Tải bản đầy đủ (.docx) (129 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 129 trang )

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng.
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu khoa học nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn. Các thông tin trích dẫn, tài liệu tham khảo sử dụng để
hoàn thành luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm
2017
Tác giả luận văn

Trương Thị Bích


ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu
Hồng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài, cũng như trong quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp!
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, phòng đào tạo, khoa nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng
nghiệp, và gia đình. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng đã tận tình hướng dẫn khoa học, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin trân
thành cảm ơn tới toàn thể các thầy giáo, cô giáo trong phòng đào tạo, khoa
Nông học,các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên nghành Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu


trong quá trình học tập, nghiên cứu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sự
động viên khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian
làm luận văn. Một lần nữa tôi trân trọng cảm ơn!
Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng
nghiệp, bạn đọc và xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 11 năm
2017
Tác giả luận văn

Trương Thị Bích


3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................vii
MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài..............................................................2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài..................................3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................... 4
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước..................................5
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới..........................................................5
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới.......................................................... 9
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam....................................................... 10

1.2.4. Tình hình tiêu thụ ngô ở Việt Nam..........................................................13
1.2.5. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn..........................................................15
1.3. Tình hình nghiên cứu về ngô nếp trên thế giới và ở Việt Nam................16
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về ngô nếp trên thế giới....................................... 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về ngô nếp ở Việt Nam.........................................18
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. . .24
2.1. Vật liệu nghiên cứu..................................................................................24
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu...............................................................24
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu....................................................24
2.3.1. Nội dung nghiên cứu............................................................................... 24


4
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................25
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................26
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi, đánh giá.....................................26
2.4.1. Chọn cây theo dõi....................................................................................27
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá ngô ở điều kiện thí nghiệm đồng
ruộng..............................................................................................27
2.5. Hiệu quả kinh tế...................................................................................... 34
2.6. Phương pháp phân tích số liệu................................................................34
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................... 35
3.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến khả năng sinh trưởng của một số giống
ngô nếp lai tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.........................................35
3.1.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến một số giai đoạn sinh trưởng chính.. 35
3.1.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của một
số giống ngô nếp mới.............................................................................. 39
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá ..
40 3.2.3. Trạng thái cây, trạng thái bắp độ bao bắp................................43
3.3. Nghiên cứu mức độ phản ứng với sâu bệnh hại và khả năng chống

chịu với các điều kiện bất thuận của một số giống ngô nếp lai tại huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn............................................................................46
3.3.1. Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại của một số giống ngô nếp lai tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.................................................................46
3.3.2. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của một số giống ngô
nếp lai tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn năm 2017...............................53
3.4. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của một số giống ngô nếp thí nghiệm vụ Xuân - Hè năm 2017 tại
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.................................................................55


5
3.4.1. Ảnh hưởng của thời vụ đến các yếu tố cấu thành năng suất của một số
giống ngô nếp..........................................................................................55

3.4.2. Chỉ tiêu chất lượng của các giống ngô thí nghiệm trong vụ xuân và hè
năm 2017.................................................................................................61
3.5. Hạch toán kinh tế cho một số giống ngô nếp trồng tại huyện Ngân
Sơn, tỉnh Bắc Kạn.....................................................................................63
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................... 67
1. Kết luận....................................................................................................67
2. Đề nghị.....................................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 69


6
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIMMYT

:

Trung tâm cải tạo ngô và lúa mỳ quốc tế (Centro
internacional de Mejoramienio de Maizy Trigo).

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

TGST

:

Thời gian sinh trưởng

CSDTL

:

Chỉ số diện tích lá

CV

:

Hệ số biến động (Coefficient of variation)


ĐC

:

Đối chứng

NL

:

Nhắc lại

NXB

:

Nhà xuất bản

NSLT

:

Năng suất lý thuyết

NSTT

:

Năng suất thực thu


NSBT

:

Năng suất bắp tươi

P1000 hạt

:

Khối lượng 1000 hạt

P

:

Sai khác giữa các trung bình

LSD0.05

:

Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa ở mức 95%


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tić h, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới năm 2010 20166 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực trên thế giới
năm 2016 .7 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế

giới năm 2016.8 Bảng 1.4. Lượng ngô tiêu thụ của một số nước trên thế
giới.............................................................................................................9
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2011 - 2016.............11
Bảng 1.6. Tình hình sản xuất ngô ở các vùng sinh thái Việt Nam năm
2016.........................................................................................12
Bảng 1.7. Tình hình nhập khẩu ngô ở Việt Nam năm 2014 - 2015..........14
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất ngô tại Bắc Kạn giai đoạn 2010 - 2015......15
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của thời vụ đến các giai đoạn sinh trưởng của các
giống ngô nếp thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè năm 2017..........36
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều cao cây, chiều cao đóng bắp
của các giống ngô thí nghiệm vụ Xuân và vụ Hè năm 2017...39
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ đến số lá và chỉ số diện tích lá của một
số giống ngô nếp thí nghiệmvụ Xuân và vụ Hè năm 2017.......41
Bảng 3.4: trạng thái cây, trạng thái bắp và độ bao bắp của các giống ngô
nếp lai mới...............................................................................44
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời vụ đến mức độ nhiễm sâu, bệnh hại
trên ngô của một sốgiống ngô nếp lai mới............................. 48
Bảng 3.6. Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh của một số giống
ngô nếp lai...............................................................................53
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của thời vụ đến chiều dài bắp và đường kính bắp
của một số giống ngô nếp mới tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn.. 55


vii
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của thời vụ đến số hàng hạt và số hạt/hàng của một
số giống ngô nếp thí nghiệm tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
.. 57



viii
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ hạt/bắp và khối lượng 1000
hạt của một số giống ngô nếp mới......................................... 59
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của một số giống ngô
nếp trồng tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn...........................60
Bảng 3.11. Chất lượng của một số giống ngô nếp thí nghiệm tại huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn........................................................... 62
Bảng 3.12. Hạch toán kinh tế cho 1ha (thu hạt khô)...............................65


11
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con người ngày một được
nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta
sử dụng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô
ngọt) được dùng để làm quà ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món
ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc
đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm
mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước như Trung Quốc, Thái
lan, Đài Loan ...
Ở Việt Nam, sản xuất ngô nếp ăn tươi đã thu được những kết quả
vượt trội, tuy sản lượng chưa cao nhưng nhu cầu sử dụng các giống ngô này
trong thời gian gần đây đang tăng lên rất nhanh. Với ngô nếp, nhờ tinh bột
có thành phần chủ yếu là amylopectin, có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lizin và
triptophan, từ lâu nó đã là nguồn lương thực quý của đồng bào dân tộc miền
núi và là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp, đặc biệt công nghiệp thực
phẩm. Gần đây, vai trò của ngô nếp càng được nâng lên nhờ những thành
tựu từ nghiên cứu chọn tạo và mở rộng những giống lai cho năng suất cao
mà vẫn giữ được phẩm chất và chất lượng tốt. Các giống ngô nếp dùng ăn

tươi giúp người sản xuất có thu nhập khá. Thân lá ngô được tận dụng cho
chăn nuôi, thời gian cây ngô chiếm đất không dài chỉ từ 70-90 ngày. Hiện
tại, giá giống ngô nếp lai rất cao mà giá bán bắp tươi là khoảng từ 2.500đ
đến 3.000đ/bắp. Mặc dù giá giống khá cao nhưng người nông dân vẫn chấp
nhận vì thu nhập từ trồng ngô nếp vẫn cao hơn một số cây trồng khác. Trong
những năm gần đây, Việt Nam cũng đã lai tạo và nhập nội được nhiều giống
ngô nếp đáp ứng về năng suất, chất lượng. Vì vậy, việc lựa chọn giống nhằm


12
tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế từ ngô nếp phù hợp với
điều kiện của từng vùng là nhiệm vụ chính của các nhà khoa học.


Bắc Kạn là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển sản xuất ngô. Tuy nhiên
năng suất ngô bình quân tại đây lại đạt thấp hơn so với năng suất trung
bình của cả nước. Hiện nay một số nơi trong tỉnh còn sử dụng giống ngô địa
phương và giống thụ phấn tự do nên năng suất và chất lượng chưa cao. Các
giống ngô nếp được trồng trong tỉnh chủ yếu là các giống ngô nếp địa
phương do người nông dân tự để giống có thời gian sinh trưởng dài và năng
suất thấp nên chưa mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Vì vậy, để
phát huy được tiềm năng về đất đai cũng như khai thác các đặc tính tốt
của giống mới và tránh những rủi ro do giống không thích ứng với điều kiện
sinh thái tại địa phương, trước khi đưa các giống ngô mới vào sản xuất đại
trà, nhất thiết phải tiến hành đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, khả
năng chống chịu và tính thích ứng với điều kiện sinh thái của địa phương.
Lựa chọn được giống ngô nếp lai mới có khả năng thích ứng với điều kiện
sinh thái của vùng cho năng suất và chất lượng tốt để giới thiệu cho người
nông dân đưa các giống ngô chất lượng vào sản xuất từ đó góp phần tăng
thu nhập cho người nông dân. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, chúng

tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của một số giống ngô nếp tại huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc
Kạn.”
2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục tiêu của đề tài
- Chọn được những giống ngô nếp mới có triển vọng, cho năng suất cao,
chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc
Kạn.
2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô nếp lai thí
nghiệm trong điều kiện vụ Xuân và vụ Hè năm 2017.
- Đánh giá khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận và mức độ phản
ứng của các giống ngô nếp mới đối với sâu bệnh hại.


- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng xuất và khả năng cho năng suất của
một số giống ngô nếp lai thí nghiệm.
- Đánh giá được chất lượng giống (độ giẻo, hương thơm và vị đậm, ngọt).
- Xác định giống ngô nếp mới có ưu điểm vượt trội để giới thiệu trong sản
xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đề tài bổ sung thêm dữ liệu khoa học về các giống ngô nếp mới ở điều kiện
miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học bước đầu cho việc chọn
giống ngô phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng bổ sung thêm dữ liệu
khoa học cho các nghiên cứu về sinh trưởng, phát triển và khả năng chống
chịu cũng như chất lượng của một số giống ngô nếp.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Đề tài lựa chọn được giống ngô nếp mới có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt, năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ cho sản xuất ngô nếp thương
phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, góp
phần mở rộng diện tích các giống ngô mới làm tăng hiệu quả sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo để tập
huấn kỹ thuật cho nông dân.
- Đề tài góp phần làm phong phú thêm bộ giống ngô nếp để người dân lựa
chọn, thay đổi tập quán canh tác, khai thác tối đa tiềm năng đất đai góp
phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân, đồng bào dân tộc
thiểu số vùng núi cao của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Năng suất cây trồng, sinh trưởng và phát triển của cây phụ thuộc vào
tác dụng tổng hợp của các yếu tố đất đai, giống, chất lượng hạt giống, điều
kiện sinh thái môi trường, kỹ thuật canh tác, mức độ đầu tư, các loại phân
bón, công nghệ sau thu hoạch…Thực tiễn sản xuất nông nghiệp trên thế
giới cũng như trong nước khẳng định giống cây trồng là một trong những
nhân tố quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp. Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình cha ông ta đã đúc kết
“nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” câu nông giao trên đã khẳng định
vai trò của giống quyết định về năng suất cây trồng.
Nhờ có bộ giống cây trồng phong phú đa dạng chúng ta đang thực
hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm khai thác hiệu quả hơn
tiềm năng và khắc phục những hạn chế về đất đai, thời tiết khí hậu của
nước ta, làm đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn. Những năm gần đây do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây

trồng, các nhà khoa học Việt Nam đã chọn tạo được rất nhiều giống ngô nếp
lai có triển vọng làm cho diện tích trồng ngô nếp của cả nước tăng lên rất
nhanh, năng suất và chất lượng được cải thiện rõ rệt, một số giống ngô
nếp mới cho năng suất và chất lượng cao đã được công nhận và đang phát
triển phổ biến trong sản xuất như: các giống MX2, MX4, MX6, MX10 của
công ty giống cây trồng Miền Nam; HN88, HN68, HN90 của công ty Cổ phần
giống cây trồng Trung Ương chọn tạo; giống Milky36 do Công ty Seminis Việt
Nam sản xuất; giống Wax44 của Công ty SygentaViệt Nam; các giống NL555,


NL556, NL557, NL558, MC6805, Mc9a68, MC6891do Viện nghiên cứu ngô
chọn tạo…Tuy nhiên năng suất, chất


lượng cây trồng ngoài phụ thuộc vào giống còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại
cảnh, kỹ thuật sản xuất, đất đai...
Do vậy, để có giống tốt đưa vào sản xuất phù hợp với điều kiện sinh
thái của từng địa phương thì trước khi đưa vào sản xuất cần được khảo
nghiệm ở các vùng sinh thái khác nhau để đánh giá tính khác biệt, độ đồng
đều, độ ổn định, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh bất thuận thì
mới lựa chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Vì
vậy đề tài có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để nghiên cứu từ đó khuyến
cáo cho bà con nông dân nhằm đưa ra sản xuất đại trà, đảm bảo an ninh
lương thực xoá đói, giảm nghèo, kết hợp với định canh, định cư cho các
vùng dân tộc thiểu số.
1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và trong nước
1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới
Ngô hay bắp (Zea mays L. ssp. mays) là một loại cây lương thực được
thuần canh tại khu vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan
rộng ra phần còn lại của thế giới sau khi người châu Âu tiếp xúc với người

châu Mỹ vào cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16.
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ (Chỉ
riêng tại Hoa Kỳ thì sản lượng đã là khoảng 270 triệu tấn mỗi năm) [25]. Các
giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống ngô
thông thường do có năng suất cao và có ưu thế giống lai. Trong khi một vài
giống ngô địa phương có thể cao tới 7m (23 ft) tại một số nơi, thì các giống
ngô thương phẩm đã được tạo ra với chiều cao chỉ khoảng 2,5m (8 ft). Ngô
ngọt (Zea mays var. rugosa hay Zea mays var. saccharata) thông thường
thấp hơn so với các giống ngô khác. Do có khả năng thích ứng rộng nên cây
ngô được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới với sản lượng hàng năm
cao hơn bất kỳ cây lương thực nào. Năm 2010, gần 164 triệu ha ngô đã
được gieo trồng trên khắp thế giới, với sản lượng lên tới 849,8 triệu tấn.


Đến năm 2016 diện tích trồng ngô trên thế giới tăng 182,3 triệu ha, với sản
lượng là 1053,8 triệu tấn [15].


Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô trên thế giới năm
2010 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(ta/ha)


(triệu tấn)

2010

163,8

51,9

849,8

2011

171,7

51,6

885,3

2012

177,0

49,4

875,1

2013

185,7


54,8

1.017,5

2014

179,8

56,5

1.016,0

2015

178,0

54,1

963,32

2016

182,3

57,8

1.053,8

Năm


(Nguồn: FAOSTAT [15], USDA, 2017 [17])
Qua bảng số liệu trên cho thấy: giai đoạn 2010-2016, sản xuất ngô
trên thế giới có xu hướng tăng về diện tích, năng suất và sản lượng. Từ năm
2010 đến 2016 diện tích trồng ngô tăng từ 163,8 triệu ha lên đến 182,3 triệu
ha, năng suất tăng từ 51,9 tạ/ha lên tới 57,8 tạ/ha, sản lượng tăng từ 849,8
triệu tấn lên đến 1.053,76 triệu tấn. Năm 2013, diện tích trồng ngô trên thế
giới đạt cao nhất (185,7 triệu ha), nhưng năng suất và sản lượng ngô đạt
cao nhất ở năm 2016 (57,8ta/ha; 1.053,8 triệu tấn).
Mặc dù được trồng khắp nơi trên thế giới nhưng do đặc trưng về
điều kiện sinh thái, sự khác nhau về kỹ thuật canh tác nên năng suất ngô có
sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các châu lục và quốc gia.
Do ngô chịu lạnh kém nên trong khu vực ôn đới người ta trồng ngô vào
mùa xuân. Ngô nhạy cảm nhất với khô hạn khi trổ bắp, lúc ngô phun râu sẵn
sàng cho việc thụ phấn. Tại Hoa Kỳ, vụ thu hoạch bội thu theo truyền thống
vào ngày 4 tháng 7, ở Mỹ là vào khoảng cuối mùa hè, đầu đến giữa mùa
thu. Ngô lấy hạt được để lại trên đồng cho tới cuối thu nhằm làm khô hạt và
đôi khi người ta còn để nó qua mùa đông hay đầu mùa xuân. Tầm quan trọng
của lượng


hơi ẩm vừa đủ trong đất được thể hiện rõ nét tại nhiều khu vực thuộc châu Phi,
nơi mà sự khô hạn mang tính chu kỳ luôn gây ra nạn đói do mùa màng thất bát.
Tại Bắc Mỹ, ngô đã từng được thổ dân gieo trồng trên các mô đất
theo kiểu caro, trong đó các mô đất cách nhau khoảng 1m, cho phép các
máy xới chạy trên đồng theo cả hai hướng ngang và dọc. Tại các khu vực
đất đai khô cằn hơn thì hạt được gieo tại đáy các rãnh sâu khoảng 10 đến
12cm để có thể lấy được nhiều nước hơn. Kỹ thuật hiện đại gieo trồng ngô
thành các hàng để cho phép việc chăm sóc cây non được thuận tiện hơn,
mặc dù kỹ thuật gieo trồng trên các đống đất vẫn còn được sử dụng tại các
cánh đồng ngô trong một số khu bảo tồn của thổ dân châu Mỹ.

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở một số khu vực trên thế giới
năm 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Đông Á

37,3

59,5

221,9

Bắc Mỹ

43,9

96,7

425,0


Nam Mỹ

24,3

58,1

141,2

Nam Phi

3,1

48,4

15,0

Đông Nam Á

9,4

69,5

93,5

Liên Minh Châu Âu

8,7

54,1


60,3

Khu vực

(Nguồn: USDA, 2017 [17])
Số liệu bảng 1.2 cho thấy: Diện tích trồng ngô tập trung chủ yếu ở Bắc
Mỹ và Đông Á, chiếm gần 50% diện tích trồng ngô của toàn thế giới. Diện tích
sản xuất ngô ở Bắc Mỹ đạt 43,9 triệu ha. Không chỉ có diện tích trồng ngô lớn
nhất mà Bắc Mỹ còn có năng suất và sản lượng ngô cao nhất thế giới, năm
2016 năng suất đạt 96,7 tạ/ha, cao hơn 67,3% so với năng suất trung bình
của thế


giới, sản lượng đạt 425 triệu tấn, chiếm 40,3% sản lượng ngô toàn thế
giới. Đông Á và Nam Mỹ đều là những khu vực có diện tích trồng ngô khá
lớn chỉ đứng sau Bắc Mỹ, có năng suất đạt trung bình từ 58,1 đến 59,5 tạ/ha
nhưng sản lượng của Nam Mỹ chỉ đạt 141,2 triệu tấn.
Nam Phi là khu vực có diện tích trồng ngô thấp nhất thế giới với diện
tích là 3,2 triệu ha, năng suất chỉ đạt 48,4 tạ/ha với sản lượng là 15,0 triệu
tấn. Đây là chỉ số khá khiêm tốn so với các khu vực khác trên thế giới do điều
kiện khí hậu bất thuận và trình độ canh tác còn hạn chế.
Trong khi Mỹ sản xuất gần một nửa sản lượng chung của thế giới thì
các nước sản xuất hàng đầu khác còn có Trung Quốc, Brazil, Mexico, Ấn Độ.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới
năm 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

Mỹ

35,1

109,0

384,8

Trung Quốc

36,8

59,0

291,6

Brazil

17,3

54,0

93,5


Ấn Độ

9,6

27,0

26,0

Mexico

7,5

36,0

27,0

Nước

(Nguồn: USDA, 2017 [17])
Năm 2016, Mỹ (35,1 triệu ha) vẫn là cường quốc số một về sản xuất
ngô trên thế giới, mặc dù diện tích trồng ngô ít hơn Trung Quốc (36,8 triệu
ha), nhưng năng suất ngô của Mỹ rất cao, bình quân đạt 109 tạ/ha nên
tổng sản lượng ngô đạt 384,8 triệu tấn, chiếm 36,5% sản lượng ngô toàn
thế giới, cho thấy việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong công tác
chọn tạo giống và cải tiến kỹ thuật canh tác ngô của Mỹ đã rất thành công.
Nhiều giống ngô được trồng tại Mỹ là các giống lai. Trên một nửa diện tích
gieo trồng ngô tại



Mỹ là các giống ngô biến đổi gen bằng cách sử dụng công nghệ sinh học để có
được các đặc tính tốt như sức kháng chịu sâu bệnh hay sức kháng chịu
thuốc diệt cỏ. Ngô là loại thức ăn gia súc được sản xuất rộng rãi nhất ở Mỹ
(Hoa Kỳ), chiếm hơn 95 phần trăm tổng sản lượng và việc sử dụng.
Trung Quốc là nước có diện tích sản xuất ngô lớn nhất thế giới đạt
36,8 triệu ha, nhưng do năng suất ngô chỉ đạt 59 tạ/ha (bằng 54,1% năng
suất ngô của Mỹ), nên sản lượng chỉ đạt 291,6 triệu tấn bằng 75,8% sản
lượng ngô của Mỹ.
Hầu hết ngô cung cấp thành phần năng lượng chính trong thức ăn
chăn nuôi. Ngô cũng được chế biến thành nhiều loại thực phẩm và các sản
phẩm công nghiệp bao gồm ngũ cốc, rượu, chất làm ngọt và thức ăn phụ.
1.2.2. Tình hình tiêu thụ ngô trên thế giới
Ở các nước thuộc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi, người ta sử dụng ngô
làm lương thực chin
́ h cho người với phương thức rất đa dạng theo vùng địa
lý và tập quán từng nơi. Ngô là cây lương thực quan trọng trên thế giới và là
nguồn thức ăn chủ lực cho chăn nuôi. Theo báo cáo của Ủy ban ngũ cốc
Quốc tế, năm 2010 lượng ngô tiêu thụ trên thị trường thế giới là 86 triệu tấn,
năm 2011 là 93 triệu tấn, tăng 8,1% so với năm 2010. Sự gia tăng này một
phần xuất phát từ nhu cầu của các nhà sản xuất ethanol và si-rô ngô (USDA,
2017) [17].
Trên thế giới, Mỹ là nước tiêu thụ ngô lớn nhất thế giới, lượng ngô tiêu
thụ của Mỹ chiếm 30% tổng lượng ngô tiêu thụ trên thế giới. Ở Mỹ ngô được
sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, bên cạnh phục vụ cho nhu cầu thức
ăn cho con người và trong chăn nuôi, cây ngô còn được sử dụng trong sản
xuất ethanol. Trung quốc cũng là một nước sử dụng lượng ngô khá lớn,
chiếm 22,1% tổng lượng tiêu thụ ngô trên thế giới.
Bảng 1.4. Lượng ngô tiêu thụ của một số nước trên thế giới
Đơn vị tính: triệu tấn



Nước

Năm 2015

Năm 2016

Mỹ

747,81

313,96

Trung Quốc

530,78

227,01

Brazil

146,35

58,50

Ấn Độ

53,05

23,44


Nhật Bản

36,48

15,10

(Nguồn: USDA, 2017 [17])
Việc ứng dụng nhiên liệu sinh học vào cuộc sống ngày càng gia tăng ở
các nước phát triển dần thay thế một phần cho việc sử dụng nhiên liệu
hóa thạch. Do nhu cầu sử dụng ngô trên thế giới ngày càng tăng nên giá
ngô trên thị trường thế giới trong thời gian qua đã có sự biến động đáng kể.
Năm 2010 giá ngô trên thị trường thế giới là 237,9USD/tấn; năm 2016 là
156,2USD/tấn.
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, là một
trong ba loại cây trồng quan trọng chính là lúa gạo, lúa mì và ngô chiếm
khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu. Trong ba loại cây này, ngô là cây
trồng có sự tăng trưởng mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng và từ vị chí
thứ ba vươn lên là cây có năng suất và sản lượng cao nhất với diện tích
khoảng 184,8 triệu ha, sản lượng khoảng 103.7,8 triệu tấn (năm 2014)(FAO,
2017) [15].
1.2.3. Tình hình sản xuất ngô tại Việt Nam
Cây ngô được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc. Ban đầu ngô
được gọi là “lúa ngô”, về sau được gọi tắt thành “ngô”. “Ngô” trong “lúa
ngô” là chỉ Trung Quốc. Trước đây người Việt từng gọi Trung Quốc là
“Ngô”. Ông Trần Thế Vinh (1634 - 1701) là người đã đem giống “lúa ngô” từ
Trung Quốc về Việt Nam trong chuyến đi sứ nhà Thanh năm Ất Sửu, niên
hiệu Chính Hòa năm thứ 6 (năm 1685) [9].



Trong những năm gần đây sản xuất ngô ở Việt Nam tăng lên nhanh
nhờ sự thúc đẩy của ngành chăn nuôi và công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam,
ngô


là cây lương thực đứng hàng thứ 2 sau lúa gạo. Hạt ngô có thể xay nhỏ
nấu với gạo thành cơm hoặc chế biến thành các món ăn như xôi ngô, ngô
bung, nhiều vùng miền núi thường bung ngô nếp với đậu đen hoặc đậu xanh
ăn thay cơm, xay hạt ngô thành bột nấu bánh đúc ngô… Ngô sử dụng làm
thực phẩm như ngô bao tử xào thịt, súp ngô, chè ngô, cháo ngô, ngô luộc,
ngô hấp ngô rang, ngô nướng, kẹo ngô, bột dinh dưỡng. Vì ngô có tầm quan
trọng như vậy nên diện tích gieo trồng và năng suất, sản lượng của ngô cũng
tăng mạnh đến năm 2016 đã đạt 1.152,4 nghìn ha với năng suất 45,3 tạ/ha
và sản lượng đạt tới 5.225,6 nghìn tấn [13].
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam năm 2011 - 2016
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2011

1.121,3


43,1

4.835,6

2012

1.156,6

43,0

4.973,6

2013

1.170,4

44,4

5.191,2

2014

1.179,0

44,1

5.202,3

2015


1.164,8

45,4

5.287,2

2016

1.152,4

45,3

5.225,6

Năm

(Nguồn: Tổng Cục thống kê , 2017 [13])
Số liệu bảng 1.5 cho thấy, diện tích trồng ngô của nước ta từ năm
2011 đến năm 2016 tăng đần từ 1.121,3 đến 1.152,4 nghìn ha. Năm 2014
là năm diện tích trồng ngô lớn nhất trong các năm là 1.179 nghìn ha. Năng
suất bình quân tăng nhẹ qua các năm. Sản lượng ngô đã tăng từ 4.835,6
nghìn tấn (2011) lên 5.225,6 nghìn tấn (2016). Năm 2015, sản lượng ngô
của Việt Nam đạt 62% so với mục tiêu đặt ra và gần 50% so với mục tiêu
của năm 2020, đat được sản lượng cao nhất là 5.287,2 nghìn tấn (Tổng Cục
thống kê, 2017) [13].


×