Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đánh đáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.42 KB, 1 trang )

Đánh đáo
Đánh đáo là một trò chơi dân gian được truyền qua nhiều đời và còn khá phổ biến vào thời
những năm bao cấp.

Đánh đáo phổ biến cả ở ba miền: Bắc, Trung và Nam. Vì là trò chơi
phổ biến nên có rất nhiều biến thể, rất nhiều luật chơi khác nhau.
Đánh đáo bằng cái chì
Trò đánh đáo này phổ biến ở nhiều địa phương miền Bắc thời bao cấp thiếu thốn. Để chơi,
cần có một ít đồng xu và một "con cái" để đánh. Thông thường con cái này được đúc bằng
chì. Trẻ em gom các mảnh chì từ các bình ắc-quy hoặc từ đâu đó, nấu chảy ra, đổ vào đít
của bát ăn cơm để làm thành con cái này. Con cái cũng có thể được đúc bằng khuôn nặn
đất sét. Sau đó, cái chì sẽ được mài sơ đi cho nhẵn nhụi, dễ chơi.
Khi chơi, người chơi kẻ một vạch trên nền đất, rải các đồng xu lên để đánh. Người đánh
phải đứng xa một khoảng tùy thỏa thuận và ở trước một vạch khác để đánh.
Lý tưởng nhất là đánh tan được cả cụm nhiều xu, sẽ ăn được nhiều nhất trong một lần
đánh. Với các xu còn lại, có thể ăn bằng cách đơn giản nhất là đánh trúng đồng xu đó. Ai
không đánh trúng thì mất lượt.
Tuy nhiên, luật chơi hoàn toàn có thể thỏa thuận để khác đi. Thí dụ các bên có thể thỏa
thuận là chỉ đánh và ăn được khi các đồng xu này lật mặt khác...

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×