Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

thuyết minh dự án nuôi cá lồng bè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.42 KB, 29 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
Thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025”
I. Thông tin chung về dự án
1. Tên Dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi lồng bè cá Trắm
đen, cá Chiên thương phẩm trong lồng, bè trên hồ thủy điện - tỉnh Hoà Bình”.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
4. Thời gian thực hiện:
5. Dự kiến kinh phí thực hiện: 19.443.656.000 đồng
6. Tổ chức chủ trì dự án:
- Tên tổ chức: - Điện thoai:
Fax:
- Điạ chỉ: tổ 21, Phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, Tỉnh Hòa Bình.
7. Chủ nhiệm dự án:
- Họ và tên: Trần Hùng Cường
- Học hàm, học vị:
- Địa chỉ
- Mobile:
9. Tính cấp thiết của dự án
9.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình
9.1.1. Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lý: Hoà Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam;
phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình; phía Tây
giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hoá, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh
Bình; Trung tâm hành chính tỉnh cách Thủ đô Hà Nội 76 km theo đường quốc
lộ 6, là khu vực đối trọng phía Tây của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng
trong chiến lược khu vực phòng thủ và cả nước.
- Địa hình: Địa hình đồi, núi dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia
thành 2 vùng rõ rệt đó là:


Phía Tây Bắc (vùng cao): Bao gồm các dải đồi núi lớn, bị chia cắt nhiều,
độ cao trung bình so với mực nước biển từ 500-600m, nơi cao nhất là đỉnh núi
Phu Canh (huyện Đà Bắc) cao 1.373m. Độ dốc trung bình từ 30-35 0, có nơi
dốc trên 400, địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn.
Phía Đông Nam (vùng thấp): thuộc hệ thuỷ sông Đà, sông Bôi, sông
Bưởi, sông Bùi, gồm các huyện Kỳ Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn, Yên
1


Thuỷ, Lạc Thuỷ, Lạc Sơn, thành phố Hoà Bình. Địa hình gồm các dải núi
thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20-25 0, độ cao trung bình so với mực
nước biển từ 100-200 m.
- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình
60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, thấp nhất là 75% vào tháng 11
và tháng 12. Do khí hậu nhiệt đới gió mùa nên khí hậu được chia làm 2 mùa
rõ rệt trong năm.
Mùa mưa: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, thời tiết nóng ẩm,
mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 240C, cao nhất 38-390C vào tháng 6 và tháng 7,
lượng mưa trung bình từ 1.700-1.800 mm (trên 90% tổng lượng mưa cả năm).
Mùa khô: Kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thời tiết
lạnh, ít mưa, nhiệt độ trung bình 15-16 0C, thấp nhất 50C vào tháng 1 và tháng
12, ở vùng núi cao có nơi nhiệt độ xuống tới 2 0C, lượng mưa từ 100-200 mm
(chiếm 10% lượng mưa cả năm).
Với điều kiện khí hậu tại các vùng núi thấp như thành phố Hoà Bình,
huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Kim Bôi thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng,
vật nuôi có giá trị kinh tế cao.
- Tài nguyên đất: Thống kê đến 31 tháng 12 năm 2014, tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh là 460.869 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 354.984
ha chiếm 77,02% tổng diện tích tự nhiên (diện tích đất cỏ dùng vào chăn nuôi
là 258 ha chiếm 0,06% diện tích tự nhiên, diện tích đất trồng cây hàng năm

như ngô, đậu, lạc,… là 23.323 ha chiếm 5,06% diện tích tự nhiên), diện tích
đất chưa sử dụng là 45.240 ha chiếm 9,82 % với 2.124 ha đất bằng chưa sử
dụng và 26.652 ha đất đồi núi chưa sử dụng.
Như vậy, diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn khá lớn, đây là một
tiềm năng có khả năng khai thác nhằm phục vụ trồng cỏ, cây ngắn ngày làm
thức ăn cho gia súc trong đó có trâu, bò. Cùng với đó là diện tích trồng cây
hàng năm của tỉnh chiếm 23.323 ha sẽ tạo ra nguồn phụ phẩm nông nghiệp có
thể tận dụng làm thức ăn xanh phục vụ chăn nuôi hoặc chế biến tạo thức ăn
dự trữ cho mùa khô, lạnh ở các vùng núi, khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm.
- Giao thông: Hoà Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường
thuỷ tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng, trong đó có các tuyến
đường quốc lộ quan trọng đi qua như: đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, trong
tương lai là đường cao tốc Hòa Bình - Hòa Lạc - Hà Nội... Mạng lưới giao
thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hoà Bình với các tỉnh trong khu vực và
các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi.
2


Với điều kiện giao thông thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ, việc vận
chuyển nông sản trở lên dễ dàng, thuận tiện. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội, điều
kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá trong đó có chăn nuôi lợn.
- Tài nguyên nước: Mạng lưới sông, suối phân bổ khắp trên tất cả các
huyện, thành phố. Nguồn cung cấp nước lớn nhất của Hoà Bình là sông Đà
chảy qua các huyện: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn và thành phố Hoà
Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ Hoà Bình với diện tích mặt nước khoảng
8.000 ha, dung tích 9,5 tỷ m3 ngoài nhiệm vụ cung cấp điện cho Nhà máy
Thuỷ điện Hoà Bình còn có nhiệm vụ chính là điều tiết và cung cấp nước cho
vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, Hoà Bình còn có 2 con sông lớn nữa là
sông Bôi và sông Bưởi cùng khoảng 1.800 ha ao hồ, đầm nằm rải rác trên địa
bàn tỉnh. Đây cũng là nơi trữ nước, điều tiết nước và nuôi trồng thuỷ sản tốt.

Bên cạnh đó nguồn nước ngầm ở Hoà Bình cũng có trữ lượng khá lớn,
chủ yếu được khai thác để sử dụng trong sinh hoạt. Chất lượng nước ngầm ở
Hoà Bình được đánh giá là rất tốt, không bị ô nhiễm. Đây là một tài nguyên
quan trọng cần được bảo vệ và khai thác hợp lý.
- Tài nguyên rừng: Năm 2014 diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hoà Bình là 288.425 ha, chiếm 62,58% diện tích tự nhiên; trong đó diện tích
rừng sản xuất là 146.527, diện tích đất rừng phòng hộ là 146.527 ha, diện tích
rừng đặc dụng là 29.538 ha. Rừng Hòa Bình có nhiều loại gỗ, tre, bương,
luồng; cây dược liệu quý như dứa dại, xạ đen, củ bình vôi... Ngoài các khu
rừng phòng hộ, phần lớn diện tích rừng trồng thuộc các dự án trồng rừng kinh
tế hiện nay đã đến kỳ khai thác và tiếp tục được trồng mới mở rộng diện tích,
hứa hẹn khả năng xây dựng các nhà máy chế biến quy mô lớn.
Trên địa bàn tỉnh Hoà Bình có các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc
gia, bao gồm: Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, Khu bảo tồn thiên
nhiên Thượng Tiến, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (chung với Thanh
Hoá), Khu bảo tồn thiên nhiên Phu Canh, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn,
Vườn quốc gia Cúc Phương (chung với Ninh Bình và Thanh Hoá), Vườn
Quốc gia Ba Vì (chung với Hà Nội) và khu bảo tồn đất ngập nước lòng hồ
Hoà Bình. Đây là các khu vực có đa dạng sinh học cao, có giá trị đối với phát
triển du lịch.
9.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thống kê đến 31 tháng 12 năm 2014, dân số trung bình của tỉnh Hoà
Bình là 817.352 người, mật độ dân số là 177 người/km 2. Trong đó, dân số
3


sống tại khu vực nông thôn là 698.609 người chiếm 84,99% tổng dân số, dân
số tại khu vực thành thị là 118.743 người chiếm 15,1%.
Tỉnh Hoà Bình có lực lượng lao động lớn, toàn tỉnh có 550.679 người
trong độ tuổi lao động. Trong đó, số lao động nam là 275.761 người chiếm

50,08%, số lao động nữ là 274.918 người chiếm 49,92%. Số lao động làm
việc tại khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ lớn là 87,01 % tương đương 479.167
người, trong khi lao động làm việc tại khu vực thành thị chỉ chiếm 12,99%
tương đương 71.512 người.
Như vậy, tỉnh có nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên lại tập chung chủ yếu
tại khu vực nông thôn. Trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp chỉ
chiếm một con số khiêm tốn là 19,4% trong nền kinh tế của tỉnh. Điều đó cho
thấy, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, kéo theo thu nhập của
người dân thấp, gây ảnh hưởng tới đời sống và an sinh xã hội.
Trong 05 năm 2011-2015, kinh tế - xã hội tỉnh Hoà Bình đã có những
bước tiến đáng kể. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh
(GRDP) bình quân hàng năm đạt 9,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tăng dần tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng; đến hết năm
2015, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 19,4%, công nghiệp xây dựng chiếm
54%, dịch vụ chiếm 26,6%. GRDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng
36,5 triệu đồng, cao hơn trung bình khu vực miền núi phía Bắc khoảng 10,5
triệu đồng và bằng 82% GRDP bình quân đầu người cả nước.
- Ngành nông nghiệp phát triển nông thôn phát triển tương đối ổn định,
tốc độ tăng trưởng bình quân 05 năm khoảng 4,1%; cơ cấu sản xuất nội ngành
chuyển biến tích cực, tỷ trọng lĩnh vực chăn nuôi tăng lên. Ngành chăn nuôi
tăng bình quân hàng năm khoảng 6%, đến năm 2015 chiếm 25,6% giá trị
ngành nông nghiệp; chăn nuôi tập trung, quy mô trang trại ngày càng phát
triển. Sản xuất nông nghiệp từng bước gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ
sản phẩm; nhiều giống mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao được
ứng dụng vào sản xuất.
Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả quan trọng; bộ
mặt nông thôn từng bước được đổi mới, hạ tầng kinh tế - xã hội chuyển biến
rõ rệt, đời sống nông thôn được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo; các
điều kiện về giáo dục, y tế, văn hoá tiếp tục được củng cố và nâng cao hiệu
quả hoạt động; quyền làm chủ của nhân dân được đề cao, an ninh trật tự nông

thôn được giữ vững. Đến cuối năm 2015, có 100% xã hoàn thành công tác
quy tác quy hoạch nông thôn mới; có 16,2% xã đạt chuẩn nông thôn mới.
4


- Công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, tốc độ bình quân 05 năm đạt
11% năm. Cơ cấu ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp
khai thác khoáng sản. Ngành công nghiệp phụ trợ bước đầu phát triển, bên
cạnh một số dự án đã sản xuất ổn định; năng lực sản xuất công nghiệp được
nâng cao và phát triển nhanh trong chế tạo điện tử, máy móc, cơ khí, may
mặc, khoáng sản, thức ăn gia súc, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.
- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, các loại hình dịch vụ
viễn thông, tài chính, ngân hàng, tư vấn, hành chính, bảo hiểm, giáo dục, đào
tạo, y tế, văn hoá, báo chí đã thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp
ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân. Tốc độ tăng
trưởng của ngành bình quân hàng năm đạt 10,6%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá
và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 25%. Dịch vụ vận
tải phát triển nhanh, ổn định, đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá của
nhân dân và các thành phần kinh tế. Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát
triển nhanh, bảo đảm phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, quốc phòng - an ninh và
kinh tế - xã hội.
Các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp được khuyến khích phát triển,
trong 05 năm đã thu hút được 145 dự án đầu tư (FDI là 18 dự án) với tổng
vốn đăng ký khoảng 25.000 tỷ đồng và 385 triệu USD, có 1.100 doanh nghiệp
và 74 hợp tác xã thành lập mới. Thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đạt kết quả tích cực, số dự án, tổng vốn đầu tư và
số vốn giải ngân đều tăng, số quốc gia và tổ chức quốc tế tài trợ ngày càng
tăng. Đến năm 2014 thu hút được 21 dự án với tổng vốn đầu tư 4.136 tỷ đồng.
Chỉ số CPI của tỉnh năm 2014 đạt 56,57 điểm, đứng thứ tư trong khu vực

miền núi phía Bắc và đứng thứ 44 trong cả nước.
Có thể nói, tỉnh Hoà Bình có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, thúc
đẩy phát triển nền kinh tế sản xuất quy mô lớn định hướng sản xuất hàng hoá
trong đó có phát triển chăn nuôi lợn tại các vùng nông thôn nhằm tạo công ăn
việc làm, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi
của tỉnh, từ đó giúp cải thiện kinh tế hộ gia đình vùng nông thôn miền núi của
tỉnh là một hướng đi tất yếu và phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh
tế - xã hội và định hướng phát triển của tỉnh.
9.2. Hiện trạng nuôi trồng, khai thác thuỷ sản trên địa bàn

5


Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014
về phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình giai đoạn 2014 2020. Nhằm phát triển sản xuất nuôi cá lồng bè vùng hồ thủy điện Hòa Bình
với một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế, tạo thành vùng sản xuất tập trung,
quy mô lớn, hiệu quả cao góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất và tăng
trưởng bền vững ngành thủy sản. Mục tiêu cụ thể:
Năm 2015: Số lồng nuôi cá trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình đạt trên
2.700 lồng, sản lượng nuôi, khai thác đạt 3.880 tấn, tạo việc làm cho khoảng
2.500 lao động; hình thành mô hình liên kết doanh nghiệp với nông dân trong
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Năm 2020: Số lồng nuôi cá trên vùng hồ thủy điện Hòa Bình là 3.500
lồng, sản lượng nuôi, khai thác đạt 5.600 tấn, tạo việc làm cho khoảng 2.800
lao động; duy trì và phát triển mô hình liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Hồ sông Đà là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy
sản của vùng Tây Bắc. Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh Hoà Bình có dung tích trên
9 tỷ m3 nước; diện tích gần 9.000 ha, thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai
Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình.
Hồ được bố trí hình lòng máng, xung quanh bao bọc bởi các dãy núi đá cao

với hàng nghìn ha thảm thực vật và rừng, đáy hồ sâu, có nơi tới hơn trăm mét, có
thủy, sinh vật phong phú... đem lại tiềm năng lớn để phát triển nghề cá cho tỉnh
Hoà Bình. Khu hệ cá khu vực sông Đà khá phong phú với 174 loài cá, thuộc 85
giống, 19 họ, 6 bộ. Khu vực sông Đà có 13 loài cá nuôi có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế của nhân dân như: trắm cỏ, trắm đen, mè trắng, mè hoa,
trôi, rô phi, trê lai, chày mắt đỏ, chiên, măng, tầm Siberi, hồi vân...
Nhiều năm nay, việc nuôi, khai thác thủy sản hồ sông Đà góp phần quan
trọng giải quyết việc làm và thu nhập của người dân. Hầu hết các xã khu vực
hồ như Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong, Tân Mai, Phúc Sạn, Thung Nai,
Thái Thịnh đều nuôi cá lồng đem lại hiệu quả khá khả quan. Đặc biệt đã có
nhiều tổ chức, cá nhân mạnh dạn đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ nuôi
và phát triển các loại cá sạch tại hồ Hòa Bình, mở ra những cơ hội lớn làm
giàu. Đồng chí Hoàng Văn Son, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết:
Tỉnh có lợi thế vượt trội khi có hồ Hòa Bình được ví là “kho tàng” quý về
nguồn lợi và tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đến nay,
tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 2.450 ha. Số lồng cá có 2.315
lồng, vượt 29% so với kế hoạch. Sản lượng thu hoạch đạt 5.215 tấn, vượt 6%
6


kế hoạch, tăng 516 tấn so với năm 2014. Sản lượng khai thác thủy sản đạt
1.505 tấn, vượt 7% kế hoạch. Tỉnh đang triển khai thực hiện một số giải pháp
phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững, thực hiện Quyết định số
10/2015/QĐ-UBND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích
phát triển nuôi cá lồng vùng hồ thủy điện Hòa Bình, giai 2015 - 2020. Thực
hiện hỗ trợ trong vùng quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân nuôi cá lồng bè
quy mô 50 m3 trở lên 50% kinh phí đầu tư cho 1 lồng nuôi, mức 25 triệu
đồng, tối đa không quá 80 triệu đồng / hộ/năm.
Bên cạnh đó, tỉnh Hoà Bình triển khai các chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác

thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành
thủy sản cải thiện đời sống người dân vùng hồ thủy điện. Cùng với khai thác
tiềm năng mặt nước hồ, phát triển nghề cá theo quy hoạch, hiện nay, tỉnh ta
đang khởi động chương trình xây dựng thương hiệu cá sông Đà với một số
sản phẩm đặc trưng như cá chiên, lăng, quất,… gắn với phát triển du lịch tạo
điều kiện cải thiện đời sống bà con vùng hồ sông Đà.
Từ đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và hiện trạng nuôi trồng
thuỷ sản trên dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi lồng
bè cá TRắm đen, cá Chiên thương phẩm trong lồng, bè trên địa bàn tỉnh Hoà
Bình” là cần thiết và có tính khả thi. Dự án được thực hiện sẽ tạo nghề mới,
giải quyết việc làm cho người lao động; đồng thời thúc đẩy nhân dân đa dạng
hoá hình thức nuôi thuỷ sản; củng cố và phát triển nghề nuôi cá lồng, cung
ứng sản phẩm là cá Trắm đen, cá Chiên thương phẩm cho người dân, phát
triển kinh tế xã hội.
9.3 Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hòa Bình.:
Trong những năm gần đây, theo đà phát triển chung của cả nước, nhiều
chủ trương chính sách của đảng, của chính phủ đã ưu tiên cho phát triển
ngành thủy sản, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển nghề cá hồ chứa. Do đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh, phát triển nghề cá
hồ chứa đã và đang trở thành một trong những hướng đi chiến lược trong việc
cung cấp nguồn Protein, tạo thêm cơ hội việc làm, góp phần xoá đói giảm
nghèo cho cộng đồng dân cư sống quanh vùng hồ. Phát triển bền vững mô
hình này còn tạo điều kiện thuận lợi để giảm cường độ khai thác nguồn lợi tự
nhiên, tạo công ăn việc làm ổn định cho cộng đồng dân cư sống quanh hồ
chứa. Bằng cách đó sẽ bảo vệ được nguồn lợi tự nhiên, giảm bớt việc khai
7


thác rừng phòng hộ nhưng vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho bộ phận dân

nghèo. Hơn nữa, nếu tổ chức tốt nuôi trồng thuỷ sản hồ chứa sẽ làm tăng giá
trị đóng góp GDP thuỷ sản trong tổng GDP nông nghiệp của tỉnh qua đó góp
phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hoá phương thức canh tác, thúc
đẩy phát triển nông thôn, đặc biệt nông thôn các tỉnh miền núi.
9.4. Những căn cứ pháp lý xây dựng dự án
Căn cứ dựa trên các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà
nước về việc ứng dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thích hợp
cho khu vực nông thôn và miền núi, chú trọng các vùng đồng bào dân tộc
nhằm phát huy thế mạnh vùng miền núi, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập và
cải thiện đời sống cho nhân dân. Cụ thể như sau:
- Căn cứ vào Quyết định số: 251/1998/QĐ-TTg ngày 25/12/1998 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu
thuỷ sản.
- Căn cứ vào Quyết định số: 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản
thời kỳ 1999-2010.
- Căn cứ vào Quyết định số: 1747/QĐ-TTg ngày 13/10/2015 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển
giao tiến bộ KH và CN thúc đấy phát triển KT-XH nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.
- Căn cứ vào Công văn số 4717/BKHCN-CNN ngày 03/12/2015 của Bộ
Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn đề xuất dự án thuộc Chương trình
Nông thôn miền núi bắt đầu thực hiện từ năm 2016.
- Căn cứ thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng
dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với
nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
10. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được chuyển giao
10.1. Đặc điểm, xuất xứ của công nghệ chuyển giao, công nghệ về cá
thương phẩm
a.Cá Trắm đen

Hiện nay trên thị trường thủy sản, cá Trắm đen là một sản phẩm đang rất
được ưa chuộng, do thịt cá có nhiều chất bổ dưỡng (19,5% protein, 5,5%
lipid, nhiều canxi, photpho, sắt, các vitamin B1, B2...), thậm chí có thể làm
nguyên liệu dược hỗ trợ chữa được nhiều bệnh.... Nhu cầu về cá Trắm đen
8


trên thị trường hiện đang rất lớn, tuy nhiên lượng sản phẩm mà nuôi trồng
thủy sản tạo ra lại chưa đủ đáp ứng. Từ trước tới nay, người dân thường chỉ
thực hiện nuôi cá Trắm đen theo kiểu thả ghép với tỷ lệ rất thấp trong ao hoặc
trong ruộng, dẫn đến năng suất kém, sản lượng rất thấp bởi thức ăn chính của
cá là các loại ốc tự nhiên trong ao đầm không đủ cung cấp.
Khắc phục tình trạng này, năm 2009 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản I đã tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ
nuôi thương phẩm cá Trắm đen” với mục tiêu nuôi thử nghiệm cá Trắm đen
với mật độ cao sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm thay đổi tập tính của loài
cá Trắm đen từ một loài ưa thích ăn ốc, thức ăn tự nhiên sang ăn thức ăn công
nghiệp, để giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế dịch bệnh, tăng năng suất và
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích nuôi. Kết quả nghiên cứu cho
thấy cá Trắm đen nuôi bằng thức ăn công nghiệp (36% protein, 7% chất béo)
có tốc độ tăng trưởng nhanh, cá đạt kích cỡ từ 3-3,5kg/con sau 12 tháng nuôi,
giá thành trên thị trường cao, đối với cá từ 5-7 kg/con giá bán 130-150 ngàn
đồng/kg trong khi cá cỡ 3-4kg giá 100-110 ngàn/kg, vì thế nuôi cá Trắm đen
công nghiệp sẽ đem lại hiệu quả cao cho người nuôi. Ngoài phương pháp nuôi
cá Trắm đen bằng thức ăn công nghiệp trong ao, hiện nay nhiều địa phương
đã chuyển sang nuôi cá Trắm đen theo hình thức công nghiệp bằng lồng như
một hướng đi mới mang lại hiệu quả cao.
b. Cá Chiên:
Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng:
Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nuôi cá Chiên ở nước ta

 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Cho đến nay, những nghiên cứu về cá Chiên trên thê giới chưa nhiều. Kết
quả nghiên cứu chủ yếu tập trung vào phân loại, phân bố và đặc điểm sinh
học của hai loài cá này.

9


Hình 1: Cá Chiên Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000
 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Phân bố tự nhiên:
Tại Việt Nam, cá Chiên thường sống ở đáy các sông suối những nơi có
nước chảy xiết và nhiều ghềnh thác. Ban ngày cá trú ở những hang hốc dưới
thác nước, ban đêm mới ra hoạt động, bắt mồi ở những vùng nước xung quanh.
Cá Chiên phân bố rộng trong hệ thống sông Hồng, giới hạn hạ lưu xuống tận
Hưng Yên nhưng có nhiều ở khu vực thượng lưu và trung lưu các con sông,
suối. Hiện nay, vùng phân bố của cá Chiên bị thu hẹp, cá sống chủ yếu ở vùng
thượng lưu, nơi có nhiều ghềnh thác hiểm trở như Lai Châu trên sông Đà, Lào
Cai trên sông Thao, Hà Giang trên sông Lô, ở sông Hồng vẫn còn gặp cá Chiên
nhưng rất hiếm. Nơi có nhiều cá Chiên hơn cả là thượng nguồn sông Gâm từ
Na Hang tới Bắc Mê (Hoàng Duy Hiệp, 1964; Mai Đình Yên, 1978).
- Đặc điểm dinh dưỡng:
Cá Chiên có bộ máy tiêu hóa của loài cá ăn động vật điển hình: Miệng
rộng, răng cửa sắc nhọn, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài thân (L i/Lo) thấp, tỷ lệ
Li/Lo = 124,8%. Chiều dài của dạ dày/Lo = 18,9%. Tỷ lệ chiều rộng
miệng/chiều dài đầu gần bằng 47,7%. Giai đoạn nhỏ cá Chiên ăn các loại côn
trùng sống dưới nước, tôm cá nhỏ. Lớn lên, cá ăn chủ yếu là cá. Theo Mai
Đình yên (1983), CÁ Chiên từ 7cm trở lên đã bắt đầu ăn cá con. Kết quả
nghiên cứu của Phạm báu và ctv (2000) về tỷ lệ (%) thành phần thức ăn gặp
trong ống tiêu hóa của cá chiên như sau:

Bảng 1: Tỷ lệ và thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa cá chiên

Loại thức ăn
Tháng

Tôm (%
theo khối
lượng)

Cua(%
theo
khối
lượng)
0
0
25

Cá (%
theo khối
lượng)

Côn trùng
(% theo
khối
lượng)
38
0
0

Thực vật,

sơ, mùn bã
(% theo
khối lượng)
62
0
15

12-3
0
0
4-6
0
0
7-11
35
25
- Đặc điểm sinh trưởng:
Theo báo cáo Sở thủy sản Bình Thuận (2007), cá Chiên có tốc độ tăng
trưởng khối lượng nhanh dần theo thời gian nuôi. Chiều dài thân tăng từ năm
thứ nhất đến năm thứ tư 14,2 – 17,6 cm/năm; sau đó chậm dần từ năm thứ
tám đến năm mười ba từ 7,5 – 8,2 cm/năm. Theo Phạm Báu và ctv (2000)
khối lượng cá tăng nhanh sau năm thứ 3, từ 3 – 7 tuổi cá đạt khối lượng 700 –
10


1200g/con, trong giới hạn 13 tuổi cá càng lớn thì tăng trọng càng nhanh, ở
tuổi thứ 13 cá có thể đạt khối lượng 30kg/con. Điều đáng chú ý là cá Chiên có
tốc độ tăng trưởng sai khác nhau nhiều, sự sai khác lớn này có thể do cá
Chiên bắt mồi thụ động, ít di chuyển xa nên nơi nào có thức ăn phong phú thì
cá lớn nhanh còn nơi nào có thức ăn nghèo nàn thì cá lớn chậm. Tương quan

giữa chiều dài và khối lượng cá của 168 mẫu cá có chiều dài từ 8 – 120cm
được biều thị bằng công thức P = 0,0074L02,991.
- Tình hình phát triển nuôi cá Chiên ở nước ta:
+/ Tỉnh Hà Giang, năm 2005 Hội Phụ nữ tỉnh đã triển khai Dự án “Thử
nghiệm nuôi cá Chiên lồng”. Năm 2007, Trung tâm Thuỷ sản tỉnh đã thực
hiện đề tài nghiên cứu cho cá Chiên sinh sản nhân tạo nhưng chưa thành công.
+/ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai mô hình nuôi cá
Chiên lồng tại huyện Bá Thước. Qua 8 tháng nuôi, kết quả cho thấy với mật
độ thả 60 con/lồng 4m3, tỷ lệ sống đạt 90%, cỡ cá thương phẩm từ 1,4 - 1,6
kg/con, năng suất dự kiến là 120kg/lồng, giá bán cá Chiên dao động từ 250 –
300 ngàn đồng/kg (năm 2010).
+/ Thành phố Yên Bái đang tạo điều kiện để phát triển nâng cao hiệu
quả, giá trị kinh tế của loài cá Chiên. Thành phố có những chính sách hỗ trợ,
khuyến khích để các hộ dân đầu tư, phát triển mô hình sản xuất mới này, bước
đầu thành phố đã hỗ trợ các hộ tham gia mô hình phát triển nuôi cá lồng với
mức 3 triệu đồng chi phí cho đóng mới 1 lồng cá, ở thành phố Yên Bái và các
huyện Trấn Yên, Văn Yên đẵ có hơn 25 lồng cá Chiên trên sông Hồng
(T5/2011).
+/ Năm 2012 - 2013, Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An đã thực hiện đề
tài "Ứng dụng khoa học công nghệ xây dụng mô hình nuôi thương phẩm cá
chiên (Bagarius yarrelli, Sykes 1839) trong lồng bè trên thủy vực lớn tại
Nghệ An" tại hồ Khe Đá - xã Nghĩa Đức - huyện Nghĩa Đàn với quy mô 10
lồng nuôi có thể tích 100m3, số lượng cá thả 3.000 con (198kg). Sau 20
tháng nuôi, cá đạt kích cỡ trung bình 1.280g/con, tỷ lệ sống đạt 72%, hệ số
chuyển đổi thức ăn là 6,7 (mô hình sử dụng thức ăn là cá tép dầu), năng suất
đạt 27,65kg/m3 lồng.
+/ Năm 2012, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa đã phát triển
công nghệ nuôi cá Chiên lồng ở huyện Bá Thước với cơ quan chuyển giao là
Công ty cổ phần Tư vấn và Thương mại nông sản Viêt-Nga và tài trợ của Hợp
phần A- Dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá, bước đầu đạt năng

11


suất đạt 70kg/lồng, cỡ cá thu hoạch trung bình 1,2 kg/con, tỷ lệ sống đạt 70%
tăng 30% so với hiện tại.
+/ Tỉnh Tuyên Quang: Huyện Na Hang, đã thực hiện dự án áp dụng tiến
bộ kỹ thuật để nuôi thương phẩm cá Chiên, cá Lăng quý hiếm trên hồ thủy điện
Na Hang, đến nay trên hồ đã có hàng trăm lồng nuôi cá Chiên. Ở thôn Xạ
Hương, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương nuôi cá Chiên lồng đang trở thành
một nghề giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn và cá chiên Xạ
Hương cũng trở thành một đặc sản nhiều người biết đến. Xã Thái Hoà, huyện
Hàm Yên hiện có 4 thôn nằm cạnh khu vực sông Lô và cả 4 thôn này đều có
những hộ tham gia chăn nuôi cá lồng, toàn xã hiện có khoảng 180 lồng nuôi cá
Chiên. Trong đó, Ba Luồng là thôn phát triển nghề chăn nuôi cá lồng sớm nhất,
đến nay, trên địa bàn thôn có khoảng 80 lồng và 100% số hộ nuôi cá lồng của
thôn đều lựa chọn giống cá Chiên. Theo đánh giá của người nuôi: cá Chiên từ
cỡ giống 15con/kg sau 01 năm nuôi cá đạt cỡ bình quân 1,7-2kg/con, giá bán
hiện nay là 450nghìn đồng/1kg; nuôi cá Chiên đang đem lại lợi nhuận và thu
nhập cao cho người dân nơi đây; vấn đề gặp phải hiện nay người nuôi chưa
khắc phục được đó là vấn đề bệnh cá Chiên, trong quá trình nuôi họ thường
thấy cá bị bệnh với biểu hiện là lở loét ngoài da hoặc cá bị run toàn thân.
Nghề nuôi cá Chiên trong lồng ở Việt Nam đang trên đà phát triển và thu
hút được nhiều người dân sống dựa vào nghề sông nước tham gia. Tuy nhiên,
việc nuôi cá Chiên lồng vẫn còn dựa trên phương pháp và cách làm truyền
thống từ kinh nghiệm nuôi cá Trắm cỏ, cá Rô phi nên các hộ dân nuôi cá
Chiên lồng chưa có một quy trình chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Do sản
xuất manh mún theo hình thức hộ cá thể, các dịch vụ đầu vào, đầu ra chưa
hình thành nên giá thành sản phẩm còn cao (thiếu dịch vụ cung cấp thức ăn,
thuốc phòng trị bệnh, con giống...) vì vậy hiệu quả kinh tế còn thấp. Thức ăn
cho cá Chiên lồng hiện chủ yếu là cá nhỏ được thu mua từ những người dân

chài lưới nên khả năng chủ động thấp, chất lượng và giá không ổn định. Do
vậy, cá chậm lớn, nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao. Các yếu tốt trên ảnh hưởng
xấu đến hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển nghề nuôi cá Chiên. Với quy
mô nuôi lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, sản phẩm cá Chiên thương phẩm sẽ
đem lại lợi nhuận cao xứng đáng với kỳ vọng của người nuôi.
Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng về cá Chiên
Đề tài: Kết quả nghiên cứu sản xuất giống cá Chiên (Bagarius rutilus Ng
& Kottelat, 2000) đã được thực hiện thành công tại Viện nghiên cứu nuôi trồng
12


thủy sản 1, xuất phát từ đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất giống cá Chiên)” thực hiện từ năm 2008 - 2010, được hỗ trợ kinh phí từ
Hợp phần Hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (SUDA-FSPSII).
Chủ nhiện Đề tài: ThS. Trần Anh Tuấn
Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1
Cấp quản lý: Cấp Bộ
Qua 3 năm nghiên cứu, đàn cá bố mẹ được thuần dưỡng và thử nghiệm
nuôi vỗ trong điều kiện nhân tạo đã thành thục tốt. Các chỉ tiêu nghiên cứu về
đặc đểm sinh học sinh sản, hệ số thành thục, sức sinh sản, mùa vụ sinh sản đã
được xác định. Đề tài đã thành công trong việc kích thích sinh sản nhân tạo
bằng hỗn hợp kích dục tố, xác định được phương pháp thụ tinh và phương
pháp ấp trứng đạt hiệu quả. Ngoài ra đề tài còn xác định được loại thức ăn và
mật độ ương phù hợp cho cá Chiên giai đoạn từ cá bột lên cá hương và cá
hương lên cá giống. Kết quả nuôi vỗ cá Chiên bằng cá tươi băm nhỏ đạt kết
quả tốt nhất, tỷ lệ cá bố mẹ thành thục đạt được từ 71,4% đến 86,7%, hệ số
thành thục trung bình đạt 3,24 - 4,24%, sức sinh sản tương đối giao động từ
3.225 – 12.925 trứng/g cá cái, sức sinh sản tuyệt đối từ 5.128 – 30.411
trứng/kg; Sử dụng hỗn hợp kích dục tố là LRHa và DOM với liều lượng 35µg
LRHa + 9mg DOM/kg cá cái cho tỷ lệ cá đẻ đạt 83% -100%, thời gian hiệu

ứng thuốc từ 2 đến 6 giờ sau khi tiêm liều quyết định; Phương pháp thụ tinh
khô cho tỷ lệ thụ tinh cao nhất 66,6%, tỷ lệ nở 46,71%. Nhiệt độ thích hợp để
kích thích sinh sản và ấp trứng từ 23 0C đến 260C; Thức ăn ở giai đoạn ương từ
cá bột lên cá hương là lòng đỏ trứng, giun trùn chỉ và động vật phù du. Mật độ
ương 3000 con/m3 tỷ lệ sống cao nhất 69,0%, sau 30 ngày ương nuôi cá đạt
kích cỡ 3,2 - 3,6 cm/con; Giai đoạn từ cá hương lên cá giống ương với mật độ
600 con/m2 tỷ lệ sống đạt 79%, thời gian ương lên cá giống 6 – 8cm/con là 45
ngày. Trong quá trình nuôi cá Chiên giai đoạn cá hương, cá giống rất hay bị
nhiễm bệnh trùng quả dưa và trùng bánh xe, những tác nhân gây bệnh trên đã
gây chết hàng loạt cho đàn cá nuôi. Dùng Formalin và CuSO4 ngâm và tắm
kết hợp với thay đổi nhiệt độ nước trị bệnh đạt hiệu quả.
Nhiệm vụ: “Khai thác và phát triển nguồn gen cá Chiên (Bagarius
rutilus Ng & Kottelat, 2000)”.
- Thời gian thực hiện: từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 11 năm 2014
- Chủ nhiện Dự án: ThS Trần Anh Tuấn; TS Võ Văn Bình
- Tổ chức chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
- Cấp quản lý: Cấp Nhà nước
13


- Nội dung chính của dự án là:
- Nghiên cứu nuôi vỗ thành thục cá Chiên bố mẹ
- Nghiên cứu kỹ thuật kích thích sinh sản cá Chiên
- Nghiên cứu kỹ thuật thụ tinh và ấp nở
- Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương
- Nghiên cứu kỹ thuật ương nuôi từ cá hương lên cá giống
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá Chiên trong ao nước chảy
- Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi cá Chiên trong lồng trên sông tại
Phú Thọ và Hải Dương
Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống và nuôi

thương phẩm cá Chiên Bagarius yarrelli” do Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản I làm chủ trì. Đề tài đã kết thúc năm 2010, đưa ra được quy trình sản
xuất và ương nuôi giống cá Chiên. Trên thực tế, đã có nhiều người dân khu vực
Hà Giang, Tuyên Quang nuôi cá Chiên trong lồng trên sông hoặc trên hồ.
Các thử nghiệm nuôi cá Chiên có khối lượng ban đầu đạt từ 40g đến 70
g/con trong các ao chứa nước và nuôi ghép cùng các đối tượng cá nước ngọt
khác tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, ao nuôi được bổ sung nước
không thường xuyên. Thức ăn cho cá tận dụng từ thức ăn tự nhiên sẵn có
trong ao, sau 1 năm nuôi tỷ lệ sống của cá chỉ đạt 10%, tăng trưởng thấp từ
100g đến 200 g/con/năm. Kết quả thử nghiệm nuôi cá Chiên trong lồng với
khối lượng ban đầu từ 50 – 81,9g/con sử dụng thức ăn gồm giun đất, tôm cá
tạp băm nhỏ, bì lợn luộc, cho ăn 10 – 15% khối lượng cá/ngày. Cá thích nghi
được với đời sống trong lồng nuôi, cá sử dụng tốt các loại thức ăn trên. Cá
tăng khối lượng 336 – 520 g/16 tháng (ở tuổi thứ 2). Tỷ lệ sống của cá Chiên
nuôi lồng đạt 95 – 97 %.
Dự án: “Xây dựng mô hình trình diễn công nghệ sản xuất giống cá
Chiên (Bagarius rutilus Ng & Kottelat, 2000) tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc”
- Thời gian thực hiện: từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 11 năm 2015
- Chủ nhiện: ThS. Trần Anh Tuấn
- Tổ chức chủ trì thực hiện: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
- Cấp quản lý: Cấp bộ
Mục tiêu của Dự án là xây dựng mô hình trình diễn công nghệ sản xuất
giống cá Chiên, góp phần cung cấp nguồn giống chủ động phục vụ nghề nuôi
thương phẩm tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.
14


10.2. Công nghệ lồng nuôi:
Trên thế giới hiện nay đã áp dụng công nghệ nuôi thủy sản bằng lồng rất

mạnh nhất là Na Uy. Nước này là nước tiên phong về công nghệ nuôi cá biển
nhất là đối tượng cá Hồi. Lồng nuôi cũng được thiết kế nhiều kiểu tuy nhiên
hiện nay đa số sử dụng lồng tròn bằng ống nhựa làm hệ thống phao nổi và sử
dụng lưới cước dệt để làm lồng nuôi.
Nghề nuôi cá lồng trước đây sử dụng nhiều hình thức, công cụ nuôi, lồng
thiết kế bằng khung gỗ, tre, lưới.. với những nguyên liệu đó sử dụng làm lồng
hiện tại ở Việt Nam sẵn có, tuy nhiên về lâu dài nếu sử dụng nguyên vật liệu
đó làm lồng sẽ đồng nghĩa với việc phá rừng và độ bền của nguyên vật liệu đó
sử dụng không được lâu dài.
Hiện nay ở Việt Nam việc sử dụng ống nhựa HDPE làm nguyên vật liệu
để thiết kế lồng nuôi cá đã cho thấy được hiệu quả rất cao, đó là sự bền vững
của kết cấu lồng, độ bền và vững chắc của lồng, tiện lợi cho quá trình thao tác.
Với thực tế đó, công nghệ lồng nuôi kiểu Na Uy bằng ống nhựa HDPE .
10.3. Tính tiên tiến của công nghệ:
Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen, cá Chiên bằng lồng trên hồ
chứa là công nghệ mới được xây dựng và chưa được áp dụng trên quy mô
hàng hóa tại Hòa Bình. Công nghệ nuôi đảm bảo năng suất cao, vệ sinh an
toàn thực phẩm, sản xuất ra hàng hoá tập trung.
Dự án được triển khai sẽ trở thành một điểm sáng cho tỉnh học tập. Vì
trước hết dự án sẽ góp phần giải quyết vấn đề kinh tế xã hội cho một bộ phân
dân nghèo sống quanh lòng hồ, thay đổi phương thức hoạt động nhằm ổn định
cuộc sống của họ để giảm bớt các rủi ro, giảm bớt việc lệ thuộc vào thiên
nhiên như khai thác tối đa nguồn thuỷ sản.
Về tổ chức, dự án mang tính chuyển giao khoa học và nghiên cứu, giúp
cán bộ nông dân tham ra dự án học tập kỹ thuật, được tiếp nhận các thông tin
trên nhiều lĩnh vực, nhằm sản xuất ra một loại hàng hoá có chất lượng, đồng
quy cỡ để cung cấp cho thị trường.
10.4. Tính thích hợp của công nghệ:
Với công nghệ nuôi thương phẩm hàng hóa cá Trắm đen, cá Chiên bằng
lồng thì quy mô áp dụng được rất rộng rãi với nhiều cơ sở nuôi khác nhau.

Những cơ sở nuôi được đầu tư tốt, nguồn nước thuận lợi, nhiều vốn sẽ áp
dụng quy trình nuôi năng suất cao, đầu tư lớn. Những cơ sở, hộ dân với cơ sở
15


nuôi ít được đầu tư, nguồn nước kém thuận lợi có thể áp dụng mô hình nuôi
năng suất thấp hơn.
Hòa Bình là tỉnh có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản rất lớn. Nhiều vùng
nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh có nguồn nước chảy qua thường xuyên trong
năm. Đây là những nơi rất thích hợp để đầu tư nuôi cá lồng thương phẩm tập
trung tạo sản phẩm hàng hoá lớn cung cấp cho xã hội.
Từ những luận điểm trên thì việc thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ
thuật xây dựng mô hình nuôi lồng bè cá Trắm đen, cá Chiên thương phẩm
trong lồng, bè trên hồ thủy điện - tỉnh Hòa Bình” là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1. Mục tiêu chung:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi lồng bè cá Trắm đen,
cá Chiên thương phẩm trong lồng, bè trên hồ thủy điện tỉnh Hoà Bình góp
phần phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.
11.2. Mục tiêu cụ thể
- Tiếp nhận, chuyển giao thành công 07 quy trình kỹ thuật nuôi ương và
nuôi thương phẩm cá Trắm đen và cá Chiên trong lồng lưới phù hợp với điều
kiện tự nhiên hồ thủy điện Hòa Bình.
- Xây dựng 01 mô hình tập trung ương cá Trắm đen, cá Chiên phục vụ
nuôi thương phẩm trong lồng tại hồ thủy điện Hòa Bình bằng công nghệ mới
áp dụng tiến bộ kỹ thuật cao. Xây dựng 10 lồng lưới (6 x 4 x 3m) ương từ
giống nhỏ lên giống lớn thể tích hữu ích 720m 3 và năng suất đạt trung bình
5,2 kg/m3 lồng. Cụ thể:
+ Mô hình ương cá Trắm đen: Quy mô 05 lồng (6x 4x 3m) ương từ giống

nhỏ 50- 70g/con lên giống lớn kích cỡ 300g/ con để chuyển ra lồng bè nuôi
thương phẩm đạt 15.000con. Tỷ lệ sống: ≥ 70%
+ Mô hình ương cá Chiên: Quy mô 05 lồng ương nuôi (6 x4 x 3m) ương
từ giống bé cỡ 5g – 7 g/ con ương nuôi cho đến đạt kích cỡ 50g/ con chuyển ra
lồng, bè nuôi thương phẩm đạt 17.000 con. Tỷ lệ sống: ≥ 60%
- Mô hình nuôi cá Trắm đen, cá Chiên thương phẩm trong lồng tại hồ
thủy điện Hòa Bình. Quy mô 80 lồng lưới (6 x 4 x 3m), nuôi thương phẩm thể
tích hữu ích 5.760 m3 và năng suất đạt trung bình 16,4 kg/m3 lồng. Trong đó:
+ 01 mô hình tập trung quy mô 40 lồng (20 lồng nuôi cá Trắm đen; 20
lồng nuôi cá Chiên);
16


+ 15 mô hình phân tán (Quy mô từ 2-4 lồng/mô hình)
- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên và tập huấn cho 90 nông dân làm chủ
công nghệ nuôi cá Trắm đen, cá Chiên thương phẩm trong lồng tại hồ thủy
điện Hòa Bình
12. Nội dung:
12.1. Mô tả công nghệ ứng dụng:
Nhằm chủ động, ổn định nguồn vật liệu là giống, giảm chi phí trong
chuỗi sản xuất và hạn chế rủi ro dịch bệnh, Dự án sẽ xây dựng mô hình ương
cá giống bằng lồng lưới tại hồ Hòa Bình, tạo giống có kích cỡ lớn phù hợp
nuôi lồng thương phẩm, một phần nhằm phục vụ cho mô hình nuôi sản xuất
cá thương phẩm của Dự án và phần còn lại cung cấp cho người dân nuôi cá vùng
hồ Hòa Bình. Dự án sẽ chuyển giao và tiếp nhận 07 quy trình công nghệ sau:
- Thiết kế, lắp đặt hệ thống lồng bè phục vụ công tác ương cá giống và
nuôi thương phẩm cá Chiên, cá Trắm đen.
- Công nghệ ương cá Trắm đen từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống
(300g/con) bằng lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình
- Công nghệ ương cá Chiên từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống (50100g/con) bằng lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình

- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng trên Sông, hồ chứa
- Công nghệ nuôi thương phẩm cá Chiên trên Sông, hồ chứa.
- Quy trình kỹ thuật quản lý, giám sát môi trường trong lồng nuôi.
- Quy trình kỹ thuật Phòng và chữa bệnh cho đàn cá Chiên, cá Trắm đen
nuôi trong lồng.
12.2. Những vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết:
12.2.1. Thành lập ban quản lý dự án
Sau khi dự án được phê duyệt, ký hợp đồng và căn cứ vào quy chế quản
lý của chương trình Nông thôn và Miền núi giai đoạn 2016- 2025 đơn vị chủ
trì sẽ thành lập ban quản lý dự án với các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, quản lý, giám sát thực hiện dự án theo đúng quy chế quản lý
dự án NTMN giai đoạn 2016 – 2025. Nhiệm vụ cụ thể các thành viên do
trưởng Ban phân công.
- Chịu trách nhiệm sử dụng kinh phí hiệu quả và tiết kiệm đúng mục đích
và đạt được các nội dung đề ra trong dự án.
- Quản lý, giám sát tiến độ thực hiện, chất lượng công việc của dự án.
17


- Giải quyết các vấn đề phát sinh nằm ngoài khả năng giải quyết: phối
hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý, cơ quan chủ trì và Tổ chức hỗ trợ chuyển
giao công nghệ.
Thực hiện các nhiệm vụ phát sinh khác trong quá trình triển khai thực
hiện dự án.
12.2.2. Khảo sát bổ sung:
Khảo sát nhu cầu người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình về nuôi cá
lồng, lựa chọn địa điểm xây dựng mô hình và lựa trọn hộ dân tham gia dự án.
Khảo sát môi trường, đánh giá địa điểm triển khai
12.3.3. Tổ chức đấu thầu mua cá giống, thiết bị xây dựng mô hình
Sau khi thuyết minh dự án được phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện.

Trên cơ sở đó Ban quản lý dự án, chủ nhiệm dự án, cơ quan chủ trì sẽ trình Bộ
KHCN phê duyệt kế hoạch đấu thầu theo quy định của Luật và Nghị định của
Chính phủ về đấu thầu theo nguyên tắc của luật đấu thầu đảm bảo tiết kiệm và
hiệu quả.
12.3.4. Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo:
Đối tượng: 10 kỹ thuật viên của Doanh nghiệp nắm vững và làm chủ
công nghệ ương giống, nuôi thương phẩm các đối tượng cá Trắm đen, cá
Chiên bằng lồng.
Giải pháp: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ trực tiếp giảng dạy và
đào tạo tại chỗ về kỹ thuật ương cá giống bằng lồng, công nghệ nuôi thương
phẩm cá Trắm đen, cá Chiên bằng lồng, bè.
- Tập huấn:
Đối tượng: tập huấn cho 90 chủ các hộ nuôi cá lồng tại Hồ Thác Bà về công
nghệ nuôi cá lồng hồ chứa, đặc biệt là các đối tượng như cá Trắm đen, cá Chiên.
Giải pháp: cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp đã được đào tạo, tiếp nhận
công nghệ phối hợp với các chuyên gia TT.CGCN phổ biến về các mô hình
ương nuôi cá trên hồ chứa đã và được xây dựng thông qua Dự án.
12.3.5. Xây dựng mô hình chuỗi sản xuất thủy sản hàng hóa bằng lồng, bè
tại hồ thủy điện Hòa Bình.
a) Mô hình ương nuôi cá Trắm đen từ giống cấp 1 lên giống 300500g/con
18


Quy mô: 72m3/lồng, 5 lồng (6x 4x 3m)
Thời gian: tháng 02/2017- tháng 10/2017
Địa điểm: Hồ thủy điện Hòa Bình
Mật độ thả: 60con/m3, số lượng cá thả 21.600 con, cỡ 70g/con (1,512 tấn cá thả)
Tỷ lệ sống: 70%
Sản lượng: 15.120 con (cỡ giống thu 300 g/con), số cá giống này sẽ phục

vụ Hoạt động xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen của Dự án.
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ sẽ trực tiếp tham gia
xây dựng mô hình, đào tạo và hướng dẫn cán bộ của Doanh nghiệp tiếp nhận
và làm chủ công
Giống: cá Trắm đen, cỡ 70g/con được cung cấp bởi các cơ sở sản xuất có
uy tín đảm bảo chất lượng.
Thức ăn: 100% cám công nghiệp, công nghệ nổi, độ đạm 35- 40%
Lượng thức ăn: 4,0 hệ số x 21.600 x 0,3 = 25,92 tấn
b) Mô hình nuôi cá Trắm đen thương phẩm
Quy mô: 72m3, 40 lồng nuôi thương phẩm (6 x 4 x 3m)
Thời gian: tháng 10/2017- tháng 04/2019
Địa điểm: Hồ thủy điện Hòa Bình.
Mật độ thả: 8 con/m3, số lượng cá thả 23.040 con, cỡ 300g/con (6,912 tấn cá thả)
Tỷ lệ sống: 80%
Sản lượng: 18.432 con x 3,5kg/con = 64,512 tấn cá thu (cỡ thu hoạch 3,5 kg/con)
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ chuyển giao thông
qua đào tạo và trực tiếp xây dựng mô hình
Giống: cá Trắm đen cỡ 300g/con được cung cấp bới các lồng ương nuôi
chuyển sang và mua thêm của các cơ sở uy tín với số lượng: 23.040 - 15.120
= 7.920 con (cá giống cỡ 300g/con).
Thức ăn: thức ăn công nghiệp100% viêm nổi độ đạm 35-40%
Lượng thức ăn: 4,0 hệ số x (64,512 tấn cá thu - 6,912 tấn thả) = 230,4 tấn
c) Mô hình ương nuôi cá Chiên từ giống cấp 1 lên giống 50 - 100g/con
Quy mô: 72m3/lồng, 05 lồng ương nuôi (6 x 4 x 3m)
Thời gian: Từ tháng 02 năm 2017 đến tháng 10 năm 2017
Địa điểm: Hồ thủy điện Hòa Bình.
Mật độ thả: 80con/m3, số lượng cá 28.800 con cỡ cá 5g/con, (0,144 tấn cá thả)
19



Tỷ lệ sống: 60%
Sản lượng: 17.280 con (cỡ giống thu 50g/con) số cá giống này phục vụ
Hoạt động xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Chiên của Dự án.
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ chuyển giao thông
qua đào tạo và trực tiếp xây dựng mô hình
Giống: dòng cá Chiên, cỡ 5g/ con được cung cấp bởi các cơ sở sản xuất
có uy tín đảm bảo chất lượng.
Thức ăn: thức ăn Cá tạp (cá dầu), giun quế.
Lượng thức ăn: 8 hệ số x 28.800 con x 0,05kg/con = 11,52 tấn.
Trong đó: + thức ăn giun quế (chiếm 40%): 4,608 tấn
+ thức ăn là cá tạp (chiếm 60%): 6,912 tấn.
d) Mô hình nuôi cá Chiên thương phẩm
Quy mô: 72m3/lồng, 40 lồng ương nuôi (6 x 4 x 3m)
Thời gian: tháng 10/2017- tháng 04/2018
Địa điểm: Hồ thủy điện Hòa Bình.
Mật độ thả 10 con/m3, Số lượng thả 28.800 con cỡ cá 50g/ con (1,44 tấn cá thả)
Tỷ lệ sống 70% .
Sản lượng: 20.160 con x 1,5 kg/con = 30,24 tấn cá thu (cỡ cá thu hoạch
1,5kg/con)
* Giải pháp
Công nghệ: Tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ chuyển giao thông
qua đào tạo và trực tiếp xây dựng mô hình
Giống: Được lấy từ lồng ương nuôi cá Chiên của mô hình ương nuôi và
mua thêm con giống ngoài với số lượng: 28.800 - 17.280 = 11.520 con (cá
giống cỡ 50g/con).
Thức ăn: 100% thức ăn Cá tạp (cá dầu), giun quế.
Lượng thức ăn: 8,0 hệ số x (30,24 tấn cá thu - 1,44 tấn thả) = 230,4 tấn

12.3.6: Hội thảo đầu bờ.
Đối tượng: 90 chủ hộ là người nuôi cá lồng tại Hồ Thủy điện Hòa Bình,
lãnh đạo các hợp tác xã trong vùng hồ, đại diện các phòng ban của Sở KHCN,
Sở NN&PTNT Hòa Bình
Địa điểm: Tại đơn vị chủ trì dự án
13. Các giải pháp tổ chức thực hiện:
13. 1. Giải pháp cơ sở hạ tầng
20


Cơ quan chủ trì phối hợp với tổ chức hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hộ
gia đình cùng với trang thiết bị phụ trợ, nhà nổi hiện có tại Hồ Hòa Bình để
làm điểm triển khai xây dựng các mô hình Dự án.
Lồng lưới ni lông 2 lớp (a = 5mm), kích thước (6 x 4 x 3m) (thể tích hữu
ích 64m3)
- Mỗi khung lồng gồm 2 chiếc lồng lưới
- Mỗi một bè nuôi gồm có 2-4 khung lồng
Lồng nhựa HDPE hình trụ tròn, phao dùng ống Ø200mm. Ống, đai,
khuyên, ốc, chốt, tai kết nối: Bằng thép nhúng hoặc mạ kẽm. Loại lồng đường
kính 13m dùng để nuôi cá thương phẩm cá Trắm đen , cá Chiên.
Lưới bảo vệ bằng nilon bện, gút. Kích thước sợi, mắt lưới phù hợp với
kích cỡ cá giống, thương phẩm. Độ sâu lưới cho ương giống 2,5m và nuôi
thương phẩm 4,5m.
13.2. Giải pháp về đào tạo
- Đối với đào tạo kỹ thuật viên thực hiện mô hình: TT.CGCN là đơn vị
chủ trì chuyển giao toàn bộ công nghê thông qua việc chỉ đạo kỹ thuật trực
tiếp tại mô hình và hướng dẫn cho công nhân kỹ thuật của Đơn vị chủ trì Dự
án. Các Quy trình công nghệ sẽ được chuyển giao bao gồm:
+ Thiết kế, lắp đặt hệ thống lồng bè phục vụ công tác ương cá giống và
nuôi thương phẩm cá Chiên, cá Trắm đen.

+ Công nghệ ương cá Trắm đen từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống
(300g/con) bằng lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình
+ Công nghệ ương cá Chiên từ giai đoạn giống cấp 1 lên giống (50100g/con) bằng lồng, bè trên hồ thủy điện Hòa Bình
+ Công nghệ nuôi thương phẩm cá Trắm đen trong lồng trên Sông, hồ chứa
+ Công nghệ nuôi thương phẩm cá Chiên trên Sông, hồ chứa.
+ Quy trình kỹ thuật quản lý, giám sát môi trường trong lồng nuôi.
+ Quy trình kỹ thuật Phòng và chữa bệnh cho đàn cá Chiên, cá Trắm đen
nuôi trong lồng.
- Đối với đào tạo người dân: phối hợp với TT.CGCN , cán bộ kỹ thuật
trạm, Trại cá lồng hồ thủy điện Hòa Bình sau khi nắm vững được công nghệ
sẽ tập huấn cho người nuôi cá khu vực Hồ Hòa bình.
13.3. Giải pháp quản lý rủi ro
Vấn đề môi trường và dịch bệnh luôn là rủi ro lớn nhất trong NTTS. Dự
án thuê chuyên gia môi trường và bệnh của Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc
21


môi trường và dịch bệnh Thủy sản, định kỳ kiểm tra theo dõi và tư vấn giải
pháp quản lý sức khỏe cá nuôi nhằm giảm thiểu rủi ro dịch bệnh.
13. 4. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Dự án sẽ thành lập Ban quản lý và Tổ kỹ thuật thực hiện Dự án.
Nhiệm vụ: Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án, kiểm
tra đôn đốc thực hiện dự án, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện, quản lý và điều
hành các hoạt động của Dự án.
- Tổ kỹ thuật thực hiện dự án: gồm cán bộ kỹ thuật của Viện nghiên cứu
Nuôi trồng Thuỷ sản I (Chuyển giao công nghệ), Tổ chức chủ trì (phối hợp
thực hiện).
Nhiệm vụ: Thực hiện theo sự điều hành của Ban quản lý dự án và của Tổ
tư vấn kỹ thuật triển khai thực hiện Dự án đúng yêu cầu kỹ thuật.
13.5. Giải pháp về thị trường tiêu thụ

Cá thương phẩm nuôi tại Hồ Thủy điện Hòa Bình sẽ có chất lượng cao vượt trội so với cá nuôi ao, lồng bè trên sông, đặc biệt là không có mùi bùn và
đây sẽ là thương hiệu cá Hồ Hòa Bình sau này. Do có chất lượng tốt, nên giá
thành sản phẩm sẽ cao, việc tiêu thụ sản phẩm không thành vấn đề trong khi
nhu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu đang rất cần. Mô hình
chuỗi sản xuất đi vào hoạt động ổn định sẽ có hướng mở rộng quy mô và liên
kết với người dân tạo ra một vùng sản xuất thủy sản sạch, quy mô lớn, có khả
năng đáp ứng được cho nhu cầu lớn của thị trường khu vực Hà Nội. Tuy
nhiên, để tiêu thụ được sản phẩm ngay trong giai đoạn Dự án, chúng tôi có kế
hoạch tìm kiếm thị trường bằng hướng làm việc với các hệ thống siêu thị và
chợ đầu mối tại Hà Nội, tiến tới xây dựng các chuỗi cửa hang tại một số tỉnh
nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm cá Hồ Hòa Bình. Tiến tới, khi quy mô
sản xuất được mở rộng hơn, chất lượng sản phẩm đã được khặng định, thị
trường xuất khẩu cũng được tiếp cận thông qua một số doanh nghiệp xuất
khẩu thủy sản tại miền Bắc.
13.6. Giải pháp nguồn vốn
- Vốn thực hiện dự án bao gồm từ các nguồn:
+ Ngân sách sự nghiệp KH&CN của Trung ương hỗ trợ: chuyển giao
công nghệ, thiết bị, công lao động, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu và năng
lượng, chi khác.
+ Ngân sách tỉnh sẽ được hỗ trợ cho các nội dung như: nguyên vật liệu
và năng lượng, máy móc thiết bị.
22


+Ngân sách tự có của doanh nghiệp và vốn khác (ngân sách tỉnh, nguồn vốn
khác): Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công lao động, Xây dựng cơ bản…
14. Tiến độ thực hiện dự án:
14.

Tiến độ thực hiện:


TT

1

Các nội dung, công Sản phẩm
việc thực hiện
phải đạt
chủ yếu
2
3

1

Các công việc chuẩn bị

1.1

Thành lập ban quản lý Quy định về hoạt động 1/2017
dự án
của Ban quản lý

1.2

1.3

2
2.1

2.2


3

Thời
gian Người,

(BĐ-KT)
quan thực
hiện
4
5

Triển khai hoạt động
theo quy định
Khảo sát bổ sung
Đánh giá được thực 1/2017
trạng các yếu tố môi
trường có thể tác động
đến nuôi trồng thuỷ sản
Tu sửa, nâng cấp hệ Có đủ lồng, đúng tiêu 1/2017
thống nhà xưởng để chuẩn
phục vụ sản xuất Đủ nhà xưởng theo yêu
giống và nuôi cá lồng cầu
thương phẩm
Đào tạo, tập huấn và phổ biến mô hình
Đào tạo, chuyển giao
công nghệ ương/nuôi
thương phẩm cá Trắm
đen, cá Chiên bằng
lồng lưới


Tổ chức chủ
trì dự án

Tổ chức chủ
trì dự án

Tổ chức chủ
trì dự án
Hộ dân

Đào tạo cho 4 kỹ thuật 1-2/2017
Tổ chức chủ
viên của Doanh nghiệp
trì dự án,
nắm vững và làm chủ
Tổ chức hỗ
công nghệ ương giống,
trợ chuyển
nuôi thương phẩm các
giao
công
đối tượng cá Trắm đen,
nghệ
cá Chiên bằng lồng, bè.
Tập huấn công nghệ Tập huấn cho 90 chủ Tập huấn lý Tổ chức chủ
ương/nuôi
thương các hộ nuôi cá lồng tại thuyết:
2- trì dự án,
phẩm cá Trắm đen, cá Hồ Thác Bà về công 4/2017

Tổ chức hỗ
Chiên bằng lồng trên nghệ nuôi cá lồng hồ
trợ chuyển
hồ chứa
chứa, đặc biệt là các
giao
công
đối tượng như cá Trắm
nghệ
đen, cá Chiên
Xây dựng mô hình ương cá Chép lai V1, cá Rô phi từ cá hương lên cá giống
bằng lồng lưới tại Hồ Thác Bà, Yên Bái
23


3.1

3.2

4
4.1

4.2

Ương cá Trắm đen từ Tỷ lệ sống từ cá giống 2-5/2017
cá giống cấp 1 thành cấp 1 thành cá giống:
cá giống lớn.
70%, sản lượng 11900
cá giống cỡ 300500gam/con.
Ương cá Chiên từ cá Tỷ lệ sống từ cá giống 2-5/2017

giống cấp 1 thành cá cấp 1 thành cá giống:
giống lớn
60%, sản lượng 12000
cá giống cỡ 3050gam/con.

Các hộ nuôi
cá lồng
Tổ chức chủ
trì dự án,
Các hộ nuôi
cá lồng

Xây dựng mô hình nuôi cá lồng thương phẩm với quy mô hàng hóa tại Hồ
Thủy điện, Hòa Bình
Mô hình nuôi thương Các chỉ tiêu cần đạt: Tỷ 4/2017-8/2018 Tổ chức chủ
phẩm cá Trắm đen
lệ sống của cá đến khi
trì dự án,
thu hoạch đạt 70%, sản
Các hộ nuôi
lượng 25,2 tấn cá Trắm
cá lồng
đen cỡ 3,5 kg/con.
Mô hình nuôi thương Sản lượng cá đạt 10,5
phẩm cá Chiên
tấn, tỷ lệ sống 70% với
cỡ 1,5kg/con.

5


Hội thảo đầu bờ, nghiệm thu dự án

5.1

Hội thảo đầu bờ

Tổ chức chủ
trì dự án,
Các hộ nuôi
cá lồng

Hai cuộc hội thảo với Hội thảo lần 1: Tổ chức chủ
tổng số 90 người.
8/2017
trì dự án,
Thành phần: chủ hộ Hội thảo lần 2:
nuôi cá lồng tại Hồ 6/2018
Hòa Bình, lãnh đạo các
hợp tác xã trong vùng
hồ, đại diện các phòng
ban của Sở KHCN, Sở
NN&PTNT tỉnh Hòa
Bình.

5.2

Tổ chức chủ
trì dự án,

Thời gian: 4 ngày (2

ngày/hội nghị)
Tập huấn mở rộng tại Cán bộ kỹ thuật, người
địa phương
dân nắm được quy
trình sản xuất giống và
nuôi thương phẩm cá
24

Tổ chức hỗ
trợ chuyển
giao
công
nghệ

Tổ chức chủ
trì dự án,
Tổ chức hỗ
trợ chuyển


5.3

5.4

Trắm đen, cá Chiên
bằng lồng trên hồ chứa.
Viết báo cáo tổng kết Báo cáo bao quát kết
dự án
quả thực hiện dự án


Nghiệm thu dự án

giao
công
nghệ
Tổ chức hỗ
trợ chuyển
giao
công
nghệ

Dự án được nghiệm thu

15. Sản phẩm của dự án:
TT
1
I
1
2
3
4

5

6
7

II
1
2

3
5
III
1

Tên sản phẩm
2
Sản phẩm quy trình
Quy trình thiết kế, lắp đặt hệ thống
lồng bè
Quy trình ương cá Trắm đen từ giống
cấp 1 lên cỡ giống lớn (300g/con)
Quy trình ương cá Chiên từ giống
cấp 1 lên giống lớn (50-100g/con)
Quy trình nuôi thương phẩm cá
Trắm đen bằng công nghệ lồng, bè
trên hồ chứa Hòa Bình
Quy trình công nghệ nuôi thương
phẩm cá Chiên bằng lồng trên hồ
chứa Hòa Bình
Quy trình kỹ thuật quản lý, giám
sát môi trường trong lồng nuôi
Quy trình kỹ thuật phòng và trị
bệnh cho đàn cá Chiên, cá Trắm
đen nuôi trong lồng
Sản phẩm mô hình
Cá Trắm đen giống

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
3

Các quy trình đảm bảo ngắn gọn,
rõ ràng, dễ tiếp thu và phù hợp
với điều kiện của địa phương

60.480 con, kích cỡ 300500g/con; tỷ lệ sống 70%
Cá Chiên giống
69.120 con, kích cỡ 50100g/con; tỷ lệ sống 60%
Cá Trắm đen thương phẩm
64,512 tấn, kích cỡ 3,5kg/con;
tỷ lệ sống 80%
Cá Chiên thương phẩm thương phẩm 30,24 tấn, kích cỡ 1,5kg/con;
tỷ lệ sống 70%
Sản phẩm đào tạo
Đào tạo kỹ thuật viên
10 cán bộ kỹ thuật nắm được
vững các kỹ thuật Ương giống
25

Chú thích
4


×