Đề KSCL THPT Nguyễn Thị Giang - Vĩnh Phúc - Lần 1 - Năm 2018
I. Nhận biết
Câu 1. Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. C17H35COOC3H5
B. (C17H33COO)2C2H4
C. (C15H31COO)3C3H5 D. CH3COOC6H5
Câu 2. Poli (vinyl axetat) (PVA) được dùng để chế tạo sơn, keo dán. Monome dùng để trùng hợp PVA là
A. CH3COOCH=CH2
B. CH2=CHCOOCH3
C. HCOOCH=CH2
D. CH3COOCH3
C. axit axetic
D. glixerol
Câu 3. Chất có mùi chuối chín là
A. đimetyl ete
B. isoamyl axetat
Câu 4. Bệnh nhân phải tiếp đường (truyền dung dịch đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường nào?
A. Glucozơ
B. xenlulozơ
C. Saccarozơ
D. Fructozơ
Câu 5. Este nào sau đây có công thức phân tử C4H6O2?
A. Vinyl axetat
B. Propyl fomat
C. Etyl acrylat
D. Etyl axetat
Câu 6. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. C2H5OH
B. CH3COOH
C. HCOOH
D. CH3CHO
C. xenlulozơ
D. fructozơ
Câu 7. Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ
B. saccarozơ
Câu 8. Ở nhiệt độ thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn:
A. (C17H31COO)3C3H5
B. (C17H35COO)3C3H5
C. (C17H33COO)3C3H5
D. C2H5OH
Câu 9. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H6O3(OH)3]n
B. [C6H5O2(OH)3]n
C. [C6H8O2(OH)3]n
D. [C6H7O2(OH)3]n
Câu 10. Chất nào sau đây khả năng tham gia phản ứng tráng gương:
A. C6H5OH
B. CH3COCH3
C. HCOOC2H5
D. CH3COOH
Câu 11. Cho 13,26 gam triolein tác dụng với lượng dư Br2. Số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,030
B. 0,045
C. 0,015
D. 0,010
Câu 12. Đun nóng este CH3COOC6H5 với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là
A. CH3COOH và C6H5ONa
B. CH3COOH và C6H5OH
C. CH3OH và C6H5ONa
D. CH3COONa và C6H5ONa
II. Thông hiểu
Câu 13. Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225 kg chất béo (loại tristearin) có chứa 20% tạp
chất với dung dịch NaOH (coi như phản ứng xảy ra hoàn toàn) là
A. 0,184 kg
B. 1,780 kg
C. 0,890 kg
D. 1,840 kg
Câu 14. Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1.750.000 đvC. Số gốc glucozơ
C6H10O5 trong phân tử của xenlulozơ là
A. 21.604 gốc
B. 1.621 gốc
C. 422 gốc
D. 10.802 gốc
Câu 15. Dãy gồm các dung dịch đều tác dụng với Cu(OH)2 là
A. glucozơ, glixerol, ancol etylic
B. glucozơ, andehit fomic, natri axetat
C. glucozơ, glixerol, axit axetic
D. glucozơ, glixerol, natri axetat
Câu 16. Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được
A. oxi hóa chậm tạo thành CO2
B. máu vận chuyể đến các tế bào
C. tích lũy vào các mô mỡ
D. thủy phân thành glixerol và axit béo
Câu 17. Đun sôi hỗn hợp gồm axit cacboxylic RCOOH, ancol R’OH (xúc tác H2SO4 đặc) một thời gian.
Để nguội, sau đó pha loãng hỗn hợp bằng lượng dư nước cất. Hiện tượng xảy ra là
A. chất lỏng tạo thành dung dịch đồng nhất
B. chất lỏng tách thành hai lớp sau đó tạo thành dung dịch đồng nhất
C. không quan sát được hiện tượng
D. chất lỏng tách thành hai lớp
Câu 18. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và axit béo
B. Chất béo để lâu ngày có mùi khó chịu là do chất béo tham gia phản ứng hidro hóa
C. Muối natri hoặc kali của axit là thành phần chính của xà phòng
D. Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol
Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 14,8 gam metyl axetat trong môi trường H2SO4 đun nóng thu được bao
nhiêu gam axit? Biết hiệu suất phản ứng đạt 85%
A. 10,2 gam
B. 12,0 gam
C. 13,9 gam
D. 14,1 gam
Câu 20. Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành
89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết hiệu suất phản ứng bằng 80%)
A. 70 lít
B. 49 lít
C. 81 lít
D. 55 lít
Câu 21. Thủy phân este C4H6O2 trong môi trường axit ta thu được một hỗn hợp các chất đều phản ứng
tráng gương. Vậy công thức cấu tạo của este đó là?
A. CH3COOCH=CH2
B. HCOOCH2CH=CH2
C. HCOOCH=CHCH3
D. CH2=CHCOOCH3
Câu 22. Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là
A. 25,20 gam
B. 29,60 gam
C. 27,44 gam
D. 29,52 gam
Câu 23. Cho 7,4 gam hỗn hợp anđehit đơn chức phản ứng với AgNO3/NH3 thu được 64,8 gam Ag. Biết
hai anđehit có số mol bằng nhau. Công thức của hai anđehit là
A. HCHO và C2H5CHO
B. CH3CHO và C2H5CO
C. HCHO và CH3CHO
D. HCHO và C2H3CHO
Câu 24. Saccarozơ và glucozơ đều có
A. phản ứng với dung dịch NaCl
B. phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam.
D. phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Câu 25. Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic. Toàn bộ CO2 sinh ra cho vào dung dịch
Ca(OH)2 lấy dư được 750 gam kết tủa. Hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Giá trị của m là
A. 949,2 gam
B. 950,5 gam
C. 940,0 gam
D. 1000,0 gam
Câu 26. Số đồng phân cấu tạo của este có công thức phân tử C8H8O2 là
A. 6
B. 8
C. 5
D. 7
Câu 27. Đốt cháy một anđehit X đơn chức, mạch hở cần dùng 8,4 lít O2 (đktc) thu được 13,2 gam CO2 và
5,4 gam H2O. Mặt khác cho X phản ứng với H2 thu được hợp chất hữu cơ Y. Tên gọi của Y là
A. ancol metylic
B. axit axetic
C. axit fomic
D. ancol etylic
Câu 28. Chất không phản ứng với AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng tạo thành Ag là
A. C6H12O6
B. CH3COOH
C. HCHO
D. HCOOH
Câu 29. Công thức phân tử chung của axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2n+2O2 (n ≥ 2)
B. CnH2nO2 (n ≥ 3)
C. CnH2n+2O2 (n ≥ 3)
D. CnH2nO2 (n ≥ 2)
Câu 30. Hỗn hợp X gồm ancol etylic, axit axetic và metyl fomat. Lấy m gam hỗn hợp X chia làm hai
phần bằng nhau. Phần một đem đốt thu được 11,44 gam CO2. Phần hai phản ứng hết với 4,48 gam KOH.
Khối lượng của ancol etylic trong m gam X là
A. 0,656 gam
B. 4,600 gam
C. 0,828 gam
D. 2,300 gam
Câu 31. Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối
đa thu được là m gam. Hiệu suất phản ứng đạt 75%. Giá trị m là
A. 32,4
B. 48,6
C. 64,8
D. 24,3
Câu 32. Đốt cháy hoàn toàn một este hữu cơ X thu được 13,2 gam CO2 và 5,4 gam H2O. X thuộc loại este
A. có một liên kết đôi, chưa biết số nhóm chức
B. mạch vòng đơn chức
C. no đơn chức, mạch hở
D. hai chức no
Câu 33. Cho các chất: axit axetic; phenol; ancol etylic; metyl fomat; tristearin; fomandehit. Số chất phản
ứng với dung dịch NaOH đun nóng là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 34. Cho 4,8 gam CH3OH phản ứng với CuO dư, đun nóng thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng
với AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 16,2
B. 48,6
C. 32,4
D. 64,8
Câu 35. Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là
A. CH3CHO và CH3CH2OH
B. CH3CH2OH và CH3CHO
C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO
D. CH3C2OH và CH2=CH2
III. Vận dụng
Câu 36. Chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H6O4 tác dụng với dung dịch NaOH (đun nóng) theo
phương trình phản ứng:
C4H6O4 + 2NaOH → 2Y + Z
Đem Y phản ứng với AgNO3/NH3 thấy tạo ra kết tủa Ag. Nhận xét nào sau đây sai?
A. 1 mol Y phản ứng với AgNO3/NH3 thấy tạo ra 2 mol Ag.
B. Phân tử khối của Y lớn hơn phân tử khối của Z
C. Z có thể phản ứng được với Cu(OH)2
D. Z có 1 nguyên tử cacbon trong phân tử
Câu 37. Glixerin đun với hỗn hợp CH3COOH và HCOOH (xúc tác H2SO4 đặc) có thể được tối đa bao
nhiêu este có dạng (RCOO)3C3H5
A. 2
B. 8
C. 6
D. 4
Câu 38. Hỗn hợp X chứa 2 hợp chất hữu cơ Y và Z có nhóm chức khác nhau (MY > MZ). Đốt cháy hoàn
toàn 0,1 mol X thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Y không thể tham gia phản ứng tráng gương
B. Y, Z bị thủy phân trong NaOH
C. Hỗn hợp X không phản ứng với Cu(OH)2
D. Z có thể tham gia phản ứng tráng gương
Câu 39. Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ. Sản phẩm thu được hấp
thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 25,50 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch thu
được giảm đi 9,87 gam so với dung dịch ban đầu. Mặt khác thủy phân 8,06 gam X trong NaOH dư đun
nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 9,74
B. 2,78
C. 8,20
D. 8,34
Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(1) Metyl axetat là đồng phân của axit axetic
(2) Thủy phân este thu được axit và ancol
(3) Ở điều kiện thường chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn
(4) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon
(5) Glixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm…
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Chọn đáp án C
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo
⇒ trong 4 đáp án chỉ có: (C15H31COO)3C3H5 thỏa mãn.
⇒ chọn đáp án C.
Câu 2. Chọn đáp án A
Poli (vinyl axetat) (PVA) được điều chế từ monome: vinyl axetat CH3COOCH=CH2:
Theo đó, đáp án cần chọn là A.
Câu 3. Chọn đáp án B
Chất có mùi chuối chín là este isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2.
⇒ chọn đáp án B.
Tham khảo: Mùi của một số este thông dụng:
• Isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có mùi chuối chín.
• Etyl Isovalerat: (CH3)2CHCH2COOC2H5 có mùi táo.
• Etyl butirat: C3H7COOC2H5 và etyl propionat: C2H5COOC2H5 có mùi dứa.
• Geranyl axetat: CH3COOC10H17 có mùi hoa hồng
• Benzyl axetat: CH3COOCH2C6H5 có mùi thơm hoa nhài.
Câu 4. Chọn đáp án A
Đường đơn (monosaccarit) glucozơ được truyền trực tiếp vào tĩnh mạch cho bệnh nhân cần tiếp đường →
chọn đáp án A.
Câu 5. Chọn đáp án A
Vinyl axetat có cấu tạo: CH3COOCH CH 2 CTPT là C4H6O2 thỏa mãn yêu cầu ⇒ chọn đáp án A.
Câu 6. Chọn đáp án A
enzim
Lên men rượu: C6 H12O6
2C2 H5OH 2CO2
300 C
⇒ ngoài thu được CO2, ta còn thu được ancol etylic C2H5OH → chọn A.
Câu 7. Chọn đáp án B
Bài học: phân loại các hợp chất cacbohidrat trong chương trình học:
⇒ chất thuộc loại đisaccarit trong 4 đáp án là saccarozơ → chọn B.
Câu 8. Chọn đáp án B
Ôn lại tính chất vật lí của chất béo:
Tristearin: (C17H35COO)3C3H5 là chất béo no → là chất rắn ở nhiệt độ thường.
⇒ đáp án thỏa mãn yêu cầu là đáp án B.
Câu 9. Chọn đáp án D
Cấu tạo của xenlulozơ như sau:
Mỗi mắt xích là C6H10O5 có cấu tạo C6H7O2(OH)3
⇒ tổng quát cấu tạo của xenlulozơ là [C6H7O2(OH)3]n. Chọn đáp án D.
Câu 10. Chọn đáp án C
HCOOC2H5 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương do có cấu tạo HCOOR dạng RO-CHO ⇒ nhóm
–CHO có khả năng tráng gương:
RO-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → ROCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
Theo đó, ta chọn đáp án C.
Câu 11. Chọn đáp án B
Mỗi gốc oleat C17H33COO có cấu tạo: CH3[C2]7CH=CH[CH2]7COO có 1 nối đôi C=C trong gốc
hiđrocacbon ⇒ triolein có 3 nối đôi C=C.
Do đó: (C17H33COO)3C3H5 + 3Br2 → (CH3[CH2]7CHBr-CHBr[CH2]7COO)3C3H5.
⇒ n Br2 toi da phan ung = 3ntriolein = 13,26 ÷ 884 × 3 = 0,045 mol → chọn B.
Câu 12. Chọn đáp án D
CH3COOC6H5 là este của phenol
→ thủy phân trong môi trường kiềm thu được 2 muối:
CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5Na + H2O.
⇒ đáp án thỏa mãn cần chọn là D.
Câu 13. Chọn đáp án A
Phản ứng: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Có 2,225 kg tristearin (chứa 20% tạp chất) ⇒ có 1780 gam (C17H35COO)3C3H5.
Từ tỉ lệ phản ứng có n glixerol n C17H35COO C3H5 1780 890 2,0 mol.
3
⇒ mglixerol 2 92 184 gam ⇔ 0,184 kg → chọn đáp án A.
Câu 14. Chọn đáp án D
Mỗi gốc C6H10O5 có phân tử khối là 162 đvC
⇒ ứng với KLPT trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 1.750.000 đvC
Số gốc glucozơ bằng: 1.750.000 ÷ 162 ≈ 10.802 gốc → chọn D.
Câu 15. Chọn đáp án C
Các chất ancol etylic (C2H5OH); natri axtat (CH3COONa) không tác dụng với Cu(OH)2 ⇒ loại các đáp án
A, D, D. Còn:
• 2C6H12O6 Cu OH 2
C6H11O6 2 Cu 2H 2O
•
• 2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O.
⇒ đáp án C thỏa mãn yêu cầu → chọn C.
Câu 16. Chọn đáp án C
Khi ăn nhiều chất béo, chất béo chưa sử dụng được tích lũy vào các mô mỡ.
⇒ chọn đáp án C.
Câu 17. Chọn đáp án D
RCOOR’ + H2O.
RCOOH + R’OH
Đây là phản ứng este hóa tạo RCOOR’: nhẹ hơn nước và không tan trong nước
⇒ hiện tượng quan sát được là chất lỏng sẽ tách thành 2 lớp (lớp trên là este, lớp dưới là nước cất)
⇒ chọn đáp án D.
Câu 18. Chọn đáp án D
Xem xét các phát biểu, nhận xét:
• chất béo là trieste của glixerol và axit béo → A không thỏa mãn.!
• chất béo để lâu này có mùi khó chịu là do bị oxi hóa bởi oxi không khí không phải do phản ứng hidro
hóa → phát biểu B cũng không đúng.!
• muối natri và kali của axit béo là thành phần chính của xà phòng → C sai.!
• như ở A ta biết chất béo cấu từ glixerol nên thủy phân chất béo luôn thu được glixerol → phát biểu D
đúng.
Câu 19. Chọn đáp án A
CH3COOH + CH3OH
Phản ứng: metyl axetat CH3COOCH3 + H2O
Có n CH3COOCH3 14,8 74 0, 2 mol. Hiệu suất phản ứng 85%
n axit thu duoc 0, 2 0,85 0,17 mol maxit 0,17 60 10, 2 gam
⇒ chọn đáp án A.
Câu 20. Chọn đáp án A
Phản ứng điều chế xenlulozơ trinitrat (thuốc súng không khói):
Có n xenlulozo trinitrat 89,1 297 0,3 mol là lượng cần điều chế với hiệu suất phản ứng 80%
n HNO3 can dung 0,3 3 0,8 1,125 mol.
Vdung dich HNO3 67,5% d 1,5 g/ml 1,125 63 0,675 1,5 70 lít.
⇒ chọn đáp án A.
Câu 21. Chọn đáp án C
RCOOH + R’OH.
RCOOR’ + H2O
RCOOH có phản ứng tráng gương ⇒ R = H, axit RCOOH là axit fomic: HCOOH:
Chất còn lại cũng có khả năng tham gia phản ứng tráng gương ⇒ phải là andehit
⇒ cấu tạo phù hợp có CTPT C4H6O2 là HCOOHCH=CHCH3 ứng với đáp án cần chọn là C.
Câu 22. Chọn đáp án A
Các phản ứng hóa học xảy ra:
• phenyl axetat: CH3COOC6H5 + 2NaOH → CH3COONa + C6H5ONa + H2O
• etyl benzoat: C6H5COOC2H5 + NaOH → C6H5COOH + C2H5OH
Gọi trong 23,44 gam hỗn hợp có x mol phenyl axetat và y mol etyl benzoat
⇒ có ngay phương trình: mhỗn hợp = 136x + 150y = 23,44 gam.
Và
n
NaOH dung vua du
2x + y = 0,2 mol. ||⇒ giải hệ: x = 0,04 mol; y = 0,12 mol.
⇒ BTKL có mrắn khan = mhỗn hợp đầu + mNaOH - m H2O mancol = 25,2 gam
⇒ chọn đáp án A.
Câu 23. Chọn đáp án C
nếu cả 2 andehit đơn chức đều khác HCHO thì:
⇒ nhai andehit = 1/2. n Ag = 0,3 mol ⇒ mỗi andehit có số mol là 0,15 mol.
⇒ Mtrung bình hai andehit = 7,4 ÷ 0,3 ≈ 24,67 ⇒ không có cặp andehit nào thỏa mãn.
theo đó, có một andehit là HCHO, andehit còn lại dạng RCHO đều cùng x mol.
⇒
n
Ag thu duoc
= 4x + 2x = 64,8 ÷ 108 = 0,6 mol ⇒ x = 0,1 mol.
⇒ 0,1 × 30 + 0,1 × (R + 29) = mhai andehit = 7,4 gam ⇒ R = 15 → gốc CH3.
⇒ cho biết cặp andehit cần tìm là HCHO và CH3CHO → chọn C.
Câu 24. Chọn đáp án C
Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch xanh lam đặc
trưng (tính chất của ancol đa chức):
2C6 H12O6 Cu OH 2
C6H11O6 2 Cu 2H2O
2C12 H 22O11 Cu OH 2
C12 H 21O11 2 Cu 2H 2O
⇒ đáp án cần chọn là C.
Câu 25. Chọn đáp án A
Sản xuất ancol etylic từ tinh bột trải qua 2 giai đoạn lên men:
• lên men thủy phân tinh bột:
• sau đó lên men rượu:
Giả thiết cho n CaCO3 7,5 mol ⇒ tương ứng n CO2 7,5 mol.
Vì mỗi quá trình có hiệu suất 80% ⇒ gộp bấm máy khối lượng tinh bột cần dùng
m 7,5 2 0,8 0,8 162 949, 2 gam → chọn đáp án A.
Câu 26. Chọn đáp án A
Este X (chứa vòng benzen) có công thức phân tử C8H8O2, các công thức cấu tạo thỏa mãn của X gồm:
C6H5COOCH3 (metyl benzoat); HCOOCH2C6H5 (benzyl fomat); CH3COOC6H5 (phenyl axetat); và
HCOOC6H4CH3 (có 3 đồng phân o, p, m-metylphenyl fomat)
Tổng có 6 chất → chọn đáp án A.
p/s: đề bài đã thêm “(chứa vòng benzen)” so với đề gốc. lí do cần thiết vì nếu không sẽ phải tính thêm
các este kiểu HC≡C-C≡C-COOC3H7 ⇒ kết quả sẽ còn có rất nhiều este thỏa mãn nữa → các bạn cần
lưu ý.!
Câu 27. Chọn đáp án D
t
0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O có tương quan: n CO2 n H2O ⇒ X thuộc
Đốt andehit X + 0,375 mol O2
0
loại andehit no, đơn chức, mạch hở.
Bảo toàn O có n X n O trong X = 0,3 × 3 – 0,375 × 2 = 0,15 mol
⇒ số C X = 0,3 ÷ 0,15 = 2 → andehit X là CH3CO.
Ni,t
CH3CH2OH.
Hidro hóa: CH3CHO + H2
0
⇒ hợp chất hữu cơ Y chính là ancol etylic → chọn đáp án D.
Câu 28. Chọn đáp án B
• ứng với công thức C6H12O6 là glucozơ hay fructozơ đều có phản ứng tráng bạc:
Trường hợp HCHO (andehit fomic) và HCOOH (axit fomic) thì rõ rồi:
•
•
Chỉ có axit axetic CH3COOH không phản ứng với AgNO3/NH3 → Ag↓ → chọn B.
Câu 29. Chọn đáp án C
CH2=CHCOOH là một axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở
⇒ tổng quát hóa từ CTPT thỏa mãn là C3H4O2 dạng C3H2 × 3 – 2O2
⇒ CTPT chung của axit không no 1 liên kết C=C, đơn chức, mạch hở là CnH2n – 2O2
Điều kiện n 3 → đáp án thỏa mãn là C.
Câu 30. Chọn đáp án B
1/2 m gam hỗn hợp X gồm x mol ancol etylic C2H5OH; y mol axit axetic CH3COOH và z mol metyl fomat
HCOOCH3.
1: có
n
CO2
2 x y z 11,44 44 0,26 mol.
2: chỉ có este và axit cacboxylic phản ứng với KOH:
• CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O.
• HCOOCH3 + KOH → HCOOK + CH3OH.
⇒
n
KOH can
y z 4,48 56 0,08 mol.
Giải hệ được x = 0,05 mol và (y + z) = 0,03 mol.
⇒ trong m gam X có 2x = 0,1 mol ancol etylic C2H5OH.
⇒ Khối lượng của ancol etylic trong m gam X là 4,6 gam → chọn B.
Câu 31. Chọn đáp án B
Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ:
Giả thiết: nglucozo = 54 ÷ 180 = 0,3 mol, hiệu suất phản ứng đạt 75%
⇒ nAg thu được = 0,3 × 2 × 0,75 = 0,45 mol ⇒ m = mAg↓ = 48,6 gam.
⇒ Chọn đáp án B.
Câu 32. Chọn đáp án C
t
0,3 mol CO2 + 0,3 mol H2O.
Đốt este hữu cơ X + O2
0
Tương quan: n CO2 n H2O X thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở dạng CnH2nO2.
⇒ chọn đáp án C.
Câu 33. Chọn đáp án B
Các chất phản ứng được dung dịch NaOH, đun nóng gồm:
• axit axetic: CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O.
• phenol:
• metyl fomat: HCOOCH3 + NaOH → HCOONa + CH3OH.
• tristearin: (C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3.
⇒ có 4 chất trong dãy thỏa mãn yêu cầu → chọn đáp án B.
Câu 34. Chọn đáp án D
Các phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Để cho n CH3OH 4,8 32 0,15 mol ⇒ n HCHO 0,15 mol.
Tráng bạc:
n
Ag
4n HCHO 0,15 4 0,6 mol.
⇒ m mAg 0,6 108 64,8 gam → chọn đáp án D.
Câu 35. Chọn đáp án B
Sơ đồ chuyể hóa thực hiện qua 2 giai đoạn lên men:
• lên men rượu:
men giam
CH3COOH + H2O.
• lên men giấm: CH3CH2OH + O2
⇒ đáp án thỏa mãn cần chọn là B.
Câu 36. Chọn đáp án D
Cấu tạo duy nhất của X thỏa mãn yêu cầu là: (HCOO)2C2H4.
Phản ứng: (HCOO)2C2H4 + 2NaOH → 2HCOONa + C2H4(OH)2.
• ⇒ Y là HCOONa ⇒ 1 mol Y phản ứng với AgNO3 → 2 mol Ag → A đúng.
• ⇒ có MY = 68 > M C2H4 OH = 62 → phát biểu B cũng đúng.
2
• ⇒ Z là etylen glicol: HOCH2CH2OH có khả năng tạo phức tan với Cu(OH)2:
và từ cấu tạo của Z ⇒ có 2 nguyên tử cacbon ⇒ rõ C đúng và D sai
⇒ ta chọn đáp án D theo yêu cầu.
Câu 37. Chọn đáp án C
Có tối đa 6 este thỏa mãn yêu cầu gồm:
⇒ chọn đáp án C.
Câu 38. Chọn đáp án D
Đốt 0,1 mol X → 0,1 mol CO2 + 0,1 mol H2O.
• Ctrung bình X = 0,1 ÷ 0,1 = 1 ⇒ số C y = số CZ = 1.
• Htrung bình X = 0,1 × 2 ÷ 0,1 = 2 ⇒ số HY = số HZ = 2.
Thỏa mãn Y, Z chỉ có 2 chất là HCHO (andehit fomic) và HCOOH (axit fomic).
Biết My MZ Y là HCOOH và Z là HCHO. Xét các phát biểu:
•
⇒ Y có thể tham gia phản ứng tráng gương → phát biểu A sai.
• HCHO và HCOOH không bị thủy phân ⇒ phát biểu B sai.
• 2HCOOH + Cu(OH)2 → (HCOO)2Cu + 2H2O
⇒ X có phản ứng với Cu(OH)2 → phát biểu C sai.
• rõ:
⇒ Z có thể tham gia phản ứng tráng gương → phát biểu D đúng → chọn D.
Câu 39. Chọn đáp án D
Giải bài tập (CO2; H2O) cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
Có n CO2 n CaCO3 0, 255 mol.
mdung dịch giảm = m CaCO3 m CO2 m H2O m H2O 4, 41 gam
⇒ n H2O 0, 245 mol ||⇒ đốt 4,03 gam X → 0,255 mol CO2 + 0,245 mol H2O.
Có mX mC mH mO mO 0, 48 gam ⇒ nO trong X = 0,03 mol.
X là triglixerit → nX =
n
O trong X
÷ 6 = 0,005 mol.
⇒ tỉ lệ, khi dùng 8,06 gam X ⇔ có 0,01 mol X.
Phản ứng: X + 3NaOH → muối + 1C3H3(OH)3 (glixerol).
⇒ có n NaOH can 3n X = 0,03 mol và nglixerol sinh ra = nX = 0,01 mol.
⇒ bảo toàn khối lượng có m = mmuối = 8,06 + 0,03 × 40 – 0,01 × 92 = 8,34 gam.
⇒ chọn đáp án D.
Câu 40. Chọn đáp án B
Xem xét → phân tích các phát biểu:
• metyl axetat CH3COOCH3 có CTPT ≠ axit axetic CH3COOH
⇒ chúng không phải là đồng phân của nhau → (1) sai.!
• ví dụ TH: HCOOCH=CH2 + H2O → HCOOH + CH3CHO ||⇒ sản phẩm thu được là axit và andehit ≠
ancol ⇒ phát biểu (2) không đúng.!
• Ở điều kiện thường chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn, chất béo không no tồn tại ở trạng thái lỏng →
phát biểu (3) đúng.!
• axit và ancol đều tạo được liên kết hidro liên phân tử, còn este thì không
⇒ t s0 của este thấp hơn axit và ancol tương ứng → (4) đúng.!
• ứng dụng của glixerol, phát biểu (5) đúng.!
Theo đó, có 3 phát biểu đúng → chọn đáp án B.