Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đề Cương Dự Án Đào Tạo Sơ Cấp Cứu Tai Nạn Giao Thông Cho Người Học Lái Xe Ôtô Và Xe Máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 22 trang )

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
RESEARCH AND TRAINING CENTRE FOR COMMUNITY DEVELOPMENT (RTCCD)

Số 39, Ngõ 255, phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84.4) 628 0350
Fax: (84.4) 628 0200
Website: www.rtccd.org.vn
Email:

NGÀY SÁNG TẠO VIỆT NAM 2007 “AN TOÀN GIAO THÔNG”

ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN

“Đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông

cho người học lái xe ôtô và xe máy”.

Nhóm tham gia tư vấn và viết dự án:
BS. TS. Trần Tuấn – Giám đốc RTCCD
BS. ThS. Văn Thị Mai Dung – RTCCD
ThS. Vương Văn Quân – RTCCD
BS. Nguyễn Như Lâm – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam
Trần Văn Thuần – Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Hà Nam
Nguyễn Huy Khối – Hội CTĐ tỉnh Hà Nam

Hà Nội, ngày 03 tháng 5 năm 2007


Mục lục
I. CHI TIẾT DỰ ÁN ................................................................................................ 3
1. Tên dự án: .......................................................................................................................3


2. Địa điểm thực hiện dự án:...............................................................................................3
3. Cơ quan thực hiện:..........................................................................................................3
4. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/cá nhân tác giả dự án ..........................................................7
5. Thông tin về tài khoản ngân hàng...................................................................................8
II. NỘI DUNG DỰ ÁN ............................................................................................ 8
1. Điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nam .............................................................................8
2. Vấn đề dự án nhằm giải quyết và giải pháp cho vấn đề đó ............................................9
3. Dự án góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào?........................................................9
4. Giải pháp này có tính sáng tạo ở điểm nào? .................................................................11
5. Dự án sẽ tác động trực tiếp đến nhóm người nào? .......................................................12
6. Các tiêu chí thành công đặt ra là gì? .............................................................................12
7. Các chi tiết khác trình bày để giúp hiểu hơn về sáng kiến............................................13
8. Trả lời các câu hỏi.........................................................................................................13
8.1. Tác động của dự án...........................................................................................13
8.2. Khả năng nhân rộng .........................................................................................14
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ................................................................................ 15
IV. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA ......................................... 16
1. Ai là người hưởng lợi từ dự án?....................................................................................16
2. Có ai trong số đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình xin tài trợ? .......................16
3. Sự tham gia của đối tương hưởng lợi trong quá trình thực hiện dự án .........................16
4. Sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong tương lai...................................................17
5. Các thànhviên của địa phương chịu trách nhiệm đệ trình đề án ...................................17
6. Cơ quan thực hiện dự án sẽ duy trì kết quả dự án như thế............................................18
V. NGÂN SÁCH DỰ ÁN ........................................................................................ 18
1. Ứớc tính tồng kinh phí dự án ........................................................................................18
2. Kinh phí từ các nhà tài trợ ............................................................................................18
3. Lập kế hoạch kinh phí...................................................................................................18
4. Các chủ đề sau đây chương trình này tập trung vào .....................................................18

2



I. CHI TIẾT DỰ ÁN
1. Tên dự án:

“Đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho người học lái xe ôtô và xe máy”
2. Địa điểm thực hiện dự án:
Tỉnh Hà Nam - Việt Nam
3. Cơ quan thực hiện:
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) phối hợp với chữ thập
đỏ tỉnh Hà Nam.
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD) thành lập tháng 5 năm
1996 do BS.TS. Trần Tuấn làm giám đốc. RTCCD chính thức trở thành tổ chức độc lập
thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) theo quyết định số
677/TC- LHH và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số
A-340 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 25/01/1999. Đăng ký nhãn hiệu RTCCD số
A9620/QĐ-ĐK tại Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ KH&CN, cấp ngày 27/12/2004).
Các hoạt động chính của tổ chức:
- Nghiên cứu đánh giá các chương trình dự án, tác động chính sách, tính khả thi và tác
động chương trình/dự án, đánh giá phát triển tổ chức...
- Đào tạo trong các lĩnh vực tăng cường năng lực cán bộ địa phương và cán bộ dự về
phương pháp nghiên cứu, phân tích số liệu, phương pháp đào tạo, dự phòng các bệnh
phổ biến tại cộng đồng.
- Triển khai các dự án phát triển cộng đồng liên quan đến nâng cao kiến thức của người
dân về phòng chống bệnh phổ biến tại cộng đồng và xoá đói giảm nghèo.
- Vận động chính sách trên cơ sở các bằng chứng nghiên cứu khoa học từ cộng đồng về
các lĩnh vực y tế, giáo dục, vấn đề xã hội như phòng chống buôn bán phụ nữ và giảm
đói nghèo.
Các tổ chức thành viên:
Hiện RTCCD đang triển khai văn phòng đại diện miền trung tại thành phố Huế theo quyết

định số 484 QĐ –LHH.
Nhân sự:
- Số nhân viên làm tại trung tâm RTCCD tại Hà Nội : 21
- Nhân viên làm việc tại phòng khám “Sàng lọc, dự phòng và tư vấn rối nhiếu tâm trí bà
mẹ và trẻ em”: 4
- Nhân viên văn phòng đại diện miền trung: 1

3


Chuyên môn và kinh nghiệm công tác của nhân viên:
- Số nhân viên có bằng tiến sĩ: 3 liên quan đến ngành y khoa, dịch tễ học và tâm thần
học và 1 nhân viên đang làm tiến sĩ về vấn đề an sinh xã hội ( Social science).
- Số nhân viên có bằng thạc sĩ 4 trong đó 2 thạc sĩ về nhi khoa, 1 dịch tễ học lâm sàng và
1 về dinh dưỡng và công nghiệp thực phẩm.
- Số nhân viên có bằng cử nhân 11 các chuyên ngành y tế công cộng, luật, kinh tế, công
nghệ thông tin, giáo dục tiểu học, toán học, tâm lý lâm sàng.
- Kinh nghiệm công tác của nhân viên
• Lĩnh vực phát triển các dự án cộng đồng, đào tạo và nghiên cứu
o Trên 20 năm: 6 cán bộ
o 10 - 15 năm: 3 cán bộ
o 5 - 9 năm: 4 cán bộ
o 2 - 4 năm: 6 cán bộ
• Lĩnh vực phát triển sức khoẻ cộng đồng đã và đang triển khai
o Phòng chống bệnh vitamin A, suy dinh dưỡng và thiếu máu cho bà mẹ và trẻ em
o Đánh giá hệ thống y tế
o Vệ sinh môi trường và nước sạch
o Sức khoẻ sinh sản
o Đánh giá nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế
o Đánh giá chương trình cấp cứu nhi nâng cao

o Giảng dạy và biên soạn tài liệu sơ cấp cứu cộng đồng
o Giảng dạy và biên soạn tài liệu về chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng
đồng
o Khám sàng lọc, tư vấn và trị liệu rối nhiễu tâm trí
• Lĩnh vực đào tạo
o Cung cấp các khoá đào tạo ngắn ngày về phát triển quản lý dự án phát triển
cộng đồng, phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong dự án phát triển cộng
đồng, phân tích số liệu và viết báo cáo cho các dự án
(Thông tin chi tiết, xem thêm tại website www.rtccd.org.vn)
• Những kinh nghiệm của nhân viên liên quan đến sức khoẻ cộng đồng và sơ cấp cứu
o Giảng viên trường Đại học Y Hà Nộ về lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng: trên 10
năm
o Hội Chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (cán bộ điều phối chương trình
sơ cấp cứu dựa vào cộng đồng, làm việc cùng các chuyên gia của Úc, biên soạn
tài liệu và giảng dạy về sơ cấp cứu cho tình nguyện viên chữ thập đỏ tại 7 tỉnh
thành trong cả nước): 3 năm kinh nghiệm
o Bác sĩ làm việc tại khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện trung ương và địa
phương kinh nghiệm trên 5 năm
o Tổ chức đánh giá chương trình đào tạo sơ cấp cứu nhi nâng cao cho các y bác sĩ
tại Việt Nam (chương trình do bệnh viện quốc tế trẻ em hoàng gia Melbourne
Úc tài trợ): Làm việc cùng chuyên gia Úc.
o Tổ chức các khoá đào tạo về phương pháp nghiên cứu và dự án phát triển cộng
đồng : trên 5 năm

4


Bộ máy quản lý tổ chức:

Mục tiêu của tổ chức:

RTCCD lấy mục tiêu phát triển cộng đồng làm định hướng hành động và giải quyết những
trở ngại hiện tại đưa cộng đồng đến một trạng thái ổn định hơn, đạt được sự hài lòng tốt
hơn với những gì có được, và chất lượng cuộc sống được nâng cao hơn trước cả về vật
chất, tinh thần, và đời sống xã hội.
Các nguồn tài trợ:
RTCCD là một tổ chức phi chính phủ và tự lực về tài chính nên không có khoản ngân sách
hàng năm được cấp mà chủ yếu là dựa vào việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, đào
tạo và triển khai các dự án.

Income in 2006

Expenditure in 2006

5


Các dự án đã thực hiện
Một số hoạt động của RTCCD trong năm 2006 (Thông tin chi tiết xem trong Annual
Report 2005-2006 tại website: www.rtccd.org.vn).
TT
1.

Tên hoạt động
Kinh phí
Đánh giá giữa kỳ dự án Sức khỏe bà mẹ USD $9,000
và trẻ em tại tỉnh Bình Định

Nơi cấp
UNFPA


2.

Tài chính bệnh viện công và chi phí thực USD $5,457.30
tế của hộ gia đình cho chăm sóc y tế

WHO

3.

Đánh giá chương trình đào tạo cấp cứu VND
nhi khoa nâng cao (APLS) cho y, bác sĩ 210,428,328
tại Việt Nam theo hợp tác quốc tế giữa
bệnh viện quốc tế trẻ em hoàng gia
Melbourne và bệnh viện nhi trung ương
2004-05

Bệnh viện quốc tế
trẻ em hoàng gia
Melbourne

4.

Đánh giá độ tuân thủ sử dụng viên sắt và AUD $19,049
thuốc tẩy giun của phụ nữ tuổi sinh sản
trong dự án phòng chống thiếu máu và
nhiễm giun móc tại tỉnh Yên Bái

Walter and Eliza
Hall Institute of
Medical Research


5.

Đánh giá cuối kỳ dự án “Sáng kiến về làm USD $9560
mẹ an toàn VIE/03/P21 – Giai đoạn I
chương trình quốc gia về làm mẹ an toàn”

Đại sứ quán Hà
Lan
UNFPA

6.

Đánh giá tác động của dự án hợp tác phát USD $5,696
triển y tế Việt Nam – Thụy Điển đến tình
trạng dân chủ và quyền con người tại Việt
Nam

SIDA

7.

Nghiên cứu về ngộ độc trẻ em tại Thừa USD $9000
Thiên Huế và Đồng Tháp

UNICEF

8.

Chuẩn hóa công cụ chẩn đoán sang lọc AUD $30.000

trầm cảm chu sinh và dịch tễ học của bệnh
tại Hà Nam và Hà Nội, Việt Nam

Quỹ
Myer
Foundation, Úc

9.

Khóa đào tạo về Dịch tễ học trầm cảm chu AUD $10,766
sinh và chuẩn hóa công cụ chẩn đoán tại
Việt Nam

ĐH
Úc

10.

Khóa đào tạo “Dự phòng & Kiểm soát sức VND 15,000,000
khỏe tâm thần tại cộng đồng”

VVAF

11.

Khóa đào tạo điều tra viên cho đánh giá USD $5310

VVAF

Melbourne,


6


TT

Tên hoạt động
Kinh phí
nhu cầu dự án “Đánh giá mô hình chăm
sóc sức khỏe tâm thần và phục hồi chức
năng tại 2 tỉnh Đà Nẵng và Khánh Hòa”

Nơi cấp

12.

Khóa đào tạo “Nhập và quản trị số liệu”

VVAF

13.

Khóa đào tạo “Phương pháp nghiên cứu VND 62,751,000
sử dụng trong các dự án phát triển cộng
đồng”

OSB,
OHK,
OGB, IOM, và
đối

tác
địa
phương của các tổ
chức này

14.

Khóa đào tạo “Phương pháp phân tích VND 6,100,000
chính sách y tế”

Oxfam GB

15.

Khóa đào tạo “Phát triển đề cương nghiên USD $8800
cứu”

Bộ GD&ĐT Lào,
Tổ chức cứu trợ
trẻ em Nauy tại
Lào

USD $500

Có dự án nào đã được một trong các nhà tài cuộc thi tài trợ không?
Có. RTCCD đã triển khai dự án “Phát triển tài liệu đào tạo tuyên truyền cho người dân
và nhân viên y tế tuyến cơ sở về phòng chống rối nhiễu tâm trí trẻ em tại tuyến cộng
đồng” nguồn tài trợ từ Chương trình tài trợ nhỏ của WB – 2006 với kinh phí USD 3940.
Cuốn tài liệu “Chăm sóc cho sự phát triển toàn diện của trẻ” đã được đánh giá cao bởi các
nhà chuyên môn và nhà tài trợ của WB. Hiện nay cuốn tài liệu này đang được sử dụng

trong chương trình đào tạo cho các bậc cha mẹ về phòng chống rối nhiễu tâm trí cho trẻ em
tại cộng đồng và tại phòng khám sàng lọc, tư vấn rối nhiễu tâm trí cho bà mẹ và trẻ em của
RTCCD, đang đưa vào chương trình đào tạo cán bộ làm công tác xã hội của trường đại học
Công Đoàn. Đồng thời nội dung này cũng đang được đưa vào phần phổ biến kiến thức cho
các bậc cha mẹ trong chương trình củng cố y tế học đường hợp tác giữa RTCCD và Bộ
Giáo Dục.
4. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/cá nhân tác giả dự án
Tên: BS. TS. Trần Tuấn – Giám đốc
Địa chỉ: Số 39, ngõ 255, phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại: 04-628 1548 / 628 0350 Fax: 04 628 0200
Email:
Người chịu trách nhiệm chính về dự án: BS. ThS. Văn Thị Mai Dung
Chức vụ: Trưởng Đơn vị Y tế, Trung tâm RTCCD
Điện thoại: 04-628 0350
Fax: 04 628 0200
Email:

7


5. Thông tin về tài khoản ngân hàng
Tên tài khoản: Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng
Tên chủ tài khoản: BS. TS. Trần Tuấn
Số tài khoản (tiền đồng Việt nam): VND 010001144930001
Swift code: EACBVNVX
Tên NH: Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (Chi nhánh Hồ Gươm)
Địa chỉ ngân hàng: 62B Hai Bà Trưng, Hà Nội
II. NỘI DUNG DỰ ÁN
1. Điều kiện kinh tế xã hội của Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nhằm nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng Việt Nam, cách thủ đô Hà

Nội hơn 50 km về phía nam. Phía bắc giáp với tỉnh Hà Tây, phía đông giáp với tỉnh Hưng
Yên và Thái Bình, phía nam giáp tỉnh Nam Định và Ninh Bình, phía tây giáp tỉnh Hòa
Bình. Diện tích: 849,5 km² . Kinh tế bình quân thu nhập đầu người 350 USD/năm chủ yếu
từ nguồn nông nghiệp. Hà Nam là một trong 2 tỉnh nghèo nhất Việt Nam xếp sau Bắc Cạn
(theo nguồn cung cấp thông tin của UBND tỉnh). Hà Nam có 811.126 người với mật độ dân
số 941 người/km². 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở khu vực đô thị.
Hà Nam bao gồm 1 thị xã và 5 huyện.
Hà Nam nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trên địa bàn tỉnh có quốc lộ
1A và đường sắt Bắc-Nam chạy qua với chiều dài gần 50km và các tuyến đường giao thông
quan trọng khác như quốc lộ 21, quốc lộ 21B, quốc lộ 38. Hà Nam có hơn 4000 km đường
bộ bao gồm các đường quốc lộ, tỉnh lộ cùng các tuyến giao thông liên huyện, liên xã, thị
xã, thị trấn và hơn 200km đường thủy. Vị trí chiến lược quan trọng cùng hệ thống giao
thông thủy, bộ, sắt tạo cho Hà Nam lợi thế rất lớn trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa-xã
hội, khoa học-kỹ thuật với các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và
vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ. Tuy nhiên, vấn đề an toàn giao thông cũng là
vấn đề rất nhức nhối của tỉnh. Năm 2005, toàn tỉnh có 173 vụ tai nạn giao thông với 91
người bị thương và 118 người chết. Chỉ tính đến hết tháng 11 năm 2006 đã có 130 vụ tai
nạn giao thông với 130 người chết và 57 người bị thương xảy ra trên địa bàn tỉnh, tăng 4 vụ
so với cùng kỳ năm 2005.
Tỉnh đã thành lập Ban an toàn giao thông tỉnh do Chủ tịch tỉnh là trưởng ban và giám đốc
sở giao thông là phó ban. Hiện nay Tỉnh đang tập trung chiến lược triển khai các hoạt động
nhằm giảm các vụ tai nạn giao thông cả đường bộ và đường thủy trong địa bàn tỉnh. Toàn
tỉnh có 3 trường đào tạo lái xe trực thuộc Sơ giao thông với trung bình số người được cấp
bằng người hàng năm bao gồm 1,200 lái xe ô tô và 1,800 lái xe máy. Trong chương trình
đào tạo cho lái xe tập chung chính vào vấn đề luật giao thông đường bộ và an toàn giao

8


thông nhưng chưa có chương trình đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho người học lái

xe.
Đào về sơ cấp cứu tại cộng đồng hàng năm chủ yếu do Hội chữ thập đỏ tỉnh tiến hành có
phối hợp với bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho các đối tượng làm công tác sơ cấp cứu
tai nạn giao thông trên 7 chốt sơ cấp cứu thuộc địa bàn tỉnh. Hội Chữ thập đỏ tỉnh được
thành lập từ năm 1992, Hội có 30 cán bộ chuyên trách và 87,000 hội viên trong. Hiện tại
việc đào tạo sơ cấp cứu vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu trang thiết bị và nguồn
nhân lực.
2. Vấn đề dự án nhằm giải quyết và giải pháp cho vấn đề đó
Theo kết quả nghiên cứu được công bố của Ban an toàn giao thông TP. HCM “12 tiếng
đồng hồ là thời gian vàng cho nạn nhân trong tai nạn giao thông”, nếu nạn nhân tai nạn
giao thông được cấp cứu dưới 12 giờ, cơ hội sống cao hơn 2,56 lần. Theo bác sĩ Bạch Văn
Cam, trưởng Khoa Cấp cứu Hồi sức BV Nhi đồng I (TP.HCM): “Có những cái chết lẽ ra
không xảy ra nếu người tham gia sơ cứu biết luật "thời gian vàng" và thực hiện sơ cấp cứu
đúng cách”. Bác sĩ, thạc sĩ Đỗ Danh Quỳnh, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện
Việt Đức cũng khẳng định nhiều người bị tai nạn giao thông vào viện tình trạng trở nên
trầm trọng hơn do trước khi đưa đến bệnh viện cấp cứu nạn nhân đã không được sơ cứu
đúng cách. Các nhà chuyên môn đều cho rằng nếu người dân có kiến thức và biết tiến hành
những bước sơ cứu rất đơn giản tại nơi xảy ra tai nạn giao thông và biết cách vận chuyển
nạn nhân an toàn đến các cơ sở cấp cứu gần nhất có thể giúp nạn nhân thoát khỏi lưỡi hái
tử thần trong gang tấc.
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhằm cứu được tính mạng của nạn nhân bị tai nạn cũng
như giảm thiểu được tính trầm trọng của các trường hợp bị tai nạn, những người đang lưu
hành trên đường đặc biệt là lái xe ô tô và xe máy cần có các kiến thức và kỹ năng về sơ cấp
cứu cơ bản để họ có thể cấp cứu người bị tai nạn trong thời gian sớm nhất có thể khi không
may có tai nạn xảy ra. Do vậy việc cung cấp kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu sẽ giúp giảm
thiểu tính trầm trọng của tai nạn, đồng thời giúp nâng cao ý thức giữ gìn an toàn giao thông
và thay đổi những hành vi vi phạm luật an toàn giao thông của những người lái xe ô tô và
xe máy.
3. Dự án góp phần giải quyết vấn đề đó như thế nào?
Để nâng cao kiến thức và kỹ năng của cộng đồng về sơ cấp cứu cơ bản cho cho cộng đồng

nhằm giúp các nạn nhân khi có TNGT xảy ra, chúng tôi tìm giải pháp và có phương án giải
quyết như sau:

9


Cơ sở của việc triển khai ý tưởng
- Hàng năm đều có một số lượng người học để lấy bằng lái xe ôtô và xe máy . Đối tượng
này chủ yếu là lực lượng trẻ và là những người điều hành chính các phương tiện giao
thông trên đường hàng ngày.
- Mỗi địa phương có một số các cơ sở được phép đào tạo và cấp bằng lái xe ôtô và xe
máy. Các cơ sở này chịu sự giám sát của sở giao thông tỉnh và chịu sự quản lý của
chính quyền cấp tỉnh.
- Hiện tại, bên cạnh việc phải đạt được điểm chuyên môn về tay nghề thì một trong các
thủ tục bắt buộc để được cấp bằng lái xe là giấy chứng nhận đủ sức khoẻ do sở y tế tỉnh
cấp. Cũng tương tự như việc khám sức khoẻ, người học lái xe cần phải học và có chứng
chỉ về sơ cấp cứu, đây cũng là một thủ tục cần thiết đối với người điều kiển phương tiện
giao thông nhằm trang bị cho họ những kiến thức cơ bản về sơ cấp cứu tại nạn giao
thông.
- Đây là một ý tưởng mới, do vậy cần phải triển khai mô hình để đánh giá về tính khả thi
bao gồm sự chấp nhận, giá thành và hiệu quả của chương trình.
Chiến lược triển khai
Chương trình đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho lái xe sẽ được thiết kế đơn giản và
phương pháp giảng dạy trên mô hình thực tế dễ tiếp thu và tập chung chính vào sơ cấp cứu
tai nạn giao thông- thời gian kéo dài 1 ngày. Hiện tại tài liệu và các giảng viên được đào
tạo chuẩn quốc tế về sơ cấp cứu đã có sẵn trong cả hệ thống sơ cấp cứu của bệnh viện trung
ương và Hội chữ thập đỏ tại Việt Nam. Sự ủng hộ nhiệt tình của các bên tham gia từ cấp
lãnh đạo tỉnh, Sở giao thông, Hội chữ thập đỏ tỉnh và các chuyên gia về đào tạo sơ cấp cứu
kết hợp với năng lực triển khai đánh giá tính khả thi, giá thành hiệu quả của các chương
trình can thiệp cộng đồng của RTCCD.

Mô hình này sẽ được triển khai thí điểm tại một tỉnh và kèm theo tiến hành nghiên cứu
đánh giá tính khả thi trước khi nhân rộng ra những địa phương khác.
Địa điểm triển khai
Hà Nam được lựa chọn là tỉnh để tiến hành triển khai dựa trên nhưng cơ sở sau:
- Có đường giao thông chính từ nam-bắc và mật độ giao thông cao
- Có 3 trường dạy nghề lái xe ôtô và xe máy với số học sinh cấp bằng hàng năm khoảng
3,000 người.
- Hội chữ thập đỏ có chức năng hoạt động về lĩnh vực sơ cấp cứu và rất cần sự hỗ trợ và
hợp tác với các ban ngành để đưa hoạt động này vào thực tiễn và góp phần vào việc
giảm đi tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông.
- Chính quyền địa phương rất ủng hộ từ những cán bộ cấp cao của tỉnh như Chủ tịch tỉnh,
Phó chủ tịch tỉnh (nguyên là bác sĩ và giám đốc sở y tế có nhiều năm kinh nghiệm về
lĩnh vực sức khoẻ cộng đồng), Sở giao thông, Chủ tịch Chữ Thập Đỏ tỉnh và cả các cán
bộ quản lý của các cơ sở đào tạo lái xe.
- Hà Nam gần Hà Nội thuận tiện cho việc triển khai mô hình thí điểm tham quan nhằm
nhân rộng trong tương lai.

10


Các bên tham gia
- RTCCD phát triển để cương, điều phối, giám sát dự án và tiến hành nghiên cứu đánh
giá tính khả thi và chịu trách nhiệm báo cáo kết quả với nhà tài trợ.
- UBND tỉnh và Uỷ ban an toan giao thông tỉnh ban hành chính sách chủ trương
- Hội chữ thập đỏ tỉnh phối hợp với các cơ sở trường dạy lái xe chịu trách nhiệm thực
thi. Hội chữ thập đỏ tỉnh là nơi chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ sơ cấp cứu.
- Tổng hôi y học và Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam là cơ quan giám sát chất
lượng.
- Đội ngũ giảng viên của chương trình đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông bao gồm các
chuyên gia từ khoa hồi sức cấp cứu của Viện nhi TW, RTCCD và Trung ương Hội chữ

thập đỏ Việt Nam.
Dự kiến chương trình đào tạo sơ cấp cứu
- Thời gian: 1 ngày
- Địa điểm : tại các trường đào tạo lái xe
- Nội dung 3 chủ đề chính:
1) Cấp cứu nạn nhân bất tỉnh
y Gọi người giúp đỡ
y Tiếp cận thận trọng
y Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm
y Đánh giá theo trình tự ABC
2) Cách cầm máu và băng bó gẫy xương
3) Cách vận chuyển nạn nhân đúng phương pháp
4. Giải pháp này có tính sáng tạo ở điểm nào?
Các tài liệu và và chương trình đào tạo về sơ cấp cứu đã được giới thiệu vào Việt Nam từ
năm 1990’s và được cập nhật thông tin thông qua các chương trình đào tạo thông qua hệ
thống hồi sức cấp cứu của nhiều bệnh viện đầu ngành hoặc Hội chữ thập đỏ. Đội ngũ cán
bộ làm công tác đào tạo về sơ cấp cứu cũng đã được hình thành và đã được chẩn hoá theo
tiêu chuẩn quốc tế (có khoảng 52 hướng dẫn viên cấp trung ương và cấp tỉnh – theo điều tra
năm 2006 của RTCCD). Nhưng việc phổ cập đến cộng đồng còn rất hạn chế do thiếu kinh
phí và bản thân người dân cũng chưa ý thức được tầm quan trong của vấn đề này. Mục tiêu
lâu dài là mô hình cấp cứu cơ bản (Basic Life Support) cần được phổ cập rộng rãi đến mọi
người, đặc biệt là sơ cấp cứu tai nạn để họ có thể cứu người nếu có tai nạn xảy ra.
Trước mắt để giảm số tử vong và thương tích nặng do tai nạn giao thông gây ra thông qua
việc sơ cấp cứu nạn nhân trong ngay trong “thời gian vàng” bằng cách trang bị kiến thức và
kỹ năng sơ cấp cứu cho chính những đối tượng đang điều hành phương tiện giao thông trên
đường để họ có khả năng cứu giúp người bị nạn.
Phát huy việc sử dụng nguồn tài liệu và chuyên gia đào tạo về sơ cấp cứu hiện nay, kết hợp
với sự chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương và sự ủng hộ trong việc đưa chương

11



chương trình đào tạo quy chuẩn sơ cấp cứu vào các trường dạy lái xe là tính sáng tạo của
giải pháp này.
Thêm vào đó việc nâng cao hơn nữa vai trò của Hội chữ thập đỏ địa phương trong triển
khai các hoạt động đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông. Sự giám sát chất lượng của ban
điều hành dự án bao gồm Tổng hội Y học, Hội chữ thập đỏ nhằm phát huy tính xã hội xã
hoá trong việc giảm thiểu tai nạn và tử vong do tai nạn giao thông gây ra.
5. Dự án sẽ tác động trực tiếp đến nhóm người nào?
Ý tưởng triển khai mô hình đào tạo sơ cấp trước mắt cung cấp các kiến thức và kỹ năng sơ
cấp cứu cho các chủ phương tiện trên đường giao thông và dần từng bước đưa kiến thức
này vào cộng đồng.
Người hưởng lợi trực tiếp của dự án này:
- Nhóm đối tượng tham gia khoá học lái xe hàng năm (chủ yếu là thanh niên trong độ
tuổi lao động): Nhóm đối tượng sẽ được tăng cường kiến thức và kỹ năng thực hành
cấp cứu cũng như ý thức về an toàn giao thông và tránh nhiệm đối với nạn nhân.
- Những nạn nhân bị tai nạn giao thông: Đối tượng này sẽ nhận được sự trợ giúp sơ cấp
cứu ngay từ những giờ đầu tiên, họ có cơ hội được cứu sống cao hoặc giảm tối đa
những tai biến khác xảy ra do sơ cứu và vận chuyển không đúng phương pháp.
- Những gia đình người bị nạn và người dân cộng đồng được tuyên truyền về an toàn
giao thông .
- Cán bộ hội chữ thập đỏ tỉnh: Củng cố và nâng cao năng lực cán bộ chữ thập đỏ trong
công tác cứu trợ, cứu nạn cho cộng đồng.
- Cán bộ lãnh đạo địa phương: Nâng cao vai trò của các cán bộ lãnh đạo địa phương
trong việc hạn chế và giảm thiểu các vụ tai nạn và tử vong do tại nạn giao thông gây ra
- Các bên liên quan: Phát huy vai trò của các cơ quan liên quan về giám sát và phát triển
mạng lưới sơ cấp cứu phát triển rộng rãi thông qua đào tạo các cán bộ chủ chốt địa
phương về sơ cấp cứu.
6. Các tiêu chí thành công đặt ra là gì?
Mục tiêu của dự án nhằm đạt được những vấn đề sau đây:

- Tính khả thi: Sự tham gia và ủng hộ tích cực của các cơ quan chức năng như UBND
tỉnh, UBATGT tỉnh, HCTĐ tỉnh, bộ phận giám sát và các chuyên gia về sơ cấp cứu
cũng như là sự đồng thuận của cộng đồng (người học lái xe).
- Tính bền vững và khả năng nhân rộng mô hình của dự án: Hoạt động đào tạo sơ cấp
cứu cho lái xe sẽ được duy trì nhờ 2 yếu tố: (1) đội ngũ cán giảng viên được trang bị
kiến thức, tài liệu chuẩn sẵn có tại cấp tỉnh; (2) từ kết quả của dự án sẽ thuyết phục
được các nhà hoạch định chính sách ra những qui định mang pháp luật bắt buộc về việc
cấp chứng chỉ sơ cấp cứu tai nạn giao thông cho các cơ sở đào tạo lái xe.

12


-

-

Tính hiệu quả: Có những tai nạn xảy ra và người được đào tạo về sơ cấp cứu có khả
năng sơ cứu đúng phương pháp và biết cách chuyển nạn nhân đúng cách đến cơ sở y tế,
do đó góp phần làm giảm đi tính trầm trọng và số tử vong do tai nạn gây ra.
Tính cộng đồng: Củng cố và nâng cao tính trách nhiệm của cộng đồng như tổ chức hội
chữ thập đỏ và người tham gia phương tiện giao thông trong việc cứu giúp người bị
nạn.
7. Các chi tiết khác trình bày để giúp hiểu hơn về sáng kiến

Bên cạnh việc ý thức chấp hành luật lệ giao thông kém gây ra các vụ tai nạn giao thông, rõ
ràng khi các vụ tai nạn xảy ra do chưa có các biện pháp sơ cấp cứu kịp thời cũng như vận
chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế không đúng cách, hậu quả của các vụ tai nạn giao
thông trở nên trầm trọng hơn, thậm chí nạn nhân có thể tử vong. Điều này sẽ dẫn đến tăng
gánh nặng về tình trạng bệnh của nạn nhân cũng như tâng thêm gánh nặng vật chất và tinh
thần cho gia đình nạn nhân. Do đó, trước mắt và lâu dài nếu cộng đồng được trang bị kiến

thức và kỹ năng sơ cấp cứu sẽ giảm thiểu được rất nhiều từ hậu quả do TNGT gây ra.
Việc tăng năng lực của Hôi chữ thập đỏ về hoạt động sơ cấp cứu, Hội sẽ tìm các nguồn
kinh phí hỗ trợ để duy trì các hoạt động đào tạo về sơ cấp cứu cho các đối tượng không chỉ
là các học viên học thi bằng lái xe, mà còn cho nhiều đối tượng khác tại cộng đồng như
công nhân, nhân viên làm việc trong các công trường, xí nghiệm cơ quan…Bên cạnh đó
khi dự án thành công và tác động đến chính sách cho phép CTĐ thu phí từ học viên lái xe
tương tự như việc học viên phải nộp phí cho chưnứg sức khoẻ, Hội chữ thập đỏ sẽ duy trì
được các hoạt động đào tạo từ nguồn kinh phí này.
8. Trả lời các câu hỏi
8.1. Tác động của dự án
-

-

-

Giảm thiểu tử vong về tai nạn giao thông có nghĩa là góp phần xoá đói giảm nghèo cho
xã hội, vì những người bị tai nạn giao thông hiện này phần lớn là những lực lượng lao
động trẻ và trụ cột kinh tế của các gia đình.
Giảm tử vong có nghĩa là mang lại hạnh phúc cho gia đình của người dân và giúp ổn
định về phát triển kinh tế, an ninh của xã hội
Giảm tai biến sau tai nạn có nghĩa là giảm các chi phí về chứa bệnh, rút ngắn thời gian
điều trị và các phí chi cho phục hồi tàn tật sau tai nạn.
Tăng cường vai trò của xã hội như các tổ chức chữ thập đỏ và tham gia của người dân
trong việc cứu chữa nạn nhân, góp phần thay đổi hành vi và nhận thức của người dân
về tai nạn giao thông và những hậu quả của nó gây ra.
Nếu dự án triển khai thí điểm thành công, việc nhân rộng mô hình thông qua việc tác
động về cơ chế chính sách sẽ tác động lớn đến việc giảm tử vong trên phạm vi toàn
quốc.


13


Số người hưởng lợi trực tiếp
- Số người học lái xe hàng năm : 3,000
- Số người bị tai nạn trên địa bàn tỉnh Hà Nam và những tai nạn ở các tuyến đường khác:
500
- Số cán bộ tham gia dư án cấp tỉnh/TW: 30
- Số chuyên gia tham gia: 15
- Số nhà nghiên cứu : 10
- Số nhà quản lý và hoặch định chính sách: 15
Số người hưởng lợi gián tiếp
- Các gia đình nạn nhân, người nhận tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông: 1000
người
8.2. Khả năng nhân rộng
Khả năng nhân rộng là rất lớn căn cứ vào những điểm sau đây:
- Hội chữ thập đỏ là một hội có mạng lưới rộng khắp trên cả nước và là Hội có số lượng
hội viên rất đông đảo và đã có truyền thống và có nhiều kinh nghiệm trong việc triển
khai các hoạt động liên quan đến cứu trợ và cấp cấp cứu nạn nhân trong đó có cả tai
nạn giao thông. Mỗi địa phương đã hình thành một mạng lưới về cấp cứu tai nạn giao
thông, cụ thể là các chốt sơ cấp cứu hoạt động dọc theo các trục đường chính trong cả
nước là thuộc về chữ thập đỏ.
- Tài liệu về sơ cấp cứu do Trung ương hội chữ thập đỏ biên soạn cho sự trợ giúp của các
chuyên gia quốc tễ đã có sẵn. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và tình nguyện viên hiện
đang làm công tác chuyên môn sơ cấp cứu cũng có sẵn tại nhiều địa phương.
- Tài liệu về sơ cấp cứu gần đây nhất được cập nhật và dịch ra tiếng Việt thông qua
chương trình “cấp cứu nhi nâng cao” do bệnh viện Hoàng gia Trẻ em, Melbourne , Úc
tài trợ - 2004-2005 và tài liệu “ Sơ cấp cứu tai nạn giao thông” do Hội chữ thập đỏ Việt
Nam biên soạn có sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Pháp. Đội ngũ chuyên gia về sơ cấp
cứu bao gồm khoảng 50 hướng dẫn viên cấp quốc gia đã được đào tạo chuyên môn sâu

và các kỹ năng giảng dạy sơ cấp cứu chuẩn quốc tế đã sẵn sàng tham gia giảng dạy sơ
cấp cứu cho cộng đồng. (Xem thêm thông tin về “ Đánh giá chương trình đào tạo cấp
cứu nhi khoa nâng cao dành cho y bác sĩ tại Việt Nam – www.rtccd.org.vn)
- Sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo địa phương, UBATGT tỉnh, HCTĐ tỉnh, các
trường đào tạo lái xe.
- Sự thay đổi về nhận thức của người học: ích lợi cho chính họ, gia đình và cộng đồng.

14


III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Thời gian thực hiện: 1 năm.
Cơ quan điều hành và triển khai: RTCCD – UBND – UBATGT và HCTĐ Tỉnh Hà Nam
Hoạt động

Thời gian Cơ quan phụ
tiến hành trách
1. Phát triển đề cương dự án và thông qua đề cương dự 5-6/2007
Nhà
tài
trợ,
án
RTCCD – HCTĐ
tỉnh
2. Trình bày để cương dự án và lập kế hoạch triển khai 7/2007
RTCCD – HCTĐ
tại cấp tỉnh có mời các cơ quan liên quan tham gia :
tỉnh
HCTĐ tỉnh, UBND tỉnh, Sở y tế, Sở giao thông vận tải,
trường dạy lái xe, HCTĐ TW, THYH, RTCCD, nhà tài

trợ
3. Chỉ đạo bằng văn bản đối với các trường đào tạo lái 7-8/2007
UBND tỉnh và
xe về đưa đào tạo sơ cấp cứu tai nạn giao thông vào
Sở giao thông
chương trình đào tạo lái xe. Văn bản quyết định HCTĐ
tỉnh
là nơi có thẩm quyển cấp chứng chỉ về sơ cấp cứu sau
sau khi học viên đạt điểm đỗ của khoá học. Các qui
định khác của UBND tỉnh liên quan đến triển khai dự
án
4. Phát triển nội dung và chương trình đào tạo
7-8/2007
RTCCd- HCTĐ
tỉnh, chuyên gia
về đào tạo SCC
5. Mua hình nộm (manequin) cho đào tạo
8/2007
5. Chuẩn bị dụng cụ đào tạo, địa điểm và giáo trình đào 9/2007
RTCCD – HCTĐ
tạo, hợp đồng mời chuyên gia, lựa chọn người có kinh
tỉnh
nghiệm về sơ cấp cứu để trở được bồi dưỡng trở thành
giảng viên đào tạo tạo cấp cứu
6. Tiến hành đào tạo đội ngũ giảng viên sơ cấp cứu 9/2007
RTCCD- HCTĐ
tuyến tỉnh
tỉnh + chuyên gia
SCC
7. Thông báo cho bên trường dạy lái xe về khoá học: 8-9/2007

UBND + HCTĐ
qui định, địa điểm và nội dung của tập huấn sơ cấp cứu.
tỉnh
8. Tiến hành đào tạo đội ngũ lái xe theo lịch hàng tuần. Bắt đầu từ Giảng viên của
10/2007HCTĐ tỉnh
9. Theo dõi, đánh giá chất lượng đào tạo
9/2007 – RTCCD - Tổng
5/2008
hội YH, TW
HCTĐ VN
10. Các hoạt động trợ giúp cộng đồng nhằm tuyên Bắt đầu từ HCTĐ tỉnh
truyền những kiến thức về an toàn giao thông và trợ 12/2007
giúp những gia đình nạn nhân nghèo
10. Tiến hành điều tra tính khả thi của dự án
12/2007 – RTCCD
3/2008
11. Đánh giá cuối dự án và viết báo cáo
3/2008RTCCD
5/2008

15


IV. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA
1. Ai là người hưởng lợi từ dự án?
Nhóm nhận kiến thức sơ cấp cứu
- Người học lái xe
- Cán bộ làm công tác giảng dạy về sơ cấp cứu của chữ thập đỏ tỉnh
Nhóm thay đổi hành vi
- Người điều kiển phương tiện giao thông đã được học về sơ cấp cứu

- Người nhận tuyên truyền về biện pháp phòng chống tai nạn giao thông đối tượng là học
sinh các cấp, tình nguyện viên CTĐ
- Người nhà nạn nhân
Nhóm nhận giúp đỡ và trợ giúp
- Nạn nhân tai nạn giao thông được sơ cấp cưu và chuyển đến cơ sở y tế
- Người nhà nạn nhân
Nhóm được tăng cường năng lực, phát triển tổ chức
- Hội chữ thập đỏ tỉnh
- Trường dạy lái xe
- Nhóm chuyên gia về SCC
- Nhóm nghiên cứu RTCCD
Nhóm quản lý và tác động chính sách
- UBND tỉnh
- Sở giao thông tỉnh
- Tổng hội y học
- HCTĐ TW
2. Có ai trong số đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình xin tài trợ?
Nhóm tăng cường năng lực tổ chức và phát triển mạng lưới hoạt động, tác động chính sách
bao gồm HCTĐ tỉnh, RTCCD, UBND tỉnh.
3. Sự tham gia của đối tương hưởng lợi trong quá trình thực hiện dự án
-

Cung cấp và thu thập các thông tin liên quan đến việc phát triển đề cương dự án
Bàn bạc và thống nhất mục tiêu, chiến lược và kế hoạch triển khai
Trong các bước triển khai hoạt động, theo dõi, giám sát dự án đều có sự hợp tác chặt
chẽ giữa RTCCD-HCTĐ tỉnh - UBNDTỉnh
Sự hợp tác các bên trong việc đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp
theo hoặc giai đoạn mở rộng

16



4. Sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong tương lai
Nếu dự án thành công, các hoạt động dự án vẫn tiếp tục được triển khai và các đối tượng
hưởng lợi càng được nhân rộng
5. Các thànhviên của địa phương chịu trách nhiệm đệ trình đề án
RTCCD: BS.TS. Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm RTCCD
Chịu trách nhiệm:
- Viết dự án và đệ trình dự án với nhà tài trợ
- Triển khai nghiên cứu đánh giá tính khả thi, tác động và hiệu quả mô hìnhdự án
- Cùng với Hội chữ thập đỏ tỉnh, các chuyên gia thiết kế chương trình đào tạo và tài liệu
đào tạo
- Mời chuyên gia và cùng với chuyên gia về SCC giảng dạy chuyên môn cho đội ngũ cán
bộ chữ thập đỏ tỉnh hội - từ đội ngũ cán bộ được đào tạo này sẽ tiến hành đào tạo lái xe
về SCC
- Giám sát: cùng với chuyên gia và Tổng hội Y học Việt Nam giám sát chất lượng đào
tạo
- Viết báo cáo đệ trình nhà tài trợ, tác động chính sách và nếu dự án thành công tiếp tục
các hoạt động giúp các điạ phương nhân rộng mô hình.
UBND tỉnh Hà Nam: Ông Nguyễn Như Lâm – Phó chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh
- Đưa ra các quyết đinh, qui đinh có tính chủ trương đường lối về việc đào tạo sơ cấp cứu
tai nạn giao thông đối với các lái xe học tại các trường đào tạo lái xe trong tỉnh Hà
Nam.
- Giám sát chất lượng của hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ theo đúng qui đinh.
- Tham gia và hỗ trợ hoạt động đánh giá dự án
- Tích cự tác động chính sách để dự án có tính bền vững
Hội chữ thập đỏ tỉnh Hà Nam: Đại diện: Ông Trần Văn Thuần – Chủ tịch hội CTĐ tỉnh
- Thảo luận với các bên tham gia RTCCD-trường dạy lái xe-chuyên gia để thiết kế nội
dung tài liệu và chương trình đào tạo.
- Chuẩn bị và tổ chức các khoá đào tào ( đào tạo hướng dẫn viên và đào tạo lái xe) về tài

liệu, trang thiết bị dụng cụ và nơi đào tạo
- Đảm bảo chất lượng đào tạo và cấp chứng chỉ dựa trên kết quả điểm đỗ của học viên
- Các hoạt động tuyên truyền vân động an toàn giao thông, cứu trợ nhân đạo cho gia
đình người bị nạn
- Đẩy mạnh các hoạt động của các chốt sơ cấp cứu đã có sẵn của hội
- Tham gia và hỗ trợ các hoạt động theo dõi, giám sát và đánh giá dự án

17


6. Cơ quan thực hiện dự án sẽ duy trì kết quả dự án như thế
-

-

-

Sau khi dự án kết thúc, Hội chữ thập đỏ tỉnh sẽ chịu trách nhiệm tiếp tục triển khai các
hoạt động như trên với nguồn kinh phí hỗ trợ từ chính quyền điạ phương kết hợp với từ
hoạt động khuyên góp của hội và thu phí từ các đối tượng học lái xe.
Kết quả dự án sẽ được báo cáo tại cấp tỉnh và UBND tỉnh, HCTĐ tỉnh sẽ rút ra những
bài học và sẽ quyết định dự án tiếp tục hay có điểu chỉnh hoặc có thay đổi các phần để
có hiệu qủa hơn.
Kết quả dự án được RTCCD và UBND tỉnh, HCTĐ tỉnh trình bày cấp TW về đánh giá
mô hình và tính khá thi, sự thành công và những bài học kinh nghiệm cho nhân rộng
mô hình ở phạm vi rộng.

V. NGÂN SÁCH DỰ ÁN
1. Ứớc tính tồng kinh phí dự án
Dự kiến tổng kinh phí: USD 29,100

2. Kinh phí từ các nhà tài trợ
Dự án đề nghị xin kinh phí: USD 10,000 (Bằng chữ: Mười nghìn đô la Mỹ)
3. Lập kế hoạch kinh phí
(xem trang 19)
4. Các chủ đề sau đây chương trình này tập trung vào
- Tăng cường dịch vụ cứu trợ khẩn cấp
- Giáo dục và nâng cao nhận thức về an toàn giao thông
Biết được thông tin qua mạng internet
NGƯỜI SOẠN THẢO:
BS. ThS. Văn Thị Mai Dung
CHỮ KÝ:

CHỨC VỤ:
Trưởng đơn vị y tế, RTCCD
NGÀY: 4/5/2007

18


KẾ HOẠCH KINH PHÍ
TT

Hoạt động dự án

Chi tiết

4000

Nguồn từ
nhà tài

trợ
-

2000

1000

500

500

4000

2000

1000

1000

2,700

1,200

-

1,500

2,000

1,000


-

1,000

2,400

1,000

200

1,200

Tổng
1

2

3

4

5

6

Phát triển đề cương dự án và bảo vệ đề Chi phí cho cán bộ RTCCD viết dự án, đi làm việc với CTĐ
cương dự án
Tỉnh + UBND tỉnh, trường dạy lái xe và sở GT tỉnh để thu
thập thông tin In ấn và photo tài liệu chi phi thông tin liên

lạc và quản lý phí và dịch tài liệu
Hội thảo lập kế hoạch triển khai tại cấp Thuê hội trường, Phục vụ phí, Trang trí, nước giải khát, ăn
tỉnh có mời các cơ quan liên quan tham trưa, Đi lại của đại biểu
gia : HCTĐ tỉnh, UBND tỉnh, Sở y tế,
Sở giao thông vận tải, trường dạy lái xe,
HCTĐ TW, THYH, RTCCD, nhà tài trợ
Phát triển tài liệu và chương trình đào Triển khai tại RTCCD
tạo ( RTCCD – HCTĐ tỉnh – chuyên gia phí chuyên gia phí đi lại cho cán bộ cấp tỉnh tiền ăn, ở tại
- trường đào tạo lái xe)
HN của cán bộ tỉnh phí photo, thông tin liên lạc, in ấn tài
liệu
Mua trang thiết bị phục vụ đào tạo ( hình ị một bộ SCC tai nạn giao thông và đặt mua trong nước và từ
nộm, nẹp băng bó, bông băng, dụng cụ nước ngoài ( giá đã tham thảo qua HCTĐ TW) bao gồm phí
cần thiết khác)
vận chuyển
Tiến hành đào tạo đội ngũ giảng viên sơ Tại tỉnh:hội trường phục vụ phí, nước giải khát, ăn trưa, tài
cấp cứu tuyến tỉnh
liệu, phí chuyên gia ăn ở đi lại của chuyên gia thông tin liên
lac
Tiến hành đào tạo đội ngũ lái xe theo Tại trường: phục vụ phí, nước giải khát, tài liệu, phí giảng
lịch hàng tháng : 1khoá/trường/tháng * dạy, đi lại, ăn trưa, thông tin liên lạc
12 tháng (USD 200/khoá )

RTCCD

Tỉnh
Hà Nam

3000


1000

19


TT

7
8

9

10

Hoạt động dự án

Theo dõi, đánh giá chất lượng đào tạo (6
chuyến đi thực địa)
Các hoạt động trợ giúp lại cho cộng
đồng nhằm tuyên truyền những kiến thức
về an toàn giao thông và trợ giúp những
gia đình nạn nhân nghèo
Đánh giá cuối dự án và viết báo cáo

Chi tiết

chuyên gia, tiền ăn, đi lại, thông tin liên lạc
Thăm gia đình nạn nhân tặng quà, nói chuyện an toàn giao
thông tại trường học và cộng đồng,tuyên truyền qua phương
tiện truyền thông tỉnh như đài, TV..


Chuyến đi thực địa của
cán bộ nghiên cứu và chuyên gia thu thập thông tin, xử lý
thông tin và viết báo cáo
Các hội thảo trình bày kết quả tại cấp Thuê hội trường, Phục vụ phí, Trang trí, nước giải khát, ăn
tỉnh va tại HN
trưa, Đi lại của đại biểu
Tổng

Tổng

Nguồn từ
nhà tài
trợ

RTCCD

Tỉnh
Hà Nam

2,000

1,000

200

800

3000


-

1000

2000

3000

1800

1200

1000

4000

2000

1000

1000

29,100

10,000

9,100

11,000


20





×