Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến ngôn ngữ người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.97 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÀI CUỐI KỲ MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI: Ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến ngôn ngữ người Việt

Lớp:

Tôn giáo học

Hà Nội, tháng 10 năm 2017

I.

Tóm tắt đề tài


Đề tài đưa ra nhằm tìm hiểu về những ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo
đến ngôn ngữ của người Việt. Qua đó phần nào sẽ giải quyết được những
câu hỏi nguồn gốc những ngôn ngữ mà ta hay sử dụng rồi ngôn ngữ Phật
giáo có hay hay không và những lĩnh vực mà Phật giáo ảnh hưởng thấy
được vai trò to lớn của ngôn ngữ Phật giáo trong đời sống văn hóa người
Việt Nam.
II. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
Phật giáo đã đi cùng người dân Việt Nam qua nhiều thế kỉ và có lẽ
những tư tưởng, giáo lý Phật đã ăn sâu vào tiềm thức, văn hóa, lối sống
người Việt khó có thể tách rời, nó như một thứ keo một sợi dây cột chặt với
dân tộc vậy. Hơn 20 thế kỉ, một khoảng thời gian đủ dài để Phật giáo ăn sâu
vào gốc rễ, từng thế hệ người Việt họ coi nó như một món quà, một món quà


giá trị mà tổ tiên để lại và từng thế hệ sau, sau nữa cứ lưu truyền, cứ tin và
tôn sùng nó như một đạo chính thống của dân tộc vậy. Hơn nữa, đạo Phật
còn hòa vào tín ngưỡng dân gian một cách tự nhiên đến lạ kì. Chính vì có
thời gian gắn bó lâu đến vậy mà những giáo lý Phật giáo đã ăn sâu thấm dần
vào những lĩnh vực đời sống văn hóa, tâm linh người Việt mà khi con người
ta sử dụng cứ ngỡ tưởng đó là truyền thống của ông cha mà không biết nó
đến từ đâu. Trong những lĩnh vực đời sống, văn hóa mà Phật giáo ảnh
hưởng tới thì có một thứ mà người Việt vẫn đang hàng ngày sử dụng, nghe,
đọc, .v.v. đó là ngôn ngữ Phật giáo. Ngôn ngữ Phật giáo có ảnh hưởng lớn
đến văn hóa ngôn ngữ của người Việt từ cách ăn nói giao tiếp, ứng xử đến
phong tục tập quán hay báo đài, tivi, các game show truyền hình. v.v…
nhưng có mấy ai quan tâm nó đến từ đâu? Nguồn gốc nó ra sao? Sử dụng ra
sao?.v.v… Tình trạng của sự xuống cấp trong văn hóa giao tiếp và văn hóa
ngôn ngữ sử dụng hàng ngày cũng như là thắc mắc ngôn ngữ Phật giáo ảnh
hưởng đến đâu trong đời sống người Việt là một vấn đề cần đề cập tới
2. Câu hỏi nghiên cứu
Ngôn ngữ Phật giáo đã ảnh hưởng đến ngôn ngữ của người Việt Nam
như thế nào?
3. Tổng quan tài liệu
Nói đến ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến văn hóa ngôn ngữ người
Việt tuy chưa có công trình riêng biệt đề cập nhưng đã có những công trình


ít nhiều có bàn luận về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu: Nguyễn Lang với “Việt Nam Phật giáo sử luận”, Nguyễn Tài Thư với
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam”, Tâm Trí – Lê Hữu Khải với “Ngôn ngữ văn
chương và thi ca Thiền Phật giáo”, Võ Minh Phát, “Đặc điểm ngôn ngữ của
từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học,
Đại học Huế, Trường Đại học Khoa học; Nguyễn Phạm Hùng, “Văn học
Phật giáo Việt Nam”; Nguyễn Thị Bích Thủy, “Từ ngữ Phật giáo trong ngôn

ngữ sinh hoạt”….
Tất cả những tài liệu nghiên cứu kể trên đều có những phân tích xác đáng
về Phật giáo và ngôn ngữ của người Việt trên nhiều khía cạnh. Tuy nhiên,
nghiên cứu về ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến văn hóa ngôn ngữ của
người Việt mang tính hệ thống và toàn diện thì còn chưa được đề cập. Chính
vì vậy trong đề tài nghiên cứu của mình tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ vấn đề
này.
III. Nội dung
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
2. Đặc điểm ngôn ngữ Phật giáo
2.1.

Khái niệm ngôn ngữ và văn hóa ngôn ngữ Phật giáo

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu của loài người và chỉ riêng loài người
mới có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện tư duy và là phương tiện giao
tiếp giữa con người với con người.
“Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc” thông qua đó các cộng đồng bản
xứ có thể thể hiện được thế giới quan tâm linh đồng thời qua đó thế giới
quan tâm linh đó cũng sẽ làm cho ngôn ngữ phát triển kinh sách là một ví
dụ kinh điển và Phật giáo cùng với bộ Tam tạng kinh điển của nó cũng vậy.
Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo đó có thể hiểu là những giá trị ,quan
điểm tư tưởng, chân lí mà con người tạo ra ẩn chứa trong những lớp ngôn
ngữ và thông qua ngôn ngữ những giá trị, chân lí đó được đến với con
người bên cạnh đó cách thể hiện ngôn ngữ đó như thế nào từ phong thái
đến ngữ điệu cũng rất quan trọng .Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo ẩn chứa rất
nhiều văn hóa của Ấn Độ (cái nôi Phật Giáo) và nó được thể hiện trong bộ
Tam tạng kinh điển của Phật giáo. Bộ Kinh tạng được được viết bằng tiếng



Pali hay Phạn ghi lại những lời Phật dạy, ngày nay bộ kinh được dịch ra
nhiều thứ tiếng, ngôn ngữ khác nhau và mỗi ngôn ngữ lại mang một màu
sắc, sắc thái khác nhau của văn hóa mỗi nước. Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo
không chỉ thể hiện qua các kí tự, dấu thanh, cấu tạo khác nhau mà văn hóa
ngôn ngữ Phật giáo còn được thể hiện qua cách xưng hô, và ngôn ngữ hình
thể tức là cử chỉ, hành động thái độ của mỗi cá nhân vậy.
2.2.

Đặc điểm văn hóa ngôn ngữ Phật giáo.

Ngôn ngữ là một công cụ, phương tiện hữu hiệu trong buổi đầu sơ
khai của con người dùng để giao tiếp trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm
….Với Phật giáo ngôn ngữ là một phương tiện để hoằng pháp, thuyết pháp.
Từ thời Phật còn tại thế việc giảng kinh, thuyết pháp của Ngài đều phải sử
dụng ngôn ngữ mà ở đây là ngôn ngữ nói, ngôn ngữ mà Phật nói ra phải có
một điều gì đó đặc biệt thì mới có sự lôi cuốn các Phật tử đến vậy minh
chứng rõ nhất là sau khi Phật tịch các đồ chúng của Ngài đã ưu tiên dùng
chính những lời nói của Phật trong các buổi thuyết pháp mà ghi, chép lại
thành bộ Tam tạng kinh điển. Tại sao sau một khoảng thời gian dài sau khi
Phật tịch những lời Phật dạy vẫn còn được kể mà gần như không sai một
câu chắc hẳn có một cái gì đó khiến người ta phải mê và nhớ như vậy.
Trong giới tu trì dành cho hàng Phật tử tại gia giới vọng ngữ đề cập
đến một lời cảnh báo : “Nên cẩn trọng ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ không
thể tùy tiện mà phải coi đó là ý thức trách nhiệm bản thân với người khác
bởi đó là một trong những tác nhân gây nghiệp (thân khẩu ý)”. Với Tứ
nhiếp pháp ái ngữ là một trong những phương tiện hoàn toàn tự nguyên
xuất phát từ tâm từ bi vô điều kiện và trong 6 Pháp hòa kính ngôn ngữ phải
được sử dụng một cách hòa đồng tạo sự gắn kết các tăng đoàn. Ngôn ngữ
mà Phật sử dụng trong các buổi thuyết pháp nó có một giá trị có thể coi là

vĩnh cửu bởi lẽ đó là ngôn ngữ nói mà tồn tại hàng nghìn năm chưa kể đó là
thời mà chưa có ngôn ngữ viết và cùng với sự phát triển của khoa học con
người cũng dịch nhiều loại ngôn ngữ phong phú đa dạng linh hoạt hơn
nhưng ngôn ngữ Phật giáo vẫn tồn tại và phát triển như một chuẩn mực.
“Phật nói chân thành, êm ái, thư lớp, dễ hiểu, không mau, không
chậm, không ít, không nhiều, không ẩn, không nhỏ, không đùa cợt hơn
tiếng chim Ca lăng tần già, từ và nghĩa phân minh không làm tổn thương
ai. Lời Phật lìa dục không nhiễm không, dứt sân nên không ngại trừ ngu
nên dễ hiểu tăng trưởng pháp hủy nên khả ái ,…” (Thích Thiện Siêu, 1997).


Ngôn ngữ là cả một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng việc lựa chọn
từ làm sao cho phù hơp với văn cảnh là một điều suy nghĩ . Với Đức Phật
ngôn ngữ đạt đến độ hoàn hảo, vi diệu và văn hóa ngôn ngữ Phật giáo cũng
chỉ nhằm vào một điều “Tự tha, lợi tha-Tự tha lượng lợi” (“Giác ngộ”,
2004). “Để thành công trong quá trình giao tiếp thì phải có phương pháp.
Phương pháp giao tiếp đã được Đức Phật nêu rõ trong nhiều kinh điển. Với
những khái quát bước đầu cho thấy trong kinh Sa Môn Quả, kinh Ví Dụ Cái
Cưa, Tiểu Kinh Dụ, Dấu Chân Voi và Kinh lời nói đều đề cập và thống nhất
về năm phương thức giao tiếp đó là: Nói đúng thời, nói lời liên hệ đến lợi
ích, nói đúng sự thật, nói lời nhu hoà, nói với lời tâm từ.” (“Nghệ thuật giao
tiếp trong kinh điển Phật giáo”, không ngày)
Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo có những đặc điểm rất đặc sắc có thể
đưa ra. Thứ nhất sự đa dạng trong ngữ điệu hay cách nói từ cao thấp, ngắt
quãng đến sự điều chỉnh giọng điệu trong giọng nói cũng như phối hợp các
phương tiện khác như ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, thần thái thậm chí
cách ăn mặc. Thứ hai là từ ngữ khá đa dạng được thể hiện trong những văn
cảnh hoàn cảnh khác nhau, không phải đơn giản là mà con người sử dụng
nó mà vì nó dễ truyền tải thông điệp, ý của người nói. Thứ ba là ngôn ngữ
Phật giáo mang tính giáo dục rất lớn về đạo đức, lối sống, cách đối nhân xử

thế của con người trong cộng đồng. Thứ tư sự chỉnh chu, tao nhã, trang
trọng trong phong cách ngôn ngữ. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể
phủ nhận rằng đa phần ngôn ngữ Phật giáo được chúng ta Việt hóa từ ngôn
ngữ khác đặc biệt là tiếng Hán hay Hán –Việt. Chính vẻ đẹp của văn hóa
ngôn ngữ Phật giáo khi được con người thực hiện, thực hành kết hợp với
phong lối sống người Việt dần dần trở thành thói quen ăn sâu cuộc sống
của họ không chỉ có giao tiếp, cách đi đứng mà tất cả các lĩnh vực xã hội
khác nhau của người Việt.
3.
Ngôn ngữ Phật giáo và những ảnh hưởng đối với văn hóa
người Việt
3.1. Ảnh hưởng ngôn ngữ Phật giáo trong văn hóa ngôn ngữ giao
tiếp ứng xử và ngôn ngữ văn học nghệ thuật .
3.1.1. Đối với văn hóa ngôn ngữ giao tiếp
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ thứ I, thứ II sau công
nguyên tức cách ngày nay khoảng 20 thế kỷ một con số biết nói để khẳng
định rằng Phật giáo đã ăn sâu vào đời sống của con người Việt Nam. Phật


giáo đi cùng con ngươì Việt trên một chặng đường dài với bao thăng trầm,
biến động lớn của đất nước nó như một thứ gì đó gắn liền mà không thể
tách rời hòa vào văn hóa tín ngưỡng nhẹ nhàng mà không chút mâu thuẫn
và đến giờ những giá trị Phật giáo vẫn được gìn giữ và phát triển trong cuộc
sống hàng ngày. Ngôn ngữ Phật giáo cũng vậy nó ăn sâu và trong văn hóa
giao tiếp, ứng xử hàng ngày của người Việt mà đến nỗi con người ta sử
dụng nó như một thứ tiếng mẹ đẻ không một chút ngần ngại, lạ lùng. Đối
với người Việt giao tiếp ứng xử cũng vô cùng quan trọng không chỉ với các
mối quan hệ, công việc mà qua đó cũng đánh giá đạo đức con người người
ta thường nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” hay “Lời nói chẳng mất tiền
mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” vì vậy việc sử dụng ngôn ngữ như

thế nào, sử dụng từ gì rất quan trọng trong văn hóa giao tiếp ứng xử người
Việt và có lẽ lớp ngôn ngữ Phật giáo đáp ứng yêu cầu đó nên phạm vi sử
dụng không hẳn chỉ bó hẹp trong chùa, đền. Có vô vàn từ ngữ được sử
dụng hàng ngày như gặp một cảnh của một ai đó bị đau ốm, hoạn nạn khó
khăn ta thường thốt rằng “tội nghiệp quá!” thể hiện lòng xót thương, trắc ẩn
của con người. Từ “tâm” chỉ bên trong của con người sự chân thành, không
vụ lợi tham lam trong sạch và khi nói về công việc hay khi xin, cầu thứ gì
đó ở đình chùa họ thường nhắc nhau những câu như : Làm việc phải có
tâm, xin gì cốt là có tâm….Từ “nghiệp” hay “nghiệp báo”, theo Phật
Nghiệp khởi đầu từ thói quen và được tích lũy định hình theo năm tháng
qua các hành vi thân, miệng, ý. Nếu đó là thói quen tốt thì trong tâm an lạc
hạnh phúc và ngược lại nếu đó là thói quen xấu thì con người phải chịu hậu
quả vậy nên khi con người ta thấy một ai đó làm những việc sai trái và phải
chịu hậu quả đích đáng họ thường nói với nhau từ “nghiệp báo” hay “ác giả
ác báo” hay “nghiệp tôi lớn qua lên làm gì cũng không thành”. Quan niệm
về “nghiệp” hay thuyết “nghiệp” đi vào cuộc sống của con người như một
thứ siêu nhiên nào đó mà họ phải chấp nhận cái “nghiệp” của bản thân.
Trong giao tiếp ứng xử không ai nhận mình là ngu, si hay kém cỏi hơn
người khác tuy nhiên nếu ai mà tin vào “nghiệp” thì họ chấp nhận điều đó
và đương nhiên khi con người ta nhận thức về cái tội mà họ đang phải
gánh thì nhận thức của họ cũng sẽ thay đổi cố gắng làm những điều tốt đẹp
để giảm bớt cái “nghiệp” bản thân .
Từ “thanh tịnh” là sự trong sạch, yên tịnh, tĩnh tại cũng được sử
dụng phổ biến con người khuyên nhau “cần giữ tâm hồn được thanh tịnh”
hay khi gặp một vấn đề gì đó trong cuộc sống họ cũng muốn con người ta
cũng muốn tìm đến sự thanh tịnh biểu hiện bằng cảm xúc hành động khác


nhau. Chính cái ý nghĩa của nó tác động đến lối sống của con người, họ
muốn có một cuộc sống nhẹ nhàng, thanh tịnh không bon chen, ồn ã làm

tâm hồn con người thư thái từ đó nhìn cuộc sống lạc quan hơn.
Từ “giác ngộ” là hiểu theo lẽ phải từ bỏ cái sai trái lạc lối, thường
trong cuộc sống con người ta sử dụng nó khi khuyên bảo. Một người phạm
tội, làm điều sai trái vi phạm đạo đức, pháp luật thì họ thường nhận được
những lời khuyên của mọi người “y nên giác ngộ” hay “quay đầu là bờ” và
khi họ nhận thức được lẽ phải họ cũng sẽ thốt lên rằng “tôi đã giác ngộ”.
Từ “từ bi” nói đến lòng yêu thương của con người hay “hỷ
xả”quên mình đi một cách vui vẻ đó là cách sống của con người trong cuộc
sống không chỉ đến chùa mới nghe được lời dạy của Phật, sư thầy mà ngay
trong cuộc sống con người ta cũng khuyên nhau nên sống từ bi, hỷ xả, yêu
thương nhau và một phần thuật ngữ này cũng liên quan đến cái “nghiệp”
của con người sống “từ bi” cũng là một cách để giải “nghiệp” cũng như để
lại phúc, đức cho con cháu sau này.
Từ “nhân duyên” có thể hiểu là cái gì đó ở kiếp trước tạo ra kết
quả ở kiếp sau, con người tin vào điều đó. Từ “nhân duyên” gặp rất nhiều
trong cuộc sống hàng ngày con người xa lạ gặp nhau nói chuyện cũng gọi
là duyên, trai gái yêu nhau cũng là duyên rồi đến với nhau cha mẹ: Thôi thì
hai đứa có duyên với nhau… hay không đến được với nhau thì thì nói rằng
không có duyên. Rồi thì khi hai người bạn xa nhau thường có câu “nếu có
duyên thì sẽ gặp lại”. Trong rất nhiều trường hợp khác nhau con người sinh
ra theo đạo Phật mọi thứ đều có nhân duyên từ mối quan hệ bạn bè, chị em,
cha mẹ, vợ chồng.v.v… điều đó khi đi vào đời sống thường nhật con người
ta vẫn sử dụng nó như sự giải thích cho sự trùng hợp, bí ẩn…
Từ “nhẫn” là sự cam chịu, chịu đựng cũng được sử dụng khá phổ
biến. Như Phật nói “Đời là bể khổ” con người trước những khổ đau ấy thì
phải “nhẫn”, họ khuyên nhau trong những hoàn cảnh khác nhau đau khổ,
nghèo khó hay cũng phải chịu đựng “nhẫn lại” “nhẫn nhục”…đều được con
người sử dụng chính đó dần dần tạo nên cho con người một sự khoan thai
bao dung và rèn luyện khả năng chịu đựng đức tính cần cù của con người.
Trước nguy nan gian khó của một ai đó con người ta thường sử

dụng câu nói của nhà Phật để khơi dậy lòng trắc ẩn, tấm lòng nhân ái, vị tha
“Cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp” thấy được giá trị tình
cảm, tinh thần cộng đồng trên cả những giá trị vật chất hiện hữu.


Từ “hiếu” hay “hiếu thảo”chỉ lòng thành kính, biết ơn với những
người đã sinh ra mình ngược lại là từ “bất hiếu”. Nó được sử dụng một
cách rộng rãi trước một hành động đứa con chăm sóc cha mẹ khi ốm đau,
bệnh tất già yếu con người ta thương nói với nhau “đứa này có hiếu”, “con
nhà này hiếu thảo quá” và ngược lại nếu có thái độ bất kính với cha mẹ thì
con người thường nói rằng “đúng là đứa con bất hiếu”, “thằng bất hiếu”.
Từ “hiếu” một đạo lý làm người “Uống nước nhớ nguồn” mà cha mẹ, ông
bà nào hay bất kì một cuốn sách đạo đức nào cũng răn dạy thế hệ sau nó
ngấm vào máu xương người Việt.
Bên cạnh đó còn có những từ như “tùy duyên”, “tùy hỉ”, “tùy số”
cũng được sử dụng khá phổ biến thể hiện một thái độ vô lo vô nghĩ, lạc
quan, thoát khỏi trạng thái tham lam, căng thẳng, ích kỉ…ví dụ như một
người con gái ngoài 30 tuổi chưa lấy chồng khi có ai đó hỏi thì trả lời “tùy
duyên” hay hỏi về cuộc sống sau này của một người thì thường sẽ có những
câu trả lời “tùy số”… Sự phó thác cho “nhân duyên”, “số phận” không phải
là một cái gì đó vô trách nhiệm hay buông thả mà điều đó làm cho cuộc
sống của con người thoải mái, nhẹ nhàng hơn khi đó con người nhìn nhận
cuộc sống tốt đẹp hơn.
Còn vô vàn những từ ngữ Phật giáo được sử dụng trong cuộc
sống hàng ngày trong giao tiếp, ứng xử của người Việt nữa như: Sinh –
Diệt, lương thiện, dục vọng, ái dục, đức, hạnh, vi diệu, an lạc, tham, sân, si,
bố thí.v.v… mỗi một từ mang một ý nghĩa sắc thái riêng được người Việt
sử dụng và những văn cảnh khác nhau của cuộc sống thậm chí không chỉ
giao tiếp mà con người còn sử dụng luôn những từ ngữ đó đặt tên cho con
của mình với hi vọng lớn lên đứa con của họ cũng vậy cũng tốt đẹp như

những gì Phật dạy. Từ ngữ Phật giáo không chỉ để dùng để biểu thị trao đổi
thông tin mà nó còn mang tính giáo dục rất lớn đối với đạo đức con người
và có lẽ nó sẽ được sử dụng lâu dài 100, 200 năm nữa đó còn phụ thuộc vào
con người.
3.1.2. Đối với văn học nghệ thuật.
Trong văn học dân gian ta rất dễ bắt gặp những từ ngữ chuyên
dùng trong nhà Phật đi đôi là những bài học, triết lý cuộc sống đầy dung dị.
Đến với truyện cổ tích ta bắt gặp ngay hình tượng của Bụt(tức Phật) xuất
hiện một cách đầy màu nhiệm để giúp đỡ các nhân vật rơi vào hoàn cảnh
bi đát, khổ sở, bị áp bức. Ví thử truyện “Tấm Cám” năm lần bảy lượt Bụt


hiện ra giúp đỡ Tấm (nhân vật chính diện) bị mẹ con dì ghẻ đày đọa hết lần
này đế lần khác hãm hại hay trong truyện “Cây tre trăm đốt” Bụt cũng xuất
hiện giúp anh chàng Khoai ngây ngô bị lão địa chủ lừa…chung quy lại tất
cả Bụt xuất hiện không chỉ là để giúp mà còn thể hiện chân lí “ở hiền gặp
lành”, “ác giả ác báo”. Trong “Quan âm thị kính” thể hiện rõ màu sắc Phật
giáo ở cả từ ngữ và ý nghĩa nói nên tính nhẫn nhục từ bi của thị Kính sau
trở thành Phật Quan âm. Bên cạnh đó các câu truyện dân gian “Tấm Cám”,
“Ăn khế trả vàng”, “Sự tích Thạch Sùng”.v.v…ẩn chứa trong đó những đạo
lý, triết lý “nhân quả”, “luân hồi” của đạo Phật không chỉ mang giá trị văn
học mà còn mang giá trị giáo dục lớn.
Có thể nói hình ảnh hay cách gọi, từ ngữ, đạo lý, nhà chùa đi vào
văn học dân gian đầy nhẹ nhàng và tinh tế từ Bụt, chùa, Phật, tham, sân si ,
… đang chứng minh không chỉ dừng lại ở triết lý mà qua ngôn ngữ thể hiện
được ở tinh thần Phật giáo. Điều đó còn được thể hiện trong văn học trung
đại với những tượng đài thi ca của Việt Nam. Nguyễn Du –Đại thi hào dân
tộc với tác phẩm “Truyện Kiều” hay “Đoạn trường tân thanh” cũng mang
màu sắc Phật giáo trong tác phẩm của mình với những ngôn từ, triết lý
quan niệm nhà phật đầy ấn tượng như nhà Sử học Trần Trọng Kim viết:

“Theo đạo Phật thì ở đời không có gì là không có nhân duyên mà cái nhân
duyên đó kết hợp thành cái nghiệp cái phần tốt phần hay của nàng Kiều ở
chỗ dù có khổ sở thế nào cũng giữ được cái tâm trong sạch cái bụng nhân
nghĩa và cái sức cố gắng phấn đấu với cái nghiệp chướng của mình…”. Vì
thế đến với “Truyện Kiều” ta bắt gặp những triết lý, ngôn từ nhà Phật được
sử dụng:
- Sư rằng: “Phúc họa đạo trời,
Cội nguồn cũng bởi lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cội phúc tình là dây oan.(Du, 2016)
Ác giả ác báo đã mang lấy nghiệp thì bản thân phải chịu, dù có
khuynh đả đến đâu mà không có lòng thành thì cũng sẽ nhận quả. Phật
rằng không có trời phúc họa quy vào nghiệp và nghiệp, tâm, thiện, nhân
quả, kiếp vào thơ Nguyễn Du đầy tinh tế táo bạo:
-Âu đành là kiếp nhân duyên


Cùng người một hội, một thuyền đâu xa! (Du, 2016)
- Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần hay xa
Thiên căn vốn tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.(Du, 2016)
Có thể thấy không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ Phật giáo đi và
thơ một cách tài tình và nhẹ nhàng đến thế nếu như nó không hay không
đúng thì chắc chả ai mảy may và một lí do rất đơn giản là lớp từ Phật giáo
dễ đi vào lòng người và dễ truyền tải thông điệp và cứ thế đi và trong cuộc
sống như một thứ gia vị không thể thiếu. Còn rất nhiều phẩm văn học với
thể loại khác nhau nhuốm màu Phật giáo mà ta không thể kể hết được từ
văn học dân gian, văn học trung đại với tiêu biểu là văn học Lý-Trần, văn
học cận, hiện đại để ta thấy được sức lan tỏa của ngôn ngữ Phật giáo.

3.2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến ngôn ngữ báo chí và
truyền thông
3.2.1. Đối với ngôn ngữ báo chí.
Báo chí là thông báo, xuất bản, ấn phẩm,… nói về những sự vật
hiện tượng hay con người nổi bật mà xã hội quan tâm. Có thể nói với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật như hiện nay báo chí cũng phát
triển theo từ báo in, báo điện tử. v.v… nhằm đáp ứng nhu cầu của con
người. Đó là nhu cầu tinh thần của con người, sống giữa cuộc sống bon
chen và xô bồ con người ta muốn tìm đến một gì đó thanh tịnh, giải thoát...
và Phật giáo đáp ứng được điều đó cũng như đã nói văn hóa Phật giáo đi
sâu vào tâm thức người Việt hàng bao thế kỉ nó trở thành văn hóa khi nào
không hay và trong hoàn cảnh bất đắc dĩ con người tìm đến nó như một liều
thuốc vậy. Từ xa xưa con người ta muốn tìm đến nơi chùa chiền để nghe
kinh, niệm Phật để biết về giáo lý Phật học họ phải đi một con đường vô
cùng dài nhưng ngày nay thông qua các phương tiện khác nhau nó đã trở
nên dễ dàng hơn và một trong những phương tiện đó là báo chí. Chúng ta
cứ hình dung không phải là những tờ báo nói về những tin tức hàng ngày từ
chính trị, văn hóa, thể thao… mà đó là những tờ báo đặc biệt viết về tôn
giáo mà cụ thể là Phật giáo với phong cách, nghệ thuật và ngôn ngữ Phật
giáo ví dụ tờ báo Giác Ngộ. Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam một tờ báo chuyên về văn hóa Phật giáo, nghiên


cứu Phật giáo và đời sống tăng ni, Phật tử…đã tồn tại hơn 40 năm. Chỉ
một tờ báo mà hàng triệu người đọc đủ hiểu sức hấp dần của nó. Chính
thông qua đó ngôn ngữ Phật giáo đi sâu vào hơn nữa đời sống của con
người mà từ đó những ngôn từ Phật giáo sử dụng như tiếng mẹ đẻ. Từ
những bài viết liên quan đến đời sống Phật giáo đến những bài viết về văn
hóa Phật giáo mọi thứ ảnh hưởng đến con người ra sao từ lối sống, đạo
đức.v.v… Ngay từ những nhan đề bài viết ngôn ngữ thể hiện một cách

chỉnh chu: “Mùa xuân theo dấu chân Phật”, “Đạo Phật hướng con người
sống với chí tuệ”.v.v… ngôn ngữ sử dụng trong bài viết nhẹ nhàng lôi cuốn
dễ hiểu có thể khiến con người ta nhớ mà dùng.
3.2.2. Đối với truyền thông
Truyền thông là quá trình chia sẻ thông tin, một kiểu tương tác xã
hội hay “Truyền thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông
tin, tình cảm, kĩ năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi
trong hành vi và nhận thức.” (Dương Xuân Sơn, Đinh Xuân Hưởng, Trần
Quang, 2004). Vậy không chỉ có những tờ báo, tạp chí là những phương
tiện để Phật giáo truyền bá cũng như thấy được ảnh hưởng của nó mà
truyền thông cũng là một phương tiện để minh chứng cho ảnh hưởng của
ngôn ngữ Phật giáo. Như chúng ta cũng đã biết sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kĩ thuật, công nghệ đem lại cho con người những trải nghiệm mới
có thể quan sát từ nơi này đến nơi khác biết tình hình các nước khác nhau,
một cách dễ dàng thông qua tivi, máy tính, internet.v.v… chính sự phát
triển đó và nhu cầu của con người ngày càng cao thì mọi thứ phải có sự đổi
mới và tiếp thu. Phật giáo cũng vậy cũng không chỉ dừng lại ở báo mà
vươn lên trên truyền thông tiêu biểu là kênh An Viên thuộc truyền hình An
Viên –một kênh truyền hình mang đậm văn hóa phương Đông, chứa đựng
tư tưởng Phật giáo. Với cách thể hiện dung dị, nhẹ nhàng dễ hiểu, sống
động kênh An Viên đem đến cho người xem văn hóa giáo dục đậm chất
nhân văn mang âm hưởng triết lý Phật giáo với những chương trình như
“Chuyện giản dị”, “Chùa Việt Nam” rồi “Nghệ thuật Phật giáo”…đem đến
những hình ảnh chân thực về Phật giáo và không thể thiếu là ngôn ngữ Phật
giáo sử dụng vô cùng nhiều. Không chỉ dừng lại ở đó mà ngôn ngữ Phật
giáo ẩn chứa trong đó là những triết lý Phật giáo xuất hiện đầy nhẹ nhàng
thông qua các chương trình truyền hình của VTV như “Cặp Lá yêu
thương”, “S-Việt Nam”, “Điều ước thứ 7”, “Lục lạc vàng”; HTV với “Vượt
lên chính mình”… hay trong các game show hài truyền hình ta cũng không



ít lần nghe từ ngôn ngữ Phật học được sử dụng như: Duyên, phận, khẩu
nghiệp, tâm, vi diệu.v.v…Qua những ví dụ đó ta mới thấy ảnh hưởng của
ngôn ngữ Phật giáo rộng đến đâu.
3.3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đối với văn hóa ngôn ngữ
thực hành lễ nghi và phong tục ,tập quán.
3.3.1. Đối với ngôn ngữ thực hành lễ nghi
Trong bất kì lễ nghi của một tôn giáo nào đó đều phải sử dụng
ngôn ngữ để thể hiện một mong muốn, thái độ nào. Lễ nghi có ý nghĩa vô
cùng rộng lớn bao trùm hành vi thái độ, tín ngưỡng, văn hóa ngôn ngữ, văn
phong của con người và xã hội hay nghi thức, hành lễ, tụng niệm của một
số tôn giáo nào đó. Đối với Phật giáo lễ nghi của nó rất đa dạng nhưng
không rườm rà cầu kì và chính vì Phật giáo đã ăn sâu vào trong văn hóa
Việt Nam nên giường như ngôn ngữ thực hành nghi lễ cũng phần nào đó bị
ảnh hưởng. Điều đó được thể hiện qua các bài văn khấn, tụng niệm.v.v…
của mỗi một ai khi đến chùa, đền. Chúng ta dễ bắt gặp những hình thức
thực hành bên cạnh lòng thành hương, hoa, quả,… thì không thể thiếu là
những bài khấn với câu mở đầu là : “Nam mô a di Đà Phật!”
Không chỉ có những bài văn khấn Bồ Tát hay Tam Bảo mà còn
có những bài khấn khác như khấn Đức ông, Đức chúa ông…. Qua các bài
khấn có thể thấy ngôn ngữ Phật giáo ảnh hưởng lớn trong ngôn ngữ thực
hành lễ nghi người Việt.
3.3.2. Đối với phong tục tập quán.
Phong tục tập quán của người Việt vô cùng phong phú và đa
dạng như tục ăn trầu, tục ma chay cưới hỏi, tết nguyên đán, tết trung thu,
hay tục hái lộc đầu năm… như đã nói văn hóa Phật giáo ảnh hưởng hòa lần
với phong tục tập quán người Việt từ lâu nay như là một. Hình ảnh Phật
giáo mà cụ thể là ngôn ngữ Phật giáo xuất hiện có lẽ trong các bài văn
khấn. Các bài văn khấn hàng ngày lễ tết của người Việt giường như tựa các
bài văn khấn dùng khi ta đến chùa, đền đều bắt đầu bằng “Nam mô a di Đà

Phật” rồi “cúi lạy Chư Phật mười phương”
Có thể thấy với bài khấn nơi cửa Phật hay cúng nhà đều mang
mô típ những nét đặc trưng riêng và đều mang đậm màu sắc Phật giáo hay
ngôn ngữ Phật giáo “Nam mô a di Đà Phật” rồi “lạy”, kính cẩn thưa cáo


một cách lễ phép nó tạo nên màu sắc văn hóa ngôn ngữ Phật giáo cũng
chính điều đó mang lại một nếp sống văn hóa của người Việt từ bao thế hệ.

IV. Kết luận
Ngôn ngữ là tinh hoa, là những giá trị truyền thống và cũng là văn hóa .
Ngôn ngữ dùng để nói, viết trao đổi không một quốc gia, một dân tộc nào
không có ngôn ngữ và mỗi ngôn ngữ lại mang một sắc thái riêng và ngôn ngữ
Việt Nam cũng vậy. Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo đẹp hay và giàu ý nghĩa chất
chứa bao triết lý cuộc sống, đa nghĩa đi và trong văn hóa cuộc sống Việt nhẹ
nhàng đằm thắm hàng bao thế kỉ như chính người Việt tạo ra nó vậy.Từ
những câu hát, ca dao, tục ngữ đến truyện, thơ, báo chí, rồi trong cả ngôn ngữ
giao tiếp hàng ngày tất cả đều có sự xuất hiện của ngôn ngữ Phật giáo. Sự
xuất hiện đó không đơn thuần tôi nói ra và anh bắt trước mà đó là cả một quá
trình dài của quá khứ và hiện tại và sẽ nối tiếp đến tận tương lai. Từ khi Phật
giáo du nhập vào Việt Nam cuối thế kỉ I đầu thế kỉ II cho đến ngày nay đó là
cả một dòng lịch sử dài từ truyền bá, được tôn sùng và trọng dụng ở thời kì
phong kiến Việt Nam đặc biệt dưới thời nhà Lý-Trần rồi đi vào cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mĩ của nhân dân cho tới tận ngày nay. Tất cả đủ nói lên
tại sao sức ảnh hưởng của Phật giáo nói chung và ngôn ngữ Phật giáo nói
riêng đến cuộc sống con người Việt. Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo đưa đến,
mang lại cho văn hóa ngôn ngữ người Việt sự phong phú, đa dạng, vẻ đẹp
thanh tao nhẹ nhàng của một thứ ngôn ngữ mang đậm tư tưởng cứu thế. Có lẽ
vì nó đẹp, dễ nghe và dễ hiểu mà ở đâu trên mảnh đất hình chữ S này cùng bắt
gặp những từ ngữ Phật giáo “nhân duyên”, “tâm”,“từ bi”.v.v… tất cả tạo nên

vẻ đẹp trong ngôn ngữ của một thứ tôn giáo của con người. Không chỉ dùng
để trao đổi ẩn chứa trong thứ ngôn ngữ ấy là những triết lí cuộc sống ,những
lời dạy, đạo lí làm người đầy sâu sắc mang tính giáo dục cao mà không bụi
trần, tục tiu thô thiển nó thực sự trở thành nghệ thuật cũng như được người
Việt dùng để răn dạy con cháu. Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo đẹp và được
người Việt sử dụng hàng ngày nhưng mấy ai biết nó là của Phật, biết hết ý
nghĩa của từ ngữ mình dùng hay sử dụng nó ra sao thì đó là một câu hỏi đòi
hỏi ta phải nhận thức, tìm hiểu và nghiên cứu. Trong văn hóa ngôn ngữ Phật
giáo không chỉ dừng lại ở một số ngôn ngữ mà người Việt mà còn vô số từ
ngữ khác trong kho tàng kinh điển mà chúng ta có thể khai thác và học hỏi để
làm giàu bản sắc ngôn ngữ Việt cũng như hạn chế tình trạng xuống cấp khi sử


dụng ngôn ngữ của người Việt. Văn hóa ngôn ngữ Phật giáo hay và đẹp ta
cần phải gìn giữ và phát huy nó cũng như là đang gìn giữ tiếng dân tộc vậy.
V.

Thảo luận

Có thể nói, ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật giáo đến ngôn ngữ của người Việt
là rất lớn. Tuy nhiên việc nghiên cứu về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Phật
giáo đến ngôn ngữ của người Việt còn rất ít. Cần phải có những bài nghiên
cứu về vấn đề này để cho người Việt có thể hiểu rõ thêm về ngôn ngữ của bản
thân và thông qua hiểu rõ được tiếng Việt, người Việt sẽ biết dùng từ chính
xác hơn, tránh sử dụng từ sai mục đích. Bên cạnh đó, việc hiểu ngôn ngữ Phạt
giáo trong ngôn ngữ Việt còn giúp con người hiểu thêm về bản sắc dân tộc
Việt. Từ đó nhằm hạn chế những vấn đề tiêu cực trong văn hóa và phát huy,
giữ gìn, sáng tạo một nét đẹp trong văn hóa là ngôn ngữ.
VI. Danh mục tham khảo
1. Du, N. (2016). Truyện Kiều. Nhà sách Hoa Sen.


2. Dương Xuân Sơn, Đinh Xuân Hưởng, Trần Quang. (2004). Cơ sở lý luận
báo chí truyền thông. NXB Đaih học quốc gia Hà Nội.
3. Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. (không ngày). Truy vấn 25 Tháng Mười
2017, từ
/>_Phat_giao_Viet_Nam
4. Giác ngộ. (2004).
5. Giáo trình Tôn giáo học. (2015, Tháng Tám 22). Truy vấn 25 Tháng Mười
2017, từ />6. Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển Phật giáo. (không ngày). Giác ngộ.
7. Nguyễn Bích Hằng, TT.Thích Thanh Duệ. (không ngày). Văn khấn cổ
truyền Việt Nam. Nxb Văn hóa-Thông tin.


8. Nguyễn Thị Bích Thủy. (không ngày). Từ ngữ Phật giáo trong ngôn ngữ
sinh hoạt.
9. Những ảnh hưởng của Phật giáo với Văn hóa dân tộc. (không ngày). Truy
vấn 25 Tháng Mười 2017, từ
/>ong_cua_Phat_giao_voi_Van_hoa_dan_toc
10. Thích Thanh Từ. (không ngày). Phật giáo trong mạch mời sống. NXB
Tổng Hợp.
11. Thích Thiện Siêu. (1997). Luận đại trí độ. Viện nghiên cứu Phật học Việt
Nam.
12. Tiểu luận Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh
thần của người Việt Nam - Tài liệu, ebook, giáo trình. (không ngày).
Truy vấn 25 Tháng Mười 2017, từ />13. Tục ngữ ca dao Việt Nam. (không ngày). nxb văn học.
14. Vài nét về cách xưng hô trong đạo Phật. (không ngày). Truy vấn 25 Tháng
Mười 2017, từ
/>h_xung_ho_trong_dao_Phat
15. Văn hóa Phật giáo trong cấu trúc văn hóa Việt Nam. (không ngày). Truy
vấn 25 Tháng Mười 2017, từ



/>giao_trong_cau_truc_van_hoa_Viet_Nam



×