Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc si la ở mường tè, lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.2 KB, 39 trang )

MỞ ĐẦU
Từ buổi đầu dựng nước cho đến nay, các dân tộc thiểu số đã đóng góp đáng kể
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng truyền thống lịch sử, văn hoá
của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.Trong đó, văn nghệ dân gian các dân tộc
thiểu số có những thành tựu độc đáo với những sắc thái riêng biệt. Việc tìm hiểu
Văn nghệ dân gian các Dân tộc thiểu số còn thể hiện đường lối dân tộc và đường
lối văn hoá văn nghệ của Đảng ta, phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các
dân tộc anh em trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây
dựng nền văn hoá văn nghệ Việt Nam thống nhất và mang tính chất dân tộc phong
phú.
Nhận thức được vấn đề trên và dựa trên vốn kiến thức mà tôi đã được trang bị khi
nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến dân tộc, tộc người trong học phần Văn
hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, nên tôi đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu sâu
hơn về giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Sila.Si La là dân tộc thiểu số ít người,
là một trong những dân tộc có nét văn hóa đậm đà giàu bản sắc riêng. Đặc biệt là
những giá trị văn nghệ dân gian vẫn là mạch nguồn nguyên sinh cần được khám
phá, gìn giữ và phát triển.
Trong bài tiểu luận tôi đã tập trung nghiên cứu những giá trị văn nghệ dân gian của
dân tộc Si La ở Mường Tè, Lai Châu.

1


NỘI DUNG
1.Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn gốc lịch sử của
người Si La ở Mường Tè, Lai Châu
1.1.Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của người Si La ở Mường Tè,
Lai Châu
1.1.1.Đặc điểm về vị trí địa lí
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm phía Tây bắc Việt
Nam. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934 ha, chiếm 29,6% diện tích của tỉnh


Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Vị trí Tiếp giáp:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Phía Tây: giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và 13 xã (Bum
Nưa, Bum Tở, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sủ, Mường Tè, Nậm Khao, Tà Tổng, Pa
Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ). Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Mường
Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây Bắc theo đường bộ tỉnh lộ 127,
quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa Tần - Mường Tè. Huyện Mường Tè
có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 130,292 km đi qua
6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ) nên Mường
Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên
giới Quốc gia.
1.1.2.Đặc điểm về kinh tế xã hội
Về kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2010 là 14,5%, đạt 115,5% so với
mục tiêu nghị quyết. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế đạt: nông – lâm nghiệp 56,3%;
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 23,32%; dịch vụ 20,38%. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 4,5 triệu đồng/năm. Sản xuất nông - lâm nghiệp có bước phát triển khá
toàn diện, giá trị sản xuất đạt 728,73 tỷ đồng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp được
duy trì và mở rộng, đã tập trung quy hoạch và ưu tiên phát triển các cơ sở khai
2


thác, sản xuất vật liệu xây dựng, trong 5 năm giá trị sản xuất Tiểu thủ công nghiệp
đạt 578,28 tỷ đồng.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho huyện Mường Tè
những thuận lợi để phát triển du lịch cũng như kinh tế. Mường Tè có nhiều danh
lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, hang động, suối khoáng, núi đá tự nhiên nổi
tiếng. Huyện Mường Tè gần Nhà máy thủy điện Lai Châu thuộc huyện Nậm Nhùn,

song chiếm gần như trọn lòng hồ của thủy điện…đây là những tiềm năng để phát
triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh lòng hồ sông Đà, kết hợp với nghỉ
dưỡng.
Về dân số tính đến tháng 12 năm 2016, huyện Mường Tè có dân số khoảng 43.576
nghìn người; gồm 10 dân tộc anh em và một số dân tộc khác cùng sinh sống. Trên
địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Thái, Hà Nhì, La Hủ, Si La
…với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng hát, say sưa trong điệu xòe của
người Thái, Hà Nhi.... và kiến trúc xây dựng nhà sàn mang đậm sắc thái.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ
huyện đã làm cho Mường Tè từ một huyện thuần nông kinh tế kém phát triển đến
nay Mường Tè đã có nhiều thay đổi, kinh tế có bước phát triển, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch đúng định hướng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo cán bộ,
đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên, chính trị ổn
định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
1.2.Khái quát về tộc danh, nguồn gốc lịch sử, dân cư và phân bố dân cư của người
Si La ở Mường Tè, Lai Châu
1.2.1.Tìm hiểu về tộc danh và nguồn gốc lịch sử
Về tộc danh người Si La còn có các tên gọi khác như: Cú Dê Tsừ, Khá Pé, Khả
Pẻ,.... Họ tự gọi mình là Cú Dề Xừ. Cho đến nay các cố lão trong các bản người
Sila cũng không nhớ được ý nghĩa của tên tự gọi này. Xưa kia họ còn được gọi là
Khả Pẻ có nghĩa là người chỉ cho người khác đồ vật để đút vào túi. Đó là cách gọi
để phân biệt cách mặc váy của người Si La ( giắt cặp phía sau), còn với người Thái
giắt cặp váy phía trước. Người Hà Nhì gọi người Si La là “Puy Nạ” ( tức là đen ).
Ở Lào, người Si La còn có tên gọi khác là Si Đa, Khơ, Lào, Xủng. Còn người Thái
gọi họ là Khả Pộ ( tức là người mặc váy ngược)..
3


Về mặt nguồn gốc lịch sử, tộc người Si La có quan hệ mật thiết với các tộc ngôn
ngữ Tạng- Miến nhất là các tộc thuộc ngữ tộc Di gồm các tộc: Di, Bạch, Khương,

La Hủ, Hà Nhì,...( ở vùng Tây Nam Trung Quốc); các tộc Miến, Ka Chin, Naga(ở
Myanma), Hà Nhì, Si La(ở Lào) và các dân tộc Lô Lô, Hà Nhì, Si La, Phù Lá,
Cống, La Hủ ở miền núi tây Bắc- miền Bắc nước ta. Dân tộc Si La có nguồn gốc từ
tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Hơn 200 năm trước đây do điều kiện thiên nhiên và
chiến tranh xảy ra giữa các dân tộc ở biên giới Trung Quốc. Nên người Si La đã di
cư xuống phía Nam, đến các nước:Lào, Thái Lan, Myanma, Philipin. Rồi lại di cư
sang vùng đất Mồ U ( Mường U), Mồ Lỳ ( Mường Lá) thuộc tỉnh Phonsaly ở
Thượng Lào. Do nhiều lý do khác nhau , các họ : Hù, Giàng, Ly, Bờ, Và và
Vàng,... đã di cư sang Việt Nam cách đây khoảng 200 năm . Khi sang Việt Nam,
đầu tiên họ cư trú ở bản Mường Tùng ( Lai Châu) sau chuyển về ở đầu suối Nậm
Cày (huyện Mường Lay), sau di cư tới xã Mường Mô, Nậm Hạ, Nậm Lọ (Mường
Tè, Lai Châu). Trước đó, vào năm 1973, một bộ phận người Si La tại hai bản Seo
Hai và Sì Thao Chải (xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) đã di dời và
đến định cư tại bản Nậm Sin xã Chung Chải hiện nay. Như vậy, người Si La ở bản
Nậm Sin (xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé,Điện Biên) có cùng nguồn gốc xuất
xứ với người Si La (Mường Tè, Lai Châu). Người Si La nói tiếng Si La, là một
ngôn ngữ của thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán- Tạng. Tiếng Si La có
quan hệ gần gũi với tiếng Hà Nhì.
1.2.2.Khái quát về dân số và phân bố dân cư
Dân tộc Si La là một trong 5 dân tộc thiểu số có tổng số dân dưới 1000 người ở
Việt Nam hiện nay. Theo kết quả điều tra, người dân tộc hiện nay cứ trú trong
phạm vi địa lý giới hạn tại hai bản Seo Hai và Sì Thao Chải ( bên bờ sông Đà), tại
xã Can Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu và bản Nậm Sin, xã Chung Chải,
huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trước khi chia tách và điều chỉnh địa giới 3
bản trên đều thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cũ. Dân tộc Si La hiện nay có
tổng số dân là 709 người( theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009).
Người Si La cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (530 người, chiếm 74,75% tổng
số người Si La tại Việt Nam), Điện Biên (148 người, chiếm 20,87% tổng số người
Si La tại Việt Nam). Đa số những người này sống tại hai bản Seo Hay, Sì Thao
Chải với trên 500. Ngoài ra, có khoảng 1.800 người Si La sống tại Lào.

1.3.Đặc điểm về đời sống văn hóa của người Si La ở Mường Tè, Lai Châu
4


1.3.1.Đặc điểm văn hóa vật chất của người Si La ở Mường Tè, Lai Châu
Người Si La ở nhà trệt hay nhà đất, có hai gian và hai chái nhỏ, có hiên và một cửa
ra vào. Bàn thờ ở góc trái trong cùng, trên có một chén rượu nhỏ và một quả bầu.
Nhà trệt của người Si La thuộc loại nhà phòng thủ, ngôi nhà ở gồm một gian hai
chái hoặc hai gian và hai chái nhỏ, mái thấp, lợp cỏ tranh đánh thành gắp, xung
quanh nhà bưng liếp đan bằng nứa. Mỗi nhà có một cửa ra vào. Riêng nhà của
trưởng họ có hai cửa, trong đó có một cửa phụ ở gian chái chính, gần nơi đặt bàn
thờ, dành cho anh em họ hàng thân thuộc vào thờ cúng tổ tiên nhân các dịp lễ tết,
cưới xin, giỗ chạp, vào nhà mới. Trong nhà được bố trí thành 4 khu vực theo hai
cấu trúc mặt bằng:
Khu vực bếp nấu ăn và để các đồ dùng sinh hoạt quanh bếp lửa, một góc nhỏ để
đặt các ống đựng nước. Khu vực này được ngăn chái nhà ở phía trái (theo hướng
từ cửa chính nhìn vào) suốt chiều rộng và mở một cửa nhỏ thông với gian chính ở
sát phên ngăn phía bên ngoài hiên.
Khu vực sinh hoạt là một gian hoặc 2 gian giữa. Ở giữa gian bên phải được kê một
bếp lửa (mì cố) bằng 3 hòn đá trong đó có một hòn quay về hướng bàn thờ tổ tiên
gọi là “sì chi kho lọ” . Vì vậy bếp sinh hoạt này còn được coi là bếp thờ và phải
làm lễ đặt bếp theo đúng tập quán khi làm nhà mới. Trước đây kiêng cấm phụ nữ
vào gần, kiêng mang các đồ uế tạp tới hoặc đặt vật dụng mất vệ sinh lên gác bếp.
Ngày nay nó vừa là nới sinh hoạt, vừa là nơi nấu ăn hàng ngày của gia đình.
Khu vực ngủ của gia đình được ngăn dọc theo chiều dài phía sau của 2 gian chính
và bằng 1/4 bề rộng. Khu vực này được chia làm 2 buồng nhỏ. Nếu cửa chính mở ở
gian bên trái thì buồng bên phải là nơi nhủ của vợ chồng chủ nhà, trong đó đặt một
chiếc bàn thờ (sì chi) kê cao sát góc trong bên phải làm nơi thờ cha mẹ, ông bà (trừ
nhà trưởng họ thì bàn thờ treo cao trên chiếc cột ở gian chính). Buồng bên trái là
nơi ngủ của các con, tuỳ theo số lượng con cái mà kê từ 1 - 3 giường (í dạ). Nếu

cửa chính mở ở gian bên phải thì buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà và bàn thờ ở
bên trái còn buồng ngủ của các con ở bên phải gồm: Cửa ra vào, buồng ngủ của
chủ nhà, nơi thờ cha mẹ, nơi ngủ của con cái.
.
Khu vực ngủ của khách là chái nhà bên phải (đối với các loại nhà có diện tích mặt
bằng như nhau) hoặc ở góc trái gian lồi để thông thoáng với hai gian chính. Cá
biệt có nhà ngăn riêng khoảng 1/2 diện tích gian này. Trong trường hợp gia đình
5


mới đón dâu về nhà mà chưa tổ chức lễ cưới thì đôi vợ chồng trẻ này sẽ ngủ tại
buồng khách. Xã hội không ngừng phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay, sự
thay đổi kiên trúc ngôi nhà là khó tránh khỏi. Tuy nhiên cấu trúc nội thất nhà người
Si La hiện nay mặc dù đã có phần mai một song vẫn được bảo lưu một số cấu trúc
cơ bản.[A1,Tr34]
Về trang phục phụ nữ Si La vẫn giữ được nét độc đáo truyền thống trong bộ trang
phục của dân tộc mình. Bộ trang phục nữ giới gồm có váy, áo, dây lưng và khăn
đội đầu:
Váy (Tồ Bi): Phụ nữ Si La mặc váy kín, dài đến mắt cá chân, màu đen. Khác với
phụ nữ Thái, phụ nữ Si La khi mặc váy cũng quấn nhưng giắt váy về phía sau. Có
lẽ do điểm khác này mà dân tộc Si La xưa kia còn được người Thái gọi là Khả Pẻ người mặc váy quấn ra đằng sau. Mỗi chiếc váy có hai phần gồm cạp và thân váy.
Áo (Pi Khồ): Phụ nữ Si La mặc áo ngắn năm thân hơi bó, màu chàm, cài cúc bên
nách phải, khác với áo nam, cổ áo nữ không may đứng mà chỉ viền theo mép vải
nên luôn bám sát với da người mặc. Cổ áo, tay áo và gấu áo đều được viền hoặc
may những khoanh vải khác màu, những đường viền này khiến cho bộ trang phục
trở nên mềm mại, sinh động hơn. Nét độc đáo của chiếc áo nữ Si La lại chính là
phần trang trí trên thân áo trước. Thân áo trước được tạo bởi một miếng vải có hình
thang cân. Trên đó được đính 72 đồng xu bạc thành 9 hàng ngang. Giữa các hàng
xu bạc trang trí các đường văn kẻ bằng chỉ đỏ.[A2,Tr34]
Khăn đội đầu (Ty đa ì xù): Đối với phụ nữ Si La, chiếc khăn đội đầu cũng là một

bộ phận không thể thiếu được, nó có liên quan đến lứa tuổi và tình trạng hôn nhân.
Khăn của người phụ nữ gồm có hai loại: Khăn trắng và khăn đen. Khăn trắng:
Thông thường các thiếu nữ bắt đầu đội khăn ở độ tuổi 13 – 14 tuổi, khi mà những
đặc điểm sinh học của giới tính bắt đầu xuất hiện trên cơ thể. Khăn làm bằng tấm
vải trắng hình chữ nhật, dài chừng 80 cm, rộng 20 cm, trên nền có thêu hoa văn tạo
thành những ô vuông lớn bằng chỉ đỏ. Khăn đen: Ngay sau khi về nhà chồng, các
cô gái Si La phải rời bỏ chiếc khăn trắng để đội khăn đen và chiếc khăn đen sẽ theo
họ suốt đời cho đến lúc chết. Nghi thức đội khăn đen được thực hiện ngay trong
ngày cưới do người mẹ chồng hoặc các bà cô chồng khâu, phần khăn được khâu
thành một chiếc túi quấn quanh búi tóc, tạo nên một cuộn tóc nằm ngang. Nếu
cuộn tóc này chưa đủ to thì phải độn thêm áo, cái mũ hoặc tóc của chồng. Khi
người Si La có con thì việc quấn khăn càng trở nên quan trọng. Nếu sinh con gái,
6


búi tóc trước trán và được quấn bằng chiếc khăn thẳng, không có túi để đựng tóc
như khăn “dơ phừ”, nếu sinh con trai người phụ nữ phải độn thêm một ít tóc rụng
của mình vào búi tóc gọi là “ô phạ” và chỉ cần đếm số khăn “ô phạ” là biết người
phụ nữ Sila có bao nhiêu con. Phụ nữ thường đeo túi đan bằng dây gai. Người Si
La xưa kia còn có tục nhuộm răng phổ biến ở nam giới nhuộm đỏ, nữ nhuộm đen.
Cũng như một số dân tộc anh em sinh sống trong vùng, trang phục của nam giới Si
La cùng mặc quần ống chân què, cạp lá tọa, áo cánh xẻ ngực, cài khuy vải, cổ
đứng, có 2 hoặc 3 túi, màu chàm xanh (giống trang phục của người đàn ông Cống,
Hà Nhì, La Hủ..). Tuy nhiên điều khác giữa đàn ông Si La với đàn ông các dân tộc
khác là nhờ ở chiếc khăn đội đầu. Nam giới Si La bao giờ cũng đội khăn trắng,
quấn khăn đầu rìu như nam giới Kinh xưa kia. Ngày nay, nam giới Si La đều ăn
vận âu phục, bộ nam phục truyền thống đang dần bị chối bỏ, chỉ còn số ít người
lưu giữ được và họ cũng chỉ mặc rất ít mỗi khi có dịp đặc biệt như lễ tết, cưới xin.
Người Si La quen dùng cả cơm nếp và cơm tẻ với các loại canh rau rừng là chính.
Ðạm thực vật chủ yếu là sản phẩm của săn bắt, đánh cá. Lúa gạo là nguồn lương

thực chính của cư dân các dân tộc Si La. Xưa kia, đồ ăn chính của họ là xôi (cơm
nếp đồ), các món rau (đồ, luộc, sào,..), các món canh,các món cá,....Vào mùa canh
tác, họ ăn bữa trưa trên nương, bữa tối ăn ở nhà. Đa số thích ăn các loại đồ chế
biến từ cá (cá nướng, cá chua, cá khô,..), thịt chua (ướp với thính), thịt muối, thịt
và muông thú treo gác bếp... Các món chế biến từ thịt chuột, sóc, chim...sấy khô
như món thịt sóc xào hoa chuối. Hay các món ăn từ rau, như: cháo rau bát(nơ lọ nơ
nhí), rau dớn (tá le/phắc cút) được luộc hoặc sào lên, ăn sống, rau tá cồ nấu với
cua, cá,... của người Si La. Đồ uống thường ngày của người Sila hiện nay là nước
chè, nước nấu với các loại lá cây trong rừng, vừa giải khác vừa có tác dụng bồi bổ
sức khỏe. Người Si La kiêng ăn thịt mèo.[A3,Tr35]
1.3.2.Đặc điểm về văn hóa tinh thần của người Si La ở Mường Tè, Lai Châu
Người Si La tin vạn vật đều linh thiêng. Họ cho rằng người chết đi sẽ thành ma
nhà, ma rừng núi, sông suối, nương rẫy, cây cối, lúa, ngô,...đều có ma. Với con
người, ngoài thể xác còn có vía (khoăn). Vía ra khỏi thể xác vĩnh viễn người sẽ
chết và biến thành ma nhà (phi hươn). Người Sila rất coi trọng việc cúng tổ tiên,
nhưng họ chỉ thờ cúng bố mẹ. Theo tục lệ Si La, từ ông trở lên, thời cúng ở nhà
người trưởng tộc họ.Người Si La chỉ cúng tổ tiên vào dịp tết, cơm mới và khi làm
7


đám cưới. Xưa kia, cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai hàng năm, người Si La tổ
chức cúng bản, đây là nghi lễ lớn nhất trong năm của họ. Họ cúng bản là để cầu ăn,
cầu mùa, cầu cho con hổ, chó sói,...không vào bắt lợn, gà,...chủ tế do mo bản (mù
phế) đảm trách. Hàng năm sắp đến dịp cúng bản, người già họp nhau lại bàn các
công việc của bản. Nếu năm trước mùa màng phong đăng, xóm làng yên ổn thì mo
bản cũ vẫn được tín nhiệm để điều khiển việc cúng bái của bản. Theo phong tục
của người Si La, khoảng bảy năm họ tổ chức gọi hồn lúa một lần. Trong nghi lễ
này, chủ lễ cầm bát gạo, vợt bắt cá và một cành lá đi xung quanh, khấn gọi hồn lúa
về. Khấn xong, ông ta vãi gạo ra nương, dẫn hồn lúa về kho ở trên nương, về bản
rồi vào nhà. Dẫn hồn lúa về đến nhà, họ mổ lợn, mổ gà cúng hồn lúa. Bát gạo dùng

để gọi hồn lúa được cấy giữ cẩn trọng. Vào tháng Hai, trước ngày tra hạt, họ tổ
chức cấm bang một ngày (mìa lô lô), không cho người lạ vào bản, vào nhà. Hôm
đó họ kiêng nấu thịt chim muông, lợn, gà,... và cấm sào nấu bằng mỡ. Họ cho rằng
vi phạm điều cấm kị trên sẽ mất mùa, gia súc, gia cầm bị dịch bệnh. Trước khi tra
hạt trên nương, các gia đình hoặc các dòng họ làm lễ khá xè la. Trước khi trời sáng,
chủ nhà hoặc trưởng họ mang một quả bầu đựng nước, một cục than hồng, gậy
chọc lỗ, các giống cây lúa, ngô, đậu, bí... lên nương. Sau khi khấn bái, họ chọc lỗ
tra hạt ( tượng trưng), sau đó họ vào lều nương nhóm lửa, ăn cơm( tượng trưng) và
lại tiếp tục công việc gieo trồng(tượng trưng). Trong thời gian tra lúa nương, sau
mỗi bữa cơm, chủ nhà mang một nắm cơm, cục than hồng tới gần lều cúng ma
nương (ia ve). Mục đích là cầu xin ma nương phù hộ cho mùa màng bội thu, con
người bình an, gia súc không bị bệnh dịch,....
Cuộc sống tinh thần của người dân Si La khá phong phú và đa dạng. Người Si La
xưa thổi sáo, đánh đàn giỏi, có nhiều làn điệu dân ca riêng, họ có các nhạc cụ và
nhiều làn điệu dân ca riêng của dân tộc mình. Kho tàng văn học dân gian của người
Si La khá phong phú, bao gồm ngiều thể loại như: sử ca, dân ca, tục ngữ, truyện cổ
tích, thần thoại,... Sử ca gồm những bài hát kể cội nguồn dân tộc, thường được hát
trong lễ tết. Hát giao duyên nam, nữ rất phổ biến, trai gái hát với nhau trong lúc lao
động sản xuất, hội hè. Những bài hát đó chủ yếu ca ngợi tình yêu, thiên nhiên và
lòng chung thủy. Ngày con trai dân tộc Si La thường tỏ tình với bạn gái bằng tiếng
sáo. Khi nghe tiếng sáo tâm sự của bạn tình, các cô gái sẽ cảm nhận tình cảm từ
tiếng sáo của ai đó rồi đến, làm quen và yêu nhau. Ngoài những nét văn hoá kể
trênngười Si La còn có nhiều làn điệu dân ca của dân tộc mình như: Điệu Y La Thế
(hát yêu, hát vui), ở làn điệu hát này lại có các làn điệu con như Ồ Xi Chê Y Là
8


Thế (hát ăn Tết), Dề Mế Ỳ Thìa (hát ru con), điệu Lỳ Bồ Khe (hát lúc có tang, lúc
buồn)...
1.3.3.Đặc điểm về văn hóa xã hội người Si La ở Mường Tè, Lai Châu

Về tổ chức xã hội truyền thống của người Si La, làng bản là đơn vị hành chính cấp
cao nhất. Bản của họ là các bản làng vùng cao đã định cư tương đối ổn định. Các
bản đều có bộ máy tự quản: trưởng bản và những người giúp việc do dân bầu hoặc
do quan lại bổ nhiệm. Ngoài ra bản còn có hội đồng người già, thầy mo,... là những
thành phần có uy tín, được dân bản tin tưởng. Công cụ quản lý và điều hành các
hoạt động trong bản là lệ tục, dư luận cộng đồng. Ai làm trái lệ, bị phạt và bị cộng
đồng lên án. Đất đai, sông suối, rừng núi trong phạm vi bản, do trưởng bản quản lý
mi gia đình đều có quyền khai thác. Quan hệ dòng họ khá chặt chẽ. Có nhiều tên
họ khác nhau nhưng họ Hù và họ Pờ đông hơn cả. Do quan niệm cùng tên họ là
cùng chung tổ tiên xa xưa do điều kiện cư trú xa cách, người ở chi họ này dễ dàng
xin nhập sang chi họ khác, cùng thờ tổ tiên với nhau. Mỗi chi họ đều có người già
nhất, không phân biệt dòng trưởng hay thứ, đứng đầu. Hàng năm vào hai kì, tết
năm mới và cơm mới, có lễ cúng tổ tiên chung ở nhà người trưởng họ với các lễ
vật rất đặc trưng như thịt sóc, cua, cá bống, ống rượu cần tượng trưng, vài bông
lúa, khoai sọ, bó lá hạt cườm. Trên mâm cúng không dùng hương mà đốt nến bằng
sáp ong. Những đồ thờ gia bảo của dòng họ bày ở bàn thờ là trống, nhạc ngựa, quả
bầu, chén đựng rượu. Khi người trưởng họ mất, chỉ sau 3 năm người lên thay mới
được quyền chuyển những đồ thờ này sang bàn thờ nhà mình. Người trưởng họ có
vai trò lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong họ, cưới
xin, ma chay, cho người ra khỏi họ hoặc kết nạp thành viên mới vào họ. Những
người cùng họ không được lấy nhau. Người Si La có các dòng họ: Hù, Lý, Vàng,...
Họ Hù thờ cúng là vật tổ là con hổ, không săn bắt hổ, không sờ vào hổ và kiêng ăn
thịt hổ.Người Si La thuộc xã hội phụ quyền, gia đình của họ cũng đều thuộc gia
đình phụ quyền. Trong đó vai trò của người đàn ông được đặc biệt đề cao, đặc biệt
là vai trò của các ông bố. Sau bố, vai trò của con trai trưởng cũng rất quan trọng,
thay thế bố đứng đầu gia đình. Hiện nay gia đình của họ đều thuộc loại tiểu gia
đình phụ quyền. Theo điều tra của Nguyễn Văn Huy năm 1970, bình quân nhân
khẩu của các gia đìng người Si La là 5,4 người. Tính phụ quyền trong gia đình của
người Si La rất nặng nề, con trai được quý hơn cả con gái, quyền thừa kế tài sản
chỉ thuộc về con trai( trong đó con trai cả, hoặc con trai út được hưởng nhiều nhất).

Khi phụ nữ lấy chồng phải đổi sang họ chồng, cấm con dâu ăn cùng mân với bố
9


chồng, anh chồng, cấm phụ nữa đến bàn thờ gia tiên, con dâu đên nơi ngủ của bố
chồng, anh chồng,....
Các nghi lễ chu kỳ đời người của người Si La. Người Si La có tục sinh đẻ khá gần
gũi, đối với họ đẻ non là điều tồi tệ nhất vì thế khi mang thai phụ nữ phải kiêng:
không được uống thuốc (kể cả thuốc nam), không bước qua hố, rãnh nước, không
được chôn cột, làm cối giã,... Theo tập quán, sản phụ đều đẻ ở trong buồng hoặc
cạnh bếp và ở tư thế ngồi. Mẹ chồng hoặc bà đỡ là người hỗ trợ sản phụ sinh đẻ.
Khi đứa bé ra đời họ thường cắt cuống nhau thai bằng cật nứa, lấy trên mái nhà ở
khu vực đặt bếp. Sau khi sinh con, sản phụ không được nằm trên giường, mà nằm
trên ổ rơm. Trường hợp đẻ khó, họ thường để người lớn tuổi thổi vào giữ đỉnh đầu
sản phụ vài ba lần, đặt yên ngựa lên đỉnh đầu thai phụ, đập vỡ một ống đựng nước,
đốt da voi thành than hòa với nước cho sản phụ uống,...Nếu nhà nào có người vừa
sinh con, gia đình đều yểm bùa ngăn ma dữ. Sau khi sinh con được ba ngày người
Sila làm lễ đặt tên con. Sau khi đẻ sản phụ được nghỉ ngơi kiêng cữ một vài tuần.
Trẻ em người Si La khi mới lọt lòng chưa có trang phục riêng. Trẻ được quấn trong
những chiếc tã cắt ra từ quần áo cũ của bố mẹ. Vải cũ mềm mỏng không làm hại da
trẻ. Trong quan niệm dân gian, cũng như nhiều tộc người khác, người Si La cho
rằng trẻ sơ sinh mặc quần áo mới sẽ khó nuôi. Những gia đình khá giả thường đeo
cho trẻ vòng cổ hoặc vòng tay bằng bạc để kỵ tà. Khi trẻ lớn khoảng 8 – 10 tuổi
mới có y phục riêng. Trang phục của trẻ em hoàn toàn giống trang phục của người
lớn cùng giới về kiểu dáng nhưng đơn giản hơn về màu sắc và hoa văn. Người Si
La không có nghi thức đánh dấu sự trưởng thành của trẻ theo hình thức của một lễ
thành đinh. Cha mẹ chỉ nhận biết sự khôn lớn của con cái thông qua những biểu
hiện về thể chất và tâm sinh lý. Mốc đánh dấu sự trưởng thành của một thành viên
công xã (từ một đứa trẻ trở thành người lớn) là hôn nhân để hình thành một gia
đình mới.

Giống như lễ cưới của nhiều dân tộc khác, trong lễ cưới của người Si La cũng có
một số bước như: Dạm hỏi, dạm ngõ, lễ cưới... . Mùa cưới của người Si La cũng
giống như nhiều tộc người khác, thường được tổ chức vào tháng 11, 12 âm lịch,
đây là thời điểm nông nhàn, cũng là thời điểm sửa sang nhà cửa để chuẩn bị đón
năm mới và dựng vợ, gả chồng cho con cái. Theo phong tục của người Si La, trai,
gái từ 14 - 15 tuổi trở lên đã được coi là người lớn và bắt đầu quá trình tìm hiểu,
xây dựng gia đình. Trai gái yêu nhau được quan hệ với nhau, người con trai được
ngủ qua đêm tại nhà người yêu của mình và phong tục cưới hỏi của người Si La
10


cũng rất đặc sắc họ làm lễ cưới hai lần. Trước ngày cưới, gia đình nhà trai làm cơm
mời ông mối là người già có uy tín trong bản về giúp đỡ gia đình. Trong lễ dạm hỏi
(Nó tè dẹ), ông mối là người thay mặt cho gia đình nhà trai đến thưa chuyện, bàn
bạc các công việc liên quan đến đám cưới với họ nhà gái như: Ngày đẹp để tổ chức
lễ cưới, giờ đẹp để đón dâu, những lễ vật mà nhà gái yêu cầu nhà trai đáp ứng.
Sáng sớm, ông mối đại diện nhà trai có mặt ở nhà cô gái, nói với mẹ cô gái. Sau lễ
dạm ngõ một tuần là đến lễ ăn hỏi. Ông mối thay mặt nhà trai sang đặt vấn đề và
xin cưới. Lúc đó, họ sẽ thống nhất ngày cưới cũng như số tiền dẫn cưới, sau đó ông
mối về thông báo lại cho gia đình nhà trai biết để chuẩn bị cho lễ cưới. Lễ cưới
được diễn ra trong hai ngày, ngày thứ nhất như đã hẹn trước, chị hoặc em gái của
chú rể sẽ đến nhà cô gái thật sớm ngỏ lời xin dâu. Ngày hôm sau, ông mối cũng có
mặt giúp gia đình chú rể chuẩn bị lễ vật, thực hiện các nghi lễ theo phong tục
truyền thống của dân tộc mình. Đồ lễ chuẩn bị cho lễ cưới gồm 1 con gà, 2 bát gạo
nếp, 2 quả trứng, 1 chai rượu, 1 bát nước, 1 cái cân tiểu li, 1 chiếc vòng cổ và 5
đồng bạc. Đến giờ đẹp đã định trước, từ sáng sớm (trước khi gà gáy), chị hoặc em
gái của chú rể sẽ sang nhà gái xin dâu và được mẹ hoặc chị dâu của cô gái dắt tay
cô gái ra cửa, trao cho các cô gái của gia đình nhà trai. Sau đó, em gái hoặc chị gái
chú rể cùng bạn bè của cô dâu đến đưa cô dâu đi từ biệt xóm làng. Từ biệt xong,
đoàn đưa cô dâu vào rừng để làm lễ nhập họ nhà trai. Sáng tinh mơ, từ rừng trở về,

mọi người đi thành hàng ngang, cô dâu đi giữa đến cửa nhà trai thì dừng lại. Lúc
này, thầy cúng bảo chú rể và mẹ chú rể chuẩn bị lễ cúng. Khi về đến nhà trai, cô
dâu và mọi người trong đoàn phải ngồi ngoài hiên chờ mẹ chồng lấy trang phục
mới để cô dâu thay. Lúc này, trưởng tộc ngồi cạnh bếp thiêng ở trong nhà sẽ làm lễ
báo tổ tiên, thông báo là gia đình sẽ có thêm thành viên mới. Sau khi cúng xong,
trưởng tộc trao trứng gà luộc và xôi cho chú rể để thực hiện các thủ tục, nghi thức
trước sự chứng kiến của tổ tiên và mọi người trong gia tộc. Chú rể từ trong nhà
bước ra, tay cầm xôi, tay cầm trứng, tay phải chéo qua tay trái đưa ra chạm tay cô
dâu. Cô dâu đứng ở ngoài cửa cũng bắt chéo hai tay trong lúc nhận. Một năm sau,
khi nhà trai chuẩn bị đầy đủ tiền, lợn, rượu, gạo,...họ sẽ làm đám cưới lần thứ hai.
Khi cưới lần hai, onng mối( kè lề số dề) là người thay mặt nhà trai lo liệu mọi việc.
Trước tiên, ông mối thay mặt nhà trai dẫn lợn, gà, rượu, gạo nếp,... sang nhà gái
xin cưới. Sau khi cúng trình ma ma nhà gái, tiệc cưới được tổ chức cả ở nhà trai và
nhà gái. Sau ngày làm đám cưới ở nhà trai, sáng sớm dâu, rể,... quay về nhà bố mẹ
đẻ cô dâu làm lễ lại mặt.[A4,Tr35]
11


Về tang ma của người Si La, theo tập quán sau khi tắt thở người chết được lau rửa
và được phủ vải trắng. Người chết được đặt trên chiếu trải ở giữa nhà, tiếp theo ,
họ mổ gà cúng. Theo tục lệ, những người cùng họ được chôn cất thành một khu, ở
phía đầu nguồn nước. Trước khi đào huyệt, họ làm nhà mồ che bên trên, xưa kia
người Si La làm quan tài trong nhà 9-10 ngày. Vào ban đêm, người Si La tế đưa
hồn người chết về quê hương cổ ở Mồ U. Trước khi đưa ma đi người con trai
trưởng đeo chiếc túi đựng gạo và vỏ ốc biển đứng cạnh ban thờ gia tiên, tung gạo
và vỏ ốc ra ngoài sân để tẩy xui cầu may. Khi đưa ma mọi người chú trọng giữ vía
của mình. Họ gọi vía của mình khi hạ huyệt, ra khỏi nhà mồ, khi quay về gặp ngã
ba, ngã tư,...Sau khi mai táng, họ quay về nhà con trưởng dội nước tắt bếp, vứt hết
củi cũ ra khỏi nhà sau đó nhóm lại bếp lửa mới. Một tuần sau khi mai táng, hàng
ngày con cháu mang đồ ăn ra mộ cúng người quá cố. Sau đó làm lễ tiễn biệt ma

người thân tại nhà. Tuy không để tang, khi làm ma cho bố mẹ con trai phải buộc
túm tóc lên đỉnh đầu, con gái phải tháo vòng cổ, tay. Nghĩa địa thường để dưới bản,
mộ của những người cùng họ thường ở gần nhau. Kiêng đặt mộ xa giữa những
người khác họ. Chọn được đất ưng ý để đặt mộ thì cuốc một nhát, đặt cục than vào
nhát cuốc đó, coi như đất đã có chủ. Sáng hôm sau mới làm nhà táng và đào huyệt.
Quan tài bằng khúc gỗ bổ đôi khoét rỗng.
2.Một số loại hình văn nghệ dân gian của người Si La và giá trị của nó trong kho
tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
2.1.Tìm hiểu một số loại hình văn nghệ dân gian của người Si La
2.1.1.Văn học dân gian của người Si La
Người Si La sinh sống chủ yếu bằng canh tác nương rẫy và lúa nước, hái lượm,
chăn nuôi gia súc, gia cầm đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Mặc dù đồng
bào đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất nâng cao năng suất, sản
lượng cây trồng, vật nuôi nhưng do trình độ văn hoá, dân trí thấp. Theo những
người cao tuổi và các nguồn tư liệu người Si La có vốn văn hóa vô cùng phong
phú. Trong sự phát triển tiến bộ của đời sống xã hội hiện nay, cơ bản những giá trị
văn hoá đồng bào Si La tích luỹ, nuôi dưỡng từ bao đời nay vẫn được lưu giữ được
trí nhớ, tiềm thức của những người cao tuổi như tập quán xã hội và tín ngưỡng, lễ
hội, các nghi lễ liên quan đến gia đình, cộng đồng, lễ hội, tín ngưỡng và nghi lễ
nông nghiệp như: Lễ thu hoạch (có du mía lố), Lễ tra hạt xuống giống (cà si le), Lễ
12


mừng cơm mới (ồ mí khe ); Lễ lên Lão (lễ mừng thọ - bà hù từ), lễ Cúng bệnh,
Tang ma, Lễ cưới,... Những quan niệm, nghi lễ truyền thống dân tộc Si La có ý
nghĩa tích cực khích lệ con người phấn đấu vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc
sống. Các lễ thức trong nghi lễ cúng tế, tạ ơn phong phú, đa dạng mang tính cộng
đồng cao, có ý nghĩa giáo dục và có giá trị nhân văn sâu sắc và trao truyền qua
nhiều thế hệ. Bên cạnh đó kho tàng văn học dân gian của người Si La khá phong
phú và đặc sắc. Bao gồm nhiều thể loại như : tục ngữ, ca dao, truyện cổ tích, thần

thoại,các câu đố,... Trường ca thiên di của người Si La kể về cội nguồn của họ :
Đất tổ của người Si La là ở Na Sa (vùng đất thuộc Tây Tạng – Trung Quốc). Trong
quá trình hàng nghìn năm thiên di, họ đi dần về phương Nam. Đến vùng Vân Nam
sống vài đời. Họ lại rời xuống vùng đất giáp danh Trung Quốc - Lào. Rồi lại di cư
sang vùng đất Mồ U của Lào. Từ đó, một nhóm người lại di cư đến vùng giáp danh
Lào – Việt Nam. Sang đến Việt Nam, họ cũng di cư lập bản ở nhiều nơi rồi mới
định cư ở địa bàn hiện nay (xã Kan Hồ, Huyện Mường Tè).
Trước kia, họ không có chữ viết riêng, kinh nghiệm trao truyền bằng lời hoặc qua
thực hành. Vì thế mà kho tàng văn học dân gian của người Si La đều được truyền
bằng lời nói. Nên họ có ngữ văn truyền miệng, tuy dân tộc Si La không có chữ viết
riêng, nhưng trong cuộc sống hàng ngày họ đã sáng tạo ra một nền văn học, nghệ
thuật dân gian phong phú về ca dao, tục ngữ, lời khấn, truyện cổ lưu truyền còn tồn
tại một số ít không đáng kể. Mặc dù theo kết quả nghiên cứu trước đây dân tộc Si
La có rất nhiều truyền cổ Si La như: Chàng mồ côi nghè (Bu si me si ê dè), Chín
dốt một khôn (Kỳ le Zhồ thừ le quẹ), Bà goá gọi củ mài từ trên ngọn cây xuống đất
(Mì shì mừ khú ha), Đổi cánh lấy lửa (à tố nẹ, mì dú phạ), Đười ươi và người đánh
cá (ế hê ne xu dè), Vì sao người Si La không có chữ (Pha bjọ mà xừ) Đi tìm nước
(uchò hoi)...
Kho tàng ngữ văn truyền miệng của người Sila khá phong phú. Đó là những câu ca
dao tục ngữ phản ảnh đời sống, tâm tư, tình cảm của người Sila trong cuộc sống
hàng ngày được truyền từ đời này sang đời sau :
“ Cháu yêu ơi..lớn nhanh nhé…
Lớn lên lập gia đình, sinh con đẻ cái như bụi giềng gió to nhé
Bụi càng to thì càng nhiều mầm
13


Càng nhiều mầm thì bụi càng to nhé…”
Người Si La có câu thể hiện kinh nghiệm sống được cha ông được đút rút trong
câu ca dao:

“Dá ứm tà mê mà chớ
Kà chè pu mê cọn chớ ê.”
(Làm ăn không đúng thời vụ thì không được ăn
Lấy vợ,lấy chồng muộn thì cha mẹ không được nhờ.)
Với đặc tính canh tác nương là chính. Nên con cái mới lập gia đình cũng cần cha
mẹ già trong coi, chăm sóc con cái nhà cửa khi đi làm nương xa hàng tháng. Đến
khi cha mẹ già yếu, ốm đau thì con cháu có trách nhiệm phụng dưỡng cho ông bà
cha mẹ.
Người Si La có lý cho rằng trời sinh ra chỉ cho phép lấy một vợ ( chồng). Vậy nên
người Si La trước khi lấy nhau, trai gái tìm hiểu nhau phải chọn rất kỹ. Truyền đời
là vậy và đã được đúc kết trong kho tàng ca dao, tục ngữ Si La thành những câu
răn dạy đầy tính nhân văn :
“ Khà mê mà mừ thừ txí
Do chúy mà mừ thừ chù “
( Vợ không tốt thì cũng sống với nhau hết kiếp
Chồng không tốt thì cũng sống với nhau cả đời. )
Hay :
“ Txí phù mà tố mừ nê
Cô tô I xạ ế cơ ơ tố kho nhị”
(Rượu không ngon thì cũng do vợ mình nấu
Chồng phải uống hết rượu vì vợ mình đã tự tay nấu .)
Vốn ngữ văn dân gian phong phú của người Si La với các sự tích, truyền cổ tích,
thần thoại, ca dao, tục ngữ, các câu đố,... cần phải được lưu giữ và bảo tồn.
14


Mỗi dòng họ có truyền thuyết khác nhau về tên gọi dòng họ của mình; riêng họ Hù
liên quan đến một số truyền thuyết tuy hoang đường nhưng mang đậm chất nhân
văn. Theo tiếng Si La hè có nghĩa là hổ, lâu ngày gọi chệch là hù. Hổ được coi như
người đỡ đầu dòng họ Hù với truyền thuyết về hổ cứu người. Người Si La mang họ

Hù có niềm tin rằng hổ sẽ không ăn thịt những người trong họ mình.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau say đắm nhưng bố mẹ cô
gái không đồng ý cho họ lấy nhau. Chàng trai buồn bã đi lang thang trong rừng và
bất chợt gặp một con hổ nằm bên gốc cây cổ thụ. Ngày đó người và hổ cùng các
loại muông thú đều hiểu được tiếng nói của nhau nên chàng đã tâm sự chuyện
riêng tư bất hạnh của mình với hổ. Hổ vô cùng cảm thông liền kết nghĩa tình anh
em, hứa sẽ một lòng giúp đỡ giúp đỡ vun đắp hạnh phúc trăm năm cho chàng trai
và cô gái. Chỉ vài hôm sau, hổ đến nhà cô gái và bắt cô gái về cho chàng trai. Từ
đó đôi trai gái không trở về nhà và chung sống với nhau trong trong rừng. Hàng
ngày hổ đi bắt hươu nai về làm thức ăn và cùng ăn với đôi trai gái. Một hôm hổ
dặn chàng trai có việc phải đi xa, nếu bố mẹ cô gái vào rừng bắt về cứ để họ trói,
chàng cứ dậm chân xuống đất ba lần, gọi hổ ba lần hổ sẽ về cứu. Hổ đi khỏi, quả
nhiên bố mẹ cô gái đến, chàng trai làm theo đúng lời hổ dặn, đột nhiên tất cả hổ
trong rừng chạy đến cứu nên bố mẹ cô gái hoảng hồn bỏ chạy một mạch về nhà và
không bao giờ dám trở lại khu rừng đó nữa. Từ đó đôi trai gái sống yên vui, hạnh
phúc bên nhau, sinh con đẻ cái, làm nương rẫy bên bầy hổ anh em trong rừng. Nhớ
ơn hổ, những người con của họ sau này đều mang họ Hù (nghĩa Hán, lao Hu là hổ).
Trong thực tế, người Si La thuở xưa sống trong mối ràng buộc khắt khe của gia
đình, xã hội. Vì những mối rang buộc ấy mà trong chuyện tình yêu, hôn nhân đôi
khi họ gặp phải trắc trở không có cách nào vượt qua. Họ đành mượn câu chuyện
tình trong truyền truyết để nói lên khát vọng tình yêu, hạnh phúc lứa đôi để an ủi
mình cố vượt qua hoàn cảnh trái ngang với hy vọng vào ngày mai tươi sáng.
Truyền truyết đó cũng là một cách lý giải về nguồn gốc họ Hù của dòng tộc mình.
Cũng có câu chuyện kể rằng, ngày xưa người và hổ gặp nhau trong rừng, người kể
cho hổ nghe cảnh khổ cực, mồ côi bố mẹ từ nhỏ của mình, bữa cơm chẳng có gì
ăn, quần áo không đủ che thân. Hổ cũng kể về cảnh sống mồ côi cơ cực của mình
từ nhỏ, nhưng cuộc sống lại không thiếu thịt ăn hàng ngày. Sau nhưng phút tâm
giao, hổ và người cùng cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em. Về sau hổ chết trước,
người anh em làm tang cho hổ với các lễ vật gồm: một sải vải trắng làm khăn tang,
15



một con gà, một con lợn đến cúng ma và chôn cất hổ. Sau này con cháu người anh
em kết nghĩa đã lấy hổ làm họ cho dòng tộc mình. Từ đó đến nay dòng họ Hù
kiêng ăn thịt hổ và không bao giờ săn bắn hổ. Trước đây rừng còn nhiều hổ, mỗi
khi thấy hổ chết, người ta phải lấy vải trắng, phên đan phủ lên mình hổ rồi đem
chôn.
Các dòng họ của người Si La hiện nay đã nhiều hơn do có hiện tượng chia tách.
Cùng mang danh họ Hù, nhưng có họ Hù to và họ Hù nhỏ. Đối với họ Pờ và họ Lỳ
cũng xảy ra hiện tượng tương tự. Các dòng họ của người Si La đều kiêng thịt mèo
vì họ cho rằng mèo có quan hệ dòng tộc với Hổ, mỗi khi thấy mèo chết họ phải
chôn cất cẩn thận và đặt một tấm phên đan mắt cáo (plạ) ở bên cạnh để những
người khác biết. Để thấy được nét văn hóa đặc sắc, độc đáo trong kho tàng văn
nghệ dân gian của người Sila. Dân tộc Si La tuy là một dân tộc thiểu số ít người có
nền văn hóa rất đa dạng, phong phú chứa đựng sắc thái riêng của tộc người, góp
phần làm phong phú thêm nền văn nghệ dân gian đặc biệt là nền văn hóa Việt
Nam.
2.1.2.Nghệ thuật dân gian của người Si La
Cũng như nhiều dân tộc khác, người Si La có một kho tàng diễn xướng dân gian
phong phú và rất đáng trân trọng. Người Si La xưa thổi sáo, đánh đàn giỏi, có
nhiều làn điệu dân ca riêng, họ có các nhạc cụ và nhiều làn điệu dân ca riêng của
dân tộc mình. Dân ca Si La đã có từ lâu đời. Các bài dân ca thường có nội dung nói
về lao động sản xuất đặc biệt là những lúc làm nương rẫy, những lúc nông nhàn
trăng sáng,...Người Si La rất yêu ca hát, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong
cuộc sống hàng ngày của họ. Vì vậy, dân ca Si La phong phú về các hình thức hát,
đa dạng về thể loại dân ca, mọi đối tượng có thể hát từ thanh niên nam nữ có hát
giao duyên đối đáp, hát gọi bạn, hát rủ nhau đi làm nương, đi chợ, đi chơi,... Cho
tới các bậc trung niên có hát mừng bạn tới nhà, hát tâm sự, hát mừng nhà mới,...
hay các bậc cao niên đều tham gia sinh hoạt đối đáp hàng ngày.
Người Si La gọi hát là “cú”. Các bài dân ca chủ yếu do người hát tự ứng tác, được

đặt lời trên nền của các giai điệu truyền thống. Tùy theo đối tượng tham gia , môi
trường khung cảnh ca hát mà người ta có những giai điệu và cách đặt lời khác
nhau. Căn cứ vào giai điệu và cách đặt lời ca mà người ta chia dân ca Si La thành
ba thể loại chính : hát đồng dao, hát tâm sự nam nữ (rề mì rề kho cha phụa) , hát kể
16


khổ ( hát than thân). Hát kể khổ ( hát than thân) thường được bà con hát vào mùa
mưa lũ khi con sông Đà chia cắt hai bờ sông. Nội dung bài hát kêu gọi bạn bè giúp
đỡ lương thực, ngày này đã có cầu nhưng người Si La vẫn hát kể khổ nhằm mục
đích để nhớ về thời gian vất vả khi xưa. Hát gia duyên là để tỏ tình, kết bạn hoặc
một người muốn thổ lộ một vấn đề nào đó mà người ta không tiện nói trực tiếp với
nhau bằng lời nói mà phải thông qua lời ca đầy tính ví von và hình tượng.
Trong dân ca Si La làn điệu quen thuộc nhất có thể kể đến là làn điệu “ Nhăm
nhăm pơ” ( Nhanh tay) thuộc thể loại đồng dao. Với tiết tấu nhanh dứt khoát,
người nghe có thể cảm nhận được sự thôi thúc, hối hả trong việc làm nương, làm
rẫy. Những lời ca tiếng hát này làm xua tan biết bao mệt mỏi, giúp người nghe có
thêm động lực để làm nhanh, làm tốt công việc của mình. Bài hát “Nhăm nhăm
pơ” đặc biệt thích hợp với hình thức hát tập thể, tạo không khi tươi vui hớn hở cho
bà con thêm động lực để lam nương, rẫy :
“ Nhanh nhanh đi tìm nơi đất tốt
Nhanh nhanh tay phát nương, reo hạt lúa chín vàng
Rồi nhanh tay gặt
Nhanh tay phơi khô
Đập lúa, quạt cho thóc lép bay, chỉ còn thóc mẩy
Nhanh nhanh tay gùi về nhà
Bản ta được mùa no ấm.”
Đồng bào Si La trước đây có nhiều điệu hát khá phong phú như: Hát dân ca, hát
đối (phú phá), hát giao duyên (rề mì rề kho cha phụa), hát ru (rề mí i chì), hát đám
cưới (rề mì khu), hát đám ma, hát chúc mừng, hát vào mùa cầu mùa, hát về huyền

thoại đá thần, hát nguồn gốc dân tộc Si La, hát lời tâm tình của đôi trai gái đang
yêu: Điệu Y La Thế (hát yêu, hát vui), hát Mừng nhà mới (í tư khe), Ồ Xi Chê Y Là
Thế (hát ăn Tết), Dề Mế Ỳ Thìa (hát ru con), điệu Lỳ Bồ Khe (hát lúc có tang, lúc
buồn), Nhăm Nhăm Bơ (rủ nhau đi nương)... .Hiện nay, trong cộng đồng lớp trẻ
chỉ còn biết hát những điệu hát: hát vào mùa cầu mùa, hát ca ngợi trang phục dân
tộc, hát Bài ca vào mùa….
17


Những lời ca mộc mạc như núi rừng Tây Bắc vang như tiếng suối, rộn ràng như
tiếng chim. Tiếng hát Si La cất lên với lối ví von giản dị nhưng giàu biểu cảm dễ
làm rung động lòng người nghe. Không chỉ đẹp trong ca từ mà trong tổng thể
những làn điệu dân ca Si La cũng hết sức phong phú, có thể kể đến những làn điệu
hát ru, hát mừng nhà mới, những bài hát khích lệ sản xuất, hát đối đáp,... Giữa
những làn điệu này có nét khác nhau, mỗi một làn điệu có âm hưởng riêng và khá
ổn định song lời ca lại được ứng tác theo chủ định của người hát. Chính vì thế ca từ
và làn điệu Si La luôn không giống nhau và được bổ sung theo thời gian. Có thể kể
đến một số bài dân ca của người Si La, như : Dạ trờ mêi (Làm nhà), cây cầu em
qua, Bê lơ mi trê thò ơ(Ánh trăng), Sơ chư cơ Si La (Truyền thống Si La),... Dân ca
của người Si La thường được đặt theo thể thơ tự do không cố định về câu hay số
từ. Điều này làm toát lên tính tự sự trong lời ca , tuy nhiên nó lại cuốn hút người
nghe bằng làn điệu vừa có vần, vừa có sự đăng đối trong từng câu. Những bài dân
ca Si La là những lời ca về tâm tư tình cảm hay về những cuộc việc hàng ngày họ
phải làm, cũng được đưa vào dân ca của họ như bài “Xí từ xê da chì” (Giã gạo) :
“Tôi giã gạo nhanh nhanh, để chúng tôi gửi gạo ra tuyền tuyến
Gạo này chúng tôi giã đầy bồ để chúng tôi gửi ra trận
Để chúng tôi yên tâm ở nhà sản xuất
Hạt gạo trắng muốt đầy bồ
Chúng tôi gửi ra trận để chúng tôi yên lòng.”
Điều đó cho thấy người Si La có một đời sống tinh thần vô cùng phong phú. Đồng

thời cho ta thất kho tàng văn nghệ dân gian đậm đà bản sắc riêng của họ.[A5,Tr36]
Bên cạnh những làn điệu dân ca Si La đặc sắc, thì những điệu múa của người Sila
đậm đà nét riêng của họ. Những điệu múa dân vũ đã mô phỏng đời sống sinh hoạt
thường ngày cũng là một nét đẹp trong dân ca văn nghệ dân gian Si La. Những
bước nhảy múa mạnh mẽ những không kém phần uyển chuyển, những lời hát dân
ca là nhạc đệm luôn khiến cho bài múa có sức hút với người xem. Vũ điệu Si La
xưa kia chỉ được dùng trong các lễ tưởng niệm người đã khuất. Ngày nay nó được
đồng bào Si La thực hiện như là một hình thức giao lưu cộng đồng giữa người múa
và người xem, giữa giai điệu và những động tác, giữa ý nghĩa và những câu hát với
những gì đã được biểu hiện ra bên ngoài tất cả như hòa quyện với nhau tạo nên
18


một câu truyện của cộng đồng người Si La. Qua đó đã mô phỏng được phần nào
cuộc sống của cha ông họ để lại.
Điệu múa dưới ánh trăng là điệu múa đã mô phỏng được phần nào về cuộc sống
thường ngày của người Si La. Vào những đêm trăng sáng khi rảnh rỗi, các bà, các
cô thường tập trung nhau lại cùng nhau múa hát cùng nhau giã gạo. Điệu múa
thường có sự tham gia của 5-6 người múa, họ múa xung quanh một cái cối giã gạo,
mỗi một người múa cầm trên tay một cái cối giã và cứ thế họ vừa hát vừa múa
xung quanh chiếc cối. Với những đông tác mạnh mẽ, duyên dáng, họ vừa hát vừa
di chuyển. Điệu múa có ý nghĩa như một lời nhắc nhở về cách ôn lại quá khứ của
dân tộc mình. Về múa (nư) của người Si La còn một số điệu múa nhưng rất giống
với điệu múa sản xuất của người Hà Nhì gồm có múa xòe (ô xy rề lượn), múa sạp
(đé dù lớ), múa vào mùa, múa cầu mùa, múa trình diễn trang phục, múa trong đám
ma, các động tác múa được nâng cao mô phỏng từ các hiện tượng trong thiên nhiên
(gió, mưa), các động tác trong lao động, sản xuất. Đồng bào ít có điều kiện để tổ
chức sinh hoạt vui chơi, giải trí hay hoạt động văn nghệ.Các làn điệu dân cũ của
người Si La còn làm say đắm lòng người xem khi góp mặt tại các liên hoan dân ca
toàn quốc, với giai điệu mộc mạc, giản dị, tiếng hát Si La cất lên trong trẻo ngát

hương bừng nở giữ đất trời Tây Bắc cùng với dòng chảy bát tận của sông Đà hùng
vĩ. Là mạch nguồn của văn hóa Si La được truyền từ đời này qua đời khác sẽ được
gìn giữ , phát huy trường tồn cùng năm tháng.[A6,Tr36]
Theo những người cao tuổi trước đây tộc người này có nền âm nhạc rất phong phú
và mang tính đặc trưng của tộc người với các đạo cụ như: Đàn bầu cán dài (tứ
phề); đàn bầu cán ngắn (tứ phề là phu); đàn môi (dề phà); đàn nhị hai dây (tứ xi);
sáo (là bí); Trống (thồ phù); chiêng (kỳ khọ. Trong đó các nhạc cụ thuộc bộ hơi
như sáo nứa (bemp), sáo (Lâm bi), sáo sậy, sáo của người cao tuổi, ngoài ra còn có
đàn ba dây, kèn lá. Nhạc cụ dây (gẩy, kéo): Đàn tứ phề, đàn (đức phề), đàn tứ phề.
Nhạc cụ gõ có trống cái (thồ phù), chiêng (kỳ kho) và xập xoẹ (ché chẹ) sử dụng ở
các nghi thức tín ngưỡng (đám tang) vui chơi (đệm cho múa (mựa). Trong quá
trình di cư cùng với cuộc sống khó khăn, lạc hậu, kỹ thuật chế tác và sử dụng nhạc
cụ không được lưu truyền.
Dân tộc Si La có ba loại nhạc cụ: sáo, đàn ba dây và khèn lá. Riêng sáo, có sáo mẹ
và sáo con, mỗi loại mang âm hưởng khác nhau. Sao của người Si La có ba lỗ
tương ứng là âm trầm, âm ngang và âm bổng. Người Si La không có khái niệm về
19


nốt nhạc họ truyền dạy từ đời này qua đời khác bằng kinh nghiệm. Cây sáo
mẹ( sao dài), nó có tên là Pờ Tư Hế Lế. Cây sáo này xưa thường được đàn ông,
thanh niên trong bản dùng để gọi nhau đi làm nương hay đi rừng cùng về. Ngày
xưa đi làm nương, làm rẫy mỗi người làm ở một núi khác nhau, thường đi cùng
một lúc và cùng chờ nhau về, người nào về trước thì chờ nhau ở ngã rẽ và thổi sáo
để gọi những người khác. Cây sáo nhỏ hơn có tên là Là Bí (sao con), đây là nhạc
cụ dùng để gọi bạn tình. Ngày con trai dân tộc Si La thường tỏ tình với bạn gái
bằng tiếng sáo. Khi nghe tiếng sáo tâm sự của bạn tình, các cô gái sẽ cảm nhận tình
cảm từ tiếng sáo của ai đó rồi đến, làm quen và yêu nhau.[A7,Tr37]
Từ xa xưa, với thanh niên nam nữ Si La tiếng đàn, tiếng sáo như một lời tỏ tình
tâm sự để người con tra bày tỏ tấm lòng và tình yêu của mình đối với người con

gái. Chính vì thế mà bất kì người con trai nào muốn chiếm được cảm tình của
người mình yêu thì nhất định phải biết thổi những giai điệu du dương, lãng mạn,
đánh những bản nhạc thật ngọt ngào tình tứ. Còn cây đàn có tên là Tứ Phề, nó
được dùng trong các dịp lễ, tết, việc tang hoặc để các chàng trai kéo vào buổi tối,
đêm khuya và sáng sớm gọi bạn tình ra trò truyện .Đàn tính của người Si La có 3
dây, đây có thể coi là điểm khác biệt so với đàn tính của dân tộc Thái vùng Tây
Bắc hay Tày, Nùng vùng Đông Bắc. Tiếng đàn Tứ phề khi được đàn lên vang vọng,
lan toả. Trong quá trình lao động sản xuất, người Si La đã tựtạo ra một số nhạc cụ
phục vụ đời sống tinh thần. Muốn chế tác được nhạc cụ tốt cũng không đơn giản
chút nào, phải chọn cây tre, cây nứa thẳng, mỏng vừa tầm, có đôi tay khéo léo, biết
thẩm âm trong việc chế tác nhạc cụ. Nhạc cụ của người Si La chủ yếu làm bằng
những vật liệu có sẵn trong tự nhiên: tre, trúc, bầu nậm, cây gỗ “ma hó à chứ” – gỗ
thường dùng làm cần đàn tính. Tuy chế tác thủ công và đơn giản nhưng khi tiếng
nhạc cất lên cùng giai điệu dân ca sẽ có âm hưởng riêng, tạo ấn tượng lạ cho người
nghe. Việc sử dụng những nhạc cụ có luật lệ riêng, phù hợp với thời gian sản xuất
nên không phải lúc nào cũng có thể cất lên tiếng được. Vì vậy, việc chọn vậy liệu
cũng như dưới bàn tay khéo léo của người nghệ nhân tài hao mới có thể tạo ra nhạc
cụ truyền thống của người Si La.[A8,Tr38]
Do cuộc sống của bà con ngày càng được hiện đại hóa một phần nào đó đã làm mai
một văn nghệ dân gian cuả người Si La.Thế hệ trẻ nhiều người không còn hứng thú
với những điệu nhảy, những câu ca cổ. Nhận ra được sự cấp bách trong việc bảo
tồn các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình, đồng bào người Si La đã cùng
nhau dần dần khôi phục lại nét văn hóa văn nghệ dân gian đặc sắc của dân tộc. Từ
20


đó làm giàu đẹp hơn nền văn hóa Việt Nam ta càng phong phú , đậm đà bản sắc
mỗi dân tộc. Các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống là loại hình di sản
được hình thành từ trongđời sống sinh hoạt, lao động sản xuất và trở thành phong
tục tập quán đặc trưng của người Si La. Tuy nhiên, trong quá trình vận động của

cuộc sống đương đại và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã khiến các làn
điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một, thất
truyền cần được bảo vệ khẩn cấp.
2.1.3.Các trò chơi dân gian của người Si La
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay do nhiều yếu tố khác nhau, các giá trị
văn hóa truyền thống nói chung và các môn thể thao, trò chơi dân gian nói riêng
đang có nguy cơ bị mai một, thay vào đó là các trò chơi, trò giải trí hiện đại.Xưa
kia, các em nhỏ Si La thường chơi các đồ chơi tự chế từ tre gỗ hay đất sét. Ðồng
thời, chúng cũng có các trò chơi tập thể rất vui nhộn.
Trò chơi đánh cầu lông gà (xuế thuế quê luê) thường được tổ chức trên những khu
đất rộng, bằng phẳng. Khi chơi được chia làm hai đội, nam một bên, nữ một bên và
số cặp nam – nữ đều nhau. Quả cầu được làm băng tre, ở giữa phần đế có một ống
trúc ngắn để cắm từ 3 đến 5 chiếc lông gà. Phần vợt được làm bằng gỗ mềm, nhẹ,
có hình chữ nhật. Người chơi sẽ dùng vợt để đánh quả cầu lông gà sang phần sân
của đối phương. Trong khi chơi họ giao ước với nhau về số lần đánh trúng, nếu bên
nào thua thì phải hát một bài, hay phải làm một điều gì đó mà hai bên cùng quy
định. Theo một số cao niên trong làng cho biết, trò chơi đánh cầu lông gà có hai
hình thức chơi. Nếu đánh cầu lông gà giao duyên, trai gái người Sila thường đem
theo quả cầu và vợt để tự đánh với nhau, một bên nam và một bên nữ. Trong cuộc
vui nếu cô gái, chàng trai có tình ý với một người nào đó, họ sẽ khéo léo thể hiện
tình cảm qua ánh mắt, nụ cười. Nếu là đánh cầu lông gà trong một cuộc thi, hai đội
sẽ cùng đánh cầu qua lưới sang phần sân chơi của đối phương.
Đánh Tù lu (sừ luy li ê), đây là một trò chơi dân gian đặc sắc thể hiện tinh thần
thượng võ của đồng bào Si La . Để chơi trước hết phải chuẩn bị con quay và dây
quay. Con quay thường được đẽo, gọt bằng những loại gỗ cứng như: lim, nghiến,
dẻ, sồi... có đường kính từ 7 - 10 cm, nặng khoảng nửa cân trở lên.Còn dây quay
thường được se bằng sợi lanh, tùy người chơi có thể chơi dây quay không hoặc
buộc vào một đoạn gậy dài độ nửa mét. Khi đánh quay độ khó tăng dần theo độ xa,
21



đánh trúng quay của người khác mà con quay của mình vẫn xoay là thắng. Đơn
giản vậy nhưng đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe và kỹ thuật hết sức điêu luyện,
bởi vậy khi chơi, khi xem ai cũng thích thú với những con quay, với từng đường
đánh dứt khoát, chắc nịch và không ngừng thán phục, trầm trồ với những cú đánh
hay, chính xác. Sân chơi thường được chọn một bãi đất rộng, thửa ruộng bậc thang,
phía đối diện thường có ta luy cao để khi chơi Tù lu không bị rơi xuống khe núi,
đảm bảo an toàn cho người chơi và những người đến xem... Thú chơi quay giúp
người chơi rèn luyện sức khỏe, độ khéo léo, tinh nhanh và phán đoán tốt. Không
chỉ có người Si La chơi Tù lu, mà người Mông, La Hủ, Hà Nhì cũng chơi vào dịp
tết của dân tộc mình.[A9,Tr39]
"Tó" nghĩa là chơi hoặc đánh, còn mák lẹ là tên của một loại quả. Trò chơi tó mák
lẹ được tổ chức đơn giản, ai cũng có thể tham gia, không phân biệt già trẻ, đàn ông
hay đàn bà. Quả mák lẹ được lấy từ những cánh rừng già, thuộc họ dây leo, to gần
như quả cây phượng, có vỏ cứng, dài khoảng 30cm, mỗi quả có 4 - 5 hạt hình tròn,
màu nâu đậm, chắc, càng chơi nhiều thì hạt càng đẹp, nhẵn bóng và đây là một đồ
vật dùng để chơi lâu dài. Quả còn được khâu bằng vải bên trong nhồi bông hoặc
vải vụn, bên ngoài được trang trí khéo léo bằng các hoa văn và tua rua sặc sỡ. Sân
chơi chỉ là một bãi đất nhỏ, bằng phẳng hoặc có thể chơi dưới gầm sàn.Thông
thường ném còn có 2 cách chơi: Cách thứ nhất là chơi ném còn theo tục tỏ tình,
giao duyên. Nam nữ trong sân chơi chung đứng đối diện nhau cùng ném còn qua
lại, sau đó đôi nào có tình ý sẽ tự khắc ném quả còn đó và chọn nhau để chơi. Cách
chơi thứ hai mang tính phổ quát hơn ai cũng có thể tham gia, trên sân chơi chung
một cây tre cao được dựng lên trên ngọn có một vòng tròn uốn bằng tre, ai ném
quả còn qua vòng tròn đó thì dành được điểm, ném vào nhiều sẽ thắng chung cuộc.
Qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, vật đổi sao rời nhưng mỗi khi xuân đến,
hội về nam thanh nữ tú vẫn mê đắm với quả còn tay qua tay. Tó Mák Lẹ theo tiếng
Thái, Tó nghĩa là chơi hoặc đánh, còn Mák Lẹ là hạt của một loại dây leo chỉ mọc
trong rừng già. Hạt có hình tròn, bẹt giống như đá cuội. Về trò chơi Tó MáLẹ,
chuyện dân gian dân tộc Sila kể rằng, sau buổi đi rừng lấy củi mệt nhọc hạt mák lẹ

rụng xuống kêu lách cách vui tai, nên các chị em thấy thích thú nhặt về và cùng
chơi tó mák lẹ. Là một trò chơi dân gian ra đời trong lao động sản xuất nên các quy
định về cách chơi Tó Mák lẹ khá đơn giản, ít nhất phải có 2 người chơi hoặc 2 đội
chơi trở lên càng đông sẽ càng vui. Tó mák lẹ có nhiều bước chơi cách chơi tuy có
sự thay đổi, thêm bớt khác nhau tùy nơi nhưng cơ bản vẫn là những động tác vận
22


động liên hoàn để giữ hạt mák lẹ và đánh trúng vào hàng mák lẹ được đặt làm cái.
Và qua từng động tác nhún nhảy, giữ hạt mák lẹ đến dùng tay đánh, dùng chân hất
đã thể hiện tất cả sự tinh tế, khéo léo tỉ mỉ của người chơi. Bởi vậy người chơi
thường là chị em phụ nữ. Người Thái cũng sử dụng trò này trong các ngày lễ,
tết..Ngoài ra người Si La còn chơi một số trò chơi như, tung còn không chỉ đơn
giản là một trò chơi mà còn gắn với tín ngưỡng cầu mùa, chơi bắn quả “lé” (té bi
li),trò lăn bưởi...[A10,Tr 39]
Những trò chơi dân gian hình thành, phát triển qua lao động sản xuất, đấu tranh
sinh tồn của mỗi cộng đồng dân tộc nên nắm giữ, lưu giữ tinh hoa hồn cốt của
chính dân tộc trong đó. Bởi vậy, dù cách chơi có đơn giản hay phức tạp nhưng các
trò chơi dân gian vẫn tồn tại và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Và việc
phát huy, quảng bá, gìn giữ những trò chơi dân gian của các dân tộc trong giai đoạn
hiện nay càng cần được quan tâm, đẩy mạnh. Cùng với đó, bảo tồn các trò chơi dân
gian với gắn với phong trào thể dục thể thao quần chúng, gắn với xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc. Các trò chơi dân gian nói chung là bản sắc văn hóa, vừa thể
hiện tình đoàn kết, thương yêu nhau giữa các thành viên trong cộng đồng thôn bản,
đó là sự cố kết bền chặt cần phát huy trong mọi thời đại nhằm phát huy sức mạnh
của mỗi cá nhân và tập thể trong việc xây dựng, phát triển bản làng, quê hương, đất
nước giàu đẹp...
2.2.Giá trị của văn nghệ dân gian của người Si La đối với kho tàng văn hóa các dân
tộc Việt Nam

2.2.1.Giá trị lịch sử
Si La là tộc người, trong quá khứ triền miên du canh, du cư. Theo trường ca Thiên
Di của họ thì: Đất tổ của người Si La là ở Na Sa (vùng đất thuộc Tây Tạng – Trung
Quốc). Trong quá trình hàng nghìn năm thiên di, họ đi dần về phương Nam. Đến
vùng Vân Nam sống vài đời. Họ lại rời xuống vùng đất giáp danh Trung Quốc Lào. Rồi lại di cư sang vùng đất Mồ U của Lào. Từ đó, một nhóm người lại di cư
đến vùng giáp danh Lào – Việt Nam. Sang đến Việt Nam, họ cũng di cư lập bản ở
nhiều nơi rồi mới định cư ở địa bàn hiện nay (xã Kan Hồ, Huyện Mường Tè). Đi
tới đâu, họ cũng ở những địa bàn hẻo lánh. Cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu
thốn. Do điiều kiện sống khó khăn, dịch bệnh thường xuyên nên cách đây khoảng
23


hai chục năm về trước, tộc người Si La sinh đẻ nhiều nhưng không phát triển về
dân số. Cũng như nhiều dân tộc khác,từ xa xưa người Si La có một kho tàng văn
học dân gian rất đáng trân trọng với nhiều thể loại khác như truyện cổ tích, thần
thoại, sử ca, dân ca, tục ngữ… Cùng những điệu hát du, hát mừng năm mới, hát
mừng nhà mới, hát mừng thọ, hát đối đáp nam nữ… với lời ca mộc mạc, lối ví von
giản dị và dễ hiểu nhưng giàu sự biểu cảm, dễ dung động lòng người. Có đề tài gắn
liền với nguồn gốc quê hương, nguồn gốc của dân tộc, nội dung phản ánh lịch sử
của quê hương, phản ánh các cuộc đấu tranh kháng chiến của ông cha, kể về sự ra
đời của dòng họ,..Mục đích là để con cháu không quên đi nguồn cội của dân tộc.
Vì thế kho tàng văn nghệ dân gian của người Si La có giá trị lịch sử cao, giúp
chúng ta tìm hiểu rõ hơn về lịch sử của dân tộc giúp ta làm sáng tỏ vị trí và vai trò
của văn nghệ dân gian Sila trong lịch sử, trong sự nghiệp xây dựng, bảo tồn, phát
triển những giá trị tinh thần của nền văn hóa Việt Nam mang bản sắc dân tộc hiện
nay.
2.2.2.Giá trị nhân văn
Trong sự phát triển tiến bộ của đời sống xã hội hiện nay, cơ bản những giá trị văn
hoá đồng bào Si La tích luỹ, nuôi dưỡng từ bao đời nay vẫn được lưu giữ được trí
nhớ, tiềm thức của những người cao tuổi như : tín ngưỡng, lễ hội, cưới xin, văn

nghệ dân gian,... Những quan niệm, nghi lễ truyền thống dân tộc Si La có ý nghĩa
tích cực khích lệ con người phấn đấu vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Các lễ thức trong nghi lễ cúng tế, tạ ơn phong phú, đa dạng mang tính cộng đồng
cao, có ý nghĩa giáo dục và có giá trị nhân văn sâu sắc và trao truyền qua nhiều thế
hệ. Trong các bài ca dao, dân ca, tục ngữ, truyện kể,...có nội dung về giá trị nhân
văn sâu sắc được truyền từ đời này qua đời khác. Người Si La cũng cho rằng “
Người già (bố mẹ già) là của quý trong gia đình”. Đó là những câu nói đước đúc
rút từ kinh nghiệm của cha ông ta để răn dạy con cháu về tình yêu quê hương đất
nước khi đất nước có giặc ngoại xâm sẵn sàng hi sinh vì quê hương, hay chuẩn bị
lương thực thực phẩm ( gạo,..) để chuyển ra tuyền tuyến trong bài hát dân ca của
người Sila, hay những câu ca dao tục ngữ dạy người Sila phải biết yêu thương gia
đình, có hiếu với ông, bà, cha, mẹ, hay là tình cảm trong gia đình như : vợ, chồng,
anh, em,.. tình làng xóm giềng... Vốn văn nghệ dân gian của người Si La có giá trị
nhân văn sâu sắc cho chúng ta thấy nên văn hóa các dân tộc Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc.
24


2.2.3.Giá trị cố kết cộng đồng
Người Si La quan niệm, trên đời từ muôn loài động vật và cỏ cây đều có đực và
cái. Con người cũng phải có trai – gái, có đôi có lứa, có gia đình để sinh con đẻ cái,
phát triển giống nòi; con người cũng phải có gia đình để nương dựa vào nhau mà
sinh tồn. Nhìn chung, dòng họ của người Si La là một hình thức tôn tộc khép kín,
tính theo dòng họ cha. Hàng năm, mỗi dòng họ đều có ít nhất hai lần họp mặt sinh
hoạt cộng đồng vào dịp ăn cơm mới và ăn tết đầu năm mới. Các gia đình trong họ
phải mang lễ vật đến nhà trưởng họ cúng tổ tiên để tạ ơn và cầu phúc. Mối quan hệ
trong dòng tộc là quan hệ huyết thống, do trưởng họ đứng đầu. Trưởng họ có
quyền quyết định mọi công việc của dòng họ và của mỗi gia đình thành viên. Gia
đình nào có công việc hệ trọng như cưới xin, ma chay, vào nhà, ăn mừng lúa mới
đều phải đem lễ vật đến nhà trưởng họ xin phép tổ tiên, trời đất và ông trưởng họ

để tổ chức. Trong gia đình có mắc mớ hoặc xích mích với bên ngoài thì trưởng họ
là người đến can thiệp và xử lý. Những ngày tết, lễ cũng được các gia đình cùng
dòng họ đem lễ vật đến biếu trưởng họ. Lễ vật bao gồm: tim, gan, thận lợn và một
vò rượu cần với một ít sáp ong để thắp lên bàn thờ tổ tiên. Tổ chức theo tông tộc là
hình thức chặt chẽ, có quy ước, hương ước riêng, xử phạt nghiêm minh đối với
những ai vi phạm hặc làm tổn hại đến danh dự của dòng họ. Các hình thức xử phạt
được áp dụng từ thấp đến cao tuỳ theo mức độ vi phạm: từ khuyên răn đến đuổi ra
khỏi tông tộc. Hình thức tổ chức theo dòng họ do trưởng họ đứng đầu cũng là biểu
hiện của tính chất phụ quyền, nhằm cố kết khối cộng đồng trong họ. Đồng bào dân
tộc Si La có tính cố kết cộng đồng, dòng tộc cao. Cho đến nay người Si La ai cũng
đều biết rõ truyền thuyết dòng họ dân tộc mình, đặc biệt là đối với dòng họ Hù,
Trường ca thiên di của người Si La về nguồn gốc cội nguồn của họ.
Văn nghệ dân gian của người Si La có giátrị về mặt cố kết cộng đồng. Được thể
hiện qua nhiều mặt như: người Si La tham gia các lễ hội của dân tộc, tham gia các
trò chơi truyền thống, hay tham gia các hoạt động văn nghệ hát múa, dân ca truyền
thống của dân tộc,....điều đó nhằm mục đích bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, tạo
sự gắn kết cộng đồng; là cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
3.Đánh giá, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn nghệ dân gian
của người Si La
3.1.Đánh giá
25


×