụ như việc chính phủ Nga kiểm soát giá lương thực nhằm
giành thiện cảm của người dân trong cuộc bỏ phiếu. Một số quốc gia dùng lương thực để sản
xuất năng lượng sinh học thay vì phục vụ nhu cầu thiết yếu...



* Giải pháp:
- Các nước cũng cần thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, sử dụng
máy móc công nghệ hiện đại, giống mới để nâng cao sản lượng các loại cây lương thực.
- Ngoài ra, trong quá trình đô thị hóa, phát triển các ngành công nghiệp, các chính phủ cần chú
trọng những chính sách nhằm hạn chế tình trạng nông dân bỏ nông nghiệp di cư lên các thành
phố, đồng thời quan tâm đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, đảm bảo thu nhập, cải
thiện đời sống của người nông dân, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh hợp tác ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu, giảm thiểu thiên tai phải là ưu tiên số
một của thế giới trong nỗ lực chung đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.
12. Theo anh/chị, vấn đề đói nghèo có ảnh hưởng đến sự phát triển của nềm kinh tế thế
giới hay không? Giải thích. Đề xuất giải pháp để giải quyết vấn đề này. (1.5 điểm)
* Thực trạng:
- Theo chuẩn phân biệt giàu nghèo (thu nhập 2USD\ ngày) thì có khoảng 2.7 tỷ người nghèo,
chiếm khoảng 1/3 dân số thế giới.
- Trong giai đoạn 1981-2001, tỷ lệ người châu Phi dưới chuẩn nghèo đói quốc tế đẽ tăng từ 42%
lên 47%, Tại Đông Âu và Trung Á, con số những người ghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số.
- Hậu quả của đói nghèo: khoảng 876 người bị mù chữ, trong đó phụ nữ chiếm 2/3, khoảng 42
triệu người sống chung với HIV, trong đó khoảng 39 triệu người thuộc các nước đang phát triển,
tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng cao ở Châu Phi.
* Nguyên nhân:
- Toàn cầu hóa làm gia tăng khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa các nước phát triển và kém
phát triển.
- Chính trị bất ổn làm trần trọng thêm sự cô lập về địa lý, bệnh tật, xung đột quân sự, các nước
này rất khó thu hút đầu tư quốc tế.
- Gia tăng dân số, thiếu hiểu biết, thất nghiệp, không được học hành, bất bình đẳng giới, mù
chữ, sự phụ thuộc...
* Giải pháp:
- Các nước cần có chính sách nâng cao năng suất thu hoạch. Đầu tư vào khâu đào tạo cho nông

dân sử dụng máy móc trong nông nghiệp, phân phát miến phí giống mới, có các giải pháp
phòng ngừa hiểm họa của thiên tai để tránh những thiệt hại lớn.


- Các nước kém phát triển phải được hỗ trợ để đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Các nước nghèo
cần có được một hệ thống giao thông, để cho nông phẩm dễ và nhanh chóng đến tay người dân.
- Trợ cấp cho những người nghèo được đi học, học nghề… giảm chi phí về y tế cho người
nghèo…
- Kêu gọi các tổ chức trên thế giới hỗ trợ các nước có tỷ lệ người nghèo cao: Phân phát lương
thực miễn phí, các đoàn y tế khám bệnh từ thiện, khử trùng nơi ở tránh dịch bệnh…
Câu 13.(1,5đ). Theo anh/chị vấn đề Xung đột sắc tộc, tôn giáo có ảnh hưởng đến sự phát
triển của nền KT thế giới không? Giải thích. Đề xuất giải pháp.
_ Có. Giải thích: Gây ra nhiều thiệt hại về tài sản, con người. Không có môi trường ổn định để
phát triển kinh tế. Bội chi ngân sách để trang bị cho quân đội, khắc phục hậu quả của chiến
tranh…
_ Thực trạng: Quá trình toàn cầu hóa k thể tránh khỏi va chạm, đối lập, gạt bỏ, phủ định lẫn
nhau giữa các tôn giáo (Cơ Đốc giáo và Kito giáo, Sunny và Shite, Hồi giáo - Thiên chúa giáo Phật giáo…) và mâu thuẫn sắc tộc (giữa các dân tộc khác nhau trong cùng 1 quốc gia, tôn giáo).
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay, có hàng trăm cuộc xung đột, trong đó 70% các cuộc
xung đột liên quan đến sắc tộc, tôn giáo
+ Ở châu Âu: xung đột sắc tộc ở Ban Căng giữa người Xécbi với người Bôxnhia,
Crôatia; sự ly khai của người Anbani ở Côxôvô; sự xung đột ở Nga và các nước Liên Xô
(cũ) như: tranh chấp vùng Nam Ôsêtia giữa Grudia với Nga, tranh chấp Crimea giữa Nga và
Ukraina. Xung đột ở Bắc Ai Len giữa người Tin Lành với người Thiên Chúa giáo, và xứ này
đòi tách khỏi Liên hiệp Anh.
+ Ở châu Á: Chiến tranh ở Afganixtan giữa quân chính phủ với phiến quân nổi dậy Taliban;
cuộc chiến tranh xung đột giữa Ixraen với Palextin và các nước Ảrập về lãnh thổ; các hoạt động
khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (IS); phong trào ly khai ở Tây Tạng (Trung Quốc); Ở Thái
Lan, Philippin và Myanma, xung đột dân tộc đòi phân tách, tự trị nổi lên vẫn chưa được giải
quyết.Các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo đang diễn gay gắt ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương.

+ Ở châu Phi: nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram ở Nigeria , Nội chiến giữa các bộ tộc ở
Libi; nội chiến ở Somalia.
+ Ở châu Mỹ: Phân biệt chủng tộc giữa người da trắng và người da màu, nhất là với bộ phận
người Mỹ gốc Phi ở Hoa Kì.Căng thẳng trong quan hệ biên giới giữa Côlômbia với Vênêruêla.
_ Nguyên nhân:
+ Sự phát triển kinh tế không đồng đều, khoảng cách giàu – nghèo lớn.


+ Một bộ phận người thiểu số theo một tôn giáo với số ít tín đồ trong quốc gia mà đa số người
theo một tôn giáo khác lại nắm quyền cai trị nên gây ra sự bất bình của cộng đồng sắc tộc, tôn
giáo đối lập.
+ Kết quả tích tụ từ lâu của những mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo trong lịch sử từ sự bành trướng,
chinh phục của chủ nghĩa đế quốc, thực dân và vấn đề di cư,…
+ Các xung đột sắc tộc có chứa đựng các lợi ích của cả nước trực tiếp tham gia và cả những
nước đứng ngoài. Trong các cuộc xung đột, không ít những phần tử bên ngoài muốn tận dụng
cơ hội để kiếm lời.
_ Giải pháp:
+ Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo: xây dựng và cung
cấp nhà ở cho người dân có thu nhập thấp với giá rẻ, các hộ gia đình thuộc các dân tộc khác
nhau cùng sống trong một khu chung cư với điều kiện, môi trường xã hội như nhau nhằm giúp
họ xóa bỏ được những mặc cảm, ngăn cách. Tất cả các học sinh ở độ tuổi đi học đều được đến
trường, không phân biệt dân tộc, tôn giáo,...
+ Giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc, tôn giáo với chính quyền: cần phải thừa nhận sự đa dạng
về văn hóa, tôn giáo và tôn trọng bản sắc riêng của mỗi tộc người trong mỗi quốc gia, tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi người dân, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo, dân
tộc, và đặc biệt là phải kiên trì nguyên tắc tách biệt giữa chính trị và tôn giáo.
+ Khuyến khích các tôn giáo, dân tộc tăng cường đối thoại để hiểu nhau, tìm ra những điểm
tương đồng và khắc phục dị biệt hay những cái nhìn méo mó về các tôn giáo, dân tộc khác.
Câu13:Có ý kiến cho rằng thuế quan là một công cụ quan trọng trong chính sách thương
mại quốc tế. Anh/ chị có đồng ý với nhận định trên không? Vì sao?

Vì khi có thuế sẽ làm tăng ngân sách nhà nước, tác động đến giá cả và cung- cầu thị trường
Câu 14: Nhóm
Câu 15: Xu hướng nhất thể hóa các nền kinh tế trên thế giới có ảnh hưởng đến VN hay
ko? Giải thích? (1,5)
- Xu hướng nhất thể hóa là các quốc gia liên kết trên nhiều lĩnh vực: KT-CT-XH-VH,….
ở cấp độ khu vực, khu vực mở rộng, toàn thế giới,…
- Tác động đến VN: Gt 205-207
+ Tiến trình hội nhập:
> 1986: Bắt đầu mở cửa nền kinh tế


> Các tổ chưc tham gia ở cấp độ khu vực: ASEAN
> Các tổ chưc tham gia ở cấp độ toàn cầu: WTO, WB,…
+ Cơ hội:
> tiếp cận thị trường rộng lớn hơn với những ưu đãi thương mại.
> tiếp thu công nghệ mới,..
> mở rộng quan hệ
+ tiêu cực:
> các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước có nguy cơ phá sản
> trình lý quản lý Nhà nước chưa cao có thể dẫn các vấn đề về nợ công, ô nhiễm môi trường do
công nghệ được chuyển giao,….
Câu 16.(1,5đ). Theo anh/chị cu hướng các nước phát triển tăng cường các biện pháp bảo
hộ có ảnh hưởng đến nền KT VN không? Giải thích.
_ Có.
_ ND: Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ của các nước phát triển ngày càng trở nên
tinh vi, đa dạng theo hướng có lợi cho họ khi tham gia hợp tác. Các BP bảo hộ: Mậu dịch (Thuế
quan, phi thuế quan), Đầu tư (Hạn chế về vốn và quyền kiểm soát, rào cản về hành chính…)
_ Tác động:
+ Thương mại: XK bị ảnh hưởng (hàng rào thuế quan, phi thuế quan làm hạn chế XK hoặc XK
được nhưng chịu thuế cao làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng hóa) => Ảnh hưởng đến KT

trong nước.
+ Đầu tư: Gặp nhiều khó khăn, giảm dòng vốn ĐT vào VN (Mĩ tăng thuế đối với các DN đầu
tư ra nước ngoài) => Hạn chế dòng vốn đầu tư chảy vào trong nước.
+ Thúc đẩy DN trong nước phát triển: Để cạnh tranh được phải nâng cao chất lượng sản phẩm.
_ Thực trạng:
Những nước phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, EU,… là các thị trường xuất khẩu lớn của Việt
Nam đang có xu hướng tăng cường bảo hộ mậu dịch. Bằng việc đặt ra các rào cản kĩ thuật, rào
cản thuế quan, hay các biện pháp gắn với môi trường và tiêu chuẩn lao động để hạn chế nhập
khẩu, bảo vệ các ngành sản xuất, các doanh nghiệp trong nước. Chính vì vậy, các sản phẩm xuất
khẩu của Việt Nam rất khó thâm nhập thị trường các quốc gia này.


Mặc dù số lượng các vụ điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại trên thế giới ngày càng
giảm song đối với hàng hóa Việt Nam lại có xu hướng gia tăng. Thống kê cho thấy mỗi năm VN
thiệt hại hơn 14 triệu USD do hàng xuất khẩu bị trả lại. Từ năm 1995 đến năm 2015, đã có tổng
cộng 73 vụ kiện phòng vệ thương mại của nước ngoài điều tra với hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam, trong đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam đã chịu 43 vụ kiện chống bán phá giá, 15 vụ kiện
tự vệ, 5 vụ chống trợ cấp và 10 vụ chống lẩn tránh thuế.
Câu 17: Khái niệm và các hình thức phân công lao động quốc tế
-Khái niệm: Phân công lao động quốc tế là phân công lao động xã hội, sự phân chia lao động
giữa các quốc gia, dựa trên nền sản xuất đặc thù của các quốc gia.
-Hình thức PCLĐ quốc tế:
+ Chuyên môn hóa quốc tế: là tính chuyên môn hóa của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác
nhau trong việc sản xuất một phần sản phẩm.
Chuyên môn hóa quốc tế chia làm 2 hướng: chuyên môn hóa sản xuất theo ngành, lĩnh vực,
doanh nghiệp và chuyên môn hóa theo lãnh thổ
+ Hợp tác sản xuất quốc tế: trên cơ sở mức độ phát triển ngày càng tăng của lực lượng sản xuất
và các mối quan hệ sản xuất giữa các doanh nghiệp độc lập trong và ngoài nước
3 đặc trưng cơ bản: phạm vi, lĩnh vực hoạt động, phương pháp hợp tác
Các lĩnh vực hợp tác:

*Hợp tác công nghệ sản xuất
*Các quá trình kinh tế thương mại có liên quan đến việc thực hiện hợp tác sản xuất
*Bảo dưỡng thiết bị công nghệ kĩ thuật sau khi bán
Câu 18: Tại sao các quốc gia lại phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế?
Các quốc gia lại phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế, vì:
- Các quốc gia tiếp cận với thị trường mới ở nước ngoài: các quốc gia cần giải quyết
lượng cung trong nền kinh tế khi sản suất quá nhiều và họ mong muốn bán được sản phẩm của
mình với giá cao hơn giá thị trường trong nước nhằm thu lợi nhuận, thu ngoại tệ để phát triển
nền kinh tế; khi quốc gia đó sản xuất không đủ hoặc không đủ điều kiện để sản xuất sản phẩm
đó nên cần nhập khẩu hàng hóa đó với giá thấp hơn và bán với giá cao hơn để thu lợi nhuận.
Thay vì sản xuất với giá cao thì có thể mua hàng hóa với giá rẻ hơn. Giúp các quốc gia mở rộng
giới hạn tiêu dùng trong nước.


- Các nước đang phát triển được tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển,
khi sản phẩm phát triển và được chuyển hóa lúc này nhiều nước sẽ tham gia vào quá trình sản
xuất.
- Giải quyết vấn đề thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên: sự phát triển của nhu cầu xã hôi
ngày càng tăng cao do đó nguồn tài nguyên vốn có không đủ đáp ứng, nên khi tham gia vào quá
trình phân công lao động quốc tế nguồn tài nguyên được cải thiện.
- Là xu hướng tất yếu của nền KTTG …
Câu 19: Có ý kiến cho rằng, ngành dệt may của Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu ở các công đoạn có gía tri gia tăng thấp. Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên
không? Giải thích. Đề xuất biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may tham gia sâu
hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Ngành dệt may của Việt Nam hiện nay chỉ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ở các công đoạn
có gía tri gia tăng thấp
-Giải thích:
+ phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu
+ thiếu thông tin, năng lực thiết kế, marketing, trung gian

+ thời gian giao hàng, chậm thuế, phí vận chuyển cao
+ thiếu liên kết các công đoạn dệt – nhuộm – may
+ kỹ thuật thấp -> hàng rào kĩ thuật ở các quốc gia
- Biện pháp thúc đẩy các doanh nghiệp dệt may tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu:
+ Rút ngắn thời gian sản xuất, thủ tục hải quan
+ Phát triển, hình thành các vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp phụ trợ
+ Đào tạo nhân lực thiết kế
+ Liên kết Doanh nghiệp Việt Nam với các Hiệp hộ
+ Phát triển sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam
+ Tìm hiểu và nắm chắc nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế
Câu 20: Có ý kiến cho rằng mặc dù Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình phân
công lao động quốc tế, tuy nhiên hiệu quả và giá trị lao động chưa cao. Anh/chị có đồng ý
với ý kiến trên không? Tại sao?


-Mặc dù Việt Nam đã tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế, tuy nhiên
hiệu quả và giá trị lao động chưa cao
- Giải thích: **Tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế
+ Xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng qua các năm
Có sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam: hàng nông sản, hàng thô sang các mặt
hàng có qua chế biến
Mở rộng thị trường xuất khẩu: trước đây tập trung ở một số nước Đông Âu sau đó mở cửa sang
thị trường Mỹ, EU
+Nhập khẩu: kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng => đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất
trong nước
Ngoài nhập khẩu hàng tiêu dùng, Việt Nam còn nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
**Tuy nhiên hiệu quả và giá trị lao động chưa cao:
+Cơ cấu hàng xuất khẩu: tuy chuyển dịch theo cơ cấu theo hướng hiện đại hóa, mặt hàng xuất
khẩu đứng đầu gồm điện thoại, linh kiện điện thoại, máy tính, linh kiện máy tính… tuy nhiên
các mặt hàng chiếm ưu thế của Việt Nam vẫn là dệt may, da giày, nông sản, thủy hải sản có

GTGT thấp.
+ Với các mặt hàng điện thoại, máy tính, linh kiện điện thoại… chủ yếu là gia công lắp ráp có
GTGT thấp
+ Việt Nam nhập khẩu rất nhiều hàng hóa trong đó nhập khẩu phần lớn là máy móc
 Những hàng hóa có GTGT cao Việt Nam chưa làm được
Câu 21:Có ý kiến cho rằng: nhà nước can thiệp vào hoạt động thương mại quốc tế làm
tổng lợi ích toàn xã hội giảm xuống.Anh/ chị có đồng ý với nhận định trên không? Vẽ sơ
đồ lý giải thông qua mô hình công cụ thuế đối với hàng nhập khẩu.( vẽ hình và nhận xét
trong vở)
Câu 22.(3đ). Hạn ngạch NK là gì? Dùng MH phân tích tác động hạn ngạch.
_ Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của nhà nước về số lượng tối đa 1 mặt hàng được phép nhập
khẩu từ 1 thị trường nhất định trong 1 khoảng thời gian xác định, thông qua hình thức cấp giấy
phép.
_ Theo phương pháp áp dụng, có thể chia ra thành 2 loại: Hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch
thuế quan.


+ Tuyệt đối: Quy định số lượng hàng hóa nhất định được phép nhập khẩu (không được phép
nhập khẩu vượt quá mức quy định).
+ Thuế quan: Áp dụng đối với 1 khối lượng hàng nhập khẩu nhất định ở 1 mức thuế suất nhất
định. Đối với lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức quy định của hạn ngạch, lượng hàng nhập
khẩu bổ sung sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn (được phép nhập khẩu vượt mức quy định).
_ Sử dụng mô hình: Giáo trình-250
23. Trợ cấp xuất khẩu là gì? Sử dụng mô hình để phân tích tác động của trợ cấp xuất
khẩu tới các đối tượng trong nền kinh tế. (3 điểm)
- Trợ cấp xuất khẩu là: việc nhà nước áp dụng các ưu đãi về mặt tài chính bằng cách trợ cấp trực
tiếp hoặc cho vay với lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước, nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài.
- Mô hình (trang 256 hoặc vở ghi)
Câu 24 Thuế quan là gì? Hãy nêu một số cách phân loại thuế quan đang được áp dụng

phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển qua biên giới của một quốc gia hoặc lãnh
thổ hải quan.
Cách phân loại:
+ Phân loại đối tượng là hàng hóa đánh thuế:
o
Thuế xuất khẩu: Thuế đánh vào các hàng hóa xuất khẩu
o
Thuế nhập khẩu: Thuế đánh vào các hành hóa nhập khẩu,
o
Thuế chuyển khẩu:Thuế đánh vào các hàng hóa chuyển khẩu,tức là hàng hóa tạm nhập tái
xuất
o
Thuế chống bán phá giá: Áp dụng với hàng hóa nước ngoài bán ở thị trường nước nhập
khẩu thấp hơn so với giá bán thông thường của hàng hóa đó bán tạo nội địa của nước xuất khẩu
o
Thuế chống chuyển giá: Áp dụng cho các công ty mẹ ở nước ngoài bán hàng cho công ty
con với giá cao hơn giá thị trường, nhằm chống sự lũng đoạn về giá.
+ Phân loại theo cách tính thuế: 3 loại- thuế trị giá , thuế tính theo số lượng, thuế hỗn hợp
Thuế trị giá: là loại thuế tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị của hàng hóa
P1=P0(1+t) với P0 giá trước thuế; P1: giá sau thuế; tỷ lệ % thuế tính theo giá hàng
Thuế tính theo số lượng: là loại thuế đánh trên số đơn vị vật chất hàng hóa mậu dịch
P1=P0+ T với T thuế tính theo đơn vị hàng hóa
Thuế hỗn hợp là cách tính thuế kết hợp giữa thuế trị giá và thuế tính theo số lượng
+ Phân theo mức độ ưu đãi:
Thuế suất không ưu đãi: dành cho việc nhập khẩu từ các nước không có thỏa thuận đối xử tối
huệ quốc trong quan hệ thương mại
Thuế suất ưu đãi tối huệ quốc: áp dụng cho các đối tác cùng là thành viên của WTO



Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Dành cho việc nhập khẩu từ các nước hoặc khu vực có ký kết hiệp
định thương mại song phương hoặc đa phương với nhau. Ví dụ như: ACFTA, ATIGA, AKFTA,
AJCEP, VJEPA....
Câu 24.(3đ). Thuế quan là gì? Hãy nêu 1 số cách phân loại thuế quan đang được áp dụng
phổ biến trong thương mại quốc tế hiện nay.
_ K/n: Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa di chuyển qua biên giới của 1 quốc gia hoặc lãnh
thổ hải quan. Trong đó lãnh thổ hải quan không đồng nhất với quốc gia, vd khu chế xuất là 1
lãnh thổ hải quan vì hàng hóa ra vào khu này được coi là hàng hóa xuất, nhập khẩu.
_ Phân loại:
+ Phân loại theo đối tượng là hàng hóa đánh thuế:
 Thuế xuất khẩu: Là thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu. Thường chỉ được áp dụng ở các
nước xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên hay nước XK sản phẩm truyền thống mà việc
XK của họ có thể ảnh hưởng đến thị trường thế giới.
 Thuế nhập khẩu: Là thuế đánh vào hàng hóa NK.
 Thuế chuyển khẩu: Là thuế đánh vào hàng hóa chuyển khẩu (hàng hóa tạm nhập tái xuất)
nhằm khuyến khích phát triển ngành vận tải.
 Thuế chống bán phá giá: Áp dụng khi giá hàng hóa nước ngoài bán tại thị trường nước
NK thấp hơn giá bán thông thường của hàng hóa đó tại thị trường nội địa của nước XK.
Thuế thường cao để bảo vệ thị trường nội địa.
 Thuế chống chuyển giá: Áp dụng khi công ty mẹ ở nước ngoài bán hàng cho công ty con
với giá cao hơn giá cả thị trường, nhằm chống sự lũng loạn về giá.
+ Phân loại theo cách tính thuế:
 Thuế trị giá: Thuế tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị của hàng hóa => Kiểm soát giá
cả.
 Thuế tính theo số lượng (thuế tuyệt đối): Thuế tính trên số đơn vị hàng hóa (đánh mức ấn
định bằng tiền trên 1 đơn vị hiện vật. vd: 1 USD/chiếc) => Kiểm soát số lượng XNK.
 Thuế hỗn hợp: Kết hợp 2 cách trên (1 kg hàng nhập khẩu phải chịu thuế là 5% + 0,1
USD/kg).
+ Phân loại theo mức độ ưu đãi:
 Thuế suất không ưu đãi

 Thuế suất ưu đãi tối huệ quốc: Áp dụng cho các đối tác cùng là thành viên của WTO tuân
theo nguyên tắc thương mại tối huệ quốc.
 Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng mức thuế ưu đãi đối với 1 số hàng hóa của đối tác là
thành viên trong cùng 1 liên kết KT.


25. Bán phá giá là gì? Tại sao các doanh nghiệp lại tiến hành bán phá giá? Kể tên 4 mặt
hàng ở các thị trường cụ thể mà hàng hóa Việt Nam đã bị kiện bán phá giá? (3 điểm)
* Bán phá giá: Khi giá bán hàng hóa tại nước nhập khẩu thấp hơn giá ở nước xuất khẩu theo các
điều kiện thương mại thông thường.
* Các doanh nghiệp bán phá giá vì:
- Khi bán phá giá, các doanh nghiệp thực hiện bán phá giá có khả năng đánh bại đối thủ, loại bỏ
dần các đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
- Tùy thuộc vào khả năng cạnh tranh và mức độ phá giá, có thể trở thành doanh nghiệp độc
quyền, độc quyền nhóm, qua đó tận dụng lợi thế của doanh nghiệp độc quyền để tăng lợi nhuận.
- Trong một số trường hợp, doanh nghiệp có mức tồn kho lớn, để giải phóng hàng tồn kho,
doanh nghiệp có thể bán phá giá để giải phóng hàng tồn kho hoặc trong trường hợp khan hiếm
ngoại tệ hoặc tìm kiếm ngoại tệ trong trường hợp khẩn cấp, doanh nghiệp có thể thực hiện bán
phá giá.
* Hàng hóa Việt Nam bị kiện bán phá giá:
- Thép: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Mỹ và Canada
- Cá tra, cá basa: Mỹ
- Sợi: Thổ Nhĩ Kỳ
- Pin khô AA: Ấn Độ
Câu 26: Bảo hộ mậu dịch là gì? Các công cụ? Vì sao các quốc gia tiến hành bảo hộ mậu
dịch?(3)
- Bảo hộ mậu dịch là nhà nước sử dụng các công cụ của chính sách thương mại quốc tế nhằm
bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước
ngoài.
- Công cụ sử dụng trong chính sách bảo hộ mậu dịch:



Thuế quan

phân theo đối tượng
hàng hóa

XK; NK; Chuyển khẩu;
Chống bán phá giá;
Chống chuyển giá.

phân theo cách tính
thuế

thuế trị giá, tính theo
số lượng, hỗn hợp.

theo mức độ ưu đãi

thuế suất ưu đãi, thuế
suất ưu đãi tối huệ
quốc, ưu đãi dặc biệt.

hạn ngạch
Công cụ

hạn chế nhập khẩu

hạn chế xuất khẩu tự
nguyện


những quy định về
tiêu chuẩn kỹ thuật
Phi thuế quan
trợ cấp xuất khẩu

khuyến khích xuất
khẩu

bán phá giá hàng hóa

bán phá giá hối đoái

- Nguyên nhân:
+ Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ: nhằm tạo việc làm và phát triển trong nước. sau 1 thời
gian giảm mức độ bảo hộ để tránh sự ỷ lại và phản ứng của nước ngoài.
+ Tạo công ăn việc làm cho nười lao động và phát triển ngành sản xuất trong nước.


+ Tạo điều kiện phân phối lại thu nhập
+ Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: doanh thu từ thuế nhập khẩu tạo nguồn thu cho cá
nước đánh thuế.
Câu 27: Xu hướng tự do hóa thương mại là gì? Biểu hiện của tự do hóa thương mại trong
hoạt động thương mại thực tiễn là gì?Ngoài chính sách tự do hóa, thương mại quốc tế còn
xu hướng nào khác không?Nếu có biểu hiện của xu hướng này là gì?
TDHTM là quá trình nhà nước giảm dần sự can thiệp vào các hoạt động TMQT của quốc gia
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó phát triển một cách hiệu quả.
Biểu hiện:
+Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển: tăng khả năng XK ra nước ngoài, đồng thời mở
rộng NK những hàng mà trong nước ko sx or sx với hiệu quả thấp để tập trung nguồn lực ptr sx

hàng có khả năng khai thác tốt hơn của các qgia.
+Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ hợp tác ktqt trong nước và nước ngoài nói
chung mà trước hết là quan hệ hợp tác đầu tư
+Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là động
lực cho các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển trong
điều kiện hội nhập ktqt nói chung và trong xu thế tự do hoá TM nói riêng.
+Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, đặc biệt là nguồn nhân lực
và thành tựu khoa học công nghệ
5 xu hướng trong vận động của nền kinh tế thế giới:
+
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ: Tác động đến việc hoạch định
cs và qúa trình phát triển của 1 quốc gia như đưa tới sự tăng trưởng đột biến và sự biến đổi sâu
sắc về cơ cấu kinh tế của quốc gia, thay đổi cơ bản quan niệm về nguồn lực trong đó con người
giữ vai trò quan trọng nhất, đưa XH loài người bước sang nền văn minh mới
+ Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá
đưa tới yêu cầu khách quan của việc hình thành các liên kết kinh tế và các tổ chức kinh tế có
tính chất khu vực và tính chất toàn cầu. Các qgia cần phải chủ động mở cửa và tham gia vào
quá trình hội nhập.
+
Xu hướng các quốc gia chuyển từ đối đầu sang đối thoại: nhằm giải quyết các mâu thuẫn
thông qua đàm phán, thoả thuận, tạo môi trường thuận lợi cho qtr ptr.
+
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: với việc xuất hiện
các nền kinh tế năng động, ptr nhanh về trình độ KHCN, nguồn nhân lực, tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, có nhiều cơ hội và thách thức lớn,
+
Xu hướng chuyển sang kinh tế thị trường mở cửa: trên quy mô toàn cầu với sự phát triển
các mối quan hệ kinh tế quốc tế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, do đó cần phải đổi mới, điều
chỉnh cs, luật pháp cho phù hợp.
+ Xu hướng phát triển mạnh mẽ các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia làm thay đổi cơ

cấu tổ chức sản xuất cũng như phương thức quản lý có ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế
giữa các nước.


Câu 28: Sử dụng mô hình cung – cầu đơn giản để phân tích của thương mại quốc tế khi
không có sự cam thiệp của nhà nước. (3)
Vẽ trong vở
Câu 29: Thương mại quốc tế là gi? TMQT bao gồm hđ nào? Đặc điểm? Cơ sở ra đời.
- Thương mại quốc tế: Là toàn bộ hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa dịch vụ giữa một quốc
gia với các nền kinh tế trên thế giới trên nguyên tắc ngang giá, lấy tiền tệ là phương tiện thanh
toán, mang lại lợi ích cho các bên.
- Hoạt động:
+ Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như máy móc thiết bị
+ XNK hàng hóa vô hình như dịch vụ vận tải, bảo hiểm, hàng không, bí quyết công nghệ, sang
chế,…
+ Hoạt động tái xuất khẩu, chuyển khẩu
+ Chuyển khẩu không chuyển giao quyền sử hữu hàng hóa
+ Xuất khẩu tại chỗ
- Đặc điểm:
+ Chủ thể tham gia mang quốc tịch khác nhau, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau.
+ Chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật quốc tế và luật pháp các bên tham gia.
+ Đồng tiền được sử dụng để thanh toán là đồng tiền mạnh có khả năng chuyển đổi.
+ Khoảng cách địa lý là yếu tố ảnh hưởng ko nhỏ đến vận tải hàng hóa trong TMQT
- Cơ sở thực tiễn:
+ Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý
+ thể chế, kinh tế, văn hóa, xã hội
+ khoa học kỹ thuật
+ thị hiếu, …
Câu 30.(3đ). Khi chưa có sự can thiệp của nhà nước, hoạt động thương mại làm tăng tổng
lợi ích của toàn xã hội. Anh chị có đồng ý với ý kiến này không. Vì sao?

_ Có đồng ý với ý kiến này.


_ Giải thích: Mô hình tác động trong vở, chương 7. Thương mại quóc tế.
_ Nhìn chung, tổng thặng dư của xã hội tăng.
Câu 31:Có ý kiến cho rằng thuế quan chỉ mang lại những tác động tiêu cực đối với xã hội.
Anh chị có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao( vẽ hình và chứng minh trong vở)
- Không đồng ý
- Thuế quan:
-Ngân sách nhà nước,người tiêu dùng, nhà sản xuất, xã hội
Câu 32.(3đ). Các BP phi thuế quan được sử dụng trong thương mại quốc tế là gì? Sử dụng
mô hình để phân tích tác động của 1 BP đối với các đối tượng trong nền kinh tế.
_ Các BP phi thuế quan:
+ Nhóm BP hạn chế nhập khẩu: Hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, những quy
định về tiêu chuẩn kĩ thuật.
+ Nhóm BP hỗ trợ và đẩy mạnh xuất khẩu: Trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá hàng hóa, bán
phá giá hối đoái.
_ Mô hình phân tích: Giáo trình.tr. 250
Câu 33.(1,5đ). Liên hệ thực tiễn với thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam.
_ Thực trạng:
+ Áp dụng mức thuế nhập khẩu cao với hàng hóa như ô tô, hoang hóa đã qua sử dụng (ô tô
cũ, xe máy cũ…) => điều tiết hoạt động thương mại, bảo hộ các DN sản xuất trong nước, hạn
chế khả năng gây ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dùng và môi trường.
+ Danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng. Áp thuế suất
thuế nhập khẩu ưu đãi 0% với hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận
phụ trợ để sản xuất các sản phẩm CNTT trọng điểm. Với số lượng nhập khẩu hàng năm phù hợp
với quy mô công suất/nhu cầu sử dụng để sản xuất, lắp ráp hàng năm của nhà máy.
+ Áp dụng bảng giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu làm xảy ra tình trạng DN nhập hàng giá
cao không có trong danh sách này để hưởng lợi nhuận. VD: nhập khẩu điện thoại theo từng
dòng máy có sự khác nhau, đối với những dòng máy không có trong quy định chịu 1 mức thuế

riêng. DN nếu nhập những dòng máy mới ra, giá cao, lại chưa được cập nhật trong bảng giá sẽ
vẫn chỉ chịu mức thuế cũ như trong quy định.
+ Quản lý khai báo và thu thuế chưa hiệu quả: Hiện tượng khai báo không đúng tên hàng, số
lượng, giá trị hàng hóa; làm giả C/O để hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt;…
+ Một số mặt hàng như thịt gà, thịt bò,… chịu thuế NK khá thấp.


+ Việt Nam duy trì thuế suất, thuế nhập khẩu trung bình đối với hàng nông sản là khoảng
25%, thuế suất đỉnh từ 40-100% đối với hoa quả tươi, đường kính, ngũ cốc, rượu, bia, thuốc lá,

_ Tác động của thuế NK đối với VN:
+ Đối với nhà sx: Thuế NK hàng hóa cùng loại với hàng nội địa cao => Bảo hộ sản xuất
trong nước, không có động lực thúc đẩy phát triển. Thuế NK thấp => thúc đẩy nâng cao năng
lực cạnh tranh, phục vụ sản xuất trong nước (đối với nguyên vật liệu NK phục vụ sản xuất).
+ Đối với người tiêu dùng: Thuế cao, người tiêu dùng phải mua hàng hóa với giá cao
hơn, hạn chế khả năng tiêu dùng. Thuế thấp, tiêu dùng hàng hóa chất lượng từ nước ngoài với
giá rẻ.
+ Đối với nhà nước: đánh thuế cao làm gia tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước.
_ Giải pháp:
+ Tiến hành bảo hộ trong nước theo hướng có chọn lọc: Chỉ bảo hộ những ngành non trẻ
theo lộ trình giảm dần. Tránh lạm dụng làm triệt tiêu sức cạnh tranh của sản xuất trong nước.
+ Vận dụng tăng, giảm thuế 1 cách hợp lý đối với từng đối tượng: Giảm đối với những
mặt hàng nhập phục vụ mục đích sản xuất và tăng đối với các ngành hàng nhập khẩu phục vụ
cho tiêu dùng và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
+ Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động NK, thu thuế NK.
Câu 34.(1,5đ). Liên hệ thực tiễn với hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam.
_ WTO cho phép áp dụng BP hạn ngạch thuế quan (cho phép sử dụng 2 mức thuế suất: 1 mức
thấp cho khối lượng trong hạn ngạch và mức cao cho nhập khẩu ngoài hạn ngạch). Khi cam kết
với WTO, Việt Nam đã bảo lưu được quyền áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 4 nhóm mặt
hàng là: đường, trứng gia cầm, thuốc lá nguyên liệu, và muối (riêng muối không được WTO coi

là mặt hàng nông sản nên thường không được áp dụng hạn ngạch thuế quan, nhưng Việt Nam đã
kiên quyết đàm phán quyền áp dụng). Đối với 4 mặt hàng này, mức thuế trong hạn ngạch là
trứng 40%, đường thô 25%, đường tinh 40-50%, thuốc lá nguyên liệu 30%, muối ăn 30%, và
mức thuế ngoài hạn ngạch cao hơn rất nhiều.
_ Năm 2010, hạn ngạch nhập khẩu đường được cấp là ... thay vì mua trong nước (Giáo trình253)
_ Công cụ hạn ngạch nhập khẩu thuần túy (hạn ngạch tuyệt đối) có xu hướng ít phổ biến hơn
bởi việc điều hành, phân bố hạn ngạch nhập khẩu là 1 bài toán khó, đặc biệt việc áp dụng không
đem lại nguồn thu cho chính phủ. Còn đối với hạn ngạch thuế quan sẽ đem lại 1 phần nguồn thu
cho nhân sách nhà nước.


35. Liên hệ thực tiễn với trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (1.5 điểm)
* Một số mặt hàng được trợ cấp xuất khẩu của VN:
- Đối với sản phẩm gạo: Hỗ trợ lãi suất thu mua lúa gạo trong vụ thu hoạch, hỗ trợ lãi suất cho
doanh nghiệp xuất khẩu gạo, hỗ trợ lãi suất xuất khẩu gạo trả chậm, bù lỗ cho doanh nghiệp
xuất khẩu gạo, thưởng xuất khẩu.
- Đối với mặt hàng cà phê: Hoàn phụ thu, bù lỗ cho tạm trữ cà phê xuất khẩu, bù lỗ cho doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê, hỗ trợ lãi suất tạm trữ, thưởng xuất khẩu.
- Đường: Hỗ trợ giá, hỗ trợ giống mía, giảm thuế VAT 50%, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bù chênh
lệch tỷ giá, hỗ trợ lãi suất thu mua mía trong vụ thu hoạch, hỗ trợ phát triển vùng mía nguyên
liệu.
- Chè, lạc nhân, thịt gia súc, gia cầm các loại, hạt tiêu, hạt điều: Thưởng theo kim ngạch xuất
khẩu.
- Sản phẩm, phụ tùng xe hai bánh gắn máy: Thuế suất nhập khẩu ưu đãi theo tỷ lệ nội địa hoá.
- Xe đạp, quạt điện: Ưu đãi về tín dụng, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế xuất
khẩu, miễn thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, vật tư, thiết bị lẻ, hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân
hàng.
- Gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre lá: Thưởng theo kim ngạch xuất khẩu

* Trợ cấp xuất khẩu với VN

- Với người sản xuất: các ngành sản xuất trong nước được lợi khi sản xuất nhiều hơn,xuất khẩu
nhiều hơn, tăng khả năng cạnh tranh, được bảo hộ phát triển. Tuy nhiên, việc trợ cấp quá lâu có
thể dẫn đến tình trạng bị trì trệ, kém phát triển.
Ví dụ: Cà phê là mặt hàng nông sản quan trọng, luôn được nhận những trợ cấp ưu đãi để
khuyến khích phát triển từ năm 2000 đến nay, nhưng các doanh nghiệp không đổi mới,sử dụng
những công nghệ chế biến lạc hậu so với thế giới, xuất khẩu chủ yếu cà phê thô, lợi nhuận thu
được không nhiều.
- Với người tiêu: mua hàng hóa với giá cao hơn, bị thiệt, hạn chế khả năng của người tiêu dùng.
- Với nhà nước:
+ Bảo hộ được các ngành sản xuất có tiềm năng nhưng còn non trẻ, các ngành trọng điểm kinh
tế…


VD: Các ngành công nghiệp phụ trợ, các mặt hàng nông sản: gạo, chè, cà phê…
+ Tuy nhiên, nhà nước phải chịu thiệt hại do đã bỏ ra một khoản chi phí cho trợ cấp.
Câu 36: Xu hướng chính của hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là gì? Các quốc gia
đang theo đuổi chính sách thương mại quốc tế nào?
-Xu hướng chính của hoạt động thương mại quốc tế hiện nay là: Bảo hộ mậu dịch và Tự do hóa
thương mại.
- Các quốc gia đang theo đuổi cả 2 chính sách:
+ Bảo hộ các ngành cần bảo hộ
+ Tự do hóa các ngành mà quốc gia đó đã có thế mạnh
+ Ký kết các hiệp định thương mại AFTA và mở cửa thị trường
+ Tuy nhiên, các quốc gia vẫn áp dụng các rào cản kỹ thuật và thuế khi cần
37. Bán phá giá là gì? Bán phá giá có tác động như thế nào tới hoạt động thương mại quốc
tế của các quốc gia? (1.5 điểm)
* Bán phá giá: Khi giá bán hàng hóa tại nước nhập khẩu thấp hơn giá ở nước xuất khẩu theo các
điều kiện thương mại thông thường.
* Bán phá giá ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế của các quốc gia:
- Nước xuất khẩu:

+ Tăng khả năng cạnh tranh
+ Chiếm lĩnh thị trường
+ Chịu phí tổn lớn, mất uy tín, có thể bị các nước nhập khẩu kiện lên trọng tài quốc tế.
- Nước nhập khẩu:
+ Người tiêu dùng nước nhập khẩu được lợi, mua được hàng hóa ở mức giá thấp hơn
+ Người sản xuất nước nhập khẩu bị thiệt do vẫn bán hàng hóa với giá cao, mất khả năng cạnh
tranh
+ Ảnh hưởng chung đến nền sản xuất trong nước, nhà sản xuất trong nước bị mất thị phần ngay
trên thị trường nội địa.
Câu 38: Việt Nam đang theo đuổi chính sách thương mại nào?
- Việt Nam đang theo đuổi 2 chính sách


×