Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

ẢNH HƯỞNG các mức độ bã BIA TRONG KHẨU PHẦN cơ bản lá BÔNG cải TRÊN KHẢ NĂNG sử DỤNG THỨC ăn, TĂNG TRỌNG và tỷ lệ TIÊU hóa DƯỠNG CHẤT của THỎ THỊT LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN NHẬT KHÁNH

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ðỘ BÃ BIA TRONG KHẨU
PHẦN CƠ BẢN LÁ BÔNG CẢI (Brassica cauliflora
Lizg) TRÊN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN, TĂNG
TRỌNG VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
THỎ THỊT LAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên ñề tài:

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC ðỘ BÃ BIA TRONG KHẨU
PHẦN CƠ BẢN LÁ BÔNG CẢI (Brassica cauliflora
Lizg) TRÊN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG THỨC ĂN, TĂNG
TRỌNG VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA DƯỠNG CHẤT CỦA
THỎ THỊT LAI


Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Nhật Khánh
MSSV: 3052426
Lớp: Chăn Nuôi K31

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Kim ðông

Cần Thơ, 2009


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

ðỀ TÀI

HƯỞNG CÁC MỨC ðỘ BÃ BIA TRONG KHẨU PHẦN CƠ BẢN
LÁ BÔNG CẢI (Brassica cauliflora Lizg) TRÊN KHẢ NĂNG SỬ
DỤNG THỨC ĂN, TĂNG TRỌNG VÀ TỶ LỆ TIÊU HÓA
DƯỠNG CHẤT CỦA THỎ THỊT LAI

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm
2009
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2009

DUYỆT BỘ MÔN

TS.Nguyễn Thị Kim ðông

Cần Thơ, ngày….tháng…..năm 2009

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trưởng khoa


LỜI CAM ðOAN
Tôi ñã rất nghiêm túc trong suốt quá trình làm luận văn. Việc thu thập số liệu ñược
thực hiện rất chính xác và trung thực. Các kết quả trong bài luận văn là hoàn toàn
chính xác, có giá trị thực tiễn cao và chưa ñược công bố ở bất kỳ ñề tài nào.

Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Con thật lòng biết ơn ba mẹ ñã sinh ra con, vất vả nuôi con trưởng thành và ñã lo
cho con học hết 4 năm ñại học. Con cảm ơn ông bà nội ñã ñộng viên và dạy con
vượt qua những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú y
ñã cung cấp cho em những kiến thức về chuyên môn. Xin cảm ơn cô Nguyễn Thị
Kim ðông ñã tạo ñiều kiện cho em ñược học tập nghiên cứu khoa học và ñã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em những ñiều hữu ích trong nghiên cứu khoa học cũng như
trong cuộc sống.
Em xin cảm ơn anh Nguyễn Trường Giang ñã nhiệt tình giúp ñỡ em trong suốt quá

trình làm luận văn. Cảm ơn các bạn lớp Chăn nuôi - Thú y khóa 31 và 32 hỗ trợ
Khánh thực hiện tốt ñề tài.

ii


MỤC LỤC
Lời cam ñoan................................................................................................i
Lời cảm tạ.....................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh sách chữ viết tắt...................................................................................vi
Danh sách bảng.............................................................................................vii
Danh mục biểu ñồ.........................................................................................viii
Danh mục hình .............................................................................................ix
Tóm lược ......................................................................................................x
Chương 1: ðẶT VẤN ðỀ ............................................................................1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................2
2.1. Một số giống thỏ ở Việt Nam.................................................................2
2.1.1. Thỏ nội ...............................................................................................2
2.1.2. Thỏ Newzealand trắng ........................................................................2
2.1.3. Thỏ California.....................................................................................2
2.1.4. Thỏ Panon...........................................................................................3
2.1.5. Thỏ lai ................................................................................................3
2.2. ðặc ñiểm sinh học của thỏ .....................................................................3
2.2.1. Bộ xương ............................................................................................3
2.2.2. Cơ quan hô hấp ...................................................................................3
2.2.3. Cơ quan tiêu hóa .................................................................................4
2.3. Vài nét về sự tiêu hóa ở thỏ....................................................................6
2.3.1. Sự tiêu hóa protein ..............................................................................6
2.3.1.1. Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng ..............................................6

2.3.1.2. Phân mềm và sự tiêu hóa protein......................................................7
2.3.2. Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng......................................................7
2.3.3. Sự tiêu hóa tinh bột .............................................................................7
2.4. Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ ..................................................................8
2.4.1. Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ..............8
iii


2.4.2. Nhu cầu ñạm của thỏ...........................................................................9
2.4.3. Nhu cầu vitamin..................................................................................9
2.4.4. Nhu cầu về nước uống ........................................................................10
2.4.5. Nhu cầu về tinh bột .............................................................................10
2.4.6. Nhu cầu về chất xơ..............................................................................10
2.5. Thức ăn..................................................................................................12
2.5.1. Bã ñậu nành ........................................................................................12
2.5.2. Bã bia..................................................................................................12
2.5.3. Lá bông cải .........................................................................................13
Chương 3: Phương tiện và phương pháp thí nghiệm .....................................14
3.1. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu...........................................................14
3.1.1. ðịa ñiểm .............................................................................................14
3.1.2. Thời gian.............................................................................................14
3.2. Phương tiện nghiên cứu .........................................................................14
3.2.1. ðộng vật thí nghiệm............................................................................14
3.2.2. Thức ăn thí nghiệm .............................................................................14
3.2.3. Máy móc thiết bị .................................................................................14
3.3. Phương pháp tiến hành thí nghiệm .........................................................14
3.3.1. Bố trí thí nghiệm .................................................................................14
3.3.2. Phương pháp tiến hành........................................................................15
3.4. Các chỉ tiêu theo dõi ..............................................................................16
3.4.1. Giai ñoạn thí nghiệm nuôi dưỡng ........................................................16

3.4.2. Giai ñoạn thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất ...........................................16
3.5. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu ..................................................16
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................17
4.1. Thí nghiệm nuôi dưỡng..........................................................................17
4.2. Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất và tích lũy Nitơ....................................21
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .........................................................25
5.1. Kết luận .................................................................................................25
5.2. ðề nghị ..................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... 26
iv


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ash
CP
CPD
DM
DMD
HSCHTA
ME
NDF
NDFD
OM
OMD
PPLBC
TLCTN
TLðTN
W0,75

Khoáng tổng số

ðạm thô
Tỷ lệ tiêu hóa CP
Vật chất khô
Tỷ lệ tiêu hóa DM
Hệ số chuyển hóa thức ăn
Năng lượng trao ñổi
Xơ trung tính
Tỷ lệ tiêu hóa NDF
Vật chất hữu cơ
Tỷ lệ tiêu hóa OM
Phụ phẩm lá bông cải
Trọng lượng cuối thí nghiệm
Trọng lượng ñầu thí nghiệm
Trọng lượng trao ñổi

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ môi trường lên thân nhiệt của thỏ…………4
Bảng 2: Khối lượng và thể tích các phần ñường tiêu hóa ..............................….4
Bảng 3: So sánh tỷ lệ dung tích của các phần ñường tiêu hóa của các gia súc .... 4
Bảng 4: Thành phần hóa học của 2 loại phân thỏ ............................................... 5
Bảng 5: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng........................................... 9
Bảng 6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã ñậu nành .................. 12
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã bia............................ 12
Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của lá bông cải.................... 13
Bảng 9: Công thức khẩu phần thức ăn của thí nghiệm........................................ 15
Bảng 10: Thành phần hóa học của các thực liệu thức ăn dùng trong thí nghiệm nuôi
dưỡng

..................................................................................................... 17
Bảng 11: Lượng thức ăn và dưỡng chất ăn vào (g/con/ngày) của thỏ ở
những khẩu phần trong giai ñoạn thí nghiệm nuôi dưỡng................................... 17
Bảng 12: Tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của thỏ thí
nghiệm
..................................................................................................... 19
Bảng 13: Thành phần hóa học của các thực liệu thức ăn dùng trong
thí nghiệm tiêu hóa ........................................................................................... 20
Bảng 14: Lượng dưỡng chất ăn vào của thỏ trong thí nghiệm tiêu hóa ............... 21
Bảng 15: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất và Nitơ tích lũy của thỏ trong thí nghiệm ... 22

vi


DANH MỤC BIỂU ðỒ
Biểu ñồ 1: Lượng phụ phẩm lá bông cải và bã bia ăn vào (g/con/ngày).............. 18
Biểu ñồ 2: Trọng lượng cuối thí nghiệm và tăng trọng cuối thí nghiệm.............. 20
Biểu ñồ 3: Mối tương quan giữa ñạm thô ăn vào và tăng trọng của thỏ
trong thí nghiệm ................................................................................................ 25
Biểu ñồ 4: Hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm.................................................. 21
Biểu ñồ 5: Tỷ lệ tiêu hóa của xơ trung tính và ñạm thô ...................................... 24
Biểu ñồ 6: Mối quan hệ giữa nitơ ăn vào và nitơ tích lũy của thỏ thí nghiệm ..... 24

vii


DANG MỤC HÌNH
Hình 1: Thí nghiệm nuôi dưỡng......................................................................... 29
Hình 2: Thí nghiệm tiêu hóa .............................................................................. 29
Hình 3: Bã bia cho ăn trong thí nhiệm................................................................ 30

Hình 4: Lá bông cải cho ăn trong thí nghiệm ..................................................... 30
Hình 5: Bã ñậu nành cho ăn trong thí nghiệm .................................................... 30
Hình 6: Thỏ ñang ăn bã bia................................................................................ 31
Hình 7: Thỏ ñang ăn lá bông cải ........................................................................ 31

viii


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các mức ñộ bã bia trong khẩu phần trong khẩu
phần cơ bản lá bông cải (Brassia oleracea) trên khả năng tăng sử dụng thức ăn,
tăng trọng và tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ thịt lai” ñược bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức 3 lần lặp lại. Mỗi nghiệm thức gồm 2 thỏ ñực và 2
thỏ cái ở 7 tuần tuổi. Thí nghiệm ñược tiến hành trong 10 tuần bao gồm các mức
ñộ bã bia bổ sung trong khẩu phần từ 0, 100, 150, 200, 250g/con/ngày, tương ứng
với các nghiệm thức BB0, BB100, BB150, BB200, BB250. Thí nghiệm nuôi dưỡng
ñược thực hiện lúc thỏ 7 tuần tuổi. Thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất thực hiện ở tuần
thứ 8 của thí nghiệm nuôi dưỡng
Kết quả thí nghiệm cho thấy: lượng vật chất khô và vật chất hữu cơ ăn vào tăng dần
khi tăng các mức ñộ bổ sung bã bia trong khẩu phần (P<0,001).
Lượng ñạm thô ăn vào cao một cách có ý nghĩa thống kê cao nhất ở nghiệm thức
BB250 là 14,4 g/con/ngày (P<0,001)
Tăng trọng tăng khi tăng các mức ñộ bổ sung bã bia trong khẩu phần, cao nhất là ở
nghiệm thức BB250 là 19,4g/con/ngày.
Tỷ lệ tiêu hoá của DM và OM ñược cải tiến khi tăng mức ñộ bã bia trong khẩu
phần. Tỷ lệ tiêu hóa của CP và NDF cao có ý nghĩa thống kê ở nghiệm thức BB200
và BB250 (P<0,01).
Lượng nitơ ăn vào và nitơ tích luỹ tăng khi tăng lượng bã bia trong khẩu phần
(P<0,001).
Thí nghiệm có thể ñược kết luận sơ bộ ở nghiệm thức có bổ sung 250g bã

bia/con/ngày trong khẩu phần phụ phẩm lá bông cải mang lại hiệu quả kinh tế cao.

ix


Chương 1: ðẶT VẤN ðỀ
Trong những năm gần ñây, tình hình dịch bệnh ở gia súc diễn ra phức tạp như dịch
cúm gia cầm, dịch lỡ mồm long móng,…Cùng với dịch bệnh xảy ra ngày càng
nhiều trên các gia súc gia cầm truyền thống thì giá thức ăn cũng luôn ở mức cao làm
cho người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn. Cho nên việc tìm ra mô hình chăn nuôi
thích hợp với chi phí thấp nhưng lợi nhuận cao ñang ñược quan tâm. Trước tình
hình ñó thì chăn nuôi thỏ ñược xem là một trong những mô hình chăn nuôi có hiệu
quả.
ðồng Bằng Sông Cửu Long với ñiều kiện sông ngòi dày ñặc, khí hậu nóng ẩm với
hai mùa mưa nắng rõ rệt, nên nguồn thức ăn ñể nuôi thỏ rất dồi dào, không chỉ ở
nông thôn mà ñối với những vùng ngoại ô cũng không kém. Có nhiều chủng loại, từ
thức ăn thô xanh như: cỏ lông tây, cỏ mồm, cỏ sả,… các loại dây lá như các loại
ñậu hoang, bìm bìm, cho ñến các loại rau lang, rau muống,... Tuy nhiên trước tình
hình dân số ngày càng tăng thì các diện tích ñất hoang sẽ bị thu hẹp ñể xây nhà ở
hoặc ñược cải tạo lại ñể canh tác làm cho diện tích các loại cỏ tự nhiên sẽ bị thu
hẹp. Song song với việc tăng dân số thì nhu cầu về thực phẩm, các loại rau cải sẽ
cao, chính vì thế chúng sẽ ñược sản xuất càng nhiều. ði ñôi với việc sản xuất ra một
khối lượng lớn chính phẩm phục vụ cho con người thì cũng có một khối lượng
không nhỏ các loại phụ phẩm công nông nghiệp ñược tạo ra như lá bông cải, bã bia,
bã ñậu nành,..Các loại phụ phẩm này rất thích hợp cho việc sử dụng làm thức ăn
cho thỏ, một mặt có thể hạn chế bớt việc ô nhiễm môi trường, một mặt có thể tạo ra
nguồn thu nhập cao cho người chăn nuôi.
ðể việc sử dụng các phụ phẩm trên có hiệu quả cao trong chăn nuôi thỏ chúng tôi
ñã thực hiện ñề tài “Ảnh hưởng các mức ñộ bã bia trong khẩu phần cơ bản phụ
phẩm lá bông cải (Brassica cauliflora Lizg) trên khả năng sử dụng thức ăn, tăng

trọng và tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của thỏ thịt lai”.
Với mục tiêu:
-Xác ñịnh mức ñộ bã bia tối ưu và khả năng tận dụng phụ phẩm lá bông cải trong
khẩu phần nuôi thỏ tăng trưởng.
- Xác ñịnh tỉ lệ tiêu hóa dưỡng chất của các khẩu phần thí nghiệm.
- Khuyến cáo áp dụng kết quả ñạt ñược ñến các hộ chăn nuôi thỏ ñể góp phần phát
triển nghề nuôi thỏ trong vùng.

1


Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. MỘT SỐ GIỐNG THỎ Ở VIỆT NAM
Theo phân loại ñộng vật thỏ thuộc lớp ñộng vật có vú (Mammalia), bộ gậm nhấm
(Rodentia), họ Leporidae. Thỏ rừng có nhiều loại khác nhau, hiện nay chỉ có loài
Oryctolagus Cuniculus ñược thuần hoá thành thỏ nhà.
2.1.1. Thỏ nội
Nhóm thỏ ở Việt Nam ñược du nhập từ Pháp vào khoảng từ 70-80 năm trước ñây
(Nguyễn Văn Thu, 2004). Chúng ñã ñược lai tạo giữa nhiều giống khác nhau, nên
ñã có nhiều hình dạng về ngoại hình thể vóc, phần lớn có màu lông ngắn, màu vàng
trắng mốc, ánh bạc, khoang trắng ñen, trắng vàng, trắng xám có thể trọng không
quá 2kg, người ta thường gọi tên theo màu sắc lông. Một vài nơi có các giống thỏ
lông xù màu trắng do có màu của giống Angora.
Thỏ xám và ñen
ðược lai tạo ở trung tâm nghiên cứu Dê Thỏ Sơn Tây, ñây là giống thỏ tầm trung,
nặng 3,8-4,5kg lúc trưởng thành, thỏ ñen có màu lông ñen tuyền. Thỏ xám có màu
lông xám tro, dưới bụng hơi sáng hơn. Cả 2 giống ñều có mắt ñen, tai và ñầu ngắn,
nhỏ. Hai giống thỏ này tăng trọng nhanh, 4 tháng tuổi ñạt 2-2,5kg, cho tỷ lệ thịt xẻ
48-50% (Nguyễn Ngọc Nam, 2002).

2.1.2. Thỏ NewZealand trắng
Giống thỏ này ñược nuôi ở nhiều nước và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và
ñược nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 do khả năng thích nghi với các ñiều
kiện sống cao. Giống thỏ này có toàn thân màu trắng, lông dày, mắt ñỏ như hòn
ngọc, có tầm vóc trung bình, thỏ trưởng thành nặng khoảng 4,5-5kg.
Mỗi năm thỏ ñẻ trung bình 5-6 lứa mỗi lứa ñẻ trung bình từ 6 -7 con. Như vậy ñối
với giống thỏ này một thỏ cái trung bình cho 20-30 con/năm. Thỏ cai sữa thường
ñược nuôi vỗ béo ñến 90 ngày tuổi thì giết thịt. Như vậy một thỏ mẹ một năm có thể
sản xuất từ 30-45kg trọng lượng sống nếu nuôi tốt có thể ñạt 60-90kg và thêm từ 20
– 30 tấm lông da (Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.1.3. Thỏ California
Nhập vào Việt Nam từ Hungari năm 1978 và 2000. ðược tạo thành do lai giữa thỏ
Chinchila, thỏ Nga và NewZealand. Là giống thỏ thịt, khối lượng trung bình 4.55kg, tỷ lệ thịt xẻ cao 55-60%, lông trắng nhưng tai mũi, bốn chân và ñuôi có ñiểm
màu ñen, vào mùa lạnh lớp lông ñen sậm hơn và nhạt vào mùa hè. Khả năng sinh

2


sản tương tự thỏ NewZealand, giống này ñang ñược nuôi nhiều ở Việt Nam (Hoàng
Thị Xuân Mai, 2005).
2.1.4. Thỏ Panon
Là một dòng của giống NewZealand, ñược nhập vào Việt Nam năm 2000 từ
Hungari, ngoại hình giống NewZealand nhưng tăng trọng và khối lượng trưởng
thành cao: 5,5-6,2kg/con (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).
2.1.5. Thỏ lai
Thỏ ñực ngoại NewZealand , Panon và Califoria lai với thỏ cái ðen, Xám và thỏ Cỏ
cho con lai F1, F2 sức tăng trọng cao hơn thỏ nội 25-30% và sinh sản cao hơn 1520%. Con lai thích ứng rất tốt với ñiều kiện chăn nuôi gia ñình.
2.2. ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA THỎ
2.2.1. Bộ xương
Thông thường người ta phân biệt xương chính (mình) và xương phụ (tứ chi) của

thỏ. Khác hẳn với các thú ăn thịt (chó, mèo) thỏ có một xương lớn. Cấu trúc tứ chi
thích hợp cho việc chạy nhảy.
Nếu chi trước của thỏ ngắn, thì chi sau dài vì chi sau ñóng vai trò chủ chốt trong
quá trình ñẩy cơ thể về phía trước và nhảy lên. Chiều dài ñáng kể của các khúc chi
sau (xương ñùi và xương cổ chân) góp phần vào việc tăng cường sự co giãn của
chân. Tương tự, hệ thống cơ mạnh mẽ của chi sau (mông, cơ bắp ñùi) giúp thỏ chạy
trốn một cách dễ dàng bằng cách nhảy hơn là chạy.
2.2.2. Cơ quan hô hấp
Phổi thỏ ñược cấu tạo từ nhiều thuỳ, cùng với tim, chiếm hầu hết khoang ngực. Phổi
ñược gắn vào cơ hoành, cơ này chèn lên sườn cuối, phân cách lồng ngực và bụng,
khi hoạt ñộng cho phép hít vào, thở ra. Không có cơ hoành, sẽ không có quá trình
hô hấp.
Thỏ rất nhạy cảm với ngoại cảnh, thân nhiệt của thỏ thay ñổi theo nhiệt ñộ môi
trường, do thỏ ít tuyến mồ hôi, cơ thể thải nhiệt chủ yếu qua ñường hô hấp. Khi
nhiệt ñộ không khí tăng cao (350C) kéo dài thì thỏ thở nhanh và nông ñể thải nhiệt,
do ñó dễ bị cảm nóng. Ở nước ta nhiệt ñộ thích hợp nhất với thỏ ở khoảng 2028,50C (Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).

3


Bảng 1: Sự ảnh hưởng của nhiệt ñộ môi trường lên thân nhiệt của thỏ

Nhiệt ñộ môi trường ( 0C )

Thân nhiệt ( 0C )

Nhiệt ñộ tai ( 0C )

5
10

15
20
25
30
35

39,3
39,2
39,1
39,0
39,1
39,1
40,5

9,60
14,1
18,7
23,2
30,2
37,2
39,4

( Nguồn: Hoàng Thị Xuân Mai (2005))

Thỏ thở rất nhẹ, không tiếng ñộng, chỉ thấy thành bụng dao ñộng theo nhịp thở,
bình thường tần số hô hấp khoảng 60-90 lần/phút.
2.2.3. Cơ quan tiêu hóa
ðặc ñiểm cấu tạo ñường tiêu hóa ở thỏ là: dạ dày ñơn, co giãn tốt nhưng co bóp rất
yếu, ñường ruột dài 4-6 m, manh tràng lớn hơn dạ dày có khả năng tiêu hoá chất xơ
nhờ hệ vi sinh vật; kết tràng ñược chia thành 2 phần: phần trên có nhiều lớp vân

cuộn sóng, phần dưới nhẵn trơn.
So sánh một số ñoạn ñường tiêu hóa của thỏ
Bảng 2: Khối lượng và thể tích các phần ñường tiêu hóa

Tên bộ phận

Trọng lượng (g)

Chất chứa (g)

% so với cơ thể

Dạ dày

23,1

94,0

4,2

Manh tràng

37,6

106

4,6

Kết tràng


28,3

39,8

1,3

(Nguồn: Nguyễn Quang Sức và ðinh Văn Bình (2000))

Tỉ lệ dung tích của các phần ñường tiêu hoá của thỏ cũng khác so với của các gia
súc khác. Dạ dày của bò lớn nhất (71%) so với tổng ñường tiêu hóa của nó. Còn ở
thỏ manh tràng lớn nhất (49%), cụ thể ở bảng 3.
Bảng 3: So sánh tỉ lệ dung tích của các phần ñường tiêu hoá của các gia súc (%)

Tên ñoạn ñường tiêu hóa
Dạ dày
Ruột non
Manh tràng
Ruột già
Tổng số

Ngựa
9,00
30,0
16,0
45,0
100


71,0
19,0

3,00
7,00
100

(Nguồn: Nguyễn Quang Sức và ðinh Văn Bình (2000))

4

Heo
29,0
33,0
6,00
32,0
100

Thỏ
34,0
11,0
49,0
6,00
100


ðộ pH của các phần ñường tiêu hoá ở thỏ cũng khác nhau: dạ dày rất chua, pH
trung bình là 2,2. Vật chất khô của chất chứa dạ dày phụ thuộc vào dạng thức ăn,
trung bình 17%. Chất chứa ruột non có pH = 7,2-7,9. Manh tràng có pH = 6, vật
chất khô là 23%. Kết tràng có pH = 6,6. Dịch mật và tuyến tụy có tác dụng cân bằng
ñộ pH của ruột non. Tổng số vi khuẩn trong manh tràng là cao nhất. Hoạt ñộng lên
men của vi khuẩn trong môi trường hơi chua sẽ tạo nên ñược nhiều axit béo bay hơi
từ chất cellulose.

Thỏ gặm thức ăn nhờ răng cửa (răng này tăng trưởng liên tục), rồi ñẩy sâu vào
khoang miệng và nghiền bằng răng hàm với sự hỗ trợ của các cơ hàm dưới rất khỏe.
Ở miệng thức ăn luôn ngập trong nước bọt. ðó là giai ñoạn ñầu của sự tiêu hóa.
Trước khi ñến khoang bụng nơi chứa các cơ quan tiêu hóa, thực quản ñi qua lồng
ngực dọc theo lưng về phía khí quản. Như tất cả các loại thú ăn cỏ, manh tràng của
thỏ ñặc biệt phát triển.
Quá trình tiêu hóa kéo dài 4-5 giờ. Thức ăn ñược nuốt vào thực quản, vượt qua tâm
vị ñến dạ dày, nơi có môi trường rất axit: pH = 2,2. Tại ñây thức ăn ñược nhào trộn
và phân huỷ thành các phân tử nhỏ hơn. Sau ñó nhờ sự co thắt của các cơ dạ dày,
thức ăn ñã ñồng hóa ñược chuyển ñến ruột non.
Tá tràng là nơi nối với tuyến tụy và túi mật, nơi có nhiều men tiêu hóa ñể phân huỷ
các phân tử.
Hỗng tràng (ruột chay) và hồi tràng: tại ñây các phân tử dinh dưỡng ñược cơ thể
hấp thu. Phần còn lại của thức ăn ñi qua manh tràng, nơi ñây có các cơ chế phân
hủy khác nhau tùy thuộc thời ñiểm trong ngày: ban ngày tạo phân “bình thường”,
khô, ban ñêm tạo phân dinh duỡng ở manh tràng, ẩm.
Bảng 4: Thành phần hóa học của hai loại phân thỏ

Thành phần hóa học
Vật chất khô (%)
Protein thô (%)
Chất béo thô (%)
Chất xơ thô (%)
Khoáng tổng số (%)
Dẫn xuất không ñạm (%)

Phân cứng
58,3
13,1
2,60

37,8
8,90
37,7

Phân mềm
27,1
29,5
2,40
22,0
10,8
35,1

(Nguồn: Nguyễn Văn Thu (2003))

Thức ăn ñã tiêu hóa ñi qua hồi tràng và manh tràng, vào buổi tối và một phần buổi
sáng, ñược một cơ chế ñặc biệt chế biến thành phân dinh dưỡng, gồm thức ăn mịn
và nước, bao quanh bằng một lớp màng nhầy. Phân dinh duỡng di chuyển về phía
trực tràng. Nơi ñây, nhờ ñộ nhớt và hình thỏi của nó, khiến thỏ có cảm giác ñặc biệt

5


báo hiệu là chúng ñến nơi: thỏ có thể thu hồi phân dinh dưỡng trực tiếp tại hậu môn,
không ñể rơi xuống nền.
Tóm lại, tiêu hóa thức ăn của thỏ diễn ra vào lúc hoàng hôn và bình minh, nó có thể
tạo phân dinh dưỡng và hấp thu trực tiếp vào buổi sáng tại hậu môn, ñó là một thức
ăn thực thụ. Hành vi này giúp thỏ tiết kiệm nước và sử dụng tối ña thức ăn tiêu thụ
(Hoàng Thị Xuân Mai, 2005).
2.3. VÀI NÉT VỀ SỰ TIÊU HÓA Ở THỎ
2.3.1. Sự tiêu hóa protein

Theo Henschell (1973) những enzym phân giải protein của thỏ ñược hoàn thiện vào
khảng 4 tuần tuổi và sự phát triển của nó lệ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của
tuyến nội tiết và ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi khẩu phần.
Tỉ lệ tiêu hóa của thỏ trưởng thành có mối liên hệ với nguồn protein (Maertens and
De Groote, 1984). Theo cách này protein ñến từ thức ăn hỗn hợp và hạt ngũ cốc thì
tiêu hóa tốt (cao hơn 70%) trong khi ñó protein ít nhiều có liên kết với xơ thì có giá
trị thấp hơn (55-70%) nhưng cao hơn những loài dạ dày ñơn khác (tỉ lệ tiêu hóa
protein của cỏ linh lăng và bột cỏ ở heo và gia cầm lần lượt là 30 và 50% (Just,
Jorgensen, 1985)
2.3.1.1. Sự biến dưỡng Nitơ trong manh tràng
+ NH3 là sản phẩm chính cuối cùng của sự biến ñổi Nitơ trong manh tràng, như là
một nguồn Nitơ chính cho sự tổng hợp protein của vi sinh vật. Giống như những
ñộng vật nhai lại, NH3 trong manh tràng ñến từ sự biến dưỡng của urê máu (khoảng
25% NH3 trong manh tràng, Forsythe and Parker, 1985) và ñến từ sự phân hủy thức
ăn của khẩu phần. Ngoài ra Nitơ còn có nguồn gốc từ sự nội sinh của những vi sinh
vật manh tràng, làm gia tăng sự hoạt ñộng phân giải protein (Makkar and Singh,
1987).
+ Nồng ñộ NH3 trong manh tràng từ 6–8,5 mg/100 ml chất chứa manh tràng trong
khẩu phần thực tế (Carabano et al., 1988), lượng này dường như ñủ cho sự tổng hợp
protein của vi sinh vật khi so sánh với ñộng vật nhai lại (Satter and Slyter, 1974) và
có ý kiến chứng minh rằng năng lượng thì giới hạn hơn cho sự tăng trưởng tối ưu
của vi sinh vật trong manh tràng (Just, 1983). Trong các trường hợp này mặc dù
NH3 trong manh tràng có thể là yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật
thì nguồn urê cung cấp không ñáp ứng ñược nhu cầu (King, 1971, và sau ñó ñược
xác ñịnh bởi những tác giả khác) bởi vì urê ñược thủy phân và hấp thu như NH3
trước khi ñến manh tràng dẫn ñến gia tăng Nitơ trong nước tiểu. Hơn thế nữa sự gia
tăng NH3 trong manh tràng làm pH cao hơn mức tối ưu và vì thế làm tăng nhanh sự
xáo trộn tiêu hóa.

6



2.3.1.2. Phân mềm và sự tiêu hoá protein
+ Sự ñóng góp chủ yếu của hiện tượng ăn phân mềm như là một nguồn dưỡng chất
cung cấp quan trọng như protein. Thỏ ăn phân mềm 1 lần một ngày, phân mềm
ñược giữ lại trong bao tử từ 6-8 giờ phụ thuộc vào màng bao bảo vệ chúng thoát
khỏi sự phá vỡ của quá trình tiêu hoá. Trong khi ñó vi sinh vật thì tiếp tục quá trình
lên men của chúng sản xuất ra một lượng ñáng kể acid lactic. Cuối cùng màng bao
bị huỷ ñi và phân mềm ñi vào sự tiêu hoá bình thường (Griffiths and Davies, 1963).
+ Mặc dù có một vài số liệu về thành phần của acid amin và sự ñóng góp của phân
mềm, nó rõ ràng là một nguồn tốt về Lysine và Methionine là những acid amin
thường giới hạn trong khẩu phần thỏ. Phân mềm cũng là một nguồn quan trọng
cung cấp vitamin B, K... và có thể tận dụng một số khoáng chất như sắt. Mặc dù
vitamin B cung cấp có thể ñủ cho sự sản xuất của thỏ theo cách nuôi truyền thống
nhưng cần thiết cung cấp thêm vitamin tổng hợp và khoáng cho thỏ nuôi tập trung
(Harris et al., 1983).
2.3.2. Xơ và sự biến dưỡng ở manh tràng
Nguồn năng lượng cung cấp từ xơ thường thấp trong khẩu phần (ít hơn 5% tổng
năng lượng tiêu hoá của khẩu phần). Nơi ñây trung bình xơ tiêu hoá khoảng 17%
(De Blas et al., 1986).
Tuy nhiên, loại xơ ñặc biệt và hoà tan trong manh tràng ñược lên men chủ yếu bằng
vi sinh vật tạo ra acid béo bay hơi (VFA). Theo Carabano et al., (1988) thì năng
lượng là một yếu tố giới hạn cho sự tăng trưởng của vi sinh vật manh tràng. Acid
propionic ñược sản xuất thì rất thấp (8% trong tổng số). Với acid acetic chiếm số
lượng lớn (73%) và cao hơn mức ñộ của acid butyric (17%). Thành phần của VFA
trong manh tràng thay ñổi rất lớn từ 34,5 µmol/gDM ñến 351 µmol/gDM. Tuy
nhiên cũng có thể kết luận rằng các yếu tố ñược ñề cặp ở trên thích hợp làm gia tăng
thời gian lưu giữ thức ăn trong ruột cũng làm gia tăng thành phần của VFA trong
manh tràng, ñặc biệt là acid acetic khi tiêu hoá nhiều xơ, và acid butyric khi tiêu hoá
nguồn xơ ít trong khẩu phần (nhỏ hơn 14% CF/DM) làm pH trong manh tràng

giảm.
2.3.3. Sự tiêu hoá tinh bột
Do nguyên nhân của việc nuôi tập trung, thỏ ñược cho ăn với dinh dưỡng cao và vì
thế nó bao gồm mức ñộ cao của hạt ngũ cốc và tinh bột hơn cách nuôi truyền thống.
Những ñiều này ñược chứng minh bởi Cheek and Patton (1980) là việc tăng sự thuỷ
phân nguồn tinh bột trong khẩu phần cùng với thời gian di chuyển nhanh của sự tiêu
hoá thức ăn có thể là nguồn cung cấp tinh bột quan trọng cho vi sinh vật manh
tràng, gây nên hiện tượng lên men làm tăng nhanh sự xáo trộn tiêu hoá.

7


Wolter, Nouwakpo and Durix (1980) chỉ ra rằng khoảng 70% tinh bột khẩu phần
ñến ruột non không qua sự phân rã. ðiều này chỉ ra rằng pH của dạ dày thấp làm
cho enzym không ổn ñịnh. Ngoài ra có khoảng 85% tinh bột ñược tiêu hoá trước
manh tràng với khẩu phần gồm 35% hạt ngũ cốc. Thỏ cai sữa dường như nhạy cảm
với tinh bột thoát qua ruột sau bởi vì hệ thống enzym tuyến tuỵ vẫn còn non nớt và
chỉ phát triển nhanh từ 3-4 tuần tuổi. Theo cách này Blas (1986) ñã chỉ ra rằng ở thỏ
28 ngày tuổi thì tinh bột ở hồi tràng khoảng 4% với khẩu phần gồm 30% tinh bột.
Trong khi ñó ở thỏ trưởng thành, giá trị này thấp hơn 0,5%. Sự quan sát này là một
thực tế quan trọng ñể hiểu về những xáo trộn tiêu hoá trong suốt tuần lễ ñầu sau cai
sữa (28-40 ngày tuổi).
Lee et al., (1985) ñã chỉ ra rằng tỉ lệ tiêu hoá của tinh bột lệ thuộc vào nguồn của nó
cũng như cách nuôi dưỡng. Tuy nhiên Santomas et al., (1987) không thấy sự khác
nhau về tỉ lệ chết, tăng trọng, tỉ lệ chuyển hoá thức ăn, tỉ lệ tiêu hoá vật chất khô,
vật chất hữu cơ và tiêu hoá protein khi sử dụng khẩu phần lớn hơn 33% của những
hạt ngũ cốc khác nhau (lúa mì, ngô, lúa mạch).
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA THỎ
Thỏ là loài ăn thực vật, có khả năng tiêu hóa nhiều chất xơ, cho nên có thể nuôi thỏ
bằng các loại rau, quả, củ và các phế phụ phẩm gia ñình. Nhưng muốn tăng năng

suất trong chăn nuôi thỏ thì cần phải bổ sung thêm thức ăn tinh bột, khoáng, ñạm,
vitamin… ñiều quan trọng là phải biết bổ sung các dưỡng chất ñó ở lứa tuổi và thời
kỳ nào ñể ñáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau của chúng (Nguyễn Văn Thu,
2003).
2.4.1. Nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của thỏ
Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cần thiết cho 1kg tăng
trọng thay ñổi từ 16-40 MJ. Lúc 3 tuần tuổi là 16 MJ, 20 tuần tuổi là 40 MJ. Nhu
cầu năng lượng của 1kg thỏ hậu bị là 600-700 MJ (140-170 Kcal) tương ñương với
25-35 gam tinh bột (ðinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 2000).
Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: khí
hậu, tỷ lệ dinh dưỡng (năng lượng, protein, acid amin), xơ, trạng thái sức khỏe…
chất bột ñường có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn… những chất này
trong quá trình tiêu hóa sẽ ñược phân giải thành ñường cung cấp năng lượng cho cơ
thể. Theo Robert (2001) thì thỏ có khả năng ñiều chỉnh mức ăn vào cho phù hợp với
nhu cầu năng lượng nhưng cũng ñáp ứng ñủ nhu cầu protein của chúng. Nếu protein
dư thừa quá mức thì thỏ giảm hoạt ñộng ăn vào giai ñoạn này.

8


2.4.2. Nhu cầu ñạm của thỏ
Tất cả những ñặc tính: lông, sinh trưởng, sản xuất và cho sữa của thỏ ñều ñòi hỏi
hàm lượng cao của protein và chất lượng tốt.
Khả năng tăng trọng của thỏ ñang sinh trưởng phụ thuộc rất nhiều vào protein. Vì
vậy việc ñáp ứng nhu cầu protein cho thỏ sinh trưởng là rất quan trọng. Thỏ nuôi
thâm canh tăng trọng cần 4-5 gam protein/kg thể trọng/ngày. Nhu cầu protein tiêu
hóa của thỏ 6-7 tuần tuổi là 7-9,5 gam/kg thể trọng. Sau 8 tuần tuổi giảm xuống còn
4,5-7 gam/kg thể trọng/ngày.
Bảng 5: Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ theo thể trọng
Thể trọng

(g)
Dưới 500
500
1000
2000
3000
4000
5000

Protein tiêu hóa
(g/ngày)
1.5-3.0
2.5-4.5
4.9-9.5
7-14
13-17
12-16
15-17

ðương lượng tinh bột
(g/ngày)
8-14
15-22
25-35
50-80
80-110
80-120
90-140

Năng lượng

(KJ)
176-308
330-484
550-770
1100-1760
1760-2420
2420-2640
1980-3080

(Nguồn:ðinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức( 2000))

Chất ñạm ñóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh trưởng của cơ thể. Nếu
thỏ mẹ trong thời kỳ có chửa và nuôi con mà thiếu ñạm thì thỏ con sơ sinh nhỏ, sức
ñề kháng kém. Sữa mẹ ít dẫn ñến tỷ lệ nuôi sống ñàn con thấp. Sau cai sữa cơ thể
thỏ chưa phát triển hoàn hảo, nếu thiếu ñạm thì thỏ con sẽ còi cọc, dễ sinh bệnh tật
trong giai ñoạn vỗ béo (ðinh Văn Bình và Nguyễn Quang Sức, 1999).
2.4.3. Nhu cầu vitamin
Các nhu cầu khoáng và vitamin hiện nay các tài liệu gần như mâu thuẫn nhau.
Trong chăn nuôi thỏ rất cần thiết phải cung cấp vitamin ñặc biệt là thỏ nuôi nhốt và
có năng suất cao. ðối với thỏ sinh sản cần thiết phải ñược cung cấp vitamin A và E,
nếu ñầy ñủ thì tỉ lệ ñẻ có thể ñạt 70-80%, nếu thiếu tỉ lệ này có thể là 40-50% và tỉ
lệ nuôi sống là 30-40%. Cỏ xanh, cà rốt, bí ñỏ và lúa lên mầm là những nguồn cung
cấp vitamin rất tốt cho thỏ. Thỏ có thể tự tổng hợp vitamin nhóm B trong hệ tiêu
hóa. Người ta cũng cung cấp vitamin dạng bột cho thỏ vào trong thức ăn hỗn hợp.
Theo Nguyễn Văn Thu (2004) trong 1kg thức ăn hỗn hợp có thể cung cấp:
Vitamin A: 9500IU
Vitamin B1: 2mg

9



Vitamin B2: 4mg
Vitamin B3: 20mg
Vitamin D2 hoặc D3: 950IU
2.4.4. Nhu cầu nước uống
Có thể thỏ sử dụng hai nguồn nước từ nước trong cỏ xanh và nước uống. Nhu cầu
nước phụ thuộc vào nhiệt ñộ không khí và hàm lượng vật chất khô trong thức ăn
hàng ngày. Mùa hè thỏ ăn nhiều thức ăn thô thì cần lượng nước gấp ba lần so với
nhu cầu bình thường. Nhu cầu nước phụ thuộc vào lứa tuổi và các thời kỳ sản xuất
khác nhau:
Thỏ vỗ béo, hậu bị giống: 0,2-0,5 lít/ngày
Thỏ mang thai: 0,6-0,8 lít/ngày
Khi tiết sữa tối ña: 0,8-1,5 lít/ngày
Nếu cho ăn thức ăn thô xanh, củ quả nhiều có bổ sung thức ăn tinh thì lượng nước
thực vật ñáp ứng ñược 60%-80% nhu cầu nước tổng số. Nhưng vẫn cần cho uống
nước, thỏ thiếu nước nguy hiểm hơn thiếu thức ăn. Thỏ nhịn khát ñến ngày thứ hai
là bỏ ăn dẫn ñến ngày thứ 10-12 là chết (Nguyễn Văn Thu, 2004).
2.4.5. Nhu cầu tinh bột
Có nhiều trong thức ăn hạt ngũ cốc, khoai, sắn…những chất này trong quá trình tiêu
hóa sẽ ñược phân giải thành ñường, cung cấp năng lượng cho cơ thể. ðối với thỏ
sau cai sữa trong thời kỳ vỗ béo thì cần tăng dần lượng tinh bột. ðối với thỏ hậu bị
4-6 tháng tuổi và cái giống không sinh ñẻ thì phải khống chế lượng tinh bột ñể tránh
sự vô sinh do quá béo. ðến khi thỏ ñẻ và nuôi con trong 20 ngày ñầu thì phải tăng
lượng tinh bột gấp 2-3 lần so với khi có mang, bởi vì con mẹ vừa phải phục hồi sức
khỏe, vừa phải sản xuất sữa nuôi con. ðến khi sức tiết sữa giảm (sau khi ñẻ 20
ngày) thì nhu cầu tinh bột cũng cần ít hơn.
2.4.6. Nhu cầu chất xơ
Xơ là một thuật ngữ rộng, xung quanh thành phần cấu trúc mô thực vật. Thành phần
hóa học của nó thay ñổi theo cấu trúc chuyên biệt của cây trồng. Xơ của cỏ bao gồm
phần lớn là cellulose, hemicellulose và lignin, chúng tạo nên thành vách tế bào của

mô thực vật. Lignin là một hợp chất phenol không tiêu hóa ñược tìm thấy trong sự
liên kết với cellulose. Hai hợp chất này thường liên kết với nhau tạo thành
lignocellulose, tạo nên khung của mô thực vật và gia tăng khi cây trưởng thành. Khi
cây tăng trưởng, phần trăm của lignin gia tăng (sự hóa gỗ hay sự lignin hóa), kết
quả làm giảm khả năng tiêu hóa xơ. Rơm có giá trị thức ăn thấp bởi vì sự lignin hóa
cao.
10


Trong một vài năm, phương pháp chính ñể phân tích xơ là ñể xác ñịnh xơ thô. Phần
xơ thô ñược phân tích ở phòng thí nghiệm không phản ánh hết tất cả xơ của thực
vật, và có chứa thành phần không phải xơ. Vì lý do này nên những phương pháp
phân tích khác ñược phát triển. Hầu hết ñược áp dụng rộng rãi, ñặc biệt ñể phân tích
cỏ, thì sơ ñồ phân tích xơ ñược phát triển bởi Van Soest (1991) của ñại học Cornell.
Phương pháp này ño lượng ADF và NDF.
NDF (neutral dertergent fiber) là thành phần còn lại sau khi thủy phân trong dung
dịch thuốc tẩy trung tính, sodium lauril sulphate và ethylenediaminetetraacetic
(EDTA), bao gồm lignin, cellulose, hemicellulose và có thể dùng ño lượng thành
phần của vách tế bào thực vật. NDF ñược xem như là xơ tổng số của thức ăn.
ADF (acid dertergent fiber) là thành phần còn lại sau khi mẫu thức ăn thủy phân với
acid sulphuric 0,5M và cetiltrimethylammonium bromide, thành phần ñại diện chủ
yếu của ADF là cellulose và lignin, các thành phần của cellulose trong thực vật và
bao gồm cả silica. Hemicellulose ñược ñánh giá khác nhau giữa ADF và NDF.
Việc xác ñịnh mức ñộ xơ tối ưu trong khẩu phần thỏ là một trong những mục tiêu
chính của việc nghiên cứu về dinh dưỡng thỏ. Thỏ ñược cho ăn khẩu phần xơ thấp
thì có những biểu hiện xáo trộn trong hệ thống tiêu hóa với những biểu hiện như
tiêu chảy kèm với tỉ lệ chết cao. ðiều này có thể giải thích là do khẩu phần có mức
ñộ xơ thấp sẽ kéo dài thời gian lưu giữ của thức ăn trong hệ thống tiêu hóa (Hoover
and Heitmann, 1972). Hơn thế nữa, ở khẩu phần xơ thấp hơn 12% sự thay thế chất
chứa trong manh tràng sẽ thấp hơn. Tình trạng này dẫn ñến hai trường hợp: sự lên

men không mong muốn trong manh tràng và sự gia tăng của những vi sinh vật gây
bệnh (Carabano et al., 1988).
Từ ñặc ñiểm sinh lí tiêu hóa của thỏ ta thấy thức ăn xơ thô vừa là chất chứa ñầy dạ
dày và manh tràng vừa có tác dụng chống ñói ñảm bảo sinh lí tiêu hóa bình thường.
Chất xơ như là nguồn cung cấp năng lượng, tác ñộng tốt ñến quá trình lên men của
vi khuẩn manh tràng. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy: nếu cho thỏ ăn thức ăn
nghèo xơ (dưới 8%) thì thỏ sẽ bị tiêu chảy. Nhu cầu tối thiểu về xơ thô là 12% trong
khẩu phần ăn của thỏ. Hàm lượng xơ phù hợp nhất là 13-15%. Thức ăn này sẽ kích
thích sự hoạt ñộng của ñường tiêu hóa và nhu ñộng ruột bình thường. Nhưng nếu
tăng tỉ lệ xơ thô trên 16% thì sẽ gây cản trở tăng trọng và khả năng sử dụng thức ăn
của thỏ. Riêng thỏ giống trưởng thành có thể sử dụng ñược khẩu phần ăn chứa
thành phần xơ thô cao hơn (16-18%). Cung cấp xơ thô có thể theo dạng cỏ, lá xanh,
khô hoặc dạng bột nghiền nhỏ 2-5mm trộn vào thức ăn hỗn hợp ñể ñóng viên hoặc
dạng bột (Nguyễn Quang Sức và ðinh Văn Bình, 2000).

11


2.5.THỨC ĂN
2.5.1. Bã ñậu nành
Bã ñậu nành là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt ñậu nành thành ñậu phụ hoặc
thành sữa ñậu nành. Nó có mùi thơm vị ngọt, gia súc thích ăn. Hàm lượng chất béo
và protein trong bã ñậu nành rất cao. Bã ñậu nành có thể ñược coi là loại thức ăn
cung cấp protein cho gia súc. Có thể cung cấp cho gia súc ăn hàng ngày. Cần lưu ý
là phải cho gia súc bã ñậu nành chín ñể loại bỏ chất kháng dưỡng trong ñậu nành.
Bảng 6: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã ñậu nành

Giá trị dinh dưỡng, %DM
Loại thức ăn
Bã ñậu nành


DM

OM

CP

EE

NDF

ADF

Ash

8,38

95,7

23,8

4,85

32,2

27,1

4,29

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim ðông et al. (2005)).

DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: ñạm thô, EE: chất béo NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash:
khoáng tổng số

2.5.2. Bã bia
Bã bia là phụ phẩm từ quá trình chế biến bia. Bã bia mới có mùi rất thơm, thỏ rất
thích ăn. Bã bia cũng ñược xem là nguồn thức ăn cung cấp ñạm và năng lượng cho
thỏ. Bã bia có thể tồn trữ lại cho thỏ ăn nhưng không nên trữ quá lâu làm giảm mùi
thơm của bã.
Bảng 7: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bã bia

Loại thức
ăn
Bã bia

Giá trị dinh dưỡng, %DM
DM

OM

CP

EE

NDF

Ash

27,6

94,8


25,3

10,5

51,2

5,20

(Nguồn: Trương Hoàn Nam (2008))
DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: ñạm thô, EE: chất béo NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash:
khoáng tổng số

12


2.5.3. Lá bông cải
Cây thân thảo, sống 2 năm cao khoảng 30 cm, lá dài, hoa mọc thành ngù ñặc tập
trung ở ngọn. Là loại rau ăn quen thuộc có thể tận dụng lá xung quanh bông cho gia
súc ăn rất tốt (Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2000).
Bảng 8: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng lá bông cải

Giá trị dinh dưỡng, %DM
Loại thức ăn
Lá bông cải

DM

OM


CP

EE

NDF

Ash

8,8

82,1

17,0

6,1

24,3

4,29

(Nguồn: ðào Tiến ðức (2008))
DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: ñạm thô, EE: chất béo NDF: xơ trung tính, ADF: xơ axit, Ash:
khoáng tổng số

13


×