Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Tìm hiểu, mô tả, đánh giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc mường ở tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 49 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đánh giá về văn học dân gian Việt Nam, Cù Huy Cận đã từng viết: “Văn
nghệ dân gian (Folklore) là văn nghệ gốc. Qua văn nghệ dân gian, nhân dân
trước hết là nhân dân lao động tự biểu hiện mình, tự phản ánh cuộc sống của
mình. Chính trong văn nghệ dân gian ta tìm thấy những điều cơ bản nhất của
bản sắc văn hóa của dân tộc mà bản sắc văn hóa lại là cốt lõi của bản sắc dân
tộc. Điều này vô cùng quan trọng” [3]
Qua đánh giá trên, văn nghệ dân gian là cội nguồn của văn hóa dân tộc, văn
hóa mẹ. Điều đó hàm nghĩa văn nghệ dân gian gắn với lịch sử lâu đời của dân
tộc, là nguồn sản sinh và tiếp tục nuôi dưỡng văn hóa dân tộc. Có con người là
có văn hóa, có dân tộc là có văn hóa dân tộc. Văn nghệ dân gian bao gồm những
sáng tác nghệ thuật dân gian, tức là gồm văn học dân gian và các ngành nghệ
thuật dân gian khác như âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điêu khắc dân gian. Văn
nghệ dân gian cũng là nơi thể hiện truyền thống quý báu của dân tộc, là nơi mọi
người cùng sinh hoạt văn hóa, giao lưu.
Bất kỳ một vùng miền nào trên đất nước Việt Nam vào bất kỳ khoảng thời
gian nào trong năm đều thấy sự tồn tại và xuất hiện của các văn nghệ dân gian .
Văn nghệ dân gian là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc về nhiều
mặt của đời sống (chính trị, văn hóa, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng…) của cư dân
vùng trồng lúa nước. Mỗi một dân tộc trên đất nước lại có văn nghệ dân gian
đặc trưng, riêng biệt, dân tộc Mường cũng như vậy.
Qua các văn nghệ dân gian của dân tộc Mường cho chúng ta thấy được
nhiều nét văn hóa, phong tục của người Mường, mỗi một văn nghệ dân gian đều
mang những ý nghĩa, đặc sắc riêng, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tuy nhiên
trước nguy cơ đồng nhất về văn hóa cần có bảo tồn và phát huy kịp thời để
không mất đi những giá trị văn nghệ dân gian đầy ý nghĩa của dân tộc Mường.
Trong một dịp may mắn ở Hòa Bình, tôi đã được chứng kiến các văn nghệ dân

1



gian của dân tộc Mường nơi đây. Với những giá trị đó đã làm cho tôi thêm yêu
con người và mảnh đất này.
Với những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: Tìm hiểu, mô tả, đánh
giá và đề xuất để bảo tồn những giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc
Mường ở tỉnh Hòa Bình để làm bài nghiên cứu của mình.
2. Cảm nhận về học phần “Văn hóa các dân tộc thiểu số”
Đây là kết quả của quá trình học tập học phần văn hóa các dân tộc thiểu số.
Học phần này là môn học chuyên ngành của tôi – Quản lý Văn hóa, đã góp phần
cho tôi hiểu rõ hơn văn nghệ, văn hóa của các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt
Nam, trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, cần thiết, quan trọng về văn hóa
các dân tộc thiểu số, giúp tôi nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và pháp luật của nhà nước về lĩnh vực văn hóa của các dân tộc thiểu, giúp
tôi có được những kỹ năng nghiên cứu, phân tích và đề xuất xây dựng chính
sách văn hóa, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số, có thêm các kỹ năng hỗ
trợ như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, kỹ năng
xử lý tình huống, phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp,
biết trân trọng giá trị của văn nghệ dân gian nói riêng và văn hóa nói chung.
Đây là bước tập sự cho việc tiến hành các công trình nghiên cứu sau này,
đóng góp vào nguồn tư liệu về các văn nghệ dân gian ở Việt Nam nói chung và
dân tộc Mường nói riêng.
Không chỉ vậy, đề tài còn muốn góp một phần nhỏ bé vào việc khẳng định
giá trị văn nghệ dân gian của dân tộc Mường. Qua đó, muốn mọi người, đặc biệt
là thế hệ trẻ biết được truyền thống của cha ông ta từ đó nâng cao ý thức gìn giữ,
phát huy những giá trị văn nghệ dân gian đặc sắc của các dân tộc.

Chương 1

2



KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HÒA BÌNH VÀ DÂN TỘC MƯỜNG
1.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình
Hòa Bình [ Ảnh 1; tr. 32] là một tỉnh miền núi thuộc vùng tây bắc Việt
Nam, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km,
nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: tây bắc, đông bắc và Bắc Trung Bộ của Việt
Nam.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.662.5 km², chiếm 1,41% tổng diện tích tự
nhiên của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người: 1500 USD (tương đương
34.090.909 đồng) (1/2016).
Theo kết quả chính thức điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số tỉnh Hòa
Bình chỉ có 786.964 người.
Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm
63,3%;

người Việt

(Kinh) chiếm

27,73%;

người Thái chiếm

3,9%;

người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%;
ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Người Hoa
trước đây sống tập trung ở Ngọc Lương, Yên Thủy; nhưng sau năm 1979 còn lại
một số gia đình và hiện nay sống phân tán ở các xã Yên Trị, Ngọc Lương và Phú
Lai huyện Yên Thuỷ. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ

yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác.
Hòa Bình là một tỉnh có khá nhiều những suối nước khoáng nóng, những
thung lũng hoang sơ huyền bí, với địa hình đồi núi trùng điệp, các động thác
Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc mở ra
những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, đi bộ, săn bắn, tắm suối. Sức người và
thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vùng hồ sông Ðà thơ mộng cho phep phát
triển du lịch vùng lòng hồ và ven hồ có đầy đủ vịnh, đảo và bán đảo mà ở đó
động thực vật quý hiếm được bảo tồn. Thấp thoáng các bản Mường, bản Dao,
bản Tày rải rác ven hồ, ven thung lũng tạo nên bức tranh sơn thủy hữu tình.

3


Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế
đạt 1.920 megawatt. Đây là công trình do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam. Công
trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng
12 năm 1994. Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ
cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ.
Về nông nghiệp, nhiều vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh nguyên liệu
tập trung được phát triển và nhân rộng như: vùng cam huyện Cao Phong; vùng
mía tím huyện Tân Lạc, Cao phong; vùng gỗ, luồng nguyên liệu ở huyện Đà
Bắc, Mai Châu; vùng lạc, đậu ở huyện Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng cây dưa hấu ở
huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây dược liệu ở Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở
huyện Lương Sơn, Mai Châu, Đà Bắc.
Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Hoà Bình là một tỉnh miền núi
có nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, là
vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng
chiêng, vùng của những lễ hội giầu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng
phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Mông... Là quê
hương của những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối";

những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế…
1.2. Khái quát về dân tộc Mường.
1.2.1. Dân số, nguồn gốc lịch sử, phân bổ dân cư
Theo những kết quả của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử - văn hóa thì người
Việt và người Mường có chung một nguồn gốc và cùng là những cư dân bản địa
của Việt Nam. “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê…
đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em một nhà” [1]. Có thể nhận thấy, cả hai

4


dân tộc này đều là con cháu của người Việt cổ - những chủ nhân của nền văn
hoá Đông Sơn nổi tiếng. Sau nhiều năm của diễn trình lịch sử, do những điều
kiện tự nhiên và xã hội nhất định đã phân hoá thành hai dân tộc Mường và Việt
như hiện nay. Cho đến ngày hôm nay, một trong những tồn tại lịch sử là các nhà
nghiên cứu còn chưa thống nhất được thời gian phân hoá thành hai dân tộc Việt
và Mường. Và vì vậy, không thể có khái niệm người Việt có gốc là người
Mường hay ngược lại: người Mường có gốc từ người Việt. Tuy nhiên, do địa
bàn cư trú gần nhau trong suốt chiều dài lịch sử của nước Việt, mối quan hệ gần
gũi, sự giao lưu văn hoá có tính chất truyền thống giữa hai dân tộc là cơ sở của
nhiều nét tương đồng trong lịch sử mỗi dân tộc còn được bảo lưu đến ngày hôm
nay.
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mường đã có tộc danh như
ngày nay. Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ
này làm tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi),
Mường là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều
làng. Mỗi vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc
giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử dụng từ Mường để
gọi dân tộc này.
Cho đến tận bây giờ, Người Mường vẫn từ gọi mình là mol, moăn như ở

Hoà Bình, mon, mwanl như ở Thanh Hoá. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là ở Thanh
Sơn, nơi người Mường tập trung đông đảo nhất, cũng như Người Mường ở
huyện Yên Lập và một số xã thuộc huyện Thanh Thuỷ, người Mường tự gọi
mình là Mol, Monl. Mặc dù những từ này có biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi
địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà
người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là người. Vì lẽ đó mà người
Mường thường tự xưng mình là con Mol hoặc là con monl: con người. Còn

5


từ Mường vốn là từ mương người Mường dùng để chỉ nơi cư trú chứ không liên
quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy cùng sự biến động của lịch
sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các dân tộc anh em khác cho
đến nay từ "Mường" đã được người Mường chấp nhận và coi đó là tộc danh của
mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người Mường như ngày nay. Do đó,
Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy nhất của tộc người này để phân
biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã được các tổ chức, thể chế, các
nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này:
Người Mường.
“Người Mường cư trú trên một vùng đồi núi khá rộng nằm giữa vùng người
Việt ở phía Đông và vùng người Thái ở phía Tây, chủ yếu là ở tỉnh Hòa Bình và
một số tỉnh khác như Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La
cùng với một số tỉnh ở phía Nam.” [2]
Người Mường là một dân tộc sống ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam,
là thành viên của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Người Mường nói tiếng
Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt - Mường, trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc
Môn - Khmer của ngữ hệ Nam Á.
Người Mường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi
tỉnh Thanh Hóa. Dân số của dân tộc Mường tại Việt Nam theo kết quả điều tra

dân số năm 2009 là 1.268.963 người.
Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt
(Kinh) không chiếm đa số. “Đến với Hòa Bình là đến với thế giới của người
Mường, ở đó lấp lánh những địa danh hấp dẫn khơi gợi biết bao nguồn cảm
hứng, làm rung động biết bao tâm hồn như Mường Bi, Mường Vang, Mường
Thàng, Mường Động!” [4]. Người Mường (79.197 người, chiếm 63,3% dân số

6


của tỉnh), xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh
nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống
xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác.
1.2.2. Khái quát về đặc điểm văn hóa
Từ xưa đến nay, chính từ cội nguồn là một vùng đất cổ - nơi tổ tiên tiền sử
người Việt đã tồn tại và phát triển "Văn hóa Hòa Bình cổ đại" cách đây hàng
chục nghìn năm, trải qua quá trình phát triển, đến nay người Hòa Bình đã xây
dựng nên một nền văn hóa đặc sắc - niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh
Hòa Bình. Văn hóa của dân tộc Mường bao gồm văn hóa về vật chất, văn hóa về
tinh thần và văn hóa về xã hội.
Văn hóa về vật chất, dân tộc Mường sống tập trung thành bản ở chân núi,
bên sườn đồi, nơi đất thoải gần sông suối. Nhà sàn gỗ 4 mái [Ảnh 2; tr. 32].
Phần trên sàn người ở, dưới gầm đặt cối giã gạo, chứa công cụ sản xuất. Tổ chức
gia đình nhỏ phụ hệ.
Người Mường thích ăn xôi đồ, cơm tẻ, rau, cá...; uống rượu cần [Ảnh 3; tr.
33] và hút thuốc lào [Ảnh 4; tr. 33]. Rượu là đặc sản nổi tiếng bởi cách chế biến
và hương vị.
Người Mường sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng gùi, gánh
[Ảnh 5; tr. 34].
Đối với trang phục, nam mặc quần áo cánh màu chàm. Nữ đội khăn, mặc

yếm và áo cánh ngắn thân xẻ ngực, có nơi xẻ vai, mặc váy dài, kéo cao đến
nách. Cạp váy thường được dệt bằng tơ nhuộm màu tạo nên các hoa văn như
rồng, phượng, hươu. chim... [Ảnh 6, 7; tr. 34, 35].
Văn hóa về tinh thần, người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ
thuộc nhóm Việt - Mường trong ngữ chi Việt thuộc ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ
hệ Nam Á.

7


Người mường theo đạo Tin Lành, Thiên Chúa, Phật giáo nhưng có sự khác
biệt ở người theo đạo Phật là mọi nghi lễ đều phải có chủ lễ là thầy mo chủ trì.
Người Mường thờ cúng tổ tiên, thờ Vua Cha Ngọc Hoàng, Phật, Thánh, Quốc
mẫu Hoàng Bà, thờ đá, thờ cây, thờ động vật… [Ảnh 8; tr. 35].
Người Mường có nhiều ngày hội quanh năm: Sắc bùa [Ảnh 9, 10; tr. 36],
hội xuống đồng (Khuông mùa) [Ảnh 11; tr. 37], hội cầu mưa (tháng 4) [Ảnh 12;
tr. 37], lễ rửa lá lúa (tháng 7, 8 âm lịch) [Ảnh 13; tr. 38], lễ cơm mới [Ảnh 14; tr.
38]...
Đối với tang ma [Ảnh 15; tr. 39], thi hài người chết được liệm nhiều lớp vải
và quần áo và đặt trong quan tài làm bằng thân cây khoét rỗng, bên ngoài phủ áo
vẩy rồng bằng vải.
Đối với hôn nhân, trai gái tự do yêu đương tìm hiểu. Việc cưới qua các
bước chạm ngõ, ăn hỏi, xin cưới, đón dâu. [Ảnh 16; tr. 39].
Văn hóa về xã hội, quan hệ trong làng xóm với nhau chủ yếu là quan hệ
láng giềng. Gia đình hai, ba thế hệ chiếm phổ biến. Con cái sinh ra lấy họ cha.
Quyền con trai trưởng được coi trọng va con trai trong gia đình được thừa kế tài
sản. Người Mường theo từng nơi mà có nơi không theo quan niệm con chú con
bác mà dù là con chú hay con bác ai ra đời trước đều là anh là chị, phân theo
tuổi tác chứ không theo thứ hay trưởng. Nhưng người vai trên thì vẫn gọi là chú
hay cô mà không phân biệt tuổi tác.

Tiểu kết
Trong chương này, tôi đã trình bày khái quát về địa bàn tỉnh Hòa Bình cũng
như dân tộc Mường trên các phương diện: nguồn gốc lịch sử, dân cư, phân bố,
diện tích, văn hóa, kinh tế…. Những nội dung tôi đã trình bày trong chương 1:

8


Khái quát về tỉnh Hòa Bình và dân tộc Mường là cơ sở lý thuyết và thực tiễn để
tôi triển khai trong chương 2.

Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VĂN NGHỆ DÂN GIAN CỦA DÂN
TỘC MƯỜNG Ở TỈNH HÒA BÌNH
2.1. Các thể loại hát của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình
2.1.1. Hát Xéc bùa
Hát sắc bùa hay xéc bùa (có nghĩa là xách cồng) là lễ hội lớn của người
Mường, đặc biệt là người Mường miền Hòa Bình, diễn ra hàng năm vào ngày
Tết cổ truyền của dân tộc Mường. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian,
gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới phát tài
thịnh vượng, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, con người may mắn và dồi dào
sức khỏe.
Tổ chức những người hát sắc bùa được gọi là phường bùa, số lượng thường
là 12 người tương ứng với một bộ cồng chiêng gồm 12 chiếc, là những người
biết đánh cồng chiêng và hát những bài thường (điệu hát dân gian Mường). Thời
gian tổ chức hội từ mùng một tết trở đi, kéo dài một tuần lễ, có khi đến nửa
tháng.
Phường bùa do một thầy thường là người có giọng hát hay và có tài ứng
tác, đặc biệt là phải biết lựa chọn các thành viên cho phường bùa của mình .làm trưởng nhóm. Trang phục dành cho những người sắc bùa cũng không cầu kì
nhưng phải đẹp. Nữ mặc váy áo Mường là trang phục truyền thống, đeo vòng

tay, kiềng, bạc xích, nam mặc áo dài chít khăn đầu rìu.
Từ sau ngày mùng hai Tết, phường bùa tiến hành đi sắc các gia đình trong
bản và những ngày sau họ có thẻ đi sắc sang các bản làng bên cạnh. Phường bùa

9


xuất phát từ nhà để cồng chiêng. Trước khi xuất hành, thầy thường đọc lời xuất
phát. Đoàn sắc bùa đi theo thứ tự từ anh hát "Rằng thường” đến những người
xách các loại chiêng cái, chiêng năm, chiêng bảy, chiêng dàm. Từ xa các gia
đình đã biết các phường bùa đang tới nhà mình nên chuẩn bị nghênh tiếp,
thường là được hẹn trước như người Kinh có tục xông nhà. Do đã được chuẩn bị
từ trước, các gia đình tập trung đầy đủ bà con họ hàng ở trong nhà để đón
phường bùaPhường bùa vừa đi, vừa đánh những bài cồng chiêng khác nhau và
hát những bài tùy hứng như: lên chiêng, bồng một, bồng hai, bồng ba, bồng bốn,
lộn cồng... Tiếng cồng chiêng vang lên hòa quyện với tiếng hát mừng năm mới,
khởi sắc trong giây phút đầu ngày hội. Không gian âm nhạc của các điệu cồng
chiêng cổ truyền chuyển động theo đường mòn trong làng. Phường bùa đi đến
đâu là hàng trăm người dân đi theo xem thật đông vui.
Theo tục lệ của người Mường, phường bùa sẽ đi thăm nhiều nhà và hát
những lời chúc tết [Ảnh 17; tr. 40]. Trong phường bùa, ngoài những người đánh
cồng chiêng và hát còn có hai người khiêng theo một cái thúng để đựng quà,
thường là thóc gạo, của các gia đình tặng cho phường bùa.
Đến cổng một ngôi nhà, phường bùa sẽ đánh cồng chiêng và hát bài mở
cổng [Ảnh 18; tr. 40], khi chủ nhà mở cổng mời vào, phường bùa vừa đi vừa
đánh cồng chiêng và hát những bài hát chúc tụng, ca ngợi cảnh làm ăn thịnh
vượng của gia chủ. Khi thầy thường hát, chủ nhà chăm chú lắng nghe. Nếu
không mời phường bùa lên gác, chủ nhà trao cho thầy thường một thúng thóc
nhỏ. Thầy ngả chiêng đỡ lấy thóc của chủ nhà cho rồi giao lại cho người khiêng.
Sau đó thầy hát bài phát rác tạ ơn chủ nhà. Sau đó, phường bùa sẽ đến các nhà

khác trong làng.
Nếu muốn giữ phường bùa lại, chủ nhà bê ra đặt ở đầu cầu thang một mâm
gồm chai rượu, vài cái cốc, hai bát to đựng gạo trên có cắm bốn nén hương, một

10


cái đĩa trầu cau rồi mời bùa hát tiếp. Thầy thường hát một bài tạ ơn chủ nhà, hát
kể chặng đường mà đoàn bùa đã qua và khen ngợi gia thế chủ nhà.
Chủ nhà đứng ở đầu cầu thang hát đáp lại. Hai người sẽ hát đối đáp với
nhau, nếu phường bùa hát kém, họ sẽ không được mời lên gác và phải chịu đói
bụng, hát mãi vẫn thua, họ sẽ tự động rút lui. Ngược lại, nếu hát hay, họ sẽ được
mời lên gác. Chủ nhà và thầy thường ngồi đối diện nhau sát cửa sổ. Những
người còn lại ngồi thành vòng tròn. Họ dùng cơm, uống rượu rồi tiếp tục hát đối,
hát giao duyên. Sau đó, phường bùa ra về, thầy thường hát chào và chúc chủ nhà
sống lâu muôn tuổi. Chủ nhà mang quà, bánh, thóc gạo tặng cho phường bùa để
cảm ơn.
Nét đặc sắc và cuốn hút của loại hình diễn xướng dân gian này là tất cả mọi
hành động, cử chỉ, thái độ đều biểu hiện qua lời hát. Mọi trình tự diễn ra trong
suốt buổi hát sắc bùa đều có câu hát tương ứng, người ta không phải dừng lại để
nói hay hướng dẫn. Hát mở cổng, hát chúc mừng, hát xin lên nhà, hát đồng ý,
hát cảm ơn… Độc đáo nhất là màn hát đối đáp của phường bùa và chủ nhà, thể
hiện cái tài và khả năng ứng tác của cả hai bên. Những câu hát đều do sự ngẫu
hứng của cả hai bên trên nền tảng của truyền thống dân ca Mường và thực tế bối
cảnh tại nơi xảy ra cuộc sắc bùa.
Hát sắc bùa đối với dân tộc Mường có một giá trị vô cùng thiêng liêng. Nó
là di sản văn hóa của người Mường luôn được phát huy và gìn giữ. Để rồi cứ
mỗi năm, khi mùa xuân về trên sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa
mận thì khắp các nẻo đường của bản Mường đều vang lên những tiếng cồng
chiêng và tiếng hát chúc mừng năm mới trong niềm vui dào dạt.

2.1.2. Hát thường đang, bọ mẹng, ví đúm
Thường đang, bọ mẹng [Ảnh 19; tr. 41] là hình thức hát dân ca trong các
dịp vui, ngày hội của đồng bào Mường, ca ngợi cuộc sống yên bình, no đủ và
yên ấm. Với người Mường, đây còn là câu hát tình tứ, giao duyên nam nữ trong

11


những đêm hội vằng vặc ánh trăng, hay khi bên bếp lửa nhà sàn bập bùng trong
mùa đông buốt giá. Những lời ca ấy đều là những câu hát tự duyên, tự nghĩ, như
là câu hát được vỡ ra từ trái tim thể hiện tâm tình, tiếng lòng của con người nơi
đất Mường Yên Mông nói riêng và đất Mường Hòa Bình nói chung. Qua lời ca,
câu hát trong Thường đang, bọ mẹng chúng ta sẽ hiểu thế giới quan, nhân sinh
quan của đồng bào Mường.
Trải qua những giai đoạn phát triển lại chịu dưới nhiều tầng áp bức, nhưng
người Mường vẫn luôn vững tin và thể hiện sự khát vọng về tình yêu, khát vọng
về tự do, thoát khỏi các tầng áp bức, đè nén con người, đề cao cái tôi trong sáng,
nhiệt tình qua hát thường đang, bọ mẹng.
Có lẽ cũng bởi thế mà lời ca trong thường đang, bọ mẹng không theo một
khuôn mẫu có sẵn mà luôn được sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh, tình cảm
của người hát. Đặc biệt, trong hát giao duyên nam nữ, tùy thuộc vào tài năng của
chàng trai, cô gái mà lời hát sẽ thể hiện được thái độ vui vẻ, giận hờn, trách móc
hay nũng nịu, đằm thắm. Chính vì vậy, các chàng trai thường trổ hết tài năng của
mình học trong dân ca, học người đi trước hay tự mình sáng tác, hát cho người
mình yêu thích để bày tỏ tình cảm với cô gái. Người Mường sáng tạo ra thường
đang, bọ mẹng, và với sức sống mãnh liệt nét sinh hoạt văn hóa độc đáo đó vẫn
tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Cùng với giai đoạn xuất hiện hát thường đang, bọ mẹng còn tồn tại một thể
loại dân ca khác là hát ví đúm [Ảnh 20; tr. 41]. Loại hát này sử dụng thể thơ lục
bát và lục bát biến thể. Ví đúm được hát trong các cuộc vui, những buổi gái trai

gặp nhau muốn bộc bạch tâm tình. loại hát giao duyên này một khi đã bén rễ ở
vùng Mường nhanh chóng được nhiều lớp người yêu chuộng. Tuy ý tứ kém sâu
xa so với các loại dân ca truyền thống như thường đang, bọ mẹng, nhưng lợi thế
của hát ví đúm là lời hát ngắn gọn, nhanh trí đối đáp đúng hướng, giai điệu bay
bổng, nhịp chuyển nhanh tác động trực tiếp đến tâm trí người nghe. Như:

12


"Thương nhau như cà đủ muối, không thương nhau chín bạc mười vàng cũng
chẳng ưng".
Hát đúm là loại hình hát hội, hát đối đặc trưng của người Mường. Đây là
loại hát giao duyên (tựa như hát quan họ của người Kinh bắc, hát ví dặm của
người Nghệ Tĩnh, hát si, hát lượn của đồng bào Tày, Nùng). Hát đúm thường
được những chàng trai, cô gái Mường thể hiện, bởi đó là những giai điệu của
tình yêu, thường diễn ra vào mùa xuân khi hoa đào, hoa mận khoe sắc trên bản
Mường.
Nội dung hát đúm rất đa dạng và phong phú. Nét đặc sắc của loại hình hát
đúm là thể hiện sự hiểu biết sâu rộng của hai bên tham gia hát. Nội dung đối đáp
có thể là những câu đố, lời ca... Trong hội hát, hai bên sẽ cử ra một người đại
diện để hát đúm, phía sau sẽ có người hỗ trợ (hỗ trợ thông tin, câu chuyện). Khi
hát có nhạc bát âm, hai bên trai gái đối đáp. Bên nào không đối đáp được là
thua. Đây là một hình thức thử tài văn chương, kiến thức của nhau, ướm lời yêu
đương "tìm hiểu" bằng nghệ thuật, phải thuộc tục ngữ, truyện tích. Hát đúm còn
mang những nét riêng biểu hiện phương thức diễn xướng, lối tiến hành âm điệu,
thủ pháp phổ thơ, nội dung lời ca... Một số lời ca còn phản ánh nội dung nghi lễ,
chứa đựng sắc thái riêng, độc đáo của dân tộc mình.
2.1.3. Hát ru, hát đồng dao, lễ ca
Đồng dao [Ảnh 21; tr. 42] là các lời hát, câu hát, lối nói có giai điệu, có vần
vè thường được trẻ em hát trong lúc chơi đùa, lúc chăn trâu, cắt cỏ, em lớn trông

em bé hoặc người lớn trông em bé.
Hát ru con của người Mường [Ảnh 22; tr. 42] gọi là: Rằng đều hoặc úi ui,
được chia làm hai loại: Rằng đều ban ngày - hát ru ban ngày và Rằng đều ban
đêm - hát ru ban đêm. Hát ru ban ngày chủ yếu có làn điệu: Uí ui và U óm... Hát
ru ban đêm có làn điệu: Đập bông bông. Hát ru con là những bài đồng dao được
phổ nhạc hát ru, dỗ dành cho em bé ngủ, nếu đọc thì thành đồng dao, nếu hát thì

13


thành hát ru. Vì thế, lời đồng dao, lời các bài hát ru con có thể đọc theo vần, điệu
và cũng có thể hát được.
Các bài đồng dao Mường khá đa dạng về nội dung và độ dài ngắn không
theo niêm luật nào. Có bài ngắn, thậm chí rất ngắn, có thể chỉ một đến hai câu,
song cũng có những bài dài. Nội dung thường gắn với đời sống, đồ vật xung
quanh, theo quan sát, cảm nhận của các em.
Lời và giai điệu các bài đồng dao của người Mường cơ bản được chia làm
4 loại: Một loại chủ yếu được hát trong các trò chơi gắn liền với trò như: đập
nàng Khọt, đập nàng Bạn, đu đu - điển điển... Loại thứ hai chủ yếu được dùng
trong hát ru con với mục đích giỗ dành cho con trẻ ngủ. Các bài này thường dài
hơn cả. Hình thức diễn xướng khi ôm con vào lòng cho con bú dỗ dành chúng
ngủ hoặc bên cánh võng, lúc đưa nôi. Người ta thường hay hát ru cho trẻ ngủ.
Loại thứ ba rất ngắn, đó là các câu đố dân gian. Hình thức nói để đố nhau.
Có một thể loại đi kèm với các câu chuyện truyền miệng dân gian khi kết
thường có vài câu nói vần, có thể nói đấy cũng là lối kể chuyện cuối câu chuyện
có kết là vài câu đồng dao hoặc hát ru. Đây vừa là dạng kể chuyện, vừa là hát ru
mang tính răn dạy hay khuyên nhủ về nhân tình thế thái.
Các thể loại đồng dao này có cách sử dụng, diễn xướng khác nhau và có
tính độc lập tương đối với nhau trong diễn xướng.
Các dân tộc khác như người Kinh gần gũi với người Mường, các bài hát ru

được sáng tạo giai điệu dựa trên ý các câu ca dao, nội dung lời thường ngắn.
Riêng với người Mường, các bài hát ru chủ yếu được lấy lời từ các bài đồng dao.
Các bài hát ru thường dài và có giai điệu đều đều, buồn buồn và rất khó hát cao
giọng, hát to, chỉ vừa để dỗ dành cho em bé ngủ.
Nội dung lời các đồng dao và hát ru con của người Mường thực chất là loại
hình văn học dân gian được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, là sáng tạo tập
thể của nhân dân. Do vậy, nó mang trong mình những đặc điểm của văn học,

14


phản ánh thế giới xung quanh theo cảm nhận của trẻ thơ, hướng các em biết
nhận thực những điều tốt đẹp trong cuộc sống, bồi dưỡng nhân cách và ngôn
ngữ và tập tư duy qua các câu đố.
Giai điệu các bài ru con của người Mường thường êm êm, đều đều và man
mác buồn, có nội dung lời ru như vẽ ra các hình ảnh, sự việc sống động, kể một
câu chuyện hay, để cho các bé thả hồn mình vào đó và giai điệu hát miên man
dần dần dẫn em vào giấc ngủ lúc nào không hay.
Hát đồng dao và hát ru con của người Mường là loại hình sinh hoạt, diễn
xướng văn nghệ dân gian rất thông dụng và phổ biến trong đời sống người
Mường.
Hát đồng dao và nội dung các bài đồng dao của người Mường có các loại
hình chính, loại hát cầm nhịp, hát mở trò trong các trò chơi của các em nhỏ, loại
dùng trong hát ru con, hát đố nhau, kể một câu chuyện đoạn cuối kết bằng các
câu đồng dao, hát ru. Mỗi một loại hình có cách diễnm xướng khác nhau.
Phần lời hay nói rộng hơn là nội dung của các bài đồng dao, hát ru con, câu
đố dân gian thực chất là một loại hình văn học dân gian nên nó mang trong mình
các thuộc tính của văn học. Trong đó, chức năng phản ánh đời sống, giáo dục,
bồi dưỡng nhân cách con người, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn
trong cuộc sống.

Ở người Mường đặc biệt phải kể đến lễ ca. Ðó là những áng mo, bài khấn
do thầy mo đọc và hát trong đám tang. Trong ngày vui là dịp để mọi người được
thưởng thức những áng mo bất hủ sử thi thần thoại, thể hiện cách nhìn nhận của
người Mường về cuộc sống, về vũ trụ có ý nghĩa rất sâu sắc. Đồ vật của thầy mo
làm lễ là những vật được lấy từ thiên nhiên, vì vậy khi lời thầy mo cất lên như
một sự giao hòa của đất trời với cuộc sống con người.
2.2. Các loại hình múa của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình

15


Trong các loại hình nghệ thật dân gian truyền thống, hoạt động diễn xướng
của người Mường trong các nghi lễ, lễ hội và đời thường luôn kèm theo các điệu
múa, trong đó có nhiều loại hình múa dân gian sinh động. Chuyện cũ kể rằng:
tiếng hát, điệu múa của người Mường có từ lâu lắm rồi, từ thời “Đẻ đất, đẻ
nước” tạo ra đất mường. Ngày ấy Dạ Dân gánh một gánh nặng những tiếng hát,
điệu múa đi gieo khắp cả vùng quê của người Mường. Tiếng hát thường tình tứ,
những điệu múa rộ ràng, uyển chuyển hoà cùng với tiếng cồng, tiếng chiêng,
ngân vang xa mãi từ mường này tiếp sang mường khác không dứt. Người
mường Bi có múa và biết múa từ đấy.
2.2.1. Múa trong tín ngưỡng làm mỡi
Trước hết phải kể đến các hình thức nghệ thuật của tín ngưỡng làm mỡi.
Trong nghi lễ này, nhạc và múa đóng một vai trò hết sức quan trọng. Người làm
mỡi phải nhập vào mỗi vai diễn phù hợp với tính cách, phải thể hiện được điệu
bộ, dáng đi, giọng nói và các động tác của nhân vật mà mình nhập vào. Vì vậy,
khi thăng hoa, nhập hồn, họ thực sự như một nghệ nhân điêu luyện. Từ những
điệu múa trong nghi lễ ấy mà người dân cũng như các nghệ nhân dân gian đưa
vào những điệu múa khác trong nghi lễ và sinh hoạt của mình. Tương tự như
vậy là việc thực hành nghi lễ của các ông mo ở các đám tang, đám cúng. Những
động tác vũ điệu mà các ông mo làm khi cúng như múa kiếm, đuổi trừ ma, dẫn,

đưa, vỗ về hồn người chết đều là những hành động diễn xướng phong phú, sau
đó được khai thác trong đời sống văn hoá nghệ thuật của người Mường.
2.2.2. Múa Trống đồng, múa đâm đuống
Múa trống đồng là một hình thức biểu diễn đánh trống đồng được cách điệu
như là điệu múa. “Đánh” trống ở đây thực chất là dùng dùi trống để tạo ra những
âm vang trầm bổng của trống đồng. Lối biểu diễn này cũng thấy ở người Mường

16


Phú Thọ trong các trò diễn diễn chàm thau (đâm trống đồng) và đâm đuống.
Điệu múa này có nhiều người tham gia và có sự kết hợp nhịp điệu để tạo ra một
âm thanh trầm bổng mà hùng tráng của trống đồng [Ảnh 23; tr. 43].
Người Mường Hoà Bình cũng có múa đâm đuống [Ảnh 24; tr. 43], còn
người Thái Mai Châu thì gọi là múa keng loóng. Điệu múa này động tác đơn
giản nhưng ngoài việc đâm vào đuống, những người múa còn nhảy múa xung
quanh trước khi giã vào đuống như mô phỏng những động tác giã gạo ngày
thường.
2.2.3. Múa trong tang lễ
Một đặc điểm nổi bật về múa ở mường Bi là các thể loại múa đều được
đưa vào sử dụng phục vụ trong tang ma. Cần lưu ý, trong đám tang, đặc biệt các
đám tang nhà lang, mọi thành phần, mọi hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian
của dân tộc đều đưa vào nghi lễ. Hay còn nói cách khác có thể xem đám tang là
thời điểm quy tụ sự tham gia có hiệu quả nhất các thành phần cơ bản văn hoá
dân gian: Nghệ thuật biểu diễn: Múa, nhạc, hát…; văn học: mo; nghệ thuật tạo
hình: trang trí, đạo cụ, quần áo…; môi trường tiến hành tang lễ: trong nhà sàn,
cánh đồng…; các món ăn dân gian cơ bản…Như vậy nghệ thuật múa trong tang
lễ chiếm một vị trí khá quan trọng, một thành phần không thể thiếu được. Những
điệu múa không còn được gọi là múa nữa mà chuyển sang gọi là tế.
2.2.4. Múa cờ

Múa cờ là một hình thức múa tế lễ, thường chỉ diễn ra ở nhà lang. Nhà lang
chia ruộng cho những người tham gia múa cờ và coi họ là lính múa nhà lang.
Tuỳ từng loại người được hưởng phần ruộng phu, ruộng công hay ruộng nóc nhà
hoặc ruộng nhà ậu. Bởi vậy, khi nhà lang có tang, những người dân này phải đến

17


hầu hạ phục dịch suốt thời gian làm ma và có nhiệm vụ bảo vệ đưa người nhà
lang sang thế giới bên kia an toàn, không bị ma quỷ quấy nhiễu. Đây là điệu
múa tập thể có số người tham gia khá đông, khoảng từ 60 đến 70 người trở lên,
được tổ chức chặt chẽ có quy mô lớn.. Do đó, nhìn số lượng người múa, người
ta cũng có thể đoán biết được sự giàu có của nhà lang ấy thế nào. Điệu múa biểu
thị uy quyền nhà lang thông qua những người lính múa. Người múa theo hiệu
lệnh, dưới sự chỉ đạo của cai bách (người coi lính) múa theo nhịp chiêng, trống,
gõ từng tiếng một.
- Hiệu lệnh: Quân ta người nào ở đâu, chú ý đứng nghiêm, cờ cắm trước
mặt. Chuẩn bị, bắt đầu.
- Nhấc cờ – Bật cờ xuống – Quấn cờ – Dựng cờ lên – Vác cờ lên vai –
Quay mặt bên phải. (Người múa chạy quanh nhà xe, theo hướng phải ba vòng,
đường chạy dích dắc hình chữ A).
- Đứng nghiêm (dừng lại) – Giơ cờ lên – Bật cờ xuống – Thả cờ – Dựng cờ
lên – Cắm cờ trước mặt. Hết.
Múa cờ được làm lại nhiều lần, trang phục quần áo kiểu lính mầu đỏ. Địa
điểm múa ở khu vực quanh chỗ để nhà xe ngoài cánh đồng. Điệu múa đòi hỏi sự
đồng đều và nghiêm túc, không nhốn nháo lộn xộn.
2.2.5. Múa quạt ma
Múa quạt ma [Ảnh 25, 26, 27; tr. 44, 45] là một hình thức múa tín ngưỡng
khác của người Mường. Múa này còn gọi là tế quạt ma, được tiến hành khi nhà
có tang, từ khi xảy ra đám tang cho đến lúc đưa người chết về nơi yên nghỉ.

Tham gia múa quạt là tất cả các con dâu trong gia đình người chết. Họ được sắp
sếp theo thứ bậc từ dâu cả đến các cô dâu ở bậc thấp nhất, đứng xung quanh
18


quan tài người chết. Khi tế quạt ma, những người là dâu trong nhà trong họ của
người quá cố phải mặc bộ đồ quạt ma rất đẹp, gồm: váy đen, cạp mới, áo ngắn,
áo chùng trắng, yếm đỏ, hai tay đeo vòng hạt cườm, tay phải cầm quạt cọ múa,
tay trái cầm que gậy, đầu đội mũ quạt trong trí tua hạt cườm; phía trước đặt một
chiếc ghế mây.
Động tác múa còn đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi. Người múa quay
mặt phía thầy mo, tay cầm cán quạt che trước ngực, cách ngực khoảng 4cm, tay
còn lại cầm gậy chống đầu xuống đất. Múa theo tiếng trống, tiếng chiêng và
nhịp bài mo.
Sau mỗi lần thầy mo đọc xong 1 câu, hay một đoạn mo, tay ông lại giơ cao
lên rung chiếc chuông. Người múa từ từ đưa thẳng tay quạt về phía trước, hơi xê
ra phía bên cạnh để quạt ngang tầm mặt. Khi khuỷu tay đưa ra gần thẳng thì lấy
đà guộn nhẹ quạt. Đầu quạt quay dần chúc vào phía người, khuỷu tay kéo vào
đưa quạt về vị trí ban đầu.
Múa theo thứ tự từ dâu cả đến hàng dâu tiếp theo lần lượt cho đến hết. Múa
kiểu đuổi nhau hình sóng lượn, người sau làm động tác chậm hơn người trước
một chút. Cứ múa như vậy khoảng 5-7 lần thì đồng loạt chuyển tay cho đỡ mỏi.
Các đạo cụ gồm có:
- Quạt: Làm bằng tàu lá cọ, lá tách nhỏ dùng làm sợi đan theo kiểu xoáy
trôn ốc tạo dáng quạt hình tròn.
- Một chiếc gậy dài 1,5 m còn gọi là tôl lại, làm bằng cành tre thẳng. (Gậy
này thường dùng để bôi sáp làm trơn sợi trên khung cửi). Đầu gậy buộc một cái
kéo một chiếc lá tay ma- loại lá dây leỏơ rừng trông giống hình tay người.
Người buộc kéo và lá tay ma phải do bà mụ trong ban tang lễ buộc.
19



- Một chiếc ghế hình trụ, mặt trên nhỏ hơn mặt đáy làm bằng mây, song và
tre. Ghế đặt trước những người múa.
Múa quạt ma tỏ rõ ân nghĩa và tình cảm thiêng liêng của người sống với
người đã khuất. Dâu hiền quạt mát cho linh hồn người chết thanh thản trước khi
đi sang thế giới khác. Do vậy điệu múa này luôn luôn bám sát quan tài, được
thực hiện ở hai nơi: trong nhà sàn và ngoài cánh đồng.Múa quạt ma trong lễ
rước nhà xe, về động tác cơ bản giống như trong nhà sàn, chỉ thêm bước đi
(chân đi miết trên mặt đất, bước đi dò dẫm) và tay trái vác gậy trên vai.
2.2.6. Múa dâng lễ vật
Múa dâng lễ vật còn gọi là lễ tế vật, được thực hiện ở trong tang lễ. Đây
cũng là dịp biểu lộ lòng thành kính của những người còn sống đối với người đã
mất. Tất cả những món ăn dân gian truyền thống ngon nhất đều được đưa làm lễ
vật cũng tế hương hồn người chết.Tham gia múa tế vật gồm những chàng trai
trong mường. Số người tham gia múa nhiều hay ít tuỳ thuộc vào gia đình có đám
tang giàu hay nghèo, thường thường có 12 thanh niên tham gia.
Động tác múa dâng lễ vật đơn giản. Hướng mặt nhìn về phía bàn thờ hoặc
phía nhà xe. Người múa hai tay nâng bưng mâm lễ vật ngang tầm trán, dâng về
phía trước. Đội hình cứ 3 người một hàng, dàn hàng ngang mang cùng một thứ
lễ vật tiến đến bàn thờ, vái ba vái rồi từ từ lui về vị trí cũ. Lần lượt sau đó đến
hàng hai, ba, bốn… làm như hàng một, chí có khác mang thứ lễ vật khác, bao
giờ hết lễ vật mới thôi. Điệu múa dâng lễ vật phải hết sức đều, nghi thức trang
trọng. Trang phục trong điệu múa là đầu vấn khăn trắng, áo dài mầu nâu nhạt
(không đội mũ). Múa trên nhà sàn, và khi có lễ rước nhà xe [Ảnh 28; tr. 45].
2.2.7. Múa mặt nạ

20



Múa mặt nạ còn gọi là tế mặt mẻ. Điệu múa nhắc lại cảnh sinh hoạt của tổ
tiên xã xưa theo trí tưởng tượng, cùng diễn trong tang lễ. Tham gia múa là
những chàng trai Mường khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, thông minh và có tài bắt
chước giọng. Động tác múa đơn giản. Người múa đeo mặt nạ. ( Những mặt nạ
mang hình thù mặt người, hoặc loài vật như khỉ, gà, chó, trâu bò,…) Động tác
cơ bản theo hình thức mô phỏng, bắt chước các loài vật, có thể múa tuỳ hứng và
được phép ứng tác tại chỗ. Người diễn lúc đứng, lúc quỳ, lúc thì chống xuống
đất cả hai tay, quay bên phải, quay bên trái. Có lúc nằm lăn, hò reo rồi đứng lên
nhảy múa bằng cách hai tay khua lên trời rất say sưa, thoả mãn. Lại có lúc người
múa chạy vòng tròn rồi ôm nhau quay, hoặc nhấc bổng nhau lên khỏi mặt đất….
Nhìn chung các loại tế nêu trên ( mà chúng tôi gọi là múa) các động tác vũ
đạo còn đơn giản, lại bị bó trong môi trường diễn ra tang lễ, bị quy định chặt bởi
các nghi thức không khỏi làm hạn chế người múa, ít gây xúc cảm thẩm mỹ nghệ
thuật. Đa số các điệu múa là dạng diễn xướng nghi lễ phong tục và có tính chất
trò diễn ở các ngày hội Mường.
2.3. Các nhạc cụ dân gian của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình
Ngoài sáo, nhị, trống, kèn,… dân tộc Mường còn có những loại nhạc cụ nổi
tiếng.
2.3.1. Cồng chiêng
Cồng chiêng là nhạc cụ đặc sắc. Nói đến xứ Mường không thể không nhắc
đến cồng Mường [Ảnh 29; tr. 46], vật tượng trưng cho sự phồn thịnh về tinh
thần lẫn vật chất. Cồng Mường không khi nào vắng mặt trong các lễ hội dân
gian của bốn Mường lớn xưa là: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng,
Mường Động ở Hòa Bình với hội cồng chiêng của những người phụ nữ dân tộc

21


Mường. Vốn là những người hàng ngày chân lấm tay bùn, nhưng trong ngày hội
phụ nữ Mườngmượt mà trong trang phục truyền thống đồng bộ của dân tộc

mình với khăn trắng, áo xanh, váy đen nổi bật giữa không gian linh thiêng của
đất trời vào xuân. Cồng chiêng tham gia hầu hết vào mọi sinh hoạt hàng ngày
của cộng đồng như hội Sắc bùa, lễ cưới, lễ tang, cuộc đi săn, kéo gỗ, mừng nhà
mới, hội xuống đồng, khi thiên tai địch hoạ. Đặc biệt trong lễ hội mùa Xuân ở
Hoà Bình thường có những phường Chiêng, phường Cồng đi chúc Tết các gia
đình ( gọi là phường Sắc Bùa ) [Ảnh 30; tr. 46]. Trong sinh hoạt dân gian nổi lên
lễ xướng trường ca Đẻ đất - Đẻ nước vừa diễn tả, giải thích nguồn gốc vũ trụ,
con người, muôn loài với quan niệm linh thiêng đầy chất huyền thoại.
Sau những nghi lễ cầu mong mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh, đến
phần hội là các đội cồng chiêng đến từ nhiều bản làng khác nhau tạo nên một
dàn hòa âm trầm hùng cùng các trò chơi dân gian khác. Mỗi người phụ nữ có
một chiếc cồng, tay này xách quai đeo cồng, tay kia cầm dùi gõ có quấn vải đỏ
một đầu, gõ vào núm cồng theo nhịp điệu và tiết tấu của bài.
Cồng chiêng biểu diễn theo hai hình thức là dàn hàng ngang đứng đánh tại
chỗ [Ảnh 31; tr. 47] hoặc vừa đi theo vòng tròn [Ảnh 32; tr. 47]. Lễ hội cũng là
dịp người Mường trở về với cội nguồn. Mường Thàng là nơi có mật độ cồng
chiêng rất lớn, nhà nào cũng có ít nhất vài ba chiếc, nhiều nhất là một dàn 12
chiếc. Âm nhạc cồng chiêng có mặt trong nhiều sinh hoạt của cộng đồng Mường
và được tổ chức đánh theo bài bản nhất định. Trong khung cảnh mường tiên Tây
Bắc, âm hưởng ấy lắng đọng vào tâm trí mỗi người đến khó quên.
Nói đến cồng chiêng phải nhắc đến dàn cồng sắc bùa Mường gồm nhiều
chiếc cồng. Dựa vào chức nǎng âm nhạc người ta đặt riêng cho từng chiếc cồng
hoặc từng nhóm cồng như:

22


- Chiêng Cái hoặc chiêng Gọi là chiếc cồng đánh mở đầu bài nhạc cồng.
- Chiêng Boòng Beng là một đôi cồng cỡ nhỏ có âm vang cao nhất.
- Chiêng Đủm là đôi cồng trung.

- Chiêng Boòng Beng và chiêng Đủm diễn tấu giai điệu. Có nơi gọi 4 chiếc
này là chiêng Đom hoặc chiêng Dóng.
- Chiêng Dàm là chiếc cồng to có âm trầm nhất.
- Chiêng Khộ là nhóm cồng to, có âm trầm, tham gia diễn tấu chùm âm bè
nền.
Cồng Mường Hòa Bình là loại nhạc cụ tự thân vang, bằng đồng. ở thành
cồng có hai lỗ để luồn dây quai. Kích cỡ các ống to nhỏ khác nhau. Loại nhỏ có
đường kính khoảng 20 cm, nặng 0,7 – 0,8kg. Loại to có đường kính 50 – 60 cm,
nặng 5 – 6 kg. Số lượng đầy đủ của dàn cồng xưa là 12 chiếc. Ngày nay ta
thường gặp những dàn cồng có số lượng ít hơn.
Hàng âm của các dàn cồng Mường không đồng nhất, tổ chức cao độ trong
hàng âm giữa các dàn không cố định. Có nghĩa là mỗi dàn cồng có một hàng âm
riêng. Những chiếc cồng trầm (chiêng Dàm) là những chiếc cồng không định
âm. Còn những chiếc cồng cao (chiêng Dóng) có độ cao tương đối, cách nhau từ
quãng 2 đến quãng 4.
Âm chất của cồng có mầu sắc kim khí, ngân nga, vang xa. Với cường độ
lớn, âm thanh cồng nổi rõ bồi âm, cồng càng trầm bồi âm càng rõ. Những cồng
đánh giai điệu (chiêng Dóng) có âm thanh thánh thót, tươi sáng. những chiêng
Dàm đánh bè đệm có âm thanh ấm, nặng nề, hùng tráng, ngân xa.

23


Dàn cồng sắc bùa Mường do các nữ cồng đánh và một người đàn ông (gọi
là thầy Thường) tham gia hát. Khi diễn tấu mỗi người xách một cồng xếp theo
hàng một vừa đi vừa đánh cồng. Thầy Thường đi trước, cuối hàng là một người
đi theo để nhận quà tặng. Có thể đứng tại chỗ hoặc ngồi đánh cồng, tùy theo tục
lệ của từng lễ thức.Dàn cồng được người Mường quí trọng, coi như vật gia bảo
trong nhà và đem ra trình diễn vào những ngày tết đón xuân với phong tục sắc
bùa. Ngoài ra trong ngày lễ cưới, lễ làm nhà mới, đón khách quí v,v… cũng

không thể thiếu âm thanh của dàn cồng.
2.3.2. Sáo Ôi
Ngoài loại nhạc cụ Cồng chiêng, Sáo Ôi [Ảnh 33; tr. 48] cũng là loại nhạc
cụ được người Mường tôn kính, yêu mến và quý trọng. Người Mường thường sử
dụng Sáo Ôi để đệm cho hát, như vậy Sáo Ôi không những chỉ sử dụng để trình
diễn cho độc tấu, mà Sáo Ôi còn được sử dụng để đệm cho hát các bài dân ca
Mường. Sáo Ôi là một loại nhạc cụ luôn được người Mường cất giữ, bảo tồn và
quý trọng, cây Sáo Ôi được người Mường gọi bằng từ (Ống Ôi hay Kháo Ôi).
Sáo Ôi là một loại nhạc cụ có xuất sứ từ dân tộc Mường, nó đã được thế hệ
ông cha của dân tộc Mường sáng chế ra một cách khéo léo, tài tình và đã được
các bậc nghệ nhân truyền dạy từ đời này, qua đời khác, cho đến tận ngày hôm
nay cây Sáo Ôi vẫn đang được tồn tại trong đời sống sinh hoạt của người
Mường, bản thân nó luôn được các thế hệ ông cha giữ gìn, bảo tồn và phát triển.
Cho đến ngày nay Sáo Ôi được nâng lên một tầm cao mới, nó có thể biểu diễn
các tác phẩm trong nước và ngoài nước. Về tính năng nhạc cụ cây Sáo Ôi ngày
nay đã được đổi thay nhiều so với Sáo Ôi cổ.
Cây Sáo Ôi cổ nó được sinh ra bởi chính với nền âm nhạc cổ truyền của đất
nước ta, âm lượng của Sáo Ôi cũng như âm của các sáo dọc khác, bởi nó được

24


làm cùng từ một loại cây nứa. Song vì ống Ôi dài hơn, cấu tạo của nó chỉ có 4
lỗ bấm và 5 nốt nhạc là: Hò; Sự; Sang; Xê; Cống và lên quãng cao (quãng 8)
cũng chỉ có thế. Do vậy, tiếng Sáo Ôi phát ra man mát, dịu dàng, êm êm, có một
sắc thái riêng biệt của nó. Sáo Ôi khác với Sáo trúc, Sáo Ôi thổi được các làn
điệu dân ca Mường và các loại nhạc trữ tình, tiếng Sáo Ôi rất phù hợp với chất
dân ca, chữ tình của người Mường. Tiếng Sáo Ôi của người Mường được ví thay
cho tiếng gọi người yêu, tiếng gọi của tình yêu.
Sáo Ôi là một loại nhạc cụ hơi được làm từ thân cây nứa và có xuất xứ từ

những câu truyện dân gian của người Mường. Sáo Ôi mang đậm nét văn hóa của
dân tộc Mường, là một loại nhạc cụ mang hình giáng đơn sơ, có âm thanh hết
sức đặc biệt. Từ bản chất âm thanh của cây Sáo Ôi được phát ra nghe thật não
nề, thương nhớ, nghe đâu đó văng vẳng xa xa lại gần gần, thì thầm, lúc to lúc
nhỏ, âm thanh đó làm cho người nghe luôn luôn thương, luôn luôn nhớ cái tiếng
Sáo Ôi.
Tiểu kết
Trong chương 2, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu về văn nghệ dân gian của dân
tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình. Trong đó, tôi đã được đi sâu tìm hiểu về các thể
loại múa, loại hình múa cũng như các nhạc cụ của dân tộc Mường. Trên cơ sở
đó, rút ra được những đánh giá về văn nghệ dân gian của dân tộc Mường cũng
như đưa ra một số biện pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn nghệ dân gian
của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình.

25


×