Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

luận văn công nghệ sản xuất cát nghiền nhân tạo từ mạt đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.21 KB, 21 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: “Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ
sản xuất cát nghiền từ nguyên liệu đá mạt”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
4. Thời gian thực hiện: 20 tháng, từ tháng 8/2017 đến tháng 3/2019.
5. Dự kiến kinh phí thực hiện:
5.082.900 Triệu đồng
Trong đó:
- Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương:
1.950.000 triệu đồng
- Ngân sách sự nghiệp khoa học địa phương:
1.957.900 triệu đồng
- Nguồn khác:
1.175.000 triệu đồng
6. Tính cấp thiết của dự án:
Tốc độ xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân
dụng ở nước ta ngày một tăng, đòi hỏi phải sử dụng một khối lượng vật liệu
xây dựng khổng lồ, trong đó cốt liệu xây dựng chiếm một tỷ trọng lớn. Cốt liệu
xây dựng là thành phần vật liệu chủ yếu của lớp móng đường giao thông (lớp
base và subbase), nó cũng là thành phần chiếm khối lượng lớn (tới hơn 80%)
trong bê tông xi măng và vữa xây dựng. Cốt liệu xây dựng bao gồm: cốt liệu
lớn (sỏi và đá dăm) có kích thước >5mm và cốt liệu nhỏ (cát tự nhiên và cát
nghiền) có kích thước <5mm. Sỏi và cát tự nhiên tồn tại ở dạng trầm tích, rời
rạc tại các mỏ hoặc sông, suối được khai thác dễ dàng không cần công nghệ
khoan, nổ phá. Đá dăm và cát nghiền được sản xuất từ đá nguyên khối. Quy
trình sản xuất đá dăm và cát nghiền bao gồm các công đoạn: khai thác (khoan,
nổ phá) và gia công đá (đập, nghiền, sàng, rửa…). Ở nước ta cốt liệu nhỏ chủ
yếu là cát tự nhiên vì việc sản xuất loại cốt liệu này rất đơn giản, chi phí thấp.
Việc sản xuất cát nghiền phức tạp hơn, đòi hỏi đầu tư lớn, chi phí sản xuất cũng


lớn nên giá thành của cát nghiền thường lớn hơn nhiều so với cát tự nhiên. Mặc
dù có chất lượng tốt (tương đương, thậm chí cao hơn cát thiên nhiên), nguồn
nguyên liệu để sản xuất dồi dào và phân bố rộng khắp trong cả nước, nhưng giá
thành sản phẩm cao là một trong những nguyên nhân làm cho cát nghiền chưa
được sản xuất rộng rãi ở nước ta.
Tuyên Quang có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú và đa dạng;
theo số liệu của Cục Địa chất Việt Nam – Bộ Công nghiệp tỉnh Tuyên Quang
1


có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau được phân bố ở các huyện
trong tỉnh. Trong đó đứng hàng đầu về trữ lượng và chất lượng là quặng sắt,
barit, cao lanh, thiếc, mangan, chì-kẽm, angtimon...là yếu tố hết sức thuận lợi
cho phát triển công nghiệp khai thác , chế biến khoáng sản và công nghiệp
chế biến vật liệu xây dựng. Trữ lượng, chất lượng của từng loại khoáng sản
được đánh giá như sau:
* Mỏ kim loại:
- Sắt: Đã phát hiện 17 điểm mỏ quặng với tổng trữ lượng dự báo
khoảng 7 triệu tấn. Một vài điểm quặng có trữ lượng đáng kể như điểm Phúc
Ninh, điểm Tân Tiến, điểm Cây Nhãn (huyện Yên Sơn), trữ lượng lần lượt
khoảng 2,4 triệu tấn, 2,2 triệu tấn và 0,5 triệu tấn; điểm Cây Vầu (huyện Hàm
Yên) trữ lượng lkhoảng 1,5 triệu tấn.
- Thiếc: Đã phát hiện 12 điểm có quặng, tập trung ở huyện Sơn Dương.
Tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2.
- Mangan: Có 8 điểm mỏ tập trung chủ yếu ở huyện Chiêm Hoá (7 điểm)
và huyện Na Hang (1 điểm). Đã có 2 điểm được thăm dò là Nà Pết, Phiêng
Lăng (huyện Chiêm Hoá) với trữ lượng dự báo khoảng trên 2,416 triệu tấn.
- Chì - kẽm: Có 24 điểm mỏ, tập trung ở thành phố Tuyên Quang,
huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Na Hang. Mới có 6 điểm mỏ
được đánh giá trữ lượng ở cấp C2 = 195.927 tấn Pb Zn. Hàm lượng Pb<10%;

Zn<30%. Tổng trữ lượng cả cấp dự báo là 1.590.000 tấn chì - kẽm kim loại.
Quặng kẽm dùng để luyện ô xít kẽm ZnO phục vụ công nghệ hoá chất, công
nghệ nhẹ và y tế và luyện kẽm kim loại.
- Angtimoan: Đã phát hiện 15 điểm, trong đó Chiêm Hoá có 10 điểm, Na
Hang 4 điểm, Yên Sơn 1 điểm. Có 4 điểm là Khuôn Phục, Hoà Phú, Làng Vài,
Cốc Táy (Chiêm Hoá) đã được thăm dò với trữ lượng khoảng 1,2 triệu tấn.
* Mỏ không kim loại:
- Barit : Đã phát hiện 24 điểm quặng thuộc các huyện Sơn Dương, Yên
Sơn và Chiêm Hoá. Các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế,
Ngòi Thia, Đùng Bùng (Sơn Dương); Làng Chanh, Xóm Hoắc, Xóm Húc
(Yên Sơn) và Hạ Vị (Chiêm Hoá), có trữ lượng trên 2 triệu tấn và hầu hết là
mỏ lộ thiên, điều kiện khai thác khá thuận lợi. Đây là loại khoáng sản có tiềm
năng và ý nghĩa xuất khẩu lớn đối với nền kinh tế của Tuyên Quang.
- Đá vôi xây dựng: Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có rất nhiều điểm
mỏ đá vôi đạt chất lượng tốt trong xây dựng. Theo tài liệu địa chất đánh giá
2


tại 9 điểm mỏ đá vôi (Tràng Đà - thành phố Tuyên Quang; ...) có tổng trữ
lượng cấp P2: 783 triệu m 3, chất lượng tốt, trữ lượng tập trung, cho khả năng
sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng quy mô lớn và tại chỗ.
- Cao lanh – fenspat: Có nhiều điểm rải rác như Hào Phú, Vân Sơn
(Sơn Dương), Nghiêm Sơn (Yên Sơn). Lớn nhất là điểm mỏ Đồng Gianh
(Sơn Dương) có 11 thân quặng với trữ lượng dự báo khoảng 5 triệu tấn. Điểm
mỏ cao lanh Hào Phú (Sơn Dương) trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn. Điểm
mỏ cao lanh Thái Sơn (Hàm Yên) trữ lượng dự báo 1,075 triệu tấn.
- Nước khoáng – nước nóng: Có 2 điểm đáng chú ý là Bình Ca và Mỹ
Lâm. Trong đó mỏ nước khoáng Mỹ Lâm có trữ lượng nước khoáng là là 1.474
m3/ngày cấp B C1 C2, trong đó cấp B: 492 m 3/ngày; cấp C 2: 248 m 3/ngày.
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng

sản khác như vônfram, pirit, kẽm, chì, đất sét, vàng, cát sỏi,… nằm rải rác cũng
là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu.
Trong quá trình sản xuất đá dăm thải ra một lượng lớn phế thải, gọi là
đá mạt gồm chủ yếu các hạt <5mm. Lượng phế thải này chiếm tới 30 - 35%
khối lượng đá nguyên liệu ban đầu. Đá mạt về hình thức và nguồn gốc có thể
coi là cát nghiền vì nó cũng được nghiền từ đá. Tuy nhiên đá mạt lại là thải
phẩm của quá trình sản xuất đá dăm nên không có tiêu chuẩn quy định và
hướng dẫn sử dụng nó trong vữa và bê tông. Nguyên nhân là đá mạt không
đạt yêu cầu kỹ thuật đối với cát sử dụng cho vữa và bê tông về các chỉ tiêu:
thành phần hạt, hàm lượng hạt bụi. Ở Việt Nam đá mạt thường chỉ được sử
dụng chủ yếu làm gạch không nung. Khi đó đá mạt được trộn với vôi, tro xỉ
hoặc xi măng để tạo vữa đúc gạch. Ngoài ra đá mạt cũng được dùng để rải
trên mặt đường nhựa thấm nhập. Trong trường hợp đó, đá dăm được rải trước
trên mặt đường, sau đó tưới nhựa nóng để nhựa chảy đầy các khe kẽ của đá
dăm, cuối cùng rải đá mạt lên trên nhựa rồi lu lèn bằng xe lu. Như vậy đá mạt
sẽ xen vào lớp nhựa, làm chắc nhựa và không để nhựa dính vào quả lăn của
xe lu. Hiện nay mặt đường nhựa thâm nhập không nhiều, mà chủ yếu là
đường rải bê tông nhựa. Đá mạt được sử dụng như một thành phần của cốt
liệu nhỏ trong bê tông nhựa. Ở nhiều mỏ khai thác đá vôi làm vật liệu xây
dựng thông thường còn tồn trữ một khối lượng rất lớn chiếm khá nhiều diện
tích đất và gây ô nhiễm môi trường.
Trên địa bàn Tuyên Quang hiện có 27 cơ sở khai thác cát, sỏi được cấp
giấy phép đang còn hoạt động với tổng công suất theo giấy phép là 1,623 triệu
3


m3/năm; trong đó có 3 cơ sở sản xuất lớn, 14 cơ sở sản xuất vừa, còn lại là
sản xuất quy mô nhỏ công suất từ 10 - 30 nghìn m3/năm. Từ tháng 3/2011, có
3 cơ sở khai thác tại huyện Sơn Dương đã hết hạn giấy phép và ngừng khai
thác là Cty CP Kim Đức (138 nghìn m3/năm), Cty TNHH Thiện Long (75

nghìn m3/năm) và Cty CP Phú Tuyên (100 nghìn m3/năm).
Theo đánh giá của UBND tỉnh Tuyên Quang, một số đơn vị thiếu tinh
thần trách nhiệm trong việc quản lý, bảo vệ mỏ, không chấp hành đầy đủ nội
dung của giấy phép khai thác; vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản sai quy định;
khai thác không đúng thiết kế cơ sở được duyệt… Đặc biệt, việc sử dụng số
lượng lớn tàu cuốc khai thác cát, sỏi của các đơn vị được giao mỏ đã ảnh
hưởng lớn đến nền địa chất hai bên bờ sông, gây mất đất canh tác của nhân
dân, làm ảnh hưởng đến an toàn của hệ thống đê điều.
Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng phục vụ phát triển, đầu tư cơ sở hạ
tầng của tỉnh cần phải có những giải pháp khai thác các nguồn tài nguyên một
cách hiệu quả đi đôi với bảo về môi trường. Đặc biệt hạn chế khai thác cát tự
nhiên tại các lòng sông gây ra sói lở vào mùa lũ. Do vậy việc sử dụng cát
nhân tạo từ mạt đá là giải pháp khả thi, Lượng phế thải khổng lồ này được chế
biến thành các loại cát (cát trát, cát xây) không chỉ có ý nghĩa về mặt ứng dụng
thực tiễn và về mặt khoa học mà còn mang lại hiệu quả kinh tế, môi trường.
Tổng quan tình hình nghiên cứu triển khai và sản xuất trong và ngoài
nước:
Cát nghiền đã được sản xuất và sử dụng rất lâu. Theo các nhà sản xuất
và sử dụng ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Trung Quốc thì
hầu như ở tất cả các dây chuyền sản xuất đá xây dựng đều sản xuất được cát
nghiền. Các nước thiếu cát tự nhiên phải sử dụng đến cát nghiền: Bồ Đào
Nha, Pháp, Anh, Italia, Venezuela và cát nghiền đã là nguồn cốt liệu sử
dụng chính cho bê tông ở các vùng thiếu cát tự nhiên. Ở Bồ Đào Nha hiện có
75 cơ sở sản xuất với tổng công suất khoảng 800.000 tấn/năm. Ở Anh sản
xuất khoảng 700.000 tấn/năm, riêng ở bắc đảo Irland là 450.000 tấn/năm
Đặc biệt cát nghiền được dùng sản xuất dùng cho xây dựng các đập nước lớn
như đập Sagulinh ở Indonesia từ đá andesite, đập Chonarit trên sông Lakhdar
đông Manakesh từ đá vôi, đập Jebha ở Nigieria từ đá granit, đập Grand
Maison của Pháp từ đá gneisquazt, đập Vueltosa của Venezuela [1]. Đặc biệt
trong đó Trung Quốc là quốc gia ứng dụng công nghệ này thành công nhất

như đập Tam Hiệp sử dụng cát nghiền cho đập RCC lớn nhất thế giới.
4


Các cở sở sản xuất hiện nay đều ở mức cơ giới hóa và tự động hoán
cao, không còn lao động thủ công trên dây chuyền. Toàn bộ hoạt động của
dây chuyền sản xuất được khống chế trong phòng điều khiển. Cốt liệu lớn (từ
5÷80mm) và cốt liệu nhỏ (<5mm) đều được sản xuất ra trên cùng một dây
chuyền. Trong đó được bổ sung máy cho nghiền cốt liệu nhỏ. Cốt liệu nhỏ
(<5mm) đều được phân thành hai loại cỡ hạt.
- Cỡ hạt lớn từ 1,6mm (hoặc 2,5mm) đến 5mm. Cỡ hạt từ 1,6mm (hoặc
2,5mm) là do từng cơ sở sản xuất quy định.
- Cỡ hạt nhỏ là <1,6mm (hoặc <2,5mm) 5
- Tùy theo nhu cầu sử dụng mà phối trộn hai loại cỡ hạt trên theo tỷ lệ yêu cầu.
Các dây chuyền sản xuất trên đều có hệ thống rửa cát để tách bớt lượng
hạt mịn (<0,15mm) và tạp chất bụi khác. Hàm lượng bụi, bùn, sét
(<0,075mm) được quy định từ 5÷8%. Loại thiết bị được sử dụng trong dây
chuyền là khác nhau, phụ thuộc vào tính chất của đá, thời gian mua sắm thiết
bị và công suất dây chuyền.
Trên thế giới có nhiều công ty sản xuất thiết bị công nghệ sản xuất cát
nhưng đáng chú ý nhất là 3 công ty lớn đã cung cấp nhiều thiết bị sản xuất
cát nghiền, đó là: Công ty Nordberg (Pháp), Terex (Anh), Svedala (Mỹ).
Riêng công ty Nordberg đã cung cấp thiết bị nghiền cát cho các khu vực thuộc
Bồ Đào Nha, Italia, Đức, Pháp, Colombia, Tây Ba Nha, Trung Quốc,
Venezuela, Indonesia Công nghệ sản xuất ở các nước gần giống nhau. Công
đoạn nghiền chia làm 3 giai đoạn
+ Nghiền sơ bộ: Máy nghiền hàm
+ Nghiêng trung gian: Máy nghiền hàm, búa, côn
+ Máy nghiền mịn: Máy nghiền búa, côn, que (trong đó máy nghiền
côn loại chất lượng cao (HP) đã có nhiều lợi thế và thay thế hoàn toàn máy

nghiền que).
Trong công nghệ bê tông chất lượng cao, bê tông tự lèn . cát nhân tạo
còn được sử dụng như một thành phần quan trọng trong thành phần cốt liệu.
Thông thường ở các nước công nghiệp phát triển, cát nhân tạo được sản xuất
ở những vùng thiếu hoặc không có cát tự nhiên và ở hầu hết các cơ sở sản
xuất đá xây dựng như một công đoạn cuối cùng để tận dụng tài nguyên và
bảo vệ môi trường. Cát nhân tạo đã trở nên hết sức phổ biến trên thế giới, tại
châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc .
5


- Từ năm 2010 đã có một số dây chuyền sản xuất cát từ khối được lắp
đặt ở một số tỉnh phía Nam. Đến năm 2015 có khoảng 25 dây chuyền đã hoạt
động với tổng công suất thiết bị tương đương 3,5 triệu tấn/năm. Giải pháp
công nghệ chung là sử dụng máy nghiền ly tâm (VSI) kết hợp hệ thống sàng
rung để phân loại kích thước hạt.
- Tại các tỉnh phía Nam, sản phẩm cát nghiền đã được sử dụng rộng rãi
ở các đơn vị sản xuất cấu kiện BTCT chất lượng cao như Công ty Cổ phần
Beton 6, Phan Vũ Group, Công ty Cổ phần Sản xuất và Xây dựng Hưng Long
Phước. Nhiều trạm trộn bê tông thương phẩm và một số dự án yêu cầu chất
lượng vật liệu cao cũng sử dụng sản phẩm này. Sản phẩm được đánh giá cao, đem
lại chất lượng bê tông vượt trội so với cát tự nhiên và có lợi thế về mặt kinh tế.
- Năm 1999, Viện Vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng đã thực hiện thành
công đề tài “Nghiên cứu cát nhân tạo sử dụng trong bê tông và vữ xây dựng”.
Đề tài đã được nghiệm thu năm 2002 cấp nhà nước và được đánh giá cao và
xếp loại xuất sắc. Đề tài đã tiến hành khảo sát và thí nghiệm cho thấy một số
tỉnh có nguồn nguyên liệu đá khá phong phú, hợp cách, có thể sử dụng làm
cát nhân tạo. Chất lượng đã được Chứng minh trong việc sử dụng nhân tạo
cho bê tong thủy điện Sơn La.
9.3. Cơ sở pháp lý

Quyết định số 13/2009/QĐ-UBND ngày 15/9/2009 của UBND tỉnh
Tuyên Quang về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến
năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang.
Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 06/8/2011 của UBND tỉnh
Tuyên Quang; Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 13/2009/QĐUBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch phát triển vật liệu xây
dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang.
Quyết định số 491/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND tỉnh Tuyên
Quang Quyết định phê duyệt Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển
công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao
- Hiện tại nguồn cung cấp cát chủ yếu cho thị trường vật liệu xây dựng
tại miền Bắc chủ yếu lấy từ nguồn cát tự nhiên. Theo thống kê thì hàng năm
ngành xây dựng cần đến hàng trăm triệu tấn cát vàng. Việc khai thác cát quá
nhiều đã gây sạt lở nghiêm trọng nhiều đoạn sông trên cả nước, do cát không
6


kịp tái tạo. Hơn nữa, nhiều con sông đầu nguồn đã có các công trình thủy
điện, thủy lợi hiện hữu, chặn phần lớn cát vàng từ đầu nguồn.
- Máy sản xuất cát bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, người Đức cho ra đời máy
nghiền rô - tô trục đứng, thực chất là “máy nghiền ly tâm va đập”, chất lượng
sản phẩm cao hơn nhiều so với máy nghiền thông thường. Từ đó đến nay,
hàng chục nhà chế tạo ở các nước khác nhau trên thế giới đã cải tiến, cho ra
nhiều dòng máy với tính năng vượt trội hơn, song vẫn theo nguyên lý “nghiền
ly tâm va đập”, sử dụng nhiều hợp kim cứng như “vonfram - crôm” để chống
bào mòn các chi tiết máy…
- Trên thế giới hiện nay, cát nghiền đang được dùng phổ biến, không
những để thay thế cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt mà còn do tính chất
đặc biệt của nó: hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh modul và tỷ lệ thành
phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau (như bê

tông asphalt, bê tông macrosell, bê tông xi măng, bê tông đầm lăn, bê tông
mác cao đặc biệt…). Loại cát nghiền cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa
đường, rút ngắn thời gian thi công và tăng tuổi thọ công trình.
Trong công nghệ sản xuất cát nhân tạo, kích cỡ hạt thành phẩm được
kiểm soát bằng hệ thống sàng rung đảm bảo modul của sản phẩm theo đúng
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Ưu điểm của công nghệ áp dụng:
- Dây chuyền sản xuất cát được tự động hóa cao trong quá trình vận
hành, hoạt động với chi phí thấp.
- Nó được thiết kế với công suất nghiền cao, tiêu thụ điện năng thấp.
- Kích thước các sản phẩm đầu ra đồng đều, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc
gia về sản xuất cát.
- Vận hành đơn giản, bảo trì dễ dàng và phát thải ô nhiễm thấp.
Để đảm bảo loại bỏ tạp chất và tách bớt thành phần bột đá trong sản
phẩm, một hệ thống rửa cát bằng nước tuần hoàn được áp dụng đem lại hệ số
tạp chất rất thấp.
Ngoài ra, hầu hết bột đá trong nguyên liệu đầu vào được thu hồi bằng
máy ép lọc. Bột đá được ép bánh và có thể được sử dụng làm nguyên liệu cho
nhiều loại sản phẩm khác.
Toàn bộ hệ thống thiết bị được điều khiển tại buồng điều khiển trung tâm
với thiết bị điều khiển tự động.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
7


11.1. Mục tiêu chung
Xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ sản
xuất cát nghiền từ nguyên liệu đá mạt nhằm tận dụng hợp lý nguồn phế thải từ
ngành khai thác đá vật liệu xây dựng tại địa phương, tạo ra sản phẩm có hiệu

quả kinh tế cao góp phần vào việc phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp thu và làm chủ 02 quy trình công nghệ sản xuất;
- Xây dựng mô hình sản xuất cát nhân tạo công suất: 12 -35 m3/giờ;
- Đào tạo cho 05 kỹ thuật viên và tập huấn vận hành bảo dưỡng cho 50
lượt người dân là chủ một số cơ sở sản xuất đá xây dựng, vật liệu xây dựng.
12. Nội dung:
12.1. Mô tả công nghệ dự kiến ứng dụng
Trên thế giới hiện nay, cát nhân tạo đang được dùng phổ biến, không
những để thay thế cát tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt mà còn do tính chất
đặc biệt của nó: hạt cát đồng đều hơn, có thể điều chỉnh module và tỷ lệ thành
phần hạt theo từng yêu cầu cấp phối cho các loại bê tông khác nhau. Loại cát
nhân tạo cũng cho phép tiết kiệm xi măng, nhựa đường, rút ngắn thời gian thi
công và tăng tuổi thọ công trình.
* Mô tả quy trình công nghệ sản xuất:
- Nguyên liệu đá mạt sẽ qua băng tải chuyển vào máy nghiền cát để chế
tạo cát. Nguyên liệu đã qua máy nghiền cát chuyển lại máy sàng rung để tiếp
tục sàng lọc, các hạt cát sàng lọc đủ độ nhỏ theo quy định qua băng tải chuyển
đến máy rửa cát rửa sạch. Sau khi rửa sạch thành phẩm qua băng tải chuyển
vun lên đống sản phẩm. Dây chuyền sản xuất này hình thành giai đoạn tuần
hoàn khép kín. Máy nghiền cát và máy rửa cát quyết định lớn đến chất lượng
cát nhân tạo.
- Quá trình nghiền do “va chạm” ở tốc độ cao làm cho các hạt đá trong
máy nghiền cát vỡ ra tại các mặt cắt yếu nhất. Đặc tính này luôn đảm bảo các
hạt sản phẩm sau khi nghiền theo nguyên lý va chạm có hình dáng khối tròn
giúp cho bê tông có cường độ cao. Cát nghiền có phần trăm các hạt hình dáng
khối tròn thấp sẽ ảnh hướng rất lớn đến chất lượng bê tông. Máy nghiền cát
tốt là máy nghiền có hiệu xuất cao và đặc biệt phải tạo ra phần trăm hạt dạng
khối tròn cao.
8



- Sản xuất cát nghiền bằng phương pháp nghiền các tạp chất hay sét lẫn
trong cát không nhiều nên không phải là mối quan tâm chính. Thành phần hạt
mịn có đường kính nhỏ hơn 0,14 mm lẫn trong sản phẩm mới ảnh hưởng đến
chất lượng của cát nhân tạo. Chính vì vậy máy rửa cát trong dây chuyền sản
xuất cát nhân tạo quyết định rất lớn đến chất lượng của cát.
- Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cát nhân tạo là nguồn đá mạt kích
thước nhỏ hơn 14 mm. Sản phẩm đầu ra là cát mịn có mô đun độ lớn từ
0,7 đến 2.0 phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9205:2012.
12.2. Những nội dung trọng tâm thực hiện dự án
12.2.1. Khảo sát bổ sung:
Cơ quan chủ trì sẽ phối hợp với Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ
tiến hành khảo sát:
- Khảo sát thiết bị: tiến hành khảo sát thiết bị có nguồn gốc trong nước,
ngoài nước;
- Khảo sát nguồn nguyên liệu (đá vôi, mạt đá) trên địa bàn thực hiện dự
án và một số huyện trên địa bàn tỉnh;
- Khảo sát nhu cầu sử dụng cát nghiền tại địa phương.
12.2.2. Đào tạo, tập huấn và chuyển giao quy trình công nghệ
a) Trên cơ sở phê duyệt của Bộ KHCN và hợp đồng chuyển giao công
nghệ cơ quan chủ trì lựa chọn cán bộ đủ năng lực, trình độ thực hiện tiếp nhận
quy trình công nghệ và các tài liệu KHCN của các quy trình công nghệ. Tổ
chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ (viện Vật liệu xây dựng - Bộ Xây dựng) chủ
trì trong việc chuyển giao cho cơ quan chủ trì tiếp nhận và làm chủ 02 quy trình
công nghệ:
- Quy trình công nghệ sản xuất cát nghiền.
- Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Đào tạo và tập huấn công nghệ cho 05 kỹ thuật viên, công nhân vận
hành về các quy trình công nghệ sản xuất.

b) Tổ chức tập huấn cho 50 lượt người, đối tượng là một số doanh
nghiệp sản xuất, khai thác, sử dụng cát đá xây dựng trên địa bàn tỉnh nắm
được quy trình công nghệ sản xuất cát nghiền từ mạt đá.
12.2.3. Xây dựng mô hình sản xuất cát nghiền từ mạt đá:
a) Địa điểm xây dựng mô hình:
9


Địa điểm xây dựng mô hình dự kiến tại Xã An Khang - TP. Tuyên
Quang - Tỉnh Tuyên Quang. Đây là địa bàn gần nguồn nguyên liệu gần một số
cơ sở sản xuất đá, sỏi, cát xây dựng nhằm tận dụng được nguồn nguyên liệu
mạt đá loại thải cũng như giảm giá thành cho sản phẩm cát nghiền nhân tạo từ
mạt đá. Xã An Khang có giao thông thuận lợi về đường bộ cũng như đường
sông là điều kiện cho việc nhập nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm cát
nghiền.
c) Đầu tư mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị
Sau khi thuyết minh dự án được phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện.
Trên cơ sở đó cơ quan chủ trì sẽ trình Bộ KHCN phê duyệt kế hoạch đấu thầu
theo quy định của Luật và Nghị định của Chính phủ về đấu thầu theo nguyên
tắc của luật đấu thầu đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Hệ thống thiết bị chính trong dây chuyền dự kiến áp dụng
Sơ đồ công nghệ, thiết bị sản xuất cát nhân tạo:

Ghi chú:
10


1,3,5,7. Băng tải nguyên liệu

4. Máy sàng rung


2. Máy nghiền cát

6. Máy rửa cát

8. Hệ thống điều khiển

* Máy nghiền cát.
Nguyên lý làm việc của máy nghiền tác động ly tâm được phân thành
trung tâm thác liệu vào và trung tâm thác liệu vào hoàn toàn; căn cứ vào độ
kháng nén cường lực của nguyên liệu, tính ma sát tiếp xúc, nguyên lý làm
việc của máy nghiền ly tâm được phân thành hai nguyên lý nghiền “đá đánh
đá” và “đá đánh sắt”.
Máy nghiền tác động ly tâm vận dụng chuyển động tốc độ cao của vật
liệu và tính chất vật lý tự phá vỡ của vật liệu từ đó mà đạt được tác dụng
nghiền. Nguyên lý làm việc của trung tâm thác liệu vào hoàn toàn “đá đánh
đá” tương tự với nguyên lý làm việc của trung tâm thác liệu vào “đá đánh
sắt”. “Đá đánh đá” thích hợp nghiền những nguyên liệu có độ cứng, như đá
bazan... vv. Trong quá trình nghiền vật liệu văng ra từ bánh cắt cùng với tấm
lót phát sinh tác động xung kích, mà không trực tiếp vào thiết bị kim loại,
giảm thiểu hao mòn, từ đó giảm thời gian bảo dưỡng. Nguyên lý làm việc “đá
đánh đá” tạo ra sản phẩm có hình đẹp hơn, lượng bột ít. “Đá đánh sắt” thích
hợp nghiền những nguyên liệu có độ cứng nhỏ như đá vôi... vv. Nguyên lý
làm việc “đá đánh sắt” hiệu suất nghiền cao, phí tổn hại tấm bảo vệ cao, tạo ra
sản phẩm có hình chất lượng kém hơn.
– Kích thước đá vào lớn nhất

45mm

– Vận tốc quay


1360-1510 v/ph

– Năng suất đầu vào

190÷380 tấn/giờ

– Công suất động cơ điện

264kw

– Trọng lượng(không có động cơ điện)

16 tấn

– Kích thước bao

4560x2447x2778mm

– Số lượng

1 bộ

* Sàng rung:
Sàng phân loại có 02 lớp lưới mắt sàng để cho ra sản phẩm theo kích cỡ
hạt. Hạt có kích thước lớn được đưa trở lại máy nghiền cát, hạt có kích thước
đạt tiêu chuẩn sẽ đưa tiếp lên máy rửa cát.
11



– Kích thước mặt sàng

1750x5500mm

– Số lớp lưới

2 lớp

– Công suất động cơ điện

22 kw

– Trọng lượng

5,5 tấn

– Số lượng

1 bộ

* Máy rửa cát
Khi làm viêc, động cơ sau khi thông qua đai tam giác , máy giảm tốc và
bánh răng giảm tốc , kéo động vận chuyển của bánh có cánh quạt, cát đá vào
màng làm sạch, dưới bánh có cánh quạt vận hành chuyển động và mài với
nhau, trử bỏ tạp chất trên bề mặt , đồng thời phá lớp hơi nước của hạt cát ,để
lợi cho vắt nước; đồng thời thêm nước vào, trở thành dòng nước lớn,rửa đi tạp
chất và vật kỳ lạ nhỏ, tiếp đó từ cửa ra của màng làm sạch thải ra, hoàn thành
công việc làm sạch. Cát sửa sạch sẽ do cánh quát chuyển đi, cuối cùng cát đá
qua bánh có cánh quạt đổ đến màng đựng liệu, hoàn thành công việc làm sạch
của cát đá. Phần trên lưới sàng là cát thành phẩm theo băng chuyền về bãi sản

phẩm, phần bột đá dư đi cùng nước rửa cát được đưa về bể lắng.
– Hạt liệu vào lớn nhất

10mm

– Kích thước bánh có cánh quạt

3000x1600

– Công suất động cơ điện

15 kw

– Trọng lượng

3,3 tấn

– Khả năng sử lý

90-120 tấn/h

– Kích thước bao

3845x3000x3080mm

– Số lượng

1 bộ

* Băng tải

* Băng tải B1000x20m:
– Kích thước dải băng

1000mm

– Chiều dài vận chuyển

20m

– Công suất động cơ điện

22 kw

– Băng tải cao su

EP150-B1000x5ply

– Số lượng

2 bộ
12


* Băng tải B800x10m:
– Kích thước dải băng

800mm

– Chiều dài vận chuyển


10m

– Công suất động cơ điện

7,5 kw

– Băng tải cao su

EP150-B800x5ply

– Số lượng

1 bộ

* Băng tải B500x12m:
– Kích thước dải băng

500mm

– Chiều dài vận chuyển

12m

– Công suất động cơ điện

4 kw

– Băng tải cao su

EP125-B500x4ply


– Số lượng

1 bộ

Việc lắp đặt thiết bị, hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật là nội dung công
việc rất quan trọng. Nên cơ quan chủ trì sẽ thuê chuyên gia độc lập giám sát
quá trình lắp đặt nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng.
12.3. Phân tích những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải
quyết về công nghệ
- Lựa chọn thiết bị phù hợp với điều kiện địa phương và đạt hiệu quả
kinh tế kỹ thuật cao nhất.
- Tiếp nhận các quy trình công nghệ vào sản xuất và kiểm soát chất
lượng, trong đó phải giải quyết được vấn đề sản xuất công nghiệp với nguyên
liệu đầu vào có thể biến động về độ lớn, độ ẩm, lượng tạp chất khi khai thác
đá mạt từ các mỏ khác nhau.
- Sản xuất thử, hiệu chỉnh các thiết bị trong dây chuyền công nghệ phù
hợp với điều kiện của dự án.
13. Giải pháp thực hiện
13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB:
Địa điểm dự kiến thực hiện dự án tại xã An Khang - TP. Tuyên Quang –
tỉnh Tuyên Quang, đây là địa điểm thuận tiện trong quá trình sản xuất, gần cơ
sở sản xuất đá xây dựng nên có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu đá mạt,

13


xa khu dân cư không gây ảnh hưởng ô nhiễm đối với môi trường xung
quanh…
13.2. Giải pháp về đào tạo và chuyển giao công nghệ

- Để tiếp nhận và vận dụng tốt các quy trình công nghệ, quy trình vận
hành thiết bị cơ quan chủ trì có sẵn đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân vận
hành có trình độ, có kinh nghiệm trong sản xuất vật lieu xây dựng.
- Tổ chức hỗ trợ chuyển giao và chuyên gia tư vấn công nghệ đảm nhận việc
chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, đào tạo cán bộ kỹ thuật, công nhân vận hành
- Phương thức đào tạo lý thuyết kết hợp vận hành trực tiếp sản xuất trên
dây chuyền công nghệ; theo các nội dung được đào tạo phải đảm bảo đầy đủ,
toàn diện.
- Đối tượng được đào tạo là những người trực tiếp chỉ đạo và sản xuất,
nhằm tiếp thu và làm chủ được công nghệ được chuyển giao, chủ động công
nghệ nếu có sự thay đổi, biến động về con người sau này.
- Hình thức đào tạo: Khóa huấn luyện và đào tao tại chỗ
- Quy mô, số lượng, thời gian: Dự kiến đào tạo 5 kỹ thuật viên và công
nhân và cán bộ kỹ thuật nắm vững quy trình vận hành.
- Nội dung đào tạo, chuyển giao:
+ Tập huấn chuyển giao các tài liệu kỹ thuật
+ Hướng dẫn các cán bộ kỹ thuật về nguyên lý của dây chuyền, các máy
móc thiết bị chính, cách khắc phục sửa chữa một số hỏng hóc thông thường.
+ Hướng dẫn phương pháp tính toán các định mức tiêu hao: nguyên vật
liệu, điện, nhân công và phương pháp tính giá thành sản phẩm cho từng loại
sản phẩm…
13.4. Giải pháp về tổ chức sản xuất, vận hành thử, đánh giá chất lượng
sản phẩm, công nhận chất lượng, hoàn thiện công nghệ ổn định sản xuất
- Bố trí lao động phù hợp với năng lực và các tư liệu sản xuất: Cán bộ kỹ
thuật, công nhân vận hành dây chuyền, phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu, dụng cụ lao động.

14



- Tổ chức vận hành sản xuất thử 30.000 m3 cát theo quy trình công nghệ,
sản phẩm đạt TCCS của nhà sản xuất, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chung của
TCVN 9205:2012 và TCVN 7570:2006 có sự hướng dẫn của chuyên gia từ khâu
nguyên liệu đầu vào đến ra thành phẩm.
- Trong sản xuất tận dụng thu hồi dự kiến được 36.000 tấn bột đá mọn, có
kích thước <0.12 mm, sạch, không có tạp chất, không vón cục. Đây là sản phẩm
tận dụng sử dụng vật liệu xây dựng hiệu quả.
- Với dây chuyền công nghệ của dự án dự kiến áp dụng cần thiết 30 nhân
công được đào tạo, tiếp thu và làm chủ công nghệ.
- Hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật, ổn định công nghệ của dây chuyền sản
xuất kết hợp với công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho các cán bộ,
công nhân
- Đánh giá mức tiêu hao điện năng; Kiểm định chất lượng sản phẩm;
Xác định giá thành sản xuất cho sản phẩm; Tính toán hiệu quả kinh tế thức tế;
Hiệu chỉnh các thông số thiết bị công nghệ.
- Trong quá trình sản xuất đảm bảo môi trường không ô nhiễm do dây
chuyền kín phần nghiền có phát sinh bụi được đặt trong nhà xưởng kín có mái
che và tường bao quanh, không những thế tại các vị trí phát sinh nhiều bụi
như: băng tải, máy nghiền ly tâm, sàng phân loại…đều được thiết kế hệ thống
phun xương mù nhằm giảm bụi. Tại đầu ra của sản phẩm được chuyển trực
tiếp qua hệ thống rửa bằng nước do vậy không thể tiếp tục phát sinh thêm bụi.
- Nước sử dụng để rửa (là nước lấy từ nước giếng khoan) được thiết kế
sử dụng tuần hoàn trong khuôn viên nhà máy, nước sử dụng hết mỗi ca sản
xuất được tích tại các bể chứa cho lắng đọng để ca sau lại tiếp tục sử dụng mà
không thải ra bên ngoài.
- Dây chuyền vận hành có phát sinh tiếng ồn, biện pháp hạn chế tiếng ồn
và lắp các chân đế kê cao su giảm chấn tại các hạng mục máy có sinh nhiều
tiếng ồn như máy nghiền ly tâm, sàng phân loại…che phủ kín khuôn viên nhà
xưởng sản xuất để giảm thiểu tiếng ồn trong xưởng ảnh hưởng ra bên ngoài.


15


Công nhân vận hành thì được trang bị bảo hộ lao động là bịt tai chống ồn,
khẩu trang…
- Bao quanh khuôn viên nhà máy được xây tường bao cao 2m và trồng
cây xanh để giảm thiểu bụi phát tán ra bên ngoài (nếu có).
- Vật tư thiết bị chủ yếu đảm bảo cho dự án thực hiện:
- Các máy nghiền ly tâm và sàng rung nhập ngoại, các bộ phận còn lại
chế tạo trong nước.
- Nhân lực triển khai dự án: Số cán bộ KHCN đúng chuyên môn, số
lượng kỹ thuật viên và công nhân lành nghề, nhu cầu đào tạo phục vụ dự án.
13.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
- Với ưu điểm vượt trội về chất lượng như kích thước hạt đồng đều,
không lẫn tạp chất và có độ cứng ổn định
- Với nguồn nguyên liệu ổn định dồi dào giá rẻ tại chỗ.
- Giá sản phẩm:
+ Giá cát vàng đổ bê tông tại khu vực: 250.000 đ/m3
+ Giá cát nghiền (SP chính của dự án): 190.000 đ/m3
+ Giá sản phẩm bột đá (SP tận thu của dự án: 40.000 đ/m3)
(Giá sản phẩm tận thu bán theo giá bán của đá mạt phục vụ sản xuất
gạch bê tông cốt liệu).
- Mặt khác với vùng nguyên liệu chủ động, nên giá thành sản phẩm
luôn ổn định.
Với những ưu điểm nêu trên sản phẩm sẽ dễ dàng được người tiêu dùng
chấp nhận.
Theo đó ta thấy nhu cầu về cát dùng cho bê tông là rất lớn, sản phẩm
tận thu là bột đá hiện có thể xuất bán cho các đơn vị sản xuất gạch bê tông cốt
liệu vì nguyên liệu này sẽ làm sản phẩm gạch này có khả năng chống thấm rất
cao, ngoài ra theo bảng dưới có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng được

loại bột này làm nguyên liệu.
- Về thị trường cát
Ngoài việc cung cấp cho thị trường địa phương sản phẩm cung cấp cho
các thị trường lân cận như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội. Theo số liệu dự báo
năm 2014 nhu cầu xi măng tại địa bàn Hà Nội vào khoảng 6 triệu tấn, như vậy
nhu cầu về cát (tính cả lượng thất thoát) vào khoảng 15 triệu m3. Trong đó:
16


Cát vàng (chủ yếu là cát sông Lô) chiếm khoảng 85 - 87%: 13 triệu m3;
Cát đen sông Hồng (phục vụ trát tường tại vùng nông thôn) chiếm
khoảng 13 - 15%: 2 triệu m3.
- Xác định đối tượng phục vụ:
Như đã phân tích trên do thị hiếu và tập quán tiêu dùng…nên xác định
đối tượng phục vụ của cát nghiền là các cơ sở sản xuất bê tông đúc sẵn (dự ứng
lực/li tâm/tấm 3D…), các trạm trộn bê tông thương phẩm và các công ty xây
dựng chuyên nghiệp - thuộc các Tổng công ty xây dựng. Do đây là các cơ sở có
chuyên môn sâu, có hiểu biết về các sản phẩm mới thay thế cát truyền thống.
15. Sản phẩm của dự án
15.1. Sản phẩm cụ thể của dự án
TT

1

2

Tên sản phẩm
- Quy trình công nghệ
sản xuất cát nghiền.
- Quy trình kiểm soát

chất lượng sản phẩm.

Dây chuyền công nghệ
sản xuất cát nghiền công
suất 12 -35 m3/giờ

Số lượng

02 quy
trình

01

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật

Ghi
chú

Xây dựng các bước trong vận
hành, kiểm soát chất lượng sản
phẩm sản xuất của dây chuyền:
+ Khoa học
+ Ngắn gọn
+ Dễ hiểu
+ Dễ thực hiện
Các thông số kỹ thuật chính:
a) Máy nghiền cát.
- Kích thước đá vào lớn nhất:
45mm
- Vận tốc quay:1360-1510 v/ph

- Năng suất đầu vào: 190÷380
tấn/giờ
- CS động cơ điện:264kw
-Kích thước bao:
3700x2150x2100mm
- Số lượng: 1 bộ.
b) Sàng rung:
-Kích
thước
mặt
sàng:
1750x5500mm
- Số lớp lưới : 2 lớp
- Công suất động cơ điện: 22 kw
- Số lượng: 1 bộ.
c) Máy rửa cát
- Kích thước đá vào lớn nhất:
10mm

17


- Kích thước bánh có cánh quạt:
3000x1600.
- Năng suất đầu vào: 90÷120
tấn/giờ
- Công suất động cơ điện: 15kw
- Số lượng: 1 bộ.
d) Hệ thống băng tải
* Băng tải B1000x20m:

– Kích thước dải băng:1000mm
– Chiều dài vận chuyển: 20m
– Công suất động cơ điện: 22 kw
– Băng tải cao su: EP150B1000x5ply
– Số lượng: 2 bộ
* Băng tải B800x10m:
– Kích thước dải băng:800mm
– Chiều dài vận chuyển:10m
– Công suất động cơ điện:7,5 kw
– Băng tải cao su EP150B800x5ply
– Số lượng:1 bộ
* Băng tải B500x12m:
– Kích thước dải băng:500mm
– Chiều dài vận chuyển:12m
– Công suất động cơ điện: 4 kw
– Băng tải cao su EP125B500x4ply
– Số lượng:1 bộ
Cát nghiền sản xuất 30.000 m3
thử
3

Bột đá tận thu
4
Đào tạo kỹ thuật viên

5

TCVN 9205:2012-Cát nghiền và
vữa bê tông. Đạt TCCS của nhà sản
xuất trên cơ sở có xem xét yêu cầu

kỹ thuật chung của TCVN
9205:2012 và TCVN 7570:2006
36.000 tấn Bột đá mịn, kích thước hạt <0.12
mm. sạch, không tạp chất, không
vón cục.
05
Kỹ - Hiểu rõ về yêu cầu chất lượng sản
thuật viên phẩm sản xuất.
- Nắm bắt rõ các quy trình công
nghệ sản xuất.
- Đủ kiến thức công nghệ và có
khả năng truyền đạt hướng dẫn đào
tạo.

18


Tập huấn cho người 50
lượt - Hiểu rõ về công nghệ, dây chuyền
dân
người dân thiết bị sản xuất cát nhân tạo, chất
lượng sản phẩm sản xuất.
- Tập huấn về các quy trình công
nghệ sản xuất

6

15.2. Phương án phát triển của dự án sau khi kết thúc
- Dự án thành công sẽ tạo được một loại vật liệu mới thay thế hoàn toàn
được vật liệu truyền thống với giá thành tương đương lại bảo vệ môi trường

nhất định sẽ tạo được thị trường tiêu thụ.
- Trên cơ sở mô hình sản xuất của dự án, sau khi tạo được thị trường sẽ mở
rộng nâng công suất nhà máy trong 3 năm sau khi đưa dự án vào hoạt động.
- Mô hình tạo nền tảng, cơ sở cho các doanh nghiệp khác trong tỉnh xây
dựng nhân rộng mô hình nhà máy tạo ra thị trường ngày càng phát triển mang
lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội cũng như tạo việc làm cho lao động,
đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương.
16. Kinh phí thực hiện dự án theo các khoản chi
ĐVT: 1000 đồng
TT

Nội dung

Tổng số

1

Kinh phí hỗ trợ ứng dụng công nghệ

200.000

2

Đào tạo, tập huấn và thuê khoán chuyên môn

100.000

3

Nguyên vật liệu và năng lượng


700,000

4

Máy móc, thiết bị chuyên dùng

2.985.000

5

Xây dựng cơ bản

255.000

6

Công lao động

662.900

7

Chi khác

180.000

Cộng

5.082.900


17. Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường:
19


17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án
a. Hiệu quả kinh tế:
Dự án thành công sẽ tạo ra được một loại vật liệu mới thay thế hoàn toàn
được vật liệu truyền thống với giá thành tương đương lại bảo vệ môi trường
nhất định sẽ tạo ra được thị trường tiêu thụ. Trên cơ sở mô hình sản xuất của
dự án, sau khi tạo được thị trường sẽ mở rộng nâng công suất nhà máy lên
500.000 m3/năm trong 03 năm sau khi đưa dự án vào hoạt động. Với mô hình
thành công của dự án sẽ tạo tiền đề để các doanh nghiệp khác trong và ngoài
tỉnh xây dựng nhân rộng mô hình công nghệ tạo ra thị trường ngày càng phát
triển mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và hàng năm đóng góp đáng kể vào
Ngân sách Nhà nước.
* Giá thành dự tính cho 01 khối cát nghiền
ĐVT: đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7

Tên thành phần giá gạch
Đá mạt

Nước rửa cát
Điện
Dầu mỡ các loại
Nhân công trực tiếp (sản xuất)
Nhân công gián tiếp
Khấu hao thiết bị, TSCĐ (5 năm)
Tổng chi phí

Thành tiền/m3 cát
50.000
1.500
1.000
1.000
10.000
5.000
17.000
85.500

Ghi chú: Để sản xuất được 1m3 cát nghiền cần khoảng 1,2 m3 đá
nguyên liệu. Giá nhập đá mạt 85.500 đồng/m3, vậy chi phí nguyên liệu đá sản
xuất 1m3 cát là: 85.500 X 1,2 = 102.600 đồng
Giá bán 1m3 cát tại chỗ: 120.000 đ/m3 (chưa tính phí vận chuyển).
- Lợi nhuận: 17.400 đồng/m3;
- Lợi nhuận ròng: 15.660 đồng/m3
- Năm đầu dự án, sản xuất thử: 10.000 m 3, Lợi nhuận ròng sẽ là: 174
triệu đồng
20


- Nếu thị trường ổn định và chạy hết công suất 240.000 m 3/năm thì lãi

sau thuế: 4.176 triệu đồng/năm; Lãi dòng sau khi trừ thuế thu nhập doanh
nghiệp: 3.758,4 triệu đồng/năm.
b. Hiệu quả xã hội và môi trường:
- Tạo ra sản phẩm mới cho địa phương.
- Thúc đẩy công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương phát triển.
- Góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.
- Sự thành công của dự án sẽ giải quyết một lượng đá mạt (phế thải của
công nghệ khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường) tại các đơn vị
khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại Tuyên Quang.
- Sau khi đi vào sản xuất sẽ tạo thêm việc làm cho người dân trong
vùng dự án;
- Từng bước thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng vật liệu cát trong xây
dựng của người dân;
- Bảo vệ môi trường, giảm thiểu khai thác cát gây sạt lở ven sông;
17.2. Khả năng mở rộng của dự án.
Dự án có thể mở rộng đến các địa phương khác trên địa bàn tỉnh, từng
bước chuyển đổi từ khai thác cát tự nhiên sang sản xuất cát nhân tạo theo định
hướng quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của Nhà nước và của địa
phương. Đứng trên góc độ công nghệ có thể chủ động chuyển giao công nghệ,
thiết bị cho các tổ chức cá nhân tại các địa phương khác trong và ngoài tỉnh
được nhờ vào nguồn nguyên liệu của công nghệ là rất sẵn có, dồi dào, chi phí
sản xuất sản phẩm thấp tạo giá thành và chất lượng cạnh tranh./.

21



×