Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn một vài BIỆN PHÁP để THỰC HIỆN tốt kỹ NĂNG vỗ THEO TIẾT tấu CHẬM môn GIÁO dục âm NHẠC ở lớp 5 TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.01 KB, 12 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN
TỐT KỸ NĂNG VỖ THEO TIẾT TẤU CHẬM MÔN GIÁO DỤC ÂM
NHẠC Ở LỚP 5 TUỔI
I / ĐặT VấN Đề:
Chủ trương đổi mới hình thức tổ chức Giáo dục ở trường Mầm non của
Vụ Giáo dục Mầm non đang được tiến hành phù hợp với yêu cầu chăm sóc
giáo dục trẻ trong giai đoạn phát triển hiện nay . Theo phương hướng đổi mới,
Giáo dục âm nhạc được thực hiện trên cơ sở khoa học đảm bảo tính đặc thù
của nghệ thuật với yêu cầu nâng cao kỹ năng thực hành, giúp trẻ cảm thụ âm
nhạc, tạo ra những hoạt động phong phú ở trường mầm non . Việc thực hiện
chương trình đổi mới tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt, sáng tạo khi tổ
chức các hoạt động âm nhạc trên lớp nhằm phát huy tính tích cực hoạt động ở
trẻ . Thông qua các hoạt động âm nhạc như hát múa, trò chơi đã giúp cho trẻ
phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ và đạo đức, đồng thời tạo
điều kiện cho trẻ phát huy năng khiếu âm nhạc của mình . Hoạt động âm nhạc
trong trường mầm non có nhiều hình thức khác nhau, ở mỗi hình thức lại có
cách tổ chức thực hiện khác nhau . Riêng bài viết này, tôi chỉ đề cập đến việc
rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm (hình thức dạy kỹ năng có nội dung trọng
tâm và nội dung kết hợp) . Trong quá trình dạy âm nhạc ở lớp 5 tuổi, tôi đã áp
dụng một số biện pháp để rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm và đã đạt được
một số kết quả bước đầu .
Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy tôi đã gặp phải một số khó khăn sau:
II / KHó KHăN:
- Đồ dùng phục vụ bộ môn giáo dục âm nhạc còn đơn điệu, chưa phong
phú

1


- Là bộ mơn đòi hỏi sự linh hoạt sáng tạo rất cao ở giáo viên nếu khơng các
tiết giáo dục âm nhạc trở nên cứng nhắc, rập khn, dễ gây sự nhàm chán cho


trẻ .
- Khả năng âm nhạc của trẻ trong một lớp khơng đều nhau .
III / BIệN PHáP THựC HIệN :
Để khắc phục những khó khăn trên, tơi đã áp dụng một số biện pháp sau:
1. Làm đồ dùng dạy học phục vụ bộ mơn:
Như trên đã nói, đồ dùng phục vụ cho mơn Giáo dục âm nhạc rất ít, chủ
yếu là các đồ dùng dành cho giáo viên như trống lắc, đàn organ, casset.
Nhưng như vậy, ta sẽ nghó với những đồ dùng âm
nhạc như vậy đã đủ cho việc dạy Giáo dục âm nhạc ở
trường mầm non. Như chúng ta đã biết, hoạt động vui chơi
là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non, mà đồ dùng dạy học
vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện chuyển tải
thông tin, là yếu tố hết sức quan trọng trong q trình giáo dục trẻ . Chính
những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ được thao tác, được hành động trải nghiệm,
được thể hiện những nhu cầu cá nhân và cũng thoả mãn được nhu
cầu học mà chơi ở trẻ. Do đó , đồ dùng dạy học có
vai trò hết sức quan trọng trong quá trình giáo dục
trẻ. Mơn Giáo dục âm nhạc cũng vậy, trẻ rất cần được hoạt động với đồ
dùng đồ chơi nhằm góp phần hình thành và phát triển khả năng âm nhạc ở trẻ .
Những đồ dùng cho trẻ cần phải có khi tổ chức các dạng hoạt động âm nhạc
như : các loại mũ múa, trang phục múa, cờ, quạt, hoa cài tay, và đặc biệt là các
loại nhạc gõ đệm . Ý thức được điều này, ngay từ đầu
năm học tôi đã chủ động tìm kiếm các nguyên vật
liệu thiên nhiên, phế liệu như vỏ lon bia, hộp thuốc, vỏ chai
sữa, vỏ ốc, sỏi … để làm các nhạc cụ gõ cho trẻ. Ví dụ :
2


lấy vỏ lon bia ( nước ngọt ), vỏ chai sữa, hộp thuốc cắt
bỏ bớt cho vừa nắm tay của trẻ, sau đó cho vài hạt

sỏi hoặc vỏ ốc biển rồi trang trí thành những lắc nhạc có hình
dạng chú hề, chim cánh cụt, mèo con, gấu con … hoặc dùng gáo
dừa cắt thành cái chén, bông hoa hay thắt những sợi
ru-băng lên các thanh tre thế là đã có những bộ gõ đẹp
mắt mà trẻ rất thích sử dụng. Những loại nhạc cụ này đều
có thể sử dụng cho các hình thức gõ đệm theo phách, nhịp và các âm hình tiết
tấu khác . Hoặc tận dụng những mảnh vải vụn có màu sắc rực rỡ kết thành hoa
cài tay cho trẻ múa trong các chương trình lễ hội hay các tiết hoạt động nghệ
thuật tổng hợp .
Với các loại mũ múa tơi dùng bìa cứng hoặc giấy ru-ki vẽ và trang trí
hình các con vật như thỏ, mèo con, chuồn chuồn … cho trẻ đội khi dạy những
bài hát có các con vật hoặc chơi những trò chơi âm nhạc như Thỏ nghe
hát nhảy vào chuồn, trò chơi Sol mi ( Tiếng kêu của
2 chú mèo ) …
Ngồi ra, trong q trình dạy giáo dục âm nhạc cũng có sử dụng một số
bức tranh để giới thiệu bài hát hoặc tổ chức trò chơi âm nhạc Hát theo hình vẽ.
Trước khi vẽ tranh, tơi nghiên cứu kỹ nội dung bài hát chọn ra hình ảnh đặc
trưng nhất để vẽ, sao cho trẻ nhìn vào có thể nhận ra hoặc liên tưởng đến bài
hát mà bức tranh muốn thể hiện . Ví dụ : tranh vẽ hoa mai, trẻ liên
tưởng đến bài hát Mùa xn hoặc tranh vẽ cánh đồng với đàn cò trắng - trẻ
nhớ đến bài Cò lả ...
Riêng với trang phục múa, tơi đề xuất với Ban giám hiệu và tranh thủ sự
ủng hộ của các bậc phụ huynh nhân dịp tổ chức các chương trình lễ hội như
Đêm hội trăng rằm, Mừng sinh nhật Bác hay tổng kết năm học để làm phong
phú hơn đồ dùng âm nhạc cho trẻ . Những đồ dùng âm nhạc này được trưng
3


bày ở góc nghệ thuật và được thay đổi tùy theo từng chủ điểm đang thực hiện,
để mỗi ngày trẻ có thể đến lấy sử dụng khi tham gia hoạt động góc .

2 . Từng bước rèn kỹ năng vỗ tiết tấu chậm cho trẻ :
Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non bao gồm các nội dung : ca hát,
vận động theo nhạc, nghe hát và trò chơi âm nhạc .Nội dung nào cũng quan
trọng, chúng gắn bó bổ sung cho nhau . Tùy theo tình hình thực tế ở mỗi lớp
mà giáo viên lựa chọn hình thức hoạt động cho phù hợp với lớp mình . Chúng
ta chỉ chọn nội dung vận động theo nhạc làm trọng tâm khi trẻ đã có kỹ năng
ca hát tốt vì trẻ sẽ không thể nào vận động theo nhạc được khi chưa thuộc bài
hát . Trong nội dung dạy vận động theo nhạc ở lớp 5 tuổi lại bao gồm các hình
thức : múa minh hoạ theo nhạc, vỗ theo tiết tấu chậm, tiết tấu nhanh, tiết tấu
kết hợp và vỗ nhịp 3/4 .
Vào đầu năm học, khi tổ chức các giờ hoạt động âm nhạc với hình thức
vỗ theo tiết tấu chậm ( dạy trẻ vỗ tay 3 cái liên tục ứng vào 3 phách mạnh của
nhịp bài hát, phách 4 mở tay ra ), tôi nhận thấy có nhiều trẻ vỗ tiết tấu rất tốt
nhưng cũng có nhiều trẻ không thực hiện được . Có trẻ vỗ 2 nhịp, 4 nhịp hoặc
vỗ liên tục không theo một trật tự nhịp phách nào cả . Để khắc phục hạn chế
này, tôi đã từng bước thực hiện theo các cách sau :
-Làm mẫu và phân tích chậm , rõ ràng mạch lạc từng tiếng gõ, cách gõ để
trẻ nhận biết . Có thể cho trẻ tập theo nhịp đếm, ban đầu chậm, sau tăng dần
cho đến khi bằng với tốc độ bình thường của nhịp bài hát .
-Cho trẻ thực hiện từng nhóm khoảng 7- 8 trẻ để dễ dàng phát hiện và
sửa sai kịp thời cho trẻ . Khi sửa sai, cô đứng đối diện cùng vỗ với trẻ, nếu trẻ
vỗ chậm cô khẽ chạm vào tay trẻ để tăng dần tốc độ lên, còn nếu trẻ vỗ nhanh
hoặc không đúng nhịp cô khẽ ghìm tay trẻ lại cho đúng nhịp bài hát .
-Để cho việc rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm dễ dàng hơn, tôi chọn
những bài hát trong chương trình có tiết tấu đơn giản để trẻ luyện tập . Mỗi từ

4


trong lời bài hát ứng với 1 nhịp vỗ. Chẳng hạn bài Cháu yêu bà, bài Cả nhà

thương nhau - Chủ điểm Gia đình :


ơi



♪ ♪

Vỗ vỗ

bà , cháu

vỗ

nghỉ

yêu



lắm







vỗ


vỗ

vỗ

nghỉ.

Để trẻ luôn hứng thú với việc luyện tập, tôi cho trẻ thực hiện dưới hình
thức trò chơi : tôi chọn những trẻ có khả năng âm nhạc tốt kết bạn với trẻ kém
hơn, từng đôi trẻ ngồi đối diện nhau, trẻ vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm,
3 phách đầu vỗ tay vào nhau, phách 4 tự vỗ . Từng đôi trẻ thi nhau xem đôi
nào vỗ đúng . Trẻ rất thích thú với hình thức luyện tập này, và khả năng vỗ
theo tiết tấu chậm ở trẻ cũng tiến bộ rõ rệt . Khi kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm
ở trẻ dần được hình thành và ổn định, việc luyện tập cũng được nâng dần độ
khó theo khả năng thực hiện của trẻ . Ví dụ khi cho trẻ tập vỗ theo tiết tấu
chậm bài Em đi chơi thuyền, vì đây là bài có nhịp lấy đà, nếu không chú ý trẻ
sẽ rất dễ vỗ sai nhịp, nên lúc làm mẫu và phân tích cách vỗ tôi nhắc nhỡ trẻ :
các con không vỗ vào từ đầu tiên của bài hát mà bắt đầu vỗ vào từ thứ hai “đi”
theo tiết tấu chậm cho đến hết bài .
Em

đi

chơi

thuyền








Vỗ

vỗ

vỗ

trong

thảo


nghỉ

vỗ

cầm viên .


vỗ


vỗ

nghỉ

Hoặc bài Đường em đi, với nhịp 2/8 có tiết tấu hơi phức tạp rất khó vỗ nên tôi
hướng dẫn trẻ bằng cách : làm mẫu thật chậm, phân tích kỹ : các nhịp vỗ theo

tiết tấu chậm nhấn vào các phách mạnh của nhịp bài hát, ứng vào các từ
“đường”, “ chân ”, “đôi ” và nghỉ (mở tay ) vào từ “ thân”
Đường



chân



đôi

5

bạn

thân



Vỗ





vỗ

vỗ



nghỉ



vỗ

vỗ


vỗ

nghỉ

Các hình thức luyện tập này cần được tiến hành thường xuyên mọi lúc mọi
nơi , nhằm hình thành và duy trì kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm ở trẻ . Khi trẻ
đã có được kỹ năng này, tôi cho trẻ sử dụng các loại nhạc cụ gõ đệm để làm
phong phú hơn các hình thức gõ theo tiết tấu chậm . Ví dụ : cho các tổ luân
phiên hát kết hợp gõ đệm : tổ Sơn ca gõ với phách tre, tổ Anh vũ gõ trống lắc,
tổ Hoạ mi gõ với lắc nhạc bằng lon bia, hoặc cô mời một nhóm bạn làm nhạc
công gõ đệm cho các bạn hát hoặc mời cả lớp cùng hoà tấu các nhạc cụ …
Tiết học âm nhạc trở nên rộn ràng hơn với những âm thanh của các nhạc cụ
khác nhau, từ đó làm cho trẻ càng yêu thích môn Giáo dục âm nhạc hơn .
3 . Vận dụng sáng tạo các kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm vào bài học :
Trước đây khi thực hiện rèn kỹ năng gõ đệm cho trẻ tôi chỉ chú trọng vào
việc dạy cho trẻ vỗ tay hoặc gõ đệm sao cho thật đều, thật đúng nhịp là đã đạt
được yêu cầu . Ngay cả các tiết thi giáo viên giỏi hay thực hiện thao - hội
giảng môn giáo dục âm nhạc theo hình thức rèn kỹ năng gõ đệm vẫn được
đánh giá tốt . Thế nhưng, qua các đợt tập huấn chuyên môn Sở giáo dục đã
nhận xét : mặc dù chuyên đề giáo dục âm nhạc đã tổng kết từ lâu, nhưng việc

tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc còn đơn điệu chưa có sự sáng tạo, trong
khi chủ trương đổi mới hình thức tổ chức giáo dục ở trường mầm non cho
phép giáo viên được chủ động trong quá trình giáo dục trẻ ! Vậy phải vận
dụng sáng tạo như thế nào để vừa đạt được mục đích yêu cầu bài dạy vừa đảm
bảo tính đặc thù của giờ học ở trường mầm non là học mà chơi, chơi mà học ?
Qua tìm hiểu sách báo chuyên ngành mầm non và học hỏi từ các đồng nghiệp,
tôi đã vận dụng và phát triển cách vỗ theo tiết tấu chậm thành những hình thức
vận động khác nhau . Tuy nhiên việc vận dụng sáng tạo này phải dựa vào tính
6


chất và nội dung của từng bài hát mới tạo nên những hình thức vận động phù
hợp . Chẳng hạn đối với nhạc êm dịu thì động tác phải mềm dẻo, nhạc hành
khúc thì động tác phải mạnh và dứt khoát . Cụ thể một số bài như sau :
 Bài Đường và chân - Chủ điểm Trường mầm non .
Nội dung bài hát làm ta liên tưởng đến hình ảnh các em bé đang nô nức nhịp
chân bước đến trường, và tôi đã lấy hình ảnh bước chân làm các động tác cho
trẻ vận động theo tiết tấu chậm .Tôi chọn điệu Polka trên đàn organ với những
tiết tấu mạnh nhấn vào trọng âm rất thích hợp với nhịp dậm chân hoặc bước đi
của trẻ : 2 tay chống hông, dậm chân 3 phách đầu, phách 4 dậm gót chân .
Đường



chân



đôi


bạn

thân













Dậm

dậm

dậm

gót

dậm

dậm

dậm


Bước

bước

bước

dừng bước

bước

bước

gót
dừng

Cũng là hình thức dậm chân theo nhịp hành khúc nhưng tôi cho trẻ vận động
theo cách khác :
- Dậm gót chân : tay chống hông, chân trái bước lên trước dậm gót 3
phách đầu, phách 4 thu chân về , tiếp tục đổi bên .
-

Chống mũi chân : tay chống hông, nhịp mũi chân trái xuống sàn 3
phách đầu, phách 4 nhảy ngang rồi đổi bên .

Cả 2 cách vận động này cũng thực hiện theo tiết tấu chậm, được biểu diễn
như sau :








Gót chân :

trái

trái

trái

Mũi chân :

trái

trái

trái

dừng







phải

phải


phải

nhảy ngang phải
7

phải

phải

dừng
nhảy


Các hình thức vận động này có thể cho trẻ tập theo đội hình hành ngang hoặc
vòng tròn, theo hình thức cả lớp và luân phiên giữa các tổ với nhau .
 Bài Cả nhà thương nhau - Chủ điểm Gia đình
Âm nhạc bài này có tính chất tình cảm, nên các động tác được lựa chọn
phải thể hiện tình cảm yêu thương nhau tôi cho trẻ thực hiện vỗ tay nghiêng
đầu bên trái và lắc tay theo tiết tấu chậm sau đó đổi bên . Trẻ có thể biểu diễn
theo hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân theo đội hình vòng tròn hoặc hàng
ngang.

Ba

thương

con








Vỗ tay : trái

trái

trái

Lắc tay: trái

trái

trái



con

giống

mẹ








dừng

phải

phải

phải

hạ

hạ

phải

phải

phải

hạ

 Bài Em yêu Thủ đô - Chủ điểm Quê hương, Thủ đô, Bác Hồ
Âm nhạc bài này có tính chất vui tươi, nên tôi chọn các động tác thể hiện sự
hồn nhiên, vui khoẻ cho trẻ vận động theo tiết tấu chậm như nhảy đá chân
phía trước, phía sau ; bước theo nhạc và động tác rải hoa của dân tộc Thái :
Yêu



Nội








Đá

đá

đá

Bước
Hất

cháu

yêu



Nội








nhảy

đá

đá

đá

nhảy

bước

bước nhảy

lùi

lùi

lùi

nhảy

hất

hất

hất

hất


hất

vuốt tay

vuốt tay

Đội hình vận động có thể cho trẻ tập theo vòng tròn, 3 hàng ngang với các
hình thức biểu diễn cả lớp, tổ, nhóm, từng đôi trẻ nhảy hoặc bước theo nhạc .
Tuy nhiên, khi tổ chức cho trẻ vận động không nhất thiết phải theo các đội
8


hình và hình thức vận động như trên mà tuỳ thuộc vào sự lựa chọn, sắp xếp
của mỗi giáo viên sao cho phù hợp với lớp mình
Trong quá trình dạy trẻ vận động theo tiết tấu chậm, tôi còn chú ý tạo
điều kiện cho trẻ được sáng tạo ra các động tác theo ý thích của mình . Chẳng
hạn tôi hỏi : “ Con có thể nghĩ ra động tác nào khác với của bạn không ?’’
Hoặc “ Con có thể múa theo nhạc động tác mà con thích ! ” . Thế là nhiều trẻ
hào hứng tham gia tạo ra nhiều động tác mới, có động tác đẹp mắt, có động
tác chưa được đẹp nhưng tất cả đều được tuyên dương . Tôi đã chọn trong số
đó những động tác phù hợp cho trẻ vận động . Ví dụ từ động tác lắc tay cô đã
dạy, trẻ có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau :














Lắc

lắc

lắc

hạ

lắc

lắc

lắc

hạ

Trái phải

trái

hạ

trái

phải


trái

hạ

Vẫy vẫy

vẫy uốn tay trên đầu vẫy

vẫy

vẫy

uốn tay

Hoặc từ động tác vỗ tay theo tiết tấu chậm trẻ có thể thay đổi bằng cách đập 2
tay vào đùi, kiểu vận động này trẻ có thể thực hiện khi ngồi theo đội hình chữ
U hoặc đi theo vòng tròn, bước và vỗ tay vào đùi 3 phách đầu , phách 4 dừng







Đập

đập

đập


vỗ tay

Hoặc trẻ nghĩ ra các động tác từ những gợi ý của cô như mô phỏng hình
ảnh các con vật trong các bài hát : dáng đi lạch bạch của chú vịt, tiếng vỗ cánh
của chú gà trống, mèo vuốt râu, vẫy tai như chú cún, lá cây lay động … thành
những hình thức vận động phong phú mà trẻ yêu thích .
Với việc tổ chức các hình thức vận động như trên , kỹ năng vận động theo
tiết tấu chậm của trẻ ngày càng được củng cố và phát triển hơn thành kỹ xảo

9


vận động . Khả năng âm nhạc của trẻ cũng phát triển theo chiều hướng tốt hơn
: hát chắc nhịp và đúng cao độ, trường độ hơn . Đây chính là những tiền đề
giúp trẻ tiếp thu và thực hiện tốt hơn các kỹ năng vỗ theo tiết tấu nhanh, tiết
tấu kết hợp và vỗ nhịp 3/8 trong chương trình Giáo dục âm nhạc ở lớp 5 tuổi .
IV / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Từ thực tế rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm ở lớp 5 tuổi tôi nhận thấy :
đến cuối năm học, có khoảng trên 95% trẻ trong lớp thực hiện thành thạo các
kỹ năng vỗ nhịp, vỗ tiết tấu và vận động minh hoạ bài hát . Nhiều trẻ nghĩ ra
các động mới để vận động theo tiết tấu thật ngộ nghĩnh .
- Nhiều trẻ trước kia rất nhút nhát nhưng giờ đây có thể tự tin, mạnh
dạn xung phong biểu diễn hát múa cùng các bạn . Nhiều trẻ có năng khiếu
được chọn vào đội văn nghệ của lớp, tích cực tham gia các hoạt động văn
nghệ của trường, của ngành . Gìơ đây trẻ rất thích đến lớp và thích được học
âm nhạc, hôm nào không thấy cô tập hát hay múa là hỏi thăm : “ Hôm nay có
học múa không cô ? ”
- Đồ dùng đồ chơi ở góc nghệ thuật giờ đây phong phú hơn với rất
nhiều nhạc cụ gõ đệm đủ cho mỗi trẻ sử dụng trong các giờ hoạt động âm

nhạc,các loại mũ múa, trang phục các vùng …. Có trẻ còn phát hiện một số đồ
dùng đồ chơi phát ra âm thanh như : muỗng, thìa, ca, chén, hòn sỏi … đều có
thể dùng làm nhạc cụ gõ đệm .
- Nhiều phụ huynh thấy con tự tin mạnh dạn hơn, đến lớp khoe : “ Bé
rất thích được hát múa, ở nhà cứ bắt ba mẹ xem con múa nè ” Hoặc : “ Con
được cô chọn đi biểu diễn ở sân khấu đấy ” . Từ đó phụ huynh đã có những hỗ
trợ tích cực cho lớp như : may trang phục múa cho trẻ hoặc mang vỏ lon nước
ngọt, lon bia để cô làm bổ sung những bộ đồ dùng phục vụ bộ môn tốt hơn .
- Riêng với bản thân, khi áp dụng các biện pháp trên vào việc giảng dạy
môn Giáo dục âm nhạc cho trẻ đã góp phần tích luỹ kinh nghiệm trong việc

10


chủ động tìm tòi các biện pháp dạy học tích cực phù hợp với chủ trương đổi
mới của ngành học Mầm non .
V / BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua việc thực hiện các biện pháp để rèn kỹ năng vỗ theo tiết tấu chậm ở
lớp 5 tuổi và kết quả đạt được, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau :
- Giáo viên phải có khả năng và kiến thức nhạc lý nhất định, phải nắm
vững các hình thức đổi mới môn Giáo dục âm nhạc và biết cách vận dụng linh
hoạt các hình thức vận động phù hợp với nội dung từng bài hát .
- Việc rèn kỹ năng vận động phải được tiến hành thường xuyên mọi lúc
mọi nơi nhằm duy trì, củng cố và nâng dần đến mức hình thành kỹ xảo vận
động cho trẻ .
- Giáo viên cần gần gũi, khuyến khích sự sáng tạo của trẻ, động viên
khen ngợi kịp thời cũng là biện pháp tạo ra môi trường học tập tốt cho trẻ .
- Cần phát huy vai trò của những trẻ có năng khiếu âm nhạc, đây là
những nhân tố góp phần cùng giáo viên rèn luyện và hình thành kỹ năng vận
động cho trẻ .

- Không ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao kinh nghiệm giảng dạy,
chuyên môn nghiệp vụ cho mình ngày càng tốt hơn .
Tóm lại, giáo dục âm nhạc là một trong những môn học góp phần hình
thành và phát triển toàn diện ở trẻ . Tuy có một số khó khăn nhất định, nhưng
nếu mỗi chúng ta chịu khó tìm tòi và áp dụng những biện pháp dạy học tích
cực sẽ giúp cho việc thực hiện bộ môn ngày càng dễ dàng hơn .
Trên đây là những kinh nghiệm tôi nhận thấy được trong quá trình giảng
dạy môn Giáo dục âm nhạc ở lớp 5 tuổi . Rất mong được sự đóng góp ý
kiến của các bạn đồng nghiệp.

11


Hà Tiên, ngày 12 tháng 05 năm 2008
Người viết

ĐOÀN THỊ PHƯỢNG

12



×