Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của tộc người hà nhì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.57 KB, 34 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam có 54 thành phần dân tộc. Trải qua bao thế kỷ, cộng đồng các
dân tộc Việt Nam đã gắn bó, đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ
bờ cõi, giành độc lập tự do và xây dựng đất nước. Mỗi dân tộc đều có bản sắc
văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất và đa dạng của văn hóa Việt Nam.
Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ trong các hoạt động
kinh tế, văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng tộc người. Một trong
những đặc trưng chung tạo nên phẩm chất con người và văn hóa Việt Nam là
lòng yêu nước, đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, sáng tạo trong lao động
sản xuất, gắn bó, hòa đồng với thiên nhiên, cộng đồng làng xóm và đức tính
nhân hậu, vị tha của mỗi con người.Từ trang phục, ăn, ở, quan hệ xã hội, các
phong tục tập quán trong cưới xin, ma chay, thờ cúng, lễ tết, lịch, văn nghệ, vui
chơi của mỗi dân tộc lại mang những nét chung. Đó là đức tính cần cù chịu khó,
thông minh trong sản xuất; với thiên nhiên - gắn bó hoà đồng; với kẻ thù không khoan nhượng; với con người - nhân hậu vị tha, khiêm nhường... Tất cả
những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam.
Là một sinh viên chuyên ngành quàn lý văn hóa, trong quá trình học tập,
tìm hiểu về các dân tộc trong 54 dân tộc Việt Nam tôi thấy được những nét đẹp
văn hóa và cuộc sống sinh hoạt của các dân tộc trong từng khu vực. Qua tìm
kiếm và được trang bị những kiến thức chuyên sâu, hiểu rõ về từng vấn đề của
các dân tộc thiểu số như: Kinh tế, trang phục, nhà cửa, lễ hội, văn hóa dân
gian..... Từ đó cho thấy mỗi dân tộc, mỗi vùng miền lại mang một nét văn hóa
đặc trưng riêng.Từ những lần tìm hiểu các dân tộc thiểu số tôi đã hiểu rõ được
hơn về đời sống cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc đó, cũng
là vốn nền tảng giúo tôi tìm hiểu cũng như đi nghiên cứu sâu hơn về giá trị văn
hóa dân gian của người Hà Nhì.
Là một dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao phía Tây Bắc,
đồng bào dân tộc Hà Nhì có nền văn hoá độc đáo, mang đậm bản sắc của dân


tộc mình.Dân tộc Hà Nhì hiện có hơn 21.700 người, cư trú chủ yếu ở các tỉnh
2


Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai và một số tỉnh dọc biên giới Việt Nam - Trung
Quốc, Việt Nam - Lào. Người Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông
tới 60 hộ. Đồng bào Hà Nhì thường chọn nơi cư trú ở những thung lũng lưng
chừng núi, nơi có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Có lẽ bởi vậy
những bản làng của người Hà Nhì thường có phong cảnh đẹp. Nhà nghiên cứu
văn hoá dân tộc Lâm Bá Nam cho biết: “Người Hà Nhì là tộc người ở phía Bắc
chuyển xuống Việt Nam từ vài trăm năm nay. Họ thường sống ở các miền núi
cao ở Việt Nam và là dân tộc có các sắc thái văn hoá rất độc đáo. Trong đó có
trang phục. Về lễ hội của người Hà Nhì thường gắn với rừng thể hiện sự thích
ứng của đồng bào với thiên nhiên và môi trường.
Có thể nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân
tộc anh em, trong đó có những tộc người bản địa sống trên lãnh thổ Việt Nam,
có những dân tộc di cư từ nơi khác đến; có những dân tộc chỉ có số lượng vài
trăm người, có những dân tộc có hàng triệu người, nhưng các dân tộc luôn coi
nhau như anh em một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau chung sức xây dựng
bảo vệ Tổ quốc
2. Nêu cảm nhận về môn học.
Sau khi được học và tiếp xúc với môn văn hóa dân tộc thiểu số do cô Trần
Thị Phương Thúy giảng viên bộ môn trực tiếp hướng dẫ và giảng dạy tôi thấy
được sự cấp thiêt của môn học. Qua môn văn hóa các dân tộc thiểu số không chỉ
tôi mà các bạn đã và đang học sẽ biết thêm nhiều hơn về các dân tộc ít người
trên đất nước, hiểu và biết về các phong tục tập quá, văn nghệ dân gian, lễ hội…
của các dân tộc. Môn học giúp chúng ta nhận thức đúng đắn hơn về đời sống
văn hóa vật chất và tinh thần, giúp ta hiểu rõ và cần làm gì để phát huy và bảo vệ
những gì đã và đang mai một. Là một sinh viên vẫn đang ngồi trên ghế nhà
trường, tôi nhận thấy rằng tìm hiểu về các dân tộc thiểu số là một việc làm hết

sức có ích. Ta có thể hiểu rõ hơn về các dân tộc đấy, biết phong tục tập quán,
ngôn ngữ cũng như đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đến với môn văn hóa dân tộc
thiểu số những thắc mắc cũng như những câu hỏi về dân toọc mà ta muốn tìm
hiểu sẽ được giải đáp một cách nhanh gọn. Khi học môn này tính đoàn kết trong
3


lớp cũng cao hơn, người này giúp người kia tìm hiểu và giả đáp những thắc mắc
cho chúng ta, giúp ta hiểu hơn về dân tộc mà mình muốn tìm hiểu. Qua môn học
tôi rút ra được rất nhiều kinh nghiệm cũng như hiểu về dân tộc Hà Nhì mà tôi
đang làm bài tiểu luận.

4


NỘI DUNG
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI HÀ NHÌ
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu tộc người Hà Nhì


Dân số, phân bố dân cư.
Theo số liệu năm 2009 người Hà Nhì ở Việt Nam có dân số 21.725 người
cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh thành phố. Phân bố ở các tỉnh Lai Châu: 13.752
người Hà Nhì( các xã Xín Thầu, Chung Chải, Mù Cả, Ka Đăng, Thu Lũm, xã
Bun Nơ, Tà Tổng, Kan Hồ, Hua Bum,…) chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại
Việt Nam. Lào Cai có 4.026 người ( các xã Ý Tỵ, A Lù, Bát Xát). Điện Biên có
3.786 người ( xã Mường Nhé huyện Mường Nhé Điện Biên) và ở xã Dào San,
Phong Thổ Lai Châu.




Đăc điểm kinh tế.
Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy.
Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang
và đào mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà...
Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải
cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc
Nhìn chung người Hà Nhì ở Việt nam dù ở Miền núi hẻo lánh nhưng trình
độ phát triển về nhận thức, học vấn hơn các dân tộc khác.



Đời sống văn hóa.
Người Hà Nhì có kho tàng văn hóa dân gian phong phú (truyện thần kỳ,
cổ tích, trường ca, ca dao, thành ngữ...); Dân ca ,dân vũ với nhiều loại nhạc cụ
(đàn môi , khèn lá, sáo dọc, trống) được mọi lứa tuổi ưa thích.
1.2. Khái quát về tộc người Hà Nhì ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
1.2.1. Địa bàn nghiên cứu, Tộc danh,ngôn ngữ, nguồn gốc lịch sử.



Địa bàn nghiên cứu.
Bát Xát là một huyện biên giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Lòa Cai. Phía
Tây Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Tung Quốc), phía Tây giáp huyện
Phog Thổ ( Lai Châu), phía Nam là huyện Sapa và thành phố Lào Cai, phía
5


Đông Nam là thành phố Lào Cai. Đay là địa bàn có vị trí quan trọng về phát

triển kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh của tỉnh. Diện tích tự nhiên:
106.189km2 tren 70% là đồi núi, gồm 14 dân tộc cùng chung sống. Toàn huyện
có tổng số 14051 hộ với 71947 khẩu trong đó dân số của các dân tộc thiểu số
chiếm 82%. Huyện có 22 xã và 1 thị trấn trong đó 10 xã và 31 bản giáp biên với
2 huyện Hà Khẩu và Kim Bình, Tỉnh Vân Nam.


Người Hà Nhì ở huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai.
Lào Cai là địa bàn cư trú của người Hà Nhì đen, tập trung tại các xã của
huyện Bát Xát như: Y Tý, Nậm Pung, Trinh Tường, A Lù, A Mú Sung, Ngái
Thầu. Dân số người Hà Nhì ở huyện Bát Xát là 3996 người, chiếm 99,2% trong
tổng số 4026 người Hà Nhì trong tỉnh. Bộ phận người Hà Nhì ở Lào Cai đến
Việt Nam muộn hơn sao với bộ phận ở Lai Châu, cách đây khoảng 150 năm,
xuất pháy từ Vân Nam ( Trung Quốc)



Tộc danh
Các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến có các tên gọi đã chính thức
được công nhận: Lô Lô, Hà Nhì, La Hủ, Cống, Si La và La Hủ
Người Hà Nhì ở Việt Nam tự gọi mình là Hà Nhì Già( người Hà Nhì).
Trước năm 1954 họ được gọi là U Ni, Xá( Mán), U Ní. Hiện nay tộc danh Hà
Nhì là tên gọi chính thức của họ.
Căn cứ vào tiếng nói , y phục ... cộng đồng người Hà Nhì được phân ra
làm 3 nhóm địa phương: (1) Hà Nhì cố chổ: cư trú ở các bản như Nậm
Khum( Mường Nhé, Điện Biên), Sang Sui(xã Bun Nơ), Xi Nế(xã Mù Cả), A
Mé( xã Tà Tống), Mân Hạ( xã Kan Hồ), Chang Pa Chải xã Hua Bum...( Mường
Tè Lai Châu) (2) Hà Nhì La Mí cư trú ở các xã Chung Chải( Mường Nhé,Điện
Biên), Xín Thầu, Ka Lăng, Thu Lũm và ở các bản Mù Cả, Ma Ký, Giờ Cứ(xã
Mù Cả) , Nâm Lọ(xã Kan Hồ)...thuộc huyện Mường Nhé, Lai Châu. (3) Hà Nhì

Đen cư trú ở các xã Ý Tỵ, A Lù( huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai) và ở bản U Ni
Chải xã Dao San ( Phong Thổ Lai Châu).

6




Ngôn ngữ.
Tiếng Hà Nhì thuộc nhánh ngôn ngữ Di (Yi) tức nhóm Lolo, trong ngữ
tộc Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng.
Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết,
nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ
đây họ sử dụng chữ cái Latinh làm chữ viết.
Tùy vào đặc điểm phân bố dân cư ở các vùng khác nhau, ngôn ngữ Hà
Nhì cũng có sự thích nghi, mỗi vùng có đặc trưng ngôn ngữ riêng.



Về nguồn gốc lịch sử.
Theo kết quả nghiên cứu đã công bố các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng Miến đều có nguồn gốc từ Trung Hoa, họ chỉ mới di cư sang khu vực giáp biên
ở Tây Bắc và Đông Bắc, khoảng vài ba trăm năm nay. Ngoại trừ dân tộc Lô Lô
và một số ít người Hà Nhì , Phù Lá... còn lại đều cư trú tại huyện Mường Tè
( Lai Châu). Nhóm Hà Nhì ở Lào Cai đến Việt Nam muộn hơn so với nhóm Hà
Nhì ở Lai Châu. Họ từ huyện Duệ Già tỉnh Vân Nam di cư sang xã A Lù ( huyện
Bát Xát – Lào Cai). Từ A Lù họ di tới các xax Lao Chái, Nậm Pung, Ngài
Thầu...( Bát Xát- Lào Cai).
1.2.2. Khái quát về đặc điểm văn hóa.



-

Văn hóa vật chất.
Nhà ở.
Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản.
Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm
một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Tường trình rất dày. Nhà không có cửa sổ,
của ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch
về một bên. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên
rộng ở mặt trước nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nữa nhà phía sau là các
phòng nhỏ. Nửa nhà phía trước để trồng, một góc nhà có giường dành cho
khách, ở đây còn có bếp phụ. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một
hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về

7


gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40 cm để dành
cho khách, ở đây cũng có bếp phụ.
-

Trang phục.
Phụ nữ Hà nhì để tóc dài, kkhi có chồng họ vấn quanh đầu. Y phục Hà
Nhì ở Tây Bắc có màu sắc sặc sỡ, giống trang phục nữ La Hur. Tuy vậy áo ngoài
ngắn hơn, cài khuy bên nách phải đính tiền xa, khuy bạc, hạt cườm ở nửa trên
thân phải trước. Ở Lào cai trang phục nữ Hà Nhà đơn giản hơn cách may cắt
quần áo cũng giống như Hà Nhì ở Tây Bắc nhưng may bang vải chàm, không
trang trí, ngắn đến đầu gối. nay phụ nữ Hà Nhì không ăn trầu, nhuộm răng đen,
nhưng xưa kia ( ở Tây Bắc) họ nhuộm răng bằng cánh kiến đỏ.


-

Đồ ăn.
Người Hà Nhì dùng lương thực chính là gạo nếp nương và cả gạo tẻ.
Trước đây, nguồn thức ăn chủ yếu do người dân tự khai thác trong tự nhiên, hiện
nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì ngoài rau, măng rừng thì đồng bào
Hà Nhì đã nuôi vật gà, lợn, trâu, bò, dê, cá, trồng rau để phát triển kinh tế gia
đình và cải thiện bữa ăn. Món ăn ngày thường có nhiều điểm khác so với món
ăn ngày lễ tết, từ cách chọn lựa thực phẩm đến cách chế biến, trình bày món ăn.
Những món ăn ngày thường vừa do cả nam và nữ giới chế biến, xong chủ yếu
vẫn là nữ giới đảm nhiệm.



Văn hóa tinh thần.
Trong đời sống tinh thần, người Hà Nhì cũng có nhiều bài hát, nhiều điệu
múa, nhiều loại nhạc cụ và nhiều tác phẩm văn học dân gian. Hát có hát ru con,
hát đối đáp, hát mời rượu, hát đưa ma, hát chào khách, hát mừng nhà mới.
Người Hà Nhì cũng có kho tàng văn học phong phú với các câu truyện cổ tích,
thần thoại, trường ca, ca dao, tục ngữ.
Dân ca, dân vũ là những hình thức văn nghệ được mọi lứa tuổi ưa thích.
Các loại nhạc cụ có trống, chiêng, đàn tính, đàn môi, sáo.



Văn hóa xã hội.
8


Các lễ hội của người Hà Nhì có sắc thái độc đáo, mang đậm tính cộng

đồng và giàu tính nhân văn, tinh thần thượng võ. Việc tổ chức, khôi phục lại các
lễ hội truyền thống không chỉ tạo không khí phấn khởi trong đồng bào mà còn
góp phần bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống, nâng cao mức hưởng thụ văn
hóa và tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Qua đó nâng cao ý thức
bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Trong các lễ hội của đồng bào
Hà Nhì không thể không kể đến: Lễ tết tháng 2 “Gạ ma thú”; lễ cúng cầu mưa,
cầu sấm, chớp đầu năm mới. Lễ cơm mới; tết "Hồ sự chà"… Các lễ hội được bà
con tổ chức nhằm cầu mong một năm mới mọi việc suôn sẻ, mưa thuận gió hoà,
mùa màng bội thu, bản làng được bảo vệ bình yên. Ngoài ra, người Hà Nhì còn
có chùm Lễ hội cúng rừng đầu năm mới có ý nghĩa cộng đồng sâu sắc đó là vận
động bà con bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn tài nguyên, thiên nhiên quý báu đó sẽ
giúp bà con có đủ nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

9


PHẦN 2:
KHÁI QUÁT NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TỘC HÀ NHÌ.
2.1. Một số loại hình văn hóa dân gian của người Hà Nhì.
Người Hà Nhì có kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian phát triển trong đó:
vốn truyện thần thoại, truyện cổ, truyền thuyết,dân ca…của họ khá phong phú.
Trong ca Hà Nhì Mí Chạ, Hà Nhì Đế La… là những áng thơ văn có giá trị lớn về
văn học nghệ thuật và lịch sử. truyện thơ của họ khá đồ sộ, đó là những tập thơ đám
cưới và ghi lại các phong tục, tập quán. Thanh niên Hà Nhì thích chơi đàn tính và
các trò chơi dân gian ( đánh đu, chơi cầu bập bênh, đánh quay,…).
2.1.1. Truyền thuyết.
Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di,
tách thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. Đồng bào Hà Nhì thường kể về quê
hương cũ của mình. Vùng đất đó đã đi vào tâm thức dân gian và trở thành bài ca
"Hà Nhì Mí Chạ", ca ngợi vùng đất tổ.

Tương truyền, cách đây hơn 500 năm, vùng Hát Xa có con sông chảy
giữa, tạo nên những cánh đồng rộng lớn, giàu có, trù phú. Nhưng một thời gian
sau, mảnh đất ven sông Hát Xa bị hạn hán khiến ruộng đồng trở nên cằn cỗi.
10


Dân bản sống dưới chân núi khổ sở vì những cơn giận dữ của thiên nhiên. Họ
quyết định lần theo sông, men theo rừng đến một nơi cao nhất để nhìn về 4
phương 8 hướng, tìm miền đất mới để sinh nhai.
Nhà thơ dân tộc Hà Nhì Chu Thùy Liên, Phó Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên,
cho biết: Ngày xưa, người Hà Nhì thiên di theo 2 dòng sông, là sông Hồng và sông
Đáy, người Hà Nhì gọi là sông La Sa và Lô Pả. La Sa lại bắt nguồn từ trên vùng
Tây Tạng, và người ta vẫn thường nói tổ tiên người Hà Nhì ở vùng Tây Tạng xa
xôi đó, và họ thiên di dần xuống phương Nam, trải qua rất nhiều biến cố.
Vậy là người Di ở Tây Tạng bắt đầu chuyến viễn du về phương Nam và
kết thúc khi đến vùng đất đầu nguồn Khó Ma, ngày nay thuộc địa phận xã Pa Ủ,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Sử thi “Phùy ca Na ca” của người Hà Nhì có
đoạn miêu tả: Khó Ma là “nơi có nhiều sản vật” và “uống rượu ngọt không cần
phải trộn men, hạt cơm ăn cũng chẳng dùng chày giã”.
Dân tộc duy nhất có truyền thuyết đá vọng thê
Một trong những nơi người Hà Nhì tìm đến nữa, là vùng núi thuộc xã Y
Tý và xã A Mú Sung (Bát Xát). Người Hà Nhì ở Y Tý có 12 dòng họ đều chung
một ông tổ Ly Ngô, đó là các dòng họ Sào, họ Cáo, họ Sần, họ Tráng, họ Chu,
họ Vũ, họ Dồ, họ Sáng, họ Có, họ Khoàng...
Cũng có truyền thuyết kể lại rằng, sau cuộc đấu tranh chống lại sự xâm
lược của nhà Hán, người Hà Nhì mất đất, nên đã bỏ lại tất cả để đi tìm vùng đất
mới sinh sống. Trong quá trình này lưu truyền một câu chuyện cảm động về tình
yêu của đôi vợ chồng phải chia xa Nam-Bắc.
Bà Liên tự hào khi chỉ duy nhất người Hà Nhì có truyền thuyết về "đá
vọng thê", chứ không phải là "đá vọng phu" như nhiều dân tộc khác: Cách bản

Pa Thắng 14 km về phía bên Trung Quốc có một hòn đá, mang dáng hình người
vợ nhìn về phía Việt Nam, là đá vọng phu, còn ở bên này là tượng người chồng
ngóng vợ mà hóa đá, gọi là đá vọng thê. Họ mất nhau trên đường chạy loạn.
Ngày nay, người Hà Nhì ở Việt Nam có khoảng 26.000 người, quần cư
chủ yếu ở Lai Châu, Lào Cai và Điện Biên. Tiếng nói của người Hà Nhì thuộc

11


nhánh ngôn ngữ Di, nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến, ngữ hệ Hán-Tạng. Ở Điện
Biên, huyện Mường Nhé là địa bàn cư trú chính của hơn 4.500 người Hà Nhì.
Căn cứ vào ngôn ngữ và đặc điểm cư trú, các nhà nghiên cứu dân tộc học
đã chia người Hà Nhì ở Mường Nhé thành 2 nhóm, là người Hà Nhì Cồ Chồ và
người Hà Nhì Lạ Mí, trong đó người Hà Nhì Cồ Chồ tập trung sinh sống tại xã
Chung Chải, còn người Hà Nhì Lạ Mí sinh sống chủ yếu ở xã Sín Thầu, Leng Su
Sìn và Sen Thượng, là vùng đất cư ngụ lâu đời, đồng thời cũng là vùng đất lõi để
người Hà Nhì tỏa đi sinh sống ở các địa bàn khác.
Dựa theo đặc điểm trang phục, các nhà nghiên cứu chia làm hai ngành
chính: Hà Nhì hoa và Hà Nhì đen. Người Hà Nhì đen có khoảng 10.000 người
cư trú rải rác ở tỉnh Lào Cai và 2 huyện Sìn Hồ, Phong Thổ của Lai Châu. Còn
nơi sinh sống chính của người Hà Nhì Hoa là huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
và huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Người Hà Nhì hoa còn phân làm hai nhóm: nhóm Hà Nhì Cồ Chồ (tức
người Hà Nhì ở vùng thấp); nhóm Hà Nhì La Mí (là người Hà Nhì ở vùng cao,
vùng thượng nguồn). Trang phục khác nhau cũng từ quá trình thiên di của người
Hà Nhì, kéo theo nghề trồng bông dệt vải, trồng chàm và nhuộm chàm.
Nhà thơ Chu Thùy Liên giải thích: Có những truyền thuyết liên quan đến
việc tại sao người Hà Nhì Bát Xát chỉ mặc áo màu xanh thôi. Ngày xưa người
Hà Nhì thiên di từ phương Bắc xuống thì nhóm Hà Nhì đi đầu đã mang hết
những bí quyết về nhuộm màu. Người Hà Nhì vùng Mường Nhé và Mường Tè

thuộc nhóm này, nên bộ trang phục rất rực rỡ. Còn lại 2 màu xanh và đen thuộc
về nhóm Hà Nhì đi sau.
Lịch sử phát triển đã chứng minh: Hà Nhì là một dân tộc cởi mở, biết đổi
mới, tiếp thu sáng tạo nên bản sắc văn hóa của riêng họ. Điều này được khẳng
định qua quá trình thiên di. Ngay từ khi đến vùng đất mới lập bản, người Hà Nhì
đã tạo dấu ấn đậm nét từ tín ngưỡng, phương thức sinh hoạt, những tác phẩm
văn nghệ dân gian, trang phục, nghề truyền thống…..
Ngày đầu tiên chọn nơi cư trú, người Hà Nhì đã chú trọng 4 yếu tố: đất
dựng nhà, nước, lửa và rừng. Khi chọn đất để lập bản mới, cả cộng đồng thực
12


hiện nhiều nghi lễ long trọng, tỉ mỉ. Bởi theo người Hà Nhì, đó là yếu tố quyết
định đến toàn bộ sự thịnh vượng của bản sau này.
Đầu tiên, người Hà Nhì sẽ chọn nơi cư trú ở thung lũng lưng chừng núi, nơi
có nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu, vừa tận dụng sức nước để đặt các cối giã
gạo, phục vụ sản xuất. Đồng bào chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng bậc thang, có
nơi làm nương rẫy nhưng đều có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và kinh
nghiệm đào mương, đắp đập, bắc máng lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm
vườn cạnh nhà...Nhiều bản có tuổi trên 100 năm, đông tới 50, 60 hộ.
Người Hà Nhì còn được biết đến như một tộc người điển hình về quản lý
rừng. Việc lựa chọn ở những vùng đất cao âm u, còn nhiều rừng nguyên sinh, rừng
già bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành dân tộc, quá trình đấu tranh giữ đất của họ.
Điều này thể hiện khá rõ nét tại các khu vực cư trú hiện nay của người Hà Nhì ở xã
Y Tý, Nậm Pung, A Lù, A Mú Sung của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Rừng là nơi cư trú của các vị thần bảo vệ thôn bản, người Hà Nhì gọi là
rừng tâm linh, gồm 4 khu rừng thiêng: gạ ma do, rừng thủ tý, khu rừng a gơ lạ
do, khu rừng cúng tháng 3 mu thu do. Ngoài ra rừng còn được chia ra các loại:
Rừng đầu nguồn, rừng khai thác củi đốt, rừng chăn thả gia súc…, để nếu sử
dụng không đúng, bản sẽ phạt.

Bởi coi rừng là nguồn sống nên những nghề truyền thống của người Hà
Nhì cũng xuất phát từ rừng. Ở Điện Biên và Lai Châu lan truyền câu ca: “Gái
Mường Nhé, chè Ka Lăng” - gái Mường Nhé nổi tiếng xinh đẹp, trà Ka Lăng
nổi tiếng ngon, trở thành một thương hiệu được cả nước biết đến. Và nghề trồng
chè cũng được tôn vinh trong tập quán của người Hà Nhì.
Trên mâm cơm của người Hà Nhì ngày mùng 1 tết cho đến ngày cuối tết
sẽ có một bát nước trà gừng, thể hiện tổ tiên người Hà Nhì đã am hiểu về chè.
Người Hà Nhì còn có phong tục làm chè lam, lấy lá chè nhét vào ống nứa, giã
rồi đóng thành bánh, khi có khách người ta gỡ dần cái bánh đó ra rồi pha uống.
Cùng với đất, nước và rừng, người Hà Nhì cũng vô cùng coi trọng lửa,
bởi họ đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình thiên di tìm lửa. Sau này, họ có cả
một lễ cúng thần lửa. Và người Hà Nhì coi lửa là cội nguồn của mọi thứ có thể
13


sinh sôi. Theo truyền thuyết “Sự tích À Chà” thì lửa là tự thân, do sự dũng cảm
của người Hà Nhì mà sinh ra. Ngày đầu tiên khi dựng nhà mới có lễ cúng thần
lửa, để các vị ấy phù trợ cho gia đình đó làm ăn may mắn, mời vị thần lửa chứng
kiến tất cả các buồn vui của gia đình trong các thế hệ tiếp theo.
Những giá trị văn hóa phi vật thể cũng luôn được các thế hệ người Hà Nhì
tự hào, gìn giữ. Nổi bật trong số đó là truyền thống nhắc nhớ về lịch sử nguồn
cội, tổ tiên. Khi làm lý xin phép tổ tiên và các vị thần về ăn Tết, người Hà Nhì sẽ
mượn lời sử thi của dân tộc, hát kể lại quá trình thiên di, lập làng lập bản. Những
câu hát trích trong bộ Há pà- truyên thơ dài “Phùy ca Na ca”, được xem là sử thi
“Khai thiên lập địa ca” của người Hà Nhì.
Có dòng họ nhớ được tới 40 đời.
Giờ đây khi đã định cư, mỗi bản có tới 50- 60 hộ sinh sống. Nhưng người
Hà Nhì luôn nhắc nhớ con cháu về quá trình thiên di gian khổ qua nghi lễ “nhắc
tên” dịp tết. Thạc sĩ Lê Ngân - ĐH Tây Bắc, cho biết: Hàng năm vào tối 30 tết,
một nghi lễ rất quan trọng trong gia đình được thực hiện. Ðó là lễ tưởng nhớ tổ

tiên, đọc tên từng dòng họ, đồng thời tất cả cùng nhắc lại tên các vị tổ tiên trong
phả hệ. Tên từng người được gọi theo cách gọi phụ tử liên danh, tên cha nối với
tên con, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm, nên có
vần điệu dễ nhớ. Có dòng họ nhớ được về xưa tới 40 đời, nhắc tới 71 tên gọi
trong buổi lễ này.
Người Hà Nhì có nhiều họ khác nhau, mỗi họ gồm nhiều chi. Tên chi gọi
theo tên ông tổ. Không chỉ nhắc tên, mà sau đó cả dòng họ còn quây quần, tập
trung nghe người già kể về việc sinh ra con người, kể về tộc phả của họ mình.
Tục này được gọi là “lễ chựng cư”: Sáng mùng 1, người Hà Nhì quây quần bên
nhau chựng cư: người đại diện cao nhất của gia đình ấy sẽ hát truyền để con
cháu biết dòng họ mình truyền từ đời nào đến đời nào, đến đời này là đời thứ
bao nhiêu.

14


2.1.2. Áng sử thi của người Hà Nhì.
Mặc dù không mang tầm cỡ là “bách khoa thư” hay là “từ điển sống” như
các bộ sử thi nổi tiếng khác, Phùy Ca Na Ca đã phản ánh rõ nét đời sống lịch sử,
xã hội Hà Nhì Hoa cũng như những biến chuyển của nó.
Sử thi chép lại cuộc thiên di của người Hà Nhì
Sử thi Phuỳ Ca Na Ca không dài, chỉ gồm 932 câu với hơn 28.000 từ (tính
theo bản phiên âm gốc), nhưng qua tác phẩm, lịch sử tộc người, đặc trưng văn
hóa của người Hà Nhì thể hiện rất rõ:
Trước đây, người Hà Nhì đã có một quốc gia tên là Na Trô Trô Ứ, với thủ
phủ là Sùy Phuy à Khòng. Họ chỉ có ngôn ngữ, không có chữ viết nên dân tộc
Hà Nhì bảo lưu văn hóa của mình bằng hình thức truyền miệng. Nhưng sau đó,
người Hà Nhì, một mặt bị thiên tai, dịch bệnh, mặc khác bị các thế lực phong
kiến khác mạnh hơn thôn tính. Mất nước, người Hà Nhì phải thiên di xuống
phương Nam.

Cuộc thiên di ấy diễn ra hàng ngàn năm, tạo cho người Hà Nhì một địa
bàn định cư rộng lớn, ở nơi này không được lại phải đến nơi kia. Đến nơi nào họ
cũng tụ cư thành vùng trong khu vực cư trú riêng biệt: có một môi trường thiên
nhiên rộng lớn, có đủ đất đai cho cư dân Hà Nhì canh tác và thực hiện các nghi
lễ tôn giáo linh thiêng, theo truyền thống của dân tộc mình.
Trong sử thi Phùy Ca Na Ca, người Hà Nhì hình dung về nơi ở của tổ tiên
rất yên bình bên dòng sông Na Ha:
Nà Ma đầu nguồn
Nơi Hà Nhì sinh sống là Nà Ma đầu nguồn
Nơi bản Hà Nhì ở là Sùy P’hùy À Cò
Nơi bàn luận quyết định là Lé Lu À Khó
Nơi học hỏi lý lẽ là Sùy P’hùy À Cò
Ha Xa rộng to nước tưới bằng mười hai nhánh mương
Ở giữ bản Hà Nhì bảy nghìn hộ
Na Tro Tro Ứ bình yên đó
Là đất của tổ tiên người Hà Nhì ở đó.
15


Hay sự xung đột giữa người Hà Nhì và người Hán được lặp đi lặp lại như
muốn nhấn mạnh đến một vấn đề cốt tử của người Hà Nhì khi ấy: giữ đất. Đó là
hình ảnh của một làng chiến đấu với hệ thống phòng thủ khá nghiêm ngặt:
Có hàng rào đan bằng dây thép
Bao bọc bảo vệ khắp xung quanh
Bản ở giữa cũng bao hàng rào thép.Bảy mươi đôi cọc cắm đều nhau…
Anh Nguyễn Trọng Hiến, Phó Giám đốc bảo tàng tỉnh Lai Châu, cho hay
sử thi của người Hà Nhì Hoa rất khác so với các bộ sử thi lớn ở Tây Nguyên. Sử
thi Tây Nguyên thường khắc họa nhân vật điển hình với những hành động, việc
làm điển hình, đại diện cho ước mơ, khát vọng của tộc người. Nhưng sử thi của
người Hà Nhì Hoa lại khác.

“Toàn bộ chỉ nói chung về cộng đồng, không nhắc đến tên con người của
bất kỳ một cá nhân nào. Họ chỉ sống cộng đồng, chỉ nói là người Hà Nhì, chứ
người ta không nói tên là gì, không có nhân vật cá nhân. Nhân vật, nếu như được
nhắc đến, chỉ là những vị thần” - theo anh Hiến. Bên cạnh giá trị lịch sử, sử thi
Phùy Ca Na Ca còn phản ánh những phong tục, tín ngưỡng cổ truyền của người
Hà Nhì. Người Hà Nhì ở giữa ăn tết mùa mưa thì. Người Hà Nhì ăn bằng con gà
con mắt còn đỏ…
Hay:
Hôm nay lấy xương đùi gà đi làm lý chọn nền nhà
Cuốc ba nhát bỏ lấy đất trên, gót chân dẫm cho đất nén lại
Đi chọn một chỗ ở cuối bản thử xem
Nếu một nhà đầm ấm cho đủ ba lớp người thì
Một năm cho đủ ba lứa thóc thì
Một năm cho đủ ba lứa vật nuôi thì
Trong nhà không ốm đau, bệnh tật thì
Xương đùi gà biểu hiện cho năm lỗ…
Người Hà Nhìn hát, ngâm kể sử thi theo lối tự sự
Hình thức diễn xướng của sử thi Phùy Ca Na Ca là hát kể, ngâm kể theo lối tự
sự bằng những lời ca, lời nói vần đầy tính hào hùng, bi tráng. Theo anh Hiến:
16


"Tùy vào nội dung, cùng một nội dung, có người hát 5 câu là thể hiện
được nội dung. Nhưng cũng nội dung đấy có người hát 15 câu. Trong một câu
lại có tiết tấu khác nhau. Nếu như tôi cảm thấy dài hơi, thì tôi ngâm vào câu sau,
tôi ngắn hơi thì tôi ngâm câu trước. Tùy vào từng người, cho nên cái quy luật về
âm nhạc nó không bị ràng buộc. Nó tùy thuộc vào người thể hiện khác nhau
nhưng vẫn giữ được loại hình
Ngâm kể". Không kén chọn không gian thể hiện, chỉ cần có người biết
hát, thuộc lời hát, người Hà Nhì có thể hát bất cứ nơi đâu có cộng đồng. Có thể

là bên mâm cơm, trên nương, ngày lễ tết hay trong đám cưới mà không phải
thực hiện bất cứ kiêng kỵ nào.
“Hiện giờ, trên địa bàn tỉnh Lai Châu chỉ còn một nghệ nhân duy nhất hát
ngâm, hát kể được hai tác phẩm này. Tuy nhiên, nó cũng không còn đầy đủ.
Nghệ nhân đấy là Pờ Lóng Tơ. Khi nghệ nhân cung cấp hai tác phẩm này cũng
nói rằng tôi chỉ còn biết được đến 1 – 2/10 nội dung mà bố của ông ấy biết.
Ngày xưa tất cả mọi người đều có thể hát, tất cả mọi người đều có thể nghe. Và
họ có thể hát bất kỳ nội dung nào. Có thể trong đám cưới họ hát một quãng về
đám cưới, trong lúc làm nhà họ sẽ hát một quãng về làm nhà” .
2.1.3. Dân ca.
Văn hoá dân gian của dân tộc Hà Nhì rất phong phú, gồm nhiều điệu
múa, làn điệu dân ca, nhiều loại nhạc cụ độc đáo. Nền văn hoá dân gian này làm
giàu đời sống tinh thần của người Hà Nhì.
Người Hà Nhì sống miền núi cao, gần khu vực biên giới, nên ít chịu ảnh
hưởng từ văn hoá của các dân tộc khác. Các làn điệu dân ca, các điệu múa của
người Hà Nhì như sợi dây gắn kết cộng đồng, giúp một dân tộc dù chưa có chữ
viết, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng vẫn lưu truyền được di sản văn
hoá truyền thống của riêng mình. Anh Lý Mở Chừ, dân tộc Hà Nhì ở huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu, cho biết: "Các bài dân ca điệu múa của người Hà Nhì
rất quý. Người Hà Nhì di cư, bỏ lại phía sau nhiều thứ, không còn chữ viết riêng
của mình, nhưng những bài hát dân ca, điệu múa cứ được thế hệ này truyền đến

17


thế hệ kia. Từ thế hệ các cụ đến ông cha truyền lại cho con cháu, nhờ đó người
Hà Nhì giữ được bản sắc dân tộc đến ngày nay".
Nói đến di sản âm nhạc dân gian của người Hà Nhì, trước hết phải kể đến
các điệu hát đối, hát giao duyên. Các đôi trai gái Hà Nhì đến tuổi trưởng thành
tìm hiểu nhau thường thông qua lối hát đối, hát giao duyên để nói lên tâm tư,

tâm sự của mình.
Trong sinh hoạt âm nhạc của người Hà Nhì, các loại nhạc cụ, nhạc khí hơi
hầu như không thể thiếu trong những buổi hát giao duyên tỏ tình giữa trai, gái.
Nhạc cụ của dân tộc Hà Nhì có đủ loại: khí hơi, gẩy, gõ. Nhạc khí hơi có: “Chí
Papô” là loại nhạc khí giống như chiếc khèn lá của người Mông. Khèn lá ”Chí
Papô” được làm từ một chiếc lá tươi bứt trên cành gập lại rồi đưa lên miệng
thổi, âm thanh phát ra trong trẻo, tươi sáng như chim hót. Loại nhạc khí nữa là:
“Là tỳ” cũng giống như chiếc đàn môi nhưng có 1 lá đồng hình lưỡi gà ở giữa.
Khi gảy đàn môi, người ta phải ngậm cả lưỡi gà vào miệng. Một loại nhạc khí
nữa có tên “Am ba” là một ống rạ còn tươi dài khoảng 25 cm phía thổi là đầu
mấu ống. Khi thổi ngậm toàn bộ phần phát âm vào miệng rồi đặt lỗ phía dưới
ống vào giữa hai lòng bàn tay úp kín vào nhau, tạo thành hộp cộng âm phát ra
âm thanh.Trai gái Hà Nhì khi tỏ tình với nhau thường dùng các loại khèn lá, đàn
môi, sáo dọc. Tuy nhiên, việc sử dụng nhạc cụ đôi khi cũng chỉ là cái cớ để họ
tìm đến nhau.
"Trong tìm hiểu người bạn đời, các đôi trai gái Hà Nhì thích ngồi tâm sự
với nhau hơn. Các chàng trai Hà Nhì đi tìm vợ không phải chỉ thông qua âm
nhạc, mà còn qua các công việc hàng ngày. Một chi tiết thú vị nếu các chàng trai
nhìn vào đống củi nhà cô gái thấy đống củi ấy to và cao và nhiều củi tốt thì
chàng trai nghĩ đó là cô gái chăm chỉ siêng năng. Khi đó các chàng trai mới
dùng nhạc cụ để rủ rê cô gái tán tỉnh".
Các loại nhạc khí hơi cũng người Hà Nhì sử dụng trong cả lễ hội, trong
tang ma và trong việc cưới xin, còn nhạc khí gõ gồm: trống, chập cheng, thanh
la thường được người Hà Nhì sử dụng trong các ngày hội, ngày tết nhằm biểu
hiện sức mạnh tập thể với những tiết tấu khỏe mạnh chắc chắn.
18


Người Hà Nhì có nhiều thể loại dân ca kết hợp các điệu múa như: hát ru
con, hát mời rượu, hát đưa ma, hát chào khách, hát mừng nhà mới, mừng lúa

mới; hát dệt vải... Những bài dân ca này thường được kết hợp với các màn múa
trong một số lễ hội đặc trưng của dân tộc Hà Nhì. Anh Lê Văn Thiết, cán bộ Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam, cho biết: "Các điệu hát múa của người Hà Nhì hầu
như để mô tả lại những phong tục tập quán, trong đó có điệu múa đặc sắc như
điệu múa se sợi. Đó là điệu múa diễn lại các động tác se sợi. Điều đó cho thấy
âm nhạc điệu múa phần nào phản ánh các phong tục tập quán. Còn trong lễ hội
Khô già già, lễ hội lớn nhất của người Hà Nhì, bao giờ cũng có điệu múa mang
tính chất tập thể. Đó là một dạng múa Saman giáo ( tức là điệu múa phục vụ
cho tôn giáo) đó là điệu múa kết hợp giữa âm nhạc và lời cúng của thày cúng".
Đời sống văn hóa của người Hà Nhì hiện có sự giao thoa với nền văn hoá
các dân tộc khác. Nhiều nhà nghiên cứu văn hoá dân gian thực sự ngạc nhiên khi
thấy trong sinh hoạt cộng đồng của người Hà Nhì đã xuất hiện những bài hát nội
dung mới, thậm chí những bài hát từ nước ngoài, được thể hiện bằng tiếng Hà
Nhì. Phải chăng bằng cách ấy, nét văn hóa truyền thống của người Hà Nhì tiếp
tục được lưu truyền trong cuộc sống mới.
2.1.4. Điệu múa của người Hà Nhì.
Trong qua trình lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa và cộng đồng người
Hà Nhì nơi đây đã sáng tạo ra các điệu múa phục vụ trong tín ngưỡng dân gian,
tín ngướng tâm linh, vì thế hầu hết các làn điệu múa của người Hà Nhì mang
tính tập thể. Nghệ thuật biểu diễn cũng rất đa dạng với các các điệu múa như:
múa trống, múa lên nương, múa dệt vải, múa đội mưa, múavào mùa, múa trông
trăng, múa giã bạn,… phản ánh các mặt đời sống sinh hoạt phong phú của bà
con. Đầu tiên phải kể đến múa chiêng.
Điệu múa úp chiêng là điệu múa tập thể nam nữ. Theo đó nam nữ kết hợp
thành một vòng tròn theo nhịp trống chiêng, tay cầm chiếc chiêng đồng để úp
bắt cá. Động tác này vừa mô phỏng việc tìm kiếm nguồn thức ăn vùa thể hiện sự
giao hòa giữa trời và đất, thiên nhiên cây cỏ và con người. Khi múa đội múa
bước chân quay mặt theo hướng vòng từ trái qua phải và ngược lại.
19



Múa trống là điệu máu của nam giới, thường múa trong lễ hội cầu mư.
Các động tác múa trống mang ý nghĩa cầu mong tiếng sấm lấ mưa đầu tiên trong
năm, năm đó sẽ được mùa màng bội thu nhiều lúa gạo, dân bản có cuộc sống
bình yên.[A1;Tr.32].Ttrống còn là biểu tượng cảu trời đất, đánh trống nhằm báo
hiệu một niềm vui, niềm vui được mùa màng, niềm vui của người chiến thắng.
Múa trống của người Hà Nhì rất đặc sắc, có hai điệu múa là múa với một trống
và múa với nhiều trống.
Người Hà Nhì còn nổi tiếng với điệu múa mặt trăng, một điệu múatập thể
nam nữ kết hợp giống múa xòe của người dân tộc Thái[A2;Tr,32]. Khi múa cả
nam và nữ kết hợp thành một vòng tròn , múa theo nhịp của bài hát, những động
tác tay chân và thành hình uyển chuyển theo lời bài hát mang ý nghĩa cầu mặt
trăng mang ánh sáng cho bà con dân bản vui chơi. Bài múa này còn thu hút đông
đảo mọi người tham gia bởi tính cộng đồng của nó. Khi múa thì không phân biệt
già trẻ gái trai, mọi người cùng say sưa múa hát vui vẻ.
2.1.5. Âm nhạc, trò chơi dân gian của người Hà Nhì.
Âm nhạc dân gian của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì rất phong phú,
gồm nhiều làn điệu dân ca, nhiều nhạc khí độc đáo. Ở khắp mọi nơi, hai đề tài
chính của dân ca là ca ngợi tình yêu trai gái và lao động sản xuất.
Nhạc khí của cư dân nhóm ngôn ngữ Hà Nhì mang nhiều màu sắc riêng,
có đủ loại khí hơi, gẩy, gõ. Nhạc khí hơi của người Hà Nhì chỉ dành riêng cho
việc tỏ tình giữa trai, gái. Bên cạnh những làn điệu dân ca trữ tình, các nhạc khí
hơi cũng góp phần không nhỏ vào tiếng nói tâm tình của tuổi thanh xuân.
Chí Papô: Giống như chiếc khèn lá của người Mông. Từ một chiếc lá tươi
bứt trên cành gập lại rồi đưa lên miệng thổi, âm thanh phát ra trong trẻo, tươi
sáng như chim hót.
Là tỳ: Giống như chiếc đàn môi, cũng có 1 lá đồng rạch hình lưỡi gà ở
giữa. Khi gảy đàn môi, người ta phải ngậm cả lưỡi gà vào miệng, tay phải cầm
cán đàn, tay trái gảy đàn, lưỡi đàn rung lên phát ra âm thanh.
Am ba: Là một ống rạ còn tươi dài khoảng 25 cm phía thổi là đầu mấu

ống. Cách đầu mấu khoảng 25 cm, được tách ra theo chiều dọc ống thành nhiều
20


phần bằng nhau, cầm hai đầu ống ấn nhẹ làm phồng phần được tách ra, tạo thành
bộ phận phát âm. Khi thổi ngậm toàn bộ phần phát âm vào miệng rồi đặt lỗ phía
dưới ống vào giữa hai lòng bàn tay úp kín vào nhau tạo ra hộp cộng âm hình dẹt,
hơi thổi qua bộ phận phát âm làm rung những đoạn ra tách rời phát ra âm thanh.
Muốn cho âm thanh cao thấp khác nhau, người ta điều khiển lòng bàn tay lúc
phồng, lúc dẹt, các ngón tay khi mở ra, khi đóng vào.
Nhạc khí gẩy: Người Hà Nhì có nhạc khí gẩy duy nhất là chiếc Lakhư, là
nhạc khí dành riêng cho con trai sử dụng. Lakhư có 3 dây, trước kia là dây cước,
nay dùng kim loại. Hộp đàn không có hình dáng nhất định đục từ thân cây to. Mặt
đàn không khoét lỗ thoát âm và thường được làm bằng ruột cây tre, cây vầu đã
được tước mỏng và dát phẳng. Đàn để trơn, không gắn phím, dài khoảng 30-35 cm.
Đầu đàn có 3 trục vặn để lên dây. Ba dây tỳ lên đàn chặt ở giữa mặt hộp đàn.
Nhạc khí gõ: Bộ gõ gồm trống, chập cheng, thanh la sử dụng trong các ngày
hội, ngày tết biểu hiện sức mạnh tập thể với những tiết tấu khỏe mạnh chắc chắn
Mỗi khi tết đến xuân về nơi những cư dân người Hà Nhì đen sống dưới
chân rừng già nguyên sinh Ý Tý lại nô nức đón xuân vui tết bằng những lời ca
tiếng hát và những trò chơi dân gian độc đáo đặc trưng riêng của dân tộc vùng
cao. Đặc biệt trò chơi dân gian diễn ra trong dịp lễ tết được đông đảo mọi tầng
lớp, lứa tuổi tham gia rất sôi nổi, nhiệt tình tạo thành nét sinh hoạt văn hoá dân
gian đặc sắc.
Trò chơi quay cây “Pa lu gư”
Quay cây “Pa lu gư” là một trò chơi độc đáo và hấp dẫn mọi người chơi
cũng như người xem. Để chơi trò này mỗi người tham gia phải chuẩn bị cho
mình một đoạn ngọn cây hóp dùng làm dụng cụ quay.
Dụng cụ quay là ngọn cây hóp bánh tẻ có độ dẻo dai và bền. Để dụng cụ
chơi được lâu, sau khi lấy ngọn về người Hà Nhì hơ lửa đều chỗ tay cầm ở đầu

ngọn rồi vặn soắn khoảng 20 cm cho khi chơi cầm quay được thoái mái. Cây
quay của người lớn có độ dài 2,2 – 2,5m; cây quay của trẻ em dài 1 m.
Những người tham gia trò chơi thường từ 6 tuổi trở lên, không phân biệt
nam nữ, già trẻ, nhưng đông hơn cả vẫn là nhóm thanh thiếu niên.
21


Địa điểm tổ chức quay cây “Pa lu gư” thường ở bãi đất bằng đầu làng.
Ngay từ sáng sớm ngày Tỵ tháng giêng từ người già cho đến các em, ai cũng
diện bộ trang phục dân tộc truyền thống mới nhất và đẹp nhất để đi vui xuân.
Người tham gia chơi hội đi thành từng tốp, nam – nữ. Chơi quay cây có hai cách
như sau: Cách thứ nhất là chơi quay cây hai người (một người quay và một
người nhảy); cách thứ hai là chơi quay cây có nhiều người (một người quay và
nhiều người nhảy). Khi chơi có hai động tác chủ yếu:
Động tác 1; người cúi khom về phía trước hình chữ v, tay phải cầm cán
ngọn hóp để ở phía sau lưng, tay trái đỡ lấy phần thân hóp; đến động tác 2; Thực
hiện lấy đà cho tay phải cầm cán ngọn vòng lên phía trước từ phải qua trái. Tay
phải bỏ ra để cây hóp theo đà văng vóng lên phía trước, rồi để thân cây hóp
vòng qua dưới chân trái. Khi đó chân trái phải nhấc lên vòng quay quay chân
phải chân phải nhấc lên theo nhịp 1-2 chân trái lên, chân phải xuống, cứ thế mỗi
lúc người quay càng quay nhanh mạnh hơn.
Trò này cũng được chơi luật như sau: Những người chơi đứng thành một
vòng tròn, ở giữa là người quay. Người quay thực hiện các động tác như trên,
theo nhịp và quán tính của vòng quay, những người chơi bắt nhịp nhảy vào vòng
quay. Người nhảy vào vòng không đúng nhịp sẽ bị thân cây quay đập vào chân
bị đau và cuộc chơi tạm dừng lại, người này vào cầm quay cho mọi người khác
vòng nhảy. Khi đã tham gia vào vòng quay đòi hỏi người nhảy phải nhanh chân
nhanh mắt, tốc độ vòng quay mỗi lúc một nhanh và mạnh hơn thì người chơi
càng phải thật nhanh. Có thể nhảy một chân lên một chân xuống hoặc nhảy cả
hai chân lên khi vòng quay qua. Khi quay mạnh người quay phải dùng hai tay

cầm cán quay mới mạnh và tốc độ vòng quay nhanh đến chóng mặt. Cứ thế cuộc
chơi tiếp diễn đến khi mọi người cùng mệt thì trò chơi kết thúc.
Đu dây “Agừ”
Đu dây “A gừ” là trò chơi mang tính nghi lễ, được tổ chức sau lễ cấm bản
và cúng rừng tháng giêng; thầy cúng và các gia đình cùng nhau làm dây và cột
đu để cho các thành viên, con cháu trong làng được dịp vui chơi ngày tết.
[A3;Tr.33].
22


Dây đu là loại dây có vỏ màu đỏ, đường kính 4-5 cm, có độ dai và bền sử
dụng được vài tháng. Người làm dây đu phải là ông thầy cúng chính của làng. Dây
đu được buộc vào hai cây cột trụ có khoảng cách một sải tay, cao khoảng 2,5 m. Để
tránh cho sự cọt sát giữa dây và thân cây trụ, khi buộc thầy cúng đệm lót rơm chỗ
tiếp xúc. Khi dựng dây đu xong, thầy cúng làm phép lấy lá cây ở khu rừng cúng
“Gạ ma gio” rồi cho lá cây này đu trước với ý nghĩa đưa các thần rừng tham gia vui
chơi trước, sau đó đến thầy cúng đu mới đến các thành viên khác.
Du dây có 2 cách chơi: Chơi đơn một người; chơi kép 2 người (nam – nữ)
Khi chơi một người: thân người đứng thẳng lấy đà kéo dây đu về phía
mình bước hai chân đứng lên bàn đạp, dùng sức nhún hai chân đẩy người lên
khỏi đu sẽ bay cao, khi lên cao cũng làm ngược lại. Muốn cho cao hơn vẫn tiếp
tục nhún lấy đà, chú ý phải nhún đều đều, cứ thế khi nào không muốn chơi nữa
tự hãm người lại bằng cách đứng thẳng người tự khắc đu sẽ chậm lại, đến lượt
người tiếp theo.
Khi chơi hai người (nam – nữ): cả hai người chơi đều bước lên bàn đạp
đối mặt vào nhau, dùng sức nhún hai chân. Cả hai người cùng tạo ra một hợp lực
đẩy đu lên cao, đu càng cao tiếng reo hò cổ vũ càng mạnh mẽ. Sau khi không
muốn chơi nữa cả hai người cũng đứng thẳng lại đu từ từ dừng lại và bước
xuống. Đu dây thường phải có đôi hoặc là đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ, họ tự
thi giữa các đôi xem đôi nào đu dây lên thật cao và thật nhanh thì đôi đó thắng

cuộc. Khi đu hai người đứng ở bàn đạp quay mặt vào nhau, người nhún lên
xuống để lấy đà cho dây đu đi thật xa, đòi hỏi người chơi phải hiểu ý nhau; khi
muốn lấy thêm đà, người đẩy khỏi bàn đạp dây đu gần đến vị trí giáp đất đưa
một chân xuống đẩy đồng thời kết hợp với động tác nhún và cách nhún kéo đà
của người đối diện. Trong lúc đu họ cùng nhau nhún xuống bàn đạp đẩy người
lên cao, lúc bên nam lên trên, lúc bên nữ lên trên tạo thành cảnh tình tứ thân
mật. Những đôi đu giỏi nhận được sự tán thưởng của đông đảo người xem bằng
tiếng vỗ tay và tiếng hò reo. Thực chất cuộc chơi đu dây là để người ta tìm bạn,
các chàng trai cô gái ở tuổi cập kê tìm chọn bạn cho mình để cùng nhau vui
chơi. Sau cuộc đu dây nhiều đôi đã nên duyên vợ chồng.
23


Đu quay “A quý”
Đây cũng là trò chơi mang tính nghi lễ, thầy cúng phải thực hiện các công
đoạn từ dựng cột trụ, lắp thân đu quay, rồi đưa lá cây biểu tượng cho thần rừng
tham gia vui chơi, sau đó mới đến lượt người dân tham gia cuộc chơi.
Cột đu có trụ cao khoảng 1,2 -1,5 m, thân đu là một cây gỗ dài khoảng 10
m, có khoét lỗ ở giữa lắp vào trụ, buộc dây để đỡ phần thân và trụ đề phòng khi
đu thân trượt ra khỏi trục trụ.
Người chơi chủ yếu là nam nữ thanh niên vì trò này trẻ nhỏ không đủ sức
tham gia. Mỗi bên đầu cầu đu có 2 đến 4 người đứng đối nhau (hai đội), vòng
quanh là người xem và các đội tham gia thi đu quay. Chiều quay cây đu ngược
theo chiều kim đồng hồ. Chơi đu này có hai cách:
Cách chơi thứ nhất:
Hai đội ngồi lên sóng cầu đu, người này ôm vào thắt lưng người kia, chân
thả xuống đất, người số 1 cầm chắc tay cốt an toàn, tốp con gái đứng dưới sóng
cầu đu dùng hết sức đẩy cho cột sóng cầu đu quay tròn càng nhanh càng tốt.
Cách chơi này gần giống như chơi bập bênh, một đầu lên cao một đầu xuống
thấp, khi bên đầu nào xuống thấp người ngồi sau thả chân đập xuống đất đẩy lấy

đà cho vòng đu quay, bên này lên bên kia xuống cùng nhau nhịp nhàng tạo đà đu
quay rất vui. Nếu như bên nào không chịu được phải xuống coi như chịu thua.
Tốp con gái đứng giữa đều véo tai bên thua, bắt các cậu con trai phải hát hoặc
thổi kèn kèn lá hoặc phải uống rượu.
Cách chơi thứ hai:
Tay bám vào sóng cầu đu, áp phần bụng dựa vào sóng cầu đu, cả hai bên
đều dùng chân đẩy mạnh xuống đất từ 4 đến 6 bước, miễn sao cho sóng cầu đu
quay tròn, lúc thuận, lúc nghịch, một bên ghìm xuống thấp bằng tầm chân; một
bên ôm chặt cầu đu bổng người lên cao, khi hết đà, bên cao đổi xuống, cứ như
vậy hai bên đổi nhau, nếu bên nào cũng khỏe như nhau thì sóng cầu đu quay tít
như con quay vậy. Cả hai bên đều có tài thì các thần năm ấy sẽ phù hộ cho dân
bản làm ăn gặp nhiều may mắn.

24


Đối với người Hà Nhì đen ở Lào Cai, chỉ có ngày tết mới dựng cột đu khi
hết tết người ta hạ cột đu vì cột đu và cách chơi nó mang tính tín ngưỡng phồn
thực. Ngày tết dựng cột đu mong muốn một năm mới người dân làm ăn sinh sôi
phát triển.
2.2. Giá trị văn hóa dân gian của người Hà Nhì
2.2.1. Giá trị lịch sử
Văn nghệ dân gian của người Hà Nhì có giá trị lịch sử cao, mang nhiều
nét đặc sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam. Có nguồn gốc từ Trung Hoa người
Hà Nhì di cư sang khu vực giáp biên ở Tây Bắc và Đông Bắc, khoảng vài ba
trăm năm nay nên có nền văn nghệ dân gian lâu đời.
Văn nghệ dân gian của người Hà Nhì cũng được ra đời và phát triển cùng
với sựu hình thành phát triển của dân tộc. Văn nghệ của dân tộc Hà Nhì gồm
những câu truyện cổ tích, những sử thi về dân tộc… tất cả những nội dung trong
đó phản ánh đời sống lịch sử của dân tộc. Với những điệu múa như múa mặt

trăng, múa dệt vải, thể hiện đời sống văn hóa sinh hoạt của dân tộc Hà Nhì, đó là
nơi họ thể hiện đời sống thường ngày của dân tộc mình.
Văn nghệ dân gian của người Hà Nhì góp một phần không nhỏ vào kho
tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Việt Nam. Nó giống như một nhân chứng
sống góp phần tôn vinh lên vẻ đẹp văn hóa dân tộc.Giá trị lịch sử của văn hóa
dân gian cảu người Hà Nhì giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về quá trình
hình thành và phát triển của người hà Nhì nói riêng cũng như đất nước Việt Nam
nói chung. Tuy vậy chúng ta cần phải bảo vệ sao cho những giá trị lịch sử ấy
không bị mai một và mất đi.
2.2.2. Giá trị nhân văn.
Giá trị nhân văn trong văn nghệ dân gián của người Hà Nhì góp phần
không nhỏ trong giá trị nhân văn của các dân tộc gồm các bài thơ, ca dao dân ca,
với những nội dung khác nhau. Nooij dung chủ yếu trong văn nghệ dân gian của
người Hà Nhì chủ yếu là nói về con người, quê hương đất nước, lời dăn dạy của
cha ông với con cháu đời sau.

25


×