Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn 10 hội trại hùng vương 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.41 KB, 93 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH

ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
NĂM 2017
Thời gian làm bài: 180 phút

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Đề này có 01 trang, gồm 02 câu

Câu 1 ( 8,0 điểm)
Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/chị về câu nói sau:
Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ
bé đầu tiên.
(Trích Châm ngôn của Lão Tử).
Câu 2 ( 12,0 điểm)
Didorot – nhà văn, nhà triết học Pháp thế kỉ XVIII từng cho rằng: Nghệ
thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường và cái bình thường
trong cái phi thường.
( Trích từ mẩu truyện Những bông hoa làm bằng vỏ bào trong Bông
hồng vàng của nhà văn Pauxtopxki)
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của
Nguyễn Du.
.................Hết...............

Người ra đề: Hoàng Thị Hương Lan
ĐT: 0906.088.986



TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG
TỈNH QUẢNG NINH

CÂU
1

Ý

1.
2.
2.1.
Giải
thích

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: NGỮ VĂN 10

NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Chia sẻ suy nghĩ về câu nói sau:
Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt
đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên.
(Trích Châm ngôn của Lão Tử).

ĐIỂM
8,0 điêm

I.Yêu cầu chung.
- Học sinh trên cơ sở hiểu về ý kiến, biết vận dụng

kiến thức xã hội và kĩ năng để viết bài văn nghị luận
xã hội về một tư tưởng đạo lí, thể hiện được quan
điểm và suy nghĩ tích cực về vấn đề.
- Bố cục bài viết hợp lí, lập luận chặt chẽ, giọng văn
giàu cảm xúc, chân thành, diễn đạt chính xác, lôi cuốn,
thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu,
trình bày mạch lạc, khoa học.
II. Yêu cầu cụ thể. Bài làm của học sinh có thể trình
bày theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần có những ý
sau:
Dẫn dắt, giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận 0,5đ
Giải quyết vấn đề
- Hành trình ngàn dặm: đường đi dài (nghĩa đen), 1,0đ
thành công lớn (nghĩa bóng).
- Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động nhỏ bé, cụ thể.
--> Nội dung câu châm ngôn: đúc kết một chân lí đơn
giản, có tính quy luật: muốn có được thành công thì
phải có bắt đầu, làm tốt việc nhỏ mới có được thành
công lớn.

2.2
Bàn
luận

* Ý kiến hoàn toàn đúng: Vì
- Trong đời sống tự nhiên, cũng như xã hội của con
người có biết bao điều lớn lao đều được tạo ra bởi
những gì nhỏ bé: biển cả mênh mông được tạo ra từ vô
số nước đổ về từ những dòng sông, con suối nhỏ, cây
đại thụ trưởng thành từ hạt mầm, kì tích của nhân loại

có được nhờ những nỗ lực từng bước của con người…
- Thành công vốn không có sẵn. Tất cả những thành

5,0 đ


công, những điều vĩ đại trên thế giới này đều bắt đầu
từ những điều nhỏ bé ở đâu đó, ở một khoảnh khắc
nào đó trong quá khứ....
- Những điều nhỏ bé, những hành động, việc làm cụ
thể ở những giây phút đầu tiên là tiền đề, là nền tảng
để đi đến thành công: đó có thể là những kế hoạch,
phương hướng ban đầu được lập ra, những tri thức
được huy động, vận dụng, là tinh thần, nhiệt huyết
phấn đấu.... là tất cả những gì cần thiết nhất cho hành
trình ngàn dặm.
- Làm tốt những việc làm, hành động nhỏ sẽ củng cố ý
chí, niềm tin cho con người, rút ra cho con người
những bài học kinh nghiệm quý báu về thành công hay
thất bại, bản thân sẽ nhận được từ mọi người tình cảm
yêu mến, động viên, khích lệ.... Đó sẽ là nguồn động
lực to lớn để con người tiến về phía trước, chinh phục
hành trình ngàn dặm và gặt hái thành công.
- Trong cuộc sống có những người biết ước mơ, dám
nghĩ, dám làm và đi đến đích của cuộc hành trình rất
đáng ngợi ca. Bên cạnh đó, cũng cần phê phán những
người không có ước mơ, hoài bão, sống mờ nhạt, hời
hợt, những người muốn có thành công nhưng không
làm gì, không đi một bước nào ...
2.3

Bài
học:
nhận
thức

hành
động

- Ý thức được ý nghĩa to lớn của thành công trong 1,0 đ
cuộc sống của con người, không ngừng nuôi dưỡng
những ước mơ, hoài bão, khát vọng, thấy được tầm
quan trọng của giây phút khởi đầu và những hành
động, việc làm nhỏ bé để biến ước mơ thành hiện
thực, vươn tới thành công.

3.

Tổng kết lại vấn đề.
0,5đ
Câu châm ngôn của Lão Tử thực sự bài học nhân sinh
có ý nghĩa sâu sắc cho những ai còn đắm mình trong
lối sống buông thả, sống không có ý chí, nghị lực, ước
mơ, hoài bão hoặc còn lúng túng chưa định hướng
được con đường tương lai phía trước.

- Cần làm tốt việc nhỏ để có được thành công lớn; bắt
đầu những điều lớn lao bằng những bước đi vững chắc
đầu tiên.



CÂU
2

Didorot – nhà văn, nhà triết học Pháp thế kỉ XVIII
từng cho rằng: Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi
thường trong cái bình thường và cái bình thường
trong cái phi thường.
( Trích từ mẩu truyện Những bông hoa làm
bằng vỏ bào trong Bông hồng vàng của nhà văn
Pauxtopxki)

12,0
điểm

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm
sáng tỏ qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí ( Độc Tiểu
Thanh Kí) của Nguyễn Du.

1.
2.

I.Yêu cầu chung:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến
bàn về văn học, trên cơ sở vận dụng được kiến thức lí
luận, kiến thức đọc hiểu tác phẩm và những thao tác
lập luận cần thiết.
- Bố cục bài viết rõ ràng, khoa học, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình
ảnh, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, trình bày.
II. Yêu cầu cụ thể. Học sinh có thể giải quyết vấn đề

theo nhiều hướng nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản
sau:
Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
0,5 đ
Giải quyết vấn đề.
2.1. Giải thích.
2,0đ
- Nghệ thuật: là những sáng tác nghệ thuật nói chung
đặc biệt là những tác phẩm văn chương đều giá trị ở
chỗ:
+ Tìm ra cái phi thường trong cái bình thường:
tức là người nghệ sĩ nhìn thấy trong những sự vật, hiện
tượng, con người bình dị, gần gũi những đặc điểm,
tính cách, những phẩm chất mới mẻ, khác lạ, vượt trội.
hay nói đúng hơn là tác giả trong tác phẩm nghệ thuật
của mình phải nhìn thấy ở những sự vật bình thường
thậm chí tầm thường những giá trị lớn lao, vĩ đại....
+ Tìm ra cái cái bình thường trong cái phi thường:
nghĩa là người sáng tác phải phát hiện ra bên trong
những sự vật, những con người, những đối tượng cao
đẹp, vĩ đại, lí tưởng những biểu hiện, những tính cách
chân phương, gần gũi, hợp lẽ nhân sinh. Hay nói đúng,
cái nhìn của người nghệ sĩ làm cho những cái xa lạ,
phi thường trở nên gần gũi, chân thật, hợp quy luật.


-->Nhận định đề cập đến một trong những phẩm chất
cần phải có của người nghệ sĩ nói chung và nhà văn
nói riêng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật: phải có
con mắt tinh đời, thấu đáo để phát hiện ra bản chất

của đời sống trong tính đa dạng, phức tạp, đa chiều,
đa diện của nó. Đây cũng chính là phẩm chất đặc biệt
cần thiết đối với nhà văn.
2.2. Bàn luận. Ý kiến hoàn toàn xác đáng,
8,0 điểm
thuyết phục.
a. Cơ sở lí luận.
- Hiện thực đời sống vốn vô cùng phong phú, đa dạng.
2,0đ
Để tái hiện đời sống, đòi hỏi nhà văn phái có những
phát hiện mới mẻ, độc đáo, khác lạ đối với các sự vật,
hiện tượng, con người trong tự nhiên và đời sống xã
hội, đồng thời phải có cái nhìn nhân bản, toàn diện đến
từng ngõ ngách bên trong của đối tượng.
Phát hiện ra cái phi thường trong cái bình thường và
ngược lại. Điều ấy làm cho tác phẩm trở nên sắc nét,
sâu sắc và bộc lộ cái nhìn thấu đáo, toàn diện, thú vị
về cuộc sống, con người. Tác phẩm cũng vì vậy trở
nên mới mẻ, gây hứng thú, in dấu ấn của cá tính sáng
tạo.
- Nhìn ở phương diện khác khi nhà văn tìm ra cái phi
thường trong cái bình thường và cái bình thường trong
cái phi thường chính là khả năng phát hiện, phản ánh
đời sống một cách sâu sắc và chân thực. Bởi cuộc
sống vốn đa chiều, phức tạp, nếu nhà văn chỉ nhìn
cuộc sống bằng đôi mắt đơn giản, một chiều, hời hợt
thì hình tượng văn học sẽ trở nên nông cạn, thiếu sức
khái quát và chiều sâu nhân bản.
- Nếu văn chương chỉ nhận thức đời sống ở mặt kì vĩ
phi thường, tác phẩm sẽ sa vào lối tô hồng cuộc sống.

Hoặc nhà văn chỉ nhìn cuộc sống ở khía cạnh xù xì,
thô nhám, tầm thường thì tác phẩm sẽ làm méo mó,
bôi đen hiện thực, quy luật của đời sống.
b. Cơ sở thực tế.
6,0đ
- Nhiều tác phẩm văn học là minh chứng cho tính
đúng đắn, thuyết phục của ý kiến trên.
- Học sinh đi sâu vào phân tích bài thơ Đọc Tiểu
Thanh Kí (Độc Tiểu Thanh Kí) của Nguyễn Du. Có
thể phân tích bài thơ theo nhiều cách khác nhau nhưng
không được xa rời, trái lại phải có tác dụng soi tỏ làm
rõ cho những vấn đề lí luận:
b.1.Những cái bình thường trong tác phẩm qua cái


nhìn phát hiện của nhà thơ.
- Sự đổi thay dữ dội của vườn hoa Tây hồ giữa quá
khứ và hiện tại, giữa rực rỡ, huy hoàng và tiêu điều,
tàn lụi, hoang phế không còn lại một chút dấu tích nào
của cái Đẹp.
- Cái chết oan khuất, cuộc đời dở dang, đứt đoạn, số
phận trái ngang, bi kịch tài hoa, bạc mệnh của nàng
Tiểu Thanh.
b.2. Những cái phi thường trong tác phẩm qua cái
nhìn có tính chất khám phá của tác giả.
- Quy luật khắc nghiệt của thời gian và sự thăng trầm
biến thiên dâu bể của cảnh vật và cuộc đời.
- Quy luật số phận của những người phụ nữ nhỏ bé
trong xã hội xưa: Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

- Quy luật số phận – sự bất công, nỗi niềm oan khuất
của những con người tài hoa, tài tử trong xã hội cũ
trong đó có nhà thơ:
+ Hồng nhan bạc mệnh, tài hoa bạc phận.
+ Tài tử đa cùng.
- Tình cảm, cảm xúc của đại thi hào.
+ Đau đớn, xót thương, đồng cảm với nàng Tiểu
Thanh và những người phụ nữ nhỏ bé, bất hạnh trong
xã hội. Đặc biệt thương cảm những người phụ nữ tài
hoa, bạc mệnh. Tự nhận mình cùng hội, cùng thuyền
với những con người tài tử, tài hoa.
+ Oán hận trước hiện thực đen tối, bất công của xã
hội.
+ Cô đơn, lo lắng, băn khoăn cho số phận của mình ở
tương lai và khao khát có được sự tri âm, đồng điệu ở
hậu thế.
+ Cả bài thơ là tiếng khóc lớn, khóc vì thương người,
tiếc tài, khóc cho mình và bao số kiếp tài hoa, tài tử
trong xã hội phong kiến. Từ đó mà cất lên tiếng nói
đòi quyền sống cho những người nghệ sĩ, những người
đã cống hiến cho cuộc đời những giá trị tinh thần cao
quý. Đó chính là giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc,
mới mẻ của tác phẩm.
b.3. Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn
bát cú hàm súc, cô đọng, ngôn từ chính xác, biểu cảm,
nghệ thuật đối, câu hỏi tu từ được khai thác hiệu quả...
2.3. Mở rộng.
1,5đ
- Đối với người sáng tác: đây là một tiêu chí cần thiết,
đòi hỏi người nghệ sĩ phải có con mắt tinh đời và phải



3

chịu khó dấn thân, trải nghiệm, khám phá, thấu hiểu
sâu sắc nhân tâm con người cũng như đời sống vạn
vật.
- Đối với người tiếp nhận: luôn quan tâm đến những
điều bình thường và phi thường để nắm bắt giá trị của
tác phẩm một cách đầy đủ, toàn diện, có chiều sâu.
Tổng kết vấn đề.
0,5đ
- Ý kiến trên đã khái quát chính xác một vấn đề có
tình quy luật trong sáng tác văn học nói riêng và nghệ
thuật nói chung.
- Ý kiến có giá trị như một định hướng cho cả người
sáng tác và người tiếp nhận.

* Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm.
- Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không
trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ....
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

Người làm hướng dẫn chấm: Hoàng Thị Hương Lan
ĐT: 0906.088.986


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10
Ngày thi: 29/07/2017

ĐỀ ĐỀ XUẤT

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề bài gồm có 02 câu; 01 trang)
Câu 1 (8.0 điểm)
Một niềm vui một nỗi buồn
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Bạn có thể chết vì nó
Một điều hiểu một ý nghĩ
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Có thể làm bạn điên
Cái gánh nặng
Nhìn - nghĩ - yêu thương
Mối hy vọng
Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác
(Một niềm vui một nỗi buồn - Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Thi
- NXB Văn học 1994, tr.175)
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong bài thơ trên.
Câu 2 (12.0 điểm)
GS Trần Đình Sử cho rằng: “Hình tượng nghệ thuật là tiêu điểm sáng tạo của nhà
văn, làm cho văn bản ngôn từ trở thành tác phẩm nghệ thuật”.

( Trích: Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2 (2005), NXB Giáo dục, trang 262)
Anh/chị có đồng ý với ý kiến trên không? Hãy làm sáng tỏ quan điểm của mình qua
một tác phẩm thơ văn thời Lý – Trần trong chương trình Ngữ văn 10.
--------------------------- HẾT --------------------------�Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
�Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: .........................
Giáo viên ra đề:
- Diêm Kim Loan - SĐT: 01682546497
- Nguyễn Thị Ngọc Huệ - SĐT: 0904000598


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII

HDC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC GIANG

MÔN NGỮ VĂN - KHỐI 10

(Hướng dẫn chấm gồm có 04 trang)

Ngày thi: 29/07/2017
Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1

Một niềm vui một nỗi buồn....

8.0 điểm


1. Yêu cầu về kĩ năng:
Có kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội, lí lẽ rõ ràng, lập luận chặt chẽ,
thuyết phục, dẫn chứng hợp lí. Bài viết đảm bảo kết cấu 3 phần: Mở - Thân –
Kết.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm của cá nhân
song cần đưa ra được những lí lẽ thuyết phục.
Sau đây là một vài gợi ý:
2. 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.25

2. 2. Thân bài
a. Giải thích

1.5

- Một niềm vui một nỗi buồn/Nếu phải giữ một mình suốt đời /Bạn có thể chết
vì nó... Có thể làm bạn điên...Niềm vui hay nỗi buồn cần được chia sẻ với
những người xung quanh. Nếu phải giữ một mình suốt đời, không sẻ chia với
người khác, con người có thể chết vì nó... trở nên cô đơn trong thế giới của
chính mình.
- Mối hy vọng/Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác: Hai câu thơ khẳng định con
người cần có những tâm hồn đồng điệu để chia sẻ những buồn vui, yêu
thương, lo lắng... trong cuộc đời
 Bài thơ đặt ra vấn đề về lối sống gắn kết, sẻ chia, yêu thương giữa người
với người.


b. Bàn luận
* Bài thơ trên thể hiện một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về lối sống đẹp

của con người.
- Vì sao giữ niềm vui, nỗi buồn, điều hiểu, ý nghĩ một mình suốt đời con
người có thể chết vì nó ? Bởi lẽ:

2.0

+ Khi con người không biết sẻ chia, cảm thông với người khác, với cuộc
sống xung quanh thì họ sẽ trở nên cô đơn trong thế giới của chính mình.
+ Sống khép kín, không chia sẻ cũng là nguyên nhân khiến cho con người
không tìm thấy điểm tựa, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Vì sao Mối hi vọng/Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác?

2.0

+ Để có một cuộc sống bình thường, con người phải đặt mình trong những
mối quan hệ xã hội: quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, gia đình, quan hệ với
những người xung quanh. Nếu tách mình khỏi những quan hệ xã hội, nếu
không chia sẻ, con người sẽ cô đơn và không tìm được ý nghĩa cuộc sống.
+ Khi biết chia sẻ, con người sẽ tạo nên được sức mạnh của tinh thần đoàn
kết, sự gắn kết với mọi người xung quanh sẽ giúp con người vượt lên nỗi cô
đơn và chiến thắng nỗi sợ hãi.
* Mở rộng, nâng cao vấn đề:

1.0

- Đôi khi, con người cũng cần những khoảng trời riêng, những phút cô đơn
rất cần cho sự sáng tạo, nhưng cô đơn không có nghĩa là tự cô lập, tự tách
mình ra khỏi cuộc sống.
- Lối sống sẻ chia để gắn kết với xung quanh là cần thiết nhưng cũng cần có
sự lựa chọn, tránh những kết nối xô bồ thiếu chọn lọc có thể ảnh hưởng xấu

đến cuộc sống của mình.
- Phê phán những người sống thu mình, ích kỉ, thờ ơ, vô cảm với những
người xung quanh.
c. Rút ra bài học, liên hệ bản thân

1.0

HS chia sẻ những trải nghiệm của bản thân và bài học sâu sắc rút ra được từ
vấn đề đã bàn luận. HS tự liên hệ bản thân để chọn cho mình một lối sống
đúng đắn.
2.3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề
Câu 2

0.25
12.0 điểm

1. Yêu cầu chung: Hiểu đúng đắn vấn đề, nắm được cách làm bài văn nghị
luận văn học, bài viết nêu được ý kiến riêng, có sức thuyết phục.


2. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
2. 1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

0.5

2. 2. Thân bài
a. Giải thích
- Hình tượng nghệ thuật: sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và
tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng, hư cấu nghệ thuật.

- Tiêu điểm sáng tạo: nơi tập trung cao độ dụng công nghệ thuật và ý đồ sáng
tạo của nhà văn.
 ý kiến đặt ra vấn đề: tầm quan trọng của hình tượng nghệ thuật trong việc
tạo nên tác phẩm văn học.
b. Bình luận: Hình tượng nghệ thuật có vai trò vô cùng quan trọng, nơi tập
trung cao độ ý đồ sáng tạo và dụng công nghệ thuật của nhà văn trong việc
tạo nên tác phẩm văn học. Bởi:
- Đặc trưng của văn học:
+ phản ánh thế giới thông qua hình tượng nghệ thuật. Nói cách khác, hình
tượng nghệ thuật chính là các khách thể của đời sống được nghệ sĩ tái hiện
bằng tưởng tượng sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật.
+ Chất liệu của văn học là ngôn từ, nhưng là ngôn từ mang tính nghệ thuật.
Văn bản ngôn từ chỉ trở thành tác phẩm khi nó xây dựng được hình tượng
nghệ thuật cụ thể, sinh động.
- Đặc trưng của hình tượng:
+ Không phải là sự sao chép y nguyên cuộc sống mà là sự tái hiện có chọn
lọc, sáng tạo, thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ.
+ Vừa có giá trị cụ thể lại vừa có khả năng khái quát.
+ Mang tính đa nghĩa.
Hình tượng nghệ thuật không những thể hiện tập trung ý đồ, tư tưởng sáng
tạo của nhà văn, tình cảm, cảm xúc của nhà văn về cuộc sống và con người
mà còn phản ánh năng lực, trình độ sáng tạo của nhà văn, nhà thơ.
 Hình tượng nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo
nên ý nghĩa, giá trị văn bản. Làm cho văn bản ngôn từ trở thành thành
tác phẩm nghệ thuật thực sự.
c. Chứng minh: vai trò quan trọng của hình tượng nghệ thuật trong một tác
phẩm thơ văn thời Lý Trần.
HS có thể tùy ý lựa chọn một trong các tác phẩm:
Thuật hoài
Cảm hoài

Bạch Đằng giang phú.
Dù chọn tác phẩm nào, HS cũng cần làm rõ những ý sau:
- Hình tượng nghệ thuật được xây dựng trong tác phẩm là hình tượng nào?
- Tác giả đã xây dựng hình tượng nghệ thuật ấy như thế nào? Bằng cách nào?
- Ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật ?

1.5

3.0

5.0


d. Đánh giá, mở rộng, nâng cao
- Thơ ca trung đại thường nói chí, tỏ lòng nên hình tượng nghệ thuật thường
là sự kí thác tiếng lòng, tư tưởng của tác giả.
- Đặt ra yêu cầu với nhà văn, nhà thơ: phải có khả năng quan sát, thể hiện,
tưởng tượng, sáng tạo để xây dựng hình tượng song cũng đồng thời phải có tư
tưởng, tình cảm, cảm xúc sâu sắc để làm cho hình tượng có chiều sâu.
- Nhà văn, nhà thơ dụng công xây dựng hình tượng nghệ thuật nhưng độc giả
cũng phải bồi đắp tâm hồn, năng lực đọc của mình để cảm nhận và hiểu hình
tượng, có như vậy văn bản ngôn từ mới thực sự có giá trị như một tác phẩm
văn học.
2.3. Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.
- Nêu ý nghĩa của nhận định.
Điểm toàn bài

1.5


20 điểm

Lưu ý khi chấm bài:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng
dẫn chấm.
- Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không
trùng với yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ,...
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng
điểm của mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
Thời gian làm bài : 180 phút
( Không kể thời gian giao đề )

Câu 1 ( 8,0 điểm)
" Nếu một ngày cuộc sống của bạn bị nhuốm màu đen, hãy cầm bút và vẽ cho
nó những vì sao lấp lánh."


Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói trên ?
Câu 2 (12,0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận
mình là thấy buồn, thấy khổ; nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến,
về những nơi, những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương...”.
Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua những bài ca dao than thân, yêu
thương tình nghĩa đã học ở chương trình Ngữ văn 10.


Giáo viên ra đề :

Chu Hồng Vân
Số điện thoại :
0915894299

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10
( Gồm 04 trang )
Câu 1 ( 8.0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội với bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn
trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Kết hợp nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận...dẫn chứng tiêu
biểu, chọn lọc.
b. Yêu cầu về kiến thức:


Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những
yêu cầu cơ bản sau:
1. Mở bài : Dẫn dắt, giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận. (1,0 điểm )
2. Thân bài :
a. Giải thích nội dung câu nói. (1,0 đ )

"Cuộc sống bị nhuốm màu đen": Chỉ cuộc sống tối tăm, gặp nhiều sóng
gió, khổ đau, bất hạnh, không hy vọng.


"Cầm bút và vẽ cho nó những vì sao lấp lánh" (tạo nên một bầu trời đêm
thật đẹp): chủ động, tìm hướng khắc phục với tinh thần lạc quan biến
những đau khổ thành niềm vui, thành công và hạnh phúc.
=> Ý nghĩa: Dẫu cuộc sống có tối tăm, đau khổ, bất hạnh đến đâu, mỗi con
người cần chủ động thay đổi, làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
b. Phân tích, chứng minh vấn đề (3.0đ)

Cuộc sống luôn có nhiều chông gai, thử thách, bất trắc do yếu tố khách
quan, chủ quan mang đến với những tác động rủi ro, khiến con người cảm
thấy đau khổ, tuyệt vọng.

Dù cuộc sống có đen tối, khổ đau nhưng con người không được bi quan,
buông xuôi, đầu hàng số phận. Trong khó khăn, thử thách, con người nhận
thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, có điều kiện tôi luyện bản lĩnh, rút
ra được nhiều bài học kinh nghiệm,... làm tiền đề cho những thành công,
hạnh phúc sau này.

Con người cần tin tưởng vào khả năng của bản thân, tự quyết định cuộc
sống của mình. Bằng sự nỗ lực cố gắng, dũng cảm vượt qua thử thách, khổ
đau, với ước mơ, hoài bão và những suy nghĩ, hành động tích cực, mỗi
con người phải luôn hướng về phía trước để làm thay đổi cuộc đời ngày
càng tốt đẹp hơn.

Nếu không dám đương đầu và vượt qua những thất bại, khổ đau thì con
người sẽ bị nhấn chìm, gục ngã, mãi sống trong bất hạnh và sự tăm tối.
(Học sinh chọn dẫn chứng tiêu biểu minh họa cho các ý trên)
c. Bàn luận, mở rộng vấn đề. (2.0)

Khẳng định ý kiến trên là đúng đắn, sâu sắc, như một lời gợi mở, nhắc
nhở về một phương châm sống tích cực khi đứng trước những khó khăn,

thử thách trong cuộc sống.

Phê phán những người không có ý chí, tinh thần vượt khó, sống yếu đuối,
cam chịu...hoặc có những hành động việc làm nhằm thoát khỏi hoàn cảnh
sống đen tối theo theo hướng tiêu cực.
3. Kết bài ( 1.0 đ)


- Đánh giá chung về vấn đề (0,5 )
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. (0,5)
Câu 2 ( 12.0 điểm)
a. Về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học, bố cục rõ
ràng, sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng
minh, bình luận...

Văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng
từ, đặt câu.
b. Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội
dung cơ bản sau:
1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về ca dao và nêu được nhận định về nội dung
của ca dao trữ tình. (1.0 đ)
2. Thân bài:
a. Giải thích nhận định: (2.0 đ)

Chủ thể trữ tình ( tác giả ca dao) là người bình dân, nhân dân lao động,
sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng đằm thắm ân nghĩa bên
gốc đa, giếng nước, sân đình... Và tác phẩm của họ cũng được sinh ra từ

cuộc đời ấy. Nó phản ánh cuộc đời, tâm tình của người bình dân.

Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn,
thấy khổ. Họ cất lên những tiếng nói than thở về những nỗi bất hạnh của
mình: than về phận khó, về nỗi cơ cực, về lỡ duyên, ...

Chủ thể trữ tình khi cảm nghĩ về những người thương mến về những nơi,
những vật thân thuộc là thấy yêu, thấy thương... Họ cất lên câu hát yêu
thương, tình nghĩa chứa chan tình yêu lứa đôi, tình cảm gia đình, quê
hương đất nước...
--> Nhận định đã khái quát được hai nội dung chủ yếu của ca dao trữ tình: Nỗi
xót xa, đắng cay và tình cảm yêu thương, thủy chung, đằm thắm ân tình của
người bình dân trong xã hội cũ.
b. Phân tích, chứng minh nhận định: (6.0 đ)
- Chủ thể trữ tình của ca dao khi cảm nghĩ về thân phận mình là thấy buồn, thấy
khổ (Những bài ca dao than thân). (3.0 đ)

Họ thường là những người phụ nữ sống trong xã hội cũ:


o

o

Ý thức được vẻ đẹp riêng, giá trị của mình ("tấm lụa đào": vẻ đẹp
duyên dáng, mềm mại, xuân sắc, quý giá..., "củ ấu gai" - "ruột trong
thì trắng, vỏ ngoài thì đen": vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn).
Xót xa cho thân phận nhỏ bé, đắng cay, tội nghiệp (Thân em...)
nhưng nỗi đau khổ của từng người lại mang những nét riêng ("tấm
lụa đào": đẹp nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, không tự

quyết định được số phận của mình; "củ ấu gai": có phẩm chất tốt đẹp
bên trong nhưng không được ai biết đến, vẻ đẹp ấy bị che phủ bởi cái
bề ngoài xấu xí, đen đủi...)

Họ có thể là những chàng trai, cô gái lỡ duyên, hoặc bị ép duyên mà tình
yêu dang dở. Vì thế, tiếng thơ như lời trách móc, oán giận, đầy xót xa, cay
đắng (Trèo lên cây khế nửa ngày/Ai làm chua xót lòng này khế ơi!...)
- Nhưng khi cảm nghĩ về những người thương mến, về những nơi, những vật
thân thuộc là thấy yêu, thấy thương ( Những bài ca dao yêu thương, tình nghĩa)
( 3.0 đ)

Đó là nỗi nhớ người yêu của cô gái được gửi vào hình ảnh: khăn, đèn,
mắt... Hỏi khăn, đèn, mắt cũng là hỏi lòng mình. Cô gái ra ngẩn vào ngơ,
bồn chồn, thao thức với bao vấn vương, lo âu, phấp phỏng cho hạnh phúc
lứa đôi (Khăn thương nhớ ai...)

Có khi, người con gái mượn chiếc cầu dải yếm để nói lên mơ ước mãnh
liệt của mình trong tình yêu. Một lời tỏ tình kín đáo, ý nhị, duyên dáng mà
rất táo bạo. (Ước gì sông rộng một gang...)

Họ mượn hình ảnh muối, gừng để diễn tả sự gắn bó sâu nặng của con
người. Độ mặn của muối, độ cay của gừng còn có hạn nhưng tình cảm con
người mãi son sắt, thủy chung. (Muối ba năm muối đang còn mặn...)


c. Đánh giá, mở rộng: (2,0 đ )

Những câu hát than thân, yêu thương tình nghĩa đã thể hiện sâu sắc vẻ
đẹp tâm hồn của người bình dân xưa: trong cuộc sống còn nhiều vất vả, cơ
cực, đắng cay, họ vẫn sống ân nghĩa, đằm thắm tình người, vẫn luôn khát

khao tình yêu, hạnh phúc.

Người bình dân đã lựa chọn những hình thức nghệ thuật riêng, đậm màu
sắc trữ tình dân gian: thể thơ lục bát, song thất lục bát; hình thức đối đáp;
công thức mở đầu "Thân em...", "Trèo lên..."; hình ảnh biểu tượng, cách so
sánh, ẩn dụ...
3. Kết bài (1.0 đ)
- Đánh giá chung về vấn đề (0,5 )
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động. (0,5)


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN
LỚP: 10

Thời gian 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề này có 01 trang, gồm 02 câu)
Người ra đề: Trần Chinh Dương. Điện thoại:

0983394583

Câu 1. (8,0 điểm) “Bumerang hay Boomerang (phát âm tiếng Việt: Bum-mêrăng) là một thứ vũ khí độc đáo, thường có hình chữ V. Đây là một vũ khí có kỹ thuật
cao của người nguyên thủy đã làm cho các nhà bác học phải kinh ngạc trong một thời
gian dài. Khi được phóng đi nó có thể tạo ra trong không khí những đường đi rất phức
tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném. [...]
Ngày nay quá trình chuyển động của Bumerang đã được nghiên cứu rất chi

tiết. Nó phụ thuộc vào ba yếu tố:
Cái ném ban đầu
Sự quay của Bumerang
Sức cản của không khí.”
(Theo )

Minh họa về đường đi của Bumerang
Từ loại vũ khí độc đáo Bumerang, anh/ chị có suy ngẫm gì về hành trình vươn
tới mục tiêu của con người?
Câu 2 (12,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Trong sáng tạo của nghệ sỹ, tình cảm
càng dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú.
Anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.
--- Hết ---


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN ĐIỆN BIÊN

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP: 10
GIÁO VIÊN: TRẦN CHINH DƯƠNG
Điện thoại: 098 339 4583

Câu 1. (8,0 điểm)
Gợi ý.
1. Yêu cầu chung
- Thí sinh được tự do chọn kiểu bài và thao tác để viết bài; huy động các chất
liệu là tri thức sách vở, tri thức đời sống, trải nghiệm… nhưng cần đảm bảo sự hợp lý.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Yêu cầu cụ thể: Đề được ra theo hướng mở nhưng cần bám định hướng của
đề “hành trình vươn tới mục tiêu của con người”. Tham khảo hướng nghĩ dưới đây.

- Điểm tương đồng giữa vũ khí Bumerang và con người: Bumerang được tạo ra
như một loại vũ khí dùng để ném trúng mục tiêu. Con người được sinh ra cũng cần
sống có mục đích, có lý tưởng. Hành trình của Bumerang là hành trình vươn tới đích.
Con người cũng vậy, sống phải có mục tiêu.
- Bài học thứ nhất: Hành trình của mỗi chiếc Bumerang cho chúng ta biết
những điều kiện, những nhân tố ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu.
+ Thứ nhất, để đạt mục tiêu, cần có “cái ném ban đầu”. Với Bumerang, cái
ném ban đầu xác định hướng đi của nó. Với con người, những điều kiện ban đầu
quyết định con người sẽ đi về đâu, vì thế cần có sự chuẩn bị thật tốt.
+ Thứ hai, để đạt mục tiêu, cần có “sự quay”. Với Bumerang, chính sự quay đã
làm nó tới đích. Với con người, muốn tới đích, bản thân cũng cần có sự quay như thế,
tức là con người không chỉ cần những chuẩn bị ban đầu mà còn cần tới sự tự thân vận
động dựa trên chính đặc điểm nội tại của mình. Khi Bumerang được ném đi, không gì
thay thế được chính sự tự quay của nó, cũng như vậy, con người là chủ thể của hành
trình vươn tới đích.
+ Thứ ba, để đạt mục tiêu cần lưu ý tới “sức cản”. Với Bumerang, đó là sức
cản của không khí. Với con người, đó là những cản trở của điều kiện khách quan,
ngoại cảnh.
(Dẫn chứng)
-> Vũ khí Bumerang để lại bài học về cách đạt mục tiêu: Hành trình của mỗi
chiếc Bumerang giống như hành trình con người vươn tới mục tiêu. Để đạt đích, con
người cần có điểm xuất phát tốt, cần phẩm chất và nỗ lực không ngừng, cần khả năng
vượt qua những trở ngại từ bên ngoài.
- Bài học thứ hai: Hành trình quay của Bumerang cũng để lại bài học ứng xử
khi không đạt mục tiêu. “Khi được phóng đi nó có thể tạo ra trong không khí những
đường đi rất phức tạp và nếu không trúng đích nó sẽ quay trở lại chân người ném.”
+ Điểm độc đáo của Bumerang chính là ở sự quay độc đáo của nó: bay đi rồi
quay lại. Điểm làm Bumerang khác những loại vũ khí khác là ở đặc điểm cấu tạo đặc
biệt và vận động quay đặc biệt. Sự quay ấy nhắc nhở chúng ta về bài học hành động:
Cần phải tận dụng tối đa nguồn lực, sức mạnh của bản thân. Khi không đạt mục tiêu,

cần chuẩn bị cho một cú ném mới.


+ Sự quay ấy còn nhắc nhở chúng ta: Mục tiêu có thể không đạt được ngay
nhưng ý nghĩa của những chuẩn bị ở hiện tại một ngày nào đó sẽ mang lại giá trị
(quay trở về với ta).
(Dẫn chứng)
- Mở rộng, phản biện
+ Mỗi con người đều có thể chuẩn bị cho mục tiêu của đời mình, nên bắt đầu
điều đó càng sớm càng tốt.
+ Không đạt được mục tiêu không có nghĩa là thất bại, hãy chuẩn bị cho một
hành trình mới.
+ Tất nhiên, không phải vận động nào cũng đến đích, không phải cứ đầu tư là
gặt hái, nhưng nếu không hành động thì chúng ta mãi mãi sẽ không biết mình đang ở
đâu, có gì.
*** Lưu ý: Học sinh có thể chọn một hướng nghĩ phù hợp để đi sâu bàn luận,
nêu quan điểm, sao cho bài luận có chiều sâu và đảm bảo tính hợp lý. Những gợi dẫn
ở trên chỉ là cách nghĩ tham khảo.
3. Hướng dẫn cho điểm
- Mở và kết bài: 1,0 điểm.
- Học sinh chọn được bài học cho mình:1,0 điểm (không nhất thiết phải có đầy
đủ tất cả các bài học, chỉ cần chọn được một bài học ý nghĩa về hành trình vươn tới
mục tiêu của con người).
- Nêu được suy ngẫm của bản thân về bài học một cách sâu sắc, thông minh:
3,0 điểm. Có dẫn chứng hợp lý: 2,0 điểm.
- Mở rộng và phản biện vấn đề: 1,0 điểm.
* Tôn trọng những bài viết sáng tạo, nhìn vấn đề sâu rộng.
Câu 2 (12,0 điểm).
1. Yêu cầu chung
- Học sinh có kiến thức lý luận về nhà văn và quá trình sáng tạo. Cụ thể, học

sinh cần hiểu được vai trò của tình cảm và tưởng tượng trong sáng tạo cũng như mối
liên hệ giữa chúng với nhau và mối liên hệ với các phẩm chất khác của nhà văn. Học
sinh biết vận dụng hiểu biết về tác phẩm văn học (lớp 10 đã học và đọc) để minh họa
hợp lý cho vấn đề nghị luận.
- Học sinh thể hiện rõ được năng lực văn chương, được tự do huy động tri thức
sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm… nhưng phải đảm bảo sự hợp lý.
- Thể hiện rõ năng lực bình luận, nhìn nhận vấn đề chặt chẽ.
- Hành văn mạch lạc, trong sáng, giàu cảm xúc.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể làm theo nhiều cách, tham khảo gợi dẫn
dưới đây (lưu ý, đây không phải là trình tự viết mà là những nội dung lớn học sinh có
thể sử dụng trong bài viết)
2.1. Giới thiệu vấn đề và kết vấn đề (1,0 điểm)
2.2. Giải thích nhận định (3,0 điểm)
- Nghệ sỹ (nhà văn): là người hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, vì
thế đòi hỏi nghệ sỹ phải có những phẩm chất, năng lực đặc biệt như tài, tâm, trải, con
mắt tinh đời, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ...


- Tình cảm và trí tưởng tượng chính là hai trong những phẩm chất đặc biệt của
nghệ sỹ (nhà văn).
+ Tình cảm: trái tim của nghệ sỹ chứa những rung động mãnh liệt với cuộc
sống, con người.
+ Trí tưởng tượng: tưởng tượng là một hoạt động tinh thần đặc thù của nghệ sỹ;
suy tư của nghệ sỹ về thế giới và con người có thể vượt qua những bờ cõi và giới hạn,
vẽ ra những hiện thực chưa có, những hiện thực mong có.
- Nhận định khẳng định mối quan hệ mật thiết của tình cảm và trí tưởng tượng
trong sáng tạo của nghệ sỹ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: tình cảm là nguồn gốc của
trí tưởng tượng, tình cảm càng mãnh liệt, dồi dào thì trí tưởng tượng càng phong phú.
2.3. Bình luận (4,0 điểm)
* Thứ nhất, nhận định trên rất xác đáng khi vạch ra mối quan hệ có tính chất

chi phối nhau: tình cảm dồi dào là cơ sở của trí tưởng tượng phong phú ở nghệ sỹ.
- Tình cảm là gốc của sáng tạo. Cũng như vậy, nguồn năng lượng này chi phối
mạnh mẽ đến quá trình sáng tạo của nhà văn.
- Trong sáng tạo của nhà văn, tình cảm cần có những phẩm chất, đó là sự dồi
dào mãnh liệt, là sự tha thiết rung động của trái tim nghệ sỹ. Khi trái tim nghệ sỹ rung
động với những khổ đau bất hạnh hay cái đẹp ở đời cũng là lúc nghệ sỹ cảm thấy cần
tìm hiểu, mô tả, phân tích, lý giải... Lúc đó, cuộc sống và con người có cơ hội hiện ra
ở nhiều chiều, nhiều góc độ, nhiều không gian, thời gian, nhiều mối quan hệ phức
hợp,... Nghĩa là khi đó, một thế giới của tưởng tượng và sáng tạo mới hiện diện, thỏa
mãn tất cả những khát khao, ước vọng của nghệ sỹ.
* Thứ hai, chúng ta cần nhìn nhận thêm về vai trò của tưởng tượng trong sáng
tạo của nghệ sỹ: chính tưởng tượng chắp cánh cho tình cảm, làm tình cảm phong phú
thêm, có chiều sâu hơn.
* Thứ ba, dù tình cảm có sâu sắc mãnh liệt đến đâu, tưởng tượng có phong phú
cỡ nào thì hành trình sáng tạo của nhà văn cũng không thể có được quả ngọt nếu như
thiếu đi tài năng nghệ thuật, sự trải nghiệm, khả năng quan sát đời sống tinh tế...
2.4. Chứng minh (3,0 điểm)
* Minh họa qua đoạn trích “Thề nguyền” – Truyện Kiều, Nguyễn Du
- Trái tim nghệ sỹ rung cảm trước mối tình đầu đẹp đẽ là cơ sở để nhà văn xây
dựng một thế giới yêu với trí tưởng tượng dồi dào.
+ Thấu hiểu trái tim của một cô gái lần đầu biết yêu đã thôi thúc nhà văn xây
dựng ra một hoàn cảnh chưa từng có: cô gái chủ động cho hạnh phúc của đời mình
“Cửa ngoài vội rủ rèm the/ Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình”.
+ Thấu hiểu tình yêu vượt lễ giáo, nhà văn xây dựng một không gian thơ
mộng, lãng mạn chưa từng có: đêm trăng sáng, đôi trai gái thề nguyền chung thủy
(dẫn chứng)
+ Hơn nữa, Nguyễn Du với “con mắt trông thấu sáu cõi” còn nhận diện được
cả hạnh phúc của nhân vật trong cả thực tại và tương lai. Thực tại tròn đầy nhưng nhà
văn không quên dự cảm về một tương lai chưa biết trước “Bây giờ rõ mặt đôi ta/ Biết
đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao”.

- Nghệ thuật: Đoạn trích là đỉnh cao của thi pháp lãng mạn trung đại.


- Kết luận: Như vậy, tình yêu trước cái đẹp chân chính là gốc, còn trí tưởng
tượng, sự trải nghiệm và tài năng của nhà văn là những lá, cành, hoa đã làm nên một
đoạn trích có vẻ đẹp có một không hai về tình yêu đôi lứa trong văn chương trung đại.
* Tương tự, chọn phân tích các đoạn trích khác:“Trao duyên”, “Kiều ở lầu
Ngưng Bích”, “Nỗi thương mình”, “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”...
2.5. Bài học (1,0 điểm)
- Về sáng tạo: Nghệ sỹ sáng tạo cần nhiều phẩm chất ưu trội, nhưng việc làm
giàu tình cảm và trau dồi cho trí tưởng tượng là rất quan trọng để có một sáng tạo
thành công.
- Về tiếp nhận: Tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật là một tiếp nhận có tính chất
phức hợp, ở đó người đọc cần lưu ý những tác động cả về mặt tình cảm và trí tuệ, trái
tim và trí tưởng tượng. Có như vậy, chúng ta mới tiếp cận được giá trị đa chiều của
một tác phẩm nghệ thuật.
---*---

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10
Năm học 2016 - 2017
Thời gian làm bài: 180 phút
(Đề thi này có 01 trang gồm 02 câu)

Câu 1 (8,0 điểm)
Có một người đàn ông trẻ tìm đến một vị thiền sư xin lời khuyên để thay
đổi cuộc hôn nhân vốn không mấy hòa hợp và chưa được hạnh phúc của mình.

Vị thiền sư nói: “Con phải biết lắng nghe tất cả những gì vợ mình nói”.
Một tháng sau, người chồng nọ lại tìm đến vị thiền sư. Anh nói rằng anh đã
cố gắng hết sức thực hiện đúng theo lời khuyên đó. Cuộc hôn nhân của anh dù
có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa được tốt như ý muốn. Vị thiền
sư mỉm cười: “Bây giờ, con hãy quay về và học cách lắng nghe tất cả những gì
cô ấy không nói”.
Anh /chị hãy viết bài văn bàn về ý nghĩa lời khuyên của vị thiền sư trong
câu chuyện trên.
Câu 2 (12,0 điểm)
Văn chương xét đến cùng là tiếng nói yêu thương đối với con người.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua đoạn trích “Trao
duyên”, “Nỗi thương mình” Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.


…………………………….HẾT………………………………

Người ra đề:

Lương Thị Kim Dung (SĐT: 0989191585)

ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM CHẤM MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10
Câu 1: (8.0 điểm)
I. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm chắc các thao tác nghị luận về một tư tưởng đạo lí đặt ra từ tác phẩm văn
học.
- Biết vận dụng kiến thức thực tế một cách linh hoạt.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, hành văn gợi cảm…
II. Yêu cầu về kiến thức
HS có thể trình bày theo cách riêng của mình. Khuyến khích sự sáng tạo và sâu
sắc của HS trong cách nhìn nhận vấn đề, dựa trên lập luận chắc chắn, có tính

thuyết phục cao.
Dưới đây là một phương án trình bày vấn đề:
1. Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
Từ hai lời khuyên của vị thiền sư với người chồng, câu chuyện trên đã đặt ra
bài học nhân sinh đối với mỗi người trong cuộc sống: Để có được niềm vui, hạnh
phúc trong tâm hồn, chúng ta phải luôn biết lắng nghe ngôn ngữ của cuộc đời và
cuộc sống xung quanh bằng tất cả tấm lòng mình.
2. Bình luận, chứng minh
a. Lời khuyên thứ nhất của vị thiền sư: “Con phải biết lắng nghe tất cả
những gì vợ mình nói”
- Trong cuộc sống con người có vô vàn những mối quan hệ phức tạp, đa chiều.
Muốn sống tốt, hãy học cách lắng nghe cuộc sống xung quanh mình.


- Biết lắng nghe là biết chia sẻ. Nỗi đau sẽ được vơi đi một nửa và niềm vui có thể
nhân lên gấp bội khi được chia sẻ.
- Biết lắng nghe là biết cảm thông: Cảm thông với nỗi đau của đồng loại, cảm
thông với những mảnh đời bất hạnh… Sự cảm thông giúp con người đến gần với
nhau hơn, tâm hồn cởi mở, phóng khoáng hơn…
b. Lời khuyên thứ hai của vị thiền sư: “Bây giờ, con hãy quay về và
học cách lắng nghe tất cả những gì cô ấy không nói”.
- Trong thực tế, đôi khi có những ngang trái, uẩn khúc mà con người không thể nói
ra. Nếu thật sự muốn chia sẻ, bạn phải có một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim đủ
rộng để đồng cảm, lắng nghe và dung chứa tất cả.
- Hãy học cách lắng nghe những ngôn ngữ không lời của cuộc đời để thật sự cảm
nhận được vẻ đẹp của cuộc đời và biết trân trọng sự sống hơn.
3. Mở rộng, nâng cao:
- Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỷ, không biết quan tâm chia sẻ với
người khác. Sống như vậy sẽ không có được niềm vui, niềm hạnh phúc mà mình
mong muốn.

- Trong cuộc sống, không chỉ biết lắng nghe ngôn ngữ của con người, tức là những
điều mà con người khác nói ra mà phải biết lắng nghe và cảm nhận cả những tâm
tư thầm kín, những điều người khác không nói, thậm chí sống hết mình với tất cả
những gì đang diễn ra trong cuộc sống xung quanh mình. Có như vậy, chúng ta
mới có được hạnh phúc.
Biểu điểm:
- Điểm 7- 8: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề một cách sâu
sắc, thuyết phục; văn phong chuẩn xác, biểu cảm; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về
chính tả và dùng từ.
- Điểm 5- 6: Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội; trình bày vấn đề cơ bản rõ ràng
nhưng chưa thật sâu sắc; mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt và chính tả.
- Điểm 3- 4: Trình bày được khoảng một nửa yêu cầu về kiến thức; còn mắc lỗi về
diễn đạt và chính tả.
- Điểm 1- 2: Bài viết tỏ ra chưa hiểu rõ vấn đề, lúng túng trong cách giải quyết,
mắc nhiều lỗi diễn đạt và chính tả .
- Điểm 0: Bài viết lạc đề, hiểu sai vấn đề hoặc không viết gì.
Câu 2 (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng
- Biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
- Bài có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ, ngữ pháp


II. Yêu cầu về nội dung kiến thức
HS có thể trình bày theo cách riêng của mình, nhưng về cơ bản cần đảm bảo
những nội dung sau:
1. Giải thích
- Văn học phản ánh cuộc sống trên bình diện rộng, nhưng trên tất cả đều dẫn
đến tiếng nói yêu thương con người (chú ý cum từ "xét đến cùng"). "Không có gì
nghệ thuật hơn lòng yêu mến con người" (Van-gốc). Tiếng nói yêu thương con
người ở đây chính là sự biểu hiện vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học.

Chính điều này đã làm nên sức sống trường tồn của văn chương nghệ thuật muôn
đời.
- Nói tới tiếng nói yêu thương trong văn chương là nói tới sự cảm thông, chia
sẻ, sự trân trọng, ngợi ca, sự bảo vệ, tranh đấu và cả những khát vọng, ước mơ cao
đẹp ... Tiếng nói yêu thương là cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo.
2. Chứng minh
- Trong hai đoạn trích “Trao duyên”, “Nỗi thương mình” Trích “Truyện Kiều”
của Nguyễn Du, tiếng nói yêu thương con người được biểu hiện phong phú, tinh
tế, sâu sắc, với nhiều cung bậc khác nhau:
+ Tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ bất hạnh của Thúy Kiều.
+ Khắc họa tâm trạng dằn vặt, đầy đau khổ về tinh thần và thể xác của Thúy Kiều.
+ Thái độ xót thương và xẻ chia của Nguyễn Du đối với thân phân Thúy Kiều nói
riêng và người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.
+ Nhà thơ cũng lắng nghe, trân trọng khát vọng tình yêu và vẻ đẹp nhân cách của
nàng.
- Truyện Kiều nói chung và hai đoạn trích trên nói riêng thể hiện sự cảm thông
chia sẻ, nỗi xót xa thương cảm của nhà thơ trước số phận bi kịch của con người,
đặc biệt là những người phụ nữ tài sắc. Về phương diện này, Truyện Kiều vừa là
tiếng khóc cho số phận con người, vừa là tiếng nói "hiểu đời" sâu sắc của chính
Nguyễn Du. Từ đó, tác phẩm cũng bộc lộ tiếng nói phê phán tố cáo gay gắt của
nhà thơ trước những thế lực tàn ác chà đạp con người.
3. Bàn luận
- Văn chương nghệ thuật dù viết về "cái gì" nhưng cái đích hướng tới vẫn phải
là tình yêu thương con người. Yêu thương là cốt lõi của chủ nghĩa nhân đạo.
- Tiếng nói yêu thương con người bao giờ cũng phải gắn với cái Đẹp, cái Cao
cả, vì thế tiếng nói yêu thương phải được bộc lộ một cách chân thành, sâu sắc, giàu
giá trị thẩm mĩ.
- Nếu văn chương nghệ thuật lấy thông điệp là tiếng nói yêu thương con người
thì nhà văn, nhà thơ cũng phải là những con người có trái tim nhân đạo rộng lớn,
sâu sắc.



Biểu điểm:
- Điểm 11 - 12: Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, sâu sắc, độc đáo; diễn đạt
lưu loát, câu văn giàu hình ảnh, cảm xúc; có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả và
dung từ.
- Điểm 9 - 10: Bài viết có nội dung tương đối đầy đủ (có thể còn thiếu một vài ý
nhỏ); bố cục rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; câu văn có hình ảnh, cảm xúc. Mắc một số
lỗi nhỏ về chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 7 - 8: bài viết đáp ứng khoảng 2/3 nội dung cơ bản của đáp án. Văn có thể
chưa hay nhưng rõ ý. Mắc một số lỗi chính tả, dùng từ, viết câu.
- Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng khoảng ½ nội dung cơ bản của đáp án. Mắc nhiều
lỗi hành văn, chính tả.
- Điểm 3 - 4: Hiểu và trình bày vấn đề còn sơ sài; kết cấu không rõ ràng; còn mắc
nhiều lỗi diễn đạt.
- Điểm 1 - 2: Không hiểu đề, không có kĩ năng nghị luận, mắc quá nhiều lỗi diễn
đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không viết gì.
(Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày những quan điểm riêng, thậm chí trái
chiều. Tuy nhiên cần có thái độ chân thành, nghiêm túc, tư tưởng nhất quán trên
tinh thần xây dựng, lập luận thuyết phục)
Người lập đáp án và biểu
điểm
Lương Thị Kim
Dung

SĐT:
0989191585
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII – T7/2017


ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN

TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC - TỈNH VĨNH

LỚP 10

PHÚC

(Đề này có 01 trang, 02

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

câu)

Câu I ( 8 điểm)
1.Tâm tình với người lìa bỏ quê hương, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc
viết:


×