Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHÂN TÍCH CHÂN DUNG NHÀ LÃNH đạo THÀNH CÔNG – ÔNG NGUYỄN MẠNH HÙNG – CEO VIETEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.39 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH CHÂN DUNG NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG – ÔNG
NGUYỄN MẠNH HÙNG – CEO VIETEL
I. NHỮNG PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO:
Ngày nay, có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu khác nhau về lãnh đạo,
thậm chí ngay cả định nghĩa về lãnh đạo cũng có rất nhiếu quan điểm và định
nghĩa khác nhau. Nhưng tất cả các lý thuyết hay nghiên cứu về lãnh đạo đều
có những điểm chung đó là nghiên cứu những phẩm chất và kỹ năng mà
người lãnh đạo cần có để có thể chèo lái con thuyền mà mình lãnh đạo đạt
được những thành công. Trong thành công của một tổ chức, ngoài các yếu tố
khách quan không thể thiếu những dấu ấn của những cá nhân lãnh đạo xuất
sắc. Có rất nhiều những tố chất và kỹ năng trong số 25 kỹ năng mà người lãnh
đạo cần phải có, nhưng theo tôi, để trở thành một nhà lãnh đạo thành công,
cần có những tố chất và kỹ năng sau đây:
1. Tính cách:
Tính cách là một đặc điểm để phân biệt bạn với người khác, hành động
của bạn tạo nên tính cách, những đặc điểm riêng của bạn. Tính cách là một
cách để tạo ra sự khác biệt và làm cho người khác tin tưởng mình. Những tố
chất gì làm nên tính cách của một nhà lãnh đạo? Đó là:
- Niềm say mê: Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm
được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình. Không có sự

1/12


say mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo
và tâm huyết.
- Sự hiểu biết và tính ham học hỏi: Điều chắc chắn là, người lãnh đạo
không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của
họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, nguời
lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng
nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới.


- Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng
khó khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự
khó khăn, thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy
thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào
cũng dễ dàng và nhất là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên
trì, giữ vững ý chí cho đến khi nào thành công thì thôi. Niềm hy vọng và lòng
kiên trì, không ngại khó khăn là động lực lớn để phát triển.
- Sự tự tin: Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính
mình. Thông thường, sự tự tin này hình thành từ sự thật là bất cứ một người
lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện những kỹ năng
trong công việc, tích lũy vốn kiến thức rộng cùng với sự thông minh sẵn có
của anh ta. Bên cạnh đó, cho dù không có những kỹ năng, kinh nghiệm kia thì
anh ta cũng là người biết nhận thức, học hỏi điều đó từ những người khác.

2/12


- Óc sáng tạo: Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra
những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất. Trong bất cứ
công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh
nhất, hiệu quả nhất, chất lượng đảm bảo nhất.
2. Khả năng gây ảnh hưởng:
Đây là kỹ năng rất quan trọng của người lãnh đạo. Đúng như các định
nghĩa khái quát nhất về lãnh đạo hiện nay đều viết: “Lãnh đạo là quá trình gây
ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm
và cách thức thực hiện hiệu quả để hoàn thành các mục tiêu chung”.
Để có thể gây ảnh hưởng được trong tổ chức, người lãnh đạo cần phải
có khả năng:
- Đánh giá một cách công bằng và trung thực;
- Phải là người mẫu mực;

- Tạo cơ hội cho người khác được thành công;
- Tin tưởng trao quyền truyền cảm hứng cho người khác;
- Thể hiện sự tự tin trong công việc;
- và giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.
3. Có tầm nhìn:

3/12


Tầm nhìn là tố chất then chốt của lãnh đạo. Một nhà lãnh đạo cần phải
có tầm nhìn xa trông rộng, đó là khả năng hiểu được các bài học trong quá
khứ, sự thực của hiện tại và các hậu quả của một quyết định đến tương lai.
Phát triển và thúc đẩy tầm nhìn là yêu cầu và mục đích cao nhất của tổ chức.
Người lãnh đạo có tầm nhìn tốt sẽ giúp cho tổ chức luôn có khả năng
tiên phong, dẫn dắt được đối thủ, giúp cho tổ chức hoạt động linh hoạt và hiệu
quả.
Một người lãnh đạo có vai trò quan trọng hơn một cá nhân rất nhiều.
Anh ta dường như luôn biết cách hoạch định tốt mọi công việc và là người
cung cấp những lời khuyên hữu ích nhất cho những cộng sự hay thuộc cấp
của mình. Không chỉ có một tầm nhìn xa, anh ta còn biết cách truyền đạt
những ý tưởng của mình cho người khác hiểu để cùng với mình thực hiện tốt
những ý tưởng đó. Những thông điệp được truyền đi phải luôn sinh động, rõ
ràng và có sức thuyết phục cao. Do đó, sự thành thạo trong khả năng giao tiếp
bằng lời nói luôn là phẩm chất cần có của một người lãnh đạo giỏi.
4. Khả năng giao tiếp tốt:
Người lãnh đạo là người có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng diễn
thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết phục những người khác tin tưởng,
nghe theo và làm theo.

4/12



Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt bằng cả văn nói và văn
viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt của bạn và có ảnh hưởng
không nhỏ tới sự thành công của công ty. Muốn thuyết phục được nhân viên
tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin. Muốn
thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách khuyến
khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng phải biết
cách thương thuyết.
5. Năng lực:
Một người lãnh đạo có năng lực là cách dễ nhất để gây ảnh hưởng và
truyền cảm hứng cho người khác. Để trở thành người lãnh đạo trước hết bạn
phải có năng lực, đó chính là tố chất và kỹ năng giúp cho bạn tiến bộ không
ngừng, hoàn thành công việc một cách xuất sắc và làm cho những người khác
trong tổ chức tin tưởng bạn. Lãnh đạo có năng lực là người luôn đưa ra những
giải pháp kịp thời để giải quyết mọi khó khăn trong những tình huống nan giải
bởi vì anh ta có khả năng nắm rõ bản chất của vấn đề ngay khi nó vừa xảy ra.
Những phẩm chất và kỹ năng góp phần tạo nên năng lực của nhà lãnh
đạo:
-

Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch;

-

Kỹ năng giải quyết vấn đề;

-

Kỹ năng về chuyên môn.


5/12


II. CHÂN DUNG NHÀ LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG:
Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - linh
hồn của cỗ máy khiến dịch vụ di động, Internet ở Việt Nam nhanh chóng trở
thành dịch vụ bình dân.
Sự phát triển và thành công của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
trong hơn một thập kỷ gần đây là nhân tố chính làm cho thị trường viễn thông
tại Việt Nam từ một dịch vụ xa xỉ trở thành bình dân.
Năm 2000, Viettel bắt đầu bước chân vào thị trường Viễn thông với
dịch vụ điện thoại giá rẻ đường dài trong nước bằng công nghệ VoIP (Voice
Over Internet Protocol). Đây là dịch vụ viễn thông đầu tiên dựa trên công
nghệ mới được mở ra để cạnh tranh trên thị trường viễn thông lúc bấy giờ.
Thời điểm đó, dịch vụ VoIP được mệnh danh là 'thu hồi vốn trong 1 ngày".
Năm 2004, với số tiền lãi có được từ cung cấp dịch vụ VoIP, Viettel bắt đầu
đầu tư vào thị trường viễn thông di động.
Như vậy, ở thời điểm trước năm 2004 (thời điểm mà Viettel gia nhập
thị trường viễn thông di động), thị trường mới chỉ có 2 ông lớn là Vinaphone
và Mobifone của tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), chiếm 97% thị
phần, 3% còn lại thuộc S-Fone. Chỉ đến khi mạng di dộng GMS của Tổng
công ty viễn thông quân đội Viettel ra đời, với chiến lược kinh doanh hợp lý
và nguồn lực đủ mạnh, Viettel đã giành được một số lượng lớn thuê bao, tạo
ra sự cạnh tranh khốc liệt biến thị trường viễn thông di động của Việt Nam từ

6/12


một thị trường độc quyền trở thành thị trường cạnh tranh, làm giảm giá cước,

số lượng thuê bao di động tăng lên rất nhanh.Kết quả là chỉ sau 4 năm hoạt
động, VIETTEL đã có một thị phần khổng lồ chiếm 40% thị phần với 25 triệu
khách hàng vào năm 2008.
Năm 2006, Viettel bắt đầu tiến ra thị trường nước ngoài với việc cung
cấp dịch vụ viễn thông và Internet tại thị trường Campuchia và sau đó là cung
cấp dịch vụ di động tại Lào và Campuchia trong năm 2009. Chỉ sau 9 năm
bước vào thị trường viễn thông Việt Nam, Viettel đã bước đi từ con số không
đến trở thành doanh nghiệp có mạng di động lớn nhất Việt Nam và có tiếng
vang ra quốc tế. Liên tục trong 5 năm liền Viettel đạt mức tăng trưởng doanh
thu năm sau gấp đôi năm trước.
Điều gì đã làm cho Viettel thành công như vậy? Theo đánh giá của tôi,
một trong các yếu tố góp phần làm nên thành công của Viettel có công rất lớn
của các lãnh đạo Viettel trong đó có vai trò to lớn của ông Nguyễn Mạnh
Hùng, Phó tổng giám đốc của Viettel. Ông Hùng được nhìn nhận là người có
tầm nhìn xa, có chiến lược tốt và có tài lãnh đạo và được mệnh danh là "bộ
não" của Viettel.
Những tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo Viettel:
1. Tầm nhìn:

7/12


Tố chất quan trọng đầu tiên mà tôi muốn nhắc đến đã góp phần làm nên
thành công của Viettel đó chính là tầm nhìn. Chính vì có tầm nhìn tốt mà
Viettel đã chọn cho mình những chiến lược hợp lý tại từng thời điểm để luôn
đi trước đối thủ một bước giành thế chủ động. Tầm nhìn kết hợp với khả năng
sáng tạo đã giúp cho nhà lãnh đạo của Viettel tìm được đường đi riêng cho
mình dẫn đến thành công, đó là: (1)lựa chọn được chiến lược tham gia thị
trường hợp lý, tránh được sự cạnh tranh của các đối thủ; (2) chiến lược quảng
cáo và phát triển thương hiệu; (3) cuộc chiến cạnh tranh về giá cước để phát

triển khách hàng.
Theo thông lệ, các doanh nghiệp di động mới thành lập thường đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng ở các vùng thành phố lớn, nơi có đông dân cư với
nhu cầu sử dụng điện thoại di động lớn để nhanh chóng thu hồi vốn rồi mới
mở rộng vùng phủ sóng. Tuy nhiên, Viettel đã nhận thấy nếu phát triển thuê
bao ở thành phố trước sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ, hơn nữa,
ở thành phố người dùng không phân biệt được sự khác biệt giữa các nhà
mạng. Viettel cho rằng. MobiFone đã làm hơn chục năm tại thành phố, Viettel
có làm khác biệt, làm tốt tại thành phố cũng rất khó để mọi người nhận ra.
Nếu đầu tư về nông thôn thì hoàn toàn khác hẳn, ở nông thôn không có sóng
MobiFone, Viettel lại có. Đó là khác biệt mà mọi người rất dễ nhận ra và nghĩ
rằng ở nông thôn còn có sóng thì ở thành phố chắc sóng còn tốt hơn. Từ đó
Viettel đã tạo ra được ấn tượng rất tốt đầu tiên với khách hàng. Đây là một ý

8/12


tưởng sáng tạo, Viettel đã không đi theo lối “truyền thống” mà tự chọn cho
mình một hướng đi riêng: “Mạng lưới đi trước, kinh doanh đi sau”, hoàn thiện
hệ thống kĩ thuật ở 64/64 tỉnh thành rồi mới bắt đầu cung cấp dịch vụ.
Chiến lược quảng cáo và phát triển thương hiệu: Khi mà các đối thủ
trong thị trường viễn thông còn quen với độc quyền, không chú trọng đến
quảng cáo thì Viettel lại quảng cáo và phát triển thương hiệu rầm rộ. Viettel là
doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông dám đầu tư lớn và
đặc biệt là thuê công ty nước ngoài làm Slogan và phát triển thương hiệu. Đến
khi các đối thủ cũng nhận thấy tầm quan trọng của quảng cáo và cũng quảng
cáo rầm rộ theo thì Viettel lại thôi không quảng cáo nữa vì khi đó có quảng
cáo cũng không hiệu quả.
Cuộc chiến về giá cước: Nhận thấy thị trường nhạy rất cảm về giá, các
đối thủ đã quen với độc quyền không có động lực để giảm giá cước, Viettel đã

chọn chiến lược cạnh tranh về giá, luôn có mức giá hấp dẫn, thấp hơn đối thủ
để thu hút và phát triển thị phần. Với chiến lược về giá hợp lý, số lượng thuê
bao của Viettel tăng lên nhanh chóng do điện thoại bấy giờ không còn là đồ
xa xỉ nữa mà đã trở thành bình dân, ai cũng có thể sử dụng điện thoại mà
không còn phải lo lắng về giá cước nữa.
Cũng chính vì có tầm nhìn tốt mà năm 2009, khi mà thị trường viễn
thông di động trong nước đã trở nên bão hòa với 7 nhà cung cấp dịch vụ,
trong khi các đối thủ còn đang loay hoay tìm lối ra cho mình thì Viettel đã tìm

9/12


được cho mình một hướng đi mới đó là đầu tư ra các thị trường chưa phát
triển ở nước ngoài như là Lào, Campuchía, Haiti...
2. Khả năng đàm phán và thuyết phục giỏi:
Một sự kiện mà mọi người ghi nhớ về khả năng đàm phát giỏi của nhà
lãnh đạo Viettel là: năm 2004, khi bắt đầu tham gia thị trường viễn thông di
động, Viettel rất cần đầu tư các trạm BTS để phát triển mạng nhưng lại không
có tiền. Số tiền lãi từ dịch vụ VoIP lúc đó chỉ đủ mua 150 trạm BTS. Chính
nhờ khả năng đàm phán và giao tiếp giỏi mà Viettel đã thành công trong việc
thuyết phục các nhà cung cấp để mua chịu trả chậm trong 4 năm 4000 trạm
BTS góp phần phủ sóng toàn quốc trong thời gian rất ngắn.
3. Khả năng gây ảnh hưởng:
Cách mà nhà lãnh đạo Viettel dùng để truyền lửa và gắn kết nhân viên
là tin tưởng và dám giao việc khó cho nhân viên đồng thời vừa là người biết
định hướng, biết huy động nguồn lực, dẫn dắt và truyền cảm hứng cho nhân
viên. Theo ông Hùng, dám giao việc khó chính là kích thích tiềm năng đang
ngủ của mỗi con người.
4. Biết cách xây dựng triết lý kinh doanh, văn hóa và bản sắc riêng
cho công ty:

Ngay từ đầu, ông Hùng đã tìm cho mình (tức cho Viettel) một triết lý
kinh doanh riêng: “Ngành viễn thông đã có lịch sử hàng trăm năm, nên người

10/12


ta coi khách hàng như một đám đông, thậm chí còn được gọi là “thuê bao”,
gần đây mới được gọi là “customer”. Viettel muốn làm khác đi, bằng cách coi
mỗi khách hàng là một cá thể, và chúng tôi phục vụ họ như một cá thể riêng
biệt”. Theo ông Hùng, điều quan trọng nhất là triết lý kinh doanh, và sau này
dù mọi thứ thay đổi thì thứ không thay đổi vẫn chính là triết lý, cái tiếp theo
mới là văn hóa công ty, thành công hay không cần có triết lý, nó là cái lõi,
xương của mỗi tổ chức.
Một trong các giá trị văn hóa của Viettel là:
- Thứ nhất là lấy thực tiễn làm chân lý. Thay vì cãi nhau thì đi làm đi
xem thực tế nó như thế nào, nó giải được câu chuyện rõ ràng.
- Thứ hai là luôn tạo ra thách thức và chấp nhận thất bại là điều kiện
để trưởng thành.
- Thứ ba là sự thay đổi, thay đổi để phát triển
- Thư tư là sự sáng tạo. Luôn luôn tìm cách làm sáng tạo, khác người
là phương châm của Viettel. Chính việc chọn nông thôn để đầu tư
phát triển mạng trước là một cách làm khác người đã mang lại
thành công cho Viettel.
III. KẾT LUẬN:
Qua quá trình học tập môn “phát triển khả năng lãnh đạo” cũng như
qua nghiên cứu các tình huống thực tế, chúng ta thấy rằng để trở thành một

11/12



nhà lãnh đạo giỏi và thành công là thực sự khó. Ngoài các phẩm chất tự nhiên
của mỗi người, bạn phải có niềm đam mê, phải nỗ lực phấn đấu hết mình, học
tập kinh nghiệm từ người khác và rèn luyện các kỹ năng để có được các phẩm
chất của một nhà lãnh đạo thành công, đó là: có tầm nhìn chiến lược, sáng tạo,
khả năng tạo uy tín và gây ảnh hưởng, giao tiếp tốt. Và quan trọng hơn cả là
biết chớp thời cơ, tận dụng tối đa mọi cơ hội để đạt được thành công cho tổ
chức.

Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình môn Phát triển khả năng lãnh đạo - Chương trình đào tạo
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh quốc tế - Đại học Griggs – 2012;
- Tài liệu giảng dạy môn Phát triển khả năng lãnh đạo của giảng viên
Tiến sĩ Donald R. Sahly – Tháng 2/2012;
- Leadership in Organizations – Gary Yukl – 7th Edition;
- />- />
12/12



×