Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi ngữ văn có đáp án hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (555.75 KB, 97 trang )

1. Tập làm văn
Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong người
trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày
càng phát triển phong phú và sâu sắc.
- Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì,
“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân
văn của Nguyễn Dữ.
B- Thân bài:
1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình
dân
- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của
tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với
chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ
dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện
khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.
+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”,
nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương
tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”
Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn
Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân
văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch
cuộc đời của nàng bấy nhiêu.


- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ
vun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất
vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi
oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã
bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn
không động lòng.
+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan
khuất


Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
1
3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng
cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan
giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh
phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân
gian được nữa”.
- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì
hàn gắn được).
4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát
vọng chính đáng của con người.
- XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công.
Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
- Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới
Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông,

XHPKVN thế kỉ XVI.
C- Kết bài:
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu
biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độ
phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
2
Tuần 3 – Buổi 1
LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Đề bài
Câu 1 (2 điểm )
Nhận xét về cách kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý kiến cho
rằng: “Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng trong cuộc
đời”, song ý kiến khác lại khẳng định : “Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết
lung linh kì ảo”.
Hãy trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Câu 2 (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh
luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị
xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi
những gì tôi nghĩ”.
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối
sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại
khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.
Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên
đá” ?
Anh ta trả lời : “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai
có thể xoá được được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người ”.

Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân
nghĩa lên đá.
(Dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr 160).
Từ câu chuyện trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về sự tha thứ và lòng biết
ơn của con người trong cuộc sống.
Câu 3 ( 6đ) : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong « Chuyện người con gái Nam Xương »
GỢI Ý
Câu 1 (2 điểm )
- Tóm lược về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
- Trình bày suy nghĩ của người viết về hai ý kiến nhận xét trên:
+ Mỗi ý kiến trên là một góc nhìn về việc khám phá dụng ý của nhà văn Nguyễn Dữ :
* Khi nói: Truyện kết thúc có hậu, thể hiện được ước mong của con người về sự công bằng
trong cuộc đời, bởi vì người nói đã thấy được giá trị nhân đạo, nhân văn của tác phẩm: người tốt
dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm
giá. Cách kết đó mang dáng dấp một kết thúc có hậu của truyện cổ tích.
3
*Khi nhận xét: Tính bi kịch của truyện vẫn tiềm ẩn ở ngay trong cái kết lung linh kì ảo, bởi ý kiến
đó xuất phát từ việc nắm bắt giá trị hiện thực của tác phẩm: tuy nhân vật Vũ Nương vẫn được miêu tả
với kiếp sống ở chốn thuỷ cung và sự trở về lung linh kì ảo để thể hiện ước mơ của con người về sự
công bằng trong cuộc đời, nhưng tính bi kịch cũng tiềm ẩn ngay từ cái kết này bởi sự trở về và ước mơ
hạnh phúc của Vũ Nương mang màu sắc ảo ảnh, hư vô, con người chỉ biết tìm đến cho mình hạnh phúc
ở một thế giới không hiện hữu.
+ Hai ý kiến trên tưởng chừng là mâu thuẫn, đối lập nhưng thực chất là bổ sung, soi sáng trong việc
khám phá dụng ý nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Dữ, nó được xem là hai mặt của một vấn đề.
- Mở rộng và nâng cao vấn đề :
+ Mỗi ý kiến trên đều xuất phát từ một góc nhìn, cách khám phá và tiếp cận ở phần kết của tác phẩm
+ Lí giải cách kết thúc tác phẩm cần phải có cái nhìn toàn vẹn và những cơ sở để phát hiện ra những
dụng ý mà nhà văn Nguyễn Dữ gửi gắm qua phần kết. Vì vậy, không nên tuyệt đối hoá một trong hai ý
kiến trên mà cần phải thấy được sự bổ sung, thống nhất, nhằm soi sáng hai mặt của một vấn đề.
+ Từ hai ý kiến trên, người đọc sẽ thấy được tài năng nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong việc “dồn nén

tư tưởng và cảm xúc” ở một cái kết độc đáo.
+ Từ việc tìm hiểu những ý kiến bàn về dụng ý cách kết của một tác phẩm văn học đã đặt ra trách
nhiệm, vai trò cho độc giả trong quá trình tiếp cận, giải mã văn bản văn học.
Câu 2 (3 điểm)
a) Yêu cầu về kỹ năng: biết cách làm bài văn nghị luận xã hội ; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy ;
không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức: trên cơ sở hiểu biết của bản thân về nội dung câu chuyện Lỗi lầm và sự biết
ơn, và từ câu chuyện đó gợi lên trong mình có những suy nghĩ về sự tha thứ và lòng biết ơn của con
người trong cuộc sống, có thể triển khai theo nhiều cách, song bài viết cần làm rõ các nội dung sau:
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Khái quát chung và nắm bắt được ý nghĩa mà câu chuyện muốn đề cập.
3.Trình bày suy nghĩ của bản thân về sự tha thứ và lòng biết ơn của con người trong cuộc sống
mà được gợi lên từ câu chuyện :
- Giải thích về vấn đề cần bàn luận :
+ Thế nào là sự tha thứ và lòng biết ơn : tha thứ là việc bỏ qua, không trách cứ, chấp nhặt, hay trừng
phạt những sai trái, lỗi lầm của người khác ;lòng biết ơn là sự thể hiện việc hiểu và nhớ công ơn của
người khác đối với mình.
+ Vì sao trong cuộc sống con người cần có sự tha thứ và lòng biết ơn ?: trong cuộc sống ai cũng có lúc
gây ra những lỗi lầm, sai trái vì vậy cần phải nhận được sự tha thứ, bao dung của mọi người. Bởi
chính sự tha thứ giúp cho người mắc lỗi có cơ hội được sửa chữa; giúp cho bản thân tìm thấy được
sự thanh thản và làm cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, xung đột và thêm đi sự hoà hợp, yêu
thương, có nghĩa là phải biết viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát …; phải biết khắc ghi những
ân nghĩa vào lòng, phải biết ơn những người đã đem đến cho mình những điều tốt đẹp, và biết khắc
ghi những ân nghĩa lên đá, như cách ứng xử giữa những con người trong câu chuyện trên.
- Suy nghĩ của bản thân :
+ Sự tha thứ và lòng biết ơn là một trong phẩm chất cần thiết, cao đẹp để hình thành nên một con người
chân chính, bởi bên cạnh việc thu nhận kiến thức thì việc tu dưỡng, rèn luyện cho bản thân những đức
4
tính về sự tha thứ và lòng biết ơn có một ý nghĩa rất lớn trên con đường hoàn thiện nhân cách của mỗi
con người

+ Sự tha thứ và lòng biết ơn không chỉ được thể hiện ở một cá nhân hay một bộ phận mà những đức
tính đó cần phải được gắn kết và tạo thành những phẩm chất, đạo lí trong cuộc sống. Bởi đó chính là
những nét đẹp truyền thống của con người Việt Nam.
4. Bài học nhận thức và hành động :
- Cần phải biết sống có tấm lòng bao dung, vị tha; biết ghi ơn những con người đã mang lại cho
mình những điều tốt đẹp.
- Cần phải được thể hiện sự tha thứ và lòng biết ơn của mình trên cả nhận thức và hành động cụ thể.
Câu 3 ( 5đ) :
1. Mở bài : - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.
- Giới thiệu nhân vật và đặc điểm nhân vật : Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp đức hạnh
nhưng cuộc đời bi thảm.
2. Thân bài :
2.1 :Khái quát những phẩm chất của Vũ Nương
2.2 Phân tích :
a. Vũ Nương là người phụ nữ xinh đẹp, đức hạnh.
* Là người phụ nữ tư dung tốt đẹp, tính thùy mị nết na, khéo cư xử. Dù phải lấy người chồng vô học,
đa nghi và cả ghen nhưng do nàng khéo cư xử nên vợ chồng ăn ở êm ấm, không lúc nào xảy ra chuyện
thất hòa.
* Đằm thằm thiết tha với chồng : Khi chồng ra trận, nàng đã rót chén rượu đầy tiễn và căn dặn ân cần .
Lời dặn của nàng : "Chàng đi chuyến này thiếp chẳng dám mong … … mang theo hai chữ bình yên".
- Bày tỏ sự lo lắng khi chồng phải đối diện với nguy hiểm, chết chóc " Chỉ em việc quân khó liệu … …
… lo lắng.
- Bày tỏ sự sự nhớ nhưng của người vợ phải xa chồng " Nhìn trăng soi thành cũ … … … cánh hồng
bay bổng".
-> Lời dặn tha thiết của nàng khiến cho ai cũng phải rơi lệ
* Đảm đang tháo vát : Một mình nàng sinh con, nuôi con, chăm sóc mẹ già. Không những thế nàng còn
phải quán xuyến gia đình nhà cửa, chăm sóc phần mộ tổ tiên.
* Là người con dâu hiếu thảo :
- Khi mẹ còn sống nàng đối xử ân cần, khi bà ốm nàng chăm sóc, thuốc thang, lễ bái thần phật và dùng
mọi lời khôn khéo khuyên lơn mong bà chóng khỏi bệnh.

- Khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ chu đáo như cha mẹ đẻ của mình. Lời trăng trối của bà trước
lúc ra đi " Sau này trời xét lòng thành ban cho phúc đúc … …. … đã chẳng phụ mẹ" chính là lời khẳng
định cho sự hiếu thảo của nàng.
* Là người mẹ thương con:
- Chăm sóc con chu đáo
- Đêm đêm nàng thường cái bóng trên tường và bảo đó là cha Đản -> Mong con cảm nhận được hình
ảnh của người cha, cảm nhận được không khí gia đình đầm ấm.
* Thủy chung, tiết hạnh
+ Suốt ba năm chồng đi lính nàng đã sống trong sự nhớ thương và khắc khoải đợi chờ " Mỗi khi thấy
bướm … … … ngăn được".
+Nàng một mực thủy chung với chồng " Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết … … … bén gót.
5
+ Khi bị chồng nghi ngờ là thất tiết nàng đã một mực thanh minh. Cuối cùng nàng đã tự tử để khẳng
định tấm lòng trinh bạch của mình.
* Trọng tình nghĩa, nhân hậu, vị tha
+ Khóc khi nghe Phan Lang kể chuyện gia đình, quê hương.
+Tuy sống dưới thủy cung đầy đủ và sung sướng nhưng nàng vẫn không nguôi nhớ về gia đình, chồng
con, vẫn lo lắng cho phần mộ tổ tiên, vẫn khao khát phục hồi danh dự.
+ Nàng đã trở về tha thứ cho TS - người đã trực tiếp cướp đi cuộc sống của nàng.
b. Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bi thảm.
* Vũ Nương bị cướp đi quyền yêu, quyền hạnh phúc : Là cô gái xinh đẹp nết na nhưng con nhà kẻ khó
nên phải lấy một người chồng vừa cả ghen, vô học lại đa nghi. Vì vậy trong cuộc sống vợ chồn nàng
luôn phải giữ gìn để gia đình yên ấm.
* Phải xa chồng, chấp nhận cuộc sống của người chinh phụ: Tuy chỉ có khát vọng giản dị là thú vui
nghi gia, nghi thất nhưng "vợ chồng chưa thỏa tình chăn gối đã phải chia phôi vì động việc lửa binh".
Từ đó nàng sống trong nỗi cô đơn vò võ, khắc khoải đợi chờ trong niềm hi vọng mong manh: Mỗi khi
thấy bướm… ngăn được.
* Phải sống vất vả, khổ cực: Chồng đi lính, nàng phải một mình sinh con, nuôi con, chăm sóc gia đình,
quán xuyến nhà cửa ruộng vườn. Tất cả mội gánh nặng gia đình đều dồn lên đôi vai mảnh mai yếu ớt
của nàng.

* Bị nghi oan, bị bức tử: Nhưng nỗi đau khổ lớn nhất của nàng là bị nghi oan. TS đi lính xa nhà dẫn
đến hiểu lầm vợ mình thất tiết. Từ đó chàng ra sức mắng nhiếc, đánh đập và cuối cùng đuổi vợ ra khỏi
nhà. Vũ Nương vô cùng đau đớn vì bị chồng chà đạp lên cả thể xác và tinh thần. Nàng bị nghi oan, đau
đớn hơn nữa là bị nghi ngờ điêuf mà nàng hết sức giữ gìn và coi trọng hơn cả mạng sống của mình.
Không những thế nàng còn không biết được lí do, không được thanh minh. Cuối cùng vì quá đau đớn
nàng đã phải gieo mình xuống sông tự tử để minh oan cho tấm lòng trinh bạch của mình.
2.3. Đánh giá nâng cao:
- Ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Dữ, sự cảm thông của ông với những người phụ nữ bất hạnh.
- Số phận của VN cũng là số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội pk.
- Nguyễn Dữ đã khái quát số phận của người phụ nữ trong xã hội PK bằng hai câu thơ nỏi tiếng trong
TK:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời ràng bạc mệnh cũng là lời chung.
3. Kết bài:
- Khẳng định giá trị của truyện và hình ảnh nv VN.
- Nêu cảm nghĩ bản thân.
…………………………………………………
Ban giám hiệu duyệt ngày 06 tháng 9 năm 2011
6
Tuần 4– Buổi 2: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Đề bài:
Câu 1:(2đ) Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh? Vì sao Người lại có vốn
tri thức sâu rộng như vậy?
Câu 2 ( 3đ): Hiện nay ngành giáo dục đang phát động phong trào Nói không với tiêu cực trong thi
cử và bệnh thành tích trong giáo dục . Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
Câu 3 : Phân tích gia trị nhân đạo của « Chuyện người con gái Nam Xương »( 5đ)
Dàn ý:
1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
2 / Thân bài:

a. Nêu bản chất, biểu hiện của vấn đề:
*NX: Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục trở thành căn bệnh khá trầm trọng và phổ
biến hiện nay.
* Biểu hiện chính : - Tiêu cực:
+ Xin điểm, chạy điểm
+ Mua bằng cấp
+ Xin, chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn
+ Đuờng dây chạy điểm vào THPT, Đại học….
+ Thi hộ, thi thuê….
+ Chạy chức chạy quyền…
- Bệnh thành tích trong giáo dục :
+Báo cáo không đúng thực tế
+ Bao che khuyết điểm để lấy thành tích
+ Coi trọng số lượng chứ không coi trọng chất lượng
+HS: Học để lấy bằng cấp, phát biểu chỉ để cộng điểm…
+ Số GSTS, các nhà khoa học nhiều nhưng ít có những cải tiến sáng tạo
b. Phân tích đúng sai lợi hại:
- Lợi: trước mắt cho cá nhân- không cần bỏ công sức nhiêu nhưng vẫn đạt kết quả cao
- Hại là rất nghiêm trọng để lại hậu quả lâu dài:
7
+Các thế hệ HS được đào tạo ra không có đủ trình độ để tiếp cận với công việc hiện đại, đất nước ít
nhân tài
+ Tạo thói quen cho HS ngại học, ngại thi, ngại sáng tạo
+ Tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội
c. Nguyên nhân của hiện t ượng này là :
- Do gia đình : Không muốn con vất vả mà vẫn đạt kết quả cao
- Do nhà trường: Muốn HS có thành tích cao để báo cáo
- Do XH: Hệ thống luật cha nghiêm, cụ thể; cha thực sự coi trọng nhân tài(ĐB là những cơ quan nhà
nước); nhận thức của nhiều ngời còn hạn chế …
d. Cách khắc phục:

- Phải giáo dục nhận thức cho HS , và toàn XH để họ hiểu rằng chỉ có kiến thức thực sự họ mới có chỗ
đứng trong XH hiện đại
- XH phải thực sự coi trọng những ngời có kiến thức, có thực tài và lấy đó là tiêu chuẩn chính để sử
dụng họ
- Phải có một hệ thống pháp luật, luật giáo dục chặt chẽ, nghiêm ngặt, xử lý nghiêm nhữnh sai phạm.
Cách ra đề thi coi chấm thi phải đổi mới để sao cho HS không thể hoặc không dám tiêu cực
3/ Kết bài:
- Thâu tóm lại vấn đề
- KĐ, PĐ , rút ra bài học cho bản thân ( Rút ra tư tưởng đạo lý)
Câu 2: (2.0 điểm)
- Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất sâu rộng
+ Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc.
+ Am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc.
+ Văn hoá thế giới đó đã nhào nặn với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển để thành một nhân
cách rất Việt Nam, rất phương đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
- Vì sao Người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy:
+ Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, làm nhiều nghề
+ Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu.
+ Luôn có ý thức tiếp thu cái đẹp, đồng thời cũng phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3 : ( Tham khảo giáo án học thêm)

Ban giám hiệu duyệt ngày 12tháng 9 năm
8

Tuần 5 – Buổi 3: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

Đề 1:
Câu1: ( 2đ) : Phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết “chiếc bóng” trong “ Chuyện người con gái
Nam Xương”
Câu 2: Suy nghĩ của em về nội dung mẩu chuyện sau:

“ Một người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối về nhà. Một trong hai cái
bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa. Cái bình nứt luôn buồn bã,
khổ sở vì khiếm khuyết của mình. Một ngày nọ, cái bình nứt nói với người chủ của mình:
- - Tôi thấy thật xấu hổ khi mình không làm tròn công việc. Vì tôi mà ông phải làm việc cực nhọc hơn.
Người gánh nước nói bằng giọng cảm thông:
- Trên đường về, ngươi có để ý những luống hoa xinh đẹp dọc đường không? Ngươi có thấy hoa chỉ
mọc ở phía đường của ngươi mà không phải là phía bên kia không? Ta đã biết khiếm khuyết của
ngươi. Vì vậy ta đã gieo những hạt hoa bên đó, và mỗi ngày ngươi đã tưới nước cho chúng. Hai năm
qua, ta đã hái những bông hoa này để tặng mọi người và làm đẹp cho căn nhà chúng ta…”
Câu 3( 5đ) : Phân tích giá trị hiện thực của “ Chuyện người con gái Nam Xương”.
Gợi ý
Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương", chiếc bóng là chi tiết nghệ thuật đắt giá.
- Nó là chi tiết nút truyện, đấy truyện lên kịch tính, là đầu mối trực tiếp dẫn đến nghi ngờ của TS, buộc
VN phải tìm đến cái chết. Nhưng chính cái bóng lại là chi tiết cởi nút truyện, nó là đầu mối giải tỏa mối
nghi ngờ của TS về VN sau khi nàng đã chết.
- Cái bóng xuất hiện 2 lần trong truyện là những mắt xích quan trọng, vừa làm câu chuyện triển khai
một cách lô gic, hợp lí, vừa làm cho truyện có kịch tính hấp dẫn tự nhiên.
- Hình ảnh cái bóng đã khái quát hóa tấm lòng của người vợ khi VN trỏ cái bóng của nàng trên tường
và bảo đó là cha Đản. Đồng thời cái bóng thể hiện cảnh ngộ đau khổ, cô đơn của người vợ xa chồng.
- Cái bóng gắn với sự ngộ nhận ngây thơ của con trẻ, sự hiểu lầm của người chồng đa nghi. Nó vừa là
niềm vui khi VN nói đùa con, vừa là nỗi buồn dẫn đến hiểu lầm của TS. Nó vừa thực lại vừa ảo.
- Đối với mỗi nhân vật trong truyện, cái bóng được hiểu theo mỗi cách khác nhau:
+ Với VN: Đó là hình ảnh người chồng mà nàng tưởng tượng để đùa với con
+ Với bé Đản: Đó là người cha bí ẩn
+ Với TS: Đó là người đàn ông thứ ba đã chen vào hạnh phúc gia đình chàng.
- Nguyễn Dữ lấy cái bóng để dẫn dắt câu chuyện một cách nghệ thuật, đồng thời thể hiện bi kịch của
con người. Trong xã hội ấy số phận con người rất mong manh, có thể mất tất cả cuộc sống vì một cái
bóng mơ hồ. Có thể nói chi tiết "Cái bóng" đã thể hiện cô đọng vừa hiện thực vừa nhân đạo của nhà
văn.
Câu 2: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cơ bản nêu được các ý sau:

9
+ Mẩu chuyện nhỏ viết về những tấm gương cao đẹp:
Cái bình nứt- hình ảnh ẩn dụ về con người khiếm khuyết, kém may mắn nhưng vẫn mong muốn làm
tốt công việc như một người bình thường. Người gánh nước có tấm lòng bao dung, nhân ái, biết trân
trọng, cảm thông.
+ Mẩu chuyện giản dị toát lên ý nghĩa cao đẹp:
- Mỗi người cần phải biết nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. Bởi lẽ cuộc sống là hành trình nỗ lực
không mệt mỏi của con người vượt lên thử thách và những giới hạn của bản thân để sống và để được
cống hiến. Không nỗ lực, con người sẽ gục ngã trước khó khăn. Sự cố gắng để vượt lên những giới hạn
của bản thân là rất đáng trân trọng và con người có thể bị khiếm khuyết nhưng không bất lực, tự ti, đầu
hàng, vẫn mong muốn trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống.
- Cần biết an ủi, cảm thông, trân trọng và yêu thương, chia sẻ với mọi người, nhất là những người
khiếm khuyết, kém may mắn. Đó là nguồn động viên tinh thần vô giá tiếp thêm sức mạnh cho con
người vượt qua khó khăn. Dửng dưng trước khó khăn của người khác là biểu hiện của lối sống vô cảm,
ích kỷ.
- Cần phải làm gì đó cụ thể, thiết thực để phát huy sức mạnh của mọi người, làm cho cuộc sống của
mọi người tốt đẹp và có ý nghĩa hơn. Con người dù khiếm khuyết nhưng nếu được quan tâm, được tạo
điều kiện sẽ trở nên hữu ích hơn cho cuộc sống, nếu được cống hiến hết mình vẫn có thể tạo nên những
điều kỳ diệu.
+ Mẩu chuyện cho ta bài học sâu sắc về cách sống, về thái độ ứng xử với mọi người; là lời nhắn nhủ
mỗi người rằng cần phải biết quan tâm, chia sẻ, yêu thương và hãy bằng những việc làm cụ thể, có ý
nghĩa giúp cho cuộc sống của tất cả mọi người tốt đẹp hơn. Hãy cư xử bình đẳng và tạo cơ hội cho
những người khiếm khuyết, kém may mắn.
Xác định lối sống tích cực, phê phán lối sống mặc cảm, tự ti hoặc tự bằng lòng với mình cũng như
sự ích kỷ, thói vô cảm và thái độ miệt thị đối với những người khiếm khuyết, kém may mắn.
Câu 3: ( Giáo án dạy thêm)
………………………………………………………
Ban giám hiệu duyệt ngày:19 tháng 9 năm 2011
Tuần 6 – Buổi 4: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN


Đề bài
Câu 1 : Câu 1 (1,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn, nêu cảm nhận của em về những câu thơ sau trong bài thơ Con cò
của Chế Lan Viên:
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
10
( Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, trang 46)
Câu 2 : Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập trong cuộc sống.
Câu 3 :
Gợi ý
Biết trình bày đoạn văn theo yêu cầu, có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn; các câu liên kết chặt chẽ và
đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Đoạn thơ sử dụng sáng tạo biện pháp tu từ ẩn dụ: “Cò”- ẩn dụ cho người mẹ, tình mẹ. Hình
ảnh con cò tảo tần, chịu thương chịu khó trong ca dao được tác giả nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng
cho tấm lòng yêu thương con của người mẹ; mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. Phép ẩn
dụ đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Nét độc đáo trong cách sử dụng biện pháp tu từ của tác giả là
hình ảnh ẩn dụ vừa dân dã, mộc mạc, mang âm hưởng ca dao; vừa mang tính biểu tượng, đậm chất triết
lí, suy tưởng.
- Lời dặn của "cò" giản dị mộc mạc mà hàm nghĩa sâu xa. Dưới hình thức thơ tự do, nhà thơ như
dựng lên cả một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không gian và thời gian không giới
hạn: Lên rừng - xuống bể - hai chiều không gian gợi ấn tượng về những khó khăn của cuộc đời. Từ
không gian xác định (rừng, bể), không gian ngày càng rộng dần thêm đến một không gian tâm tưởng
(đi hết đời) vừa bao la vừa sâu thẳm như chính lời ru cất lên từ trái tim của mẹ.
Tấm lòng người mẹ vượt ra ngoài mọi khoảng cách không gian, thời gian. Đó là quy luật bất biến
và vĩnh hằng của mọi tấm lòng người mẹ trên đời mà nhà thơ đã khái quát, đúc kết trong câu thơ đậm
chất suy tưởng và triết lí.

Câu 2 : Chân dung Thúy Kiều trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" /
+ Tự lập, nghĩa đen là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác.
+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
+ Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục đích học tập
rõ ràng, đúng đắn. Từ đó, nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức tiếp thu được
vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.
+ Hiện nay, nhiều học sinh không có tính tự lập trong học tập. Họ có những biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào bạn bè,
cha mẹ. Từ đó, họ có những thái độ tiêu cực : quay cóp, gian lận trong kiểm tra, trong thi cử; không chăm ngoan,
không học bài, không làm bài, không chuẩn bị bài. Kết quả: những học sinh đó thường rơi vào loại yếu, kém cả
về hạnh kiểm và học tập.
+ Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ động, có
hứng thú trong học tập, vừa tạo cho họ có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết vấn đề. Tự lập
không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi cần thiết, phù hợp
và đúng mức.
+ Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất quan trọng
giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vô cùng quan trọng mà học sinh cần
có, vì không phải lúc nào cha mẹ, bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu không có tính tự lập,
khi ra đời học sinh sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi, thiếu kiềm chế.
Câu 3:
1. Mở bài : - Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích.
- Giới thiệu khái quát vẻ đẹp hai chị em : Là những cô gái có vẻ đẹp hoàn hảo.
- Viết lại 4 câu thơ.
2. Thân bài :
11
Khái quát : Chị em Thúy Kiều là đoạn trích nằm ngay trong phần mở đầu của tác phẩm. Đoạn
trích đã thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật.
b.Phân tích :
*Nhan sắc :
Nguyễn Du đã dùng bốn câu thơ miêu tả Thúy Vân, một cô gái hiện lên vô cùng xinh đẹp, một vẻ đẹp
đầy đặn, phúc hậu tưởng chừng không có vẻ đẹp nào hơn thế nữa. Nhưng ngay sau đó, ông dùng 12 câu

thơ để miêu tả Thúy Kiều như ngầm dự đoán vẻ đẹp sẽ hoàn mĩ hơn người :
" Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn".
Câu thơ vừa mang ý so sánh, vừa mang ý tương phản. Nếu Thúy Vân đẹp một vẻ đẹp đầy đặn
phúc hậu thì Thúy Kiều đẹp một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà. Đến đây ta mới hiểu dụng ý của NGuyễn Du,
ông đã sử dụng thủ pháp đòn bẩy, miêu tả chân dung Thúy Vân trước đây làm điểm tựa, làm phông nền
nổi bật lên chân dung Thúy Kiều. Thúy Vân đã đẹp hoàn hảo nhưng Thúy Kiều lại còn vượt lên trên sự
hoàn hảo ấy để trở thành cái đẹp tuyệt bích. Thúy Kiều không chỉ hơn Thúy Vân ở vẻ đẹp mà còn ở
tình người mặn mà đằm thắm. Câu thơ so sánh mà để khẳng định :
" Làn thu thủy nét xuân sơn ".
Cách miêu tả chân dung của nhà thơ hoàn toàn khác so với khi miêu tả Thúy Vân, ông không đi
và chi tiết cụ thể mà điềm nhãn. Bút lực của ông tập trung vào miêu tả đôi mắt - cửa sổ của tâm hồn.
Vẫn là bút pháp ẩn dụ tượng trưng nhưng có sự sáng tạo : đôi mắt Thúy Kiều trong xanh như nước hồ
mùa thu, đôi lông mày xinh tươi như vẻ núi mùa xuân. Ngôn ngữ chắt lọc tinh tế cao độ khi nói đến từ
"làn", người đọc thường liên tưởng đến làn nước sóng. Ở đây Nguyễn Du miêu tả đôi mắt Thúy Kiều
như làn nước mùa thu. Đôi mắt ấy không chỉ mang ánh sắc xanh của nước mà còn lấp lánh sự hiểu biết
của trí tuệ, của đời sống tâm hồn phong phú. Với một vẻ đẹp tuyệt bích như vậy đã khiến cho thiên
nhiên phải đố kị ghen ghét :
" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".
Đối với Thúy Vân, thiên nhiên sẵn sàng nhường bước chịu thua, nhưng với Thúy Kiều, thiên nhiên lại
oán hờn ghen ghét bởi vì đó là sắc đẹp "nghiêng nước nghiên thành". Nguyễn Du đã không ngần ngại
khẳng định :
"Sắc đành đòi một".
Vẻ đẹp của Thúy Kiều là vẻ đẹp có một không hai.
* Tài :
- Khác với Thúy Vân, Nguyên Du chỉ miêu tả nhan sắc của nàng, với Thúy Kiều ông lại chú trọng đến
tài năng. Sáu câu thơ liên tiếp miêu tả tài năng trên mọi phương diện của nàng :
" Thông minh vốn sẵn tính trời
Một thiên tài bạc mệnh lại càng não nhân".
Kiều là một cô gái " thông minh vốn sẵn tính trời", đó là một trí thông minh thiên bẩm - một quà tặng

của tạo hóa. Không chỉ thông minh, Thúy Kiều còn rất nhiều tài năng : cầm, kì, thi, họa. Đó đều là
những thú chơi tao nhã nhưng không phải cũng có thẻ học được bởi nó còn phụ thuộc vào năng khiếu
của mỗi người.
Vậy mà Thúy Kiều lại "lầu bậc, ăn đứt". Kiều giỏi về âm luật. Tiếng đàn của nàng hay hơn bất kì tiếng
đàn của một nghệ sĩ nào. Đặc biệt, Kiều còn biết soạn nhạc, làm thợ, đánh cờ, biết vữ. Một loại các từ
ngữ "vốn, "sẵn , " pha nghề", lầu bậc" … tạo nên một hệ thống cực tả tài năng của Thúy Kiều.
* Tình :
12
- Kiều không chỉ có một vẻ đẹp mặn mà, tài năng thiên bẩm mà còn có một tâm hồn đa sâu đa cảm. Bởi
vậy không ngẫu nhiên mà Nguyễn Du là đặc tả đôi mắt của nàng. Và đôi mắt của Thúy Kiều không chỉ
đẹp mà đó còn là một đôi mắt có hồn. Đôi mắt của một con người đa sầu, đa cảm. Sự đa cảm ấy thể
hiện ngay trong khúc " Bạc mệnh" của nàng. Đọc toàn bộ truyện Kiều, ta cảm thấy từ trong con người
nàng toát lên một đời sống nội tâm phong phú.
c. Đánh giá nâng cao :
Chỉ trong 12 câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã ca ngợi và khẳng định một tài năng hiếm có, một
năng khiếu trời cho nàng, sắc và tài đều đạt đến mức tuyệt mĩ. Tạo hóa đã ban tặng cho nàng quá nhiều
mà ở đời vốn có lẽ công bằng, ca dao đã từng nói :
"Một vừa phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen".
Ngay Nguyễn Du cũng đã từng quan niệm : "Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau ; Chữ tài liền
với chữ tai một vần". Vậy mà Thúy Kiều không chỉ đẹp, chỉ tài, Thúy Kiều còn có tình người đằm
thắm. Điều đó như ngầm dự bảo trước: Kiều sẽ có một số phận long đong, vất vả.
Vượt lên trên số mệnh, người ta vẫn say đắm dung nhan của Thúy Kiều. Vẽ được một bức chân
dung đẹp tuyệt đỉnh như vậy, ta thấy Nguyễn Du là một người vô cùng tài hoa. Ông đã dành cho người
con gái trong xã hội phong kiến ấy sự trân trọng, ca ngợi.
……………………………………………………………
Tuần 7 – Buổi 5 + 6: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN

13
ChÞ em Thuý KiÒu

( Trích: Truyện Kiều – Nguyễn Du )
A- Giới thiệu chung:
a/ Đoạn trích trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
b/ Đoạn trích trong “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân:
“ Nói về ở Bắc Kinh, có một vị viên ngoại họ Vương tên Lưỡng Tùng, tự Tử Trinh , tính tình thuần
thục trung hậu, gia kế thường thường, không dồi dào cũng không túng kém. Vợ họ Hà, cũng là người
hiền năng, sinh được một con trai tên Vương Quan, học tập nghiệp nho, và hai gái, chị tên Thuý Kiều,
em tên Thuý Vân, tuổi đều đang độ thanh xuân. Cả hai chị em đều thạo thơ phú. Riêng Thuý kiều vẻ
người tha thướt phong lưu, tính chuộng hào hoa, lại thích âm luật, rất thạo ngón hồ cầm. Thuý Vân
dáng yêu kiều, hiền dịu, thấy Thuý Kiều thạo hồ cầm, thường nhân lúc rảnh can ngăn chị:
- Âm nhạc không phải là công việc khuê phòng, e người ngoài nghe biết không được nhã!
Thuý Kiều nghe em can, nhưng không cho thế là phải, thường soạn bài ca Bạc mệnh, phả vào hồ cầm,
trăm vần thê lương, khiến người nghe thấy đều chau mày rơi lệ ”.
( Dẫn theo sách Ngữ văn 9, tập 1)
2- Văn bản: Chị em Thuý Kiều:
a- Vị trí đoạn trích:
“ Chị em thuý Kiều” là đoạn trích ở phần mở đầu “ Truyện Kiều”, giới thiệu gia cảnh nhà Vương
Viên ngoại. Sau khi kể về gia đình họ Vương, Nguyễn Du dành 24 câu thơ ( từ câu 15 đến câu 38 của
tác phẩm) để nói về chị em Thuý kiều, Thuý Vân. Sau đoạn trích này, tác giả kể ba chị em ( Thuý Kiều,
Thuý Vân, Vương Quan) du xuân trong tết thanh minh.
b- Bố cục: Đoạn trích có thể chia làm ba phần:
- Phần 1: 4 câu đầu : Nguyễn Du giới thiệu chung về vẻ đẹp của hai chị em Kiều.
- Phần 2: 16 câu tiếp theo: Tác giả khắc hoạ chân dung Thuý Vân – Thuý Kiều. Trong đó, ông
dành:
+ 4 câu : gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân.
+ 12 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều .
- Phần 3: 4 câu cuối: Tác giả nhận xét chung về nếp sống của chị em Kiều.
=> Bố cục của đoạn trích rất chặt chẽ. Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã dẫn người đọc đi từ cảm nhận
chung về vẻ đẹp của hai chị em, sau đó chiêm ngưỡng bức chân dung cụ thể của từng người, sau cùng
thì tìm hiểu cuộc sống chung của họ. Hơn nữa, Cụ Tố Như đã có sự sắp đặt với dụng ý nghệ thuật rõ

ràng: Tác giả tả người em trước, tả cô chị sau, số lượng câu tả chị gấp 3 lần tả cô em. Từ đó, ta có thể
thấy rằng: gợi tả Thuý Vân thực ra là để làm nền, làm nổi bật bức chân dung sắc – tài – tình của nhân
vật trung tâm của tác phẩm, đó là Thuý Kiều.
c- Nghệ thuật và nội dung của đoạn trích:
- Nghệ thuật:
Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều’ đã thể hiện một bút pháp tinh diệu, nghệ thuật tả người bậc
thầy của Nguyễn Du. Ông đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật cổ điển: gợi tả vẻ đẹp của con
người bằng những hình ảnh ước lệ, tượng trưng và các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nói quá,
nhân hoá, tiểu đối…và một lớp từ ngữ giàu sức biểu đạt.
- Nội dung:
14
Đoạn trích đã dựng lên hai bức chân dung: Thuý Vân phúc hậu, đoan trang; Thuý Kiều tài sắc
vẹn toàn. Qua việc gợi tả vẻ đẹp ấy, tác giả dự cảm về số phận của hai nhân vật. Đây cũng là đoạn
trích giàu chất nhân văn, thể hiện thái độ trân trọng đề cao, ca ngợi vẻ đẹp của con người:
B – Phân tích:
1- Bốn câu đầu:
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du đã giới thiệu chung về vị trí, thứ bậc và đánh giá khái quát về hai
Kiều:
“ Đầu lòng hai ả tố nga,
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân”
Lời thơ thật ngắn gọn và súc tích. Với phương thức tự sự gói gọn trong 14 chữ thôi vậy mà thi sĩ
đã giới thiệu chúng ta biết đầy đủ thông tin về hai Kiều. Đó là hai người con gái đẹp ( hai ả tố nga ) và
là hai người con gái đầu lòng của gia đình họ Vương. Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân. Nhịp thơ đều
đặn (2/2/2…) đã tạo nên sự cân xứng, hài hoà, nhẹ nhàng và đều đặn trước sau khi giới thiệu hai chị em
Thuý Kiều – Thuý Vân. Với việc sử dụng kết hợp các yếu tố ngôn ngữ: đại từ nhân xưng (ả, chị, em ),
danh từ riêng (Thuý Kiều, Thuý Vân), sự phối hợp nhuần nhuỵ giữa từ thuần Việt với từ Hán – Việt
khiến cho lời giới thiệu trở nên tự nhiên và trang trọng. Qua lời giới thiệu của tác giả, vẻ đẹp chung
của hai nàng Kiều được lộ rõ hơn ở câu tiếp theo:
“Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
Câu thơ ngắt nhịp 3/3 dứt khoắt, nhấn mạnh trong giọng và nghệ thuật tiểu đối khiến vẻ đẹp chung

của hai Kiều trong lời thiệu thêm nổi bật. Bằng phương thức miêu tả qua hai hình ảnh ước lệ, ẩn dụ đó,
thiên tài Nguyễn Du đã phác hoạ vẻ đẹp toàn mĩ trong cốt cách và phẩm cách của hai chị em. Cả hai
Kiều đều có cốt cách duyên dáng, thanh cao như mai; tâm hồn, phẩm hạnh trắng trong như tuyết. Biểu
tượng thiên nhiên “ mai”, “tuyết” ấy đã tôn vẻ đẹp của 2 chị em lên đến độ toàn bích trong cách nói
kiệm lời, cô đúc của thi sĩ. Từ việc gợi tả khái quát vẻ đẹp chung của hai người con gái, ông đã khẳng
định:
“Mỗi người một vẻ / mười phân vẹn mười”
Với cách ngắt nhịp 4/4, nghệ thuật tiểu đối, cách sử dụng thành ngữ Tiếng Việt (mười phân
vẹn mười) và phương thức biểu đạt biểu cảm, tác giả đã khẳng định, nhấn mạnh vẻ riêng của từng
người nhưng cả hai đều là những trang tuyệt sắc giai nhân. Lời khen của thi nhân chia đều cho cả Kiều
và Vân. Nhưng nét bút lại muốn đậm nhạt “ mỗi người một vẻ”, vì thế, những lời thơ tiếp theo, thi sĩ đã
tập trung rọi sáng chân dung của từng người.
2/ Mười sáu câu tiếp theo: Nguyễn Du khắc hoạ cụ thể hai bức chân dung Thuý Vân và Thuý
Kiều.
a/ Thuý Vân- người con gái phúc hậu, đoan trang:
Khi giới thiệu về thứ bậc trong gia đình, Nguyễn Du đã viết: “Thuý Kiều là chị, em là Thuý
Vân”. Lẽ thường bao giờ cũng vậy, đặc biệt trong xã hội phong kiến khi mà mọi lễ nghi phải đúng theo
quy tắc. Nhưng ở đây thì khác, tác giả muốn muốn đặt vấn đề đường nét, màu sắc đậm nhạt lên hàng
đầu nên đã không tuân thủ điều này. Vì vậy, nét bút đầu tiên thi sĩ đã dành cho Thuý Vân những nét vẽ
rất cụ thể, chi tiết:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
15
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”
Mỗi câu thơ là một nét vẽ tài hoa về bức chân dung của giai nhân. Cảm nhận chung, ấn tượng chung
về Thuý Vân, đó là vẻ đẹp “ trang trọng ”, “đoan trang”. “ trang trọng”, “đoan trang” là những tính từ
gợi tả vẻ đẹp cao sang, quý
phái. Nhưng vẻ đẹp của Vân khác với vẻ đẹp của những cô gái khác; vẻ “trang trọng” của nàng có nét
riêng, nét “khác vời” khó lẫn. Từ lời nhận xét chung đó, Nguyễn Du tiếp tục phác hoạ những nét cụ thể

hơn. Vẻ đẹp Thuý Vân, trước hết, được toát lên từ khuôn mặt, nét ngài:
“Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”
“khuôn trăng”, “nét ngài” là hai hình ảnh ước lệ, tượng trưng, ẩn dụ gợi lên một khuôn mặt phúc hậu,
phương phi tròn trịa, tươi sáng như trăng rằm, lông mày sắc nét, đậm như con ngài . Các từ “ đầy đặn”,
“ nở nang” sử dụng thật giản dị nhưng sức diễn tả lại rất lớn. Nó không chỉ gợi tả sự đầy đặn, nở nang
trong nhan sắc mà đây còn là sự đầy đặn, mĩ mãn của số phận, của cuộc đời nàng. Khuôn mặt như đẹp
hơn, rạng rỡ và tươi sáng hơn khi Thuý Vân cười. “ Hoa cười” là cười tươi như hoa. Nghệ thuật nhân
hoá ấy gợi sự tươi tắn của nụ cười, của khuôn mặt, của nhan sắc giai nhân. Vì thế, Thuý Vân cũng dễ
chiếm được cảm tình của mọi người.
Vẻ đẹp đoan trang, quý phái của Thuý Vân còn bộc lộ trong ngôn ngữ, lời nói của nàng. Mỗi
khi Thuý Vân “thốt” ra thì âm thanh nghe nhẹ nhàng, trong trẻo như “ngọc” vậy. Động từ “thốt” thể
hiện cách nói năng của nàng rất đúng mực…Điều này phù hợp với tính cách của nhân vật. Vẻ đẹp của
Thuý Vân có cái bằng nhưng cũng có cái hơn thiên nhiên, tạo hoá:
“Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Mái tóc của Vân óng ả, bồng bềnh, mềm mại hơn cả mây. Làn da của nàng mịn màng, trắng sáng
hơn cả tuyết. Nhưng vẻ đẹp đó lại tạo nên một sự hoà hợp với thế giới xung quanh. Với vẻ đẹp ấy,
thiên nhiên sẵn sàng chấp nhận chịu “thua”, chịu “nhường”. Nghệ thuật nhân hoá khiến thiên nhiên như
có hình thể và tính cách như con người. Hai từ “ thua”, “ nhường” được sử dụng rất tinh diệu. Nó vừa
đặc tả vẻ đẹp của Thuý Vân, vừa thể hiện sự dự cảm của Nguyễn Du về số phận của nàng – một số
phận, một cuộc đời bình lặng, êm ả Nàng sinh ra dường như là để hưởng cuộc sống phong lưu, an
nhàn.
Rõ ràng, Thuý Vân đẹp - một vẻ đẹp khá sắc nét nhưng vẫn hồn hậu, thuỳ mị. Vẻ đẹp viên
mãn ấy như lọt giữa đường của cái chân và cái thiện. Đó là vẻ đẹp rất dễ chiếm được cảm tình. Nó
trong trẻo như suối đầu nguồn, như trăng đầu tháng. Tất cả ngôn từ như đều muốn làm nổi bật điều
này. Nó nhất quán trong phạm trù chuẩn mực, ai cũng chấp nhận, kể cả khuôn phép lễ giáo và sự tuyệt
đối của thiên nhiên.
Với bốn dòng thơ thôi vậy mà cũng đủ vẽ lên 1 sắc đẹp tươi tắn, trẻ trung, kiều diễm 1 cô gái
đang độ trăng tròn. Nó đã phần nào thể hiện được con mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậc
thầy của Nguyễn Du.
b/ Thuý Kiều- một giai nhân tài sắc vẹn toàn:

Mặc dù tả Thuý Vân khá kĩ lưỡng nhưng Nguyễn Du vẫn còn chỗ dành cho Thuý Kiều. Cái chỗ
ấy chiếm một khoảng không gian không lớn nhưng rất quan trọng. Đến đây, chúng ta mới hiểu rõ vì
sao tác giả lại tả cô em trước, cô chị sau. Thì ra tả Vân mục đích là làm nổi bật Kiều:
‘Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”
Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh, đòn bẩy, nghệ thuật “tá khách hình chủ” (mượn khách để nói
chủ, mượn Vân để tả Kiều). Với nghệ thật đó, Thuý Vân trở thành điểm tựa để chân dung Thuý Kiều
16
nổi lên, trội hẳn. Thuý vân đã được tả như một cô gái đẹp hoàn hảo, đằm thắm nhưng chưa đến mức
mặn mà, thông tuệ nhưng chưa phải là sắc sảo. Vẻ đẹp của Thuý kiều vượt lên trên cái hoàn hảo ấy để
trở thành cái đẹp tuyệt mĩ. Chính phó từ “càng” đã khẳng định điều đó. Kiều không chỉ sắc sảo mặn
mà trong hình sắc mà còn sắc sảo về trí tuệ và “ mặn mà” trong tình cảm, trong tình người. Và chính
cái đẹp sắc sảo, mặn mà đó mới là cái đẹp tuyệt đỉnh của người con gái. Một chữ “mặn mà” thật đúng
với con người Thuý kiều biết bao!
Khác với Thuý Vân, khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, Nguyễn Du không liệt kê, không
miêu tả chi tiết, cụ thể. Ngòi bút của ông chỉ ngưng đọng ở đôi mắt – một đôi mắt hoàn mĩ:
“ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”
Đôi mắt ấy đẹp như một bức tranh,long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu gợn sóng. Nó
không chỉ đẹp, có sức cuốn hút mãnh liệt mà nó còn có tình, ẩn chứa một sự tinh anh trong tâm hồn và
trí truệ. Như vậy, khi miêu tả chân dung Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ gợi tả “sắc” mà còn thể hiện
cái “tình” của nàng. Đôi mắt ấy lại ẩn dưới lớp lông mày thanh tú, tươi tắn như dáng núi mùa xuân. Sự
kết hợp tuyệt diệu đó càng làm cho vẻ đẹp của Thuý Kiều thêm hài hoà, kiều diễm hơn nhiều phần.
Cũng là nét ngài nhưng thay cho “nét ngài nở nang” là sự mơn mởn của “nét xuân sơn”. Để rồi “Sơn”
đi với “thuỷ” thật là hữu tình. Những hình ảnh trong trẻo mỹ lệ của thiên nhiên dưới hình thức nghệ
thuật ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng, tiểu đối được sử dụng tuyệt vời như đúc lại vẻ đẹp của giai nhân trong
câu thơ sáu chữ để rồi mở rộng hơn, nâng cao hơn vẻ đẹp ấy đến tột đỉnh trong một so sánh khái quát:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Với Thuý Vân – một người con gái có vẻ đep đoan trang, phúc hậu, có tính chất thung dung điềm đạm,
thiên nhiên sẵn sàng “thua” và “ nhường” còn vẻ đẹp của Kiều khiến cho hoa cũng phải “ghen”, liễu
cũng phải “ hờn”, hay nói cách khác nhìn vẻ đẹp của Thuý Kiều thiên nhiên, tạo hoá nhận ra khuyết

điểm của mình, để rồi mặc cảm với chính mình. Từ đó mới nảy sinh thái độ ghen ghét, đố kị. Nghệ
thuật so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tiểu đối đựoc sử dụng một cách tài tình khiến cho tính chất đố kị giữa
vẻ đẹp của Kiều và thiên nhiên càng tăng thêm gấp bội. Một lần nữa, chúng ta lại thấy nghệ thuật sử
dụng ngôn từ của Nguyễn Du tuyệt vời đến mức nào. Hai chữ “ghen”, “hờn” thôi vậy mà vừa gợi tả
được vẻ đẹp tuyệt mĩ của Thuý Kiều lại vừa dự báo được tương lai, số phận, cuộc đời của nàng: đó là
một số phận, một tương lai không yên ổn, lênh đênh chìm nổi trong gió bụi cuộc đời. Từ xưa, ông cha
ta đã đề cập vấn đề này trong ca dao:
“ Một vừa hai phải ai ơi
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
Ở đây, Nguyễn Du đã lồng sự linh cảm đó trong nét bút tài hoa gợi tả nhan sắc của Kiều.
Với việc sử dụng thành ngữ Tiếng Việt và điển cố văn học (Một hai nghiêng nước nghiêng thành),
Nguyễn Du đã khẳng định: Kiều có một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân, trên đời không ai sánh bằng (Sắc
đành đòi một – nhan sắc thì chỉ có một mình kiều mà thôi). Nhan sắc của Thuý Kiều rõ ràng thuộc
đẳng cấp khác ở bên kia của giới hạn thông thường.
Kiều không chỉ đẹp mà còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa. Nguyễn Du đề cao sắc
đẹp của Thuý kiều hơn cái tài nhưng ông chỉ miêu tả sắc đẹp trong 3 câu thơ, trong khi đó lại dành tới 6
câu thơ để nói về tài năng của nàng Kiều. Phải chăng đó là một dụng ý nghệ thuật của ông. Nếu như
khi nói về Thuý Vân, nhà thơ không bao giờ đả động hay điểm xuyết thêm một tài hoa nào thì Thuý
Kiều lại trái lại:
“ Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai”
17
Theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến, một người con gái có tài năng phải giỏi “ cầm, kì, thi, hoạ”
( đánh đàn, chơi cờ, làm thơ, vẽ tranh). Kiều đã đạt đến mức lý tưởng ấy. Nàng có một tài năng hiếm
có, một năng khiếu trời cho. Những chữ “ pha nghề”, “ đủ mùi”, “lầu”, “ ăn đứt”, “nghề riêng”, “khúc
nhà” đã nói rõ điều này. Tài của Kiều là toàn diện. Đặc biệt sở trường hơn người của nàng là đánh đàn:
“ nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”. Nàng giỏi nhạc đến mức soạn riêng cho mình khúc nhạc bạc
mệnh ai nghe cũng buồn thảm (Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân). Cung đàn mà Kiều sáng tác ấy
chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm, là tiếng nói nội tâm sâu sắc Điều đó
không những chứng tỏ cái “tài” mà còn thể hiện cái “tình” của nàng đối với cuộc đời.
Dùng 6 câu thơ để nói về cái tài chính là Nguyễn Du muốn nhấn mạnh thêm cái sắc đẹp của Thuý

Kiều. Vì tài của Kiều còn có thể kể, có thể tả được, còn sắc đẹp thì không bút nào tả nổi. Tả sắc, kể tài
là để gợi cái tình. Vậy là vẻ đẹp của Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là sự kết hợp cả sắc – tài –
tình, là sự kết hợp vẻ đẹp của nhan sắc, tài năng, tâm hồn ( vẻ đẹp của Thuý Vân chủ yếu là ngoại
hình). Hình như một số phận bạc bẽo, éo le đã dành sẵn trước cho Thuý Kiều. Sau này có người trong
truyện đã bình luận về Kiều:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Vẽ chân dung Thuý Kiều cũng như Thuý Vân, Nguyễn Du vẫn sử dụng bút pháp ước lệ, tượng
trưng quen thuộc trong thơ Nôm thời Trung đại. Tuy vậy, bức chân dung mỗi nhân vật vẫn hiện lên rất
sống động, có hồn, nét nào cũng hoàn hảo, lí tưởng, cao quý. Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận xét:
Nguyễn Du khắc hoạ chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân để “thể hiện khuynh hướng tâm lí hoá ngoại
hình và hơn thế nữa khuynh hướng thân phận hoá phẩm cách nhân vật”.
c/ Đến bốn câu thơ cuối, Nguyễn Du nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em:
“Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.”
Ở đây, ông đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ (Phong lưu rất mực hồng quần; Êm đềm trướng rủ màn
che) để nhấn mạnh cuộc sống phong lưu, êm đềm của chị em Thuý Kiều. Họ đều đã “ xuân xanh xấp xỉ
tới tuần cập kê”. Cái hay của câu thơ này là ở cách sử dụng phối hợp các phụ âm một cách tài tình. Một
câu thơ mà thi sĩ đã dùng tới bốn phụ âm “x” ( xuân xanh xấp xỉ), hai phụ âm “t” ( tới tuần), hai phụ
âm “ c – k” (cập kê). Sự cộng hưởng của các phụ âm này trong một dòng thơ đã tạo nên âm điệu nhẹ
nhàng, êm đềm của cuộc sống yên vui, êm ấm của thiếu nữ phòng khuê. Với việc dùng một loạt từ Hán
– Việt: “Phong lưu”, “hồng quần”, “cập kê” và thành ngữ Tiếng việt “trướng rủ màn che”, tác giả đã
nhấn mạnh cả hai chị em đã đến tuổi yêu, tuổi lấy chồng. Mặc dù vậy, họ vẫn giữ được nền nếp gia
đình:
“ Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”
Sự đối lập giữa khát vọng và thái độ của chị em Thuý Kiều càng làm tăng thêm vẻ đẹp về đức hạnh
của hai người, khiến ai cũng động lòng trắc ẩn.

Tóm lại, đoạn thơ nói về “ chị em Thuý kiều” là một trong những đoạn thơ hay nhất, đẹp nhất
trong Truyện Kiều. Nó đã để lại cho người đọc biết bao rung cảm thẩm mĩ. Đoạn trích thể hiện một tài
năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Ngôn ngữ cô đúc, lời thơ giàu cảm xúc. Các phép tu từ ẩn
dụ, so sánh, nhân hoá, nghệ thuật đòn bẩy….được Nguyễn Du vận dụng một cách tài tình. Vì thế, dù
18
ụng s dng ngụn ng hỡnh nh c l, tng trng, cụng thc nhng bc chõn dung ca hai thiu n
Võn Kiu vn hin lờn mt cỏch c th hp dn, sinh ng v cú hn. Hm n sau bc chõn dung m
nhõn l c mt tm lũng trõn trng, ngi ca v p con ngi l mt trong nhng biu hin ca cm
hng nhõn o Truyn Kiu.
C/ Luyn tp:
Câu 1: So sánh, đối chiếu đoạn trích: Chị em Thuý Kiều ( Trích: Truyện Kiều Nguyễn
Du) với đoạn trích tơng ứng trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân để thấy sự
sáng tạo của Nguyễn Du.
Gợi ý
- ọc kĩ hai đoạn trích ở phần Đọc văn bản của phần Giới thiệu chung
- Sau đó tiến hành đối chiếu, so sánh:
Câu hỏi Phơng
diện so
sánh
Đoạn trích trong Kim
Vân Kiều truyện của
Thanh Tâm Tài Nhân
Đoạn trích: Chị em Thuý Kiều
(Nguyễn Du)
? Trình tự
giới thiệu
nhân vật
của hai tác
giả có gì
khác nhau?

1.Trình tự
giới thiệu
nhân vật:
- giới thiệu Thuý Kiều
trớc > Thuý Vân sau
- giới thiệu Thuý Vân trớc Thuý
Kiều sau
? Lí giải vì
sao lại có sự
khác nhau
đó?
-> đảm bảo nguyên tắc
trong quan hệ ứng xử
theo quan điểm phong
kiến: ngời trên bao giờ
cũng đợc xếp trớc, giới
thiệu trớc
->Nguyễn Du nhìn con ngời trong mối
quan hệ bình đẳng, ít chịu giàng
buộc của lễ giáo phong kiến
->hơn nữa, tả vẻ đẹp của Thuý Vân tr-
ớc là để làm cơ sở nhấn mạnh, làm nổi
bật vẻ đẹp của Thuý Kiều-nhân vật
trung tâm của tác phẩm. Chính phó từ
càng trong câu Kiều càng sắc sảo
mặn mà đã nói lên điều đó.
? Phơng thức
biểu đạt
chính của
hai văn bản

có gì khác
nhau?
?Căn cứ vào
hai văn bản
hãy làm sáng
tỏ điều đó?
2. Phơng
thức biểu
đạt chính:
- Thiên về kể:
+ Kể, giới thiệu chi tiết
về gia cảnh: bố họ Vơng,
tên Lỡng Tùngsinh ra ba
chị em Thuý Kiều.
+ giới thiệu Thuý Kiều
rồi đến Thuý Vân:
Chị tên Thuý Kiều, em
tên là Thuý Vân, tuổi
đều đang độ thanh
xuân. Cả hai chị em
đều thạo thơ phú. Về
- Kể, tả ( thiên về gợi tả)
+ đầu tiên, Nguyễn Du đã sử dụng
hình ảnh mai, tuyết để gợi tả vẻ
đẹp chân dung của 2 chị em Thuý
Kiều. Khi giới thiệu chung về hai
nhân vật, Thanh Tâm Tài Nhân nhấn
mạnh tới cái tài thơ phú của 2 chị em,
còn Nguyễn Du chỉ nhấn mạnh tới: cốt
cách duyên dáng, thanh cao nh mai và

tinh thần trắng trong nh tuyết của họ.
Còn cái tài, Nguyễn Du chỉ dành cho
Kiều khi miêu tả ở phần sau.
19
?Cái tài của
Nguyễn Du
khi miêu tả
chân dung
nhân vật là
gì?Thanh
Tâm Tài
Nhân có đạt
đợc điều đó
không?
Thuý Kiều: Vẻ ngời tha
thiết phong lu, tính
chuộng hào hoa, lại
thích âm luật, rất thạo
món hồ cầm. Về Thuý
Vân, ông giới thiệu:
Thuý Vân dáng yêu kiều,
hiền dịu
=> kể, giới thiệu nhân
vật một cách chung
chung, ngời đọc khó
hình dung ra hình dáng,
thần thái của họ.
+ Khi gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân,
Nguyễn Du tập trung gợi tả qua các
hình ảnh: khuôn trăng, nét ngài, hoa c-

ời, ngọc thốt, mây thua nớc tóc , tuyết
nhờng màu da. Với những ẩn dụ, so sánh
đó, Nguyễn Du đã tạo cho Thuý Vân
một vẻ cao sang mà phúc hậu.
+ Còn khi tả Kiều, ông lại tập trung
đặc tả vẻ đẹp của đôi mắt. Làn thu
thuỷ gợi tả hình ảnh đôi mắt của nàng
trong vắt, sóng sánh nh sóng nớc hồ thu,
còn nét xuân sơn gợi tả vẻ non tơ
tràn đầy sức sống toát ra từ vóc dáng,
đờng nét gợi hình.Vẻ đẹp của nàng
khiến tạo hoá phải ghen ghét, đố kị
Cái tài thì Nguyễn Du đã dành hết
cho Kiều. Nàng giỏi cầm, kì, thi,
hoạ, ca ngâm và rất thạo hồ
cầm.Cái tài của nàng còn thể hiện cái
tình của nàng đối với cuộc đời.
=>Nguyễn Du đã gợi tả chi tiết bằng
hệ thống hình ảnh gợi hình, gợi cảm
vừa gợi lên vẻ đẹp mỗi ngời một vẻ,
tuyệt mĩ của hai chị em Thuý Kiều,
đồng thời qua đó cũng dự báo cuộc đời,
số phận của mỗi nhân vật ( Vân: cuộc
sống yên ổn, êm đềm; Kiều: lênh đênh
chìm nổi).
? Nhận xét
của em về
giá trị nghệ
thuật của
mỗi đoạn

trích?
3. Nghệ
thuật
- giá trị nghệ thuật
không cao
- Có giá trị nghệ thuật rất cao:
+ sử dụng hình ảnh tợng trng, ớc lệ
có sức sáng tạo lớn
+ sử dụng thành công các biện pháp
tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá
+ cách dùng từ chọn lọc, giàu tính gợi
hình
+ Miêu tả chân dung->dự báo số phận
nhân vật=> đó là cái tài sáng tạo của
Nguyễn Du
? Qua hai
đoạn trích
4. Cách
nhìn con
- Giới thiệu nhân vật
Vân Kiều với vẻ đẹp
- Nguyễn Du nhìn con ngời dới con
mắt của của ngời nghệ sĩ.Qua cái
20
của hai tác
giả, em có
nhận xét gì
về cách
nhìn con ng-
ời của mỗi tác

giả?
ngời đơn thuần.Vì thế, cách
nhìn con ngời của Thanh
Tâm Tài Nhân rất giản
đơn, cha thấy hết đợc
cái tầm vóc lớn lao, hoàn
hảo, tuyệt mĩ của con
ngời.
nhìn đó, Thuý Vân thì đoan trang,
trang trọng khác vời. Sắc đẹp ấy lại
đợc nhìn qua lăng kính những
khuôn trăng, nét ngài, hoa,
ngọc, tuyết, mây là những
yếu tố của thiên nhiên vừa cao quý
vừa siêu phàm, không gợn chút vẻ trần
tục, xác thịt.
Đến Thuý Kiều, không những chúng
ta cảm nhận đợc vẻ đẹp thanh tú và
trong sáng (thu thuỷ, xuân sơn) của
con ngời mà còn có thể cảm nhận
đợc cốt cách đa tình hàm chứa trong
2 yếu tố non - nớc. Vẻ đẹp của con
ngời đến đây thiên nhiên không còn
nhờng ,nhịn đợc nữa mà đã khiến
hoa phải ghen, liễu phải hờn.
Cõu 2:
Ch ra s ging v khỏc nhau trong ngh thut miờu t ngoi hỡnh nhõn vt Thỳy Võn, Thỳy
Kiu trớch on Ch em Thỳy Kiu ( trớch Truyn Kiu- Nguyn Du)
Gợi ý
Hc sinh cú th lm theo nhng cỏch khỏc nhau nhng phi nờu c cỏc ý sau:

- u s dng bỳt phỏp c l quen thuc trong vn hc c (dựng hỡnh tng thiờn nhiờn p
núi v p ca con ngi) lm ni bt v p lớ tng ca 2 ch em, cm hng ngi ca ca nh th.
Nhng vi mi mt nhõn vt, tỏc gi li to mt im nhn khỏc nhau: Thỳy Võn l s trang trng,
Thỳy Kiu l s sc so, mn m. Vỡ vy, khi miờu t Thỳy Võn , tỏc gi tp trung miờu t ngoi
hỡnh c th sinh ng, y - nhng nột gi v p tụn quý ca nng: gng mt, nột ngi, n ci,
ging núi, mỏi túc, ln da. Cũn khi t Thỳy Kiu tỏc gi ch c t v p ụi mt ca Thỳy Kiu lm
ni bt s tinh anh, khỏc thng trong v p ca nng.
- u xõy dng chõn dung s phn nhng vi cỏch s dng t ng tinh t tỏc gi ó lm ni bt
thỏi khỏc nhau ca thiờn nhiờn trc v p ca hai nng v ngm d bỏo s phn khỏc nhau ca h:
V p ca Võn khin mõy thua, tuyt nhng bỏo hiu mt cuc i bỡnh lng, suụn s; v p
ca Kiu khin hoa ghen, liu hn bỏo hiu mt cuc i nhiu ộo le, trc tr.
=> Ngh thut khc ha ngoi hỡnh nhõn vt linh hot, tinh t khin hai nhõn vt hin lờn rt
sinh ng, a dng, mi ngi mt v, th hin ti nng bc thy ca thiờn ti Nguyn Du.
* Bi tp v nh: - Hon thin cỏc bi trờn
- Chun b bi: Kiu lu Ngng Bớch.

21
Tuần 8 – Buổi 7 + 8: LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN
Câu1: 2đ:
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người
Gợi ý
-Trong khổ thơ cây tre được nhân hóa có những hành động cử chỉ, tình cảm của con người. Dùng hình
ảnh : thân bọc lấy thân, tay ôm, tay níu… vừa miêu tả rất sinh động cành tre, cây tre quấn quýt trong
gió bão, vừa gợi hình ảnh con người gắn bó, che chở, kiên cường.
Câu 2 (4 điểm)
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?
(Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
2. Thân bài: “ Chữ tâm ”:
- Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm.
Đó chính là tư tưong nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến “Truyện Kiều” trở thành
kiệt tác của nhân loại.
- Biểu hiện:
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ.
22
+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những khát vọng chính đáng của
họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng).
* . “Chữ tài:
- Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tác phẩm.
- Những nét chính:
+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…
* Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài), “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ coi trọng tấm lòng, tư
tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không hề phủ nhận tài năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòa
mới tạo nên kiệt tác vừa có nội dung, tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ
độc giả. Có thể coi đây là một bài học sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm bút.
* Câu 3: ( 4đ): ): Giá trị nhân đạo trong “chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ
I/ Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu phân tích một giá trị nội dung của tác phẩm – giá trị nhân đạo. Giá trị nhân đạo thể
hiện trong tác phẩm văn chương còn gọi là giá trị nhân văn.

- Văn học trung đại Việt Nam thường biểu hiện tiếng nói nhân văn ở sự trân trọng mọi phẩm
giá con người, đồng tìh thông cảm với khát vọng của con người, đồng cảm với số phận bi kịch của
con người và lên án những thế lực bạo tàn chà đạp lên con người
- Dựa vào những điều cơ bản trên,người viết soi chiếu và “Chuyện người con gái Nam Xương”
để phân tích những biểu hiện cụ thể về nội dung nhân văn trong tác phẩm. Từ đó đánh giá những
đóng góp của Nguyễn Dữ vào tiếng nói nhân văn của văn học thời đại ông.
- Tuy cần dựa vào số phận bi thương của nhân vật Vũ Nương để khai thác vấn đề, nhưng nội
dung bài viết phải rộng hơn bài phân tích nhân vật, do đó cách trình bày phân tích cũng khác.
II/ Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Từ thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam bắt đầu khủng hoảng, vấn đề số phận cong người
trở thành mối quan tâm của văn chương, tiếng nói nhân văn trong các tác phẩm văn chươngngày
càng phát triển phong phú và sâu sắc.
- Truyền kì mạn lục cảu Nguyễn Dữ là một trong số đó. Trong 20 thiên truyện của tập truyền kì,
“chuyện người con gái Nam Xương” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho cảm hứng nhân
văn của Nguyễn Dữ.
B- Thân bài:
1. Tác giả hết lời ca ngợi vẻ đẹp của con người qua vẻ đẹp của Vũ Nương, một phụ nữ bình
dân
- Vũ Nương là con nhà nghèo (“thiếp vốn con nhà khó”), đó là cái nhìn người khá đặc biệt của
tư tưởng nhân văn Nguyễn Dữ.
23
- Nàng có đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: thuỳ mị, nết na. Đối với
chồng rất mực dịu dàng, đằm thắm thuỷ chung; đối với mẹ chồng rất mực hiếu thảo, hết lòng phụ
dưỡng; đói với con rất mực yêu thương.
- Đặc biệt, một biểu hiện rõ nhất về cảm hứng nhân văn, nàng là nhân vật để tác giả thể hiện
khát vọng về con người, về hạnh phúc gia đình, tình yêu đôi lứa:
+ Nàng luôn vun vén cho hạnh phúc gia đình.+ Khi chia tay chồng đi lính, không mong chồng
lập công hiển hách để được “ấn phong hầu”, nàng chỉ mong chồng bình yên trở về.
+ Lời thanh minh với chồng khi bị nghi oan cũg thể hiện rõ khát vọng đó: “Thiếp sở dĩ nương

tựa và chàng vì có cái thú vui nghi gai nghi thất”
Tóm lại : dưới ánh sáng của tư tưởng nhân văn đã xuất hiện nhiều trong văn chương, Nguyễn
Dữ mới có thể xây dựng một nhân vật phụ nữ bình dân mang đầy đủ vẻ đẹp của con người. Nhân
văn là đại diện cho tiếng nói nhân văn của tác giả.
2. Nguyễn Dữ trân trọng vẻ đẹp của Vũ Nương bao nhiêu thì càng đau đớn trước bi kịch
cuộc đời của nàng bấy nhiêu.
- Đau đớn vì nàng có đầy đủ phẩm chất đáng quý và lòng tha thiết hạnh phúc gia đình, tận tuỵ
vun đáp cho hạnh phúc đó lại chẳng được hưởng hạnh phúc cho xứng với sự hi sinh của nàng:
+ Chờ chồng đằng đẵng, chồng về chưa một ngày vui, sóng gió đã nổi lên từ một nguyên cớ rất
vu vơ (Người chồng chỉ dựa vào câu nói ngây thơ của đứa trẻ đã khăng khăng kết tội vợ).
+ Nàng hết mực van xin chàng nói rõ mọi nguyên cớ để cởi tháo mọi nghi ngờ; hàng xóm rõ nỗi
oan của nàng nên kêu xin giúp, tất cả đều vô ích. Đến cả lời than khóc xót xa tột cùng “Nay đã
bình rơi trâm gãy,… sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió,… cái én lìa đàn,…” mà người chồng vẫn
không động lòng.
+ Con người ttrong trắng bị xúc phạm nặng nề, bị dập vùi tàn nhẫn, bị đẩy đến cái chết oan
khuất


Bi kịch đời nàng là tấn bi kịch cho cái đẹp bị chà đạp nát tan, phũ phàng.
3. Nhưng với tấm lòng yêu thương con người, tác giả không để cho con người trong sáng
cao đẹp như nàng đã chết oan khuất.
- Mượn yếu tố kì ảo của thể loại truyền kì, diễn tả Vũ Nương trở về để được rửa sạch nỗi oan
giữa thanh thiên bạch nhật, với vè đẹp còn lộng lẫy hơn xưa.
- Nhưng Vũ Nương được tái tạo khác với các nàng tiên siêu thực : nàng vẫn khát vọng hạnh
phúc trần thế (ngậm ngùi, tiếc nuối, chua xót khi nói lời vĩnh biệt “thiếp chẳng thể về với nhân
gian được nữa”.
- Hạnh phúc vẫn chỉ là ước mơ, hiện thực vẫn quá đau đớn (hạnh phúc gia đình tan vỡ, không gì
hàn gắn được).
4. Với niềm xót thương sâu sắc đó, tác giả lên án những thế lkực tàn ác chà đạp lên khát
vọng chính đáng của con người.

- XHPK với những hủ tục phi lí (trọng nam khinh nữ, đạo tòng phu,…) gây bao nhiêu bất công.
Hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu.
- Thế lực đồg tiền bạc ác (Trương Sinh con nhà hào phú, một lúc bỏ ra 100 lạng vàng để cưới
Vũ Nương). Thời này đạo lí đã suy vi, đồng tiền đã làm đen bạc tình nghĩa con người.
 Nguyễn Dữ tái tạo truyện cổ Vợ chàng Trương, cho nó mạng dáng dấp của thời đại ông,
XHPKVN thế kỉ XVI.
C- Kết bài:
24
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một thiên truyền kì giàu tính nhân văn. Truyện tiêu
biểu cho sáng tạo của Nguyễn Dữ về số phận đầy tính bi kịch của người phị nữ trong chế độ
phong kiến.
- Tác giả thấu hiểu nỗi đau thương của họ và có tài biểu hiện bi kịch đó khá sâu sắc.
Gi¸ trÞ nh©n ®¹o trong “chuyÖn ngêi con g¸i Nam X¬ng” cña NguyÔn D÷
* Học sinh viết bài -> GV nhận xét, sửa chữa.
………………………………………………………
BGH duyệt ngày :………………….
Tuần 9 – Buổi 9: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
Câu 1. (2,0 điểm)
Cho bài ca dao sau:
Rủ nhau xuống biển mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
Hãy chỉ ra vẻ đẹp của bài ca dao bằng một đoạn văn từ 15 - 20 câu có câu chủ đề ở đầu đoạn ?
Câu 2 : (2điểm ).
25

×