Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI INCOTERMS 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.76 KB, 4 trang )

INCOTERMS 2010
INCOTERMS – International Commercial Terms- Các điều khoản thương mại
quốc tế- là bộ quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên
toàn thế giới. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách
nhiệm của các bên trong một hoạt động thương mại quốc tế.
Incoterms dùng để:


Giải thích những điều kiện thương mại thông dụng



Phân chia trách nhiệm, chi phí, rủi ro giữa người mua và bán



Giảm thiểu tranh chấp, rủi ro do hiểu nhầm

Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng Thương mại quốc
tế (ICC) ở Paris, Pháp và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2011
Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện
Nhóm
E
F
C
D

Số điều kiện
1
3
4


3

Tên điều kiện*
EXW
FCA, FAS, FOB
CFR, CIF, CPT, CIP
DAT, DAP, DDP

Người thuê PTVT
Người mua
Người bán

Tên đk sắp xếp theo trách nhiệm tăng dần của người bán
CƠ BẢN VỀ INCOTERMS
VD: khi bạn nhập lô hàng từ TQ về VN, lô hàng đi qua 3 chặng đường:
Chặng 1: Từ nhà máy của người sản xuất đến cảng xuất khẩu, CPVC f1, tiền
thuế phát sinh X
Chặng 2: Từ cảng xuất khẩu về cảng nhập khẩu ( Từ cảng Shanghai về cảng
Haiphong), CPVC là F, CP bảo hiểm phát sinh là I
Chặng 3: Từ cảng nhập khẩu về kho của người nhập khẩu, CPVC là f2, tiền
thuế nk là N, Thuế GTGT là VAT


I.

NHÓM E (nơi đi)

EXW-ExWorks: Giao nhận tại xưởng
Có thể nói đây là nhóm người bán gần như không chịu một trách nhiệm gì về
hàng hóa cũng chẳng cần làm bất kì một việc gì kể cả khai hải quan. Với điều

kiện này thì bên bán chỉ cần đặt hàng tại xưởng của mình, bên mua sẽ trả tiền
hàng (Invoice-INV) và cho người đến mang hàng đi.
EXW yêu cầu bên mua cần trả : INV + X (nếu có) + f1+F+f2 + I (nếu mua bảo
hiểm) + N+VAT
EXW yêu cầu bên mua chịu mọi rủi ro về lô hàng từ khi nhận hàng tại xưởng
của bên bán
II.
1.

NHÓM F: F ở đây là free nghĩa là miễn trách nhiệm
FCA (nơi đi) - Free Carrier – Giao cho người chuyên chở

Người bán chỉ bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Do đó
sau khi bàn giao là người bán miễn trách nhiệm, nếu trong quá trình vận chuyển
có xảy trách nhiệm gì thì người bán hoàn toàn ko chịu trách nhiệm (Người bán
chỉ thực hiện bốc hàng 1 lần lên phương tiện đầu tiên)
FCA yêu cầu bên mua phải trả: INV + f1+F+f2 + I (nếu mua bảo hiểm) +
N+VAT
2.

FAS (cảng đi) – Free Alongside Ship – Giao dọc mạn tàu

So với FCA thì FAS có trách nhiệm cao hơn, người bán thuê phương tiện vận
chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu (trên cầu cảng hoặc trên xà lan) thì lúc
này người bán mới hết trách nhiệm.
FAS yêu cầu bên mua phải trả: INV + F+f2 + I +N+VAT
Rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên cầu tàu tại cảng xk
3.

FOB (cảng đi) – Free On Board – Giao lên tàu


Trong điều kiện F thì hợp đồng FOB là điều kiện cao nhất. Trách nhiệm của
người bán là phải giao hàng lên đến tàu.
FOB yêu cầu bên mua phải trả: INV + F+f2 + I + N+VAT
Rủi ro từ khi hàng hóa được đặt an toàn trên boong tàu tại cảng xuất khẩu
III.

NHÓM C: C ở đây là cost nghĩ là chi phí.


1.

CFR (cảng đến) : Cost and Freight – Tiền hàng và cước phí.

CFR = FOB + F (cước tàu biển)
Người bán chịu thêm CPVC tàu biển (cước tàu) còn chi phí dỡ hàng tại cảng
đến người mua sẽ chịu trách nhiệm nếu có thỏa thuận
CFR yêu cầu bên bán phải trả: INV + f2 + I +N+VAT
2.

CIF (cảng đến) : Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và
cước phí

CIF = CFR + I = FOB + F + I
Không những người bán thuê tàu vận chuyển hàng đến cảng dỡ hàng mà còn
phải mua bảo hiểm hàng hóa để hạn chế rủi ro cho hàng trong quá trình vận
chuyển.
Gía BH tối thiểu = giá hàng + 10% = 110% ( đồng tiền của hợp đồng)
CIF yêu cầu bên mua phải trả: INV + f2 + N+VAT
3.


CPT (nơi đến) : Carriage paid to – Cước phí trả tới.

Sau khi người bán đưa hàng đến cảng dỡ hàng, chịu thêm cước phí vận chuyển
từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định. Như vậy so với
CIF thì CPT phải chịu thêm các khoản vận chuyển khác
Bên mua phải trả: INV + f2 + I + N+VAT
4.

CIP (nơi đến) : Carriage and insurance paid to – Cước phí và bảo hiểm
trả tới

CIP = CPT + I
Người bán chịu mọi chi phí cho đến khi đưa hàng đến vị trí nhận hàng do người
mua chỉ định tại nước mua, và chịu thêm tiền bảo hiểm hàng hóa.
IV.
1.

NHÓM D (nơi đến)
DAT (bến) - Delireres at terminal – Giao tại bến.

Người bán giao hàng khi hàng hóa đã dỡ khỏi phương tiện vận tải, chịu mọi chi
phí và rủi ro đưa hàng đến bến quy định. “Bến” bao gồm bất kỳ nơi nào dù có
mái che hay không có mái che, như cầu cảng, kho, bãi cont, đường bộ, đường
sắt, …


DAT yêu cầu bên mua phải trả: INV + f2 + N+VAT
2.


DAP (nơi đến) - Delivered at place – Giao tại nơi đến.

Người bán chịu mọi chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã đặt trên phương
tiện vận tải sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định
Nhưng người bán sẽ không chịu trách nhiệm làm thủ tục hải quan. Đây là điểm
khác biệt lớn giữa DAP và DDP. Nếu bạn muốn người bán chịu mọi rủi ro cho
đến khi hàng được thông quan thì dùng điều kiện DDP
Bên mua phải trả: INV + N+VAT
DDP (điểm đến) - Delivered duty paid – Giao hàng đã nộp thuế
DDP = DAP + thủ tục NK
3.

Là điều kiệm ngược so với EXW, trong khi EXW thể hiện nghĩa vụ tối đa của
người mua, thì DDP thể hiện nghĩa vụ tối đa của người bán.
Bên mua phải trả: INV



×