Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ẢNH HƯỞNG của GIỐNG HEO lên NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG và CHẤT LƯỢNG THỊT của HEO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10 MB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ ĐẸP TÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO LÊN NĂNG SUẤT
TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG
THỊT CỦA HEO

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: Chăn Nuôi-Thú Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO LÊN NĂNG
SUẤT TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THỊT CỦA HEO

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS. Lê Thị Mến

Sinh viên thực hiện:


Nguyễn Thị Đẹp Tân
MSSV: 3077106
Lớp: CNTY K33

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ ĐẸP TÂN

ẢNH HƯỞNG CỦA GIỐNG HEO LÊN NĂNG
SUẤT TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT
LƯỢNG THỊT CỦA HEO

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2011
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2011
DUYỆT BỘ MÔN

PGS.TS. Lê Thị Mến

Cần Thơ, ngày
tháng

năm 2011
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Cần Thơ, 2011


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học ở trường Đại Học Cần Thơ, tôi đã học hỏi và được thầy cô
truyền đạt một vốn kiến thức quý báo. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của mọi người tôi
vô cùng biết ơn:
Trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, người đã nuôi nấng, dạy dỗ,
luôn động viên tạo mọi điều kiện tốt để con học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp
này.
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân là Giáo viên Cố vấn hoc tập đã hết lòng động viên, quan
tâm, giúp tôi hoàn thành Kế Hoạch Học Tập và tạo điều kiện báo cáo luận văn.
Cô Lê Thị Mến, người đã hết lòng quan tâm, nhắc nhở, huớng dẫn tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cô Huỳnh Thị Thu Loan đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài ở Phòng thí nghiệm
khoa Nông Nghiệp & SHƯD trường ĐHCT.
Quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu.
Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn:
Anh Lê Hoàng Thế học viên cao học Chăn nuôi khóa 15, các bạn sinh viên Chăn nuôi
– Thú y khóa 33, 34 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Nguyễn Thị Đẹp Tân

i


TÓM LƯỢC

“ Ảnh hưởng của giống heo lên năng suất tăng trưởng và chất lượng thịt của heo”
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7/2010 đến tháng 2/2011 tại trại chăn nuôi ở
nông hộ Lê Hoàng Thuấn, ấp Ninh Thới, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc
Trăng và phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn nuôi thuộc khoa Nông Nghiệp và Sinh học
ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
Mục tiêu của đề tài: khảo sát sự ảnh hưởng của hai giống heo lai lên năng suất tăng
trưởng và chất lượng thịt. Từ đó giúp cho các nhà chăn nuôi chọn được giống heo cho
năng suất tăng trưởng, chất lượng thịt heo phù hợp với thị trường tiêu dùng để đem
lại hiệu quả kinh tế.
Thí nghiệm được tiến hành trên 12 heo thịt giống DLY (6 heo) lượng bình quân đầu kỳ
48,40 ± 0,94 kg và LY (6 heo) có trọng và 49,59 ± 1,38 kg . Thí nghiệm được bố trí
theo thể thức thừa số hai nhân tố (giống và phái tính).
Kết quả thí nghiệm được ghi nhận như sau:
Ảnh hưởng của nhân giống heo
STTL (kg/con) của hai giống LY và DLY lần lượt là 47,05 và 50,17 (kg/con) (P<0,05).
STTĐ (g/con/ngày) ở giống LY: 826 (g/con/ngày) thấp hơn so với giống DLY: 880
(g/con/ngày)
HSCHTĂ của giống LY: 3,05 cao hơn giống DLY: 2,94.
Màu sắc, độ vân mỡ của thịt heo ở hai giống heo DLY và LY tương đương nhau.
Hàm lượng CP của thịt heo ở giống LY: 21,76 % thấp hơn so với giống DLY: 23,10 %
Qua các chỉ tiêu trên cho thấy giống DLY cho năng suất tăng trưởng và chất lượng
thịt tốt hơn giống LY.
Ảnh hưởng của nhân tố phái tính (heo đực, heo cái)
Sinh trưởng tích lũy của con đực là 48,87 (kg/con) cao hơn so với con cái là 48,35
(kg/con).
HSCHTĂ ở heo đực là 2,98 thấp hơn heo cái là 3,01.
Giá trị pH45 của thịt heo thí nghiệm của heo đực (5,54) cao hơn heo cái (5,52).
Hàm lượng CP của thịt heo thí nghiệm, ở heo đực 22,04 % thấp hơn heo cái 22,82 %
(P<0,05)
Giống heo*phái tính

STTL của heo đực LY 47,27 (kg/con), thấp nhất heo cái LY 46,83 (kg/con), cao nhất
heo đực DLY: 50,47 (kg/con), heo cái DLY: 49,87 (kg/con).
Hàm lượng CP của heo đực giống LY:21,05, heo cái LY: 22,47, của heo đực giống
DLY: 23,03, heo cái DLY: 23,17 ( P<0,05)

ii


MỤC LỤC
Trang
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 2
2.1.ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................................................... 2
2.2 MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI TẠO GIỐNG HEO NUÔI THỊT PHỔ
BIẾN Ở ĐBSCL ........................................................................................................ 4
2.2.1 Heo lai 2 máu ..................................................................................................... 4
2.2.1.1 Công thức 1 ..................................................................................................... 4
2.2.1.2 Công thức 2 ..................................................................................................... 4
2.2.2 Heo lai 3 máu .................................................................................................... 4
2.2.3 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo ..................................................................... 5
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng của heo ........................................................................... 5
2.2.4.1 Sinh trưởng tích lũy ........................................................................................ 6
2.2.4.2 Sinh trưởng tuyệt đối ...................................................................................... 6
2.2.4.3 Sinh trưởng tương đối ..................................................................................... 7
2.2.5 Đặc điểm về sự phát triển kiểu hình của heo ..................................................... 7
2.2.6 Tiêu tốn thức ăn – Hệ số chuyển hóa thức ăn.................................................... 7
2.3 QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG HEO THỊT ......................... 8
2.3.1 Kỹ thuật chọn heo nuôi thịt................................................................................ 8
2.3.2 Chuồng nuôi heo thịt.......................................................................................... 8

2.3.3 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo thịt ........................................................ 8
2.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt ....................................................................... 9
2.3.4.1 Nhu cầu năng lượng ........................................................................................ 9
2.3.4.2 Nhu cầu protein ............................................................................................ 10
2.3.4.3 Nhu cầu glucid .............................................................................................. 10
2.3.4.4 Nhu cầu vitamin ............................................................................................ 11
2.3.4.5 Nhu cầu khoáng ............................................................................................ 11

iii


2.3.4.6 Nhu cầu lipid ................................................................................................. 11
2.3.4.7 Nhu cầu nước ................................................................................................ 11
2.4 CHẤT LƯỢNG THỊT HEO ............................................................................ 12
2.4.1 Phẩm chất thịt heo............................................................................................ 12
2.4.2 Thành phần hóa học của thịt gia súc ................................................................ 13
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt ....................................................... 13
2.4.3.1 Ảnh hưởng của con giống ............................................................................. 13
2.4.3.2 Ảnh hưởng của thức ăn ................................................................................. 14
2.4.3.3 Tuổi giết thịt.................................................................................................. 14
2.4.3.4 Ảnh hưởng của trọng lượng giết thịt............................................................. 14
2.4.3.5 Ảnh hưởng của phái tính .............................................................................. 14
2.5 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUÀY THỊT....................... 15
2.5.1 Màu sắc của thịt heo......................................................................................... 15
2.5.2 Giá trị pH của thịt............................................................................................. 16
2.5.3 Vân mỡ............................................................................................................. 17
2.5.4 Protein thô ........................................................................................................ 17
2.5.4.1 Vô cơ hóa mẫu .............................................................................................. 18
2.5.4.2 Chưng cất mẫu .............................................................................................. 18
2.5.4.3 Định phân ..................................................................................................... 18

Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................... 19
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ..................................................................... 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm .................................................................... 19
3.1.2 Đối tượng thí nghiệm ....................................................................................... 21
3.1.3 Chuồng trại....................................................................................................... 21
3.1.4 Khẩu phần thức ăn thí nghiệm ......................................................................... 21
3.2 DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM................................................................................ 22
3.2.1 Dụng cụ tại trại................................................................................................. 22
3.2.2 Phương tiện - dụng cụ và hóa chất tại Phòng thí nghiệm ............................... 22
3.2.2.1 Phương tiện ................................................................................................... 22

iv


3.2.2.2 Dụng cụ ......................................................................................................... 22
3.2.2.3 Hóa chất ........................................................................................................ 22
3.2.3 Nước uống trong thí nghiệm ............................................................................ 22
3.2.4 Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm.................................................................. 22
3.3 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .................................................................... 22
3.3.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................. 22
3.3.2 Phương pháp tiến hành..................................................................................... 23
3.4 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI ........................................................................... 23
3.4.1 Chỉ tiêu sinh trưởng ......................................................................................... 23
3.4.2 Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất quày thịt ............................................................. 24
3.4.2.1 Giá trị pH ...................................................................................................... 24
3.4.2.2 Màu sắc ......................................................................................................... 25
3.4.2.3 Độ vân mỡ..................................................................................................... 25
3.4.2.4 Xác định Protein thô (CP, %) theo phương pháp Kjedalh............................ 25
3.5 Xử lý số liệu ....................................................................................................... 26
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 27

4.1 KẾT QUẢ VỀ CHỈ TIÊU KHẢO SÁT NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT THEO GIỐNG HEO ................................................ 27
4.2 KẾT QUẢ VỀ CHỈ TIÊU KHẢO SÁT NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT THEO PHÁI TÍNH .................................................. 34
4.3 KẾT QUẢ VỀ CHỈ TIÊU KHẢO SÁT NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG
VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT TƯƠNG TÁC GIỐNG HEO* PHÁI TÍNH........... 38
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................... 42
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 42
5.2 ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 44
PHỤ CHƯƠNG ....................................................................................................... 47

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
aa

Acid amin

Ash
CF
CP
CNTY
CSTM
DLY
DFD
ĐHCT
HSCHTĂ
KNN&SHƯD

Ile
Leu
Lys
LY
Met
NRC
NT
NXB
PSE
P1
P2
STTĐ
STTgĐ
STTL
Phe
PTN
TĂHH
Thr
TTTĂ
Val
VCK

Khoáng tổng số
Xơ thô
Protein thô
Chăn Nuôi Thú Y
Chỉ số tròn mình
♂ Duroc x ♀ (Landrace x Yorkshire)
(dark, firm and dry) thịt sậm màu, cứng khô
Đại học Cần Thơ

Hệ số chuyển hoá thức ăn
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
Isoleucine
Leucine
Lysine
♂ Landrace x ♀ Yorkshire
Methionine
Nation Research Council
Nghiệm thức
Nhà xuất bản
(pale, solf and exudative) thịt tái màu, mềm, rỉ nước
Trọng lượng đầu thí nghiệm
Trọng lượng cuối thí nghiệm
Sinh trưởng tuyệt đối
Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tích lũy
Phenylalanine
Phòng thí nghiệm
Thức ăn hỗn hợp
Threonine
Tiêu tốn thức ăn
Valine
Vật chất khô

vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Định lượng TAHH trong ngày cho heo thịt qua các giai đoạn ................... 9

Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của heo thịt ............................................... 9
Bảng 2.3 Mô hình acid amin lý tưởng cho heo ở các thể trọng khác nhau .............. 10
Bảng 2.4 Nhu cầu nước cho heo thịt......................................................................... 12
Bảng 2.5 Sự biến đổi pH của thịt theo giống tại thời điểm 45 phút và 24 giờ sau khi
giết mổ....................................................................................................................... 17
....................................................................................................................................
Bảng 3.1 TPHH và năng lượng của TĂHH Start feed HT12 ................................... 21
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí các nghiệm thức..................................................................... 23
Bảng 4.1 Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của
heo thí nghiệm theo giống......................................................................................... 27
Bảng 4.2 Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của
heo thí nghiệm theo phái tính.................................................................................... 30
Bảng 4.3 Sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của
heo thí nghiệm theo giống*phái tính ........................................................................ 30
Bảng 4.4 Dài thân, vòng ngực và chỉ số tròn mình theo giống ................................ 31
Bảng 4.5 Dài thân, vòng ngực và chỉ số tròn mình theo phái .................................. 34
Bảng 4.6 Dài thân, vòng ngực và chỉ số tròn mình theo giống*phái ....................... 35
Bảng 4.7 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn theo giống ........................ 35
Bảng 4.8 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn theo phái........................... 36
.......................................................................................................................................
Bảng 4.9 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn theo giống*phái................ 38
Bảng 4.10 Chỉ số pH, màu sắc, vân mỡ, CP của thịt theo giống ............................. 39
Bảng 4.11 Chỉ số pH, màu sắc, vân mỡ, CP của thịt theo phái ............................... 40
Bảng 4.12 Chỉ số pH, màu sắc, vân mỡ, CP của thịt theo giống*phái tính............. 40

vii


DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 2.1 Heo đực giống Yorkshire............................................................................. 2
Hình 2.2 Heo Landrace ............................................................................................... 2
Hình 2.3 Heo Duroc .................................................................................................... 3
Hình 2.4 Heo Pietrain.................................................................................................. 3
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng............................................................. 19
Hình 3.2 Sơ đồ tổng thể trang trại nuôi heo thí nghiệm ........................................... 20
Hình 3.3 Dãy chuồng nuôi heo thí nghiệm ............................................................... 21
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Hình 3.4 Máy đo pH và mẫu thịt đo pH ................................................................... 25
Hình 3.5 Bảng điểm so màu thịt ............................................................................... 25
Hình 3.6 Bảng so vân mỡ của thịt............................................................................. 25
Hình 4.1 Heo thịt giống DLY ................................................................................... 27
Hình 4.2 Heo thịt giống LY ...................................................................................... 27
Hình 4.3 Mẫu thịt thăn sử dụng để so màu thịt và vân mỡ....................................... 33

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Sinh trưởng tích lũy của heo thí nghiệm theo giống ............................. 28
Biểu đồ 4.2 Sinh trưởng tuyệt đối của heo thí nghiệm theo giống ........................... 29
Biểu đồ 4.3 Chỉ số tròn mình của heo thí nghiệm theo giống .................................. 30
Biểu đồ 4.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm theo giống .................... 31
Biểu đồ 4.5 pH45 và pH24 của thịt heo thí nghiệm .................................................... 32
Biểu đồ 4.6 Hàm lượng protein thô (%) của thịt heo thí nghiệm theo giống ........... 34
Biểu đồ 4.7 Chỉ số tròn mình của heo thí nghiệm theo phái tính ............................. 35
Biểu đồ 4.8 Hàm lượng protein thô (%) của thịt heo thí nghiệm theo phái tính ...... 37
Biểu đồ 4.9 Hàm lượng protein của thịt heo thí nghiệm theo giống heo*phái tính 41


ix


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, nền nông nghiệp nước ta rất phát triển không những cung cấp đủ lương thực
thực phẩm cho người dân mà xuất khẩu ra nước ngoài. Chỉ riêng đối với ngành chăn
nuôi hằng năm đã cung cấp một lượng thịt đáng kể. Trong đó không thể không nói
đến ngành chăn nuôi heo.
Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển
nông thôn sẽ thực hiện chủ trương của chính phủ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
hiệu quả của sản xuất nông nghiệp.Về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu thực phẩm cho tiêu
dùng trong nước và bước đầu có xuất khẩu. Đối với ngành chăn nuôi heo cần phát
triển nhanh quy mô đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an
toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng phần lớn nhu
cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ,
chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm
môi trường. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 (4,8 triệu tấn) đạt
trên 42 %, trong đó năm 2010 (3,1 triệu tấn) đạt khoảng 32 % và năm 2015 (3,9 triệu
tấn) đạt 38 % (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, 2008).
Do nhu cầu thịt heo của thị trường trong nước và thế giới ngày càng cao, cả về số
lượng và chất lượng nền ngành chăn nuôi heo nước ta phải luôn tìm ra phương thức
chăn nuôi phù hợp. Chính vì vậy, một số câu hỏi của các nhà chăn nuôi được đặt ra đó
là: giống có ảnh hưởng gì đến năng suất tăng trưởng và chất lượng thịt heo?
Để trả lời câu hỏi trên, đáp ứng thắc mắc của các nhà chăn nuôi cần phải thực hiện
nhiều đề tài nghiên cứu để nâng cao sản lượng và chất lượng thịt heo. Vì vậy chúng
tôi thực hiện đề “Ảnh hưởng của giống heo lên năng suất tăng trưởng và chất lượng
thịt heo”.
Mục tiêu của đề tài: Nhằm đánh giá ảnh hưởng của hai giống heo lai lên năng suất
tăng trưởng và chất lượng thịt. Từ đó giúp cho các nhà chăn nuôi chọn được giống heo

cho năng suất tăng trưởng, chất lượng thịt heo phù hợp với thị hiếu của thị trường tiêu
dùng và đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ĐANG ĐƯỢC NUÔI PHỔ BIẾN Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Hiện nay các giống heo ngoại như Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain đang được
nuôi phổ biến ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
* Heo Yorkshire
Heo Yorkshire (hình 2.1) xuất xứ từ
vương quốc Anh, da lông trắng tuyền.
Có hai loại hình hướng nạc- mỡ. Loại
nạc- mỡ tầm vóc to, thân mình ngắn,
sâu ngực, loại nạc tầm vóc to, thân hình
dài, mông cao. Đặc điểm riêng của
giống Yorkshire là tai đứng, thể chất
vững chắt, có 12 - 14 vú. Đực trưởng
thành dài thân 170 - 185 cm, vòng ngực
165 - 185 cm, nặng 350 - 380 kg; heo
nái trưởng thành nặng 280 kg. Heo nhập
nuôi ở nước ta năng suất thấp hơn 5 –
Hình 2.1 Heo Yorkshire (www.fwi.co.uk)
10 % khối lượng so với gốc. Heo nái đẻ
9 -10 con/ lứa, sơ sinh 1,2 kg/con, cai sữa 60 ngày tuổi, heo thịt 8 tháng 83-84 kg, 10
tháng 117 kg. Heo nái sinh sản ổn định, tiết sữa cao (Lê Hồng Mận, 2002). Theo Đặng
Vũ Bình (2005), heo thịt TTTB 700 - 750 g/ngày, tỷ lệ nạc 50 - 55 %, tiêu tốn 2,2 2,4 kg thức ăn/kg thể trọng.
* Heo Landrace
Heo Landrace (hình 2.2) có nguồn gốc
từ heo Youtland Đức và heo

Yorkshire nguồn gốc Anh. Từ 1900
heo Landrace được chọn lọc theo dạng
hình thủy lôi, phần mông khá phát
triển. Ngày nay, mỗi nước cố tạo ra
một dạng Landrace phù hợp với thị
hiếu của người tiêu dùng. Đối với heo
Landrace Bỉ phần mông rất phát triển,
heo Landrace Nhật dài mình. Heo
Landrace có màu lông trắng tuyền,
mình dài, tai to cúp về phía trước,
bụng thon có 12 - 14 vú. Heo đực Hình 2.2 Heo Landrace (www.greenfeed.com)
trưởng thành nặng 300 – 320 kg, con cái nặng 220 – 250 kg. Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi
đạt 100 kg, tỉ lệ nạc 56 %. Việt Nam nhập Heo Landrace từ CuBa năm 1970. Những
năm 1985 - 1986 nhập heo Landrace từ Bỉ và Nhật. Ở Việt Nam Heo Landrace được
dùng để lai kinh tế và nuôi thuần cho mục đích thực hiện nạc hóa đàn heo. Sử dụng

2


công thức lai ½ máu Landrace, ¼ máu heo Đại Bạch, ¼ máu heo Móng Cái, con lai có
thể đạt 100 kg lúc 6 tháng tuổi, đạt tỉ lệ nạc 48 % trên thịt xẻ (Nguyễn Thiện et al.,
2004).
* Heo Duroc
Heo Duroc (hình 2.3) có nguồn gốc
ở Mỹ. Ban đầu giống heo này được
gọi là giống Duroc Jersey vì có
màu lông rất giống bò Jersey là
một bò thịt nổi tiếng của Mỹ. Ở
Việt Nam heo Duroc được nhập
vào miền Nam trước năm 1975 và

được gọi là “heo bò”. Với đặc điểm
ngoại hình đặc trưng về màu sắc
lông da từ màu đỏ dợt đến nâu đỏ,
móng nâu, đen, đầu to tai nhỏ và
cụp, cổ ngắn, vai đôi to, bụng gọn,
lưng cong, đùi to và rất phát triển
Hình 2.3 Heo Duroc (www.vcn.vnn.vn)
dài thân trung bình, đặc biệt là
chân to chắc chắn. Về tính năng sản xuất thì đây là loại hình nạc có trọng lượng
trưởng thành 300 - 450 kg năng suất sinh sản thấp nhất là tính tiết sữa kém nên trọng
lượng heo cai sữa nhỏ. Heo sử dụng trong công thức lai 3 máu để tăng tỉ lệ thịt, tầm
vóc và năng suất sinh trưởng cùng với Yorkshire và Landrace. Thời gian qua heo
Duroc cũng được nhập từ nhiều nước vào Việt Nam.
* Heo Pietrain
Heo Pietrain (hình 2.4) nguồn gốc từ
Bỉ, heo có sắc lông đen, bông trắng,
ít mỡ, các bắp cơ lộ rõ dưới da, nhất
là phần mông, đùi, lưng, vai. Đây là
heo nổi tiếng về cho nạc, nhưng nhu
cầu dinh dưỡng rất cao. Ở 150 ngày
tuổi heo Pietrain đạt trọng lượng
trung bình 80 kg, độ dày mỡ lưng
dưới 10 mm, tỉ lệ nạc trên quày thịt
chiếm hơn 65 %, nhưng sớ nạc thô,
dai, ít có vân mỡ, hương vị không
thơm ngon. Heo thích nghi kém với
Hình 2.4 Heo Pietrain ()
điều kiện khí hậu quá nóng, quá
lạnh, quá ẩm, và dễ mắc các bệnh về dinh dưỡng, sinh sản, hô hấp, tiêu hóa. Heo
trưởng thành có thể đạt 200 – 250 kg, heo nái mỗi năm đẻ 1,8 lứa, mỗi lứa 8 - 9 con sơ

sinh sống. Hiện nay heo nuôi thuần rất khó ở qui mô gia đình và trang trại nhỏ, các
trại lớn thường nuôi để sản xuất đực cuối tạo dòng heo con nuôi thịt hoặc sản xuất nọc
lai 2 máu để dễ nuôi trong nhân dân, hoặc để cải thiện phẩm chất thịt và tỉ lệ nạc trên
một số giống heo khác (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).

3


2.2 MỘT SỐ CÔNG THỨC LAI TẠO GIỐNG HEO NUÔI THỊT PHỔ BIẾN Ở
ĐBSCL
2.2.1 Heo lai 2 máu
Theo Lê Hồng Mận (2007), các công thức lai 2 máu đang được áp dụng phổ biến hiện
nay là :
2.2.1.1 Công thức 1
♂ Duroc x ♀ Yorkshire
F1 (DY) nuôi thịt
Heo lai (DY) nuôi đến 204 ngày tuổi đạt 96 kg, tiêu tốn thức ăn 3,4 – 3,6 kg/kg tăng
trọng, tỷ lệ nạt 56,42 % (Lê Hồng Mận, 2007).
Theo Võ Văn Ninh (2007), con lai 2 máu: ♂ Duroc x ♀ Landrace có nhiều nạc và
được các nhà giết mổ bán thịt rất ưa thích.
2.2.1.2 Công thức 2
♂Landrace x ♀ Yorkshire
F1 (LY) nuôi thịt
Heo lai (LY) mau lớn, 6 – 7 tháng tuổi nặng khoảng 100 kg, tiêu tốn thức ăn 3,8 – 4,2
kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc cao 52 – 57 %. Công thức lai này được thực hiện phổ biến
ở miền Nam (Trương Lăng, 2000).
2.2.2 Heo lai 3 máu
Hiện nay chương trình nạc hóa đàn heo của nhiều tỉnh đều chú trọng nhóm heo lai 3
máu (♂ Duroc x ♀ Yorkshire Landrace) với tỷ lệ máu Duroc khá cao (Võ Văn Ninh,
2007).

Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (2002), heo lai 3 máu đang được nuôi phổ biến
ở ĐBSCL hiện nay là DLY (♂ Duroc x ♀ Landrace Yorkshire). Công thức này được
nhiều nước ứng dụng, heo thịt 6 tháng tuổi đạt trọng lượng 95 – 100 kg, tiêu tốn thức
ăn 2,7 – 2,9 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 56 – 58 %. Công trình nghiên cứu giống heo
này gần đây cho tăng trọng 750 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 2,64 – 2,7 kg/kg tăng trọng, tỷ
lệ thịt nạc > 59 %. Giống heo này được tạo ra theo các bước sau:
Bước 1: ♂ Landrace x ♀ Yorkshire
F1 (LY)
Bước 2:

♂ Duroc x ♀ F1 (LY)
F2 (DLY) nuôi thịt

4


2.2.3 Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của heo
Heo là động vật dạ dày đơn, ruột non dài 18 – 25 m, gấp 10 – 14 lần so với chiều dài
thân mình. Nhờ vậy heo có khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất tốt. Ruột già rất
dài, nhất là đoạn kết tràng dài khoảng 5 – 6 m, tại đây hệ vi sinh vật, nguyên sinh vật
tiến hành phân giải một phần chất xơ không được tiêu hóa ở ruột non thành chất dinh
dưỡng cung cấp cho heo (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
Tuy nhiên, không phải tất cả chất dinh dưỡng ăn vào đều được hấp thu, sử dụng và giữ
lại trong cơ thể heo. Tỷ lệ dưỡng chất tiêu hóa thay đổi từ 5 – 88 % và tỷ lệ chất dinh
dưỡng được giữ lại trong cơ thể dao động từ 10 – 70 % (Kornegay và Harper, 1997).
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng được giữ lại hoặc bài tiết. Các
yếu tố này bao gồm tuổi, nguồn cung cấp, chất lượng và số lượng chất dinh dưỡng, tỷ
lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần, phương pháp chế biến và ảnh hưởng của môi
trường (Kornegay và Verstegen, 2001).
Sự tiêu hóa ở miệng: Ở miệng quá trình tiêu hóa cơ học là chủ yếu. Heo nhai thức ăn

tương đối kỹ, hạt to cứng nhai lâu hơn, tuổi càng lớn thời gian nhai càng giảm. Khi
nhai nước bọt thấm vào thức ăn cho dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Ở miệng cũng xảy ra quá
trình tiêu hóa hóa học, tuy nhiên nó không đáng kể vì enzyme amylase ở đây hoạt
động rất kém (Lê Hồng Mận, 2007).
Sự tiêu hóa ở dạ dày: Thức ăn sau khi vào dạ dày sẽ được tiêu hóa bởi tác động cơ học
và hóa học. Tác động cơ học là do cơ trơn dạ dày co bóp nhào trộn thức ăn, đẩy thức
ăn vào ruột. Tác động hóa học là do tác dụng của dịch vị ở các tuyến tiêu hóa trong dạ
dày tiết ra (Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).
Sự tiêu hóa ở ruột non: Hầu hết các chất dinh dưỡng (glucid, protid, lipid) được tiêu
hóa và hấp thụ, quá trình tiêu hóa hóa học là chủ yếu (Lê Hồng Mận, 2007).
Sự tiêu hóa ở ruột già: Quá trình tiêu hóa, hấp thụ và tổng hợp vẫn được tiếp tục
nhưng không đáng kể. Ở đây, sự phân giải do vi sinh vật là chủ yếu nhưng so với gia
súc nhai lại thì khả năng tiêu hóa chất xơ của heo còn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh đó,
ở ruột già người ta còn phát hiện một số vit nhóm B và vit K được tổng hợp nhưng vì
hàm lượng quá thấp nên không đủ cung cấp nhu cầu hằng ngày của heo, vì vậy cần
phải bổ sung thêm các loại vit này từ thức ăn (Nguyễn Thiện et al., 2004).
2.2.4 Đặc điểm sinh trưởng của heo
Theo Nguyễn Thiện et al. (2004), để biểu diễn khả năng sinh trưởng của heo, người ta
thường sử dụng 3 dạng đồ thị sau đây:
Đồ thị sinh trưởng tích lũy biểu diễn quá trình sinh trưởng từ sơ sinh đến già cỗi.

5


Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối biểu diễn tăng trọng bình quân g/ngày cho từng tháng
nuôi từ sơ sinh đến khi kết thúc giai đoạn nuôi thịt. Nếu là đực giống, người ta có thể
theo dõi đến 36 tháng.
Sinh trưởng tương đối được tính bằng % tăng lên của khối lượng hoặc kích thước các
chiều đo của heo.
Theo Lê Thị Mến (2010), sự sinh trưởng của heo có thể được biểu thị bởi biểu đồ tăng

trưởng có dạng hình chữ S và được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn tăng vận tốc: Từ sơ sinh đến 70 kg thể trọng
Giai đoạn giảm vận tốc: Từ 80 kg đến trưởng thành
Giai đoạn tương ứng với điểm uốn: Từ 70 – 80 kg, đây là lúc heo tăng trưởng nhanh
nhất, có thể được xem là tuổi tăng trọng kinh tế nhất tính trên cơ sở phí tổn thức ăn.
Heo > 80 kg thể trọng thì tăng trưởng chậm hơn nhưng tiêu tốn thức ăn cao hơn các
giai đoạn trước. Cơ sở của hiện tượng này được giải thích là nhu cầu duy trì của heo tỷ
lệ với thể trọng trao đổi (W3/4). Có nghĩa là heo càng lớn thì lượng thức ăn cần thiết để
tạo ra mỗi đơn vị tăng trọng cũng tăng. Về mặt kinh tế đối với heo nuôi thịt thì
HSCHTĂ không được > 4.
Theo Đặng Vũ Bình (2005) và Nguyễn Thiện et al. (2004) để biểu thị tốc độ sinh
trưởng của heo người ta thường sử dụng 3 dạng sinh trưởng sau đây:
2.2.4.1 Sinh trưởng tích lũy (STTL)
STTL là khối lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian sinh
trưởng. Sinh trưởng tích lũy toàn kỳ của giống DLY là 48,8 kg, của giống LY là 46,7
kg (Lê Hoàng Thế, 2010).

Công thức tính: STTL (kg) = P1 – P0
P0 : khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước tương ứng với thời gian t0
P1 : khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau tương ứng với thời gian t1

2.2.4.2 Sinh trưởng tuyệt đối (STTĐ)
STTĐ là khối lượng, kích thước của cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian.
Sinh trưởng tuyệt đối của giống DLY là 850,8 (g/con/ngày), của giống LY là 818,7
(g/con/ngày) (Lê Hoàng Thế, 2010).
Công thức tính:
STTĐ (g/con/ngày) =

P1 - P0
tt11 -- tt00


P0 : khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước tương ứng với thời gian t0
P1 : khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau tương ứng với thời gian t1

6


2.2.4.3 Sinh trưởng tương đối (STTgĐ)
STTgĐ là tỷ lệ phần trăm của khối lượng, kích thước cơ thể tăng lên của lần khảo sát
sau so với lần khảo sát trước. Sinh trưởng tương đối của giống DLY và LY bằng nhau
là 95.5 % (Lê Hoàng Thế, 2010).
Công thức tính:
STTgĐ (%) =

P1 - P0
P0

x 100

P0: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát trước
P1: khối lượng, kích thước ở lần khảo sát sau

2.2.5 Đặc điểm về sự phát triển kiểu hình của heo
Theo Lê Hồng Mận (2007), đặc điểm sinh trưởng của heo hướng nạc từ khi mới đẻ
đến 5 tháng tuổi phát triển chiều dài thân, 6 – 7 tháng tuổi phát triển chiều rộng thân.
Khi chiều rộng ở giữa các điểm đo phần ngực, bụng, mông không chênh lệch nhau
quá 1 – 1,2 cm.
Chỉ số tròn mình (CSTM) thể hiện giống heo hướng nạc hay hướng mỡ.
Theo Trương Lăng (2000), chỉ số tròn mình được tính theo công thức:
Vòng ngực (cm)

CSTM =

x 100
Dài thân (cm)

2.2.6 Tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) - Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ)
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), hệ số chuyển hóa thức ăn là tính
trạng rất quan trọng, nó dùng để xác định được số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng
trọng. Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tỷ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để
tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại thời điểm kiểm tra.
TTTĂ (kg) = TĂ cho ăn (kg) – TĂ thừa trong giai đoạn thí nghiệm (kg)

TTTĂ trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg)
HSCHTĂ =
Tăng trọng trong suốt giai đoạn thí nghiệm (kg)

7


2.3 QUY TRÌNH CHĂM SÓC VÀ NUÔI DƯỠNG HEO THỊT
2.3.1 Kỹ thuật chọn heo nuôi thịt
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), heo 55 – 60 ngày tuổi được
chọn để nuôi thịt phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống, nhanh nhẹn, da
hồng hào, lông mềm và thưa. Trọng lượng lúc 2 tháng tuổi đối với heo ngoại thuần
hay lai F1 phải đạt trung bình 15 – 20 kg. Heo phải được tiêm phòng đầy đủ các loại
vacxin như: dịch tả, phó thương hàn, tụ huyết trùng trước khi tách đàn 7 – 10 ngày.
Heo phải chọn từ những nái có sữa tốt, đẻ nhiều, dễ nuôi, tạp ăn và được lai với con
đực không cận huyết. Nên chọn heo nuôi thịt 3 máu (LYD) hoặc 4 máu (LYDP); nên
mua heo của các công ty có uy tín, xí nghiệp chăn nuôi heo nhà nước, trang trại chăn
nuôi có quy mô lớn.

2.3.2 Chuồng nuôi heo thịt
Theo Võ Văn Ninh et al. (2006), các ngăn chuồng nuôi heo thịt nên làm thông thoáng
bằng vỉ sắt đặt cách mặt đất 20 cm. Ngăn chuồng dùng sắt phi 16 và đặt khoảng cách
giữa các song 10 cm. Trong chuồng nuôi heo thịt nên sử dụng máng ăn tự động để
cung cấp đủ thức ăn theo phương thức ăn tự do hoặc có thể sử dụng máng ăn sành và
dùng sắt ngăn theo từng ô với khoảng cách 30 cm/ngăn. Đối với chuồng nuôi heo thịt
nên chia theo ô nhỏ để nuôi khoảng 15 - 20 con trong một ô để tránh stress cho heo
con: cắn nhau, tranh nhau ăn khi thiếu thức ăn… sẽ làm giảm tăng trọng. Mỗi heo thịt
cần 0,8 m2 nền chuồng cho đến khi xuất chuồng.
2.3.3 Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo thịt
Theo Phạm Sỹ Tiệp (2006), kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng heo thịt như sau:
Chế độ chăm sóc: Nuôi heo thịt thường nuôi với mật độ cao nên chuồng nuôi phải
thoáng mát. Nên tắm chải cho heo để chúng được sạch sẽ, mát mẽ và tránh được các
loại bệnh ngoài da. Nên xổ lãi vào giai đoạn heo lẽ bầy và chích ngừa các bệnh truyền
nhiễm như dịch tả, thương hàn... Khi heo còn nhỏ (dưới 30 kg) cho heo ăn 3 bữa/
ngày. Heo từ 31 kg trở lên có thể cho ăn 2 bữa/ ngày. Từ 60 kg (đối với heo lai) và 70
kg (đối với heo ngoại) người ta thường áp dụng biện pháp cho ăn hạn chế để tăng tỷ lệ
nạc trong thịt xẻ của heo. Mức ăn hạn chế là 80 – 85 % so với mức ăn tự do. Nước
uống cần cung cấp đầy đủ nhu cầu nước uống cho heo thịt. Lượng nước uống trong
ngày cho heo phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và trọng lượng cơ thể heo. Mật độ
nuôi nhốt hợp lý để heo không cắn đuôi nhau, dễ phát hiện heo bệnh. Chú ý heo trong
một ô chuồng phải đảm bảo đồng đều về khối lượng và tuổi để có thể áp dụng phương
thức cùng vào cùng ra. Nhiệt độ thích hợp đối với heo thịt 15 – 30 kg: 21 – 25 0C, từ
30 kg đến xuất chuồng: 18 – 20 0C ; ẩm độ 60 – 70 %, tốc độ gió 5 – 6 m/phút.
Thú y và vệ sinh chăn nuôi : Heo cần được tẩy giun sán trước khi đưa vào nuôi thịt (ở
khối lượng 18 – 20 kg). Phải cọ rữa và tẩy trùng chuồng trại bằng dung dịch nước vôi
pha loãng hoặc các hóa chất tẩy trùng (Vimekon, Virkon, Bio – clean...) và để trống
trong khoảng 3 – 5 ngày mới nhận heo khác vào nuôi.

8



Bảng 2.1 Định lượng thức ăn hỗn hợp trong ngày cho heo thịt qua các giai đoạn
Giống heo
Heo lai ½ máu ngoại
Heo lai ¾; 7/8 máu ngoại
Heo ngoại

10 – 30 kg
1,0
1,3
1,6

Trọng lượng heo (kg)
31 – 60 kg
2,2
2,4
2,5

61 – 100 kg
2,4
2,5
2,4 – 2,7

(Phạm Sỹ Tiệp, 2006)

2.3.4 Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt
Theo Nguyễn Thiện et al. (2004), để sinh trưởng, phát triển heo cần được cung cấp đủ
năng lượng, protein mà chính xác hơn là các acid amin (aa), các chất khoáng, các
vitamin (vit) và acid béo. Song thông thường trong khẩu phần không thể thiếu các

chất béo. Do đó, khi xem xét nhu cầu dinh dưỡng của heo người ta thường chú ý đến
năng lượng, protein, aa, vit và các chất khoáng đa lượng, vi lượng.
Theo Lê Hồng Mận (2007), nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt chia làm 3 giai đoạn :
Giai đoạn heo khoảng 10 – 30 kg, giai đoạn heo choai khoảng 30 – 60 kg và giai đoạn
heo khoảng 61 kg đến giết thịt. Mỗi giai đoạn đều có tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn
khác nhau, cần phối trộn đảm bảo chất lượng để heo đạt khối lượng theo chuẩn giống.
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của heo thịt
Chỉ tiêu
Trọng lượng cho từng hạng cân (kg)
Lượng DE trong khẩu phần (Kcal/kg)
Lượng ME trong khẩu phần (Kcal/kg)
DE ăn vào ước tính (Kcal/ngày)
ME ăn vào ước tính (Kcal/ngày)
Thức ăn ăn vào ước tính (g/ngày)
Protein thô (%)

5 – 10
7
3.400
3.265
1.690
1.620
500
23,7

Trọng lượng heo (kg)
10 – 20 20 – 50 50 – 80
15
35
65

3.400
3.400
3.400
3.265
3.265
3.265
3.400
6.305
8.760
3.265
6.050
8.410
1.000
1.855
2.575
20,9
18,0
15,5

80 – 120
100
3.400
3.265
10.450
10.030
3.075
13,2

(NRC, 1998)


2.3.4.1 Nhu cầu năng lượng
Heo sống hoạt động luôn luôn trao đổi năng lượng kể cả lúc ngủ đều tiêu hao năng
lượng. Thức ăn cung cấp năng lượng trước hết bù cho năng lương tiêu hao, số dư
chuyển hóa thành thịt, mỡ để heo sinh trưởng và sinh sản (Lê Hồng Mận, 2007).
Theo NRC (1998), nhu cầu năng lượng duy trì là số năng lượng cần cho cơ thể trong
điều kiện hoạt động trung bình bao gồm nhiệt độ môi trường, mức độ hoạt động, số
heo trong ô nuôi, các yếu tố stress và được tính theo trọng lượng trao đổi là thể trọng
với mũ 0,75. Nhu cầu năng lượng duy trì cho 1 kg trọng lượng trao đổi dao động từ
100 – 125 Kcal DE/kg P0,75/ngày đêm. Nếu tính theo năng lượng thuần sẽ thành 71 –
78 Kcal/kg P0,75/ngày. Năng lượng tích lũy mỡ biến động từ 9,5 – 16,3 Mcal DE/kg,
trung bình là 12,5; tích lũy protein 7,1 – 14,6 Mcal DE/kg, trung bình 12,6; như vậy là
tương đương nhau. Nhưng 1 kg thịt nạc chứa 20 – 22 % protein nên chi phí năng
lượng cho tổng hợp 1 kg nạc chỉ bằng 20 – 22 % so với năng lượng để tạo 1 kg mỡ.

9


2.3.4.2 Nhu cầu protein
Trong chăn nuôi heo người ta thường dùng chỉ số protein thô (CP) để đánh giá chất
lượng thức ăn. Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo, protein
trong khẩu phần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các aa thiết yếu và không
thiết yếu để cơ thể tổng hợp protein cho mình (Nguyễn Thiện, 2004).
Theo Trương Lăng et al. (2000), protein là nguyên liệu cấu tạo nên tế bào. Có chứa
đến 30 – 35 % protein. Trong protein có nhiều aa, có 2 loại aa: loại thay thế và loại
không thay thế được. Loại không thay thế được, cơ thể heo không tổng hợp được phải
lấy từ thức ăn vào là: Lys, Trp, Thr, Phe, Met, Leu, Ile, Arg, His, Val. Trong đó, Lys
là aa giới hạn số một của heo, giúp tổng hợp thịt nạc. Phải cân bằng để tạo ra “protein
lý tưởng” với hàm lượng tối đa Lys và các aa khác để tăng năng suất gia súc.
Protein lý tưởng được định nghĩa là tỷ lệ hoàn hảo của các acid amin thiết yếu đáp
ứng cho duy trì và sản xuất. Nó là một mô hình mà trong đó mỗi acid amin ở mức độ

cân bằng. Khái niệm về protein lý tưởng ngày càng trở nên quan trọng trong việc phối
hợp khẩu phần thực tế cho heo. Hiệu quả sử dụng protein chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố: heo nhiều nạc sử dụng protein hiệu quả hơn so với heo nhiều mỡ; heo con hiệu
quả hơn so với heo già; heo đực hiệu quả hơn heo cái và heo đực thiến (Hollis, 1993).
Bảng 2.3 Mô hình acid amin lý tưởng cho heo ở các thể trọng khác nhau (các tỷ lệ được
diễn tả trong mối quan hệ với lysine)
Acid amin (%)

5 – 20

Lys
Arg
His
Trp
Ile
Leu
Val
Phe + Tyr
Thr
Met + Cys
Met
Cys

100
42
32
18
60
100
68

95
65
60
30
30

Thể trọng heo (kg)
20 – 50
50 – 100
100
36
32
19
60
100
68
95
67
65
30
35

100
30
32
20
60
100
68
95

70
70
30
40

(Hollis, 1993)

2.3.4.3 Nhu cầu glucid
Glucid là những chất chủ yếu đảm bảo năng lượng cho heo và tham gia vào cấu trúc
các mô của cơ thể. Những chất như đường, tinh bột, xơ v.v…là những chất đảm bảo
70 – 80 % nhu cầu năng lượng của heo (Đào Trọng Đạt et al., 1999).
Theo Trương Lăng (2003), glucid là chất cung cấp năng lượng cho cơ thể và nếu dư
thừa sẽ chuyển thành mỡ dự trữ. Mỡ heo tạo ra từ glucid thường là mỡ chắc, tạo chất
béo no, vì vậy giai đoạn cuối của heo thịt cần có glucid (tấm, bắp) để tạo chất mỡ tốt
cho tiêu dùng và xuất khẩu, nhưng nếu dư thừa glucid heo nhanh chóng tạo nhiều mỡ,
làm cho tỷ lệ nạc trên quày thịt heo giảm đi.

10


2.3.4.4 Nhu cầu vitamin
Nhu cầu vit của heo rất ít nhưng nó rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình
thường của cơ thể. Các vit bổ sung cho heo gồm 2 nhóm chính: Vit tan trong nước và
vit tan trong dầu (Nguyễn Thiện, 2004).
Theo Lê Hồng Mận (2007), cơ thể động vật cần khoảng 15 loại vit với một lượng rất
nhỏ tới mg hoặc µg, nhưng có tác dụng rất lớn tới quá trình trao đổi chất, các hoạt
động của hoocmon và enzym. Thiếu, thừa 1 loại vitamin nào đều ảnh hưởng tới sinh
trưởng, sinh sản, sức khỏe của gia súc, gia cầm.
2.3.4.5 Nhu cầu khoáng
Chất khoáng rất cần thiết cho mọi hoạt động sinh sống của gia súc. Trong đó các loại

khoáng cần thiết như muối ăn, canxi, photpho, sắt, lưu huỳnh…khẩu phần thiếu
photpho sẽ ảnh hưởng đến quá trình tích lũy mỡ của gia súc trong giai đoạn vỗ béo
(Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải, 2006).
Theo NRC (1998), nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần của heo cần một số khoáng
bao gồm: Ca, Cl, Cu, I, Fe, Mg, P, K, Se, Na, S, Zn. Ngoài ra heo còn cần một số
khoáng vi lượng khác như: Br, F, Bo, Sn,…Ngày nay đa số heo được nuôi nhốt,
không được chăn thả và cung cấp thêm rau xanh, môi trường chăn nuôi này làm tăng
nhu cầu bổ sung khoáng chất. Nhu cầu về khoáng trong khẩu phần bị ảnh hưởng bởi
giá trị sinh học của chất khoáng trong nguyên liệu dùng làm thức ăn.
2.3.4.6 Nhu cầu lipid
Trong khẩu phần của heo cần có một lượng lipid tạo ra sự ngon miệng, chống bụi, để
hòa tan các sinh tố tan trong chất béo và phát triển cơ thể. Phẩm chất lipid trong thức
ăn có ảnh hưởng đến phẩm chất của mỡ heo. Chất béo xấu, nhiều acid béo không no
làm cho mỡ heo mềm. Chất béo tốt làm cho mỡ heo tốt (mỡ chắc), phẩm chất thịt tốt
hơn, dự trữ được lâu hơn. Cơ thể heo cũng cần acid béo không no để xây dựng tế bào,
đó là những acid béo thiết yếu, gồm acid linoleic, linolenic và arachidonic; trong một
số bảng nhu cầu dinh dưỡng của heo, người ta cũng đã cung cấp trị số acid linolenic
cần thiết cho heo hàng ngày (Võ Văn Ninh, 2007).
Theo NRC (1998), khi bổ sung chất béo vào khẩu phần thì tăng trọng được cải thiện
và thức ăn ăn vào giảm, tỷ lệ tăng trọng trên thức ăn tăng nhưng độ dày mỡ lưng cũng
tăng.
2.3.4.7 Nhu cầu nước
Nước có chức năng chính tạo hình cơ thể thông qua hình thể tế bào và giữ vai trò tối
quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Mặc dù trong 3 tuần đầu heo thường
ăn ít thức ăn ăn vào, song lượng đó sẽ ít hơn nếu không cung cấp đủ nước uống cho
heo (NRC, 1998).
Nước chiếm 50 – 60 % trọng lượng cơ thể. Trong máu, sữa, nước chiếm đến 80 – 95
%. Cơ thể mất 10 % nước sẽ gây rối loạn chức năng trao đổi chất. Nếu mất 20 %
lượng nước cơ thể, heo con sẽ chết (Trương Lăng, 2003).
Theo Võ Văn Ninh và Hồ Mộng Hải (2006), nhu cầu nước cho heo thịt rất cao, cần

thỏa mãn theo nhu cầu về số lượng và chất lượng. Trung bình 1 heo thịt cần 30 – 50

11


lít nước tùy theo trang bị tắm rữa chuồng tốt hay xấu, mùa khô hay mùa mưa và
chuồng mát hay chuồng hở. Chuồng mát giảm thiểu nhu cầu tắm rửa chuồng hơn
chuồng hở. Nên sát trùng nước để diệt mầm bệnh.
Bảng 2.4 Nhu cầu nước cho heo thịt
Ngày tuổi (ngày)
25
50
75
100
150
200
250
300

Lượng nước trong ngày (lít/ngày)
1,5
2,3
3,4
3,8
4,9
6,4
7,6
8,0

(McGlone và Pond, 2002)


2.4 CHẤT LƯỢNG THỊT HEO
2.4.1 Phẩm chất thịt heo
Một số yếu tố ảnh hưởng đến phẩm chất thân thịt heo như stress do vận chuyển, nhốt
chờ giết mổ sẽ làm giảm chất lượng thân thịt. Phần thịt lưng và đùi thấp ảnh hưởng
đến tỉ lệ thịt xẻ, yếu tố này ảnh hưởng bởi di truyền giống và dinh dưỡng. Độ dày mỡ
lưng, heo có mỡ lưng càng dày thì chất lượng thân thịt càng thấp, ngoài ra chất lượng
mỡ cũng ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt. Màu sắc, hiện tượng PSE, DFD đều ảnh
hưởng xấu đến chất lượng thịt (Holness, 1991)
Khi nói đến chất lượng thịt của heo bao gồm hai phần: Một là chất lượng thịt xẻ: trọng
lượng thịt xẻ, tỷ lệ nạc, dài thân thịt các phần thịt mông, vai, lưng, cơ thăn. Hai là chất
lượng thịt, gồm có các chỉ tiêu về mặt phẩm chất thịt như độ giữ nước, màu sắc, độ
mịn, pH (Lê Thanh Hải et al., 1997).
Đo pH thịt: thịt đã được loại bỏ mỡ, được xay nhuyễn. Nước cất được đun sôi để
nguội trung tính. Ngâm thịt trong nước cất 10 phút, thỉnh thoảng lắc đều, lọc qua giấy
lọc. Xác định pH của nước thịt vừa được lọc bằng máy đo pH (Phạm Văn Sổ, 1991).
Chất lượng thịt được xác định trên thịt xẻ theo các tính trạng sau: độ pH, màu sắc thịt,
độ giữ nước (ở thăn và đùi), độ mịn, hàm lượng protein, mùi vị, hàm lượng cholesterol
và các chất tồn dư như nguyên tố vị lượng…. Độ pH trong giới hạn từ 5,5 – 6,15 là
thịt bình thường, khi pH cao hơn 6,5 là thịt tốt. Đơn vị pH có thể xem là một đặc điểm
thể hiện đặc tính kỹ thuật của thịt (Lê Thanh Hải et al., 1997).
Thú khỏe mạnh, nuôi dưỡng tốt, nghỉ ngơi đầy đủ trước khi giết, không bị strees thì
pH cơ bắp giảm dần từ khoảng 7,0 – 7,2 xuống 5,4 – 5,6 thịt bình thường. Sự đóng
vân mỡ ít (nhẹ) làm cho thịt ngọt và ngon sau khi nấu chín. Trái lại nếu quá nhiều vân
mỡ cũng không làm cho thịt ngon hơn. Khoa học đã chỉ rõ rằng tổng số acid béo
không no (nhiều nối đôi) trong thịt nạc cao hơn mỡ dưới da. Cơ thể con người không
thể tổng hợp được acid béo thiết yếu không no này (acid linoleic, acid linolenic). Vì lẽ
đó nhà chăn nuôi cần tạo heo thịt nhiều nạc ít mỡ để đáp ứng nhu cầu protein và acid
béo thiết yếu cho con người (Nguyễn Ngọc Tuân et al., 2000).


12


Hiện tượng PSE là thịt nhạt màu, rỉ dịch do giảm khả năng giữ nước của protein cơ.
Chủ yếu là do quá trình tích lũy acid lactic rất nhanh làm thay đổi toàn bộ cấu trúc của
mô cơ. pH mô cơ bình thường lúc giết mổ pH = 6,8 – 7, pH sau 24 giờ ở (0-4oC) = 5,3
– 5,7. Nếu pH 3 giờ = 5,5: PSE nhẹ, nếu pH 3 giờ = 5 luôn có PSE, nếu pH 1-2 giờ =
5,1 – 5,4 PSE nghiêm trọng. Hiện tượng DFD là thịt sậm màu khô và chắc. Do stress
tác động kéo dài trước khi hạ thịt, thịt heo bị DFD, khi đó gia súc giảm tiêu hao năng
lượng và quá trình chuyển quá glycogen chậm. Do đó, dẫn đến không đủ acid lactic
nên độ pH của thịt cao: 6,0 – 6,3 thay vì pH = 5,5 – 5,7, thịt sậm màu, khô và chắc.
Thịt bị DFD dễ bị vi sinh vật phát triển làm hư hỏng thịt (Lê Thị Mến, 2000).
2.4.2 Thành phần hóa học của thịt gia súc
Protein của mô cơ: protein là thành phần quan trọng nhất của mô cơ chiếm khoảng 18
– 22 % theo trọng lượng; là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được của mỗi cơ thể
người, gia súc. Lipid của mô cơ: lipid chiếm khoảng 3 % sợi cơ và được phân bố ngay
trong tế bào, giữa các sợi cơ và trong tổ chức của mô liên kết. Glucid của mô cơ: trong
mô cơ có khoảng 1,5 % glucid. Khoáng của mô cơ: mô cơ chứa khoảng 0,7 - 1,5 %
chất khoáng chủ yếu là kali, natri, clo, photpho, magiê, canxi và khoáng vi lượng kẽm,
đồng, mangan, coban, iod. Chất khoáng có ảnh hưởng đến độ tan và độ trương của
protein nội tế bào trong mô cơ và có vai trò hoạt hóa hoặc ức chế quá trình lên men
(Phan Hoàng Thi và Đoàn Thị Ngọt, 1984).
Trên từng phần của quầy thịt, giá trị dinh dưỡng cũng không giống nhau: thông
thường phần nạc lưng và nạc đùi hàm lượng protein cao nhất, có lẽ ở 2 phần cơ này
của con vật hoạt động nhiều hơn các phần cơ khác (Võ Văn Ninh, 1994).
Thành phần hóa học của mô cơ như sau: nước chiếm 72 – 75 %, protein: 18 – 21 %,
lipid 1 – 3 %, khoáng 1 % và một số enzym (khoảng 50 loại) tham gia vào các hoạt
động của cơ. Thành phần chủ yếu của mỡ là triglycerin (97 %), các acid béo trong
glycerin gồm có acid béo no và không no (Lê Văn Liễn et al., 1997).
Heo không chỉ đạt tỷ lệ thịt cao mà phẩm chất thịt tốt. Trong 100 g thịt nạc có 19 – 21

% g protein và 126,8 kcal năng lượng. Thịt heo còn là nguồn cung cấp chất sắt quan
trọng cho việc tạo hồng cầu của máu (Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, 2000).
2.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thịt
2.4.3.1 Ảnh hưởng của con giống
Trong chăn nuôi hiện nay còn phổ biến nhiều giống theo chiều hướng khác nhau: heo
thịt hướng nạc, hướng mỡ, hướng mỡ nạc nên thành phần hóa học của thịt cũng như
phẩm chất thịt sẽ khác nhau.
Theo Nguyễn Thiện (2008), giống heo là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất
và chất lượng thịt. Các giống và các dòng heo khác nhau thì năng suất và chất lượng
thịt cũng khác nhau (Moeller et al., 1998). Sự khác nhau trong chất lượng thịt ở các
chỉ tiêu như đo pH ở 24 giờ sau khi giết mổ, độ vân mỡ và khả năng giữ nước với heo
có máu Duroc có xu hướng tốt hơn là heo không có máu Duroc.

13


×