Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

ứng dụng thương mại điện từ vào hoạt động giao nhận (e logistics) tại VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP NHÓM

VẬN TẢI VÀ BẢO HIỂM TRONG NGOẠI THƯƠNG
Đề tài:
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TY LOGISTICS
VÀ ỨNG DỤNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀO HOẠT ĐỘNG
GIAO NHẬN (E-LOGISTICS) TẠI VIỆT NAM
GVHD:

ThS. Trần Văn Nghiệp

Nhóm thực hiện:

Nhóm 5

Lớp học phần:

VTBHK2

Đà Nẵng, tháng 02 năm 2017


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

MỤC LỤC


LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
I. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM.......4
I.1. Về quy mô........................................................................................................4
I.2. Về hạ tầng........................................................................................................5
I.3. Về tình trạng cạnh tranh...................................................................................5
I.4. Về chi phí dịch vụ............................................................................................6
I.5. Về nguồn nhân lực...........................................................................................6
I.6. Về trình độ công nghệ logistics........................................................................7
I.7. Xu hướng.........................................................................................................7
II. CÁC CÔNG TY LOGISTIC TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM.................................9
III. MỘT SỐ CHỨNG TỪ BẮT BUỘC..................................................................13
IV. SO SÁNH CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM VỚI
CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI TẠI HONG KONG.......................19
V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG GIAO NHẬN
HIỆN NAY..............................................................................................................21
V.1. Khái niệm logistics trong thương mại điện tử :............................................21
V.2. Vai trò và vị trí của hậu cần thương mại điện tử............................................22
V.2.1 Trong chuỗi cung ứng tổng thể................................................................22
V.2.2 Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp......................................................22
V.2.3 Thực trạng ứng dụng của TMĐT vào hoạt động giao nhận.....................23
V.2.4 Các hoạt động ứng dụng e-logistics trong thương mại điện tử................24
V.3. So sánh việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistic của Việt Nam và
Singapore, Hongkong...........................................................................................38
V.4. Lợi ích của áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động giao nhận.............40
V.5. Hạn chế.........................................................................................................41
VI. Đề xuất và giải pháp cho các công ty giao nhận ở Việt Nam.............................43
KẾT LUẬN.............................................................................................................51
NGUỒN THAM KHẢO.........................................................................................52
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ SỰ ĐÓNG GÓP...............................................53


2


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc
giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các nước diễn ra ngày càng mạnh mẽ, kéo theo
những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ. Hiện nay, Việt Nam đã
hội nhập vào nền kinh tế khu vực các nước ASEAN và gia nhập WTO, nhu cầu về
trao đổi hàng hóa sẽ rất lớn. Khi đó, dịch vụ giao nhận vận tải sẽ trở thành một
trong những ngành kinh doanh rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho Việt
Nam. Tháng 1/2017, việc Hoa Kỳ chính thức ký sắc lệnh rút ra khỏi hiệp định TPP
khiến TPP sẽ còn khá ít cơ hội được thực thi và điều này sẽ có tác động rõ ràng đối
với Việt Nam. Nếu không tham gia Hiệp định này, động lực tăng trưởng của kinh tế
Việt Nam có thể bị suy giảm trong đó ngành logistics sẽ không còn được hưởng lợi.
Trong những năm vừa qua, mô hình kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT)
đang dần xâm nhập và phát triển ở thị trường Việt Nam đòi hỏi ngành logistics phải
có khả năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn, cho phép loại bỏ hàng tồn
kho tại cửa hàng và tối ưu hóa diện tích bán hàng nhưng không để xảy ra mất doanh
số do hết hàng. Trước những yêu cầu cấp bách này, ngành logistics Việt Nam phải
có những bước phát triển vượt bậc để đáp ứng nhu cầu phát triển của TMĐT, trong
đó việc phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
logistics ( e-logistics) là việc hết sức quan trọng góp phần giải quyết các vấn đề về
chi phí và thời gian.
Vậy các doanh nghiệp trong nước ta đã làm gì? Nhà nước ta có những chính
sách hỗ trợ như thế nào? Trong bài phân tích dưới đây chúng em sẽ trình bày những
tìm hiểu của nhóm về tình hình phát triển các công ty logistics Việt Nam, các ứng

dụng của TMĐT vào hoạt động e-logistics và sau đó tiến hành so sánh để thấy đâu
là những hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp logistics trên thị trường Việt.
Với lí do này, nhóm chúng em xin chọn đề tài : “ Tình hình phát triển các công ty
logistics và ứng dụng của thương mại điện tử vào hoạt động giao nhận ( e-logistics)
tại Việt Nam.”

3


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

I. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM
Theo thông tin được công bố tại “Diễn đàn Logistics Việt Nam năm 2016” tổ
chức ngày 24/11 ở TPHCM, chi phí logistics - vận tải, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác… chiếm 21%-25% GDP của Việt Nam, tương
đương 37-40 tỉ USD. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm 2016 Việt Nam
đang đứng thứ 64/160 nước về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong
ASEAN sau Singapore, Malaysia, Thái Lan. Một khảo sát của Ngân hàng Thế giới
cho thấy chi phí logistics chiếm rất lớn trong giá thành của nhiều ngành hàng tại
Việt Nam. Đơn cử với ngành thủy sản chi phí này chiếm hơn 12%, đồ gỗ chiếm
23%, rau quả 29,5% và ngành gạo chiếm đến gần 30% trong giá thành.
I.1.

Về quy mô

Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện tại nước ta có khoảng 1.300 doanh
nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics chủ yếu làm nhiệm vụ giao nhận, vận tải,
kho bãi, cảng biển, bốc xếp, phân phối, đại lý, thủ tục hải quan, các dịch vụ logistics

tích hợp… Tuy vậy, vẫn có đến 72% trong số này là những doanh nghiệp vừa và
nhỏ (quy mô vốn từ 4 - 6 tỷ đồng), kinh doanh manh mún. Thời gian hoạt động
trung bình của các doanh nghiệp là 5 năm với vốn đăng ký trung bình khoảng 1,5 tỷ
đồng/doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam hiện chỉ đáp
ứng được 1/4 nhu cầu thị trường logistics, và mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp dịch
vụ cho một số công đoạn của chuỗi dịch vụ khổng lồ này. Ngành công nghiệp
logistics của Việt Nam hiện vẫn đang ở thời kỳ phôi thai, phần lớn của hệ thống
logistics chưa được thực hiện ở một cách thức thống nhất.
Nguồn lợi hàng tỷ đô này lại đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài.
Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có một phần rất nhỏ trong miếng bánh khổng
lồ và đang ngày càng phình to của thị trường dịch vụ logistics. Theo tính toán của
Cục Hàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong logistics là vận tải biển thì
doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng
hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các doanh nghiệp nước ngoài
(Có trên 25 doanh nghiệp logistics đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam) Điều
này thực sự là một thua thiệt lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi có đến 90% hàng

4


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển. Đây thực sự một thị trường
mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá.
I.1. Về hạ tầng
Hạ tầng cơ sở logistics tại Việt Nam nói chung còn nghèo nàn, quy mô nhỏ,
bố trí bất hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam bao gồm trên
17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng

biển và 20 sân bay. Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có
những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật. Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có
thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container
hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa được trang bị các thiết bị
xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container.
Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay)
cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm. Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đủ sức
chứa các máy bay chở hàng quốc tế. Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn
thấp, dường không được thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên
dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không đựơc vận dụng hiệu quả do
chưa được hiện đại hóa. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận
chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông. Tuy nhiên,
đường sắt Việt Nam vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và
1.435 mm) với tải trọng thấp. Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ
Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 32 tiếng đồng hồ. Và khá nhiều tuyến đường
liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
I.2. Về tình trạng cạnh tranh
Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong nước tuy quy mô nhỏ,
manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật, cạnh
tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để giành được hợp đồng. Và chủ yếu
là hạ giá thành thuê container, điều này chỉ có các doanh nghiệp trong nước bị thiệt,
còn doanh nghiệp nước ngoài là những người chủ tàu sẽ đóng vai trò ngư ông đắc
lợi.
Một thực tế khác là trong khi các doanh nghiệp của ta còn đang mải “đá
nhau” thì các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk
5


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2


ThS. Trần Văn Nghiệp

Logistics, NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh
lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý
dày đặc, hệ thống kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng
lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm
nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
I.3. Về chi phí dịch vụ
Theo đánh giá của Tập đoàn Frost & Sullivan, chi phí logistics tại Việt Nam
gần như gấp đôi, gấp ba so với các nước công nghiệp khác, xuất phát từ việc thiếu
thốn về hạ tầng và yếu kém về năng lực vận tải.. chi phí logistics ở Việt Nam hàng
năm lên đến 37-40 tỷ USD, ở mức cao nhất trên thế giới, chiếm 25% GDP, cao hơn
rất nhiều so với các nước phát triển như Mỹ và cao hơn các nước đang phát triển
như Trung Quốc hay Thái Lan. Chính chi phí logistis cao này làm giảm hiệu quả
những cố gắng của Việt Nam trong việc giới thiệu thị trường lao động giá rẻ và đẩy
mạnh xuất khẩu.
I.4. Về nguồn nhân lực
Ngành Logistics của Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực một cách trầm
trọng. Theo ứơc tính của VIFFAS, hiện nay Việt Nam có khoảng 6.000 nhân viên
đang làm việc trong các công ty vận tải và giao nhận, tuy vậy những người có kinh
nghiệm và hiểu biết về luật pháp quốc tế còn thiếu nhiều. Chỉ khoảng 5-7% số lao
động trong ngành này được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, số lao động còn lại từ
nhiều nguồn và do doanh nghiệp tự đào tạo. Do phát triển nóng nên nguồn nhân lực
cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam hiện nay trở nên thiếu hụt trầm trọng.
Từ trước tới nay, các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành ngoại thương,
hàng hải, giao thông vận tải cũng chỉ đào tạo chung các kiến thức cơ bản về nghiệp
vụ ngoại thương, vận tải. Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo về loại hình dịch vụ
này cũng chưa nhiều. Ngay cả như các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp
trong lĩnh vực này vẫn còn quá ít so với yêu cầu phát triển.
I.5. Về trình độ công nghệ logistics

Theo đáng giá cùa VIFFAS thì trình độ công nghệ trong logistics ở Việt Nam
so với thế giới vẫn còn yếu kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với
khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như
6


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Singapore, Thailand, Malaysia… đã áp dụng thương mại điện tử (EDI) cho phép
các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan
bằng các thiết bị điện tử. Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ
chức bận tải như biển, sông, bộ, hàng không… vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu
quả, chưa tổ chức tốt các điêm chuyển tải. Phương tiện vận tải còn lac hậu, cũ kỹ
nên năng suất lao động thấp. Trình độ cơ giới hóa trong bốc dỡ hàng hóa vẫn còn
yếu kém, lao động thủ công vẫn phổ biến. Công tác lưu kho còn lạc hậu so với thế
giới, chưa áp dụng tin học trong quản trị kho như mã vạch, chương trình quản trị
kho.
I.6. Xu hướng
Thị trường logistics Việt Nam tuy có quy mô nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng
cao (20 – 25% năm). Trong thời gian tới, thị trường này được kỳ vọng sẽ thay đổi
diện mạo và phát triển nhanh hơn nữa do sự phát triển của các xu hướng kinh doanh
mới:

 Sự phát triển thương mại điện tử:
Trong hội thảo, từ nguồn thống kê thực tế của Ngân hàng thế giới hiện nay,
xu hướng thương mại điện tử đang dần chiếm lĩnh thị trường thay cho thương mại
truyền thống, nhất là khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Từ đó kéo theo sự phát
triển của ngành giao nhận vận tải và chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp TMĐT

hiện đã có những bước tiến trong việc sử dụng các thuật toán phân tích khối lượng
dữ liệu số lớn để dự báo được người tiêu dùng sẽ mua gì trước khi bản thân họ biết
họ cần sản phẩm đó. Như vậy việc mua bán qua mạng sẽ trở nên rất nhanh và năng
động, và dịch vụ logistics cần phải bắt kịp được nhịp độ đó bằng những công nghệ
thông minh.

 Xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo:
Những doanh nghiệp logistics cũng nhận thấy xu hướng phát triển trí tuệ
nhân tạo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành logistics. Những bước tiến của lĩnh vực trí
tuệ thông minh hiện được các doanh nghiệp hàng đầu thế giới triển khai thử nghiệm
và có những kết quả khả quan sẽ là bàn đạp để trí tuệ thông minh được hiện thực
hóa sớm hơn chúng ta nghĩ.

7


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Đối với lĩnh vực kho vận, hiện nay những nghiên cứu về robot có thể thay
thế con người thực hiện những thao tác soạn hàng, di chuyển hàng hóa và kiểm đếm
hàng hóa đang được tiến hành và đã được thử nghiệm bởi các doanh nghiệp dẫn
đầu. Nhiều ý kiến cho rằng tương lai robot của thế giới có thể được nghiên cứu và
phát triển ở những cường quốc kinh tế nhưng khả năng cao sẽ được sản xuất bởi
những quốc gia như Việt Nam.

 Mô hình cửa hàng tiện lợi thúc đẩy kênh giao hàng nhỏ lẻ:
Sự phát triển của kênh bán hàng tiện lợi yêu cầu hoạt động logistics có khả
năng giao hàng nhỏ lẻ, thường xuyên và đúng hẹn cho phép loại bỏ tồn kho tại cửa

hàng và tối ưu hóa diện tích bán hàng nhưng không để xảy ra trường hợp mất doanh
số cho hết hàng. Ngoài ra yêu cầu giao hàng thường xuyên cũng đồng nghĩa với
việc xe tải giao hàng phải có khả năng quay đầu nhanh.
Do đó, ngay từ lúc này, ngoài việc tối ưu hóa năng lực giao nhận, doanh
nghiệp bán lẻ và logistics cũng cần chú ý đầu tư trang thiết bị và phát triển quy trình
cho kho bãi dành riêng cho việc đáp ứng kênh bán hàng tiện lợi.
II. CÁC CÔNG TY LOGISTIC TIÊU BIỂU TẠI VIỆT NAM
STT và tên

Giới thiệu công ty

Công ty


m

Trụ sở và
chi nhánh

thành
lập
1. Công ty
cổ

phần

Trải qua hơn 12 năm hinh thành và

giao phát triển, ASL trở thành một trong 5


200

Trong
nước:

nhận vận tải Mỹ những nhà cung cấp dịch vụ vận tải

TP.HCM, Hải

Á

quốc tế, dịch vụ giao nhận, khai thuế

Phòng,

hải quan và vận chuyển nội địa hàng

Nội, Đà Nẵng

(ASL)

đầu tại Việt Nam.



Ngoài

Kết nối mạng lưới đại lý chuyên
nghiệp tại hơn 90 quốc gia luôn được
chú trọng.

Năm 2015, ASL đứng đầu danh
sách top 20 doanh nghiệp logistic Việt
8

nước:
Angeles

Los


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Nam.
Trụ
2. Công ty
TNHH

Với 27 năm xây dựng và trưởng

MTV thành, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn 9

sở

198 chính:
TP.HCM

Tồng công ty đã trở thành nhà khai thác cảng


Các cảng

Tân cảng Sài container hàng đầu Việt Nam với thị

của công ty

Gòn

phần container xuất nhập khẩu chiếm

trải

trên 85% khu vực phía Nam và gần

nước:

50% thị phần cả nước.

Nhơn, Bà Rịa-

Công ty Tân Cảng Sài Gòn phát

dài

cả
Quy

Vũng Tàu, Hải

triển sản xuất kinh doanh bền vững trên


Phòng,

3 trụ cột: Khai thác Cảng, dịch vụ

Tháp, Mỹ Tho,

Logistics và vận tải biển nội địa
Công ty Gemadept, tiền thân là một
3. Công ty
cổ
phần doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 0
1990, năm 1993 công ty được cổ phần
Germadept
hóa.

Trà Nóc.
199
Trụ

Đồng

sở

chính:
TP.HCM
Chi

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ


nhánh:

logistic, Germadept tập trung vào các

Hải

dịch vụ: kho vận và phân phối, cảng

Phòng,

hàng không, vận tải biển,vận tải đường

Nẵng,

bộ, đại lý giao nhận.

Tàu.

Khai thác cảng là một trong
những lĩnh vực kinh doanh truyền
thống của Tập đoàn Gemadept. Sau
hơn 20 năm hình thành và phát triển,
Gemadept đang sở hữu và khai thác hệ
thống cảng lớn trải dài từ Bắc chí Nam,
tại các thành phố lớn và các vùng kinh
tế trọng điểm.

9

Đà

Vũng


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

4. . Công ty

ThS. Trần Văn Nghiệp

Vinafreight được thành lập vào

199

cổ

phần năm 1997. Chỉ một thời gian ngắn sau 7
Vinafreight
khi thành lập, Công ty đã nhanh chóng

Trụ

sở

chính:
TP.HCM
Chi

nổi lên như là một trong một số ít
những doanh nghiệp thành công về


nhánh:



dịch vụ giao nhận, hậu cần và đại lý

Nội,

Hải

hàng hải. Công ty không những đạt

Phòng,

Đà

được sự tăng trưởng vững chắc hàng

Nẵng,

Quy

năm mà còn chiếm được sự tín nhiệm

Nhơn,

Nha

của các đối tác và các cơ quan chức


Trang,

Cần

năng về độ tin cậy trong kinh doanh và

Thơ.

khả năng tài chính vững chắc.
5. Công ty
cổ

phần

nhận



chuyển
Trần
( ITL )

ITL được đánh giá là một trong

giao những doanh nghiệp dẫn đầu về cung 0
vận cấp dịch vụ giao nhận vận tải, đại diện
Indo hàng không và tổng đại lý hàng không
tại thị trường Việt Nam. Hiện công ty là
đại diện của hơn 9 hãng hàng không tại
Việt Nam và đang khai thác hơn 70

chuyến bay thẳng mỗi tuần từ TP. Hồ
Chí Minh và Hà Nội đi khắp thế giới
cho các hãng hàng không quốc tế như;
Thai

Airways

(Thái

Lan),

Qatar

Airways (Mỹ). Bên cạnh đó, ITL còn
được Hiệp hội hàng không quốc tế
(IATA) xếp hạng vị trí số 2 trong 10
công ty giao nhận vận chuyển hàng
không lớn nhất tại Việt Nam.
Trong lĩnh vực giao nhận vận
chuyển và logistics, hiện ITL đang sở
hữu và khai thác hệ thống trung tâm
10

199

TP. HCM


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2


ThS. Trần Văn Nghiệp

logistics hiện đại và văn phòng trải dài
từ Bắc vào Nam. ITL đã gây dựng được
uy tín rất lớn đối với đối tác cũng như
khách hàng nhờ thế mạnh là đội ngũ
quản lý và nhân viên giàu nhiệt huyết,
kinh nghiệm cùng các dịch vụ chuyên
nghiệp.
6. Công ty

SOTRANS hiện đang là một trong

197

Trụ

cổ phần kho vận những công ty hàng đầu trong ngành 5

chính:

Miền

TP.HCM

Nam giao nhận vận tải quốc tế, giao nhận

SOTRANS

hàng hóa XNK và dịch vụ Kho đa chức


sở

Chi

năng tại Việt Nam. Trong năm 2010

nhánh:



Công ty tiếp tục phát triển hoạt động

Nội,

Hải

Cảng thông quan nội địa với tổng vốn

Phòng, Quảng

đầu tư hơn 50 tỉ đồng nhằm hoàn thiện

Ninh,

Đà

chuỗi dịch vụ logistics

Nẵng,


Bình

Công ty có hệ thống đại lý tại hơn

Dương,

70 quốc gia trên thế giới, trong đó tập

Cần

Thơ.

trung vào các thị trường lớn như Mỹ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... Với hệ
thống đại lý mạnh ở các cảng lớn trên
thế giới, có quan hệ mật thiết với các
hãng tàu uy tín, các dịch vụ của công ty
luôn đảm bảo đúng lịch trình với giá
cước phù hợp, đáp ứng yêu cầu riêng
7.

của từng khách hàng.
Công ty cổ
VOSA CORPORATION - một

phần

Đại


lý thành viên của Hàng hải Việt Nam 7

hàng hải Việt (VINALINES) được thành lập vào năm

195

Trụ
chính:
TP.HCM

Nam

1957 tại Hải Phòng và chuyển đến

Chi

VOSA

thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1993.

Nhánh:

CORPORATI

VOSA là một trong những đại lý
11

sở

Hải


Phòng, Quảng


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ON

ThS. Trần Văn Nghiệp

vận chuyển đầu tiên trong ngành công

Ninh,

Quy

nghiệp Vận chuyển Việt Nam. trụ sở

Nhơn,

Nha

VOSA được đặt tại thành phố Hồ Chí

Trang,

Vũng

Minh và có mạng lưới quốc gia của 14


Tàu, Cần Thơ,

văn phòng chi nhánh tại tất cả các cổng

Hà Nội, Vinh.

của vốn Việt Nam và Hà Nội.
8. Công ty
cổ

Từ năm 1983 đến nay, suốt 30 năm

phần hình thành và phát triển, hiện nay, Công 3

TRANSIMEX-

ty CP Transimex–Saigon vẫn luôn duy

SAIGON

trì hoạt động các ngành chính hiện có
và mở rộng phát triển thêm các ngành
có thế mạnh khác: Đại lý giao nhận và

198

Trụ

sở


chính:
TP.HCM
Chi
nhánh:
Trung tâm

vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và

Logisstic

công cộng bằng đường biển, đường

Transimex Đà

hàng không và đường bộ, Dịch vụ

Nẵng

Logistics, dịch vụ Cảng ICD, kho ngoại

Hải

quan, kho CFS, kho lạnh, kho DC

Phòng,

(Distribution Center) và kho thường;

Nội.




Dịch vụ thủ tục Hải Quan; Đại lý tàu
biển và môi giới hàng hóa cho tàu biển
trong và ngoài nước; Kinh doanh kho
bãi, xếp dỡ, lưu giữ hàng hóa xuất nhập
khẩu trung chuyển; Vận tải hàng hóa
bằng đường bộ. Kinh doanh vận tải đa
phương thức;

III.

MỘT SỐ CHỨNG TỪ BẮT BUỘC
Đây là những giấy tờ tài liệu mà gần như bắt buộc phải có với tất cả các lô

hàng.
Thủ tục hải quan:
12


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

 Tờ khai hải quan (Customs Declaration): chứng từ kê khai hàng hóa
xuất nhập khẩu với cơ quan hải quan để hàng đủ điều kiện để xuất khẩu
hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

 Hợp đồng thương mại (Contract) là văn bản thỏa thuận giữa người mua và
người bán về các nội dung liên quan: thông tin người mua & người bán, thông

tin hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, thanh toán v.v…

13


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

14

ThS. Trần Văn Nghiệp


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): chứng từ do người xuất khẩu
phát hành để đòi tiền người mua cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận trong
hợp đồng. Chức năng chính của hóa đơn là chứng từ thanh toán, nên cần thể
hiện rõ những nội dung như: đơn giá, tổng số tiền, phương thức thanh toán,
thông tin ngân hàng người hưởng lợi…

15


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

 Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List): là loại chứng từ thể hiện cách thức

đóng gói của lô hàng. Qua đó, người đọc có thể biết lô hàng có bao nhiêu
kiện, trọng lượng và dung tích thế nào…

16


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

 Vận đơn (Bill of Lading): Là chứng từ xác nhận việc hàng hóa xếp lên
phương tiện vận tải (tàu biển hoặc máy bay). Với vận đơn đường biển gốc,
nó còn có chức năng sở hữu với hàng hóa ghi trên đó.

17


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

III. SO SÁNH CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI TẠI VIỆT NAM
VỚI CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VÀ VẬN TẢI TẠI HONG KONG
Trong tình hình hiện tại thì Hong Kong (Trung Quốc) được đánh giá là thị trường
Logistics lớn thứ tư thế giới, cảng biển sâu nhất thế giới và là trung tâm hàng hải
quốc tế trong khi đó Việt Nam vẫn mãi là một thị trường “tiềm năng”, chưa có bước
tiến nào mang tính đột phá.
Dưới đây là sự so sánh một số điểm giống và khác nhau của hai thi trường:
Giống nhau:
Cả hai quốc gia đều có diện tích giáp biển lớn, nằm ở những vị trí “đắc địa”

trên con đường giao thương quốc tế nên các công ty, doanh nghiệp có nhiều cơ hội
thâm nhập thị trường giao nhận vận tải phát triển dịch vụ này, đặc biệt là vận tải
đường biển.
Khác nhau:

Đặc điểm

Thị trường Việt Nam

Thị trường Hong Kong

Quy mô

-Các công ty Việt Nam có quy -Hoạt động trên thị trường
mô nhỏ, lẻ tẻ; các công ty

chủ yếu là công ty nội địa,

nước ngoài hoạt động trên thị

quy mô lớn

trường Việt Nam quy mô lớn
hơn
Cơ sở hạ tầng giao -Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, Hong Kong dẫn đầu về chất
thông

mặc dù đã có một số tiến bộ

lượng và quy mô cơ sở hạ


nhất định nhưng vẫn còn tồn tầng tốt nhất thế giới.
tại những bất cập như không (Theo BusinessInsider)
đồng bộ, chi phí cao, bất cập
Cảng
trung
chuyển
trong quy hoạch.
container lớn nhất thế giới
-Chưa chú trọng đầu tư xây
dựng cảng trung chuyển quốc
tế
18


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

-Cảng được xây dựng chỉ dựa
vào ngân sách nhà nước chứ
chưa huy động nguồn lực đầu
tư từ xã hội nên gặp nhiều hạn
chế
Chính

sách

nhà nước


của -Chưa tạo lập một thị trường Xác định và chọn đường lối
dịch vụ giao nhận và vận tải phát triển để trở thành trung
lành mạnh, minh bạch, cạnh tâm kinh tế của khu vực và
tranh bình đẳng giữa các thế giới, dựa vào thế mạnh
thành phần, chưa kể là thiếu của cảng biển, của năng lực
chính sách nhằm nuôi dưỡng thương mại có sẵn
và thúc đẩy các hoạt động
dịch vụ giao nhận và vận tải
-Chưa có quy định cụ thể về
thẩm quyền của từng Bộ,
ngành liên quan. Điều này sẽ
dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng
chéo lẫn nhau giữa các cơ
quan có thẩm quyền, đồng
thời làm tăng tổng chi phí
giao nhận và vận tải trên GDP,
gây mất thời gian và chi phí
của các Doanh nghiệp

Chi phí vận tải

Chi phí cao do thường xuyên Chi phí thấp hơn do cơ sở
gặp các “nút thắt” gây tắc hạ tầng được đầu tư hiệu
nghẽn giao thông, làm hạn quả
chế trọng tải và thời gian vận
chuyển

Lợi thế/ Bất lợi

Vị trí địa lý của Việt Nam nằm Hong Kong may mắn có

ở trung tâm khu vực Đông cảng trú ẩn tự nhiên, cung
Nam Á, là cầu nối liền giữa cấp một lối vào thuận lợi và
19


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

phần đất liền và hải đảo của là nơi neo đậu an toàn cho
khu vực. Khu vực có tốc độ tàu thuyền cập bến từ khắp
phát triển kinh tế năng động nơi thế giới.
nhất thế giới hiện nay

Nó được tọa lạc trên đường

Địa hình phức tạp chạy dài với thương mại Viễn Đông,
hơn 3200 km bờ biển, bị cắt thuộc vùng địa lí trung tâm
chặn bởi nhiều sông suối, đồi của các nước đang phát
núi, gây trở ngại rất lớn cho triển mạnh khu vực Châu
giao thông.

Á- Thái Bình Dương.

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
với nhiều mưa bão thiên tai,
với việc phát triển dịch vụ
giao nhận và vận tải thì đây là
một thách thức lớn


IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG GIAO
NHẬN HIỆN NAY
IV.1. Khái niệm logistics trong thương mại điện tử :
Theo luật Thương Mại 2005 quy định thì “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoắc nhiều công đoạn bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, tư vấn khách
hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch cụ khác có liên quan
theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”. Trong lĩnh vực thương mại điện
tử e-logistics là quá trình hoạch định chiến lược, thiết kế và thực thi tất cả các yếu tố
cần thiết của hệ thống, quy trình, cơ cấu tổ chức và tác nghiệp hậu cần để hiện thực
hóa và vật chất hóa cho hoạt động thương mại điện tử. Nói cách khác e-logistics là
toàn bộ các hoạt động nhằm hỗ trợ việc di chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi
tiêu dùng qua các giao dịch mua bán diện tử.
20


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

IV.2. Vai trò và vị trí của hậu cần thương mại điện tử
IV.2.1 Trong chuỗi cung ứng tổng thể
Các hoạt động hậu cần (đáp ứng đơn hàng, kho bãi, dự trữ, vận chuyển,v.v.)
có nhiệm vụ kết nối một cách hiệu quả các thành viên trong chuỗi cung ứng từ đó
đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng và các thành viên. Nhiệm vụ kết nối của của
hậu cần được thể hiện qua việc vận hành một cách trôi chảy và nhịp nhàng của 3
dòng sau:
 Dòng sản phẩm: con đường dịch chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung
cấp tới khách hàng đảm bảo đúng đủ về số lượng và chất lượng
 Dòng thông tin: dòng giao và nhận của các đơn vị đặt hàng theo dõi quá trình

dịch chuyển của hàng hóa và chứng từ giữa người gửi và người nhận.
 Dòng tiền tệ: thể hiện sự thanh toán của khách hàng đối với nhà cung cấp , thể
hiện hiệu quả kinh doanh.
Trong TMĐT dòng thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng. Đây là yếu tố
duy nhất có tiềm năng vừa góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần vừa đồng
thời tổng chi phí trong toàn chuỗi cung ứng.
IV.2.2 Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, quản trị hậu cần được ghi nhận như một thành tố
quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, hậu cần đầu vào và hậu cần đầu ra cùng với
quản trị tác nghiệp, marketing và dịch vụ là những hoạt động chủ chốt tạo nên giá
trị cho khách hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. Quản trị hậu cần là chức năng
tổng hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động hậu cần cũng như phối hợp hoạt động
hậu cần với các chức năng khác như marketing, sản xuất, tài chính, công nghệ thông
tin…nhằm đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng. Giá trị khách hàng được thể
hiện qua các khía cạnh sau:
- Giá trị sản phẩm: đặc điểm, chức năng và công dụng
- Giá trị dịch vụ: sửa chữa, bảo hành, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng
- Giá trị giao tiếp: sự hài long trong tiếp xúc với nhân viên
- Giá trị biểu tượng: nhãn hiệu và uy tín của doanh nghiệp

21


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Doanh nghiệp cung ứng được giá trị cao tới khách hàng trong mối tương
quan với chi phí mà họ phải bỏ ra sẽ có nhiều cơ hội giành được giá trị cao hơn cho

chính mình, thể hiện ở lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh
thu bền vững cho doanh nghiệp.
IV.2.3 Thực trạng ứng dụng của TMĐT vào hoạt động giao nhận
Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử năm 2015, mặc dù dịch vụ giao
nhận đã có sự phát triển đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đáp ứng
thỏa đáng nhu cầu của các nhà bán lẻ trực tuyến. Ở tầm rộng hơn, chất lượng của
dịch vụ logistics tại nước ta còn thấp và hậu quả là giá thành dịch vụ còn cao. Một
trong những nguyên nhân là các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chưa ứng
dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động của mình.
Theo khảo sát gần đây của một tổ chức nước ngoài, mới có 10% doanh nghiệp
logistics Việt Nam triển khai phần mềm quản trị nguồn lực (ERP), 17% sử dụng
truyền dữ liệu điện tử (EDI), 17% sử dụng hệ thống quản trị vận tải (TMS), 17% sử
dụng hệ thống mã vạch/phần mềm quản trị kho bãi (Barcodes/WMS), 29% cài đặt
hệ thống định vị toàn cầu.
Hiện tại hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho thương mại điện tử
đều có khả năng kết nối trực tuyến qua hệ thống. Các tác vụ có thể làm được qua
API (Application Programming Interface) – một giao diện lập trình ứng dụng là
một giao diện mà một hệ thống máy tính hay ứng dụng cung cấp để cho phép các
yêu cầu dịch vụ có thể được tạo ra từ các chương trình máy tính khác hoặc cho phép
dữ liệu có thể được trao đổi qua lại giữa chúng bao gồm:
– Tạo đơn hàng/vận đơn trực tuyến
– Cập nhật trạng thái trực tuyến
– Báo phát
– Cập nhật tình trạng lưu kho
– Xem báo cáo phát hàng và tiền nợ thu hộ
IV.2.4 Các hoạt động ứng dụng e-logistics trong thương mại điện tử
IV.2.4.1. Ứng dụng công nghệ thông tin
a. Vai trò của hệ thống thông tin trong quản trị hậu cần
Trong TMĐT, thông tin chiếm vị trí quan trọng bởi nó là nền tảng cho cả các
quyết định chiến lược quan trọng lẫn các giao dịch tác nghiệp. Thông tin được sử

22


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

dụng để đưa ra nhiều quyết định khác nhau liên quan đến từng bộ phận của tưng bộ
phận của hệ thống hậu cần như mạng lưới cơ sở hậu cần, bộ phận quản trị dự trữ,
quản trị vận chuyển và ảnh hưởng đến các quyết định thuê ngoài
b. Cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin
Nhìn chung hạ tầng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp TMĐT bao gồm
những bộ phận sau:
- Phần cứng: thiết bị xử lí dữ liệu và thiết bị ngoại biên
- Mạng máy tính: Đây là một hệ thống gồm nhiều máy tính được kết nối để
trao đổi dữ liệu với nhau, gồm có: thiết bị mạng, thiết bị, dịch vụ.
- Phần mềm: Phần mềm có thể phân thành 2 nhóm chính là phần mềm hệ thống
và phần mềm ứng dụng
- Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các tệp tin có liên quan với nhau, được thiết kế
và tổ chức hợp lý để dễ dàng truy xuất và khai thác CSDL được coi là trái tim
của hệ thống thông tin.
c. Hệ thống thông tin tổng thể trong TMĐT
Hệ thống thông tin tổng thể gồm có các bộ phận là các hệ thống con như sau:
- Hệ thống quản trị cung ứng: SRM (supplier relationship managerment) bao
gồm các bộ phận cơ bản là mua hàng, quản trị dự trữ, thiết kế mạng lưới và
tuyến đường vận chuyển
- Hệ thống thông tin hậu cần: LIS (Logistics information management) tập
trung vào việc quản trị thông tin nội bộ trong doanh nghiệp. LIS hỗ trợ việc đưa
ra các quyết định tối ưu liên quan đến chất lượng dịch vụ và chi phí hậu cần
- Quản trị quan hệ khách hàng: gồm marketing, bán hàng và trung tâm dịch vụ

khách hàng
- Quản trị giao dịch: TMF (Transaction managerment foundation) đảm bảo các
giao dịch giữa các doanh nghiệp với khách hàng và với nhà cung ứng diễn ra
nhanh chóng, chính xác và an toàn.
d. Hệ thống thông tin hậu cần
Vai trò của LIS: Nắm vững thông tin về biến động thì trường và nguồn hàng,
đảm bảo sử dụng linh hoạt các nguồn lực và xây dựng chiến lược hậu cần hiệu quả
về thời gian, không gian và phương pháp vận hành. Thông tin là căn cứ để đưa ra
các quyết định chính xác, kịp thời và táo bạo
23


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Chức năng của LIS: LIS liên kết các hoạt động hậu cần trong quá trình thống
nhất. Sự phân phối đó được xây dựng dựa trên 3 chức năng: tác nghiệp, phân tích ra
quyết định, hoạch định chiến lược. Yêu cầu đối với LIS: đáp ứng nguyên tắc đầy đú,
sẵn sàng, chọn lọc, chính xác, linh hoạt, kịp thời, dễ sử dụng.
IV.2.4.2. Logistics đầu ra :
a. Khái niệm và mục tiêu
Khái niệm: Hậu cần đầu ra trong TMĐT là một bộ phận của e-logistics bao
gồm các hoạt động chức năng và quá trình được tích hợp hiệu quả nhằm đảm bảo
cung ứng hàng hóa tới KH từ khi nhận được đơn đặt hàng. Mục tiêu chung là phát
triển doanh số trên cơ sở cung cấp trình độ dịch vụ khách hàng mong đợi có tính
chiến lược với tổng chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần xét
trên 2 khía cạnh:
- Chất lượng dịch vụ theo yêu cầu khách hàng
- Chi phí để đáp ứng mức chất lượng dịch vụ đó

b. Mô hình hậu cần đầu ra trong thương mại điện tử
Hậu cần đầu ra trong thương mại điện tử có thể được đáp ứng theo 2 mô hình
- Mô hình hậu cần đáp ứng đơn hàng truyền thống
Nhà cung ứng - Nhà bán lẻ - Khách hàng
- Mô hình hậu cần đáp ứng đơn hàng trực tuyến
Khách hàng - Nhà cung ứng - Nhà bán lẻ
Lợi ích:
 Giảm chi phí đầu tư cho dự trữ và mạng lưới cơ sở hậu cần
 Giảm chi phí hậu cần nói chung và chi phí vận chuyển nói riêng nếu khai
thác được lợi thế nhờ quy mô
 Mở rộng cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Hạn chế:
 Giảm tỷ suất lợi nhuận
 Giảm khả năng kiểm soát quá trình hậu cần
 Tiềm ẩn khả năng mất khách hàng
IV.2.4.3. .Logistics đầu vào
a. Mua hàng trong TMĐT
24


Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương-VTBHK2

ThS. Trần Văn Nghiệp

Mua hàng trong TMĐT mạng lại nhiểu lợi ích: giảm chi phí tác nghiệp,
giảm giá mua, đáp ứng đúng thời điểm cần nguyên liệu đầu vào… tuy nhiên vẫn
còn tồn tại một số hạn chế về tính an toàn, xây dựng quan hệ với nhà cung ứng và
độ tin cậy các phần mềm ứng dụng. Việc quản lý yếu tố đầu vào của doanh nghiệp
chú trọng đến các phương thức mua hàng: Phương thúc lấy người bán làm trung
tâm, phương thức lấy người mua làm trung tâm, phương thức sàn giao dịch TMĐT

hoặc phương thức tích hợp chiến lược
b. Quản trị dự trữ, kho, bao bì hàng hóa
 Quản trị dự trữ
Khái niệm: Dự trữ là các hình thái kinh tế của vận động hàng hóa trong kênh
hậu cần nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, trao đổi của DN với khách hàng trên thị
trường mục tiêu với chi phí hợp lí. Trên thực tế có 3 loại hình dự trữ hàng hóa: dự
trữ chu kỳ, dự trữ trên đường, dự trữ bảo hiểm.
 Kho, bao bì hàng hóa
Nghiệp vụ kho hàng hóa là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối với
hàng hóa trong quá trình vận động qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình trao đổi
hàng hóa qua kho với chi phí thấp nhất. Bao bì là phương tiện đi theo hàng hóa để
bảo quản, bảo vệ, vận chuyển và giới thiệu hàng hóa từ khi sản xuất đến tiêu thụ
hàng hóa. Bao bì gồm các chức năng cơ bản sau: chức năng marketing, chức năng
hậu cần, giữ gìn nguyên vẹn về số lượng và chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm, góp phần
nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện để sử dụng triệt để diện tích và dung tích
nhà kho, tạo điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe cho nhân
viên làm công tác giao nhận.
IV.2.4.4. Ứng dụng EDI cho hoạt động logistics tại cảng biển Việt
Nam
a. Định nghĩa về EDI
EDI (Electronic Data Interchange) là sự truyền thông tin từ máy tính của
doanh nghiệp này đến máy tính của doanh nghiệp kia, trong đó có sử dụng một số
định dạng chuẩn nào đó
Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL), việc
trao đổi dữ liệu điện tử được xác định như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là
25



×