Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu tương tại huyện mường khương, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------    ---------------

VƢƠNG TIẾN SỸ

Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ CHẤT LƢỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
TẠI HUYỆN MƢỜNG KHƢƠNG, TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN THỊ VÂN

Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng cho bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các
thông tin, tài liệu trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Vƣơng Tiến Sỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn đóng góp cơng sức của mình vào sự nghiệp phát triển
nơng nghiệp vùng cao, từ năm 2009 đến nay, tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên
cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của một số giống đậu
tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai".
Để hoàn thành được bản luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cơ giáo, bạn bè
đồng nghiệp.
Nhân dịp này cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
khoa học TS. Phan Thị Vân đã tận tình giúp đỡ tơi trong cả q trình nghiên
cứu và hồn thiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học và các thầy, cô giáo
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình nghiên cứu để hồn thành các nội dung của đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và cán bộ công nhân viên của
Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai, UBND
huyện Mường Khương, UBND xã Tung Chung Phố và các hộ nông dân xã
Tung Chung Phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc điều tra, nghiên
cứu, thu thập số liệu thực tiễn và thừa kế các số liệu sẵn có để hồn thành tốt
luận văn. Cảm ơn các em sinh viên khóa 37, 38 khoa Nơng học đã giúp tơi
thực hiện tốt các thí nghiệm đồng ruộng.

Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Vƣơng Tiến Sỹ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 2
3. Yêu cầu của đề tài ............................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................ 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ............................................................................... 4
1.2. Vai trò của giống trong sản xuất đậu tương ..................................................... 4
1.3. Các phương pháp chọn tạo giống đậu tương.................................................... 7
1.3.1. Phương pháp nhập nội và chọn lọc ............................................................... 8
1.3.2. Phương pháp lai tạo ...................................................................................... 9
1.3.3. Phương pháp xử lý đột biến ........................................................................ 10
1.4. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới và Việt Nam ..... 13
1.4.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương trên thế giới ....................... 13

1.4.2. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tương ở Việt Nam .................................... 17
1.5. Mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái ............................................. 20
1.5.1. Yêu cầu sinh thái của cây đậu tương ........................................................... 20
1.5.2. Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa giống với điều kiện sinh thái........... 23
1.6. Kết quả nghiên cứu mối tương quan giữa năng suất với đặc điểm nông.học.
của giống....................................................................................................................25
1.7. Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất đậu tương .... 28
1.7.1. Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng, phát triển của cây đậu tương .. 28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

1.7.2. Ảnh hưởng thời vụ và mật độ đến sinh trưởng, phát triển của đậu tương .. 29
1.8. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Lào Cai ..................................... 30
1.8.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 30
1.8.2. Điều kiện kinh tế xã hội .............................................................................. 32
1.9. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai ............................................. 32
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1. Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 35
2.2. Địa điểm và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 36
2.3. Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................................. 36
2.4. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 37
2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 37
2.5.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm...... 37
2.5.2. Xây dựng mơ hình trình diễn giống ưu tú ................................................... 41
2.6. Xác định một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm ......................... 42
2.7. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................. 42

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 43
3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm ....... .43
3.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống đậu tương thí nghiệm vụ
Xuân và Hè thu 2009 ........................................................................................... .43
3.1.2. Đặc điểm hình thái của các giống đậu tương thí nghiệm ........................... .47
3.1.3. Khả năng hình thành nốt sần của các giống đậu tương thí nghiệm ............ .51
3.1.4. Đặc điểm sinh lý của các giống đậu tương thí nghiệm............................... .54
3.1.5. Khả năng chống chịu của các giống đậu tương thí nghiệm........................ .58
3.1.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm..... .63
3.2. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm ........... .69
3.3. Kết quả xây dựng mơ hình trình diễn giống ưu tú ........................................ .71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................ 75
1. Kết luận............................................................................................................. 75
2. Đề nghị ............................................................................................................. 76
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 78
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 85
Diễn biến thời tiết khí hậu của Lào Cai trong thời gian nghiên cứu .............. 85
Một số hình ảnh thực hiện đề tài ....................................................................... 86
Kết quả xử lý thống kê ...................................................................................... 90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

CNSH:

Công nghệ sinh học

2.

FAO:

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới

3.

AVRDC:

Trung tâm phát triển rau màu Á Châu

4.

Đ/c:

Đối chứng


5.

CSDTL:

Chỉ số diện tích lá

6.

Mck:

Khối lượng chất khô

7.

% so với M tươi:

% so với khối lượng tươi

8.

M1000:

Khối lượng 1000 hạt

9.

NSLT:

Năng suất lý thuyết


10.

NSTT:

Năng suất thực thu

11.

EEC:

Cộng đồng kinh tế Châu Âu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Diện tích trồng cây CNSH ở một số nước năm 2007

11

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Lào Cai

33

Bảng 2.1: Nguồn gốc và đặc điểm của các giống thí nghiệm


35

Bảng 3.1: Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí

44

nghiệm vụ Xuân và Hè thu năm 2009
Bảng 3.2: Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm vụ Xn và

48

Hè thu năm 2009
Bảng 3.3: Khả năng hình thành nốt sần của các giống thí nghiệm vụ

52

Xuân và Hè thu năm 2009
Bảng 3.4: Chỉ số diện tích lá của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè

55

thu năm 2009
Bảng 3.5: Khả năng tích lũy vật chất khơ của các giống thí nghiệm vụ

57

Xuân và Hè thu năm 2009
Bảng 3.6: Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống thí nghiệm vụ Xuân và


60

Hè thu năm 2009
Bảng 3.7: Khả năng chống đổ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và

62

Hè thu năm 2009
Bảng 3.8: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của

64

các giống thí nghiệm vụ Xuân năm 2009
Bảng 3.9: Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lý thuyết của

65

các giống thí nghiệm vụ Hè thu năm 2009
Bảng 3.10: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xn và
Hè thu năm 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



68


viii


Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống thí nghiệm

70

Bảng 3.12: Giống, địa điểm và quy mơ trình diễn giống ưu tú

72

Bảng 3.13: Một số đặc điểm hình thái và năng suất của giống ưu tú vụ

73

Xuân 2010 tại Mường Khương- Lào Cai
Bảng 3.14: Kết quả đánh giá của nơng dân đối với các giống trong mơ
hình trình diễn vụ Xuân 2010 tại Mường Khương- Lào Cai

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



74


ix

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ
Trang
Đồ thị 1.1: Diện tích trồng cây CNSH trên toàn cầu

12


Biểu đồ 3.1: Chiều cao cây của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè

49

thu 2009
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đổ của các giống thí nghiệm vụ Xuân và Hè thu

63

2009
Biểu đồ 3.3: Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm vụ Xuân và
Hè thu 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



69


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đậu tương (Glycine max L.) là cây trồng ngắn ngày, được dùng làm thực
phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho cơng nghiệp chế
biến. Hạt đậu tương có thành phần dinh dưỡng rất cao, hàm lượng protein
chiếm 38-40%, 18-20% chất béo, ngồi ra cịn có rất nhiều vitamine A, B, C,
E, K… và các loại muối khoáng khác. Protein của đậu tương đầy đủ và cân

đối các loại axit amin cần thiết, đặc biệt là 2 axit amin lizin và triptophan.
Protein của đậu tương khơng có các thành phần tạo colesteron, khơng có các
dạng axit uric nhưng lại có lexithin làm tăng trí nhớ, tái sinh mơ, cứng xương
và tăng sức đề kháng của cơ thể (Phạm Văn Thiều, 2002) [36].
Sản phẩm phụ của đậu tương là nguồn thức ăn rất tốt cho gia suc , 1kg hạt
́
đậu tương đương với 1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Lượng protein trong khô
dầu đậu tương đạt 44-47,5% và chất béo 0,5 % (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [9].
Đậu tương là cây có khả năng tích lũy đạm của khí trời, rễ đậu tương có
vi khuẩn Rhizobium Japonicum có thể làm giàu đạm cho đất nhờ vào sự cộng
sinh của các vi khuẩn nốt sần , vì vậy đậu tương tác dụng cải tạo và bồi dưỡng
đất rất tốt . Trong điêu kiên thuân lơi , lương đam cac vi kh n nơt sân co thê
̀
̣
̣ ̣
̣
̣
́
̉
́ ̀
́
̉
tích lũy được là 40-70 kg/ha (Trần Thị Trường, 2006) [38]. Do có thời gian
sinh trưởng ngắn nên đậu tương còn là cây trồng luân canh, xen canh rất quan
trọng trong cơ cấu cây trồng, góp phần nâng cao năng suất, cải tạo đất và
nâng hệ số sử dụng đất bền vững.
Chính vì có vai trị quan trọng trong nền kinh tế nơng nghiệp nên sản
xuất đậu tương trên thế giới phát triển rất mạnh. Năm 2008, diện tích đậu
tương trên thế giới đạt 96,9 triệu ha, năng suất đạt 23,8 tạ/ha và sản lượng đạt
231,0 triệu tấn (FAO,2010) [58].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Ở Việt Nam từ thời Hùng Vương dân nước Văn Lang đã biết trồng đậu
tương. Do ý thức được giá trị của cây đậu tương nên sản xuất đậu tương ở
nước ta khá phát triển, năm 2008 diện tích đậu tương của cả nước là 190,5
nghìn ha, năng suất đạt 14,0 tạ/ha, sản lượng đạt 268,6 nghìn tấn
((FAO,2010)[58]. Đậu tương được coi là cây trồng nông nghiệp quan trọng,
đặc biệt ở vùng núi, đất đai nghèo dinh dưỡng như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn, Lào Cai …
Lào Cai là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, đất có độ dốc lớn, khí
hậu khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình năm thấp (15-18oC), lượng mưa trung
bình đạt từ 1800-2000 mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng, mưa
thường tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 do đó thường gặp hạn, rét ở đầu vụ
xuân và cuối vụ đông. Mặc dù là cây trồng có giá trị kinh tế lớn nhưng sản
xuất đậu tương của Lào Cai còn phát triển rất chậm. Năm 2008, diện tích
trồng đậu tương của tỉnh Lào Cai là 5,2 nghìn ha, năng suất đạt 9,4 tạ/ha, chỉ
bằng 67,1% năng suất trung bình của cả nước (Tổng cục thống kê, 2010) [39].
Một trong những yếu tố hạn chế đến năng suất đậu tương của Lào Cai là do
chưa có bộ giống năng suất cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng và
chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất. Chính vì vậy, để
phát triển sản xuất đậu tương của tỉnh cần cải thiện cơ cấu giống và xác định
kỹ thuật canh tác phù hợp với giống mới.
Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và chất lượng của
một số giống đậu tương tại huyện Mường Khương, Tỉnh Lào Cai".

2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Xác định được giống đậu tương sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng
cao phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Lào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái và sinh lý của các giống thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng chống chịu (chống chịu sâu bệnh, chống đổ) của
các giống thí nghiệm.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
thí nghiệm.
- Phân tích một số chỉ tiêu hóa sinh (protein, lipid) để đánh giá chất
lượng của các giống thí nghiệm.
- So sánh và sơ bộ kết luận về khả năng sinh trưởng, chất lượng của các
giống thí nghiệm, chọn giống ưu tú để khảo nghiệm sản xuất.
- Thử nghiệm giống ưu tú trên đồng ruộng của nông dân.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là luận cứ quan trọng làm cơ sở xác
định năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại
cảnh bất lợi của các giống thí nghiệm.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học chọn giống phù
hợp với điều kiện sinh thái, kinh tế của tỉnh Lào Cai.

4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chọn được giống năng suất cao, chất lượng tốt để phát triển sản xuất
đậu tương của tỉnh Lào Cai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỂ TÀI
Tiến bộ nổi bật của khoa học kỹ thuật trên thế giới những năm cuối thế
kỷ 20 là ứng dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống. Các nhà khoa học
đã thành công trong việc lai tạo ra những giống đậu tương mới năng suất cao,
khả năng chống chịu tốt hơn các thế hệ trước đó. Các giống đậu tương mới sử
dụng ưu thế lai trong tạo giống có ưu điểm là năng suất cao, có khả năng
chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận như hạn, rét…
Các giống mới phát triển được trong sản xuất phải có độ đồng đều cao,
thể hiện các yếu tố di truyền tốt của giống, có khả năng chống chịu tốt với các
điều kiện ngoại cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, chống chịu sâu bệnh
tốt, năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên để
phát huy hiệu quả của giống phải sử dụng phù hợp với điều kiện sinh thái,
kinh tế xã hội của từng vùng. Các giống khác nhau phản ứng với điều kiện
sinh thái của vùng khác nhau. Vì vậy, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát
triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của giống trước
khi mở rộng sản xuất là vấn đề rất cần thiết.
1.2. VAI TRÕ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT ĐẬU TƢƠNG

Trong sản xuất nông nghiệp, giống là một tư liệu sản xuất đặc biệt.
Trước kia để có giống mới, con người chỉ chọn lọc từ những loại hình có sẵn
trong tự nhiên. Ngày nay khoa học hiện đại phát triển, công tác giống không
chỉ chọn lọc mà còn chủ động tạo ra các giống mới bằng phương pháp lai tạo,
dùng tác nhân vật lý, hóa học… Giống tốt là cơ sở tăng năng suất cây trồng, ở
hầu hết các loại cây trồng, giống quyết định 65-67% năng suất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

Đối với sản xuất đậu tương, giống được coi là yếu tố quan trọng trong
việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua những
giống mới đã góp phần cải thiện đánh kể năng suất đậu tương ở Việt Nam.
Các giống đậu tương sử dụng trong sản xuất có thể chia làm hai loại:
Giống cổ truyền và giống mới (Nguyễn Văn Luật, 2005) [29].
Giống cổ truyền có được là do chọn lọc tự nhiên, giống nào thích ứng
tốt được giữ lại làm giống cho vụ sau. Những giống cổ truyền còn giữ lại đến
ngày nay đã qua một thời gian dài chọn lọc tự nhiên và chọn lọc bởi người lao
động. Nhiều giống cổ truyền mang những đặc tính quý như khả năng chống
chịu tốt, chất lượng tốt.
Giống mới do áp dụng các phương pháp khoa học chọn tạo ra. Các giống
mới có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh, thích nghi và
chịu đựng những điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như chua, mặn, hạn, úng….
Đối với cây đậu tương, hiệu quả sản xuất được tăng lên rõ rệt khi thay
thế giống cũ bằng giống mới. Kết quả nghiên cứu của (Bế Thị Uyên,
2001)[40] tại Cao Bằng cho thấy giống DT84 đạt năng suất 15,1 tạ/ha trong

khi đó giống địa phương chỉ đạt năng suất 6 tạ/ha. Lợi nhuận tăng so với
giống địa phương trong cùng một vụ sản xuất là 3.120.000 đồng/ha.
Giống đậu tương cao sản DT96 do Viện Di truyền Nông nghiệp chọn
tạo được khảo nghiệm Quốc gia qua 3 năm (1998, 2002 và 2003) tại Vĩnh
Phúc, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa,
Quảng Ngãi, với đối chứng là V-74, DT84, ĐT92, VX-92. Ở các điểm khảo
nghiệm DT96 đều sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, năng
suất cao hơn các giống đang sử dụng tại địa phương 10-24% (Báo Nông
nghiệp Việt Nam, 2003)[2].
Kết quả trồng giống đậu tương VX93 tại Hà Giang cho thấy, VX93 thích
hợp với vụ xuân và hè thu, vụ xuân năng suất đạt 16,5 tạ/ha và vụ hè thu là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6

13,8 tạ/ha, năng suất cao hơn giống đang trồng tại địa phương là 30%
(Nguyễn Hữu Tâm, 2003) [35].
Năm 2006, Nguyễn Xuân Hách [17] đã thử nghiệm giống đậu tương
nhập nội Tạp Hoàng số 4 tại Hải Dương, kết quả cho thấy Tạp Hồng số 4 có
tiềm năng năng suất cao hơn 22,6% so với DT84.
Tại An Giang vụ hè thu 2007, giống đậu tương cao sản DT2006 được
sử dụng thay thế giống cũ, kết quả cho thấy DT2006 có nhiều ưu điểm vượt
trội như thời gian sinh trưởng ngắn (80-85 ngày), thân to, nhiều cành, đạt 6070 quả/cây, năng suất đạt 45 tạ/ha, cao hơn giống cũ 12 tạ/ha lợi nhuận cao
hơn 10 triệu đồng/ha so với giống cũ (TTX Việt Nam, 2007)[37].
Viện Di truyền nông nghiệp đã trồng thử nghiệm thành công giống đậu
tương đột biến chịu hạn DT2008. Giống DT2008 đã có nhiều ưu điểm vượt trội
so với các giống khác, năng suất đạt 18-35 tạ/ha, trong điều kiện khó khăn năng

suất cao gấp 1,5-2 lần so với các giống thông thường. Tại Võ Nhai, Thái Nguyên
năng cao gấp 3-4 lần so với giống đậu tương Cúc Nhật. Ở Yên Sơn, Tuyên
Quang cùng mức đầu tư như ĐT84 nhưng lợi nhuận của DT2008 đạt 749.050
đồng/sào, còn ĐT84 chỉ đạt 167.050 đồng/sào (Nguyên Khê, 2009) [22].
Giống đậu tương HL-07-15 của Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm
Hưng Lộc (Đồng Nai) đã được trồng thử nghiệm tại Đồng Tháp. HL-07-15
thích nghi với vùng đất gò đồi, cây thấp, chống đổ tốt, kháng được bệnh rỉ sắt,
năng suất trên 20 ta/ha, lợi nhuận tăng 2 lần so với giống đậu tương cũ của
vùng (giống đậu tương 17A) (Nguyễn Văn Ngộ, 2010) [31].
Trong sản xuất đậu tương, các giống mới đã thể hiện được ưu việt so với
các giống cũ, đã khẳng định được vai trị của nó trong cải thiện năng suất.
Đậu tương là cây trồng ngắn ngày có tầm quan trọng rất lớn đối với nền
kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Do nhu cầu sử dụng sản phẩm của đậu
tương ngày càng tăng, nên hàng năm lượng đậu tương lưu thơng trên thị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7

trường rất lớn, năm 2005 lượng đậu tương xuất nhập khẩu là 63,34 triệu tấn.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện nay nhiều nước trên thế giới đã đầu tư
phát triển sản xuất để nâng cao sản lượng đậu tương bằng cách mở rộng diện
tích và cải thiện năng suất. Sản xuất đậu tương hiện nay cũng như các ngành
nông nghiệp khác đang chịu áp lực rất lớn do biến đổi khí hậu. Tiềm năng mở
rộng diện tích khơng đáng kể vì diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp bởi
sự gia tăng dân số, sự phát triển của công nghiệp và do các hiện tượng bất
thường xảy ra trong tự nhiên như hạn hán, lũ lụt…. Cho nên để đáp ứng nhu
cầu của xã hội, giải pháp quan trọng hiện nay là tăng năng suất và sự lựa chọn

thích hợp là sử dụng giống mới kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến
phù hợp với yêu cầu của giống.
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
Trong chọn tạo giống đậu tương, một mơ hình chọn tạo giống thành
công, trước hết phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra đúng và phương pháp chọn tạo
giống hiệu quả. Mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống đậu tương
cũng như người sản xuất là tiềm năng năng suất của giống.
Bên cạnh yếu tố năng suất, nhà chọn tạo giống cần quan tâm đến các yếu
tố ảnh hưởng bất lợi đến năng suất đậu tương như sâu bệnh và ngoại cảnh.
Tiềm năng năng suất của giống không đạt được nếu bị sâu bệnh phá hại và bị
đổ. Chọn giống chống chịu sâu bệnh là mục tiêu quan trọng trong q trình
chọn tạo giống. Tính kháng dọc, kháng ngang và chịu sâu bệnh là phương tiện
tốt để bảo vệ cây trồng. Tính chống đổ là đặc tính quan trọng của cây đậu
tương, nếu bị đổ, năng suất đậu tương bị giảm đáng kể. Tính chống đổ có thể
tăng qua q trình chọn lọc.
Ngồi ra để có giống đậu tương tốt, các nhà chọn tạo giống cần quan tâm
đến một số chỉ tiêu nông học như: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, kích
thước hạt, hàm lượng protein, dầu ….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

Đậu tương là cây tự thụ vì vậy để tạo ra giống đậu tương mới có thể sử
dụng phương pháp chọn lọc các nguồn gen nhập nội, lai tạo và xử lý đột biến.
1.3.1. Phƣơng pháp nhập nội và chọn lọc
Nhập nội và sự giao phấn tình cờ trong thiên nhiên giữa các vật liệu
nhập nội với các giống đã có đã tạo ra biến dị di truyền cho chọn lọc. Đây

chính là cơ hội phát triển các giống mới có khả năng cho năng suất cao.
Nhập nội là nguồn cung cấp gen hay tổ hợp lai để cải lương một kiểu gen
thích ứng tốt đã có. Tuy nhiên khi mới nhập nội, một số quần thể cây trồng tỏ
ra thích ứng kém với điều kiện khí hậu mới, vì vậy cần phải tiến hành chọn
lọc, khi quần thể mới thích ứng với điều kiện mới thì được cơng nhận là thích
nghi (Trần Đình Long, 1997) [25].
Đối với cây đậu tương, với các nguồn gen nhập nội, phương pháp chọn
lọc hiệu quả nhất hiện nay là chỉ số chọn giống.
Pesek và Baker (1960) so sánh phương pháp chỉ số chọn giống với chọn
lọc từng bước của hai đặc tính có tương quan nghịch với nhau ở thế hệ F6 và
F7. Kết quả cho thấy chỉ số chọn giống cho hiệu quả cao hơn, đặc biệt là ở
các chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp. Pritchard và cs (1973), cho rằng ở chỉ tiêu
năng suất hạt, chỉ số chọn lọc cho hiệu quả cao hơn chọn lọc trực tiếp khi áp
dụng phương pháp chỉ số vào thế hệ F4 và F5 của cặp lai giữa hai dịng (Ngơ
Thế Dân, 1999) [9].
Kết quả chọn lọc theo chỉ số của Jonhson và cs (1955) [63] ở các tính
trạng như thời gian đậu quả, kích thước hạt, tính chống tách hạt, chống đổ,
hàm lượng protein và năng suất cho thấy hiệu quả khác nhau giữa các tính
trạng. Tính trạng thời gian sinh trưởng và khối lượng 1000 hạt chọn lọc theo
chỉ số tương đương với chọn lọc trực tiếp. Chọn lọc theo chỉ số ở các tính
trạng năng suất, tính chống đổ, hàm lượng dầu, hàm lượng đạm đạt 126,2140,8% ở các quần thể nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Mặc dù về mặt lý thuyết, chỉ số chọn lọc cho hiệu quả cao hơn, song
phương pháp này ứng dụng hạn chế trong việc đánh giá tầm quan trọng của

các đặc tính được chọn lọc.
1.3.2. Phƣơng pháp lai tạo
Lai là một trong những phương pháp hiệu quả để cải thiện năng suất,
chất lượng đậu tương. Lai là sự phối hợp tính trạng của hai giống và tạo điều
kiện thuận lợi cho việc chọn lọc ra các cây mang đặc tính mong muốn của hai
bố mẹ thông qua tái tổ hợp trong q trình phân ly đời con cháu. Thành cơng
của phương pháp lai phụ thuộc vào việc xác định mục tiêu chọn tạo, tuyển
chọn được bố mẹ và phương thức lai, sử dụng quần thể phân ly có hiệu quả và
chọn được các dạng hình mong muốn, kiểm nghiệm và đánh giá đúng các
dạng có triển vọng đã chọn được (Trần Đình Long, 1997) [25].
Áp dụng nguyên lý trên nhiều giống đậu tương được chọn lọc từ quần
thể phân ly của các cặp lai giữa bố mẹ hữu dục.
Kết hợp phương pháp lai hữu tính giữa ĐT90 x DT84, áp dụng sơ đồ
chọn lọc hạ bậc 1 hạt SSDM, từ năm 1992-1995, Viện Di truyền Nơng nghiệp
đã chọn được dịng Đ96, dịng Đ96 được Hội đồng Khoa học Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển nông thôn công nhận là giống khu vực hóa năm 2002 (giống
ĐT96) (Mai Quang Vinh 2003) [45].
Giống đậu tương ĐT94 được chọn tạo từ dòng 86-06 của tổ hợp lai DT84 x
EC2044 từ năm 1990 được khu vực hóa năm 1996 (Mai Quang Vinh, 1996) [43].
Bằng phương pháp lai hữu tính, Nguyễn Tấn Hinh và cs đã tạo được
giống Đ9804 từ tổ hợp lai VX93 x TH184, giống Đ9602 từ tổ hợp lai ĐT74 x
ĐT92. Đây là những giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất
đạt 22-27 tạ/ha vụ xuân, 19-22 tạ/ha vụ đông (Bộ Nơng nghiệp và phát triển
nơng thơn, 2008) [4].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





10

Lai tạo là phương pháp rất phổ biến để tạo ra giống đậu tương năng suất
cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên tạo ra quần thể F1 để nghiên cứu ưu thế lai ở
đậu tương khơng phải là thuận lợi vì hoa đậu tương nhỏ, tỷ lệ đậu hạt kém.
1.3.3. Phƣơng pháp xử lý đột biến
Để nhanh chóng tạo ra giống đậu tương mới và khắc phục một số nhược
điểm của giống qua quá trình lai, các nhà khoa học nghiên cứu đậu tương đã
sử dụng phương pháp đột biến. Quá trình gây đột biến thường cho kết quả
mong muốn nhanh, rút ngắn thời gian lai tạo.
Viện Di truyền Nông nghiệp đã sử dụng phương pháp đột biến dòng lai
3-33 giữa giống DT80 x ĐH4 bằng tác nhân phóng xạ gamma - Co60, 18kr
phối hợp với chọn lọc hạ bậc 1 (SSDM) từ M3 để tạo ra giống DT84, đây là
giống có tiềm năng năng suất cao, có diện tích trồng lớn nhất ở Việt Nam
(Mai Quang Vinh, 1994) [42].
Giống đậu tương AK-04 được chọn tạo từ cặp lai ĐH4 x Santamaria, AK04
có tiềm năng năng suất cao, thích ứng rộng, song hạn chế lớn nhất là hạt có màu
xanh, chưa đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Khắc phục hạn chế này của lai
tạo, Viện Di truyền Nông nghiệp đã tiến hành xử lý bằng tác nhân tia gamma –
Co60, 18kr, phân lập được dịng AK04/21 có hạt màu vàng sáng. Quá trình chọn
lọc đến M7 tạo được giống DT95 (Mai Quang Vinh, 1997) [44].
Nghiên cứu và sản xuất đậu tương đã khẳng định được ưu điểm của tạo
giống bằng đột biến, tuy nhiên tạo giống bằng phương pháp đột biến tốn kém
hơn lai và các thế hệ sau thường xảy ra biến dị.
Ngày nay khoa học phát triển ngoài việc sử dụng các phương pháp
truyền thống để tạo ra các giống cây trồng vật nuôi mới, các nhà khoa học cịn
sử dụng cơng nghệ sinh học trong tạo giống.
Sử dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong tạo giống góp phần tăng sản
lượng cây trồng tồn cầu để tăng cường an ninh lương thực, thức ăn chăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





11

ni, góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo hệ thống canh tác cây trồng bền
vững đồng thời bảo tồn sự đa dạng sinh học, giảm các ảnh hưởng của nông
nghiệp đối với môi trường, hạn chế sự thay đổi khí hậu tồn cầu và giảm hiệu
ứng nhà kính.
Triển vọng của cây trồng công nghệ sinh học rất khả quan. Số lượng các
nước trồng cây công nghệ sinh học, diện tích canh tác cây cơng nghệ sinh học
dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong thập niên thứ hai, từ 2006 đến 2015.
Bảng 1.1: Diện tích trồng cây CNSH ở một số nƣớc năm 2007
Nƣớc

Diện tích

Cây trồng CNSH

(triệu ha)
Mỹ

57,7

Đậu tương, ngơ, bơng, cải, canola, bí, đu đủ

Argentina

19,1


Đậu tương, ngơ, bơng

Brazil

15,0

Đậu tương, bông

Canada

7,0

Cải canola, ngô, đậu tương

Ấn Độ

6,2

Bông

Trung Quốc

3,8

Bông, cà chua, thuốc lá, đu đủ, hạt tiêu

Paraguay

2,6


Đậu tương

South Africa

1,8

Đậu tương, ngô, bông

Uruguay

0,5

Đậu tương, ngơ

Mexico

0,1

Bơng, đậu tương

Nguồn: Clive, năm 2007 ( trích theo Nguyễn Văn Đồng, 2009)[15]
Từ năm 1996 đến năm 2007, sau 12 năm được đưa vào canh tác đại trà,
do mang lại lợi ích ổn định và bền vững nên cây trồng công nghệ sinh học
đang được trồng ngày càng nhiều trên tồn thế giới. Năm 2007, diện tích cây
trồng cơng nghệ sinh học được mở rộng tới 114, 3 triệu héc-ta, tăng 67 lần so
với năm 1996, đưa công nghệ sinh học trở thành thành tựu được ứng dụng
nhanh nhất trong nơng nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

Đồ thị 1.1: Diện tích cây trồng CNSH trên tồn cầu
( trích theoNguyễn Văn Đồng, 2009)[15]
Đậu tương cũng là một trong những cây trồng công nghệ sinh học được
sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như: Mỹ, Canada, Brazil, Acgentina…
Ở Việt Nam Trần Thị Cúc Hòa (Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long) đã
nghiên cứu khả năng đáp ứng với chuyển nạp gen của 91 giống đậu tương.
Chuyển nạp gen được thực hiện là nốt lá mầm lây nhiễm với vi khuẩn
Agrobacterium tumefaciens và thanh lọc bằng glufosinate. Kết quả cho thấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

trong 91 giống nghiên cứu, có sự đáp ứng khác nhau với hiệu quả chuyển nạp
gen. Các giống đậu tương Việt Nam sử dụng được trong chuyển nạp gen gồm
MTĐ176, ĐT4, ĐT96, MTĐ 652-5, HL202 (Trần Thị Cúc Hòa, 2007)[16].
Nghiên cứu sử dụng công nghệ sinh học trong tạo giống sẽ mở ra hướng
mới để tạo được các giống đậu tương đáp ứng yêu cầu của sản xuất.
1.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG ĐẬU TƢƠNG
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.4.1. Nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới
Hiện nay để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm chất lượng ni sống
lồi người trong bối cảnh khí hậu, mơi trường sinh thái có nhiều biến đổi, sản

xuất nông nghiệp phải thực hiện theo phương thức canh tác hiện đại. Phương
thức canh tác này áp dụng một cách khoa học các yếu tố kỹ thuật như giống,
nước, phân bón, chăm sóc…đồng thời bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Trong các yếu tố trên giống giữ vai trị quan
trọng hàng đầu, vì vậy để nâng cao sản lượng đậu tương, các quốc gia trên thế
giới rất quan tâm đến việc cải thiện bộ giống đậu tương phục vụ sản xuất.
Đậu tương là cây trồng tự thụ phấn nên phương pháp chọn tạo giống
được sử dụng phổ biến là đột biến, lai tạo…. Công tác chọn tạo giống đậu
tương trên thế giới được tiến hành với quy mô rộng lớn, đã đạt được nhiều kết
quả khả quan, tạo ra nhiều giống phù hợp với nhiều vùng sinh thái.
Hiện nay nguồn gen đậu tương được lưu giữ trên thế giới là 45.038 mẫu
giống, tập trung chủ yếu ở 15 nước như: Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia,
Đài Loan, Astralia, Pháp, Nigienia, Nhật Bản, Triều Tiên, Nam Phi, Thụy
Điển, Thái Lan, Brazil và Liên Xô (Trần Đình Long, 1991) [24].
Bốn nước sản xuất đậu tương lớn nhất trên thế giới là Mỹ (30,2 triệu ha),
Argentina (16,4 triệu ha), Brazil (21,3 triệu ha), Trung Quốc (9,1 triệu ha),
sản lượng đậu tương của bốn nước này đã chiếm 87,5% tổng sản lượng đậu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14

tương của toàn thế giới (FAO,2010) [58]. Những nước này cũng có nghiên
cứu chọn tạo giống đậu tương rất phát triển.
Từ những năm 1804 đến 1890, ở Mỹ đậu tương được trồng trong nhiều
điều kiện khí hậu, đất đai khác nhau để làm thức ăn cho gia súc. Các nhà khoa
học Mỹ nhanh chóng nhận biết được vai trị quan trọng của cây đậu tương trong
nền kinh tế cho nên quá trình nghiên cứu đậu tương được hình thành rất sớm, sau

năm 1890, nghiên cứu đậu tương ở Mỹ đã được đẩy mạnh (Ngơ Thế Dân,
1999)[9]. Chính vì vậy Mỹ là nước có diện tích và sản lượng đậu tương lớn nhất
trên thế giới, năm 2008 diện tích đạt 30,2 triệu ha, sản lượng 80,5 triệu tấn,
chiếm 34,8% tổng sản lượng đậu tương toàn thế giới (FAO, 2010) [58].
Ở Mỹ những dịng đậu tương nhập nội, có năng suất cao đều được sử
dụng làm giống gốc trong quá trình lai tạo. Năm 1804, tại Pelecibuahina, thí
nghiệm đầu tiên nghiên cứu về đậu tương của Mỹ được thực hiện, 89 năm sau
(1893) Mỹ đã có 10.000 mẫu giống đậu tương thu thập từ các nơi trên thế
giới. Hướng chọn tạo giống chủ yếu ở Mỹ là nhập nội các dòng, giống đậu
tương có triển vọng, thuần hóa để thích nghi với từng vùng sinh thái. Các nhà
khoa học Mỹ đã tạo ra một số giống đậu tương có khả năng thích ứng rộng và
chống chịu tốt với bệnh Phytopthora như Amsoy 71, Lec 36, Clack 63,
Harkey 63….Mục tiêu trong công tác chọn tạo giống đậu tương của Mỹ là
chọn giống có khả năng thâm canh cao, phản ứng yếu với quang chu kỳ,
chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, dễ bảo quản, chế biến (Johnson,
Bernard, 1967) [62].
Kết quả nghiên cứu của Baihaki và cộng sự (1976) [51], đã cho ra đời
giống Ston wall, Ston wall có đặc điểm hạt có màu vàng, rốn đen, khối lượng
1000 hạt lớn, hàm lượng Protein đạt 41,5% và dầu đạt 21,4%.
Bằng kỹ thuật cộng hưởng sức hút hạt nhân Hartwig và Kilen (1992) [60]
đã cho thấy sự tương quan nghịch giữa protein thô và dầu, quần thể có hàm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




15

lượng dầu thấp sẽ cung cấp dòng tập trung protein cao. Khả năng tạo ra năng
suất của dịng có hàm lượng protein cao và hàm lượng dầu cao là như nhau.

Mặc dù là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, hạt đậu tương có đầy đủ
các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người nhưng đậu tương là 1 trong 8
loại thực phẩm gây dị ứng nhiều nhất ở Mỹ. Theo mạng lưới dị ứng thực
phẩm Mỹ khoảng 11 triệu người ở nước này dị ứng thực phẩm, trong đó 6-8%
trẻ em và 1-2% người trưởng thành dị ứng với đậu tương. Khắc phục nhược
điểm này Ted Hymowitz và Leina Mary (Trường Đại học Linois) đã nghiên
cứu tìm ra được giống không gây dị ứng GM (Vietnamnet, 2004) [49].
Những người dân di cư Nhật Bản đã đưa cây đậu tương vào Brazil trên
65 năm về trước, song đến năm 1960 đậu tương vẫn chưa trở thành cây trồng
quan trọng ở nước này. Nhưng từ giữa năm 1960 các công ty đa quốc gia hỗ
trợ nông dân về tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển nền nông nghiệp hiện
đại đã làm thay đổi đáng kể vị thế của cây đậu tương ở đây. Đặc biệt cuối
năm 1970, đậu tương là cây trồng mang lại lợi nhuận cao nhất trên một đơn vị
diện tích, vì vậy diện tích đậu tương được mở rộng, nhiều diện tích trồng ngơ,
bơng, lúa được chuyển sang trồng đậu tương (Ngô Thế Dân, 1999)[9]. Hiện
nay Brazil là nước đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất đậu tương với năng
suất 28,2 tạ/ha, sản lượng 59,9 triệu tấn (FAO, 2010)[58].
Trong nghiên cứu Brazill đang đẩy mạnh công tác giống, sử dụng giống
mới chống chịu sâu bệnh, giống chuyển gen vào sản xuất.
Từ những năm 1970, Silva và cs [73], đã cho biết có những giống chỉ
cho năng suất cao ở môi trường thuận lợi còn trong điều kiện bất thuận năng
suất thấp hơn các giống khác. Chính vì vậy chọn tạo được giống có năng suất
ổn định trong các điều kiện sống sẽ tăng được hiệu quả sử dụng giống.
Đồng quan điểm với Silva, năm 1971, Buitrago và cs )[53], đã nghiên
cứu 14 dòng, giống đậu tương ở 4 vụ. Kết quả cho thấy một số giống có khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





×