Tải bản đầy đủ (.pdf) (267 trang)

Nhập môn về kinh tế học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.18 MB, 267 trang )

Nhập môn về kinh tế học
Introduction

Nội dung tìm hiểu








Kinh tế học được vận dụng để trả lời những dạng
câu hỏi nào?
Những nguyên tắc khi ra quyết định
Những nguyên tắc ảnh hưởng đến sự tương tác
Những nguyên tắc tác động đến hoạt động của tổng
thể nền kinh tế
Biểu đồ dòng chu chuyển, đường giới hạn khả năng
sản xuất và các khái niệm liên quan.
Vai trò của các nhà kinh tế
Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô,
giữa thực chứng và chuẩn tắc
Nguyên lý kinh tế học vi mô

2


Kinh tế học là nghiên cứu về





Sự khan hiếm: các nguồn lực của xã hội hạn chế và
không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi
người mong muốn
Kinh tế học: nghiên cứu cách thức xã hội quản lý
các nguồn lực khan hiếm




Con người quyết định xem mua cái gì, làm việc bao lâu,
tiết kiệm hay chi tiêu bao nhiêu?
Doanh nghiệp quyết định xem thuê bao nhiêu nhân công,
sản xuất bao nhiêu sản phẩm?
Xã hội quyết định xem phân chi nguồn lực như thế nào
cho các mục tiêu: quốc phòng, tiêu dùng, môi trường và
những vấn đề khác

Nguyên lý kinh tế học vi mô

3

Nguồn lực
Giới hạn

Nhu cầu
Vô tận

SỰ KHAN HIẾM


RA QUYẾT ĐỊNH

Sản xuất
Cái gì?
Nguyên lý kinh tế học vi mô

Sản xuất
Bao nhiêu?

Sản xuất
Cho ai?
4


Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh
đổi



“Chẳng có gì là cho không cả” (no free lunch)
Tất cả các quyết định đều liên quan đến đánh đổi





Đi chơi hay học bài
Quần áo hay lương thực
Tiết kiệm hay chi tiêu

Hiệu quả hay bình đẳng

Nguyên lý kinh tế học vi mô

5

Nguyên lý 1: Con người đối mặt với sự đánh
đổi


Hiệu quả hay bình đẳng




Hiệu quả: xã hội nhận được lợi ích cao nhất từ các
nguồn lực khan hiếm của mình
Bình đẳng: phân phối lợi ích kinh tế đồng đều giữa các
thành viên trong xã hội
Đánh đổi: Để được bình đẳng hơn  tái phân phối thu
nhập từ người giàu sang người nghèo  giảm động cơ
làm việc, giảm sản lượng  chiếc bánh kinh tế nhỏ lại

Nguyên lý kinh tế học vi mô

6


Nguyên lý 2: Chi phí của một thứ là cái mà
bạn từ bỏ để có được nó



Việc ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và lợi
ích của các phương án hành động khác nhau







Đi học:

Chi phí cơ hội: tất cả những thứ phải mất đi (từ bỏ)
để có được một thứ gì đó
Khi ra quyết định: phải nhận thức được những chi
phí cơ hội gắn với mỗi hành động có thể.
Đố nhanh: Chi phí cơ hội của việc đi xem phim là gì?

Nguyên lý kinh tế học vi mô

7

Nguyên lý 3: Con người duy lý suy nghĩ tại
điểm cận biên






Con người duy lý: cố làm tốt nhất để đạt được mục
tiêu của họ một cách có hệ thống và có mục đích với
các cơ hội sẵn có.
Sự thay đổi cận biên: sự điều chỉnh nhỏ (vùng lân
cận) đối với kế hoạch hành động
Những người duy lý thường đưa ra quyết định bằng
cách so sánh lợi ích cận biên và chi phí cận biên.




Đi học thêm 1 năm nữa hay không? So sánh chi phí và
tiền lương bị mất đi khi đi học thêm 1 năm nữa với thu
nhập tăng thêm sau khi đi học 1 năm này.
Có nên tăng sản lượng hay không? So sánh chi phí thuê
mướn thêm lao động, vật liệu với doanh thu tăng thêm.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

8


Nguyên lý 4: Con người phản ứng với các
động cơ khuyến khích




Động cơ khuyến khích: một yếu tố nào đó thôi thúc
cá nhân hành động, chẳng hạn như khả năng bị

trừng phạt hoặc được khen thưởng.
Người duy lý ra quyết định dựa trên sự so sánh chi
phí và ích lợi, họ rất nhạy đối với các động cơ
khuyến khích



Khi giá xăng tăng cao, người ta chuyển qua mua xe
hybrid hoặc các xe ít “uống” xăng hơn.
Khi thuế thuốc lá tăng lên, giới trẻ hút thuốc ít đi.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

9

Bài tập thực hành




Bạn đang muốn bán chiếc xe Toyota Camry đời 91,
và đã tốn khoảng 20 triệu để tân trang lại xe.
Giờ đây, đột nhiên bộ truyền dẫn bị hư. Bạn phải tốn
12 triệu để sửa lại, còn không thì để yên vậy mà bán
Trong mỗi trường hợp sau đây, hãy cho biết quyết
định của bạn: có nên sửa bộ truyền dẫn hay không?
A.

B.


Người mua trả 130 triệu nếu bộ truyền dẫn còn hoạt
động, 104 triệu nếu nó không hoạt động.
Người mua trả 120 triệu nếu bộ truyền dẫn còn hoạt
động, 110 triệu nếu nó không hoạt động.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

10


Nguyên lý 5: Thương mại có thể làm cho mọi
người đều được lợi




Thương mại cho phép mỗi người (quốc gia) chuyên
môn hóa vào một lĩnh vực mà mình làm tốt nhất, và
đem đi trao đổi với người (quốc gia) khác.
Thông qua hoạt động thương mại với những người
(quốc gia) khác, con người có thể:



mua được những hàng hóa và dịch vụ đa dạng hơn
với chi phí thấp hơn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

11


Nguyên lý 6: Thị trường thường là một
phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế




Thị trường: là nơi tương tác giữa người mua và
người bán, giá cả và lợi ích riêng định hướng cho
các quyết định của họ.
“Tổ chức hoạt động kinh tế” nghĩa là xác định




Sản xuất cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất bao nhiêu?
Ai sản xuất và ai tiêu dùng?

Nguyên lý kinh tế học vi mô

12


Nguyên lý 6: Thị trường thường là một
phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế





Nền kinh tế thị trường: nền kinh tế phân bổ các
nguồn lực thông qua các quyết định phi tập trung
của doanh nghiệp và hộ gia đình trong quá trình
tương tác trên các thị trường hàng hóa và dịch vụ.
Nhận định nổi tiếng của Adam Smith: khi tác động
qua lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và
doanh nghiệp hành động như thể họ được dẫn dắt
bởi một "bàn tay vô hình", đưa họ tới những kết cục
thị trường đáng mong muốn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

13

Nguyên lý 6: Thị trường thường là một
phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế


Giá cả là công cụ mà qua đó bàn tay vô hình điều
khiển các hoạt động kinh tế





Hộ gia đình và doanh nghiệp nhìn vào giá cả khi đưa ra
quyết định mua và bán cái gì, nên vô tình họ tính đến các
ích lợi và chi phí xã hội của các hành động của họ.
Giá cả phản ánh cả giá trị của một hàng hóa đối với xã
hội và chi phí mà xã hội bỏ ra để sản xuất ra hàng hóa đó

Giá cả hướng dẫn người mua và người bán đưa ra các
quyết định mà trong nhiều trường hợp cho phép tối đa
hóa lợi ích xã hội.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

14


Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải
thiện được kết cục thị trường






Nền kinh tế thị trường cần các quy định pháp lý bảo
vệ quyền sở hữu để các cá nhân có thể sở hữu và
kiểm soát các nguồn lực khan hiếm.
Vai trò của chính phủ: thực thi quyền sở hữu tài
sản
Chính sách: hiệu quả hay bình đẳng?

Nguyên lý kinh tế học vi mô

15

Nguyên lý 7: Đôi khi chính phủ có thể cải
thiện được kết cục thị trường



Thất bại thị trường: tình huống mà thị trường tự nó
thất bại trong việc phân bổ nguồn lực có hiệu quả






Ngoại tác: ảnh hưởng do hành động của một người tạo
ra đối với phúc lợi của người ngoài cuộc
Quyền lực thị trường: khả năng của một chủ thể kinh tế
(hay một nhóm nhỏ các chủ thể) có ảnh hưởng đáng kể
lên giá cả thị trường

Chính sách công có thể thúc đẩy hiệu quả
Chính phủ can thiệp vào thị trường để thúc đẩy sự
bình đẳng


Phúc lợi kinh tế có thể được phân phối bình đẳng hơn
thông qua chính sách thuế hoặc chính sách phúc lợi.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

16


Câu hỏi thảo luận



Trong mỗi trường hợp sau đây, chính phủ đóng vai
trò gì? Sự can thiệp của chính phủ có thể giúp cải
thiện kết quả hay không?






Trường phổ thông công lập
Các quy định về an toàn lao động
Đường cao tốc
Luật sở hữu trí tuệ, cho phép các công ty dược phẩm bán
giá cao đối với sản phẩm thuốc biệt dược

Nguyên lý kinh tế học vi mô

17

Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ
thuộc vào năng lực sản xuất


Sự chênh lệch mức sống trên thế giới rất đáng kinh
ngạc. Những thay đổi mức sống theo thời gian cũng
rất lớn.






Thu nhập bình quân ở những nước giàu có cao gấp 10
lần so với những nước nghèo.
Mức sống của người dân Hoa Kỳ ngày nay cao gấp 8 lần
so với 100 năm trước.

Sự khác biệt thu nhập bình quân được phản ánh ở
các chỉ tiêu khác nhau về chất lượng cuộc sống.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

18


Nguyên lý 8: Mức sống của một nước phụ
thuộc vào năng lực sản xuất





Hầu hết sự khác biệt về mức sống có nguyên nhân
ở sự khác nhau về năng suất lao động của các
quốc gia – tức số lượng hàng hóa được làm ra trong
một giờ lao động của một công nhân.
Năng suất lao động phụ thuộc vào trang thiết bị, kỹ
năng và công nghệ sẵn có của người công nhân.
Những yếu tố khác (như công đoàn, cạnh tranh từ

nước ngoài) chỉ đóng vai trò tác động thứ yếu lên
mức sống.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

19

Nguyên lý 9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá
nhiều tiền





Lạm phát: sự gia tăng của mức giá chung trong nền
kinh tế
Hầu hết các trường hợp lạm phát trầm trọng hoặc
kéo dài, dường như đều có chung một thủ phạm sự gia tăng của lượng tiền, làm giá trị của tiền giảm.
Chính phủ in tiền càng nhanh, tốc độ lạm phát càng
lớn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

20


Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi
ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp



Trong ngắn hạn, nhiều chính sách kinh tế đẩy lạm
phát và thất nghiệp đi theo 2 hướng ngược chiều
nhau






Tăng số lượng tiền trong nền kinh tế sẽ kích thích mức
tổng chi tiêu và do đó kích thích cầu hàng hóa và dịch vụ.
Cầu cao hơn theo thời gian buộc các công ty tăng giá của
họ, nhưng cùng lúc đó, cầu cao cũng khuyến khích họ
thuê thêm lao động nhiều hơn và sản xuất nhiều hàng
hóa và dịch vụ hơn.
Thuê lao động nhiều hơn có nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp
thấp hơn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

21

Nguyên lý 10: Xã hội đối mặt với sự đánh đổi
ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp


Sự đánh đổi trong ngắn hạn giữa lạm phát và thất
nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc phân
tích chu kỳ kinh tế - sự biến động bất thường và
không thể đoán trước của hoạt động kinh tế, được

đo bằng lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất ra hoặc
số lượng lao động có việc làm.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

22


Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học


Những bài học căn bản về cách thức ra quyết định
cá nhân:





Con người đối mặt với sự đánh đổi giữa các mục tiêu
khác nhau
Chi phí của bất kỳ hành động nào cũng được tính bằng
những cơ hội bị bỏ qua
Con người duy lý đưa ra quyết định dựa trên sự so sánh
giữa chi phí và ích lợi biên
Con người thay đổi hành vi để đáp lại các động cơ
khuyến khích mà họ đối mặt.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

23


Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học


Những bài học căn bản về sự tác động qua lại giữa
con người với nhau:




Thương mại (tức trao đổi) có thể đem lại ích lợi cho cả
hai bên
Thị trường thường là cách thức tốt để phối hợp các hoạt
động kinh tế của mọi người.
Chính phủ có thể cải thiện các kết cục thị trường bằng
cách khắc phục thất bại thị trường hoặc bằng cách thúc
đẩy mục tiêu bình đẳng kinh tế nhiều hơn.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

24


Tóm tắt 10 nguyên lý kinh tế học


Những bài học căn bản về nền kinh tế với tư cách
một tổng thể:






Năng suất là nguồn gốc cơ bản của mức sống
Sự gia tăng lượng tiền là nguyên nhân lớn nhất gây ra
lạm phát
Xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát
và thất nghiệp.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

25

Vai trò của nhà kinh tế


Vai trò của nhà kinh tế:





Là nhà khoa học: cố gắng giải thích thế giới
Nhà tư vấn chính sách: cố gắng cải thiện thế giới

Là nhà khoa học: sử dụng phương pháp khoa học
xây dựng các lý thuyết, thu thập dữ liệu, và sau đó
phân tích những dữ liệu này để khẳng định hay bác
bỏ các lý thuyết đó.


Nguyên lý kinh tế học vi mô

26


Giả định và mô hình


Giả định: để đơn giản hóa một thế giới đầy phức tạp
và làm cho nó dễ hiểu hơn






Để nghiên cứu ảnh hưởng của thương mại quốc tế,
chúng ta có thể giả định rằng cả thế giới chỉ có 2 quốc gia
và mỗi quốc gia chỉ sản xuất 2 loại hàng hóa.
Thực tế thì có nhiều quốc gia, mỗi quốc gia sản xuất ra
hàng ngàn loại hàng hóa khác nhau

Mô hình: để đơn giản hóa thực tế để giúp chúng ta
hiểu về chúng được nhiều hơn.


Tất cả các mô hình đều được xây dựng đi kèm với các
giả định.

Nguyên lý kinh tế học vi mô


27

Mô hình đầu tiên: Biểu đồ dòng chu chuyển




Biểu đồ dòng chu chuyển: một mô hình trực quan
về nền kinh tế cho thấy những đồng tiền được lưu
thông như thế nào trên các thị trường giữa các hộ
gia đình và doanh nghiệp
2 nhóm ra quyết định:





doanh nghiệp
hộ gia đình

2 dạng thị trường:



Thị trường hàng hóa
Thị trường yếu tố sản xuất

Nguyên lý kinh tế học vi mô


28


Các yếu tố sản xuất


Các yếu tố sản xuất: nguồn lực được sử dụng để
sản xuất hàng hóa và dịch vụ




lao động
đất đai
vốn (nhà xưởng và máy móc)

Nguyên lý kinh tế học vi mô

29

Mô hình 1: Biểu đồ dòng chu chuyển
Hộ gia đình:
 Mua sắm và tiêu thụ hàng hóa và
dịch vụ
 Sở hữu và bán các yếu tố sản xuất
Doanh
nghiệp

Hộ gia đình


Doanh nghiệp:
 Sản xuất và bán hàng hóa và
dịch vụ
 Thuê mướn và sử dụng các
yếu tố sản xuất
Nguyên lý kinh tế học vi mô

30


Mô hình 1: Biểu đồ dòng chu chuyển
Doanh thu
Bán hàng hóa
& dịch vụ

Thị trường
hàng hóa
& dịch vụ

Doanh
nghiệp
Các yếu tố
sản xuất
Tiền lương, tiền
thuê, lợi nhuận

Chi tiêu
Mua hàng
hóa & dịch vụ


Hộ gia đình

Thị trường
các yếu tố
sản xuất

Lao động,
đất đai, vốn
Thu nhập

Nguyên lý kinh tế học vi mô

31

Mô hình 2:
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)


Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production
Possibility Frontier): cho thấy các phối hợp của
đầu ra mà nền kinh tế có thể sản xuất





Nền kinh tế có thể sản xuất ở bất kỳ tổ hợp nào nằm trên
hay nằm trong đường giới hạn.
Nằm trên: mức sản xuất hiệu quả
Nằm trong: không hiệu quả

Những điểm nằm ngoài đường giới hạn là không khả thi
đối với nguồn lực của nền kinh tế đã được cho trước.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

32


Mô hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Sản lượng
máy tính

3,000

C
A

2,200
2,000

B
Đường giới hạn
khả năng sản xuất
D

1,000

0

300


600 700
Nguyên lý kinh tế học vi mô

1,000

Sản lượng
xe hơi 33

Mô hình 2:
Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF)




Di chuyển dọc theo đường giới hạn khả năng sản
xuất là sự di chuyển nguồn lực sản xuất (ví dụ: lao
động) từ ngành này sang ngành khác. Muốn có
thêm sản phẩm này, chúng ta phải từ bỏ 1 số sản
phẩm khác.
Đường giới hạn khả năng sản xuất cho chúng ta biết
chi phí cơ hội của một hàng hóa được đo lường
bằng đơn vị hàng hóa khác.



Tại điểm A: chi phí cơ hội của mỗi chiếc xe hơi là 2 chiếc
máy tính
Chi phí cơ hội của một chiếc xe hơi chính là độ dốc của
đường giới hạn khả năng sản xuất


Nguyên lý kinh tế học vi mô

34


Mô hình 2: Đường giới hạn khả năng sản xuất
Sản lượng
máy tính

Đường giới hạn khả
năng sản xuất thể hiện
sự đánh đổi giữa các
sản lượng đầu ra của
các sản phẩm khác
nhau tại một thời điểm,
nhưng theo thời gian,
điều đó có thể thay đổi.

4,000

3,000
2,300
2,200

0

G
A


600 650

1,000

Nguyên lý kinh tế học vi mô

Sản lượng
xe hơi

35

Hình dạng đường PPF



PPF có thể là đường thẳng hoặc hình cong
Tùy thuộc vào chi phí cơ hội thay đổi như thế nào
khi nền kinh tế di chuyển nguồn lực từ ngành này
sang ngành khác.



Nếu chi phí cơ hội vẫn không thayt đổi, PPF là đường
thẳng.
Nếu chi phí cơ hội của một hàng hóa tăng lên khi nền
kinh tế sản xuất ra thêm nhiều hàng hóa đó, PPF có dạng
hình cong

Nguyên lý kinh tế học vi mô


36


Khi nền kinh tế di
chuyển nguồn lực từ
máy tính sang xe hơi:

 PPF trở nên dốc

Máy tính

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất
thường có hình cong?

hơn

 Chi phí cơ hội của
xe hơi tăng lên

Xe hơi
Nguyên lý kinh tế học vi mô

37

Tại A, hầu hết các
công nhân đang chế
tạo máy tính, kể cả
những người có thể
phù hợp hơn nếu làm
trong ngành công

nghiệp xe hơi.
Do đó, không phải hy
sinh nhiều máy tính
để có thêm xe hơi.

Máy tính

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất
thường có hình cong?
A

Tại điểm A, chi
phí cơ hội của
việc sản xuất xe
hơi thấp

Xe hơi
Nguyên lý kinh tế học vi mô

38


Tại B, hầu hết các
công nhân đang sản
xuất xe hơi. Còn lại 1
ít người là chuyên gia
chế tạo máy tính.

Sản xuất thêm xe hơi
đòi hỏi phải hy sinh

một vài công nhân
chế tạo máy tính
sang ngành công
nghiệp xe hơi, do đó
làm cho sản lượng
máy tính giảm mạnh

Máy tính

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất
thường có hình cong?
Tại B, chi phí cơ
hội của việc sản
xuất xe hơi cao

B

Xe hơi

Nguyên lý kinh tế học vi mô

39

Tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất
thường có hình cong?




PPF có hình cong khi các công nhân khác nhau có

kỹ năng khác nhau, chi phí cơ hội của việc sản xuất
hàng hóa được đo lường bằng đơn vị hàng hóa
khác cũng khác nhau.
PPF cũng có thể cong khi có một nguồn lực khác
hay một hỗn hợp các nguồn lực với chi phí cơ hội
khác nhau (ví dụ như các loại đất khác nhau phù
hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau)

Nguyên lý kinh tế học vi mô

40


Tóm lượt về PPF






PPF cho chúng ta thấy kết quả của việc sử dụng
nguồn lực và công nghệ của một nền kinh tế để sản
xuất ra 2 hàng hóa.
PPF minh họa cho các khái niệm về đánh đổi & chi
phí cơ hội, hiệu quả và không hiệu quả, thất nghiệp
và tăng trưởng kinh tế.
PPF có dạng hình cong minh họa cho khái niệm chi
phí cơ hội tăng dần.

Nguyên lý kinh tế học vi mô


41

Bài tập thực hành




Một nền kinh tế có 3 công nhân: Larry, Moe và Curly. Mỗi
người làm việc 10 tiếng mỗi ngày và có thể làm được một
trong 2 việc: cắt cỏ hoặc rửa xe. Trong 1 giờ, Larry có thể cắt
được 1 bãi cỏ hoặc rửa được 1 chiếc xe; Moe có thể cắt được
1 bãi cỏ hoặc rửa được 2 chiếc xe; và Curly có thể cắt được 2
bãi cỏ hoặc rửa được 1 chiếc xe.
Tính toán xem trong mỗi trường hợp sau đây có bao nhiêu
sản phẩm dịch vụ được làm ra





Tất cả cùng dành toàn bộ thời gian để cắt cỏ (A)
Tất cả cùng dành toàn bộ thời gian để rửa xe (B)
Tất cả cùng dành cho mỗi công việc một nửa tổng số thời gian (C)
Larry dành một nửa số thời gian cho mỗi công việc, trong khi Moe
chỉ rửa xe và Curly chỉ cắt cỏ (D)

Nguyên lý kinh tế học vi mô

42



Bài tập thực hành





Hãy vẽ đồ thị đường giới hạn khả năng sản xuất cho nền kinh
tế này. Sử dụng kết quả ở phần A chỉ ra những điểm A, B, C,
D trên đồ thị.
Hãy giải thích tại sao đường giới hạn khả năng sản xuất có
hình dạng như trên đồ thị
Có điểm phân bổ nào là không hiệu quả? Hãy giải thích.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

43

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô






Kinh tế học vi mô: nghiên cứu xem các hộ gia đình
và doanh nghiệp ra quyết định và tương tác với
nhau trên các thị trường như thế nào
Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu các hiện tượng trong

tổng thể nền kinh tế, bao gồm lạm phát, thất nghiệp,
và tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô có mối quan
hệ đan xen mật thiết với nhau, nhưng vẫn là riêng
biệt với những câu hỏi nghiên cứu khác nhau.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

44


Bài tập thực hành


Những chủ đề sau đây, cái nào liên quan đến kinh tế
vi mô và cái nào liên quan đến kinh tế vĩ mô.
1. Quyết định của Susan xem cần nên tiết kiệm khoảng
bao nhiêu từ nguồn thu nhập.
2. Tác động của việc suy giảm tiết kiệm quốc gia lên tăng
trưởng của nền kinh tế.
3. Tác động của việc tăng giá vi mạch máy tính lên thị
trường máy tính cá nhân.
4. Tác động của việc tăng mua sắm công lên tỉ lệ thất
nghiệp.
5. Quyết định giảm thuê mướn nhân công của hãng
McDonald do sự gia tăng mức lương tối thiểu.
Nguyên lý kinh tế học vi mô

45


Nhà kinh tế như là người tư vấn chính sách






Với vai trò là nhà khoa học, nhà kinh tế đưa ra các
phát biểu thực chứng nhằm cố gắng giải thích xem
nền kinh tế vận hành như thế nào.
Khi là nhà tư vấn chính sách, nhà kinh tế đưa ra các
phát biểu chuẩn tắc nhằm cố gắng cải thiện nền
kinh tế.
Phát biểu thực chứng có thể được khẳng định hoặc
bác bỏ với các chứng cứ. Phát biểu chuẩn tắc liên
quan đến giá trị (đạo đức, tôn giáo, triết lý chính trị)
cũng như là sự việc thực tế.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

46


Bài tập thực hành


Trong những phát biểu sau đây, đâu là phát biểu
thực chứng, đâu là phát biểu chuẩn tắc? Hãy chỉ rõ
sự khác nhau
A.

B.
C.
D.

Giá cả tăng khi chính phủ tăng lượng tiền.
Chính phủ nên in ít tiền lại.
Cắt giảm thuế là cần thiết để kích thích nền kinh tế.
Bánh bột ngô Mexico (burrito) tăng giá làm tăng nhu cầu
tải nhạc trực tuyến.

Nguyên lý kinh tế học vi mô

47

Tại sao các nhà kinh tế bất đồng ý kiến?







Các nhà kinh tế thường đưa ra những lời tư vấn
chính sách trái ngược nhau.
Các nhà kinh tế có thể bất đồng về độ tin cậy của
các lý thuyết thực chứng thay thế liên quan đến câu
hỏi nền kinh tế vận hành như thế nào.
Các nhà kinh tế có thể có những thông số, giá trị
khác nhau và do đó có những quan điểm chuẩn tắc
về việc thực thi chính sách cũng khác nhau.

Nhưng cũng có những mệnh đề mà hầu hết các nhà
kinh tế đồng tình

Nguyên lý kinh tế học vi mô

48


Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý





Giá trần tiền thuê nhà sẽ làm giảm số lượng và chất
lượng của nhà sẵn có. (93%)
Thuế quan và hạn mức nhập khẩu thường sẽ làm
giảm phúc lợi kinh tế chung. (93%)
Tỉ giá hối đoái linh hoạt và thả nổi sẽ đem lại sự sắp
xếp tiền tệ quốc tế một cách hiệu quả. (90%)
Chính sách tài khóa (ví dụ như cắt giảm thuế, tăng
chi tiêu chính phủ) có tác động kích thích đáng kể
lên một nền kinh tế thấp hơn mức toàn dụng một
chút. (90%)

Nguyên lý kinh tế học vi mô

49

Hầu hết các nhà kinh tế đồng ý








Một chính sách tài khóa được xây dựng hợp lý có
thể giúp hình thành vốn trong dài hạn. (85%)
Chênh lệch thu chi của quỹ an sinh xã hội sẽ ngày
càng lớn dần lên trong vòng 50 năm tới nếu như
chính sách hiện tại vẫn không thay đổi. (85%)
Phúc lợi khi được nhận bằng tiền mặt cao hơn là
các hình thức chuyển tiền khác có giá trị tương
đương. (84%)
Một khoảng thâm hụt lớn ngân sách có tác dụng
ngược lên nền kinh tế. (83%)

Nguyên lý kinh tế học vi mô

50


×