Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ẢNH HƯỞNG của mức độ và LOẠI THỨC ăn đạm lên n NH3 DỊCH dạ cỏ, tỷ lệ TIÊU HOÁ, TÍCH LUỸ NITƠ và sự TĂNG TRƯỞNG của TRÂU TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ðỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ðỘ VÀ LOẠI
THỨC ĂN ðẠM LÊN N-NH3 DỊCH DẠ CỎ,
TỶ LỆ TIÊU HOÁ, TÍCH LUỸ NITƠ
VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
TRÂU
TA
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ
@ Tài
liệu học tập và nghiên cứu

Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Văn Thu

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Liêm
MSSV: 3022105
Lớp: Chăn Nuôi Thú Y

Cần Thơ, 2-2007


TRƯỜNG ðẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD


BỘ MÔN CHĂN NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ðỀ TÀI

ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC ðỘ VÀ LOẠI THỨC
ĂN ðẠM LÊN N-NH3 DỊCH DẠ CỎ,
TỶ LỆ TIÊU HOÁ, TÍCH LUỸ NITƠ
VÀ SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA
TRÂU TA

Cần thơ, ngày … tháng…năm.. 2007

Cần thơ, ngày… tháng … năm 2007

Trung tâm Học CÁN
liệu BỘ
ĐHHƯỚNG
Cần Thơ
học tập
và nghiên cứu
DẪN @ Tài liệuDUYỆT
BỘ MÔN

Nguyễn Văn Thu

Trưởng Bộ Môn

Cần thơ, ngày … tháng…năm.. 2007

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Trưởng khoa


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm ñược tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm và phòng thí nghiệm Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng- Trường ðại học Cần Thơ. Thí nghiệm ñược bố
trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức, 4 giai ñoạn, ñược thực hiện trên
4 trâu ta có trọng lượng trung bình khoảng (220kg- 230kg). Mỗi giai ñoạn kéo dài 4
tuần gồm: 2 tuần ñầu tập cho trâu làm quen với thức ăn và lấy dịch dạ cỏ bằng ống
thông thực quản ñể xác ñịnh N-NH3 dịch dạ cỏ, tuần thứ 3 tiến hành thu thập mẫu
phân và mẫu nước tiểu ñể tính tỷ lệ tiêu hoá, nitơ tích luỹ, cuối mỗi giai ñoạn cân trâu
2 ngày liên tục ñể xác ñịnh tăng trọng.
Bốn nghiệm thức thí nghiệm gồm:
Nghiệm thức 1: Bánh dầu bông vải với mức 150gCP/100kg thể trọng (BV-150).
Nghiệm thức 2: Bánh dầu bông vải với mức 200gCP/100kg thể trọng (BV-200).
Nghiệm thức 3: So ñũa + urê với mức 150gCP/100kg thể trọng (SU-150).
Nghiệm thức 4: So ñũa + urê với mức 200gCP/100kg thể trọng (SU-200).
Cỏ tự nhiên ñược cho ăn ở mức ñộ 1% thể trọng trâu tính trên vật chất khô.
Rơm ăn tự do.

Trung tâm
Học
liệuănĐH
Cần
Thơ
@dầuTài
họcchotập
nghiên

Cách cho
ăn: Thức
bổ sung:
so ñũa,
bánh
bôngliệu
vải ñược
ăn 2và
lần trong
ngày cứu
(sáng và chiều). Mỗi buổi cho ăn một nửa lượng ăn/ngày của mỗi con. Cho ăn thức ăn bổ
sung trước rồi cho ăn ½ lượng cỏ và rơm ăn tự do trên mỗi buổi.

Nước uống: Nước uống ñựng trong xô (cho uống 2 lần/ngày).
Trong phạm vi nghiên cứu này cho phép kết luận như sau:
Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi có kết luận sau:
Khi tăng mức ñộ ñạm trong khẩu phần làm tăng lượng dưỡng chất ăn vào, tỷ lệ tiêu
hóa vật chất khô và vật chất hữu cơ, tăng trọng trên ngày, lượng N-NH3 dịch dạ cỏ ở
thời ñiểm ba giờ.
Nghiệm thức bổ sung bánh dầu bông vải ở mức 200g CP/100 kg thể trọng (BV-200)
cho kết quả tốt hơn các nghiệm thức khác.
ðề nghị
Nên cho áp dụng việc bổ sung bánh dầu bông vải ở mức 200gCP/100kg thể trọng/ngày vào
thực tế sản xuất chăn nuôi trâu

Nên tiếp tục nghiên cứu bổ sung mức ñộ ñạm thô cao hơn 200gCP/100kg thể
trọng/ngày của trâu ñang tăng trưởng.

i



DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ðỒ
Trang
Bảng 1:Thành phần hóa học của thực liệu trong trong nghiệm thức (%DM) ........15
Bảng 2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của các nghiệm thức....................16
Bảng 3: Lượng nước uống phân, nước tiểu, của các nghiệm thức .......................17
Bảng 4:N-NH3 dịch dạ cỏ ở thời ñiểm 0giờ và 3giờ sau khi ăn của trâu thí
nghiệm (mg/100ml) .............................................................................................17
Bảng 5: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích luỹ và tăng của các nghiệm thức......18
Sơ ñồ 1: Sơ ñồ bố trí thí nghiệm .........................................................................12
Biểu ñồ1: N-NH3 dịch dạ cỏ ở hai thời ñiểm và sự khác biệt giữa 0giờ
và 3giờ trong thí nghiệm .....................................................................................18
Hình 1: Trâu ðang ăn thức ăn thí nghiệm ............................................................13
Hình 2: Lấy dịch dạ cỏ trâu..................................................................................14
Hình 3:Lấy phân và nước tiểu trâu.......................................................................14

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

ii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
ðBSCL

ðồng bằng sông cửu long

BV-150

bánh dầu bông vải 150gCP/100kg thể trọng;


BV-200

bánh dầu bông vải 200gCP/100kg thể

SU-150

so ñũa + urê 150gCP/100kg thể trọng

SU-200

so ñũa + urê 200gCP/100kg thể trọng

DM

vật chất khô

OM

vật chất hữu cơ

CP

protein thô

NDF

xơ trung tính

ADF


xơ axít

Ash

khoáng tổng số

Lig

lignin

DMD

vật chất khô tiêu hoá

OMD

vật chất hữu cơ tiêu hoá

NDFD

xơ trung tính tiêu hoá

Trung tâm
Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ADFDHọc liệu ĐH Cần
xơ axit
tiêu hoá
NI


nitơ ăn vào

N-TL

nitơ tích luỹ

TT

tăng trọng.

iii


MỤC LỤC

Trung

Trang
Tóm lược
i
Danh mục bảng .................................................................................................... ii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................... iii
Mục lục .............................................................................................................. iv
Chương 1. ðẶT VẤN ðỀ .................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................... 2
2.1 Nguồn gốc con trâu......................................................................................... 2
2.2 Sơ lược về hệ tiêu hoá gia súc nhai lại ............................................................ 2
2.2.1 Miệng .......................................................................................................... 2
2.2.2 Dạ cỏ .......................................................................................................... 2
2.2.3 Dạ tổ ong ..................................................................................................... 3

2.2.4 Dạ lá sách .................................................................................................... 3
2.2.5 Dạ múi khế .................................................................................................. 3
2.3 Hệ vi sinh vật.................................................................................................. 3
2.3.1 Vi khuẩn ...................................................................................................... 3
2.3.2 Nấm ............................................................................................................ 4
2.3.3 Protozoa....................................................................................................... 4
2.3.4 Tác ñộng tương hổ của vi sinh vật dạ cỏ ...................................................... 4
tâm
liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên5 cứu
2.4 SựHọc
tiêu hoá
thứcĐH
ăn .........................................................................................
2.4.1 Tiêu hoá xơ.................................................................................................. 5
2.4.2 Tiêu hoá tinh bột và ñường .......................................................................... 5
2.4.3 Tiêu hoá protein........................................................................................... 6
2.4.4 Tiêu hoá chất béo......................................................................................... 6
2.5 Sự hấp thu....................................................................................................... 7
2.5.1 Sự hấp thu axít béo bay hơi.......................................................................... 7
2.5.2 Sự hấp thu urê.............................................................................................. 7
2.5.3 Sự hấp thu và chuyển ngược axít amin từ máu vào trong dạ cỏ .................... 7
2.5.4 Sự hấp thu các ion và vitamin ...................................................................... 8
2.6 Sơ lược về thức ăn thí nghiệm ........................................................................ 8
2.6.1 Rơm............................................................................................................. 8
2.6.2 Urê............................................................................................................... 8
2.6.3 So ñũa ......................................................................................................... 9
2.6.4 Bánh dầu bông vải ....................................................................................... 9
2.7 Sơ lược về tỷ lệ tiêu hoá (TLTH) .................................................................... 9
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .....................11

3.1 Phương tiện thí nghiệm ..................................................................................11
3.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................11
3.2.1.ðối tượng thí nghiệm ..................................................................................11
3.2.2 Chuồng trại ................................................................................................11
3.2.3 Thức ăn.......................................................................................................11
3.2.4 Dụng cụ thí nghiệm ....................................................................................11
iv


3.3 Phương pháp thí nghiệm ................................................................................11
3.3.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................11
3.3.2 Phương pháp tiến hành................................................................................12
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thập số liệu ......................................................13
3.4 Phương pháp xữ lý số liệu..............................................................................14
Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN...................................................................15
4.1Thành phần hóa học của thực liệu dùng trong thí nghiệm ..............................15
4.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của trâu trong thí nghiệm....................16
4.3 Lượng nước uống phân, nước tiểu, trong thí nghiệm......................................17
4.4 N-NH3 dịch dạ cỏ ở hai thời ñiểm và sự khác biệt giữa 0giờ và 3giờ trong thí
nghiệm.................................................................................................................17
4.5 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích luỹ và tăng trọng trong thí nghiệm ........18
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ ................................................................20
5.1 Kết luận .........................................................................................................20
5.2 ðề nghị ..........................................................................................................20

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

v



Chương 1. ðẶT VẤN ðỀ
Ở ðồng Bằng Sông Cửu Long trâu ta giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp và hiện nay thịt trâu ngày càng ñược ưa chuộng trên thị trường; do thịt trâu có
chất lượng dinh dưỡng tốt. Nhưng ñàn trâu hiện nay ở ðBSCL sụt giảm, ñể ñảm bảo
nhu cầu về thịt cung ứng cho thị trường thời gian gần ñây trâu từ Lào, Campuchia và
các tỉnh phía Bắc ñã nhập vào một số tỉnh ðBSCL, hơn thế nữa Công ty Vissan (Tp
Hồ Chí Minh) phải nhập thịt trâu từ Ấn ðộ ñể bán vào các siêu thị Nguyễn Văn Thu
( 2003).

Trung

Tuy nhiên người nuôi trâu hiện nay chỉ nuôi theo lối truyền thống: chăn thả trên
những cánh ñồng lúa sau thu hoạch, dọc theo ñường lộ, bờ kênh và chưa áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.Vào những mùa khô thiếu thức ăn người
chăn nuôi cho trâu ăn các phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây bắp, rạ và rơm lúa.
Rơm lúa là nguồn thức ăn thô khô có chất lượng kém, nhiều xơ và tỷ lệ tiêu hoá thấp.
Theo Mãnh (1999), thì rơm lúa có hàm lượng ñạm thô khá thấp, xơ thô khá cao lần
lượt 3,97% và 33,6% . Khi cho trâu ăn khẩu phần ñơn ñiệu rơm thì làm giảm khả năng
sản xuất và sức khoẻ kém Nguyễn VănThu (2001). Preston và Murgueitio (1992), ñề
nghị tìm nguồn thức ăn từ cây họ ñậu, giá rẻ ñể làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai
lại. So ñũa, urê và bánh dầu bông vải là những thức ăn có ñạm thô cao ñược dùng như
tâm
liệu
Cần
@ Tài
liệu
học
tậpñãvà
cứu
là thứcHọc

ăn cung
ñạmĐH
trong
khẩu Thơ
phần. Trong
những
năm
gần ñây
có nghiên
những nghiên
cứu sử dụng các loại thức ăn trên làm thức ăn bổ sung ñạm cho gia súc nhai lại. Tuy
nhiên sử dụng với mức ñộ nào là thích hợp thì chưa ñược nghiên cứu. Xuất phát từ
những vấn ñề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “ảnh hưởng của mức ñộ và
loại thức ăn ñạm lên N-NH3 dịch dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hóa, tích luỹ nitơ và sự tăng
trưởng của trâu ta”.
Mục tiêu ñề tài nhằm khảo sát các loại thức ăn bổ sung ñạm là so ñũa, urê và BDBV ở
hai mức ñộ bổ sung là 150g CP/100kg thể trọng và 200g CP/100kg thể trọng lên NNH3 dịch dạ cỏ, tỷ lệ tiêu hoá, khả năng tích luỹ nitơ và tăng trưởng trâu ta.

1


Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Nguồn gốc con trâu
Trâu là loài nhai lại hay gia súc lớn có sừng. Theo phân loại ñộng vật thì trâu thuộc
lớp ñộng vật có vú (Manmanila), bộ guốc chẵn (Artiodactyla), bộ phụ nhai lại
(Ruminantia), họ sừng rỗng (Bovidae), tộc bò (Bovini), loài trâu (Bubalus Babulis).
Trâu châu Á hiện nay là những giống trâu ñược du nhập từ Phương ðông ở dạng trâu
nhà. Trâu hoang và trâu nhà có hình dáng giống nhau và sự giống nhau ñến nay vẫn
còn ñược duy trì vì thường có sự giao phối lẫn nhau giữa hai loài này trong rừng núi.
Chúng khác rõ rệt với trâu Ấn ðộ về ngoại hình và hình dáng bên ngoài. W. Rossn

Cockill (1974), ñã mở rộng sử dụng tên trâu sông (River buffalo) cho các dạng trâu Ấn
ðộ, trâu ñầm lầy (Swamp buffalo) cho tất cả các loại trâu ở ðông Nam Á.

Trung

Trâu Việt Nam có tầm vóc vạm vỡ, trung bình con cái có trọng lượng từ 300 kg - 400
kg, con ñực 400 kg–500 kg, chiều cao trung bình 1,15 m–1,35 m; ñầu bé so với thân
mình, trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng, tai trâu mọc ngang, sừng dẹp và có
ngấn, chân sừng to gọn, dài 60–70 cm, trâu không có yếm, trâu cái cổ nhỏ và hẹp,
trâu ñực có cổ to và tròn, u vai nổi rõ và chạy dài về phía sau lưng, ngực nở chân
ngắn và to, nặng nề, da thường ñen, dưới bụng và sau ñùi hơi ñỏ, năng suất thịt từ
tâm
Học
liệu
Cần
liệu(Giáo
học trình
tập chăn
và nghiên
cứu
50% ñến
55%,
càyĐH
từ 3–4
sào Thơ
( Bắc @
Bộ) Tài
trâu/ngày
nuôi trâu bò,
1979), trâu thường có vòng lông xoắn trên mình gọi là khoáy, số khoáy từ 1 ñến 9, các

khoáy khác nhau về vị trí, kích thước, hình dáng, và chiều khoáy của lông.
2.2 Sơ lược về hệ tiêu hóa gia súc nhai lại
2.2.1 Miệng
Miệng và răng của ñộng vật nhai lại rất thích hợp cho việc lấy và nghiền thức ăn, các
tuyến nước bọt ở miệng rất phát triển và tiết ra một lượng nước bọt rất lớn giúp cho
quá trình nhai lại và nhào trộn thức ăn.
2.2.2 Dạ cỏ
Dạ cỏ chiếm khoảng 80% toàn bộ dung tích dạ dày, là nơi cư trú hệ vi sinh vật, sự tiêu
hóa ở dạ cỏ có ý nghĩa rất lớn. Người ta thấy 50-60 % vật chất khô của khẩu phần ñã
ñược tiêu hóa ở dạ cỏ, 30-50 % cellulose và hemicellulose ñã ñược tiêu hóa tại ñây
nhờ hệ vi sinh vật dạ cỏ lên men mà không có sự tham gia của men celluloza và
hemicelluloza tiết ra từ gia súc, ñây là ñiểm nổi bật và khác biệt của gia súc ña vị so
với gia súc ñộc vị (Mc Donal et al., 1995).
Ammonia (N-NH3) dạ cỏ ñược dùng ñể tổng hợp protein vi sinh vật dạ cỏ vì hầu hết
các loài vi sinh vật dạ cỏ ñều cần N-NH3 ñể sinh trưởng. Bình thường N-NH3 dịch dạ
2


cỏ thay ñổi từ 1-76 mg/100ml và tuỳ theo nồng ñộ protein và carbohydrate lên men
trong khẩu phần (Syrjala-Quist et al.,1994 trích bởi Maeng et al., 1998). Vai trò của
ammonia rất quan trọng, ñược chứng minh qua những kết quả nghiên cứu gần ñây cho
thấy khi bổ sung urê vào khẩu phần cho gia súc nhằm cung cấp N-NH3 ñể duy trì nồng
ñộ cao trong dạ cỏ, ñiều này ñã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa ñối với một số thức ăn kém
chất lượng cải thiện số lượng vi sinh vật dạ cỏ và tăng lượng thức ăn têu thụ. Hoover
(1986) chỉ ra nếu N-NH3 dịch dạ cỏ thay ñổi 3,3-8 mg% là ñiều kiện thích hợp cho
tổng hợp protein vi sinh vật. Sự phân huỷ protein thô có trong thức ăn diễn ra tại dạ cỏ
thành peptid, amino axít, axít béo bay hơi và N-NH3 (Hungate, 1966). Nhưng tốc ñộ
thuỷ phân của chúng phụ thuộc nhiều vào bản chất của protein, tính hoà tan và cấu
trúc lý học của protein hơn là thành phần của vi sinh vật dạ cỏ (Van Soest, 1982).
2.2.3 Dạ tổ ong

Sau dạ cỏ là dạ tổ ong. Dạ này là một túi trung gian vận chuyển thức ăn. Giữa tiền
ñĩnh dạ cỏ và dạ tổ ong có một cái gờ. Khi co bóp gờ này sẽ che lấp một phần giữa dạ
tổ ong và dạ cỏ khiến cho chỉ có thức ăn nghiền nhỏ mới có thể qua ñược ñể vào dạ tổ
ong. Khi dạ tổ ong co bóp một phần thức ăn trở vào dạ cỏ, một phần vào dạ lá sách.
2.2.4 Dạ lá sách
Dạ lá sách như là một cái túi ép lọc, nhờ sự vận ñộng khép mở của các lá sách mà

Trung tâm
liệuñược
ĐHépCần
@phần
Tàibảliệu
họclại tập
vàtụcnghiên
cứu
thức ănHọc
nữa lỏng
vào dạThơ
múi khế,
khô còn
sẽ tiếp
ñược nghiền
nhuyễn và cùng với thức ăn ở trên xuống hoà loãng ñể ñược ép xuống dạ múi khế.
2.2.5 Dạ múi khế
Dạ múi khế có cấu tạo tương tự như dạ dày ñơn của loài ñộc vị, niêm mạc của dạ dày
có tuyến dịch nhầy mucin và tiết ra dịch vị tiêu hoá thức ăn. Dạ múi khế bao gồm hai
phần thân vị và hạ vị.
2.3 Hệ vi sinh vật
2.3.1 Vi khuẩn
Tổng số vi khuẩn trong dạ cỏ thường là 109-1011 tế bào/g chất chứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ

vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 30%, số còn lại bám vào mẫu thức ăn, trú nghụ ở
các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa.
Vi khuẩn dưới dạng tự do trong dịch dạ cỏ phụ thuộc vào các chất hoà tan, ñồng thời
cũng có một số lượng vi khuẩn di chuyển từ mẫu thức ăn này sang mẫu thức ăn khác.
Thức ăn liên tục chuyển khỏi dạ cỏ cho nên phần lớn vi khuẩn bám vào thức ăn sẽ bị
tiêu hóa ñi. Vì vậy số lượng vi khuẩn ở dạng tự do trong dịch dạ cỏ rất quan trọng ñể
xác ñịnh tốc ñộ công phá và lên men thức ăn.

3


2.3.2 Nấm
Nấm là sinh vật ñầu tiên xâm nhập và tiêu hóa thành phần cấu trúc của thực vật bắt
ñầu từ bên trong (Ankin et al., 1983), làm giảm ñộ bền chặt của cấu trúc này và làm
tăng sự phá vỡ các mảnh thức ăn trong quá trình nhai lại. Sự phá vỡ này tạo ñiều kiện
cho vi khuẩn và men của chúng xâm nhập vào cấu trúc của tế bào và tiếp tục quá trình
phân giải cellulose. Những loài nấm ñược phân lập từ dạ cỏ cừu gồm: Neocallimastix
frontalis, Piramonas communis và Sphaeromonas communis Nguyễn Xuân Trạch
( 2004).
2.3.3 Protozoa
Protozoa có số lượng ít hơn vi khuẩn, trong 1ml dịch dạ cỏ có chứa 105-106 protozoa.
Chúng trú ngụ nhiều nhất ở các mẫu thức ăn lớn, ở thành dạ cỏ. Khi khẩu phần có
nhiều tinh bột, ñường thì số lượng protozoa tăng lên, cừu có khoảng 4.000.000
protozoa/1 ml dịch dạ cỏ. Protozoa ñược chia làm 2 nhóm chính là Entodineomorphs
và Holotrich: nhóm Entodineomorphs phát triển mạnh khi khẩu phần có nhiều xơ
cùng với tinh bột; nhưng nhóm Holotrich phát triển mạnh khi khẩu phần có nhiều xơ
nhưng ñược bổ sung bằng rỉ mật hoặc cỏ non. Protozoa tiêu hóa tinh bột, ñường là
chính nhưng một vài loài có khả năng phân giải cellulose.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Protozoa phân huỷ tinh bột và ñường rồi dự trữ trong cơ thể dưới dạng poly-dextrin,
do ñó protozoa có khả năng ñệm cho pH dạ cỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy protozoa
không thể xây dựng protein bản thân từ các amid ñược. Khi mật ñộ protozoa trong dạ
cỏ cao thì một lượng lớn vi khuẩn bị protozoa thực bào. Mỗi protozoa có thể thực bào
600-700 vi khuẩn trong 1 giờ ở mật ñộ vi khuẩn 109/ml dịch dạ cỏ. Do ñó hiện tượng
này mà protozoa ñã làm giảm hiệu quả sử dụng protein nói chung. Theo Weller và
Pilgrim (1974), protozoa không những trú ngụ ở dạ cỏ với số lượng lớn nhất mà nó
còn trú ngụ ở các dạ còn lại nhưng chỉ với số lượng nhỏ.
2.3.4 Tác ñộng tương hỗ của vi sinh vật dạ cỏ
Vi sinh vật dạ cỏ, cả ở thức ăn và ở mặt biểu mô dạ cỏ, kết hợp với nhau trong quá
trình tiêu hóa thức ăn, loài này phát triển trên sản phẩm của loài kia.
Trong ñiều kiện bình thường giữa vi khuẩn và protozoa cũng có sự cộng sinh có lợi,
ñặc biệt là trong tiêu hóa xơ. Tiêu hóa xơ mạnh nhất khi có mặt cả vi khuẩn và
protozoa. Protozoa nuốt và tích trữ tinh bột, hạn chế tốc ñộ sinh axít lactic làm giảm
ñộ pH ñột ngột, nên có lợi cho vi khuẩn phân giải xơ.
Tuy nhiên giữa các nhóm vi khuẩn khác nhau cũng có ñiều kiện cạnh tranh sinh tồn
lẫn nhau. Khi gia súc ăn khẩu phần giàu tinh bột nhưng nghèo protein thì số lượng vi
khuẩn phân giải cellulose giảm do ñó tỷ lệ tiêu hóa xơ thấp. Mặt khác protozoa ăn và
4


tiêu hóa vi khuẩn do ñó làm giảm tốc ñộ và hiệu quả chuyển hóa protein trong dạ cỏ.
Loại bỏ protozoa sẽ tăng số lượng vi khuẩn trong dạ cỏ. Việc loại bỏ protozoa trên
cừu ñã ñược Bird và Leng (1985) nghiên cứu nhiều và cho biết khẩu phần cơ bản gồm
rơm xử lý kiềm hoặc rỉ mật thấy tăng trọng của cừu tăng 37% ñến 45%.
2.4 Sự tiêu hóa thức ăn
2.4.1 Tiêu hóa xơ
Cellulose và hemicellulose là thành phần chính của tế bào thực vật, chúng liên kết với
lignin tạo thành polyme bền vững về mặt lý học. Một ñơn vị cellulose gồm hai phân tử
glucose, cellulose nguyên chất là một chuỗi các cenlobiose lặp ñi lặp lại bởi các liên

kết β -1,4. Như vậy cellulose nguyên chất gồm có các ñường ñơn glucose.
Ngược lại hemicellulose cũng là một polyme nhưng ngoài ñường glucose chúng còn
chứa ñường D-galactose, D-mantose, D-xilose và L-anabiose.
Khi lignin liên kết với cellulose, hemicellulose hay protein trong thành phần tế bào sẽ
làm cho thành phần tế bào trở nên bền vững và khó tiêu hóa. Do ñó thức ăn giàu lignin
như gơm rạ, cỏ khô… thường có tỷ lệ tiêu hóa thấp.

Trung

Trong dạ cỏ vi khuẩn phân giải xơ tiết ra enzyme và cắt cellulose thành các celuloza
(có hai glucose), sau ñó cellulose tiếp tục bị thuỷ phân ra thành glucose và lên men
tâm
ĐHCO
Cần
@ tốc
Tàiñộliệu
tập vàcaonghiên
cứu
thành Học
axít béoliệu
bay hơi,
phân học
giải cellulose
nhất lúc 5-6
2, CHThơ
4 và ATP,
giờ sau khi ăn.
2.4.2 Tiêu hóa tinh bột và ñường
Tinh bột và ñường ñược vi khuẩn và protozoa tiêu thụ rất nhanh. Protozoa ñồng hóa
tinh bột biến thành poly-dextin dự trữ trong cơ thể của chúng. Khi protozoa bị chuyển

xuống dạ múi khế và ruột non poly-dextin ñược tiêu hóa dễ dàng bởi men tiêu hóa của
vật chủ. Ngược lại vi khuẩn phân huỷ tinh bột và ñường thành các ñường ñơn sau ñó
lên men tiếp tục thành axít béo bay hơi, CO2, CH4 và ATP. ATP là nguồn cung cấp
năng lượng cho chính tế bào vi sinh vật. Những nghiên cứu gần ñây cho thấy không
phải tất cả tinh bột ñều ñược tiêu hóa ở dạ cỏ mà một phần ñược chuyển xuống phần
dưới của dạ dày bốn túi, những thức ăn không ñược lên men ở dạ cỏ gọi là thức ăn
thóat qua. Tinh bột và ñường thóat qua sẽ ñược tiêu hóa ở dạ múi khế.
2.4.3 Tiêu hóa protein
Protein ñược phân giải thành peptinol và axít amin bởi men peptiza và men peptidaza
của vi khuẩn. Phần lớn các axít amin tiếp tục bị vi khuẩn lên men ñể biến thành NH3
và axít béo bay hơi. Sau ñó vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp protein và axít amin cho cơ thể
chúng từ NH3. Sự tiêu hóa protein ở dạ cỏ ñã tạo ra một lượng lớn NH3 cho môi
trường lên men của vi sinh vật.

5


Tốc ñộ phân hủy protein phụ thuộc vào bản chất của protein, tính chất hoà tan, tính
chất lý học của protein hơn là thành phần của vi sinh vật dạ cỏ.
Ngoài ra các hợp chất phi protein trong thức ăn như các axít, amin, amid, nitrat…
cũng cung cấp ñáng kể NH3. Hàm lượng NH3 trong dạ cỏ rất quan trọng, chúng quyết
ñịnh ñến quá trình lên men phân hủy xơ và các hợp chất carbohydrate khác
Một phần protein và axít amin tuy hoà tan trong dạ cỏ nhưng không bị phân huỷ ở dạ
cỏ mà ñược ñi xuống dạ múi khế và ruột non. Phần lớn protein này ñược gọi là protein
thóat qua (by pass protein)
Tinh bột, ñường xơ

Protein
Peptides
Axít amin

Vi sinh vật

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Axít béo bay hơi + CO2 + CH4 +

NH3

Sơ ñồ về con ñường tiêu hóa protein và carbohydrate trong dạ cỏ (Leng, 1982)

2.4.4 Tiêu hóa chất béo
Lipid của thực vật rất dễ bị thủy phân trong dạ cỏ bởi enzyme lipase của vi khuẩn tạo
thành axít béo và tiếp tục lên men thành axít béo bay hơi. Phần lớn các axít béo cao
phân tử là các axít béo không no và dễ tách ra như: axít oleic (15%), axít linolenic
(50%), axít linoleic (10%) (Leng, 1991) … chúng ñược hấp thu trong dạ cỏ và ñược vi
sinh vật hydro hóa, khi ñó một lượng lớn axít bị biến ñổi thành axít bảo hoà (chủ yếu
là axít stearic và axít palmitic) chỉ ñược hấp thu ở ruột non.
2.5 Sự hấp thu
2.5.1 Sự hấp thu axít béo bay hơi
Các axít béo bay hơi chủ yếu là axít acetic, axít propyonic, axít butyric và một lượng
nhỏ các axít khác (izobutyric, valeric, izovaleric). Các axít này ñược hấp thu qua vách
dạ cỏ vào máu và là nguồn năng lượng chính cho vật chủ. Chúng cung cấp khảng 7080% tổng số năng lượng ñược gia súc hấp thu. Tỷ lệ giữa các axít béo bay hơi phụ
thuộc vào bản chất của các loại axít có trong khẩu phần.

6


pH của dịch dạ cỏ có ảnh hưởng lớn tới sự hấp thu axít béo bay hơi, các nhà khoa học
ñã chứng minh rằng ở pH = 6,4 là môt trường thuận lợI cho sụ tiêu hoá, trong dạ cỏ có
cả anion của axít béo và axít béo tự do. Khi pH cao hơn, từ 7-7,5 thì tốc ñộ hấp thu
axít béo giảm ñi rõ rệt, ñiều ñó có liên quan ñến nồng ñộ H+ có trong dạ cỏ. Các tác

giả nhận thấy rằng 24 - 48 giờ sau khi ăn hàm lượng axít béo bay hơi trong máu tĩnh
mạch cửa vẫn còn cao hơn trong máu ñộng mạch.
2.5.2 Sự hấp thu urê
Urê trong thành phần của khẩu phần hoặc theo nước bọt vào trong dạ cỏ cũng như urê
chuyển từ máu vào trong vách dạ cỏ bị phân giải nhanh chóng bởi urease của vi khuẩn
thành amoniac và khí carbonic nên nồng ñộ urê trong máu giảm ñi rõ rệt. Trong ñiều
kiện nuôi dưỡng bình thường, dạ cỏ không thấy có urê hoặc chỉ có một ít nhưng khi
cho ăn urê thì ở 20-48 phút ñầu trong dạ cỏ có nhiều urê chưa phân giải sau ñó urê
giảm dần, sau 75-80 phút thường chỉ còn thấy dấu vết hoặc một lượng không quá vài
mg/100ml.
2.5.3 Sự hấp thu và chuyển ngược axít amin từ máu vào trong dạ cỏ

Trung

ða số các nhà nghiên cứu ñiều ñi ñến kết luận: axít amin có thể hấp thu từ trong xoang
dạ cỏ vào trong máu và sự hấp thu này là một trong những con ñường xâm nhập nitơ
vào cơ thể từ ống tiêu hóa, trước khi lượng axít amin trong máu tĩnh mạch dạ cỏ có ít
tâm
liệu
ĐH
Cần
liệuamin
họcphụtập
vàvàonghiên
cứu
hơn soHọc
với máu
ñộng
mạch.
NhưThơ

vậy sự@
hấpTài
thu axít
thuộc
mức ñộ của
chúng trong dạ cỏ.
2.5.4 Sự hấp thu các ion và vitamin
Tính ổn ñịnh tương ñối của các thành phần ion trong dạ cỏ ñược duy trì nhờ sự hấp
thu nhanh các ion vô cơ và sự chuyển nước từ máu vào trong dạ cỏ. Khi áp suất thẩm
thấu của dịch dạ cỏ vượt khỏi mức ổn ñịnh còn nếu mức áp suất thẩm thấu thấp hơn
mức này thì một quá trình ngược lại sẽ diễn ra.
Sự hấp thu các vitamin nhóm B ở dạ cỏ, các nhà khoa học cho rằng, trong ñiều kiện
nuôi dưỡng bình thường không có sự hấp thu vitamin nhóm B là vì vitamin trong dạ
cỏ là một thành phần của cơ thể vi sinh vật và nó không ở trạng thái tự do.
2.6 Sơ lược về thức ăn thí nghiệm
2.6.1 Rơm (Rice straw)
Là nguồn thức ăn thô khô cho gia súc nhai lại. Rơm có giá trị dinh dưỡng thấp, chứa
nhiều xơ khó tiêu hóa (31%-33%), nghèo protein (2,2%-3%), nghèo vitamin và muối
khoáng (Gởi, 2005). Với ñặc tính này muốn ñảm bảo ñầy ñủ nhu cầu dinh dưỡng hàng
ngày cho gia súc cần bổ sung thêm thức ăn giàu ñạm. Leng et al., (1987), ñã chứng
minh rằng: bổ sung urê, một ít ñạm thực vật và chất khoáng vào khẩu phần chủ yếu là

7


rơm và cỏ, ñã làm tăng sức sản xuất của gia súc. Tác dụng bổ sung urê vào khẩu phần
có rơm cỏ ñã góp phần hiệu chỉnh sự thiếu hụt nitơ dễ tiêu (NH3) trong dạ cỏ, làm
tăng tỷ lệ tiêu hóa, tăng lượng thức ăn ăn vào, tăng lượng protein vi sinh vật giúp cân
bằng các axít amin tốt hơn, tăng tỷ lệ tương ñối protein/năng lượng (P/E).
2.6.2 Urê

Urê có công thức hóa học là CO(NH2)2 tên là carbamid ñược sản xuất theo phương
pháp hóa học. Urê thường ñược sử dụng cho trâu bò là urê phân bón chứa 46% nitơ.
Urê vào dạ cỏ ñược phân huỷ thành amoniac (NH3) và khí carbonic (CO2 ) dưới tác
dụng của enzyme vi sinh vật trong dạ cỏ. NH3 sau khi ñược tạo thành ñược vi sinh vật
trong dạ cỏ sử dụng ñể tổng hợp nên protein bản thân chúng. Khi vi sinh vật bị tiêu
hóa thì nghuồn ñạm này cung cấp cho vật chủ, phần còn lại ñược hấp thu vào máu
ñến gan, tại gan NH3 ñược chuyển hóa thành urê, urê ñược thải ra nước tiểu và một
phần theo nước bọt trở lại dạ dạ cỏ ở ñây vi sinh vật tiếp tục quá trình trên.
ðối với gia súc nhai lại chưa quen sử dụng urê thì phải có thời gian làm quen bằng
cách mỗi ngày cho ăn một ít và tăng dần ñến mức ñộ cho phép ñối với từng loài gia
súc. Liều gây ngộ ñộc ñối với bò 1-1,5 g/kg trọng lượng Nguyễn Nhựt Xuân Dung,
(2005).
2.6.3 So ñũa (Sesbania grandiflora)

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
So ñũa thuộc cây họ ñậu có hàm lượng protein cao khoảng 24,8% CP (Hừng, 2006),
cung cấp protein dễ lên men và một phần protein thoát qua. Người ta thường trồng so
ñũa với mục ñích lấy gỗ và làm nấm, phần lá thì ñược sử dụng cho gia súc nhất là ñối
với dê sữa (Nhân, 2005).
2.6.4 Bánh dầu bông vải (cotton seed)
Prôtein bánh dầu bông vải có chất lượng rất tốt và có tỷ lệ prôtein by- pass cao nhưng
hạn chế một số axít amin như cys, met, lys, tryp. Gossypol bông vải là một tuyến sắc
chất có mặt ở thực vật, là một hợp chất phenolic, ñộc tính của nó thường kết hợp với
các phản ứng của hợp chất phenol với axít amin và khoáng chất Theo Cheeke & Shull
(1985), thì ảnh hưởng tích luỹ của ñộ chất gossypol làm:
Giảm ăn vào, giảm cân.
Tổn thương ở gan và phổi giống như phù thể hiện qua triệu chứng khó thở.
Tim ñập yếu có thể dẫn ñến chết.
Thiếu máu do sắc bị kết tủa.


8


2.7 Sơ lược về tỷ lệ tiêu hóa (TLTH)
Hệ số tiêu hóa
Hệ số tiêu hóa hay còn gọi là tỷ lệ tiêu hóa. Khi gia súc ăn vào cơ thể phần lớn các
chất ñược cơ thể tiêu hóa và hấp thu, phần không ñược tiêu hóa và hấp thu ñược thải
ra ngoài dưới dạng phân. Hệ số tiêu hóa là % dinh dưỡng ñược tiêu hóa và hấp thu
trong tổng số thức ăn ñược cơ thể tiêu thụ còn gọi là hệ số tiêu hóa biểu kiến.
DC ăn- DC phân
TLTHbk=
DC phân
TLTHbk Tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến
DC dưỡng chất

Hệ số tiêu hóa thật:
Trong phân ngoài phần thức ăn không tiêu hóa ñược còn có những chất bài thải vào
trong ruột khong ñược ruột tái hấp thu: xác tế bào, mô ruột bị tróc ra, một vài loại
khóang như calcium.
DC ăn – ( DC phân– DC trao ñổi)
TLTH thật =

Trung tâm Học liệu ĐH Cần ThơDC@ănTài liệu học tập và nghiên cứu
TLTHthật Tỷ lệ tiêu hóa thật
DC dưỡng chất

9


Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.1 Phương tiện thí nghiệm
ðịa ñiểm thí nghiệm: Thí nghiệm ñược thực hiện tại trại chăn nuôi thực nghiệm và
phòng thí nghiệm Bộ môn Chăn Nuôi- Khoa Nông Nghiệp và SHƯD Trường ðại học
Cần Thơ.
3.2 Vật liệu thí nghiệm
3.2.1 ðối tượng thí nghiệm
Thí nghiệm ñược tiến hành trên 4 trâu ñực ta có trọng lượng trung bình từ 224- 230kg.
Trâu trước khi thí nghiệm ñược tiêm phòng vaccin lở mồm long móng và tẩy ký sinh
trùng ñịnh kỳ bằng Bivermectin 0,25% của công ty liên doanh Bio-Pharmachemie.
3.2.2 Chuồng trại
Trâu ñược nuôi trên chuồng sàn bằng sắt ñể tiện thu thập mẫu phân và nước tiểu, mái
chuồng bằng lá.
3.2.3 Thức ăn
Cỏ lông tây ñược thu cắt ngoài tự nhiên xung quanh trường và cặp theo quốc lộ.
Rơm ăn ñược thu mua tại phường Ba Láng - quận Cái Răng –TP Cần Thơ.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
So ñũa ñược thu cắt từ các hộ dân xung quanh thành phố.

Bánh dầu bông vải ñược mua tại Nông trường Sông Hậu- Thành phố Cần Thơ.
3.2.4 Dụng cụ thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm bao gồm: Cân ñại gia súc, cân ñồng hồ, xô ñựng phân, nước tiểu,
nước uống, dao chặt cỏ, liềm cắt cỏ và tấc cả các dụng cụ dùng ñể phân tích thuộc
phòng thí nghiệm, Bộ môn Chăn Nuôi Khoa Nông Nghiệp- Trường ðại học Cần Thơ
3.3 Phương pháp thí nghiệm
3.3.1 Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm ñược bố trí theo thể thức hình vuông Latin với 4 nghiệm thức và 4 giai
ñoạn, các nghiệm thức là các mức ñộ và loại thức ăn bổ sung ñạm gồm có
Nghiệm thức 1: Bánh dầu bông vải với mức 150gCP/100kg thể trọng (BV-150).
Nghiệm thức 2: Bánh dầu bông vải với mức 200gCP/100kg thể trọng (BV-200).

Nghiệm thức 3: So ñũa + urê với mức 150gCP/100kg thể trọng (SU-150).
Nghiệm thức 4: So ñũa + urê với mức 200gCP/100kg thể trọng (SU-200).
Cỏ tự nhiên ñược cho ăn ở mức ñộ1% trọng lượng trâu tính theo vật chất khô.

10


Rơm ăn tự do.
Trâu

A

B

C

D

I

1

2

3

4

II


2

1

4

3

III

3

4

1

2

IV

4

3

2

1

Giai ñoạn


Sơ ñồ 1 Sơ ñồ bố trí thí nghiệm

3.3.2 Phương pháp tiến hành
Thí nghiệm trãi qua 4 giai ñoạn. Mỗi giai ñoạn kéo dài 4 tuần, 2 tuần ñầu tập cho trâu
làm quen với thức ăn, lấy dịch dạ cỏ ñể xác ñịnh N-NH3 dịch dạ cỏ, tuần thứ 3 thu
thập mẫu rồi ñem phân tích các chỉ tiêu. Cuối mỗi giai ñoạn cân trọng lượng ñể xác
ñịnh tăng trọng.
So ñũa ñược lặt lấy phần cọng và phần ăn ñược sau ñó chặt ngắn khoảng 3cm.
Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bánh dầu bông vải ñược ñánh rời ra sau khi mua về và cân cho ăn.
Urê trộn chung với so ñũa.
Cỏ chặt ngắn khoảng 5-7cm.
Rơm ñể nguyên cho ăn.
Cách cho ăn: Thức ăn bổ sung: so ñũa, bánh dầu bông vải ñược cho ăn 2 lần trong
ngày (sáng và chiều). Mỗi buổi cho ăn một nửa lượng ăn/ngày của mỗi con. Cho ăn
thức ăn bổ sung trước rồi cho ăn ½ lượng cỏ và rơm ăn tự do trên mỗi buổi.
Nước uống: Nước uống ñựng trong xô (cho uống 2 lần/ngày).

Hình1: Trâu ðang ăn thức ăn thí nghiệm

11


3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi và thu thu thập số liệu
Thành phần hóa học của thực liệu: vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), ñạm thô
(CP), khoáng tổng số (Ash), xơ trung tính (NDF), xơ axít theo (ADF), Lignin theo
AOAC (1990).
Lượng thức ăn, nước uống, phân và nước tiểu thải ra mỗi ngày.
Khả năng tăng trọng theo từng giai ñoạn ñược cân bằng cân ñại gia súc, cân 2 ngày

liên tiếp vào cuối mỗi giai ñoạn.
Tính tỷ lệ tiêu hóa thức ăn bằng cách thu thập toàn bộ phân thải ra trong một ngày
ñêm và liên tục trong 6 ngày, ñược mô tả P. Mc Donald et al., (1995).
Khả năng tích lũy ñạm bằng cách thu thập toàn bộ phân và nước tiểu của một ngày
ñêm, lấy liên tục trong 6 ngày. Phân ñược sấy khô rồi nghiền mịn ñem ñi phân tích
CP. Nước tiểu ñược bảo quản với H2SO4 1M rồi ñem ñi phân tích protein thô.
Lấy dịch dạ cỏ bằng ống thông thực quản sau ñó cho vào túi nilon, cuột chặt, rồi ñem
phân tích N-NH3 bằng phương pháp Micro kjeldahl và ñược phân tích trong ngày.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 2: Lấy dịch dạ cỏ trâu

Hình 3: Lấy phân và nước tiểu trâu

12


3.4 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu ñược xử lý bằng mô hình tuyến tính tổng quát (General linear model) của
chương trình Minitab release 13.1. ðể xác ñịnh mức ñộ khác biệt có ý nghĩa của
nghiệm thức và so sánh giữa hai nghiệm thức dựa vào Tukey của chương trình
Minitab 13.21.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

13


Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

4.1 Thành phần hóa học của thực liệu dùng trong thí nghiệm
Bảng 1: Thành phần hóa học của thực liệu trong trong nghiệm thức (%DM)
Thực liệu

DM

OM

CP

NDF

ADF

Lig

Ash

Bánh dầu bông vải

85,7

91,6

23,7

41,4

35,8


6,7

8,4

So ñũa

21,3

91,2

22,7

28,0

23,6

10,5

8,8

Cỏ tự nhiên

20,6

90.3

9,1

66,6


35,5

6,2

9,7

Rơm

84,2

86,1

5,5

69,3

41,3

8,5

13,9

DM: vật chất khô; OM: vật chất hữu cơ; CP: protein thô; NDF:xơ trung tính ; ADF: xơ axít; Lig: lignin; Ash:
khoáng tổng số.

Trung

Qua bảng 1 chúng tôi thấy rằng bánh dầu bông vải và so ñũa có hàm lượng vật chất
khô và ñạm thô lần lượt là 85,7% và 21,3%; 23,7% và 22,7% kết quả này thấp hơn kết
quả phân tích của Phan Văn Hừng (2006), là 89,5% và 21,8%; 24,3% và 24,9%. Vật

chất khô và ñạm thô của cỏ tự nhiên là 20,6% và 9,1%; vật chất khô của cỏ cao hơn
của Phạm Thanh Hiền (2005), là 17,2% và thấp hơn của Phan Văn Hừng (2006), là
21,5%. Tuy nhiên ñạm thô của cỏ ñược dùng trong thí nghiệm cao hơn của Hừng
(2006) là 8,9% và thấp hơn của Phạm Thanh Hiền (2005), là 11,5% do cỏ ñược cắt
tâm
Học liệu
ĐH Cần
Thơ
liệutheo
học
tập
và có
nghiên
cứu
trong khuôn
viên Trường
ðại học
Cần@
ThơTài
và cặp
quốc
lộ nên
giá trị dinh
dưỡng thấp. Rơm có hàm lượng vật chất khô và ñạm thô là 84,2% và 5,5%; kết quả
này cao hơn của Trương Tuấn Khải (2000), (80,8% và 4,8%), Phan Văn Hừng (2006),
(84,1% và 4.74%) và Danh Mô (1999), (79,9% và 4,43%) ñiều này là do rơm sử dụng
trong thí nghiệm ñược mua tại các hộ nông dân ở phường Ba Láng - quận Cái Răng –
TP Cần Thơ, các hộ dân này ñã sử dụng một số giống lúa chất lượng cao như
OM2717 và OM2719. Hàm lượng NDF và ADF của rơm cao (69,3% và 41,3%) và
kết quả này phù hợp với một số kết quả khác như Danh Mô (1999), (69,6 và 41,5%),

Trương Tuấn Khải (2000), (67,0% và 41,8%), Chowdhury và Huque (1997), ADF
tổng số của rơm biến ñổi từ 39,4- 47,7%; Nguyễn Văn Thu & Preston (1999), cũng
cho biết ADF của rơm là 46,9% (DM). Như vậy rơm có hàm lượng vật chất khô và xơ
cao hơn các thực liệu khác dùng trong thí nghiệm.
Như vậy qua bảng 1 chúng ta thấy rằng bánh dầu bông vải và so ñũa là nguồn cung
cấp ñạm thô cho các khẩu phần. Rơm và cỏ tự nhiên là nguồn thức ăn cơ bản cho các
khẩu phần.

14


4.2 Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của trâu trong thí nghiệm
Bảng 2: Lượng thức ăn và dưỡng chất tiêu thụ của các nghiệm thức
Chỉ tiêu
DM (kg/ngày)
OM (kgDM/ngày)
CP (gDM/ngày)
NDF (kgDM/ngày)
ADF (kgDM/ngày)
ME (MJ/ngày)
ME (MJ/kgW0,75)

BV-150
4,15ab
3,68ab
337a
2,83
1,56
30,1
0,55


BV-200
4,48a
4,00a
442b
2,92
1,67
32,9
0,56

SU-150
3,98b
3,54b
340a
2,73
2,13
29,6
0,50

SU-200
4,32ab
3,85ab
463b
2,76
1,54
33,6
0,55

P
0,02

0,01
0,01
0,21
0,54
0,07
0,08

±SE
0,08
0,07
0,01
0,06
0,31
1,47
0,03

Các số cùng hàng có ít nhất một chữ số giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
ME: năng lượng trao ñổi; W0,75: trọng lượng trao ñổi; BV-150: bánh dầu bông vải với mức 150gCP/100kg thể
trọng; BV-200: bánh dầu bông vải với mức 200gCP/100kg thể trọng; SU-150: so ñũa + urê với mức
150gCP/100kg thể trọng; SU-200: so ñũa + urê với mức 200gCP/100kg thể trọng.

Trung

Qua bảng trên chúng tôi thấy rằng: lượng ñạm thô ăn vào ở nghiệm thức SU-200 và
BV-200 là 463g/ngày và 442g/ngày khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức
SU-150 và BV-150 là 340g/ngày và 337g/ngày; lượng vật chất khô và vật chất hữu cơ
ăn vào của nghiệm thức BV-200 là cao nhất (4,48 và 4,0 kgDM/ngày), thấp nhất là
nghiệm thức SU-150 (3,98 và 3,54 kgDM/ngày) và ngay trong cùng một mức ñộ bổ
tâm
Họcthôliệu

Thơ
liệuhữu
học
vàở nghiên
cứu
sung ñạm
thì ĐH
lượngCần
vật chất
khô@
và Tài
vật chất
cơ tập
ăn vào
nghiệm thức
(BV-150 và BV-200) cao hơn nghiệm thức (SU-150 và SU-200). Nghiệm thức
BV-200 khác biệt có ý nghĩa thống kê ở 5% với nghiệm thức SU-150; trong khi ñó
nghiệm thức BV-200 và nghiệm thức SU-150 thì khác biệt không có ý nghĩa với
nghiệm thức SU-200 và BV-150. ðồng thời năng lượng trao ñổi (MJ/ngày và
MJ/W0,75), NDF và ADF ăn vào của từng nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa
thống kê. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Văn Hừng (2006), khi sử
dụng bánh dầu bông vải làm tăng lượng vật chất khô và vật chất hữu cơ ăn vào. ðiều
này có thể là khi tăng lượng ñạm thô trong khẩu phần ñã tạo ñiều kiện cho hệ vi sinh
vật dạ cỏ phát triển tốt, ñồng thời cung cấp một lượng ñạm thoát qua và ñây chính là
nguồn ñạm cung cấp cho vật chủ, từ ñó làm tăng lượng dưỡng chất ăn vào. Như vậy,
việc tăng mức ñộ ñạm thô trong khẩu phần ñã làm tăng lượng dưỡng chất ăn vào các
nghiệm thức.

15



4.3 Lượng nước uống, phân, nước tiểu trong thí nghiệm
Bảng 3: Lượng nước uống, phân, nước tiểu của các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nước uống (kg/ngày)
Phân (kgDM/ngày)
Nước tiểu (kg/ngày)

BV-150

BV-200

SU-150

SU-200

P

±SE

9.49
2,01ac
4,90

9.82
2,12bc
5,30

8.56
1,86a

4,76

9.14
1,92ac
5,54

0.69
0,04
0,10

0.75
0,04
1,69

Các số cùng hàng có ít nhất một chữ số giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
BV-150: bánh dầu bông vải với mức 150gCP/100kg thể trọng; BV-200: bánh dầu bông vải với mức
200gCP/100kg thể trọng; SU-150: so ñũa + urê với mức 150gCP/100kg thể trọng; SU-200: so ñũa + urê với
mức 200gCP/100kg thể trọng.

Qua bảng 3 chúng tôi thấy rằng lượng nước ở nghiệm thức BV-200 và BV-150
(9,82kg và 9,49kg) cao hơn nghiệm thức SU-200 và SU-150 (9,14kg và 8,56kg);
nhưng lượng nước tiểu thải ra trong nghiệm thức SU-200 cao hơn các nghiệm thức
khác. Tuy nhiên sự khác biệt của lượng nước uống và lượng nước tiểu thải ra không
có ý nghĩa thống kê. Trong khi ñó lượng phân thải ra hàng ngày (tính trên DM) ở các
nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê: thấp nhất là ở nghiệm thức bổ sung SU150, ñiều này có thể là do so ñũa dùng trong thí nghiệm ở dạng tươi nên ñã cung cấp
một lượng nước biến dưỡng lớn do ñó ñã làm giảm lượng nước uống, giảm lượng
phân và tăng lượng nước tiểu.

Trung tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

4.4 N-NH dịch dạ cỏ ở hai thời ñiểm và sự khác biệt giữa 0giờ và 3giờ trong thí
3

nghiệm
Bảng 4: N-NH3 dịch dạ cỏ ở thời ñiểm 0giờ và 3giờ sau khi ăn của trâu thí nghiệm
(mg/100ml)
Chỉ tiêu

BV-150

BV-200

SU-150

SU-200

P

±SE

N-NH3 0giờ

8,17

8,85

8,07

9,12


0,11

0,28

N-NH3 3giờ

10,95a

13,07b

10,97a

13,75b

0,00

0,31

Khác biệt 0-3giờ

2,82a

4,20ab

2,90ab

4,65b

0,04


0,40

Các số cùng hàng có ít nhất một chữ số giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
BV-150: bánh dầu bông vảI với mức 150gCP/100kg thể trọng; BV-200: bánh dầu bông vải với mức
200gCP/100kg thể trọng; SU-150: so ñũa + urê với mức 150gCP/100kg thể trọng; SU-200: so ñũa + urê với
mức 200gCP/100kg thể trọng

Qua bảng trên cho thấy rằng lượng N-NH3 ở thời ñiểm 0giờ của các nghiệm thức khác
biệt không có ý nghĩa thống kê, cao nhất ở nghiệm thức SU-200 (9,12 mg/100ml) và
thấp nhất ở nghiệm thức SU-150 (8,07 mg/100ml). Ở thời ñiểm 3giờ sau khi cho ăn
lượng N-NH3 ở các nghiệm thức tăng lên; cao nhất nghiệm thức SU-200 (13,75
mg/100ml) và thấp nhất nghiệm thức BV-150 (10,95 mg/100ml), ñồng thời sự khác
biệt giữa hai thời ñiểm 0-3giờ thể hiện rỏ nhất là nghiệm thức SU-200 (4,65
mg/100ml) và thấp nhất là nghiệm thức BV-150 (2,82 mg/100ml) sự khác biệt này có
16


ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Hơn thế, khi tăng mức ñộ ñạm trong khẩu phần thì lượng
N-NH3 tăng lên. Kết quả này phù hợp với Nguyễn Văn Thu và Preston (1999), N-NH3
dịch dạ cỏ của trâu khoảng (5,83- 18 mg/100ml), Trương Tuấn Khải (2000), và Lê
Thanh Phương (1996) là khi tăng lượng ñạm trong khẩu phần tạo ñiều kiện cho hệ vi
sinh vật dạ cỏ sinh trưởng và phát triển tốt và phù hợp với nhận ñịnh cua SyrjalaQuist et al. (1994) trích bởi Maeng (1998), nồng ñộ N-NH3 dịch dạ cỏ biến ñộng và
tuỳ thuộc vào hàm lượng protein và carbohydrat của khẩu phần. ðiều này có thể là
nghiệm thức SU-200 ñã cung cấp một lượng lớn N-NH3 từ urê và ñược hệ vi sinh vật
dạ cỏ phân giải thành NH3 chúng sử dụng ñể tổng hợp nên protein của bản thân.
mg/100ml
16.0
14.0
12.0
10.0


N-NH3 0h

8.0

N-NH3 3h

6.0

Khác bi?t
0-3h

4.0
2.0
0.0

BV150 BV200 SU150 SU200
Trung tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
NT

Biểu ñồ 1: N-NH3 dịch dạ cỏ ở hai thời ñiểm và sự khác biệt giữa 0giờ và 3giờ trong thí nghiệm

4.5 Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích luỹ và tăng trọng trong thí nghiệm
Bảng 5: Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, nitơ tích luỹ và tăng của các nghiệm thức.
Chỉ tiêu

DMD (%)
OMD (%)
NDFD (%)

ADFD (%)
NI (g/kgW0,75)
N -TL (g/kgW0,75)
TT (g/ngày)

BV-150

BV-200

SU-150

SU-200

P

±SE

51,3
53,7
57,5
45,6
0,91a
0,27a
339

52,6
54,5
56,1
50,7
1,21b

0,39b
401

52,8
55,1
59,5
54,2
0,94a
0,26a
245

54,1
56,6
58,1
48,4
1,29b
0,46b
352

0,40
0,27
0,27
0,72
0,01
0,01
0,43

1,07
0,93
1,62

5,35
0,02
0,03
63,4

Các số cùng hàng có ít nhất một chữ số giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
DMD: vật chất khô tiêu hóa; OMD: vật chất hữu cơ tiêu hóa; NDFD:xơ trung tính tiêu hóa; NI: nitơ ăn vào; NTL: nitơ tích luỹ; TT: tăng trọng; BV-150: bánh dầu bông vải với mức 150gCP/100kg thể trọng; BV-200: bánh
dầu bông vải với mức 200gCP/100kg thể trọng; SU-150: so ñũa + urê với mức 150gCP/100kg thể trọng; SU200: so ñũa + urê với mức 200gCP/100kg thể trọng

17


Qua bảng 5 ta thấy DMD của các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê,
cao nhất ở nghiệm thức SU-200 và thấp nhất ở nghiệm thức BV-150. ðiều này có thể
là do bánh dầu bông vải có hàm lượng NDF và ADF của bánh dầu bông vải cao hơn
so ñũa (41,4% và 35,8%) ñã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa. Bênh cạnh ñó, so ñũa là loại thức
ăn xanh nhiều dưỡng chất dễ kích thích tính ngon miệng của gia súc làm tăng tỷ lệ
tiêu hoá (Nguyễn Văn Tiến, 1998). Ngoài ra Slabbert et al., (1992), chứng minh ñược
tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn có tương quan nghịch với hàm lượng ADF và NDF tổng số
của thức ăn. OMD của các nghiệm thức cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê từ
(54,6%-59,7%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Danh Mô (1999), với khẩu
phần rơm bổ sung so ñũa thì OMD là 56,6%. Theo Wu và Liu (1996), cho biết tỷ lệ
tiêu hóa vật chất khô của rơm là 48,9% vật chất hữu cơ của rơm là (51,8%-58,4%)
.Vậy khi bổ sung ñạm vào trong khẩu phần ñã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa DM và OM của
khẩu phần.
Nitơ tích luỹ giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa thống kê cao nhất ở nghiệm
thức SU-200 (0,45 g/kgW0,75)và thấp nhất ở nghiệm thức SU-150 (0,27g/kgW0,75), kết
quả này phù hợp và cao hơn của Phan Văn Hừng (2006), khẩu phần có bổ sung so ñũa
+ urê là 0,29g/kgW0,75.


Trung

Tăng trọng (g/ngày) giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê cao
nhất là BV-200 (401g) và thấp nhất là SU-150 (245g). Ở cùng một mức ñộ bổ sung
tâm
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
ñạm thì BDBV tăng trọng cao hơn so ñũa + urê nhưng chưa tìm ñược sự khác biệt có
ý nghĩa. Nguyên nhân tăng trọng cao có thể là do nitơ tích lũy ở nghiệm thức BV-200
và SU-200 cao khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hai nghiệm thức còn lại. So sánh
với bò trong thí nghiệm của Nguyễn Thị ðan Thanh (2007), thì trâu tăng trọng tốt hơn
ở cùng nghiệm thức và cùng mức ñộ ñạm trung bình 300g/ngày.

18


×