Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

văn NGHỆ dân GIAN của tộc NGƯỜI CHỨT tại HUYỆN MINH hóa, TỈNH QUẢNG BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.42 KB, 34 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Văn hóa là sản phẩm sáng tạo của con người. Nó được tạo ra và phát triển trong
mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại là nền
tảng tinh thần góp phần hoàn thiện và phát triển con người, duy trì sự bền vững
và trật tự xã hội.Văn hóa, thể hiện trình độ phát triển của con người và xã hội
được biểu hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con
người.
Việt Nam là một dân tộc đông anh em, gồm 54 tộc người khác nhau.Mỗi tộc
người lại mang đến những nét văn hóa khác nhau, cùng với bề dày văn hóa
truyền thống của mình đã tạo nên những nét đặc sắc cho dải đất hình chữ S
này.Những nét đặc sắc văn hóa ấy đi cùng với thời gian, không gian mà tồn tại.
Trong kho tàng văn hóa có văn nghệ dân gian, đây là một bộ phận vô cùng quan
trọng. Nó là những gì gắn bó, gần gũi nhất đối với nhân dân lao động. Bởi văn
nghệ dân gian là kết quả do chính họ sáng tạo ra bao gồm: văn học dân gian, âm
nhạc dân gian, ca hát, nhảy múa dân gian, mĩ thuật ứng dụng trang sức và tạo
hình dân gian. Nó ra đời cũng là nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống văn hóa,
văn nghệ của các địa phương đặc biệt miền núi, đồng bào dân tộc ít người.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, sưu tầm hay khai thác văn nghệ dân gian ở một
số nơi còn chưa được chú trọng.Nhiều sản phẩm văn nghệ dân gian dần đi vào
lãng quên hoặc nhiều người còn chưa từng nghe thấy bao giờ.
Quảng Bình là vùng đất văn vật, nhiều địa danh nổi tiếng. Trong quá trình lịch
sử, đã hình thành nhiều làng văn hóa nổi tiếng và được truyền tụng từ đời này
sang đời khác. Còn là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của các tộc người
sinh sống nơi đây.
Người Chứt - một dân tộc ít người sinh sống tại Việt Nam và Lào.Tuy vậy, lại
có những nét đặc sắc riêng trong kho tàng văn nghệ dân gian phong phú của họ.
Những nét đặc sặc ấy nói riêng và văn nghệ dân gian nói chung cần phải được
lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị mà nó mang lại. Để truyền cho thế hệ


mai sau tìm hiểu, học hỏi và tự hào.
Là sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa với niềm hứng thú muốn học hỏi,
tìm hiểu những vẻ đẹp của đất nước, tôi cũng ý thức được mình cần phải làm gì
để giúp nền văn hóa nước nhà không bị mai một, chung tay bảo vệ, phát huy
những truyền thống quý báu của ông cha ta để lại.
Qua quá trình được học tập cùng sự giúp đỡ tận tình của cô Th.s Trần Thị
Phương Thúy trong học phần Văn hóa các dân tộc thiểu số, đã cho tôi nhiều

2


kiến thức mới mẻ về các tộc người trên đất nước ta. Từ kinh tế, nhà ở, ẩm thực,
trang phục cho đến tín ngưỡng, lễ hội, văn nghệ dân gian...
Chính bởi những lý do ấy đã giúp tôi đi sâu vào nghiên cứu văn nghệ dân
gian của người Chứt để tìm hiểu làm sáng tỏ những giá trị tốt đẹp mà nó mang
lại để làm bài tiểu luận thi kết thúc học phần.

3


Phần 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN MINH HÓA TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ
TỘC NGƯỜI CHỨT
1.1.Khái quát về huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Quảng Bình trong trí nhớ của mỗi người như bức tranh hoành tráng có rừng, có
biển, thiên nhiên và con người hòa quyện. Là một mảnh ghép của bức tranh
thiên nhiên ấy, huyện Minh Hóa mang trong mình những nét đẹp riêng, tô điểm
thêm cho bức tranh hoàn thiện.
1.1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế
-Vị trí địa lý:Minh Hoá là huyện miền núi vùng cao nằm về phía Tây Bắc tỉnh

Quảng Bình. Phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào với 89 km
đường biên giới, phía Bắc giáp huyện Tuyên Hoá, phía Nam và Đông Nam giáp
huyện Bố Trạch. Toàn huyện có 15 xã và 1 thị trấn với diện tích tự nhiên là
1.410 km2. Từ thành phố Đồng Hới, có thể đến huyện Minh Hóa bằng hai con
đường: Con đường thứ nhất từ Đồng Hới chạy theo quốc lộ 1A về thị trấn Ba
Đồn huyện Quảng Trạch, sau đó chạy theo quốc lộ 12A lên Minh Hóa. Con
đường thứ hai chạy theo đường Hồ Chí Minh, xuất phát từ Cộn chạy hướng Bắc
khoảng 120 km là tới nơi; con đường này hấp dẫn khác du lịch với các địa danh
một thời lững lẫy trong chiến tranh như đèo Đá Đẽo, ngầm Dinh, Khe Ve, đèo
Mụ Giạ,...
-Điều kiện tự nhiên:khắc nghiệt nên cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế - xã hội cũng
như đời sống của nhân dân còn rất nhiều thiếu thốn khó khăn. Tuy vậy người
Minh Hoá không chỉ nhận biết cái khó, dám đối mặt với những gian nan vất vả
mà còn có tầm nhìn xa, tin tưởng vào những lợi thế của huyện để vươn lên.
Minh Hoá là huyện có nhiều tiềm năng và thế mạnh. Huyện có cửa khẩu quốc
tế Chalo - Nà Phàu các đầu mối và tuyến giao thông quan trọng đi qua như
đường Hồ Chí Minh chạy suốt chiều dài của huyện, đường 12C là tuyến đường
ngắn nhất nối các tỉnh vùng Đông Bắc Thái Lan qua Lào, về Quốc lộ 1A, đến
cảng biển Hòn La (Quảng Bình), cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh). Bên cạnh đó, Minh
Hoá còn có nhiều di tích lịch sử như đèo Đá Đẽo, Mụ Dạ, Ngầm Rinh, Khe Ve,
Chalo, Cổng Trời…, các khu rừng tự nhiên, sơn thuỷ hữu tình có thể xây dựng
thành khu du lịch sinh thái như hang động Tú Làn ở Tân Hóa, Thác Mơ ở Hoá
Hợp, Nước Rụng ở Dân Hoá, phía Bắc đèo Đá Đẽo và các hang động ở Thượng
Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh. Đây là điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất hàng
hoá, thương mại, dịch vụ xuất nhập khẩu, thúc đẩy quan hệ hợp tác, giao lưu
kinh tế giữa địa phương với các vùng kinh tế trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
4


Phát huy thế mạnh đó, trong những năm qua, Minh Hoá đã từng bước "thay da,

đổi thịt", mang trong mình nguồn sức sống mới, sinh lực mới.
-Kinh tế:
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện giữ được tốc độ tăng trưởng khả quan hàng
năm. Kinh tế tăng trưởng bình quân đạt 9%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng tích cực (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm
27,2%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,7%; thương mại, dịch vụ chiếm 39,1%
trong tổng giá trị sản xuất). Năm 2011, sản xuất nông nghiệp phát triển tương
đối ổn định.Tổng giá trị sản xuất tăng 14.4% so với năm 2010. Trong đó, giá trị
sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 11,5%, Thương mại, dịch vụ dần đáp ứng
nhu cầu đời sống của người dân, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 19,3%, Công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng 11,3% so với năm 2010. Trung
tâm thương mại cửa khẩu quốc tế Cha Lo hình thành và đi vào hoạt động có
hiệu quả, trở thành đầu mối quan trọng cho việc giao lưu hàng hóa với các nước
Lào, Thái Lan. Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, miền núi (như hệ thống
giao thông, hệ thống lưới điện, thủy lợi, bưu chính - viễn thông, truyền thanh truyền hình) được đầu tư xây dựng khá nhiều, thông qua lồng ghép giữa thực
hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy với các Chương trình 135, 134, Chương trình kiên
cố hóa trường học, Nghị quyết 30a của Chính phủ.
1.1.2.Lịch sử hình thành
Vùng đất huyện Minh Hóa thời cổ có lẽ thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An xứ
Nghệ An từ thời nhà Hậu Lê, (phủ Lâm An trước năm 1448 niên hiệu Thái
Hòa thứ 5 đời vua Lê Nhân Tông là đất của vương quốc Bồn Man, sau đó thuộc
nhà Lê, nằm ở tận cùng phía Tây xứ Nghệ, đến năm Minh Mạng thứ 9
(1828) nhà Nguyễn đổi tên thành phủ Trấn Tĩnh).
Năm 1826, Minh Mạng thứ 7, nhà Nguyễn cho lấy 3 dũng là: dũng Lan, dũng
Đỏ và dũng Châu của mán Lèo thuộc châu Quy Hợp phủ Lâm An trấn Nghệ
An, do ở giáp ranh với phía Tây Quảng Bình (khi đó gọi là dinh Quảng Bình),
chuyển sang thuộc vào dinh Quảng Bình (năm 1828 dinh Quảng Bình đổi thành
trấn Quảng Bình)[1]. Phần đất này ngày nay thuộc huyện Minh Hóa và phía tây
huyện Tuyên Hóa Quảng Bình. Minh Hóa là "kinh đô" kháng chiến của phong
trào Cần Vương do vua Hàm Nghi lãnh đạo chống thực dân Pháp (từ tháng 101885 đến tháng 11-1888).

5


Sau năm 1975, huyện Minh Hóa có 14 xã: Dân Hóa, Hóa Hợp, Hóa Phúc, Hóa
Sơn, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hồng Hóa, Minh Hóa, Quy Hóa, Tân Hóa, Thượng
Hóa, Trung Hóa, Xuân Hóa, Yên Hóa.
“Ngày 11-8-2000, thành lập thị trấn Quy Đạt - thị trấn huyện lỵ huyện Minh
Hóa - trên cơ sở 722 ha diện tích tự nhiên và 4.763 nhân khẩu của xã Quy Hóa,
15,8 ha diện tích tự nhiên và 137 nhân khẩu của xã Yên Hóa; 20,15 ha diện tích
tự nhiên và 226 nhân khẩu của xã Xuân Hóa.Ngày 21-4-2003, thành lập xã
Trọng Hóa trên cơ sở 18.712 ha diện tích tự nhiên và 2.492 nhân khẩu của xã
Dân Hóa”[2, tr.242].
1.2. Khái quát về tộc người Chứt
1.2.1.Dân số, phân bố dân cư và nguồn gốc lịch sử
Việt Nam - quốc gia đông dân tộc anh em, phân bố rộng khắp cả nước. Mỗi tộc
người lại tìm cho mình nơi sinh sống phù hợp, lâu đời. Trong đó, dân tộc thiểu
số lại chiếm vị trí lớn khi phân bố ở các vùng miền núi hay vùng biên giới hải
đảo, những vị trí mang ý nghĩa quan trọng của lãnh thổ quốc gia về chính trị,
kinh tế và an ninh quốc phòng.
-Dân số và phân bố dân cư:
Là một trong những dân tộc ít người sinh sống tại Việt Nam và Lào.
“Tên gọi chính thức của tộc người này là Chứt. Bao gồm các nhóm địa phương:
Mày, Rục, Sách, A Rem, Mã Liềng,...Trong thực tiễn họ còn được gọi bằng cái
tên gọi khác: Tu vang, Pa leng, Tơ Hung, Keo, Xơ Lang, Chà Cũi, Tác Củi, U
mo,... Trong số các tên gọi đó, đa số đều ám chỉ nơi sinh sống: Chứt (lèn đá),
Rục (nơi có suối nước nguồn), Tơ Hung (mái đá),...” [1, tr.34].
-Tại Việt Nam:
Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1999 thì dân tộc
này có dân số khoảng 3.289 người. Sống chủ yếu tại Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố
Trạch (Quảng Bình); một số ở Hương Khê ( Hà Tĩnh) và tại Đắc Lăk.

Thực tế, 7 tên gọi Sách, Mày, Rục, Mã Liềng, Arem, Xơ-lang, Umo
dùng để chỉ 7 nhóm trong tộc người này. Nhóm người Rục được phát hiện
muộn nhất vào năm 1959 ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa và đến năm 2004
có 85 hộ với 428 nhân khẩu. Nhưng theo ước tính của Tổng cục Thống kê ngày
1 tháng 7 năm 2003 thì dân số người Chứt giảm xuống còn 3.787 người.
Đến năm 2009, theo Tổng điều tra dân số và nhà ở, người Chứt ở Việt Nam có
dân số 6.022 người, cư trú tại 23 trên 63 tỉnh, thành phố. Người Chứt cư trú tập
trung tại các tỉnh:
6


Quảng Bình: 5.095 người, chiếm 84,6% tổng số người Chứt tại Việt
Nam.
Đắc Lăk: 435 người.
Lâm Đồng: 266 người.
Hà Tĩnh: 156 người.
Tại Lào, theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 450 người Chứt
(Ethnologue ghi là theo điều tra dân số năm 1995 của Lào) sinh sống tại tỉnh
Khammouan.
-Ngôn ngữ: Người Chứt là tộc người sử dụng ngôn ngữ cùng ngữ hệ
với tiếng Việt. Tiếng Chứt được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm vì gần gũi
với tiếng Kinh nguyên thủy. Thời điểm tiếng Chứt tách ra khỏi nhóm tiếng ViệtMường vẫn còn đang tranh cãi:
Theo Phạm Văn Cường thì vào khoảng thế kỉ V - VI, sau đó khá lâu,
vào khoảng thế kỉ X – XI tiếng Mường mới tách ra.
Còn theo Bùi Xuân Dinh thời điểm phân tách của nhóm Viêt Mường và hai nhóm Chứt – Poong diễn ra từ khoảng thiên niên kỷ thứ I TCN
đến thế kỷ thứ II sau CN. Và nhóm Việt Mường phân tách khoảng từ khoảng
thế kỷ thứ VII -VIII.
Giáo sư Trần Trí Dõi đã nhận xét tiếng Chứt như: “bảo tàng lưu giữ
các giai đoạn phát triển của tiếng Việt”. Văn hóa của người Chứt cũng cho phép
tìm lại lịch sử phát triển của người Việt cổ.

-Nguồn gốc lịch sử:
Các dân tộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường được giới khoa học thống
nhất thừa nhận là các cộng đồng bản địa ở Việt Nam. Trong đó, Kinh (Việt) và
Mường tách thành hai tộc người vào khoảng thế kỉ thứ X, Thổ tách khỏi Kinh
(Việt), để hình thành tộc người riêng vào khoảng thế kỉ thứ XV - XVI (thời Hậu
Lê).
Nói về tộc người Chứt:
Trước đây, người dân tộc Chứt sống di cư, chủ yếu sống ở vùng rừng núi tỉnh
Quảng Bình và Hà Tĩnh trong điều kiện sống lạc hậu. Theo A. Cheon và Th.
Guignard, hai nhà nghiên cứu người Pháp đã mô tả người Chứt “hết sức nhút
nhát, hễ thấy người lạ thì lập tức lẩn trốn. Họ không có quần áo, nam nữ đều
che mình bằng vỏ cây sui, ngủ chung lẫn lộn trong hang hoặc lều. Họ ăn bột cây
nhúc và săn bắt tôm, cá, thú nhỏ trong rừng. Cả nam và nữ đều búi tóc đằng
sau”.
Có nguồn thông tin cho biết nhóm người Rục thời trước có nguồn thức ăn quan
trọng là bột cây báng và thịt khỉ.
7


Dưới thời thực dân Pháp, người dân tộc Chứt bị miệt thị là “Xá Lá Vàng”. “Xá”
chỉ những tộc người lạc hậu, “Lá Vàng” chỉ cuộc sống di cư. Người dân tộc
Chứt thường chỉ sống tại một địa điểm trong những túp lều lợp bằng lá cây
khoảng vài ngày cho đến khi lá chuyển sang màu vàng thì bỏ đi nơi khác. Bản
thân chữ “Chứt” cũng được hiểu là hang đá, nơi trú ngụ của người Chứt. Với
trình độ sản xuất thấp, người Chứt không biết dệt vải. Vào mùa hè, nam giới
người Chứt thường đóng khố và cởi trần, còn phụ nữ Chứt mặc váy. Vào mùa
đông, họ mặc áo làm bàng vỏ cây.
Năm 1991, khi bộ đội biên phòng Hà Tĩnh phát hiện người Chứt chỉ có
khoảng 20 người đang sống trong hang sâu trên dãy Trường Sơn thuộc biên giới
Việt-Lào.Sau gần 30 năm, đến nay người Chứt đã hồi sinh có 41 hộ với hơn 140

nhân khẩu sinh sống ở bản Rào Tre, thuộc xã Hương Liên, huyện Hương Khê,
Hà Tĩnh. Để có một bản Rào Tre như hôm nay, trong gần 30 năm qua, các thế
hệ cán bộ, chiến sỹ lực lượng bộ đội biên phòng Hà Tĩnh và chính quyền địa
phương đã thực sự sát cánh cùng người Chứt để “vượt cạn” bỏ hang, bỏ suối về
nhà. Đêm, khi cán bộ địa phương ngủ là người Chứt tìm cách tháo chạy vô
rừng. Ông Đặng Duy Báu-Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh lúc bấy giờ cùng với ông Võ
Trọng Việt-Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng Hà Tĩnh (nay là Thượng tướng,
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) nhiều đêm liền ngồi với nhau bàn cách cứu tộc
người này.Tổ công tác khác được phân công xuyên rừng đi chọn địa điểm phù
hợp để tính đến phương án dựng bản cho người Chứt. Mưa lâu thấm dần, một
vài năm sau khi người Chứt đã quen mắt với màu áo bộ đội biên phòng, thấy
nhớ khi bộ đội biên phòng vắng mặt, khi đau bụng, sinh con, khi cúng Giàng,
thần linh cũng gọi bộ đội biên phòng tham gia. Những ngôi nhà sàn được dựng
lên bằng cây rừng, kiến trúc theo kiểu hang dần dần cũng được bà con người
Chứt đến ở. Tiếp đó, những ngôi nhà sàn lại được thay thế, cách tân kiểu mới,
những lớp học được mở ra, trạm xá được dựng lên…Gần 30 năm để có một bản
làng, nhiều cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng đã gắn bỏ hết cả cuộc đời binh
nghiệp của mình để dạy chữ, để ăn ở sinh hoạt, giữ đường biên giới cùng bà con
nơi đây.
Theo như cuốn Việt Nam văn hóa và du lịch có nói: “Người Chứt sinh sống
bằng nương rẫy du canh du cư, săn bắn và hái lượm. Cây trồng chính là ngô,
sắn, đỗ, lúa. Công cụ sản xuất rất thô sơ: rìu, rựa, gậy chọc lỗ...vận chuyển hàng
hóa chủ yếu là gùi đeo vai. Lương thực ăn hàng ngày chủ yếu là ngô,
sắn...Những năm mất mùa họ phải ăn bột báng...”[3,tr.91].

8


Ngày nay khi được chính quyền Việt Nam vận động về sống định cư như vậy,
họ hòa đồng hơn vào các tộc người khác.Họ sống định canh, định cư nhưng các

làng của người Chứt gọi là Cà Vên thường tản mạn và nhà cửa không bền
vững.Họ sống nhờ trồng trọt (nhóm Sách làm ruộng, còn nhóm Rục và A rem là
làm rẫy), canh tác lúa, đậu, lạc, trầu không. Khi đến mùa thu hoạch, họ vẫn lên
ở các hang núi gần nương rẫy, chỉ trở lại bản làng khi mùa màng xong xuôi.
Người Chứt cũng hái lượm, săn bắn, đánh cá, chăn nuôi. Nghề mộc và đan
lát khá phổ biến trong các tộc người Chứt. Các đồ dùng bằng kim loại và vải
vóc, y phục phải mua hoặc trao do người Chứt không trồng bông dệt vải hay
chế tạo đồ kim loại.
Người Chứt ngày nay thường nhận mình là họ Cao, họ Đinh... Mỗi dòng họ đều
có người tộc trưởng, có bàn thờ tổ tiên chung. Trong làng người Chứt, tộc
trưởng nào có uy tín lớn hơn thì được suy tôn làm trưởng làng.
1.2.2.Khái quát về đặc điểm văn hóa của tộc người Chứt
-Nhà ở:
Trước kia họ sống du canh du cư. Các nhóm Mày, Mã Liềng, Arem ở
nhà sàn, nhóm Rục và nhóm Sách ở nhà trệt. Nhà sàn của các nhóm ấy thường
là nhà tạm bợ, làm bằng tre, nứa, liên kết bằng ngoăm, buộc, chỉ ở được khoảng
vài ba năm. Riêng người Rục, cho tới những năm 50 của thế kỷ XX, họ vẫn ưa
thích cư trú trong hang đá, nền đá. Sau khi tái định cư, người Mày người Khùa,
người Sách, người mã Liềng mới làm theo kiểu của người Kinh (Việt) trong
vùng. Ngày nay đa số người Chứt đã ở trong các ngôi nhà theo kiểu người Kinh
(Việt), nhưng với quy mô nhỏ hơn rất nhiều.
-Trang phục:
“Xưa kia, người Chứt không biết trồng bông dệt vải. Muốn có vải để may mặc
họ phải mua hoặc mang nông, lâm sản đổi cho người Kinh, hay người Lào lân
cận, để lấy y phục. Vì vậy y phục của họ khá đơn sơ: đóng khố đối với đàn ông,
phụ nữ chỉ mặc váy (puồng), vào mùa đông họ tự khâu áo để mặc. Hiện nay họ
mặc giống kiểu y phục của người Kinh” [1, tr.60].
-Đồ ăn, uống, hút của người Chứt:

9



Sinh sống chủ yếu bằng nương rẫy, hái lượm và săn bắt, nên nguồn
lương thực chủ yếu cua người Chứt là ngô, sắn, và các loại bột báng, củ mài, củ
pẩu, của nâu,...;nguồn thực phẩm chủ yếu của họ là các loại măng, rau lấy trong
rừng, và chim muông, cua ốc săn bắt được. Với nguồn nguyên liệu ấy cách chế
biên chủ yếu của họ đồ, nướng, hoặc luộc. Từ sau khi định canh, định cư, cuộc
sống của các nhóm địa phương thuộc dân tộc Chứt, ngày càng ổn định và khá
dần. Nay tuy còn vô vàn khó khăn, nhưng việc ăn uống của họ đã được cải thiện
nhiều. Các món ăn của họ đã chịu nhiều ảnh hưởng từ ăn uống của người Kinh
lân cận.
- Tín ngưỡng, thờ cúng của người Chứt:
“Đối với các nhóm Mày, Sách, Arem, Mã Liềng, Rục,..thuộc cộng đồng người
Chứt, tín ngưỡng vạn vật thiêng liêng khá phổ biến. Với họ, ngoài rừng có ma
rừng, ma suối (cù muých rú đác), trong không trung có cù muých linh l’váng
(ma lơ lửng giữa không trung), ở bốn phương và giữa trời có năm ông thổ công
(đăm ôông tồ côông; được coi là chủ đất của cavên), trong nhà có thổ công, hai
ôông t’pua, pà pua pếp (hai ông vua, bà vua bếp), dưới đất có ma đất (múa ôông
bản thổ: mụ ông bàn thổ),...Vì thần bảo hộ các làng (trông coi và bảo vệ đất
rừng, người và vật của cavên), của họ là cu muých yàng. Với họ, đây là vị thần
quan trọng nhất.
Tuy săn bắn và hái lượm còn đống vai trò quan trọng, nhưng ở người
Chứt ít thấy những lễ nghi, tín ngưỡng và ma thuật săn bắn. Nhóm Mã Liềng có
tục cúng ma ná (ma nó) trước và sau khi săn được thú. Khi săn hay bẫy được
thủ to (lợn, mang, tác,...), họ cúng tổ tiên và ma bếp. Bên cạnh những nghi lễ
tiên quan đến săn bắt, ở các nhóm Sách, Mày và Rục có tục làm lễ xuống giống
(pàchôông K’lôống), cúng khi tra lúa trên nương, cúng hồn lúa, cúng cơm mới
(ch’leng)”,...[1, tr.66].
Văn hóa nguyên thủy đa sắc ra đời trên nền tảng lao động miệt mài của loài
người, mang lại ánh sáng tri thức mà con người hiện đại đang thừa hưởng. Ở

góc độ văn hóa, người Chứt cũng đang gìn giữ và làm mới một số dấu ấn văn
hóa nguyên thủy độc đáo, song song với việc định canh định cư, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng thể chất, xóa bỏ những tập tục canh tác lạc hậu, mê tín dị đoan và
từng bước giảm nghèo bền vững.

10


1.2.3. Tộc người Chứt tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình
Dân tộc Chứt ở Quảng Bình có 5 nhóm địa phương, còn gọi là 5 tộc
người: Sách, Mày, Rục, A rem, Mã Liềng với 1.591 hộ với 6.417 khẩu (chiếm
26% dân số dân tộc thiểu số, tính đến tháng 31-12-2016). Địa bàn cư trú của
dân tộc Chứt phân bố ở 29 bản, 9 xã, thuộc 3 huyện: Minh Hoá, Tuyên Hoá và
Bố Trạch thuộc các xã miền núi, vùng cao, biên giới, nơi có địa hình chia cắt,
hiểm trở. Đây cũng là nơi có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, ngập lụt về mùa
mưa, hạn hán, thiếu nước về mùa khô...
Trong đó, tại huyện Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình: tộc người Sách cư
trú tập trung theo cộng đồng ở các xã Thượng Hóa (bản Phú Minh, Yên Hợp),
Hóa Sơn (bản Hóa Lương, Lương Năng), ngoài ra người Sách sống xen ghép
với dân tộc Kinh ở các xã: Hóa Tiến, Hóa Hợp, Hóa Thanh, Dân Hóa, Trung
Hóa, Hồng Hóa, Xuân Hóa, Thị trấn Quy Đạt...Tộc người Rục cư trú theo cộng
đồng, chủ yếu ở xã Thượng Hóa. Tộc người Màycư trú ở 11 thôn bản thuộc các
xã Dân Hoá, Hoá Tiến, Hoá Thanh, Thượng Hoá.Tộc người Mã Liềng cư trú
theo cộng đồng ở 6 bản trong đó có xã Trọng Hoá.
Ngôn ngữ Chứt mà đồng bào bản ngữ đang sử dụng, theo các nhà ngôn
ngữ học thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh các ngôn ngữ Môn-Khơ me (Tiếng
Việt, Mường, Thổ Chứt), hệ ngữ Nam Á. Trong danh mục thành phần các dân
tộc công bố năm 1979, tiếng Chứt của dân tộc Chứt bao gồm những nhóm ngôn
ngữ địa phương khác nhau: Mày, Rục, Sách, Mã Liềng và Arem. Cả năm nhóm
này được coi là thành viên địa phương của tiếng Chứt. Hệ ngữ Nam Á gồm

nhiều ngôn ngữ khác nhau, phân bổ khắp vùng Nam Á.
Khoảng những năm 1958-1959, công an vũ trang (nay là biên phòng)
phát hiện nhóm người nguyên thủy sống giữa rừng ở khu vực biên giới Quảng
Bình. Đầu năm 1960, người Rục được vận động ra sinh sống tập trung, lúc ấy
chỉ có 34 người. Đến năm 2012, lần đầu tiên, Đồn biên phòng Cà Xèng giúp
người Rục làm lúa nước, tự đảm bảo được một phần lương thực.
Cũng giống như ở các nơi khác, người Chứt ở đây cũng sống nằng nông
nghiệp nương rẫy, du canh và săn bắt hái lượm. Trừ nhóm Sách sống chủ yếu
bằng nông nghiệp còn các nhóm khác hái lượm và săn bắn chiếm vị trí quan
trọng, thậm chí là nguồn sống chính trong những năm mất mùa. Công cụ sản
xuất gồm: rìu, rựa, gậy chọc lỗ, nơi làm ruộng có thêm cày, bừa. Từ khi định cư
người Chứt đã nuôi trâu bò để phục vụ cày bừa, làm sức kéo. Đan lát chủ yếu
do nhu cầu tiêu dùng trong gia đình. Đôi nơi họ biết thêm nghề rèn dao và rìu.

11


Gần 60 năm trôi qua kể từ khi tộc người Rục được phát hiện, đưa ra khỏi hang
đá, nay họ định cư giữa những thung lũng bằng phẳng ở xã Thượng Hóa (Minh
Hóa, Quảng Bình), không còn “sáng ra khỏi hang, tối vào lại” như trước đây.
Ký ức về cuộc sống “săn bắt hái lượm” vẫn còn in đậm trong tâm trí nhiều
người Rục. Một số cụ ông, cụ bà “không nhớ nổi tuổi” đôi khi thèm khát cuộc
sống hang đá, đã quay lại hang ở đôi ba ngày.
Nhìn chung, ngày nay cùng với những thay đổi lớn lao của đất nước và
điều kiện sinh động, cũng như các dân tộc thiểu số khác, dân tộc Chứt có rất
nhiều sự biến đổi. Chẳng những cung cách kiếm sống thay đổi, văn hóa ăn,
mặc, ở đã khác xưa nhiều, mà tâm lý, tín ngưỡng, nếp sống của họ cũng thay
đổi không ngừng. Nếu xưa kia sống bằng nghề làm ruộng, săn bắt và hái lượm
là chính, thì nay các hoạt động kinh tế của họ đã đa dạng, chuyên ngành,
chuyên môn hóa đã xuất hiệ, thương mại được chú trọng và quan trọng là sản

xuất hàng hóa đã bắt đầu hiện diện. Đời sống kinh tế hàng ngày được cải thiện,
hạ tầng điện, đường, trường trạm đã ổn định và phát huy tác dụng, đói nghèo
gần như được đẩy lùi, dân trí được nâng lên không ngừng, mạng lưới y tế phát
triển, việc chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.

Phần 2
MỘT SỐ LOẠI HÌNH VĂN NGHỆ DÂN GIAN VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA TỘC NGƯỜI CHỨT
2.1.Một số loại hình văn nghệ dân gian của tộc người Chứt
Mỗi tộc người lại có kho tàng văn nghệ dân gian đặc sắc riêng. Nhưng chúng
đều có đặc điểm chung đó là:
Thứ nhất: nội dung, hình thức nghệ thuật, kĩ thuật sáng tác đều gắn liền với
một nghề nghiệp hoặc với đời sống của nhân dân ở một địa phương nào đó.
Thứ hai: sáng tác có tính chất tập thể, đậm màu sắc dân tộc.
Thứ ba: không có trường dạy, người trong gia đình hoăc người cùng làm
một nghề truyền thụ cho nhau.
Trong xã hội mới văn nghệ dân gian được sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao để
phục vụ cho toàn dân tộc.

12


Là một bộ phận của cộng đồng dân tộc anh em, tộc người Chứt cũng có cho
mình kho tàng văn nghệ dân gian tuy không thật phong phú nhưng cũng không
quá nghèo nàn.
2.1.1.Nhạc cụ
Trong quá khứ, dân tộc Chứt có đời sống tinh thần khá phong phú, họ có
một số nhạc cụ truyền thống như: đàn Trơ bon, đàn môi, sáo dọc...
-Đàn Trơ bon:
Cây đàn làm bằng một ống nứa đơn sơ, có buộc hai sợi cước, dùng

một thanh nứa nhỏ để kéo. Với bầu cộng âm làm bằng ống nứa to khoét lỗ ở
giữa. Vì cây đàn thô sơ như vậy nên người Chứt còn gọi đàn Trơ bon đơn giản
là đàn nứa. Khi chơi loại đàn này có thể kéo (như kéo nhị của người Kinh),
hoặc gảy như đàn tranh. Tiếng đàn này phát ra âm thanh hơi “phô” nhưng cũng
khá dìu dặt, nghe gần giống tiết tấu đàn accordean.Mỗi lần nghệ nhân đánh đàn
Trơ bon, âm thanh phát ra như muốn gửi cả tâm tình của đại ngàn Trường Sơn
đến người nghe.
Trước đây, mỗi dịp hội hè, tiếng nhạc làm cho bản thêm rộn ràng, sôi nổi.
Và cũng nhờ tiếng sáo, tiếng đàn và con trai, con gái của bản tìm đến và ăn đời
ở kiếp với nhau.Đáp lại tiếng đàn trơ bon réo rắt của cô gái, tiếng kèn môi là lời
thủ thỉ tâm tình của chàng trai. Sống bao đời trên những đỉnh núi cao, cách xa
các dân tộc khác, người Chứt làm bạn với tiếng đàn, tiếng kèn, tiếng sáo.
Những âm thanh rủ rỉ như vọng về từ một miền kí ức xa thẳm, như tiếng nước
chảy róc rách trên những rục nước, tiếng gió thì thào xuyên những tán rừng.
Đó là tiếng đàn tình yêu, tiếng đàn khiến những chàng trai ưng cái bụng,
nghe bùi. Tiếng nhạc vang khắp núi rừng, khiến người đi qua không kiềm lòng
được mà ghé thăm, dừng chân lại.Đêm đêm, dưới ánh trăng mờ tỏ, những chàng
trai dùng thứ âm thanh mộc mạc của cây đàn Trơ bon để gọi bạn gái. Những âm
thanh đó ngân vang dưới chân núi Ka Đay khiến đại ngàn Trường Sơn vốn trầm
mặc trở nên huyền diệu.
Thiếu tá Dương Thanh Tịnh - Đội trưởng Tổ công tác thuộc Đồn Biên
Phòng 575 cho biết: “Trong nét văn hóa của tộc người Chứt trước đây, có sáo
Pi, đàn Muôi (đàn môi), đàn Trơ bon (đàn nứa), từ con trai đến con gái đều biết
cách làm và sử dụng. Nhất là đối với những đôi trai gái yêu nhau dùng sáo, đàn
thay cho lời nói để hiểu nhau và trở thành vợ chồng. Bên cạnh đó đàn, sáo được
dùng trong lễ hội như đám cưới, lễ hội xuống giông, lễ cúng hồn lúa...”.
Bà Hồ Thị Sen ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà
Tĩnh) không nhớ năm nay mình bao nhiêu tuổi, cũng không nhớ mình biết kéo
đàn Trơ bon từ bao giờ. Bà chỉ nhớ rằng, từ khi chưa có người yêu, bà đã kéo
13



đàn Trơ bon thâu những đêm hội: “Chưa có chồng, mình làm cái đàn này thổi
chơi. Tôi với ông chồng cũng nên duyên từ tiếng đàn này, từ tiếng kèn môi kia.
Ông ấy không dám hỏi, thổi sáo thay cho lời tình yêu. Tôi cũng thích nhưng
ngại không nói, kéo đàn trả lời”.
Ngày trước, những đêm mùa xuân, nam nữ hẹn hò bên bờ suối. Các cô gái
kéo đàn Trơ bon, các chàng trai gẩy kèn môi, đệm nhạc cho những bài dân ca
Chứt. Trước khi kéo đàn Trơ bon, người ta phải làm ướt cật nứa. Nếu cật nứa
không đủ ẩm thì đàn sẽ không kêu.
Ông Hồ Phượng là người khéo tay có tiếng ở bản Rào Tre. Hầu hết những
cây đàn Trơ bon, kèn môi ở bản Rào Tre đều do ông làm; nhiều người biết kéo
đàn, thổi kèn là do ông dạy: “Đàn với kèn là trêu nhau, lời mình hỏi nhau. Ví
dụ, hỏi: đằng em có yêu anh không? Đằng vợ đánh đàn Trơ bon có nghĩa là : em
yêu anh”.
Theo ông Hồ Phượng, trước đây người Chứt ở bản Rào Tre còn có khèn
bè, nhưng từ lâu không còn ai biết làm, không ai nhớ cách dùng. Người biết
đánh đàn Trơ bon, biết thổi kèn môi giờ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Những âm thanh mộc mạc của núi rừng đã mai một theo thời gian, thay
vào đó là tiếng trống, tiếng nhạc được phát ra từ dàn âm thanh rất hiện đại. Hiện
nay, trong bản chỉ còn 4 người biết đánh đàn, thổi sáo hay. Trưởng bản Hồ Kính
buồn bã: “Thanh niên giờ chỉ thích nghe nhạc hiện đại thôi, không ai biết làm,
biết đánh đàn nứa, đàn Muôi nữa đâu. Đàn dễ làm lắm nhưng có lẽ vì thế mà
cũng dần lãng quên.”
Theo nhạc sỹ Trịnh Ngọc Châu, nhạc cụ của người Chứt không phong phú, đa
dạng như các dân tộc khác, âm lượng nhỏ, với các cung bậc đơn giản. Nhạc cụ
phản ánh trình độ phát triển của chủ nhân chúng - một dân tộc nhỏ bé giữa đại
ngàn Trường Sơn: “Đàn của người Chứt, kể cả âm thanh và các cung bậc rất
đơn giản. Để làm sáo trúc, nghệ nhân phải luộc nước muối, ngâm; cây trúc phải
già, các đốt khác nhau. Đây, người Chứt dùng nứa non, cộng hưởng với ống

cũng kém. Dây cước, dây tơ thì âm thanh có vẻ mềm hơn nhưng không thể lớn
như dây kim khí, kim loại được”. Tuy vậy, đối với họ đó cũng là niềm tự hào
khôn xiết về dân tộc mình.
-Đàn môi:
Đàn môi là từ tiếng Việt để chỉ một loại nhạc cụ dân tộc làm bằng tre, phổ biến
hầu hết trong các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau.
Gọi đàn môi là do thói quen gọi lâu ngày ở Việt Nam. Thật ra nhạc cụ chưa hẳn
là đàn, bởi vì các nhà nghiên cứu phân tích nó theo nhiều cách khác nhau. Có
14


người cho rằng đàn môi là nhạc cụ dây vì có lưỡi là dây rung, khoang miệng là
bộ phận tăng âm. Người khác bảo đàn môi là nhạc cụ hơi vì chiếc lưỡi làm
nhiệm vụ lưỡi gà như trong khèn. Quan điểm thứ 3 cho rằng nó là nhạc cụ tự
thân vang, nguồn âm thanh xuất phát từ chiếc lưỡi rung toàn thân.
Đàn môi thường làm bằng 1 miếng đồng dát mỏng hay mảnh tre vót
mỏng tạo dáng chiếc lá tre. Người ta cắt một chiếc lưỡi dài theo chiều thân đàn,
phần đầu lưỡi rời ra chỉ còn phần gốc dính vào thân đàn. Chiếc lưỡi này là bộ
phận rung của nhạc cụ. Phần cuối thân đàn có buộc 1 sợi dây hay có 1 tay cầm.
Khi thổi người ta giữ sợi dây hay tay cầm bằng tay trái, đặt đàn cách
đôi môi một chút, đủ để không chạm vào răng. Ngón cái của tay phải bật vào
đầu đàn khiến lưỡi rung lên, chuyển chấn động đến khoang miệng và vang lên
trong khoang miệng. Khi thay đổi khẩu hình âm thanh sẽ phát ra khác nhau, tuy
nhiên số lượng âm không nhiều, cao độ không chuẩn, hơi nhòe và nghe nhỏ.
2.1.2. Dân ca
Tộc người Chứt nổi tiếng với điệu kà tơm - tà lềnh được nhiều người ưa
thích. Với đồng bào Chứt thì sinh hoạt luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu.
Làn điệu kà tơm - tà lềnh là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian có từ lâu
đời của các dân tộc. Trong kho tàng văn hóa dân gian của người Mã Liềng,
những làn điệu dân ca với nội dung phong phú, được sử dụng trong nhiều

khung cảnh, với lời ca mộc mạc đã phản ánh về cuộc sống lao động sản xuất, về
tình yêu đôi lứa và về những sinh hoạt hàng ngày của đồng bào như đi nương
rẫy, đi rừng, mò cua bắt ốc và các dịp lễ tết, cưới hỏi…
Dân ca gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Nội
dung bài hát có thể sáng tác tùy hứng theo điệu Kà tơm - tà lênh rất được đồng
bào ưa thích. Làn điệu kà tơm - tà lênh nghĩa là con trâu đi cày (kà tơm là con
trâu, tà lênh là cày đất).Điệu này bắt đầu bằng điệp khúc là “kà tơm - tà lênh”
hai lần và sau đó là nội dung bài hát. Làn điệu này thường dùng để hát đối nam
nữ trong lao động sản xuất, trong vui chơi (cũng có thể hát một mình hoặc hát
hai nam, hai nữ).
Điệu hát này bắt nguồn từ tiếng gọi nhau đi làm lúc sáng sớm, hoặc theo đồng
bào trước đây còn có điệu “kà răng - tà nên” nghĩa là chiều về trên đỉnh núi, là
tiếng gọi nhau đi về lúc trời đã chiều. Điệu dân ca này không chỉ tạo nên không
khí vui nhộn, hăng say trong lao động sản xuất, mà thông qua đó các chàng trai,
cô gái còn gửi gắm tâm tình cho nhau:
15


“Kà tơm - tà lênh, kà tơm - tà lênh, bởi chỉ mới chiềng chiêng kdang, kói, tihal
ktoi, bới chị mới, kà tơm- tà lênh, kà tơm-tà lênh che phướng l nơ, phi co chô,
che hel vấng tược…”.
Tạm dịch là (kà tơm-tà lênh, kà tơm - tà lềnh) O nàng ơi, mang kdâng, mang
kói đi hái trầu, O có đi không, O này ơi (Kà tơm-tà lênh, kà tơm - tà lềnh) em
cũng muốn đi, mà trầu có chỗ, em sợ, em hái không được”.
Điệu Kà tơm - tà lênh còn là điều nhắn nhủ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau
trong lao động sản xuất:“Kà tơm-tà lênh, Kà tơm-tà lênh, Kon a thi un aten kơ
chông bi ai a chịt”. Tạm dịch là “con chim đen ăn giống cây, hãy bắn chết nó”.
Không chỉ trong lao động sản xuất, điệu kà tơm - tà lênh còn được hát trong các
dịp cưới, lễ tết và nó còn là tiếng ru con cửa các bà mẹ. Nội dung bài hát có thể
sáng tác tùy hứng thường là những câu hát trao duyên kín đáo, tình tứ hoặc là

những câu trêu ghẹo nhau nghịch ngợm, hóm hỉnh và có khi là những lời răn
dạy con người. Ở đây điệu kà tơm - tà lênh có vần điệu rất thô sơ giống như
những điệu cổ sơ của các điệu hát ví và hát dặm nghệ tĩnh.
Điệu hát kà tơm - tà lênh là kết quả của quá trình tư duy của đồng bào xuất phát
từ thực tiễn sinh động của cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với sự vận động và
phát triển của xã hội. Nhưng rất tiếc ngày nay do cuộc sống của đồng bào có
nhiều thay đổi, cho nên các làn điệu dân ca đang bị mất mát dần và chưa có
biện pháp nào để khai thác và lưu giữ trong đời sống văn nghệ ngày hôm nay.
-Ca dao cơm Pồi:
1. Trời mưa dác chẳn queng hồi.
Eng khôông lế cấy, ai tâm Pồi cho eng ăn.
Nghĩa là:
Trời mưa nước chảy quanh hồi.
Anh không lấy vợ, ai giã bồi cho anh ăn.
2. Trôông cho mau tếng mùa Pồi
Nhớ con ôốc tực tang ngồi trên vâm.
Nghĩa là:
16


Trông cho mau đến mùa Pồi
Nhớ con ốc vặn đang ngồi trên mâm
Và:
3.Mặt trời tá các tôộng ngồi
Ti nô cúng nhớ cơm Pồi, thâu lang.
Nghĩa là:
Mặt trời đã gác động ngồi
Đi đâu cũng nhó cơm Pồi, rau khoai.
Trong cuộc sống sinh tồn và phát triển của bất cứ cộng đồng dân tộc nào, văn
hóa ẩm thực đóng một vai trò rất quan trọng, nó không chỉ bảo đảm cho con

người về mặt vật chất mà còn thể hiện những giá trị văn hóa độc đáo của dân
tộc đó. Cũng như các dân tộc khác trong vùng, lương thực chủ yếu của đồng
bào dân tộc Chứt là ngô, sắn, lúa nương và các loại củ quả (chất có bột) được
hái lượm ở rừng.
Các món ăn của đồng bào sau khi được chế biến chủ yếu là luộc, nướng, có
những món ăn được chế biến hết sức đơn giản, nhưng đối với món cơm Pồi,
việc chế biến được trải qua nhiều công đoạn hết sức công phu.
Nguyên liệu để làm món cơm Pồi gồm: ngô hạt, lúa nếp nương, sắn củ. Sau khi
đã chuẩn bị xong nguyên liệu, ngô hạt được ngâm trong nước độ nửa ngày, vớt
ra để ráo, cho vào cối giã mịn; lúa nếp nương cho vào cối giã dập, loại bỏ vỏ
trấu và giã đến khi thành bột; sắn củ ngâm nước, bóc vỏ, thái mỏng và cho vào
bàn dập ép kiệt nước. Bột ngô, bột nếp, sắn thái mỏng được trộn đều với một ít
muối, nước lã, tạo thành một thứ hỗn hợp kết dính, sền sệt.
Có các cách nấu cơm Pồi khác nhau. Cách nấu thứ nhất là cho các thứ đã trộn
đều vào ống tre, lấy lá chuối rừng nút chặt phần miệng để giữ nhiệt làm cho
cơm mau chín và chín đều. Để cho ống tre khỏi nứt khi nướng trên bếp than,
đồng bào dùng dao tước bỏ phần vỏ cứng bên ngoài của ống tre; đến lúc có mùi
thơm tỏa ra là cơm pồi đã chín. Cách nấu này giống với cách nấu cơm lam của
một số dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc.
17


Cách nấu thứ hai là bỏ tất cả các ống tre có đựng cơm Pồi vào nồi, dựng miệng
ống tre có nút lá chuối lên trên, đổ nước vào nồi và đun cho đến khi nào cơm
pồi tỏa ra mùi thơm là được.
Cách nấu thứ ba là giống như cách đồ xôi của người Việt.Hiện nay, cách nấu
này tương đối phổ biến bởi vì tiện dụng. Nếu người Việt dùng vò đồ xôi bằng
gốm thì đồng bào Chứt thay bằng một khúc gỗ, khoét rỗng ruột, phía đáy eo lại,
có độ dài chừng hai gang rưỡi tay, đường kính chừng một gang rưỡi tay, được
đặt trên một cái soong hoặc nồi, đun cách thủy.

Trong 3 cách nấu trên, cách nấu thứ nhất là ngon nhất, cơm Pồi có hương vị đặc
biệt. Đồng bào thường ăn cơm Pồi với canh rau rừng nấu với các loại cá, ốc bắt
được dưới khe suối hoặc thịt thú rừng săn bắt được.
-Vốn cổ vùng cao:
Con ngủ đi con
Cho mẹ đi tuốt lúa về làm ăn
Cho bố đi bắn con gấu về làm ăn
Tộc người Chứt, là đồng bào dân tộc thiểu số có số dân không nhiều, lại phân
thành nhiều tộc người, trong đó có những nhóm tộc người chỉ có vài trăm người
như Arem, Rục,...sinh sống chủ yếu ở các xã vùng biên giới, nơi có điều kiện tự
nhiên - xã hội khó khăn. Tuy vậy, trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh
với thiên nhiên để sinh tồn, đồng bào các dân tộc thiểu số Quảng Bình đã cố
gắng sáng tạo và gìn giữ cho riêng mình rất nhiều giá trị văn hoá vật chất, tinh
thần độc đáo, trong đó có vốn văn học dân gian đặc sắc.
Trong kho tàng văn học dân gian của người Chứt nói riêng và của đồng bào
thiểu số tại tỉnh Quảng Bình nói chung, nghệ thuật ngôn từ chiếm vị trí đặc biệt
quan trọng, trong đó, ca dao, dân ca xuất hiện thường xuyên trong đời sống tinh
thần của đồng bào; ngoài ra, còn có tục ngữ, câu đố và một số loại thể khác,
nhưng số lượng không đáng kể.
Ca dao dân tộc thiểu số Quảng Bình (bao gồm cả phần lời trong các làn điệu
dân ca) có nội dung và nghệ thuật khá độc đáo. Nhìn chung, ca dao các dân tộc
thiểu số Quảng bình tập trung phản ánh các nội dung chính sau đây:

18


Thứ nhất: Tình yêu quê hương, làng bản, lòng tự hào với sự giàu có,
trù phú của núi rừng, qua đó động viên nhau quyết giữ lấy “núi rừng quê ta”.
Thứ hai:Tình yêu lao động, dẫu là một thứ lao động cổ truyền vất vả từ
sáng đến chiều, nhưng là tự do, nên vẫn say sưa , vẫn thích thú, vì nó đem lại

cuộc sống vui tươi.
Thứ ba: Tình yêu nam nữ với tất cả các cung bậc tình cảm của nó.
Đi tìm con ká tơm, hỡi anh!
Bắt được bỏ vào ca dăng, hỡi anh!
Với nội dung phong phú, đượm chất trữ tình, ca dao dân ca được sử dụng phổ
biến trong nhiều bối cảnh: Đọc cho nhau nghe, dùng để hát đối đáp, làm lời cho
các khúc dân ca; gắn bó một cách tự nhiên với sinh hoạt hàng ngày của đồng
bào.
Người Chứt có số lượng ca dao tồn tại độc lập như một đơn vị văn học dân gian
chỉnh thể không nhiều. Đa số trong đó đã hoá thân vào dân ca và hát ru và
muốn xem xét nó không thể không nhắc đến các làn điệu Pa eo, Tơm tá lêng
(Dân tộc Chứt), để giao lưu trong lao động, trong những lúc đi sim tỏ tình,
trong các đám hội hè, cưới xin, hoặc tế lễ ma chay, và cả trong những lúc ru con
ngọt ngào êm ái…
Dẫu làm ăn vất vả, một nắng hai sương, nhưng ít tìm thấy những lời kêu than
buồn khổ trong các bài dân ca Chứt. Ở đó người ta thường thấy những lời ca ví
von ẩn dụ sâu sắc, đối đáp trữ tình giữa nam và nữ mà thôi:
Nam:
Đi tìm con ká tơm, chị ơi!
Bắt được bỏ vào ca dăng, chị ơi!
Lấy trầu ăn trầu, chị ơi!
Như con chim rừng Lào
Như con chim phía Nam
Như con chim miền xuôi, chị ơi!
Nằm ở ngọn khe này.
Sang ở ngọn khe kia…

19



Nữ:
Đi tìm con ká tơm, hỡi anh!
Bắt được bỏ vào ca dăng, hỡi anh!
Lấy trầu ăn trầu, hỡi anh!
Đã chờ đợi nhau
Chờ đợi đến gặp nhau
Mang nặng, nắng nóng mấy cũng đi, hỡi anh!
(Pa eo-Tơm tá lêng – Dân tộc Chứt)
Tình cảm gia đình, tình yêu thương cha con, mẹ con cũng được biểu hiện sâu
sắc trong lao động làm ăn hằng ngày bằng những lời ca mộc mạc, chan chứa
tình người: ông bà dạy cháu, cha mẹ dạy con nên người:
Siêng làm ăn, đừng nhác
Muốn được vợ, được chồng
Như thiên hạ,
Như xóm làng
Phải làm bằng xóm làng
Đừng nói huyên thuyên
Chớ ghen tuông thàm thẹ
Mà phải theo anh em
Theo họ hàng làng xóm
(Bố dạy con – Hát ru Dân tộc Chứt)
Với tư cách lời các bài dân ca cũng được sử dụng nhiều trong những lúc
đi phát rừng làm rẫy, đi rừng tìm ong, làm vòng bẫy chim thú rừng, đi khe suối
câu, chài cá, bắt cua đá, xúc tôm hoặc đi nằm chòi canh giữ nương rẫy:
Con ngủ đi con
Cho mẹ đi tuốt lúa về làm ăn
Cho bố đi bắn con gấu về làm ăn…
Ngủ đi con
Để mẹ đi làm
Lấy cây mía, lấy quả chuối

Để cho mình ăn
20


-Truyện kể:
Truyện cổ có tần số xuất hiện nhiều và đóng vai trò chủ đạo; thể hiện quan niệm
của con người về vũ trụ, tự nhiên, cuộc đấu tranh chống chọi với thiên nhiên,
phản ánh xã hội, tâm tư khát vọng của đồng bào vươn đến cuộc sống ấm no,
hạnh phúc. Bên cạnh đó, còn có các nội dung nhân bản khác là răn dạy đạo đức,
biểu dương tính nhân đạo, khuyến khích con người sống lương thiện, chung
thuỷ, biết thương yêu kẻ yếu, người nghèo, đấu tranh với bất công tàn ác của
tầng lớp thống trị, hoặc các thói hư tật xấu của con người.
Truyện kể về “đèo Mụ Gia”, về những buổi khai thiên lập địa và
nguồn gốc loài người như chuyện kể “Đàng về” lưu hành phổ biến trong tất cả
các nhóm người Chứt, kể lại quê hương xa xưa của họ ở vùng đồng bằng, sau
đó bị giặc đánh phải chạy vào rừng sâu, ở hang đá và ăn uống khổ cực như ngày
nay.Mở đầu các câu truyện cổ thường là: “Pơblời Bớn (Trời đất) sinh ra chưa có
người mà chỉ có cây cối và muôn loài thú vật” (truyện Blong Mứn hoá thành
người- dân tộc Chứt).
Về nguồn gốc loài người, truyện cổ Chứt-Nguồn cho rằng do Pụt
(Bụt) sinh ra như trong các truyện: “Sự tích các dân tộc”, “Một cái trứng nở ra
ba anh em”, “Sự tích trận lụt lớn”, “Sự tích núi Cu Lôông”. Pụt sinh ra cái bọc
có hai trứng, nở ra thành hai người, sau thành hai dân tộc: Chứt và người miền
xuôi. Câu chuyện này phần sau có bóng dáng của sự tích cái bọc trăm trứng của
dân tộc Việt, nhưng quy mô khiêm tốn hơn. Trong khi đó người Chứt-Nguồn
xưa giải thích sự ra đời của chính mình một cách “duy vật” hơn: Người Chứt ra
đời từ một loài khỉ (Blong mứn), thông qua lao động.
Tuy nhiên, trong truyện cổ có những chi tiết khác: Mặc dù các đôi nam
- nữ duy nhất còn sót lại sau các trận đại hồng thuỷ trong các truyện cổ này đều
là hai anh em, nhưng tuyệt nhiên họ không lấy nhau. Cũng có một số truyện cổ

khác giải thích nguồn gốc các dân tộc đi lạc khỏi mô típ quen thuộc của chính
họ. Chẳng hạn truyện “Người Chứt mất chữ, mất họ” kể rằng người Chứt và
người miền xuôi có được là nhờ Pụt (bụt) sinh ra hai cái trứng và nở ra họ như
một tiền định.
Truyện cổ các dân tộc thiểu số Quảng Bình còn thiếu vắng các truyện
kể về những anh hùng chinh phục tự nhiên, sáng tạo văn hóa. Tuy người Chứt
có cho rằng mình từng có chữ viết từ lâu do Pụt (Bụt) ban cho, nhưng vì bảo
quản không tốt nên đã bị thất truyền (truyện: người Mày mất chữ mất họ -Dân
tộc Chứt ). Hoặc như truyện Người Mày và người Nguồn con một nhà mà ra có
21


đề cập đến một cuốn “sách phép” dạy các cách phù phép thổi chữa bách bệnh
do chính tổ tiên họ biên soạn, nhưng đây cũng chỉ là sự “ngụy biện” yếu ớt để
giải thích sự chậm phát triển của mình so với một số dân tộc khác.
Ca dao dân ca của tộc người Chứt nói riêng của đồng bào dân tộc thiểu số
Quảng Bình nói chunglà một sản phẩm tinh thần vô cùng quý giá cần phải được
tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu và phát huy.Tuy kho tàng truyện cổ dân tộc ít
người chưa phong phú như nhiều dân tộc thiểu số khác, nhưng nó phần nào nói
lên lịch sử tộc người, khát vọng của con người muốn vươn lên chinh phục tự
nhiên, cải tạo xã hội để giành lấy cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Đồng thời nó
cũng thể hiện quan niệm của đồng bào về những phạm trù mỹ học chân, thiện,
mỹ và tinh thần cao thượng. Truyện cổ dân tộc thiểu số vì thế có tác dụng giáo
dục sâu sắc.
2.2.Gía trị của văn nghệ dân gian của tộc người Chứt đối với kho tàng văn
học Việt Nam
2.2.1. Giá trị cấu kết cộng đồng
Mỗi cá nhân là một tế bào của xã hôi, không ai có thể tách ra khỏi cái vỏ bọc xã
hội. Mỗi cá nhân cũng không thể nào sống mà thiếu đi cộng đồng. Nó là nền
tảng, là sức mạnh để mỗi cá thể nương tựa vào nhau, gắn kết cùng nhau.Từ

trước tới nay, sinh hoạt cộng đồng là nếp sống không thể thiếu của con người
Việt Nam.Sinh hoạt văn hóa truyền thống sẽ giúp người với người xích lại gần
nhau hơn. Và nhất trong thời hiện đại này, khi mà xã hội phát triển theo xu
hướng toàn cầu hóa, con người hòa vào cuồng quay cuộc sống, bộn bề lo toan
với hàng trăm công việc, họ dần quên đi những khoảng thời gian sinh hoạt cộng
đồng, với thú vui tinh thần vốn hiện hữu chân thật, gần gũi. Văn nghệ dân
giancủa tộc người Chứt nói riêng của các tộc người khác nói chung được sử
dụng nhiều trong các dịp lễ hội, hát dao duyên...Hay là quây quần cùng nhau
nghe kể một câu chuyện cổ về chính dân tộc mình về nguồn gốc hình thành và
phát triển. Cũng có lúc trong tiếng ru hời của người mẹ, ru con ngủ ngon để
mình đi làm rẫy. Nó như một phương tiện góp phần làm cho quan hệ giữa con
người được cải thiện hơn, trở nên gắn kết, bền chặt hơn.
2.2.2. Giá trị nhân văn
Cuốn “Con người, môi trường và văn hóa” của Nguyễn Xuân Kính có viết:
“Trong quá trình phát triển bền vững, nhân tố con người vừa là trung tâm, vừa
là chủ thể phát triển. Nhưng muốn con người trở thành trung tâm phải chú trọng
xây dựng nếp sống, lối sống, đạo đức, nhân cách con người. Trong xây dựng
nếp sống có nhiều giải pháp nhưng quan trọng và đạt hiệu quả là có sự tác động
từ phía văn hóa mà đặc biệt là văn nghệ dân gian. Sự hình thành đạo đức, nếp
22


sống, lối sống của con người thông qua môi trường gia đình, cộng đồng nhóm
xã hội. Phong tục tập quán là ứng xử. Ứng xử là những lề lối hành động, suy
nghĩ cảm thụ của mỗi dạng vai trò xã hội trước một tình huống nào đó”.
Cũng giống như phong tục, tập quán là những cái đã định hình trong quá trình
tuyển chọn của thời gian và không gian, được mọi người chấp thuận và tuân
theo. Văn nghệ dân gian đống vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập
quán, nếp sống của người dân, của cộng đồng.
Đối với người Chứt từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay,

mỗi thành viên đều đắm mình trong dòng suối dân ca với những lời răn dạy.
Haynhững lời đúc kết kinh nghiệm, chuẩn mực đạo đức thể hiện qua các hình
thức hát ru, tiếng sáo, tiếng đàn tình yêu mà lớn lên.
Như vậy, nếu được tiếp xúc, học hỏi với vốn văn nghệ dân gian từ sớm sẽ hình
thành những nhân cách tốt đẹp. Bởi nó đều là những thứ quan trọng cần thiết và
ảnh hưởng tới mỗi cá nhân. Văn nghệ dân gian cứ thế thông qua môi trường
cộng đồng (gia đình, dòng họ, làng xóm, tộc người,...) tác động đến việc hình
thành ứng xử của mỗi người. Sự tác động này khá chặt chẽ ở cả 3 công đoạn là
định hướng chuẩn mực, tạo khuôn mẫu ứng xử và tạo ra chế tài thực thi giám
sát. Đây là mô hình hình thành nhân cách, tạo ra nếp sống và quản lý xã hội
chặt chẽ.
2.2.3. Giá trị lịch sử
Văn nghệ dân gian của người Chứt ra đời và phát triển theo thời gian. Từ thuở
khai sinh lập địa cho tới tận ngày nay. Nó là những người con tinh thần mà họ
đã sáng tạo ra lấy cảm hứng từ những công việc đời thường, nhu cầu cần được
đáp ứng. Nó gần gũi, gắn bó với mỗi cá nhân. Chính vì vậy, chúng ta không thể
không chú ý và thấu hiểu văn hóa tộc người của dân tộc Chứt, một tài sản tinh
thần truyền thống do chính đồng bào xây dựng nên từ hàng trăm năm nay. Các
giá trị tinh thần truyền thống quý giá đó, đến lượt mình đã trở thành “môi
trường” sống thân thuộc bên cạnh môi trường tự nhiên, cùng bảo bọc, hỗ trợ đời
sống của biết bao thế hệ đồng bào người Chứt.

23


Phần 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ
VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA TỘC NGƯỜI CHỨT
3.1. Ưu điểm và nhược điểm
3.1.1. Ưu điểm

“Văn hóa của tộc người Chứt có nhiều thay đổi quan trọng đã và đang xảy
ra. Nhà cửa được xây dựng kiên cố, ngói và bê tông hóa. Xóm làng được quy
hoạch theo hướng tập trung, nước sạch được dẫn về tận mọi nhà. Trang phục
tuy ít nhiều có mai một về kiểu cách truyền thống, nhưng mọi người dân đều có
đủ quần áo, chẳng những đẹp mà còn được làm bằng vải tốt. Mọi người được ăn
uống no đủ, hết cảnh đói khát quanh năm. Cưới xin, ma chay đã loại bỏ được
các hủ tục, nhiều lễ hội truyền thống được nghiên cứu, bảo tồn; văn nghệ dân
gian, múa hát truyền thống được sưu tầm. Hiện nay người Chứt cùng với người
Mường và Thổ của Việt nam đang cùng cả nước tiến vào thời đại mới, thời đại
con người làm chủ vận mệnh, làm chủ tự nhiên. Công nghiệp hóa, hiện đại háo,
24


mà họ đang cùng đại gia đình các dân tộc Việt Nam thực hiện là sự khởi đầu
đầy hứa hẹn” [1, tr.69].
Ngày 31-10-2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh
tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025. Đối tượng,
phạm vi hưởng lợi đề án này là 16 dân tộc rất ít người khác nhau (mỗi dân tộc
có không quá 10.000 người) sinh sống tại 194 thôn, bản thuộc 12 tỉnh trên cả
nước, trong đó có dân tộc Chứt ở tỉnh Quảng Bình.
Với thời gian thực hiện 10 năm (2016 - 2025), Đề án có mục tiêu: duy trì, phát
triển và nâng cao vị thế của các dân tộc thiểu số rất ít người; xóa đói giảm
nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào một cách
bền vững nhằm giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân
tộc khác trong vùng, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các thôn, bản nơi sinh
sống tập trung của các đồng bào dân tộc ít người, góp phần vào sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để tiếp nhận dự án một cách hiệu quả, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình và các
cấp, các ngành liên quan đang xây dựng một kịch bản hoàn chỉnh với mục tiêu
hấp thụ tốt nhất một cơ hội mới khá rõ ràng cho dân tộc Chứt, một dân tộc thiểu

số ít người nhất ở tỉnh ta thoát đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần một cách bền vững.
Bên cạnh các chương trình kế hoạch chuyên môn được xây dựng chu đáo, thiển
nghĩ, chúng ta không thể không chú ý và thấu hiểu văn hóa tộc người của dân
tộc Chứt, một tài sản tinh thần truyền thống do chính đồng bào xây dựng nên từ
hàng trăm năm nay. Các giá trị tinh thần truyền thống quý giá đó, đến lượt mình
đã trở thành “môi trường” sống thân thuộc bên cạnh môi trường tự nhiên, cùng
bảo bọc, hỗ trợ đời sống của biết bao thế hệ đồng bào người Chứt.
Mặt khác, so với sự thuần nhất tộc người của 16 dân tộc rất ít người trong cả
nước được lựa chọn tham gia đề án, chỉ có dân tộc Chứt ở Quảng Bình (cùng
với dân tộc La Hủ) là được hình thành từ nhiều nhóm địa phương, và do vậy,
việc tìm hiểu, lựa chọn nhiều nhất những mặt tích cực, sự tương đồng tộc
người, hạn chế những mặt chưa phù hợp, sự dị biệt từ phong tục tập quán, từ
các tri thức bản địa, các giá trị truyền thống như một yếu tố bổ trợ rất cần thiết
khi triển khai dự án là cách tiếp cận mềm mại và bền vững đối với đồng bào
dân tộc Chứt.
25


×