Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Tìm hiểu giá trị di tích Đền Trần – Phường Lộc Vượng –Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 48 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có một hệ thống các di tích – văn hóa khá đồ sộ và phong phú, có mặt
ở khắp mọi miền của đất nước. Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống vật chất và tinh
thần của toàn xã hội theo suốt chiều dài lịch sử.
Nằm ở vùng Đông Bắc Bộ - nơi có mật độ các di tích lịch sử - văn hóa vào loại
cao nhất trong cả nước. Nam Định – một tỉnh có quá trình phát triển rất lâu đời và
là quê hương của các Vua Trần với rất nhiều các khu di tích lịch sử được xếp hạng
quốc gia như : Đền Trần, Đền Cây Quế, Phủ Dầy, Đền Bảo Lôc,…Là người con
sinh ra và lớn lên ngay tại mảnh đất này thì di tích Đền Trần là một trong những
khu di tích gây ấn tượng nhất đối với tôi. Đây không chỉ là nơi để cho mọi người về
đây hành hương lễ thánh nơi các đệ tử tìm về chốn linh thiêng mà còn là nơi để du
khách tham quan vãng cảnh đền tìm hiểu di tích, lịch sử, chiêm ngưỡng kiến trúc
độc đáo của các vị Vua nhà Trần hay để thưởng thức vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình của
thiên nhiên hoà quyện nơi đây. Di tích Đền Trần mang trong mình rất nhiều giá trị
về lịch sử, kiến trúc và nghệ thuật cũng như tâm linh đại diện cho những nét đẹp
văn hóa đặc trưng riêng của vùng đất Thành Nam.
Vì vậy, nghiên cứu về di tích Đền Trần nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá
truyền thống tốt đẹp của vùng này đang bị biến đổi mạnh mẽ trong đời sống xã hội
hiện đại. Đồng thời qua đó khai thác triệt để và phát huy các giá trị của khu di tích
lịch sử này nhằm phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng và hoạt động
du lịch của địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế hiện nay. Chính vì lý do
đó, tôi đã chọn đề tài: “ Tìm hiểu giá trị di tích Đền Trần – Phường Lộc Vượng –

1


Nam Định ” làm đề tài để thi kết thúc học phần môn phương pháp nghiên cứu khoa
học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
2.1. Đối tượng nghiên cứu.


Trong phạm vi bài nghiên cứu , tôi tập trung nghiên cứu về các di tích nắm
trong Đền Trần và những giá trị kiến trúc, lịch sử, nghệ thuật, tâm linh, văn hóa của
khu di tích Đền Trần.
2.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian : tháng 12 năm 2015.
- Không gian nghiên cứu: Tìm hiểu giá trị di tích Đền Trần – Phương Lộc
Vượng – Nam Định.
3. Mục đích và ý nghĩa của đề tài.
Đề tài cung cấp những giá trị của Đền Trần đem lại.
Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết về các
công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh tại Đền Trần.
Do được xây dựng trên cơ sở vận dụng từ lý thuyết đến thực tế do vậy kết quả
của đề tài có thể được ứng dụng trong công tác quản lý, là cơ sở để xây dựng các
tour du lịch, là nguồn tư liệu cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về các giá trị của di
tích Đền Trần.
4. Lịch sử nghiên cứu.

2


Trong đề tài nghiên cứu này, bài nghiên cứu chỉ xin nêu một số tác phẩm, bài báo
của một số tác giả viết về di tích Đền Trần. Vì là ngôi đền cổ và có rất nhiều cá
nhân
tìm hiểu và khai thác giá trị đặc sắc của di tích này.
- Cuốn sách " Trần Miếu – di sản và tín ngưỡng dân gian" của tác giả Hồ Đức
Thọ, Nxb Văn hóa thông tin năm 2006. Cuốn sách giới thiệu về quần thể di tích
lịch sử Đền Trần giúp người đọc hiểu rõ về kiến trúc, quần thể của khu di tích Đền
Trần.
- Cuốn sách " Di tích lịch sử văn hóa tỉnh Nam Định" của tác giả Nguyễn Vũ
Hạnh Liên, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội năm 2008. Cuốn sách là kết quả sưu tầm,

biên soạn của nhiều tác giả với 74 di tích đã xếp hạng cấp Quốc gia từ năm 1962
đến năm 2001. Trong cuốn sách, bài viết " Khu di tích Đền Trần và chùa Phổ
Minh" của tác giả Trần Đăng Ngọc, bài viết giới thiệu về tổng thể khu di tích Đền
Trần bao gồm: kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật,..
5. Phương pháp nghiên cứu.
Bài nghiên cứu quán triệt những nguyên tắc phương pháp của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu ; đồng thời sử dụng những phương
pháp khác như : điều tra khảo sát, thống kê và tổng hợp, phương pháp logic, lịch
sử, điền giã, quan sát, giải thích hình tượng hiện vật để đạt mục đích và thực hiện
những nhiệm vụ mà bài nghiên cứu đã đặt ra.
6. Cấu trúc của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luật, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề được
chia làm 3 chương:

3


Chương 1: Cơ sở lý luận về di tích Đền Trần và khái quát về Phủ Thiên Trường
Nam Định.
Chương 2: Các giá trị của di tích Đền Trần.
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và duy trì khu di tích chùa Đền Trần – Nam Định.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHỦ THIÊN TRƯỜNG NAM ĐỊNH
1.1. Cơ sở lý luận.
1.1.1. Một số khái niệm.
* Di tích lịch sử văn hóa.
- Theo Hán Việt tự điển.
+ Di: Sót lại, rơi lại, để lại .
+ Tích: Tàn tích, dấu vết.
+ Di tích: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ.

- Theo Đại từ điển Tiếng Việt: Di tích lịch sử văn hóa là tổng thể những công
trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch sử hay giá trị văn hóa
được lưu lại.
- Theo luật di sản văn hóa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được
quốc hội khóa X thông qua trong kỳ họp thứ 9 ngày 29.09.2001: Di tích lịch sử văn
hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.
- Di tích lịch sử, văn hoá phải có một trong các tiêu chí:

4


+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiến lịch sử tiêu biểu trong quá
trình dựng nước và giữ nước.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng
dân tộc, danh nhân của đất nước.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến.
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
+ Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị
tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
1.1.2. Đường lối, chính sách của nhà nước về di tích.
Theo luật di sản quy định:
- Luật di sản quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hoá ở nước
Cộng hoá Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở hữu toán dân; công
nhân và bảo vệ các hình thức sở hữu tập thể, sở hữu chung của cộng đồng, sở hữu
tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá theo quy định của pháp
luật.

- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm nâng
cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tài trợ
cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.
Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

5


- Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân (sau
đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, phổ
biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn hóa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa trong nhân dân.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
- Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn
hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;
- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai

thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật,
bảo vật quốc gia ra nước ngoài.

6


- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để thực hiện những
hành vi trái pháp luật.
1.2. Tổng quan về Phủ Thiên Trường Nam Định
1.2.1. Đặc điểm địa lý – kinh tế
Phủ Thiên Trường xưa (nay thuộc tỉnh Nam Định) là nơi phát tích của Vương
triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của nước Đại Việt sau kinh thành
Thăng Long. Nam Định là một tỉnh nằm phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam.
Nam Định nắm ở 19°54′đến 20°40′độ vĩ bắc, 105°55′ đến 106°45′ độ kinh đông.
Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh
Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển ( vịnh Bắc Bộ ) ở phía Đông. Nam Định có diện
tích 1.699 km2. Nam Định nằm ven đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm
trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử
Việt Nam.Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp, công
nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền
thống.
Kinh tế tỉnh Nam Định phát triển khá ổn định với tốc độ cao trong những năm
qua và bằng với mức chung của cả nước. Đầu tư ngân sách và các ngành kinh tế
tiếp tục tăng, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã tạo
nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho dân cư Nam Định trong những năm vừa
qua và những năm tới.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Nam Định là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt", nơi phát tích của triều Trần (thế kỷ

XIII-XIV) và sinh dưỡng nhiều danh nhân, danh sĩ, võ tướng mà tên tuổi và sự

7


nghiệp của họ đã được sử sách ghi công, nhân dân tôn thờ mà nổi bật nhất là Quốc
Công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Ngày nay, Nam Định là một tỉnh có bề dày văn hóa và truyền thống hiếu học
của cả nước. Sở Giáo dục cũng như Đội tuyển thi học sinh giỏi Quốc gia nhiều năm
xếp thứ nhất toàn quốc. Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong (tức
Trường Thành Chung Nam Định xưa) là một trong những ngôi trường Chuyên nổi
tiếng hàng đầu của cả nước với bề dày thành tích đáng nể hơn 90 năm xây dựng và
phát triển.
Nam Định có nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc. Nam Định hiện đang
bảo tồn, lưu giữ gần 4.000 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 77 di tích cấp quốc
gia, 216 di tích cấp tỉnh; có nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc tiêu biểu như:
Phủ Dầy, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, cầu Ngói, chùa Lương, cột cờ Nam
Định. Ngoài ra, còn có các di tích lịch sử văn hóa gắn với các danh nhân như:
Trạng Nguyên Nguyễn Hiền, Trạng Lường Lương Thế Vinh, nhà thơ Tú Xương,
Nguyễn Bính, khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trường Chinh…
Cùng với các di tích lịch sử văn hóa, Nam Định còn bảo tồn và phát triển trên 80
làng nghề với các ngành nghề và sản phẩm truyền thống như: nghề chạm khảm gỗ
La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá (huyện Ý Yên), mây tre đan Vĩnh
Hào (huyện Vụ Bản), nghề trồng hoa cây cảnh Vị Khê (huyện Nam Trực)…
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1, tôi đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận và khái quát về khu vực
Phủ Thiên Trường Nam Định, những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội của Phủ
Thiên Trường Nam Định, các khái niệm về di tích lịch sử, văn hóa và những đường

8



lối, chính sách của nhà nước về di tích. Đây chính là cơ sở để tôi nghiên cứu các
giá trị của di tích ở chương 2

Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH ĐỀN TRẦN
2.1. Khái quát về khu di tích Đền Trần
2.1.1. Tổng quan về Phường Lộc Vượng
Lộc Vượng là mảnh đất giàu truyền thống lịch sử văn hóa, truyền thống đấu tranh
cách mạng. Theo sử liệu cũ, Lộc Vượng là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích
của vương Triều Trần. Thế kỷ XIII, Lộc Vượng thuộc lộ Hoàng Giang của nước Đại
Việt. Trong đó Tức Mặc là quê hương nhà Trần. Thời Pháp thuộc, Lộc Vượng thuộc
huyện Mỹ Lộc, tổng Đông Mặc, tỉnh Nam Định. Xã Lộc Vượng trước đây được hợp
nhất trên cơ sở làng Tức Mặc, làng Kênh, làng Thượng Lỗi và làng Vĩnh Trường. Sau
nhiều lần chia tách, sáp nhập, đến tháng 01/2004, xã Lộc Vượng được chuyển thành
Phường gồm 26 tổ dân phố. Diện tích tự nhiên là 4,8km 2. Dân số trên 13.000
người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhân dân Phường Lộc Vượng luôn nêu cao tinh
thần yêu nước, thời kỳ nào cũng góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

9


đất nước, quê hương.
2.1.2. Vị trí địa lý khu di tích
Đền Trần thuộc thôn Tức Mặc xã Lộc Vượng ngoại thành Nam Định, cách
trung tâm thành phố 3km. Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng
Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục hecta với đền Thiên
Trường, Cố Trạch, Trùng Hoa thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo. Trong chùa có
hàng cây lưu niên, hàng tường bao, cửa vào, sân gạch, hồ sen với 6 con rồng đá

trườn xuống nước như sắp vẫy vùng
Là một khu đền nằm ở ngoại thành Nam Định cách quốc lộ 10 chỉ khoảng
300m tạo điều kiện thuận lợi cho khu di tích về giao thông dễ ràng thu hút du khách
khắp nơi hành hương về đây lễ phật bằng các phương tiện giao thông khác nhau.
Tại đây ngoài là một điểm thu hút du khách về đây thắp hương, cầu khấn. Đền Trần
còn là một di tích có phong cảnh hữu tình, đến đây chúng ta còn có thể vãn cảnh
chùa để quên đi những sầu muộn của cuộc sống. Với điều kiện như vậy hàng năm
đền Trần đã thu hút rất nhiều du khách đến thăm quan mang lại nguồn thu không
nhỏ cho địa phương và cho ngành du lịch của tỉnh.
2.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển khu di tích Đền Trần
Trần Miếu, tên cổ của đền Trần - Tức Mặc Nam Định. Nói đến Trần Miếu tất
có người ngỡ ngàng, song dân gian trên địa bàn hiểu ngay đây là đền Trần. Nơi thờ
Tổ tiên dòng tộc Đông - A, các vua Trần, vương phi công chúa triều Trần cùng Trần
triều Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn và thân quyến của Đại vương. Phải
chăng từ xa xưa cổ nhân muốn khu thờ tự này có sự khác biệt với các đền miếu
khác nên đặt tên Trần Miếu (Trần tức họ Trần, nhà Trần, Miếu có nghĩa đền thờ

10


Thánh, Thần lại còn hàm ý chỉ cung điện của các bậc đế vương). Cụ thể hơn là
miếu nhà Trần, nơi thờ tự có liên quan đến cung điện Thái thượng hoàng, phủ đệ
của các vương hầu.
Dân gian cũng phân biệt miếu nhà Trần khác hẳn Văn Miếu thờ Khổng Tử,
hoặc văn từ, văn chỉ thờ Tiên hiền ở các địa phương. Lại càng khác xa các miếu
nhỏ thờ Thổ Thần thuộc các làng xã. Nói vậy để khẳng định tầm cỡ Trần Miếu, một
công trình thờ tự đặc biệt trên quê vua mà xa xưa có cung điện, tẩm miếu của
Thượng hoàng cùng tự quân vương triều Trần. Vậy miếu nhà Trần có từ bao giờ?
Trần miếu là danh từ riêng chỉ công trình thờ tự của họ Trần đại tông, liên
quan đến vùng đất quê vua, có cung điện từ đầu thế kỉ XIII một thời vang bóng.

Trần Miếu gồm tổng thể cả hai công trình Thượng miếu và Hạ miếu. Thượng miếu
còn
gọi đền Thiên Trường, Hạ Miếu thường gọi đền Cố Trạch.
Theo “Nam Mặc miếu trạch bi ký” niên hiệu Duy Tân cửu niên thì khoảng
năm Thiên Ứng Chính Bình (1232 - 1250) Phùng Vương về tạo dựng Trần Miếu
trên nền cũ của nhà thờ họ Trần. Nhưng theo sử liệu thì miếu thờ nhà Trần đã có
trước năm Tân Mão (1231) và chính Trần Thái Tông đã về làm lễ vào tháng 8 năm
ấy, lại ban yến tiệc cho các bô lão trong hương. Vậy miếu nhà Trần đã có từ rất
sớm, Phùng Vương về tôn tạo có thể vào năm 1239, cũng làm trên nền nhà thờ cũ.
Điều này chứng tỏ các bậc Tiên tổ nhà Trần rất quan tâm đến cội nguồn. Và nếu
dựa vào “Phả hệ bảo tích” thì cụ Thuỷ tổ Trần Kinh về khu Tức Mặc đã mau chóng
dựng nhà ở, cũng như thiết lập từ đường tạo phúc cho dòng họ và con cháu mai
sau..Nếu đúng thế thì nhà thờ phải có trước thời kì Thái Tông về thăm quê hàng
nhiều thập kỉ.

11


Những công trình thờ tự của Đông - A dù có từ rất sớm, hoặc vào đầu thế kỉ
XIII cũng đã lui vào dĩ vãng. Ngay nhà từ tái lập năm Chính Hoà thập ngũ niên mà
văn tự “ Trần thị đại tông từ đường” thôn Tức Mặc ghi, hoặc như câu đối tại
Thượng miếu cũng chỉ tồn tại rất ít cấu kiện, trong đó có ngạch, ngưỡng và bộ cánh
cửa chạm lưỡng long chầu nguyệt, hiện còn lưu tại đền Thượng mà thôi. Lại công
trình mở rộng vào niên hiệu Long Đức thứ hai (1733) cũng đâu còn nhiều dấu tích.
Sang thời Nguyễn, Trần Miếu được trùng tu dưới thời Tự Đức ngũ niên
(1852), rồi Tự Đức Mậu Thìn (1868) được cải tạo mở mang thêm cũng không còn
nguyên vẹn. Nhưng kiểu dáng kiến trúc, phong cách vẫn giữ dấu ấn văn hoá thời
Nguyễn. Người xưa đánh giá việc hưng công đền thờ vua là quan trọng nên thời
gian trùng tu được ghi trên tấm biển lớn hai chữ “Trần Miếu” và hàng chữ nhỏ ghi:
Hoàng triều Tự Đức vạn vạn niên chi lục, tuế tại Quý Sửu lục nguyệt thượng cán,

phụng chỉ xuất khố tiền trùng tu. Mười sáu năm sau Trần Miếu lại tiếp tục sửa chữa
nên trên câu đầu gian giữa toà tiền đường Thượng Miếu ghi: Tự Đức Canh Ngọ hạ
- Mùa hè năm Canh Ngọ niên hiệu vua Tự Đức -1868.
Có lẽ tổng thể quy trình kiến trúc thời kì này chưa hoàn chỉnh, bình diện
chưa đáp ứng yêu cầu tín ngưỡng đối với khách hành hương, cũng như cộng đồng
làng xã, con cháu họ Trần nên dưới triều vua Thành Thái và đầu niên hiệu Duy Tân
( cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) Thượng miếu được tôn tạo, đồng thời phục dựng Hạ
miếu, làm thêm cổng ngõ, hồ nước mặt tiền, ngũ môn… Khiến tổng thể khu vực
hài hoà đẹp mắt, tạo một bình diện toà ngang dãy dọc ẩn hiện dưới bóng cây xanh,
cây đại thụ trên khoảng đất cao ráo rộng tới tám hecta. Đây lại là đắc địa bởi có thế
ngoạ long, theo thuyết phong thuỷ là rất quý hiếm.
Thượng miếu thờ vua, đế hậu,đế phi cùng các bậc Thuỷ tổ tộc Đông-A.

12


Hạ miếu thờ Hưng Đạo đại vương cùng thân quyến, tả hữu tướng lĩnh, nhưng trong
tín ngưỡng thì có sự khăng khít. Dân gian về khu Trần miếu trong dịp Xuân - Thu
nhị kì, ngay cả những ngày kỉ niệm các vua ở Thượng miếu đều xuống lễ ở Hạ
miếu và ngược lại.
2.1.4. Kiến trúc của khu di tích Đền Trần
Đền Trần là một đền thờ tại đường Trần Thừa phường Lộc Vượng, thành phố
Nam Định, là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá
hủy vào thế kỷ XV.
Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường ( hay đền
Thượng ), đền Cố Trạch ( hay đền Hạ ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải
qua hệ thống cổng ngũ môn ( A 1, trang 41). Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam
môn ( cổng chính phía nam) và Trần Miếu ( Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một
hồ nước hình chữ nhật có tên là giếng ngọc ( A 2, trang41 ). Chính giữa phía sau hồ

nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía
Đông là đền Cố Trạch.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa
tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường
và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu.
Đền Thiên Trường ( A3, trang 42 ) được xây trên nền Thái miếu và cung
Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng
Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay
được dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các

13


năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm
Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu
hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng
cộng có 9 toa, 31 gian. Khung đền bằng gỗ lim, mái lợp ngói, nền lát gạch.
Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13 mét. Mặt ngoài tiền
đường có hình 2 con rồng ở lối vào được khắc bằng đá ( A 4, trang 42) .Có 12 cột
cái cùng 12 cột quân, tất cả đều được đặt trên chân tảng bằng đá hình cánh sen có
từ thời Trần là chân cột cung Trùng Quang cũ. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của
các quan có công lớn phù tá nhà Trần
Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần ( A 5, trang
43). Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba
cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế.
Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ
Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng
được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải.
Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần
nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, và ban thờ riêng cho các quan võ.

Đền Cố Trạch ( A6, trang 44 ) nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ
sân, là bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo
bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên
Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên
Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của
Hưng Đạo thân vương). Do đó khi xây đền này vào năm 1894 khánh thành vào

14


năm 1895, đền được đặt tên là Cố Trạch Từ (đền nhà cũ). Đền Hạ là tên thường gọi.
Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền
đường của Đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng
Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa ( A7, trang 44 )
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo
cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các
quan võ.
Gia tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị
văn thần triều Trần
Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân
nhân họ Trần.
Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo ( A 8, trang 45 ),
bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.
Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng
Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của
Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
Đền Trùng Hoa (A9, trang 46 ) mới được chính quyền tỉnh Nam Định với sự
hỗ trợ về kinh phí của chính phủ xây dựng từ năm 2000. Đền được xây trên nền
cung Trùng Hoa xưa - nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị
thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng

đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm (A 10, trang 46 ). Tòa thiêu
hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn.
Gian hữu vu thờ các quan võ.

15


2.2. Các giá trị của di tích Đền Trần.
2.2.1. Giá trị lịch sử
* Công trình thờ tự tại Thượng miếu.
Thượng miếu còn gọi là đền Thiên Trường, đền Thượng là nơi thờ mười hai vị
vua thời chính thống và hai vua thời hậu Trần, tổng cộng mười bốn đời vua.
Trên các ban đều có ngai rồng cùng bài vị chạm khắc tứ linh, sơn son thiếp
vàng lộng lẫy, cũng là điều thể hiện sự kính trọng theo cách truyền thống.Tại toà
đệ nhị, gian chính giữa có ban thờ trên bài trí long ngai, long bài ghi hàng chữ: “
Trần triều liệt miếu tiên hoàng đế thần vị” (Thần vị vua các vua vương triều Trần
tại miếu thờ). Phía sau ban thờ liệt miếu mang tính chất chung có ba ban và trên các
ban đều có long ngai, long bài ghi thần hiệu hoàng đế. Trong số mười bốn hoàng
đế, tuy xếp hàng theo hàng ngang, nhưng các vị Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông,
Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông là những bậc quan vương tiêu biểu, lại là các vị
mở nghiệp đế cũng như giữ gìn phát huy chế độ quân chủ, cha truyền con nối,
không chỉ làm cho tông miếu xã tắc hiển vinh, mà còn làm cho quốc gia, dân tộc
rạng danh nên được bài trí trang trọng ở gian chính giữa. Hai ban ở phía Đông và
phía Tây, mỗi bên bài trí thờ năm vị vua theo cổ lệ của miếu Tức Mặc, đến ngày
nay vẫn được trân trọng.
Trong các vị vua thờ tự hai bên thì mỗi vị vua đều có những truyền thuyết
về lịch sử như: Vua Trần Minh Tông hoàng đế cũng là vị vua hiền nhưng cuối đời
mắc phải lỗi giết oan nhạc phụ nên ít nhiều ảnh hưởng đến triều chính. Đời Trần
Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông rồi Trần Duệ Tông tuy đều là con
thượng hoàng Minh Tông nhưng anh em được thay nhau làm vua bởi thiếu đội ngũ

thái tử kế cận, làm mất đi chế độ cha truyền con nối mà hàng ngàn năm đã có trên

16


bản địa. Các triều vua này lại hạn chế việc phát huy đức sáng của tổ tiên, cũng như
thiếu vững vàng chèo lái con thuyền Đại Việt khiến nội trị suy kém, việc chế ngự
ngoại bang không thành sự. Vua Trần Duệ Tông tử trận, con trai 16 tuổi được nối
ngôi tức Trần Phế Đế. Nhưng vì nhu nhược nên 12 năm sau bị phế truất (1388).
Ông vua thứ 11 lên thay lại là con út thượng hoàng Nghệ Tông, anh họ Trần Phế
Đế, lên ngôi năm 11 tuổi, 9 năm sau bị truất ngôi rồi xuất gia và bị giết. Ông vua
thứ 12 là Trần Thiếu Đế, 3 tuổi lên ngôi và chỉ vài năm sau bị phế truất (13981400).
Như vậy Thượng miếu ở toà chính điện, dân gian còn gọi chính tẩm, thờ 14
vị hoàng đế. Điều đặc biệt là mỗi hoàng đế đều được ghi duệ hiệu đặt trên long ngai
riêng và được sắp xếp theo hàng ngang ở các gian.
Việc tôn thờ ở Trần Miếu có từ lâu đời và được các triều đại nối tiếp quan
tâm đến việc xây dựng, mở mang nơi thờ tự, cũng như ban cấp sắc phong. Nhưng
do hoàn cảnh chiến tranh, hiện tại chỉ còn 9 đạo sắc thời Lê Vĩnh Thịnh thứ 6
(1710) và một đaọ niên hiệu Tự Đức thứ 33(1880).
Hậu cung Thượng miếu tuy chỉ có ba gian ở phiá sau toà đệ nhị, nhưng tiền
nhân bố trí thờ tự khá phong phú.Gian giữa đắp nổi bức đại tự với bốn chữ “ Triệu
vượng cơ tích” ( Dấu vết ban đầu lập nghiệp). Phía dưới có khám thờ. Trong khám
có bày hai hàng bài vị:
Hàng phía trong bao gồm ba bài vị 1, 2, 3 ghi: “ Trần triều truy tôn hoàng đế
thần vị”(Ngôi thần của các vị Thuỷ tổ vương triều Trần
Hàng bên ngoài cũng có ba bài vị, bài vị số 4 ghi: “ Trần triều truy tôn Mục Tổ
hoàng đế, Ninh tổ hoàng đế, Nguyên Tổ hoàng đế, Thái tổ hoàng đế”(Ngôi thần
được triều Trần truy tôn: Mục Tổ (Trần Kinh), Ninh Tổ (Trần Hấp), Nguyên Tổ

17



(Trần Lý), Thái Tổ (Trần Thừa ) là bậc hoàng đế. Đây là bốn cụ tổ họ Trần về định
cư lập nghiệp ở Tức Mặc rồi sang Thái Đường, từ đây mà sinh ra các con cháu đem
vinh quang cho dòng họ cũng như dân tộc.
Bài vị số 5 ghi việc truy tôn phu nhân của các cụ tổ vừa nêu là bậc Hoàng thái
hậu: “Trần triều truy tôn Mục Từ hoàng thái hậu, Nguyên Từ hoàng thái hậu, Quốc
Thánh hoàng thái hậu” (Truy tôn phu nhân của các cụ tổ là Mục Từ, Ninh Từ,
Nguyên Từ hoàng thái hậu, Quốc Thánh là Hoàng thái hậu của triều Trần)
Riêng đối với Thái Tổ Trần Thừa là người sinh ra vua, được ghi thêm bài
vị, có sự truy tôn đặc sắc hơn (bài vị số 6): “Trần triều Hiếu Tổ truy tôn Thái
thượng hoàng, hiệu thuỵ khai vận lập cực thuỳ dụ chí hiếu hoàng đế thần vị”(Triều
Trần truy tôn ngôi thần cho Hiển Tổ là Thái Thượng Hoàng, tên thuỵ có công mở
vận hội lập vương triều, đáng bậc hoàng đế rất mực có hiếu).
Hậu cung còn có hai gian tả hữu. Gian bên phải được đắp nổi hai chữ “Khôn
thừa” (Quẻ khôn, ví với đất, nói về đức hạnh phụ nữ). Ban thờ có bài vị đặt trên
long ngai ghi: “Trần triều đế hậu liệt vị” (Ngôi thần các vị hoàng hậu của nhà
Trần). Như vậy đây là bài vị thờ chung tất cả các vị được tôn là hoàng hậu, người
đứng đầu cai quản trong nội cung, có vai trò rất quan trọng. Các vị đế hậu triều
Trần, phần đa xứng đáng bậc quốc mẫu như Thuận Thiên hoàng hậu, Thiên Cảm
hoàng hậu, Khâm Từ hoàng hậu… Các vị này đã góp phần nội trị, giúp vương triều
thuận chiều mát mái, cố kết nhân tâm để hoàng tộc, vua tôi chăm lo việc nước, góp
phần đưa việc trị quốc an dân đạt thành quả đáng kể mà sử sách đã có những
chương mục ca ngợi.
Gian bên trái có đại tự “ Tốn thuận”. Ban thờ ở đây có bài vị “ Trần triều đế
phi liệt vị” (Ngôi thần các bà hoàng phi của các hoàng đế). Các hoàng phi thường

18



là các những người trẻ trung hơn, xinh đẹp hơn, phần lớn các hoàng phi triều Trần
là những người xác định phận sự tuân thủ quy tắc hậu cung. Nhiều người còn tỏ rõ
đức độ như Lệ Trinh nguyên phi thời Trần Thái Tông, là người rất thương dân,
khuyến khích việc nông trang, mở chợ cho dân trao đổi hàng hoá, giúp đỡ người
nghèo. Bà còn lập chùa thờ Phật để đôi khi hoàng đế tới thăm có nơi phụng đạo.
Việc thờ tự tại Thượng miếu nhìn chung từ công trình đến bài trí, đồ
thờ tự còn đơn giản, chưa được ngang tầm với vị thế, cũng như công lao của các
bậc Tiên quân hoàng đế, cũng như hoàng hậu, vương phi triều Trần
* Công trình thờ tự tại Hạ miếu.
Tại Hạ miếu ngoài cùng là tiền đường, tiền đường thường to rộng hơn các
tòa khác, nơi thường diễn ra hành lễ, do vậy ít bài trí ban thờ. Tại gian giữa tiền
đường có ban thờ chung, trên có long ngai bài vị ghi:
“-Trần triều nhập nội thị Thái úy Phò mã Đô úy Nguyễn An Nghĩa tôn
thần” (Vị tôn thần Nguyễn An Nghĩa là con rể vua, chức Thái uý triều Trần)
“-Trần triều Phạm Điện súy Thượng tướng quân Quan nội hầu tôn thần”
(Vị tôn thần Phạm Ngũ Lão Điện súy Thượng tướng quân tước Quan nội hầu triều
Trần”
“-Trần triều Tham tán quân vụ Phạm tôn thần” (Vị tôn thần Phạm Ngộ,
tham mưu việc quân dưới vương triều Trần)
Ba vị trên là danh tướng, trợ tá đắc lực giúp Hưng Đạo đại vương trong sự
nghiệp chống đế quốc Mông Nguyên thế kỷ XIII. Và tại đây, các vị hiện diện ở
cung ngoài, như sẵn sàng chờ lệnh giúp đại vương trợ thuận cho muôn dân theo sở
cầu của trăm họ.
Phía trong tiền đường là tòa thiêu hương làm kiểu phương đình bốn mái cong

19


cong. Trong thiêu hương có đặt long đình, đặc biệt trong long đình chạm bức phù
điêu tượng Phật tam thân, theo kiểu dáng ba tòa ở các chùa( Phật thời quá khứ, Phật

thời hiện tại, Phật thời tương lai). Dưới hàng tượng tam thân( còn gọi tam thế) có
bức phù điêu “Trúc Lâm tam tổ” ( phái Trúc Lâm do đệ Nhất tổ Trần Nhân Tông,
đệ nhị tổ Pháp Loa, đệ tam tổ Huyền Quang). Hai bên siêu hương có hai dãy nhà
nhỏ tạo sự khép kín nơi tôn nghiêm. Nhà bên Đông thờ “Võ ban huân thần liệt
vị”(các võ tướng, nhất là lục bộ tướng tâm huyết phù tá Đại vương đánh giặc). Lại
có cả bài vị “Trần gia chính phái liệt vị”(Các vị thuộc chính phái họ Trần). Tòa bên
Tây thờ “Văn ban huân thần liệt vị” (các văn thần có công lao). Và có bài vị thờ : “
Hiệp biện Đại học sỹ, Nhập nội Hành khiển Trương tôn thần”. Đây là vị văn thần
đạo cao đức trọng Trương Hán Siêu, được Hưng Đạo đại vương tin cẩn.Ở đây còn
có bài vị thờ : Hiệp biện Đại học sỹ lĩnh Định - An Tổng đốc Phạm Thiện Nhân.
Đây là bài vị thờ tổng đốc Phạm Văn Toán, người có nhiều công lao xây dựng miếu
nhà Trần (kể cả đền Thượng cũng như đền Hạ).
Tòa đệ nhị có đại tự: “Hưng Đạo thân vương cố trạch” khắc năm Đinh Dậu
(1897) dưới triều vua Thành Thái. Qua nội dung đại tự khách hành hương hiểu đây
là nơi nhà cũ của Đại Vương. Phần bài trí thờ tự tại tòa đệ nhị như sau: Gian giữa ở
vị trí trung tâm có ngai, bài vị:” Trần triều Thái sư Thượng quốc công Hưng Đạo
đại vương. Phía trước bài vị thờ là thần tượng Hưng Đạo đại vương rất uy nghi,
cũng vị trí trung tâm, hai bên có ngai cùng bài vị:
- “ Trần triều Thánh tử tứ vị Đại vương tôn thần chi vị”(bài vị bốn Đại vương
tôn thần, con của đức Thánh trần)
- “Trần triều Điện súy Thượng tướng quân, quan nội hầu Phạm Ngũ lão đại
vương tôn thần” (Tôn thần Điện súy Thượng tướng quân, tước quan nội hầu Phạm

20


Ngũ Lão đại vương).
Gian bên phải có ban thờ, ngai, bài vị đề: “-Trần triều hữu bộ tướng tòng tiền liệt
vị” (bộ tướng giúp triều Trần, được thờ phụ); “-Trần triều tả bộ tướng tòng tự liệt
vị” (tả bộ tướng được phối thờ cùng đại vương). Các vị tả, hữu bộ tướng là những

người hiền giúp triều đình trong sự nghiệp bình nguyên và trị quốc an dân, phải kể
đến tứ vị vương tử là con của Đại vương, cùng với Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ
Lão, Trần Thì Kiến, Trương Hán Siêu, Phạm Lãm...
Chính tẩm (còn gọi tòa đệ nhất), công trình này gồm ba gian thiết kế lối trùng
thiềm, các cấu kiện như cột, xà, câu đầu..làm theo lối cũ. Gian giữa bài trí ban thờ
lớn, phía trong đặt khám thờ có bài thị Vương phụ, Vương mẫu.
1. Hiển Thánh khảo An Sinh Vương, truy phong Khâm Minh đại vương
thần vị (Thân phụ của Đại vương là An Sinh Vương, truy phong Khâm Minh đại
vương thần vị).
2. Hiển Thánh tỷ An Sinh Vương phu nhân, truy phong Thiện Đạo quốc
mẫu thần vị (Thân mẫu của Đại Vương là An Sinh Vương phu nhân, truy phong
Thiện Đạo quốc mẫu thần vị).
3. Thân vương Khâm sai Tiết chế thiên hạ chư quân, Thái sư Thượng
phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương thượng đẳng thần, thần vị
(Thần vị Thân vương Khâm sai Tiết chế thiên hạ chư quân, Thái sư Thượng phụ
Thượng quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng đẳng thần)
4. Hưng Đạo đại vương phu nhân, hiệu Thiên Thành công chúa, truy
phong Nguyên Từ quốc mẫu, sắc phong Thiên Uy thái trưởng công chúa (Thần
vị phu nhân của Hưng Đạo đại vương hiệu là Thiên Thành công chúa, truy phong
là Nguyên Từ quốc mẫu, sắc phong là Thiên Uy thái trưởng công chúa)

21


5. Giữa hai long bài 3 và 4 nêu trên còn có cỗ khám nhỏ trong có bài
vị ghi như trên, lại có ván che ngoài (hãm trung) xin coi đây là cỗ khám thờ chung
Đại vương và phu nhân.
Hai bên gian giữa đều có ban thờ ở phía Đông và phía Tây.
Phía Đông thờ các vị phu nhân của Vương tử và các vị Công chúa
Phía Tây thờ bốn vị con của Đại vương và con rể Điện Súy, thượng tướng

Phạm Ngũ Lão
Các bài vị ở gian phía Đông gồm:
 Hưng vũ Đại vương nhất phẩm phu nhân
 Hưng Nhượng đại vương nhất phẩm phu nhân
 Hưng Hiến đại vương nhất phẩm phu nhân
 Hưng Chí đại vương nhất phẩm phu nhân
(Các vị phu nhân ghi chung bài vị số 6)
Một long bài khác ghi hai Công chúa đó là:
 Đệ Nhất công chúa Nhân Miếu hoàng hậu (vợ Nhân Tông hoàng đế)
 Đệ nhị Thủy Tiên Công chúa Điện súy phu nhân (Vợ đại quan Điện
súy Phạm Ngũ Lão và là con gái nuôi Đại Vương)
Gian phía Tây thờ bốn Vương tử gồm:
 Trần triều vương tử Khai Quốc công Hưng Vũ đại vương thần vị
 Hưng Nhượng đại vương thần vị (Trần Quốc Tảng)
 Hưng Hiến đại vương thần vị
 Hưng trí đại vương thần vị
Một bài vị khác cũng đặt trên ngai (số 9) ghi: Trần triều vương tế Điện súy
Thượng tướng quân, quan nội hậu Phạm Tôn thần thần vị.

22


Như vậy đền Trần là nơi thờ tự gia tộc nhà Trần, triều đại hưng thịnh nhất Việt
Nam. Một triều đại có bộ máy tập quyền thống nhất trên tất cả mọi mặt: văn hóa,
giao thông, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Và cũng nhờ có chính sách thân dân
nên các vua Trần đã xây dựng nên khối đại đoàn kết toàn dân trong thời bình và
nhất là trong thời chiến. Trong đó vai trò hoàng đế thật vô cùng lớn lao. Các vị
hoàng đế thời Trần trị vì gần hai thế kỷ có đến 2/3 thời gian làm cho non nước Đại
Việt hùng cường, để lại những mốc son, những ấn tượng tốt đẹp trong dân gian về
võ công - văn trị cho dân tộc và nó trở thành truyền thống vàng son cho đất nước.

Đặt tiền đề huy hoàng cho những trang sử của các triều đại kế tiếp, cũng như thời
đại mới của chúng ta. Qua việc thờ tự các vua Trần cho thấy được sự ngưỡng mộ
của nhân dân ta đối với thế hệ cha ông đi trước đó chính là truyền thống uống nước
nhớ nguồn của nhân dân Việt Nam ta.
2.2.2. Giá trí kiến trúc, nghệ thuật của di tích Đền Trần.
Trong kiến trúc quần thể Đền Trần thì công trình trung tâm là Thượng miếu.
Thượng miếu có nội dung thờ tự một phần của Tiên miếu mà năm 1231 Trần Thái
Tông về làm lễ nhưng vị trí nhà từ xưa có ở trên nền Thượng miếu không? Điều
này khó có thể chứng minh bằng phế tích công trình. Nhưng theo truyền thuyết
cùng bản ghi “Trần thị đại tông từ đường” thì sau tai họa giặc Minh, Lê Thái Tổ
thống nhất giang sơn, con cháu họ Trần tìm về khu Khang Kiện, khu Động Kính và
khu Bái Thôn của hương Tức Mặc tái định cư lập nghiệp, hình thành các chi phái
như Trần Huy, Trần Đăng, Trần Thế.
Một vài tài liệu khác của hậu duệ Đông - A còn khẳng định công trình này ban
đầu có ba gian bằng gỗ lim và lợp vào năm Chính Hoà thập ngũ niên.
Cũng theo tài liệu và di ngôn dân gian thì sau ba mươi năm, vào niên

23


hiệu Đức Long, Trần miếu được làm thêm năm gian tiền tế bằng gỗ lim, nhưng vẫn
lợp tranh. Sang thời Nguyễn Tự Đức, triều đình quan tâm, các quan chức hàng tỉnh,
huyện hết lòng vào công việc tu sửa tôn tạo, thay mái tranh bằng mái ngói. Vào
cuối thế kỉ XIX(1895) rồi niên hiệu Thành Thái thứ 15 (1903), tiếp đến niên hiệu
Duy Tân đầu thế kỷ XX Trần miếu lại được tu sửa phần ngoại thất, như xây dựng
ngũ môn, tạo hồ nước trước công trình, đắp đôi voi chầu tại sân Thượng miếu. Như
vậy các hạng mục ngoại thất được kiến tạo cách đây khoảng 100 năm. Nó trở thành
di sản vật thể cùng với toà ngang dãy dọc trên khu vực miếu cổ nhà Trần tạo nên
thắng tích, góp phần cho trang sử vàng Đông - A thêm lung linh màu sắc.
Thượng miếu nằm trên khu đất cao ráo, có thể khẳng định là vị trí trung tâm

của tổng thể miếu đền nơi đây. Toàn bộ công trình làm theo trục đối xứng Bắc Nam bao gồm chính điện(chính tẩm) tả, hữu vu, siêu hương (thiêu hương), tiền tế,
ống muống (nhà nhỏ hai bên tiền tế), tả, hữu giải vũ, Ngũ môn (Ngọ môn) với 10
toà lớn nhỏ, được bố cục đăng đối hài hoà đẹp mắt. Bình diện công trình có sân
trong (còn gọi sân rồng) với hàng rồng đá từ trên thềm cao năm cấp nhao xuống,
cùng hàng gạch hoa trên đường chính đạo (gạch phục chế theo mẫu từ thời Trần).
Sân rồng còn có tường bao, đồng trụ, đôi voi lớn đứng chầu hai bên dưới bóng cây
bàng cổ thụ, khiến ngoại thất nơi tẩm miếu thoáng đãng, sáng chiều đều râm mát
gợi cảm. Phía ngoài sân rồng là hồ nước rộng hàng mẫu, xung quanh có vườn cây
cảnh, cây lưu niên, cây cổ thụ toả bóng nghiêng ngả trên hồ, hoà quyện với cột trụ,
tường hoa, mái ngói cùng mây trời như thêu dệt bức tranh thuỷ mặc Trần miếu.
Phía ngoài hồ nước có sân giữa với hàng cây cổ thụ nhiều dáng vẻ, rồi Ngũ môn cổ
kính, hoành tráng với ba chữ lớn tạc trên đá “Chính Nam môn” như nhắn nhủ cho
hiện tại và mai sau, phải quay về phía Nam, hoài tưởng hương Tức Mặc quê vua

24


như văn bia có ghi “ Cố đế hương dã”.
Tổng thể các toà Thượng miếu từ chính điện, siêu hương, tả hữu vu,
tiền đường, ống muống, giải vũ rồi Ngũ môn tuy lớn nhỏ khác nhau, bộ mái khác
nhau nhưng đồng phong kiến trúc thời Nguyễn, lại khiêm tốn việc gia công nghệ
thuật điêu khắc ở cấu kiện công trình, như một số đền, đình tín ngưỡng khác, nhất
là phục chế đúng nếp cũ của Trần miếu thế kỷ XVII, như chạm khắc rồng trên bộ
cửa ở toà tiền tế hiện còn lưu. Những toà ngang dãy dọc chính, phụ được bố cục có
thấp, có cao vừa trải rộng, vừa vươn dài theo thế tay ngai. Trên trăm mét chiều
rộng, hàng trăm mét chiều dài được vươn dần về phía Nam tạo một không gian
mênh mông trữ tình, đượm thi vị.
Chính điện có chiều dài 13m20 rộng gần 12m là công trình thiết kế không cầu
kì nhưng to, cao theo lối cổ chồng diêm, lại cách tân thành ba gian cuốn hậu cung
tạo thêm cung thờ tự. Chính điện thờ 14 vị hoàng đế, hậu cung thờ Tiên tổ cùng các

hoàng hậu, hoàng phi. Hạng mục chính điện cao trên 7m, phần hiên rộng 4,2m
khiến diện tích hiên khá thoải mái, khách hành hương có thể đứng ngoài bái vọng.
Ban khánh tiết Thượng miếu cũng đã tạo hương án tại hiên ở gian chính giữa, phía
dưới chữ đại tự “Thiên Trường cung”, đáp ứng nhu cầu dâng hương của đông đảo
bà con. Phía trên hai bộ cửa lớn ở hai bên chạm đề tài tứ quý công phu nghệ thuật,
còn treo hai đại tự lớn “Trùng quang”, “Trùng Hoa” ghi lại kỉ niệm 744 năm trước,
nơi đây vương triều xây dựng cung riêng để Thượng hoàng về ở và làm cung Trùng
Hoa cho các hoàng đế đương nhiệm ở kinh đô lui về thăm hỏi sức khoẻ Thượng
hoàng, hoặc
bẩm báo, đệ trình những quốc sách quan trọng.
Phía trước chính điện là công trình siêu hương. Đây là toà mái cong bốn mái,

25


×