Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

giá trị văn hóa dân gian của tộc người mảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................3
1. Khái quát về địa bàn và dân tộc Mảng Mường Tè, Lai Châu.........................................3
1.1.Khái quát về địa bàn nghiên cứu...................................................................................3
1.2.Khái quát về dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu.....................................................4
1.2.1.Dân số, nguồn gốc lịch sử, phân bố dân cư...............................................................4
1.2.2.Kinh tế........................................................................................................................5
1.2.3.Khái quát về đặc điểm văn hóa..................................................................................5
2. Những giá trị văn nghệ dân gian của người Mảng........................................................11
2.1. Thơ ca.........................................................................................................................11
2.2. Nhạc cụ......................................................................................................................12
2.3. Truyện thần thoại, cổ tích...........................................................................................13
2.4. Múa............................................................................................................................15
2.5. Thành ngữ dân tộc Mảng...........................................................................................15
3. Đánh giá và đề xuất biện pháp để quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị của người
Mảng.................................................................................................................................16
3.1. Phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo là điều kiện quan trọng để đảm bảo
hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy các giá trị của người Mảng..................................17
3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, lịch sử văn hóa truyền thống, nâng cao trình
độ dân trí cho đồng bào dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu hiện nay..........................18
3.3.Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hóa tạo động lực cho việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu...........................20

KẾT LUẬN........................................................................................................23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................25
PHỤ LỤC...........................................................................................................26


MỞ ĐẦU


Bước vào thời kỳ hội nhập đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ
giữa dân tộc và quốc tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn
đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh,
vấn đề xây dựng nền văn hóa mới đáp ứng yêu cầu phát triển chung của đất
nước, hòa nhập với khu vực và quốc tế lại càng có ý nghĩa quan trọng. Quá trình
hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển, nhưng cũng đặt ra những thách
thức không nhỏ đối với một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam.
Trước sự tác động của cơ chế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế và
giao lưu văn hóa hiện nay, nhiều giá trị văn hóa dân tộc đang bị mai một, pha
trộn, lai căng, không còn giữ được bản sắc. Do vậy khẳng định hệ giá trị văn hóa
của các dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự, vừa lâu dài đảm bảo
cho quá trình hội nhập mà không bị hòa tan. Do đó, phải tiếp tục cụ thể bằng hệ
thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để giá trị văn hóa của các dân
tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Nước ta có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những sắc thái, bản địa
riêng, chúng bổ sung cho nhau làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và củng cố
sự thống nhất dân tộc tạo nên nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất mà
đa dạng. Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Mảng là dân tộc thiểu số có 3700
người chiếm 0.0043% dân số cả nước năm 2009. Người Mảng cư trú tập trung
tại tỉnh Lai Châu (3.631 người, chiếm 98,1% tổng số người Mảng tại Việt Nam),
ngoài ra còn có ở Đồng Nai (17 người), Đắk Lắk (15 người), các tỉnh khác
không quá 10 người.
Lai Châu được coi là “quê hương” của người Mảng. Nhiều truyền thuyết,
truyện kể được lưu truyền đến nay cho thấy người Mảng là dân tộc bản địa lâu
đời ở nơi đây.
Trước sự vận động và biến đổi của thế giới luôn diễn ra không ngừng, sự
tác động của cơ chế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa
hiện nay, điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị văn hóa dân gian. Đặc
biệt là giá trị văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ở Lai Châu trong đó có
1



dân tộc Mảng. Việc giữ gìn giá trị văn hóa dân gian của từng dân tộc đang là
chuyện thời sự của thời đại và cũng đang là vấn đề được đặt ra với nước ta.
Từ học phần “Văn hóa các dân tộc thiểu số” tôi đã nhận thức được ý nghĩa
và tầm quan trọng của các giá trị văn hóa dân gian. Và từ học phần này tôi đã
được tìm hiểu và hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc
trên lãnh thổ nước ta. Đặc biệt là những giá trị văn hóa dân gian của tộc người
Mảng sống tại Việt Nam.

2


NỘI DUNG
1. Khái quát về địa bàn và dân tộc Mảng Mường Tè, Lai Châu.
1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.
Mường Tè là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lai Châu, nằm phía Tây
bắc Việt Nam. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 267.934 ha, chiếm 29,6% diện
tích của tỉnh Lai Châu, đứng đầu 8 huyện, thành phố của tỉnh về diện tích. Vị trí
Tiếp giáp:
- Phía Bắc: giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Phía Nam: giáp huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.
- Phía Đông: giáp huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
- Phía Tây: giáp huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Huyện Mường Tè có 14 đơn vị hành chính gồm thị trấn Mường Tè và 13
xã (Bum Nưa, Bum Tở, Vàng San, Kan Hồ, Pa Vệ Sủ, Mường Tè, Nậm Khao,
Tà Tổng, Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm, Mù Cả, Tá Bạ). Trung tâm huyện lỵ đặt tại
thị trấn Mường Tè, cách tỉnh Lai Châu hơn 200 Km về phía Tây Bắc theo
đường bộ tỉnh lộ 127, quốc lộ 12, quốc lộ 4D; 120km theo đường Pa Tần Mường Tè. Huyện Mường Tè có tổng chiều dài đường biên giới tiếp giáp với
Trung Quốc dài 130,292 km đi qua 6 xã vùng biên (Pa Ủ, Ka Lăng, Thu Lũm,

Mù Cả, Tá Bạ, Pa Vệ Sủ) nên Mường Tè có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh
quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới Quốc gia.
Đặc điểm về kinh tế xã hội.
Về kinh tế tốc độ tăng trưởng kinh tế đến năm 2010 là 14,5%, đạt 115,5%
so với mục tiêu nghị quyết. Tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế đạt: nông – lâm nghiệp
56,3%; tiểu thủ công nghiệp, xây dựng 23,32%; dịch vụ 20,38%. Thu nhập bình
quân đầu người đạt 4,5 triệu đồng/năm. Sản xuất nông - lâm nghiệp có bước
phát triển khá toàn diện, giá trị sản xuất đạt 728,73 tỷ đồng. Các ngành tiểu thủ
công nghiệp được duy trì và mở rộng, đã tập trung quy hoạch và ưu tiên phát
triển các cơ sở khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng, trong 5 năm giá trị sản xuất
Tiểu thủ công nghiệp đạt 578,28 tỷ đồng.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho huyện
3


Mường Tè những thuận lợi để phát triển du lịch cũng như kinh tế. Mường Tè có
nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, hang động, suối khoáng, núi đá
tự nhiên nổi tiếng. Huyện Mường Tè gần Nhà máy thủy điện Lai Châu thuộc
huyện Nậm Nhùn, song chiếm gần như trọn lòng hồ của thủy điện…đây là
những tiềm năng để phát triển những tour du lịch danh lam thắng cảnh lòng hồ
sông Đà, kết hợp với nghỉ dưỡng.
Về dân số tính đến tháng 12 năm 2016, huyện Mường Tè có dân số
khoảng 43.576 nghìn người; gồm 10 dân tộc anh em và một số dân tộc khác
cùng sinh sống. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống như dân tộc Thái,
Hà Nhì, La Hủ, Si La, Mảng…với bản sắc văn hoá riêng, có những lời ca, tiếng
hát, say sưa trong điệu xòe của người Thái, Hà Nhi.... và kiến trúc xây dựng nhà
sàn mang đậm sắc thái.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ huyện đã làm cho Mường Tè từ một huyện thuần nông kinh tế kém
phát triển đến nay Mường Tè đã có nhiều thay đổi, kinh tế có bước phát triển, cơ

cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, sự nghiệp văn hóa, y tế, giáo dục đào
tạo cán bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân từng bước được nâng
lên, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững.
1.2. Khái quát về dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu.
1.2.1. Dân số, nguồn gốc lịch sử, phân bố dân cư.
Dân số và phân bố dân cư: Mường Tè có 1269 người cư trú ở 8 bản thuộc
4 xã gồm:
Xã Mường Mô có 1 bản Nậm Khăn với 6 hộ 23 khẩu.
Xã Pa Vậy Sủ có 1 bản A Mại 11 hộ 67 khẩu.
Xã Hua Bum có 2 bản 76 hộ 293 khẩu.
Bản Pa Cheo có 51 hộ 142 khẩu.
Bản Nậm Nghẹ 25 hộ 151 khẩu.
Xã Bum Nưa có 4 bản 172 hộ 875 khẩu.
Bản Háng Củm 34 hộ 177 khẩu.
Bản Huổi Củng có 51 hộ 240 240 khẩu.
4


Bản Nậm Xuổng có 46 hộ 241 khẩu.
Bản Nậm Xẻ có 41 hộ 217 khẩu.
Thị trấn Mường Tè có 31 hộ.
Tên tự gọi: Mảng.
Tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O.
Nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Hệ.
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khơ Me (ngữ hệ Nam – Á).
Nguồn gốc lịch sử:
1.2.2. Kinh tế.
Sản xuất nương rẫy là là nguồn sống chính của người Mảng ở Lai Châu
nói chung và người Mảng ở Mường Tè nói riêng. Đối với dân tộc Mảng, do cuộc
sống du canh du cư nên từ xa xưa người Mảng đã có ý thức về sản xuất nương

rẫy. Do địa hình không thuận lợi nên năng suất lao động còn thấp. Dụng cụ sản
xuất rất thô sơ gồm các công cụ tự làm như rìu, dao, gậy chọc lỗ và lấy đá để
đánh lửa. Do đó, đời sống nơi đây còn bấp bênh và thường xuyên thiếu ăn...
Ngoài sản xuất nương rẫy người Mảng còn chăn nuôi gia súc để cải thiện
trong bữa ăn và trao đổi hàng hóa với các dân cư khác trong vùng. Mặc dù chăn
nuôi có vai trò rất quan trọng trong đời sống nhưng người Mảng chưa thực sự
quan tâm và có ý thức phát triển. Đa số gia súc gia cầm chăn nuôi được thả tự do
không có chuồng trại, không được chăn dắt cẩn thận đó là nguyên nhân gây cản
trở phát triển chăn nuôi.
Với đời sống khó khăn người Mảng từ xưa đã biết cách lợi dụng thiên
nhiên để săn bắt hái lượm để cải thiện thêm đời sống sinh hoạt hàng ngày.
1.2.3. Khái quát về đặc điểm văn hóa.
Thứ nhất, về văn hóa vật chất.
Nhà ở: Nhà ở của người Mảng thông thường là nhà sàn, thuộc loại thấp và
nhỏ hơn so với nhà sàn của dân tộc Thái hoặc Kháng và một số dân tộc khác
cùng kiểu. Đôi nơi, người Mảng cũng làm nhà đất để ở do có sự ảnh hưởng của
các dân tộc cũng cư trú trên địa bản như dân tộc Mông, Hà Nhì. Kiểu dáng nhà
sàn của người Mảng khá đơn giản thô sơ, cột, xà và kèo không có mộng, chủ
5


yếu dựa vào các chạc, các ngoãm của cây que sau đó dùng lạt hoặc dây buộc
chặt lại với nhau.. Nguyên vật liệu chính để làm nhà bao gồm các cây que bằng
gỗ, tre, nứa, Sặt, trúc, vẩu và dây rừng, mái lợp cổ gianh hoặc nứa băm nhổ đan
thành phên.
Cấu trúc nhà sản của người Mảng gồm có hai mái, hai đầu nóc nhà có gắn
hình biểu tượng, tượng trưng con to luông (như con rồng) cũng như khau cút của
đồng bào dân tộc Thái.
Phương tiện vận chuyển: Gùi có ách tì sau gáy và dây đeo qua trán là
phương tiện vận chuyển chủ yếu. Đồng bào còn dùng ngựa thồ.

Trang phục: Mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, khác nhau
về kiểu đăng, hình thức, cách mặc và khác cả về màu sắc trang trí. Trang phục
của nam giới và nữ giới cũng được phân biệt rõ ràng.
Đối với dân tộc Mảng là tộc người sống du canh du cư, nghề trồng bông
chưa có, nghề dệt vải lại kém phát triển, sẩn phẩm dệt của người Mảng chỉ là
những tấm văi có khổ hẹp chũng 20cm đến 30 cm. Vớí sẳn phẩm đó người
Mãng chỉ sử dụng để may những chiếc túi (ma huỷ) cỡ nhỏ hoặc quần áo bé mà
thôi. Bởi vậy để có được trang phục riêng của dân tộc mình người Mảng phải
mua bán trao đổi hàng hóa để có vật liệu may mặc.
Xuất phát từ những lý do đặc thù trên nên cũng khó có thể xác định rõ
được kiểu dáng trang phục truyền thống Cổ xưa của người Mãng.
Qua nghiên cứu một số tài liệu giới thiệu về các dân tộc thiểu số vùng Tây
Bắc và qua tìm hiểu thực tế trên địa bản cư trú của người Mãng, chúng tôi xin
tạm giới thiệu trang phục của người Mảng trong giai đoạn sau này, giai đoạn mà
xã hội người Mảng đã trãi qua nhiều biến đổi, đã có sự giao lưu, tiếp xúc với
một số dân tộc khác cũng cộng cư trên địa bàn.
Trang phục nam giới cũng như một số dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc,
nam giới Mảng cũng mặc quần ổng, áo cánh. Quần nam ổng rộng, hơi ngắn,
đũng quần thấp giống với kiểu quần chân què của người Kinh ngày xưa.
Ngưởi Mảng thường dùng dây vải buộc thay thắt lưng. Áo nam giới là áo
cánh, xế trước ngực, quản và áo đểu nhuộm màu chàm xanh hoặc màu đen. Họ
6


thường để tóc dài và vấn khăn đen.
Ngày nay trang phục của nam giới Mảng đã có nhiều thay đổi. Họ đều an
vận quần âu, thắt lưng, áo sơ mi cài cúc ngục. Họ đã cắt tóc ngắn, không để tóc
dài và vần khăn như trước. Số người để tóc dài hiện dù còn rất ít, thường là
những người già và chủ yếu thuộc nhóm Mảng Gứng.
Khác với nam giới, phụ nữ Mảng không mặc quần như phụ nữ Dao, Hoa

mà họ mặc váy dài nhung đen hoặc màu Chàm. Áo phụ nữ mặc là áo cảnh, xẽ
ngực, hai bên vụt ảo được gần hai hàng cúc bằng bạc. Điểu khác biệt trong trang
phục clẫa người phụ nữ Mảng với các dân tộc khác là họ luôn có tấm vãi trắng
quẩn bên ngoài từ dưới nách xuống qua đầu gối họ gọi đó là "bướng". Tấm vải
đó được trang trí hoa văn và các đường viền xung quanh. Đây là nét độc đáo
trong trang phục của người phụ nữ Mảng.
Văn hóa ẩm thực, ăn uống: Lâ cư dân mà nguồn thu chủ yếu từ sản xuất
nương rẫy và hải lượm nên lương thực, thực phẩm trong sinh hoạt ăn uống của
người Mảng bao gồm các sản phẩm thu hoạch trên nương như ngô, lúa, các loại
củ, quả, rau, măng... Nguồn thu từ hải lượm đóng một vai trò quan trọng cung
Cấp thực phẩm cho người Mảng. Người Mảng ưa dùng đồ nếp nên cây
trồng trên nương của họ chủ yếu là loại lúa nếp, ngô nếp. Mặt khác, gạo nếp còn
là nguyên liệu chính dể dùng trong các nghi lễ tín ngưỡng như cúng, tổ, lễ, tang
ma, Cưới hỏi...
Ăn uống: Người Mảng thường ăn hai bữa chính trong một ngày, bữa sáng
và bữa tối. Bữa trưa Ià bữa ăn phụ. Lương thực dùng trong các bữa. ăn là gạo
hoặc ngô, thường được để cho chín. Nếu là ngô thì đem giã nhỏ thành bột rồi
trộn với nước cho kết dính lại rồi mới đem đổ chín. Món ngô của người Mảng
chế biến cũng tương tự như món mèn mén của người Mông. Đối với một số loại
lương thực khác như củ, quả, hạt thông thường cũng được đồ chín, Ít khi họ
luộc. Cách đồ của người Mảng cũng giống như cách đồ của một số dân tộc khác
trong vùng: cũng dùng chõ bằng gỗ (luỷ púy) đặt trong một chảo dụng nước.
Khi nước sôi, hơi nước nóng bốc lên sẽ làm chín gạo (hoặc các thứ đồ khác).

7


Về thực phẩm, người Mảng thường chế biến các món canh hoặc lược và
kho, xào. Riêng các món cá, thịt họ ưa nhất là món nướng. Thịt, cả sau khi đã
làm sạch được ướp muối và các gia vị, rau thơm sau đó kẹp chặt nướng trên than

hông, khi chín ăn ngon và thơm. Riêng món cả còn được nấu với các loại lá
chưa thành canh hoặc măng ngâm chua ăn vừa ngon vừa giải được nhiệt người
Mảng còn tìm bài một số loại rau, lá hoặc thân cây để ăn sống trong các bữa ăn,
các loại lá đó thường có vị chát, ngọt hoặc dón dốt chua.
Trong bữa ăn thường nhật của người Mảng, ngoài cơm hoặc ngô ra, thức
ăn thường có bất canh, đĩa. xào các loại rau, củ, quả do trồng tỉa trên nương hoặc
hái lượm. Trong bữa ăn cũa họ không thể thiếu mẹt dĩa ớt nướng, giã hoặc ngâm
muối. Những dịp nhà có công việc cũng, bói hoặc cưới hỏi, tang ma... thì thức
ăn được chế biến thành nhiều món và sang trọng hơn. Người Mảng thường uống
rượu cần và rượu tự chưng cất bằng nguồn lương thực do họ sẵn xuất. Thông
thường, trong bữa ăn hoặc có khách người Mảng dùng rượu nấu. Cách nấu rượu
của người Mảng cầng như cách nấu của người Thái, người Khơ Mú, người
Kháng và các dân tộc khác trong vùng. Rượu cần là một sắn phẩm quý của
người Mảng. Họ thường dùng rượu cần khi có lễ, hội, cưới xin hoặc khi cúng
bói, lên nhà mới, cũng có khi rượu cần được dùng để tiếp bạn bè... Đến vùng
người Mảng mà được họ tiếp đón bằng rượu cần là điều hết sức quý trọng. Ớ
người Mảng, uống rượu là một thú vui, đặc biệt là rượu cần, khi uống rượu cần
cũng tuân theo tục lệ riêng của dân tộc. Mỗi khi uống rượu cần bao giờ người
chủ cũng khai vị trước.
Tục lệ cưới xin của người Mảng Trai gái Mảng đến tuổi trưởng thành đều
được tự do tìm hiểu, tự do yêu đương và được hai bên gia đình tổ chức cưới hỏi
để nên vợ nên chồng. Ở dân tộc Mảng cũng có điều nghiêm cấm trai gái có cùng
huyết thống chưa qua bốn đời không được lấy nhau. Nhưng trong hôn nhân, họ
lại cho phép con cô, con chú bên chồng có thể lấy con cậu, con dì bên vợ; hoặc
người vợ chết có thể lấy chị vợ, em vợ. Nếu người chồng chết có thể lấy anh
chồng hoặc em chồng. Đám cưới của đôi trai gái có thể kéo dài 2-3 ngày, họ hát
hò ăn uống vui vẻ và chúc phúc cho vợ chồng trẻ. Trong tục cưới xin của người
8



Mảng mọi chi phí đều do nhà trai gánh.
Ngày nay, thực hiện chủ chương chính sách của đảng, thực hiện vận động
xây dựng nếp sống mới, văn minh lành mạnh mọi chi phí được cắt giảm một
cách hợp lý tránh lãng phí. Tục lệ cưới xin giảm bớt nhiều nghi lễ không cần
thiết. Người Mảng thực hiện nghiêm chế độ một vợ một chồng không có chuyện
gả ép, cưỡng hôn.
Tang ma.
Giống như các dân tộc khác, người Mảng cũng có quan niệm cho rằng
“nghĩa tử là nghĩa tận”. Họ quan niệm rằng người đã chết các phần cơ thể đều bị
ngừng, riêng phần hồn vẫn còn sống. Hồn người chết còn tồn tại và hoạt động ở
trên trời, được các thần linh chăm sóc. Bởi vậy người chết phải xăm miệng, nếu
chưa kịp xăm phải dùng than, nhọ nồi bôi đen giả xăm. Có như vậy hồn người
chết mới được siêu thoát và được các thần linh chấp nhận. Trong tục lệ tang ma
của người Mảng, nghi thức tiến hành tang ma giữa các họ cũng có một số điểm
khác nhau giữa người vùng Nậm Ban với người Mường Tè, song chung quy về
cơ bản đều giống nhau.
Trong nhà khi có người chết, người nhà báo tin ngay cho họ hàng anh em
và bà con dân bản để mọi người biết và bàn bạc, lo liệu và chuẩn bị chôn cất
người chết. Mỗi khi trong bản có người chết, mọi người sẽ ngừng công việc
hoặc không đi đâu cho đến khi chôn cất người chết về nơi an nghỉ cuối cùng.
Mọi người cùng đến và giúp đỡ người nhà những công việc cần thiết.
Ở Mường Tè sau khi đã liệm, họ đặt người chết tại chỗ ngủ hoặc ở gian
giữa rồi đắp chăn hoặc màn lên trên sau đó đặt cái pớ (đồ đan bằng tre nứa gần
giống như cái mẹt không có kẹp viền) bên cạnh thay mâm. Trên pớ đặt một đôi
đũa, một bát ăn cơm, một cái giỏ nhỏ đựng cơm, người chết là nam giới hút
thuốc thì đặt bên cạnh người chết một cái điếu hút thuốc lào (mang koóc).
Sinh đẻ. (a vẳn)
Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh. Người Mảng cũng có một số
kiêng cữ khi sinh con. Người phụ nữ mang thai kiêng không được đẻ con trong
nhà mà phải lán đẻ con ngoài rừng, ngoài suối. Theo người Mảng, mọi sinh linh

9


đều có hồn và ma bởi vậy khi đứa trẻ trong bụng mẹ chưa nhìn thấy mặt trời,
nên chưa được công nhận là con người cũng chưa có hồn ma do đó chưa được
nhập với ma nhà. Đứa trẻ đẻ ở ngoài sau đó nhập với ma nhà và được đưa vào
nhà. Do cuộc sống du canh du cư, địa bàn cư trú vùng sâu hẻo lánh, nhận thức
xã hội còn thấp nên dẫn đến tình trạng trẻ sinh ra không an toàn, việc nuôi
dưỡng không đảm bảo tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và mắc bệnh dịch khá cao.
Thứ hai,về văn hóa tinh thần của người Mảng.
Bản sắc văn hóa, sự độc đáo trong văn hóa được thể hiện chủ yếu trong
đời sống tinh thần, những yếu tố như: tiếng nói, tín ngưỡng, tôn giáo, văn nghệ,
lễ hội dân gian,...là những giá trị được hình thành cùng với chiều dài lịch sử hình
thành nên dân tộc, là những yếu tố để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc
khác.
Là những cư dân bản địa, những người có công khai sinh lập địa trên miền
đất tây bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng. Nhiều thế hệ người Mảng đã
trải qua biết bao vất vả trong cuộc sống; vừa đối chọi với thiên nhiên vừa chống
giặc ngoại xâm vừa phải chịu những áp bức của các thế lực cai trị địa phương.
Xuất phát từ đó người Mảng luôn mong ước có một cuộc sống tốt đẹp, êm ấp có
được sức mạnh thần bí để chinh phục thiên nhiên, chiến thắng những ác độc phi
lý. Những ước mơ trong sáng, lành mạnh đó đã tạo đẹt cho người Mảng một trí
tưởng tượng phong phú, đa dạng, huyền bí và đầy sức lôi cuốn thuyết phục lòng
người qua những hình ảnh, câu truyện thần kỳ sinh động...
Trong quan niệm người Mảng, Mon Ten (trời) là vị thần cao siêu ngự trị
trên trời cách xa thế giới con người trần gian. Mon Ten là vị thần sáng tạo ra con
người, nặn ra vạn vật trên trần gian. Xuất phát từ quan niệm vạn vật hữu linh
nguyên thủy, Người Mảng cho rằng từ cây cối, núi, sông, suối, hòn đá... đều có
ma (pli). Bởi thế loài người cũng như vậy, đều có phần xác và phần hồn. Tồn tại
trong phần xác là phần hồn, xác có thể nhìn thấy bằng mắt thường còn phần hồn

không thể nhìn thấy được, nó tồn tại dưới dạng tâm linh khi phần xác không
hoạt động nữa. Cuộc sống của phần xác và phần hồn tồn tại ở hai thế giới khác
nhau và phần hồn tồn tại mãi mãi.
10


Trong thế giới ma quỷ người Mảng cũng quan niệm rằng có ma tốt và ma
xấu. Ma tốt gần gũi và giúp đỡ con người còn ma xấu chỉ chuyên là điều ác có
hại cho con người.
Trong tín ngưỡng dân tộc Mảng ngoài thờ cúng các vị thần linh họ còn
thờ cúng nhiều loại ma từ ma rừng, ma núi, ma sông, ma tổ tiên... Trong đó, thờ
ma dòng họ, thờ bố mẹ là những truyền thống dẫn dắt đến các nghi thức cúng
trong nông nghiệp liên quan đến hồn lúa (ta nhủy lẳm).
Người Mảng thờ cúng tổ tiên trong nhà, họ chọn một cây cột chính làm
nơi thờ. Người Mảng mặc dù người chết được chôn cất tử tế nhưng việc chăm
sóc mồ mả chỉ thực hiện lúc đầu sau đó là bỏ, bởi vậy thờ cúng tổ tiên trong nhà
rất có ý nghĩa. Việc thờ cúng của dân tộc Mảng không được tổ chức vào các
ngày giỗ trong năm mà thường tổ chức chung với các dịp cúng khác.
Đồ lễ tín ngưỡng, cúng giỗ của người Mảng chủ yếu là cơm nếp, rượu,
thịt, muối và ớt. Tín ngưỡng của người Mảng có phần vay mượn của các dân tộc
láng giềng tuy nhiên như vậy không làm mất đi nét độc đáo, riêng biệt của một
tộc người.
2. Những giá trị văn nghệ dân gian của người Mảng.
2.1. Thơ ca.
Thơ ca của người Mảng là những sáng tác được diễn xướng, lưu truyền
bằng lời ca tiếng hát và những câu nói có vần điệu. Nội dung thơ ca gắn liền với
cuộc sống sinh hoạt của người dân, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của con
người và tinh thần đoàn kết, sum vầy.
Ta cùng xòe chúc mừng nhà mới
Ta cùng hát chúc mừng nhà mới

Ta cùng múa xòe vui vẻ
Ta cùng vui vẻ cây lúa mới mọc lên…
(Ăm xoỏng - Hát lên nhà mới)
Dân tộc Mảng sử dụng ngôn ngữ gắn liền với âm nhạc hoặc có tính nhạc
để truyền tải những nội dung tư tưởng mang tính triết lý, giáo dục hoặc tự sự. Vì
vậy, thơ ca dân gian của dân tộc Mảng còn góp phần phản ánh tâm tư tình cảm,
11


tính cách tộc người, bảo tồn và phát huy giá trị ngôn ngữ…
Gia đình có ăn rồi anh em tập trung về nhà ăn mừng năm mới.
Năm mới, anh em hãy tập trung về như cá về với nước
Anh em hãy về tập trung chung vui năm mới
Như tất cả đàn chim tập trung vào ăn quả
(O xoỏng chi gò mó no mể Hát chúc năm mới)
Thơ ca dân gian của dân tộc Mảng luôn mang tinh thần phóng khoáng, cởi
mở. Nội dung của thơ ca bao trùm trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống cá nhân và
cộng đồng, được sử dụng khi lao động trên nương, quăng chài, lúc nghỉ ngơi,
vui chơi, hội hè, ngày lễ Tết, đám cưới, nghi lễ lên nhà mới, kêu gọi mọi người
trong cộng đồng cùng chung vui.
Anh làm được cái nhà mới em đến để dự
Anh đã làm được một cái nhà mới to
Tất cả anh em tập trung về mừng nhà mới
Cùng chúc chén rượu mừng vui gia đình
(Chi gở mó - Chúc nhà mới)
Có thể thấy thơ ca dân gian của dân tộc Mảng rất đồ sộ, phong phú và đa
dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Tuy nhiên, thơ ca dân gian của dân tộc Mảng
hiện đang bị mai một dần do đan xen, giao thoa văn hóa với cộng đồng dân tộc
khác gần gũi xung quanh. Vấn đề cấp bách hiện nay là bảo tồn, tiến tới khôi
phục vốn thơ ca dân gian của người Mảng trước khi các nghệ nhân cao tuổi của

dân tộc này mất dần. Việc làm này không chỉ góp phần ngăn chặn sự suy thoái
về văn hóa của một tộc người mà còn là một việc làm tri ân đối với họ.
2.2. Nhạc cụ.
Nhạc cụ của người Mảng khá nghèo nàn và đơn giản, đều được làm bằng
tre nứa và các vật liệu thông thường. Ngoài trống, Chiêng, Công (Pai lãng)
người Mảng còn có sáo pí (lỡ làm) được làm bằng ống trúc hoặc nứa, phần đầu
(hồi có gắn lưỡi gà, trên thân pí có khoét các lỗ theo ngón tay để thay đổi âm
thanh. Pí của người Mảng khi thổi ảo diệu cũng tương tự như pí của người Khơ
12


Mú, người Thái. Đàn của người Mảng cũng được làm bằng quả bầu, có hai dây
giống như tính tấu của người Thái. Người Mảng gọi đó là “túng”. Trọng những
cuộc vui, để tạo không khí vui nhộn, người Mảng còn tạo nên những âm thanh
mới bằng cách dũng các ống tre, nứa để gõ.
2.3. Truyện thần thoại, cổ tích....
Trong câu chuyện của họ con người là 1 đối tượng trung tâm được miêu tả
theo bút pháp thần thoại. Con người được Mon Ten sáng tạo và nuốt ngọc nên
có trí khôn, được làm chúa cai trị muôn loài, chinh phục thiên nhiên. Trong câu
truyện của người Mảng yếu tố siêu nhân kỳ ảo luôn xuất hiện những mức độ
khác nhau tùy thuộc vào từng nội dung cốt truyện. Những yếu tố kỳ ảo đó xuất
hiện giúp nhân vật trong truyện 1 cách đúng lúc làm cho câu truyện trở nên ly kỳ
và hấp dẫn hơn. Trong truyện cổ tích thần thoại của người Mảng ta dễ nhận thấy
mơ ước khát vọng của họ có một sức mạnh siêu nhiên để chinh phục thiên
nhiên, đánh đuổi kẻ thù.
Người Mảng đã sáng tạo ra 1 nền văn học dân gian phong phú và độc đáo.
Song với tính chất truyền miệng nên những tác phẩm của họ thường hay bị làng
quên, thêm hoặc bớt của những người kể.
SỰ TÍCH SUỐI GIUM BAI VÀ SÔNG GIUM NA
Thửa xưa, sau trận đại hồng thuỷ, trời và đất đã phân cách xa nhau. Con

người không còn tồn tại, mặt đất lúc bấy giờ chỉ toàn rừng cây bạt ngàn và
muông thú. Trên các cây cao chim muông đua nhau làm tổ, dưới mặt đất loài thú
sinh sống thành từng bầy, đàn.
Thấy mặt đất rộng rãi mà không có người sinh sống, Mon Ten nghĩ phải
thả con người xuống mặt đất để con người gieo trồng và cai quản các loài vật.
Mon Ten thả xuống một đôi trai gái nhưng mỗi người lại bị thả xuống một ngọn
núi cách xa nhau. Chàng trai được thả xuống núi Huổi Luông, còn có gái được
thả xuống núi Gium Bai. Sau khi được thấ xuống, chàng trai và cô gái mỗi
người đến bắt tay vào việc dựng lều để ở rồi phát rẫy, làm nương trồng lúa ngô,
hái rau, tìm nấm và bắt cá để sinh sống.
Qua nhiều năm, tuy cuộc sống của họ đầy đủ nhưng họ đều cảm thấy vô
13


vị và buồn vì không có ai làm bầu bạn, không ai truyện trò hằng ngày.
Một hôm vào rừng săn chim, bẫy thú, chàng trai đứng ở núi Huổi Luông
nhìn về phía núi Gium Bai thì thấy có những Iàn khói đốt nương bay lên Chàng
trai mừng rỡ, đoán chắc ở đó có người đang sinh sống nên Chàng quyết định
phải đến nơi đó để tìm gặp con người.
Chàng trai cắt rừng rẽ cây, vạch lối thẳng hướng Gium Bai thì đi. Vượt
qua nhiều đồi, núi, rừng rậm khe sâu rồi chàng cũng tìm được đến nơi Cô gái
đang làm nương trồng lúa. Gặp nhau, đôi trai gái mừng khôn xiết, họ quấn quýt
bên nhau, thổ lộ với nhau mọi niềm vui, nỗi buôn, kể cho nhau nghe Cuộc sống
tuyệt vọng trong những ngày đã qua... Chàng trai ngỏ lời với cô gái:
- Có lẽ duyên trời đã định sẵn cho đôi ta.
Nàng có đồng ý làm vợ ta không hai ta sẽ cùng nhau sinh thật nhiều con
cho mảnh đất này ngày một thêm đông vui.
Người con gái nghe vậy thì rất vui mừng nhưng nàng còn e ngại:
- Chàng ơi! Đất nơi đây còn nhỏ hẹp và nước cũng còn ít quá, nếu sau này
con của chúng lại sinh ra đông thêm sẽ thiếu chỗ ở, thiếu nước để dùng và sinh

sống.
- Hay nàng theo ta về núi Huổi Luông nhé!
- Như thế cũng chưa ổn đâu chàng ạ!
-Ý nàng là sao cứ nói rõ. Chúng ta sẽ cùng lo tính mọi chuyện.
-Em định thế này: Chàng trở về Huổi Luông bới đất cho nước chảy về
vùng này, còn em ở đây bới đất để nước Gium Bai chảy xuống dưới, hai dòng
nước gặp nhau ở đâu chúng mình sẽ sống cùng nhau ở đó.
-Nàng nghĩ vậy phải lắm. Rộng rãi lại có nhiều nước, con cháu chúng
mình sẽ không sợ đất chật, không lo thiếu nước nữa.
Hai người đồng lòng, thuận ý và họ bắt tay vào công việc. Chàng trai trở
lại Huổi Luông không quản ngại mệt nhọc, ngày đêm miệt mài đào bới đất, quên
cả nghỉ ngơi. Đất đá chàng bới sang hai bên tạo nên những núi cao. Khe sâu, do
chàng bới, nước reo chảy ầm ầm. Còn người con gái ở Gium Bai cũng mải miết
đêm ngày làm lụng không biết mệt. Nàng bới đất, khơi dòng để nước Gium Bai
14


chảy xuôi về dưới. Nhưng do sức nàng yếu không thể bới đất thành khe rộng
được nên dòng chảy từ Gium Bai nhỏ hơn dòng chảy ở Huổi Luông.
Không bao lâu, hai dòng nước do chàng trai và có gái đầu dẫn để gặp
nhau, hoà vào thành một rồi cùng chảy về sông Nậm Té (sông Đà) ở đoạn dưới.
Dòng nước do Chàng trai bới đất lớn hơn được gọi là sông Giùm Na. Còn dòng
chảy do người con gái bới đất mà thành nhỏ hơn được gọi là suối Gium Bai (còn
gọi là suối Nậm Ban).
Chỗ hai dòng nước gặp nhau về sau có tên gọi là Hát Sum.
Về sau con cháu họ sinh sôi ngày càng đông đúc và phân chia đi ở các
vùng khác nhưmg vẫn gắn với nguồn nước Gium Bai và sông Gium Na. Vùng
đất mà đôi trai gái sinh sống khi xưa gọi là Gium Bai chính là quê hương của
người Mảng
Còn đôi trai gái chính là tổ tiên của người Mảng.

Câu chuyện về sự tích suóĩ Gium Bai và sông Gium Na được lưu truyền,
kể lại qua các đời con cháu người Mảng. Người Mảng không bao giờ quên.và họ
luôn tự hào về truyền thống lao động không mệt mỏi của tổ tiên họ, những người
đã có công khai phá, sáng tạo ra vùng đất quê hương của mình.
2.4. Múa.
Người Mảng hầu như không có điệu múa truyền thống, trong các cuộc vui
người Mảng thường cầm tay nhau tạo thành vòng tròn nhảy theo nhịp đánh
trống, tay vung về phía trước rồi lại đưa về phía sau. Múa xòe của Mảng được
gọi là xi xẹ thường được tổ chức múa trong những cuộc vui.
2.5. Thành ngữ dân tộc Mảng.
(Lời dạy con trẻ: Bó vẳn hà)
Coi đắc coi hý coi xã đã sở nắn
On Mạ bó sõn vẫn Sổ nhấc
Áo on- Mạ tuế sở nhấc áo ó mạ
Ô mạ trật suế vẵn hã.
Bó vẫn chỉ nã mạ tó giá, bó vẫn chỉ nẳ
Mạ tó giá chỉ nã chỉ nhắi
15


Vẫn hả vẩn bổ, đã ó tờ vẳn bổ
Pờ giũa hênh pờ Vặm
Bặt suê'vẵn há a bổ a òn a vẳn
Ngả òn ã â vắn bặt số vấn há a bổ
Vẩn hả là pạ bặt lốt tuồng bổ là á òn
Á vẳn suế há á òn á vẳn.
Phỏng dịch.
Từ từ ăn, từ từ uổng mới no lâu, đừng có vội
Bố mẹ dặn đúng phải hiểu phải nghe
Nghe lời bố mẹ mới thành người tốt

Con cháu ơi, nghe lời bố mẹ dạy đừng đi
trộm cắp, đi làm nhiều nương để bằng mọi người.
Đùng đánh con người ta, đánh người là có tội
Phải giữ trái tim luôn đập đều đều cho mình cũng như mọi người.
Các con cháu phãi Cố gắng học hồi mọi người cái tốt thì mới nên người.
3. Đánh giá và đề xuất biện pháp để quản lý, bảo tồn, phát huy các giá
trị của người Mảng.
Với đặc điểm môi trường tự nhiên thì môi trường sinh tồn của dân tộc
Mảng ở Mường Tè, Lai Châu là một vùng núi rừng trùng điệp xen lẫn những
thung lũng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, những dòng sông đỏ nặng phù xa.
Thiên nhiên hùng vĩ vừa gần gũi vừa hoang sơ đã tạo cho đồng bào dân tộc
Mảng ở Mường Tè, Lai Châu có được một bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo,
riêng biệt thống nhất trong đa dạng.
Sống trong những điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù
riêng, dân tộc Mảng đã cùng các dân tộc thiểu số ở Mường Tè, Lai Châu cùng
nhau cần cù lao động, cùng chung sức chung lòng đứng lên chống ách áp bức,
nô dịch của thực dân phong kiến và đế quốc để bảo vệ Tổ quốc, góp phần cùng
nhân dân trong tỉnh cũng như cả nước kiên trì đấu tranh giành độc lập, tự do cho
Tổ quốc. Đó là những cơ sở hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo
riêng của đồng bào Mảng ở Mường Tè, Lai Châu.
16


3.1. Phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo là điều kiện quan
trọng để đảm bảo hiệu quả công tác giữ gìn và phát huy các giá trị của
người Mảng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế là
một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn
bộ nhân dân ở Mường Tè, Lai Châu nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa
phát triển.

Có thể thấy rõ, việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc
Mảng ở Mường Tè, Lai Châu là một quá trình khó khăn và lâu dài, nó không thể
là sản phẩm chủ quan mà trước hết phải phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh
tế, vào tình hình và điều kiện cụ thể của địa phương. Đến nay, Mường Tè ,Lai
Châu vẫn là một trong những huyện nghèo của cả nước, trình độ phát triển kinh
tế thấp kém; kết cấu hạ tầng phức tạp; cơ cấu kinh tế chưa hợp lý, còn nhiều bất
cập; tổ chức quản lý bộ máy yếu; hiệu lực và hiệu quả thấp. Xen vào đó bệnh
quan liêu tham nhũng, chủ nghĩa cơ hội có chiều hướng gia tăng,... Điều đó ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu
số, trong đó có dân tộc Mảng. Vì vậy, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo
được khẳng định là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển văn hóa.
Để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân
tộc Mảng. Nhà nước cần có chính sách đầu tư và quản lý đầu tư tốt hơn nữa để
xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông; hỗ trợ vốn kỹ thuật và giống cây trồng, vật
nuôi cho đồng bào phát triển kinh tế - xã hội để từng bước xóa đói giảm nghèo.
Nhà nước và chính quyền địa phương cần tăng cường cán bộ khoa học kỹ thuật,
nhất là cán bộ biết tiếng dân tộc Mảng , đến từng bản làng hướng dẫn đồng bào
một cách cụ thể, thậm chí cần phải “cầm tay chỉ việc” tránh tình trạng chỉ đạo
chung chung. Điều quan trọng là tỉnh Mường Tè, Lai Châu phải đẩy mạnh việc
liên kết bốn nhà để làm tốt công tác bảo quản sản phẩm và có thị trường đầu tư
cho sản phẩm, từng bước đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực cho
đồng bào Mảng . Bên cạnh đó, trong các hoạt động văn hóa, thông tin nên lồng
ghép nội dung tuyên truyền các mục tiêu và các hoạt động kinh tế - xã hội. Các
17


cơ quan văn hóa cần kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hóa với tuyên
truyền, phát triển kinh tế - xã hội để đồng bào dân tộc Mảng hiểu và hăng hái
tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội ở địa
phương đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của công việc giữ gìn và phát huy

bản sắc văn hóa dân tộc Mảng.
3.2. Đẩy mạnh công tác giáo dục văn hóa, lịch sử văn hóa truyền
thống, nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào dân tộc Mảng ở Mường Tè,
Lai Châu hiện nay.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, với đường lối cải cách mở cửa, hội
nhập với thế giới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
chúng ta đang phải đối mặt với nhiều thử thách lớn hơn cả về kinh tế, chính trị
và văn hóa,... nhất là những mưu đồ phản động của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực văn hóa tư tưởng. Bởi vậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, đoàn kết
cộng đồng càng phải phát huy hơn bao giờ hết, bởi vì “mất nước nhiều khi còn
giành lại được. Nhưng để mất bản sắc văn hóa dân tộc sẽ là mất hết và mãi mãi.”
Để cộng đồng tộc người Mảng phát triển được trong quá trình toàn cầu
hóa, một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu là tăng cường giáo dục lịch
sử văn hóa truyền thống, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc,
giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là
tình yêu đối với đất nước; là lòng trung thành với Tổ quốc; là có khát vọng, có
hành động tích cực để phục vụ và đem lại nhiều lợi ích cho Tổ quốc, cho nhân
dân. Ngày nay chủ nghĩa yêu nước với nội dung cốt lõi là lý tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội.
Cùng với giáo dục chủ nghĩa yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc là giáo
dục lòng nhân ái, tình cảm cộng đồng dân tộc để phát huy truyền thống dân tộc
và giúp con người sống cân bằng trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập. Đồng thời, phải đặc biệt quan tâm giáo dục
tính cần cù sáng tạo trong lao động và học tập cho đồng bào Mảng để đồng bào
có thu nhập chính đáng và có nghề nghiệp chuyên môn vững vàng. Giáo dục
tinh thần dân chủ và công bằng xã hội, đây là hạt nhân của định hướng xã hội
18


chủ nghĩa trong lối sống mới, đạo đức mới.

Giáo dục chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc có hiệu quả hay
không tùy thuộc nhiều vào quá trình giáo dục và tự giáo dục trong các môi
trường gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó gia đình và nhà trường đóng vai
trò cực kỳ quan trọng.
Giáo dục gia đình cần nhấn mạnh giáo dục lối sống tình nghĩa, tinh thần
tương trợ đùm bọc lẫn nhau, thái độ chăm chỉ trong lao động, học tập và sinh
hoạt; giáo dục lòng kính trọng và biết ơn tổ tiên, biết ơn các anh hùng dân tộc.
Cùng với giáo dục gia đình, giáo dục trong nhà trường cần phải nhằm
nâng cao trình độ hiểu biết về lịch sử dân tộc, về khoa học hiện đại; giáo dục lý
tưởng, động cơ học tập và rèn luyện đúng đắn. Tất cả nhằm đào tạo những con
người có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có năng
lực và trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu sự nghiệp cách mạng.
Cần chú ý giáo dục lịch sử văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam nói
chung, dân tộc Mảng nói riêng. Đây là công việc truyền bá, chuyển giao những
giá trị lịch sử của dân tộc cho thế hệ mai sau, làm cho những giá trị đó khắc sâu
vào tiềm thức nhân dân, biến thành những tình cảm đẹp đẽ, niềm tin, động lực
có ý nghĩa đối với sự phát triển hiện tại.
Cùng với công tác đẩy mạnh giáo dục là nâng cao trình độ dân trí cho
đồng bào dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu
Nâng cao dân trí cho vùng đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay (trong
đó có dân tộc Mảng), là một trong những vấn đề được

Mường Tè ,Lai Châu

quan tâm hàng đầu. Bên cạnh trình độ kinh tế còn thấp kém, trình độ dân trí còn
rất nhiều hạn chế, càng làm cho người dân ít nhận thức được ý nghĩa của các giá
trị văn hóa, do đó bản thân họ cũng chưa có ý thức giữ gìn và phát huy các giá
trị văn hóa của dân tộc mình.
Nâng cao trình độ dân trí nghĩa là mở mang trí óc của mỗi cộng đồng, dân
tộc, là hoạt động khai trí cho nhân dân. Nâng cao trình độ dân trí không chỉ dừng

lại ở trình độ học vấn mà còn là sự phổ biến kiến thức phổ thông về khoa học kỹ
thuật; về toàn bộ thể chế chính trị - xã hội; về hiến pháp và pháp luật; về các
19


chuẩn mực đạo đức và luân lý; về các quan điểm thẩm mỹ tiến bộ trong thưởng
thức nghệ thuật và trong sinh hoạt giao tiếp, về dân số và kế hoạch hóa gia đình;
về ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại.
Cần phải tạo điều kiện hơn nữa về mọi mặt để con em các gia đình trong
diện chính sách, con em là người dân tộc thiểu số, gia đình nghèo được học tập.
Đặc biệt là con em ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và núi cao. Cần phải
thực hiện tốt hơn chương trình xã hội hóa giáo dục, mở rộng nhiều loại hình
trường bán công, dân lập, tư thục. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú
và bán trú, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
về trình độ lý luận chuyên môn nghiệp vụ. Mô hình trường dân tộc nội trú và mô
hình bán trú liên xã rất phù hợp với việc phát triển giáo dục ở vùng sâu vùng xa,
do đó cần tiếp tục nâng cao cơ sở vật chất, bổ sung đội ngũ giáo viên để phát
triển mạnh hơn nữa.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, cần triển khai thực
hiện tốt mục tiêu phổ cập chương trình tin học cơ sở, không chỉ cho các trường
trung tâm thị xã, thị trấn mà cần ưu tiên tới các trường con em dân tộc thiểu số ở
vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong khu vực để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi trong
giai đoạn mới. Tạo điều kiện cho các em tiếp cận dần với khoa học – công nghệ
để từng bước giúp các em nâng cao trình độ, hiểu biết, theo kịp với xu thế chung
của thời đại.
Đẩy mạnh công tác giáo dục và nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào
dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu làm cho đồng bào nhận thức được ý nghĩa
của các giá trị văn hóa dân tộc, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị
văn hóa của dân tộc.
3.3.Đổi mới chính sách đối với cán bộ làm công tác văn hóa tạo động

lực cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mảng ở Mường
Tè, Lai Châu.
Đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa và cán bộ quản lý văn hóa là nhân tố
có vai trò quyết định đến hiệu quả công việc giữ gìn, lưu truyền và phát triển
văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong đó có văn hóa truyền thống dân
20


tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu .
Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người
Mảng ở Mường Tè, Lai Châu ở Mường Tè, Lai Châu, việc đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và làm công tác chuyên môn,
nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Do đó, phải
quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa và các tri
thức người Mảng ở Mường Tè, Lai Châu, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực
bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quý của
công tác này.
Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chuyên môn cần phải
tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có
thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển. Có chính sách ưu đãi để thu hút
nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại các tỉnh. Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ
phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo
điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ
phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc. Cần đổi mới
cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải
có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có
những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở làng,
bản.
Với đội ngũ cán bộ văn hóa, các nghệ nhân dân gian người dân tộc thiểu
số có chế độ thỏa đáng về lương, phụ cấp, nhà ở, chế độ nghỉ ngơi, khen

thưởng,... ưu tiên và tăng chi ngân sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn.
Có kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc ít người và cán bộ cho
vùng dân tộc thiểu số, chú ý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường dân tộc nội
trú trong tỉnh, dự bị đại học dân tộc, thực hiện tốt các tiêu chuẩn tuyển sinh cao
đẳng, đại học hệ cử tuyển, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số
cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao,.. Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu cả về
21


số lượng và chất lượng. Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên
để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu ở Mường Tè, Lai Châu.

22


KẾT LUẬN
Văn hóa với nội hàm phong phú, có ý nghĩa hết sức căn bản và vô cùng
rộng lớn, từ lâu đã trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Có thể
nói, văn hóa luôn đồng nghĩa với cuộc sống và sự phát triển. Con người ra đời từ
văn hóa, trưởng thành từ văn hóa.
Mỗi dân tộc với điều kiện và lịch sử của mình đều có một nền văn hóa với
những nét riêng, lâu đời và bền chặt, đó là bản sắc văn hóa. Bản sắc văn hóa là
một tiêu chí để khẳng định sự tồn tại của một dân tộc, giữ gìn bản sắc là cách
thức cơ bản để các dân tộc không tự đáng mất mình. Chính vì vậy, nghiên cứu
văn hóa, nghiên cứu đời sống văn hóa của các dân tộc là nghiên cứu toàn bộ
những sáng tạo và phát minh của các dân tộc trong lịch sử xã hội. Qua đó, để
tìm ra những đặc sắc, tinh túy trong hệ thống giá trị truyền thống văn hóa của

dân tộc, để tôn vinh, phát huy lên tầm cao mới để không ngừng phục vụ tốt hơn
cho cuộc sống các thế hệ hôm nay và mai sau.
Đối với dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu ở Mường Tè, Lai Châu, một
dân tộc đã có một nền văn hóa phong phú, độc đáo và hết sức đặc sắc, thì việc
giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc này ngày càng trở nên đặc
biệt cần thiết trong điều kiện hiện nay. Nếu làm tốt được điều này thì không
những chúng ta có thể giữ gìn những nét văn hóa riêng đáng tự hào của một dân
tộc, mà còn phát huy được sức mạnh tiềm tàng vốn có của nó từ bao đời nay,
góp phần xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tuy nhiên, chúng ta không thể giữ gìn và phát huy tất cả những giá trị văn hóa
tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc Mảng ở Mường Tè, Lai Châu, bởi có những nét
văn hóa đã tỏ ra không còn phù hợp hoặc không còn giá trị thậm trí còn gây cản
trở cho sự phát triển của dân tộc. Vì vậy, chúng ta chỉ nên và cần thiết giữ gìn và
phát huy những nét văn hóa nào thực sự có giá trị, đã và đang chịu ảnh hưởng
của nền kinh tế thị trường, ảnh hưởng của những nguyên nhân khác nhau dẫn tới
nguy cơ mai một bản sắc như văn hóa lúa nước, các giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể như: nhà ở, trang phục, ẩm thực, ngôn ngữ, văn nghệ dân gian,... các
giá trị văn hóa với tư cách là thiết chế xã hội: gia đình, làng bản,...
23


Nói tóm lại: Xã hội đã nhận thức một cách sâu sắc rằng sự bảo tồn bản sắc
văn hóa của mỗi dân tộc. Bảo tồn tính phong phú và đa dạng của nền văn hóa
chung và của toàn nhân loại,... sẽ là hành trang không thể thiếu để con người
bước vào thiên niên kỷ mới. Với quá trình toàn cầu hóa hiện nay của thế giới,
việc giao lưu hợp tác về văn hóa giữa các nước sẽ ngày càng được mở rộng hơn.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để quá trình hội nhập phát triển bền
vững, hội nhập mà không đánh mất mình thì vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc là một trong những yêu cầu vừa tự nhiên, vừa cấp thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu chính đáng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, đồng thời

đây cũng là yêu cầu của cộng đồng thế giới muốn tìm hiểu nền văn hóa, con
người Việt Nam.

24


×