Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO sát và TUYỂN CHỌN 13 GIỐNG lúa NGẮN NGÀY, NĂNG SUẤT CAO, tại VIỆN lúa ĐỒNG BẰNG SÔNG cửu LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.29 MB, 52 trang )

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DƯƠNG MINH TRIẾT

KHẢO SÁT VÀ TUYỂN CHỌN 13 GIỐNG LÚA NGẮN
NGÀY, NĂNG SUẤT CAO, TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên Ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng

Cần Thơ, 2012


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

DƯƠNG MINH TRIẾT

KHẢO SÁT VÀ TUYỂN CHỌN 13 GIỐNG LÚA NGẮN
NGÀY, NĂNG SUẤT CAO, TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN KỸ SƯ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Chuyên Ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Ts. Phạm Văn Phượng

Cần Thơ, 2012


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Khoa Học
Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO SÁT VÀ TUYỂN CHỌN 13 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG
SUẤT CAO, TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Do sinh viên Dương Minh Triết thực hiện

Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Ts. Phạm Văn Phượng

i



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NN & SHƯD

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Khoa Học
Cây Trồng, chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng với đề tài:

KHẢO SÁT VÀ TUYỂN CHỌN 13 GIỐNG LÚA NGẮN NGÀY, NĂNG
SUẤT CAO, TẠI VIỆN LÚA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Do sinh viên Dương Minh Triết thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Ý kiến của Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp:...........................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội Đồng đánh giá ở mức:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2012
Hội đồng

.......................................

..........................................
DUYỆT KHOA
Trưởng Khoa Nông Nghiệp

ii

.....................................



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình
bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào trước đây.

Tác giả luận văn

Dương Minh Triết

iii


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng
Cha, mẹ đã hết lòng thương yêu, dạy dỗ, nuôi con khôn lớn nên người
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Phạm Văn Phượng, Thầy Nguyễn Phước Đằng người đã hết lòng hướng dẫn tôi
trong suốt khóa học.
Quý Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là quý Thầy Cô Khoa Nông Nghiệp
và Sinh Học Ứng Dụng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những
năm học vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn

Thân gởi đến các bạn lớp Công Nghệ Giống Cây Trồng K34 những tình cảm thân thiết
và chân thành nhất.

Dương Minh Triết

iv


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

LÝ LỊCH KHOA HỌC

1. Lý Lịch Sơ Lược
Họ và tên: Dương Minh Triết

Giới tính: Nam

Năm sinh: 04/07/1989

Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Huyện Cầu Kè Tỉnh Trà Vinh
Địa chỉ liên lạc: Ấp Cả Chương Xã Phong Thạnh Huyện Cầu Kè Tỉnh Trà Vinh
Điện thoại: 0979159768
2. Quá Trình Học Tập
Tiểu học :
 Thời gian đào tạo từ năm: 1996 đến 2001
 Trường: Tiểu học Phong Thạnh
Trung học cơ sở :
 Thời gian đào tạo từ năm: 2001 đến 2005

 Trường: Trung học cơ sở Phong Thạnh
Trung học phổ thông:
 Thời gian đào tạo từ năm: 2005 đến 2008
 Trường: Trung học phổ thông Phong Phú

Ngày

tháng

năm 2012

Người khai ký tên

Dương Minh Triết

v


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

DƯƠNG MINH TRIẾT, 2012 “ Khảo Sát Và Tuyển Chọn 13 Giống Lúa Ngắn Ngày
Năng Suất Cao Tại Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Luận Văn Tốt nghiệp Kỹ
Sư Khoa học cây trồng – Chuyên ngành Công Nghệ Giống Cây Trồng, Khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Ts. Phạm Văn Phượng

TÓM LƯỢC
Đề tài “ Khảo Sát Và Tuyển Chọn 13 Giống Lúa Ngắn Ngày Năng Suất Cao Tại
Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long” vụ Đông-Xuân 2010-2011 được thực hiện
nhằm tuyển chọn các giống lúa năng suất cao, ngắn ngày, kháng các loại sâu bệnh hại

chính và thích nghi với điều kiện canh tác của nước ta hiện nay.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, 13
nghiệm thức với 13 giống lúa: OM10837, OM10838, OM10938, OM10840,
OM10843, OM5970, AS996, OM7262, OM 4126, OM4103, OM6367, OM6707,
OM5166 trong đó giống AS996 làm giống đối chứng.
Các giống lúa được gieo trên nương mạ 20 ngày, sau đó cấy xuống ruộng thí
nghiệm. Công thức phân bón áp dụng cho các giống lúa là NPK 80:40:30 kg/ha. Trong
suốt quá trình trồng thử nghiệm, ghi nhận đặc tính nông học, theo dõi chiều cao cây,
khả năng nảy chồi và đánh giá mức độ gây hại của côn trùng và sâu bệnh. Khi thu
hoạch, xác định các thành phần năng suất và năng suất thực tế của các giống.
Các giống OM10938 và OM7262 được chọn lọc là những giống triển vọng nhất
phù hợp với yêu cầu đề tài và điều kiện canh tác của nước ta hiện nay.

vi


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

MỤC LỤC
Trang

Danh sách hình

ix

Danh sách bảng

x

Danh sách từ viết tắt


xi

MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..........................................................................2
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÂY LÚA.....................................................................................2
1.1.1 Đặt điểm phân loại ............................................................................................2
1.1.2 Đặt điểm thực vật học của cây lúa .....................................................................2
1.1.2.1 Rể lúa........................................................................................................2
1.1.2.2 Thân lúa (stem) .........................................................................................3
1.1.2.3 Lá lúa ........................................................................................................3
1.1.2.4 Bông lúa (panicle) .....................................................................................3
1.1.2.5 Hoa lúa......................................................................................................4
1.1.2.6 Hạt lúa ......................................................................................................4
1.1.2.7 Quá trình thụ phấn và thụ tinh ...................................................................5
1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa...............................................5
1.1.3.1 Giai đoạn tăng trưởng................................................................................6
1.1.3.2 Giai đoạn sinh sản .....................................................................................6
1.1.3.3 Giai đoạn lúa chín .....................................................................................6
1.2 MỘT SỐ ĐẶT TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA ................................................7
1.2.1 Thời gian sinh trưởng của cây lúa......................................................................7
1.2.2 Chiều cao cây ....................................................................................................8
1.2.3 Chiều dài bông ..................................................................................................9

vii


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

1.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT CỦA CÂY LÚA.......................................................9

1.3.1 Số bông/m2 ........................................................................................................9
1.3.2 Số hạt chắc/bông ...............................................................................................9
1.3.3 Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................10
1.4 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT .........................................................10
CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ....................................................13
2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM .....................................................................................13
2.2 PHƯƠNG TIỆN ........................................................................................................13
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................13
2.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm ..........................................................................13
2.3.2 Phương pháp đánh giá chỉ tiêu nông học ...........................................................14
2.3.3 Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các thành phần năng suất ...................................14
2.3.4 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh ............................................................16
2.3.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................17
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................18
3.1 ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC...........................................................................................18
3.1.1 Chiều cao cây ....................................................................................................18
3.1.2 Thời gian sinh trưởng ........................................................................................20
3.1.3 Chiều dài bông ..................................................................................................21
3.1.4 Khả năng đẻ nhánh ............................................................................................21
3.1.5 Tình hình sâu bệnh ............................................................................................23
3.2 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ..................................................................................24
3.2.1 Số bông/m2 ........................................................................................................24
3.2.2 Hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc .........................................................................26
3.2.3 Trọng lượng 1000 hạt ........................................................................................27
3.2.3 Năng suất thực tế...............................................................................................29
CHƯƠNG 4 : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................................32
4.1 KẾT LUẬN ...............................................................................................................32

viii



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

4.2 ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................33
PHỤ CHƯƠNG...............................................................................................................36

ix


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

DANH SÁCH HÌNH

Hình

Hình 3.1

Tựa hình

Trang

Tốc độ phát triển chiều cao của 13 giống lúa thí nghiệm

vụ Đông Xuân 2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ .......................17

x


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


DANH SÁCH BẢNG
Tựa bảng

Bảng

Trang

Bảng 1.1

Phân nhóm thời gian sinh trưởng theo chỉ tiêu của IRRI (1988)

8

Bảng 2.1

Tên và nguồn gốc của bộ giống thí nghiệm gồm 13 giống lúa

14

Bảng 2.2

Thang đánh giá khả năng phản ứng với rầy nâu (IRRI, 1998)

16

Bảng 2.3

Thang đánh giá bệnh đạo ôn của (IRRI, 1996)


17

Bảng 3.1

Đặc tính nông học của bộ gồm 13 giống lúa thí nghiệm vụ Đông

20

Xuân 2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.
Bảng 3.2

Khả năng đẻ nhánh (nhánh/bụi) của 13 giống lúa thí nghiệm vụ

22

Đông Xuân 2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần
Thơ
Bảng 3.3

Khả năng chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn của 13 giống lúa thí

24

nghiệm vụ Đông Xuân 2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô
Môn, TP.Cần Thơ.
Bảng 3.4

Số bông/m2 của 13 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân 2010-

25


2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.
Bảng 3.5

Hạt chắc/ bông và % hạt chắc của 13 giống lúa thí nghiệm nghiệm 27
vụ Đông Xuân

2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn,

TP.Cần Thơ.

Bảng 3.6

Trọng lượng 1000 hạt của 13 giống lúa thí nghiệm vụ Đông Xuân

29

2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần Thơ.
Bảng 3.7

Năng suất thực tế của của 13 giống lúa thí nghiệm nghiệm vụ 31
Đông Xuân 2010-2011 tại xã Thới Thạnh, Quận Ô Môn, TP.Cần
Thơ

xi


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT

FAO: Food and Agriculture Organization (tổ chức Lương thực và Nông nghiệp liên
hiệp quốc).
ĐBSCL: Đồng Bằng sông Cửu Long.
IRRI: International Rice Research Institute.
NSC: Ngày sau cấy.

xii


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

MỞ ĐẦU
Hiện nay, trên thế giới có 114 nước trồng lúa phân bố trên tất cả các châu lục
nhưng tập trung nhiều nhất ở Châu Á. Về sản lượng theo tài liệu của FAO, sản lượng
lúa toàn thế giới đạt sấp xỉ 600 triệu tấn (2001) trong đó nhiều nhất ở châu Á, xấp xỉ
550 triệu tấn (Đinh Thế Lộc, 2006).
Ở Việt Nam, lúa là cây trồng chủ lực chiếm vị trí hàng đầu trong các cây lương
thực, là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu nuôi sống nhân dân ta. Trong 35 năm qua
(1975-2009) dân số nước ta từ 48 triệu người (1975) tăng lên 86 triệu người (2009)
nhưng sản lượng lúa tăng từ 10.3 triệu tấn (1975) tăng lên 38.9 triệu tấn (2009) nên
nguồn lương thực của toàn xã hội rất dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực làm thức ăn
cho chăn nuôi và dư thừa để xuất khẩu (Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam).
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đa phần diện tích đất và dân cư đều phục
vụ cho việc sản xuất lúa gạo, chiếm 50% tổng sản lượng lúa cả nước và chiếm 90%
tổng sản lượng lúa xuất khẩu. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu, nông dân ĐBSCL gặp không ít những khó khăn một trong những vấn đề nổi
trội nhất mà nông dân vùng ĐBSCL đang phải đối mặt đó là tình hình xâm nhập của
nước mặn và sự nhiễm phèn trong đồng ruộng. Theo báo cáo mới nhất của Cục Trồng
trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), ảnh hưởng của xâm nhập phèn và
mặn đến lúa đông xuân 2009-2010 các tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL gồm: Tiền

Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Bến Tre là 620,000
ha chiếm 40% diện tích toàn vùng. Bên cạnh việc biến đổi khí hậu thì quá trình công
nghiệp hóa cũng làm cho diện tích sản xuất lúa cũng ngày càng thu hẹp đứng trước
tình hình đó vấn đề đặt ra cho các nhà chọn giống là phải chọn tạo thành công những
giống lúa ngắn ngày và năng suất cao là một yêu cầu thiết yếu. Đây cũng là mục đích
yêu cầu của đề tài: “ Khảo Sát Và Tuyển Chọn 13 Giống Lúa Ngắn Ngày Năng Suất
Cao Tại Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long”.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY LÚA
1.1.1. Đặc điểm phân loại:
Cây lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể là 2n = 24. Cây lúa thuộc họ
Gramineae (họ hòa thảo), tộc Oryzeae, chi Oryza. Oryza có khoảng 20 loài phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung
Quốc, Nam và Trung Mỹ và một phần của Châu Úc. Trong đó chỉ có 2 loài lúa trồng là
Oryza sativa L và Oryza glaberrima Steud (trong 2 loài lúa trồng thì Oryza sativa L
chiếm đại bộ phận diện tích đất trồng lúa trên thế giới) còn lại là các loài lúa hoang
hằng niên và đa niên. (Chang, 1976 theo De Datta, 1981).
1.1.2. Đặc điểm thực vật học của cây lúa
1.1.2.1. Rễ lúa
Cây lúa có 2 loại rễ là rễ mầm và rễ phụ.
Rễ mầm: là rễ mọc ra đầu tiên khi hạt lúa nảy mầm. Thường mỗi hạt lúa có 1 rễ
mầm. Rễ mầm không ăn sâu, ít phân nhánh, chỉ có lông ngắn, thường dài 10-15cm. Rễ
mầm giữ nhiệm vụ chủ yếu là hút nước cung cấp cho phôi phát triển và sẽ chết sau 1015 ngày, lúc cây mạ được 3-4 lá.
Rễ phụ: rễ phụ mọc ra từ mắt (đốt) trên thân lúa. Mỗi mắt có từ 5-25 rễ phụ, rễ
phụ mọc dài có nhiều nhánh và lông hút. Rễ phụ có nhiệm vụ hút nước và chất dinh

dưỡng nuôi cây, giúp cây bám chặt vào đất, một bộ rễ có khỏe mạnh thì cây lúa mới tốt
được. Bên trong rễ lúa có nhiều khoảng trống ăn thông với thân và lá, cây lúa sống
được dưới nước nhờ cấu trúc đặc biệt này. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.2. Thân lúa
Gồm những mắt và lóng nối tiếp nhau, lóng là phần thân rỗng ở giữa 2 mắt và
thường được bẹ lúa ôm chặt. Thông thường các lóng bên dưới ít phát triển nên các mắt
rất khích nhau, chỉ khoảng 3-8 lóng trên vươn dài khi lúa làm đòng. Trên thân lúa các

2


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

mắt thường phình ra. Tại mõi mắt lúa có mang một lá, một mầm chồi và 2 tầng rễ phụ.
Thân có nhiệm vụ vận chuyễn và tích trữ chất trong cây. Trong điều kiện đầy đủ dinh
dưỡng và ánh sang mầm chồi sẽ phát triển thành mầm chồi thật sự, thoát ra khỏi bẹ lá.
Cây lúa sẽ cứng chắc nếu các lóng ngắn, thành lóng dày và bẹ lá ôm sát thân (Nguyễn
Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.3. Lá lúa
Lúa là cây đơn tử diệp (một lá mầm), lá lúa mọc đối ở 2 bên thân lúa, lá ra sau
nằm về phía đối diện với lá ra trước. Lá trên cùng (lá cuối cùng trước khi trổ bông) gọi
là lá cờ hay lá đòng, lá này rất quan trọng trong giai đoạn mang đòng đến lúc lúa chín
nên cần bảo vệ tốt lá này. Lá lúa gồm phiến lá cổ lá và bẹ lá. Mỗi giống lúa có tổng số
lá lúa nhất định. Ở giống lúa quang cảm, tổng số lá lúa có thể thay đổi đôi chút tùy theo
mùa trồng biến thiên từ 16-21 lá. Các giống lúa ngắn ngày thường có tổng số lá biến
thiên từ 12-16 lá (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.4. Bông lúa
Là cả một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié mag hoa, sau khi ra đủ số lá nhất
định thì cây lúa sẽ trổ bông. Bông lúa là loại phát hoa chùm, gồm nhiều trục mang
nhiều nhánh gié bật nhất, bật 2 và đôi khi có cả bật 3. Bông lúa có nhiều dạng: bông

túm hoặc xòe, hạt thưa hoặc dày, cổ hở hoặc kính, tùy thuộc vào giống và điều kiện
môi trường. Khi lúa chưa trổ, bông lúa còn gọi là đòng lúa. Từ lúc hình thành đòng lúa
đến khi trổ bông kéo dài từ 17-35 ngày trung bình là 30 ngày. Khi lá cờ xuất hiện thì
đòng dài nhanh hơn, thời gian trổ tùy giống lúa, lúa ngắn ngày trung bình từ 5-7 ngày,
giống lúa dài ngày trung bình từ 10-14 ngày. Thời gian trổ càng ngắn thì càng giảm
thiệt hại do môi trường (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.5. Hoa lúa
Hạt lúa trước khi thụ phấn, thụ tinh được gọi là hoa lúa. Hoa lúa thuộc loài dĩnh
hoa, gồm trấu lớn (dưới), trấu nhỏ (trên) tương ứng với dĩnh dưới và dĩnh trên, một bộ
nhụy cái gồm bầu noãn và vòi nhụy chẽ đôi, một bộ nhụy đực gồm 6 chỉ nhị mang 6
bao phấn (hoa lưỡng tính tự thụ).

3


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Sự nở hoa thường kéo dài trong khoảng 45-60 phút. Khi lúa trổ bông thì hoa lúa
nào xuất hiện trước thì nở trước nên sự nở hoa thường tiến hành từ trên chóp bông
xuống đến cổ bông. Sự nở hoa thường xảy ra cùng ngày hoặc sau một ngày sau khi trổ
bông. Trong điều kiên nhiệt đới các giống lúa thường nở hoa từ 8 giờ đến 13 giờ, tập
trung từ 9-11 giờ. Trong điều kiện nắng nóng và nhiệt độ cao thì sự nở hoa xảy ra sớm
hơn (khoảng 7 giờ sáng) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.6. Hạt lúa
Gồm phần vỏ lúa và hạt gạo (vỏ lúa ở ngoài hạt gạo ở trong).
Vỏ lúa: gồm 2 vỏ trấu ghép lại. Ở gốc 2 vỏ trấu gắn vào đế hoa có 2 tiểu dĩnh.
Phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng lượng hạt lúa.
Hạt gạo: gồm 2 phần:
+ Phôi (mầm): nằm ở góc dưới hạt gạo, chổ dính vào đế hoa, ở về phía trấu lớn.
+ Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứ chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột. Bên ngoài

được bao bọc bởi 1 lớp lụa mỏng chứa nhiều vitamine nhất là vitamine A. Khi hạt lúa
khô chứa 1 lượng nước nhất định từ 12-14% trọng lượng khô. Khi ngâm trong nước hạt
hút nước và trương lên ẩm độ trong hạt tăng lên 25% thì có thể nảy mầm được. Khi đó
tinh bột phân giải thành những chất đơn giản để cung cấp cho cây mầm phát triển.
Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm từ 27-37oC (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.2.7. Quá trình thụ phấn, thụ tinh và hình thành hạt
Lúa là loại cây tự thụ phấn. Sau khi bông lúa trỗ một ngày thì bắt đầu quá trình
thụ phấn. Vỏ trấu vừa hé mở từ 1- 4 phút thì bao phấn vỡ ra, hạt phấn rơi vào đầu nhụy
và hợp nhất với noãn ở bên trong bầu nhụy để bầu nhụy phát triển thành hạt.
Thời gian thụ phấn kể từ khi vỏ trấu mở ra đến khi khép lại kéo dài khoảng 5060 phút. Thời gian thụ tinh kéo dài 8 giờ sau thụ phấn. Trong ngày thời gian hoa lúa nở
rộ thường vào 8-9 giờ sáng khi có điều kiện nhiệt độ thích hợp, đủ ánh sáng, quang
mây, gió nhẹ. Những ngày mùa hè, trời nắng to có thể nở hoa sớm vào 7- 8 giờ sáng.
Ngược lại nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp lạnh hoa nở muộn hơn, vào 12 - 14
giờ. Sau thụ tinh phôi nhũ phát triển nhanh để thành hạt. Khối lượng hạt gạo tăng

4


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nhanh trong vòng 15- 20 ngày sau trỗ, đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ
vật chất, hạt lúa vào chắc và chín dần.
1.1.3. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Đời sống của cây lúa tính từ lúc hạt nảy mầm đến khi chín. Có thể chia làm 3
giai đoạn chính: giai đoạn tăng trưởng (sinh trưởng dinh dưỡng), giai đoạn sinh sản
(giai đoạn sinh dục) và giai đoạn chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.3.1. Giai đoạn tăng trưởng
Tính từ khi hạt nảy mầm đến bắt đầu phân hóa đồng. Giai đoạn này cây phát
triển về thân lá, tăng chiều cao dần và ra nhiều chồi (nở bụi). Trong điều kiện dinh
dưỡng, ánh sáng đầy đủ cây nở bụi từ khi lúa có lá thứ 5-6. Thời gian sinh trưởng của

các giống lúa dài ngắn phụ thuộc vào giai đoạn tăng trưởng này dài hay ngắn.
Thông thường, số chồi hình thành bông (chồi hữu hiệu) thấp hơn số chồi tối đa
và ổn khoảng 10 ngày trước khi đạt số chồi tối đa. Các chồi ra sau thường bị rụi không
cho bông được (chồi vô hiệu) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.3.2. Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn này tính từ lúc lúa phân hóa đồng đến khi lúa trổ bông. Giai đoạn này
kéo dài từ 27-35 ngày, trung bình là 30 ngày, giai đoạn này phụ thuộc vào giống. Lúc
này chồi vô hiệu giảm nhanh, chiều cao cây tăng rỏ rệt do sự vươn dài của 5 lóng trên
cùng. Đòng lúa hình thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ
của lá cờ: lúa trổ bông (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.1.3.3. Giai đoạn lúa chín
Giai đoạn này tính từ lúc lúa trổ bông đến khi lúa thu hoạch. Giai đoạn này là 30
ngày đối với hầu hết các giống lúa ở vùng nhiệt đới. Tuy nhiên nếu đất ruộng thừa
nước, bón thiếu lân, thừa đạm, trời mưa ẩm, ít nắng trong giai đoạn này thì giai đoạn
chín dài hơn và ngược lại. Giai đoạn này chia làm 4 thời kỳ:
Thời kỳ chín sữa (ngặm sữa): Các chất dự trong thân lá và sản phẩm quang hợp
được chuyễn vào trong hột. Hơn 80% chất khô trong hạt là sản phẩm quang hợp trong
giai đoạn sau khi trổ. Kích thước và trọng lượng hạt gạo tăng dần làm đầy vỏ trấu.

5


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Bông lúa nặng cong xuống nên gọi là lúa “cong trái me”, hạt gạo chứa một dịch lỏng
màu trắng đục như sữa, nên gọi là thời kỳ lúa ngậm sữa.
Thời kỳ chín sáp: hạt mất nước, từ từ cô đặc lại, lúc bấy giờ vỏ trấu vẫn còn
xanh.
Thời kỳ chín vàng: hạt tiếp tục mất nước, gạo cứng dần, trấu chuyển sang màu
vàng đặc thù của giống lúa, bắt đầu từ những hạt cuối cùng ở chót bông lan dần xuống

các hạt ở phần cổ bông nên gọi là “lúa đỏ đuôi”, lá già rụi dần.
Thời kỳ chín hoàn toàn: hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc thấp
hơn, tùy ẩm độ môi trường, lá xanh chuyển vàng và rụi dần. Thời điểm thu hoạch tốt
nhất là khi 80% hạt lúa ngã sang màu trấu đặc trưng của giống (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008).
Đối với cây lúa có thời gian sinh trưởng 120 ngày thì 60 ngày đầu là giai đoạn
sinh trưởng, 20 ngày sau khi mọc mầm: bắt đầu nảy chồi được 5-6 lá, 30 ngày kế tiếp
là giai đoạn sinh sản bao gồm sự vươn lóng, gia tăng chiều cao và sự tàn lụi của chồi
vô hiệu, 30 ngày cuối là giai đoạn chín với sự giai tăng trọng lượng hạt.
Sự vươn lóng của cây lúa có liên quan mật thiết với thời gian sinh trưởng, ở
những giống chín sớm và chín vừa, sự vươn lóng thường bắt đầu tượng khối sơ khởi
của bông và tiếp tục đến trổ gié. Năm lóng ngọn kéo dài lúc trổ gié, khi đó chiều cao
cây sẽ tăng lên rõ rệt (Nguyễn Ngọc Đệ, 1993). Còn ở những giống chín muộn, sự
vươn lóng bắt đầu trước sự tượng khối sơ khởi của bông.
Chiều cao của cây lúa thích hợp nhất từ 80-100cm vì chiều cao cây cao quá sẽ
làm tăng khả năng đổ ngã và giảm tỷ lệ chắc (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH NÔNG HỌC CỦA CÂY LÚA
1.2.1 Thời gian sinh trưởng của cây lúa
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ lúc lúa mới nẩy mầm đến khi lúa
chín (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Gen là yếu tố quan trọng quyết định thời gian sinh
trưởng của cây lúa, không chỉ một gen mà nhiều gen tác động vào. Ngoài ra các yếu tố
ngoại cảnh cũng góp phần tạo nên thời gian sinh trưởng của cây lúa (Jenning và

6


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

ctv,1979). Theo Bùi Chí Bửu (1996) cho biết những giống lúa mùa và trung mùa sẽ kết
hợp dễ dàng với các đặt tính tốt khác, trong khi đó các giống lúa cực sớm thì việc làm

này thì khó khăn hơn. Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng quá dài thì sự sinh
trưởng dinh dưỡng trở nên dư thừa làm cho cây lúa dễ đổ ngã ảnh hưởng xấu đến năng
suất và gây khó khăn cho việc thu hoạch (Kawano và Tanaka, 1968).
Bảng 1.1 Phân nhóm thời gian sinh trưởng theo chỉ tiêu của IRRI (1988)
Thời gian sinh trưởng( ngày )

Phân nhóm

85- 90

A0

90- 99

A1

100- 110

A2

110- 120

B

1.2.2 Chiều cao cây
Theo Bùi Chí Bửu và ctv (1992) kết luận có ít nhất năm nhóm gen điều khiển
tính trạng chiều cao của cây lúa. Chiều cao cây được kiểm soát bởi đa gen và chịu ảnh
hưởng của hoạt động cộng tính (Kailaimati và ctv., 1987).
Theo Jenning và ctv (1979), hai yếu tố: thân rạ thấp và cứng là yếu tố quyết định
tính đổ ngã. Thân rạ cao, ốm yếu, dễ đổ ngã sớm làm rối nùi bộ lá, tăng hiện tượng rợp

bóng, cản trở sự chuyển vị các dưỡng liệu và các chất quang hợp làm cho hạt lúa bị lép
và giảm năng suất. Tuy nhiên không phải tất cả cây lùn đều cứng rạ, cây bị đổ ngã còn
phụ thuộc vào một số đặc tính như đường kính lóng, chiều dài lóng, chiều dài tế bào,
bẹ lá ôm chặt lóng thân…
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) ở giai đoạn tăng trưởng của lúa, cây ra lá càng
nhiều và kích thích lá càng lớn giúp cây nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hấp
thụ dinh dưỡng gia tăng về chiều cao. Thân lúa dài hơn thì có nhiều bó mạch hơn, nó
sẽ cung cấp và tạo khả năng vận chuyển chất khô tốt hơn. Cải thiện hình dạng cây
nhằm tạo điều kiện cho chúng tiêu thụ một khối lượng dinh dưỡng khá lớn trong đất để
tạo năng suất cao. Theo Akita (1989), cây cao từ 90-100 cm thì được coi là lí tưởng về

7


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

năng suất. Nếu thân lá không khỏe, thân không dài, mặc dù tổng hợp chất xanh tăng
cũng sẽ dẫn tới đổ ngã, tán che khuất và mau dẫn tới giảm năng suất.
1.2.3 Chiều dài bông
Chiều dài bông do yếu tố di truyền quyết định nhưng chịu ảnh hưởng mạnh bởi
môi trường, nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn đầu hình thành bông (Trương
Thị Sương, 1991). Chiều dài bông được tính từ đốt cổ bông đến chóp bông. Trong
chọn giống việc chọn tạo cây lúa có chiều dài bông bằng nữa chiều cao của cây là tốt
nhất. Giống có bông dài hạt xếp khít, tỷ lệ hạt lép thấp, khối lương 1000 hạt cao sẽ cho
năng suất cao (Vũ Văn Liết và ctv, 2000).
1.3 THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT VÀ CỦA CÂY LÚA

1.3.1 Số bông/m2
Số bông trên đơn vị diện tích được quyết định vào giai đoạn tăng trưởng của cây
lúa nhưng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến 10 ngày trước khi có chồi tối đa. Số bông

trên đơn vị diên tích tùy thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ
cấy và khả năng nở bụi của lúa thay đổi tùy giống, điều kiện đất đai, thời tiết, lượng
phân bón và chế độ nước (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998).
Các giống lúa hiện nay có thể đẻ nhánh từ 20-25 nhánh trong điều kiện đầy đủ
dinh dưỡng, nhưng chỉ khoảng 14-15 nhánh cho bông hữu hiệu, còn lại là những nhánh
vô hiệu hay những bông rất nhỏ. Cây lúa chỉ cần có số bông vừa phải, gia tăng số hạt
chắc trên bông thì tốt hơn là gia tăng số bông trên đơn vị diên tích (Bùi Chí Bửu và
ctv., 1998).
1.3.2 Số hạt chắc /bông
Đặc tính số hạt trên bông chịu tác động rất lớn của điều kiện môi trường. Số hạt
trên bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié hoa phân hóa và không phân hóa.
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998) cho rằng lúa sạ có trung bình từ 80-100 hạt/bông
và 100-120 hạt/bông đối với lúa cấy là tốt cho Đồng Bằng Sông Cửu Long. Trên cùng
một cây lúa, những bông chính thường có nhiều hạt, những bông phụ phát triển sau
thường có ít hạt hơn.

8


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Theo Nguyễn Thạch Cân (1997) và Lê Thị Dự (2000), hoạt động của gen không
cộng tính chiếm ưu thế trong sự điều khiển tính trạng số hạt chắc/bông. Ngoài ra còn
phụ thuộc vào số hoa/bông, đặc tính sinh lý cây lúa và ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh mà tỉ lệ hạt chắc cao hay thấp. Và số hoa trên bông quá nhiều dễ dẫn đến tỉ lệ hạt
chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Vì vậy muốn năng suất cao thì tỉ lệ hạt chắc/bông
phải trên 80%.
1.3.3 Trọng lượng 1000 hạt
Tính trạng trọng lượng 1000 hạt có hệ số di truyền cao và ít chịu ảnh hưởng của
môi trường nên việc chon giống có trọng lượng 1000 cao là rất cần thiết (Lê Thái

Xuân, 2003). Gen điều khiển tính trạng trọng lượng hạt ở mức độ trội hoàn toàn hay
mức trội từng phần (Kailaimani và ctv., 1987).
Ở phần lớn các giống lúa, trọng lượng 1000 hạt thường biến thiên tập trung vào
khoảng 20-30 gram (g). Trọng lượng hạt do hai yếu tố cấu thành: khối lượng vỏ trấu
chiếm 20%, khối lượng hạt gạo chiếm 80% (Nguyễn Đình Giao và ctv, 1997). Vì vậy,
cần chọn ra những giống có khối lượng hạt cao để gia tăng năng suất. Tuy nhiên,
không chọn hạt quá to vì hạt to thường kéo theo bạc bụng, giá trị suất khẩu sẽ giảm.
1.4 VAI TRÒ CỦA GIỐNG TRONG SẢN XUẤT
Cũng như các loại cây trồng khác, lúa giống đóng vai trò quan trọng trong sản
xuất. Vì giống là một trong những tư liệu sản xuất quan trọng trong nông nghiệp và là
yếu tố giới hạn năng suất trong sản xuất. Ngay từ xa xưa, với kinh nghiệm sản xuất
thực tiễn được tích lũy từ nhiều thế hệ, cha ông ta cũng đã khẳng định vai trò quan
trọng của giống qua các câu ca dao, tục ngữ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”,
“Cố công không bằng giống tốt”…
Ngày nay, vói sự nghiên cứu của các nhà khoa học, nhiều biện pháp canh tác
mới được đưa vào áp dụng: quản lý dịch hại tổng hợp, ba giảm ba tăng,…đã nâng cao
hiệu quả sản xuất cho nông dân, phát huy tối đa phẩm chất hạt giống, nên vấn đề cải
tiến chất lượng hạt giống càng trở nên quan trọng hơn. Thông thường để tiến hành
chọn tạo một loại giống lúa mới được thành công thì nhiệm vụ đầu tiên là phải xác

9


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

định rõ mục tiêu cho từng giai đoạn. Theo Nguyễn Văn Hiển (2000), công tác cải tạo
giống bao gồm 4 mục tiêu:
+ Giống mới phải có năng suất cao hơn giống củ trong cùng điều kiện, mùa vụ,
đất đai và chế độ canh tác.
+ Giống mới phải có chất lượng tốt hơn giống củ, được mọi người ưa chuộng, có

giá trị dinh dưỡng cao hơn.
+ Giống mới phải có khả năng chống chịu tốt đối với các loại sâu bệnh hại chính
của từng vùng, từng vụ mà giống đó gieo trồng.
+ Giống mới phải thích ứng tốt hơn với điều kiện khí hậu, đất đai tập quán canh
tác, hệ thống luân canh của những vùng nhất định.
Bên cạnh các mục tiêu trên, người chọn giống còn dựa vào các đặt tính hình thể,
kiểu cây lúa. Quan điểm của một số tác giả về kiểu hình cây lúa lý tưởng cho năng suất
trong điều kiện nhiệt đới:
 Theo Matsushima (1976) cây lúa năng suất cao có 6 đặc điểm nổi bật:
+ Có tổng số hạt cần thiết và vừa đủ trên đơn vị diện tích.
+ Thân thấp có nhiều bông nhưng bông ngắn.
+ Hai hoặc ba lá trên cùng phải ngắn, dầy và thẳng đứng.
+ Vẫn giữ màu xanh sau khi trổ.
+ Trổ vào lúc có thời tiết tốt suốt 40 ngày, từ 15 ngày trước khi trổ đến 25 ngày
sau khi trổ gié.
 Theo Bùi Huy Đáp (1978) cây lúa năng suất cao trong điều kiện nhiệt đới:
+ Chín sớm, chu kỳ sinh trưởng từ 100- 120 ngày và không mẫm cảm với quang
kỳ ánh sáng.
+ Sinh trưởng dinh dưỡng phải vừa phải, đẻ nhánh phải vừa phải, lá xanh đậm và
có dáng lá đòng đứng.
+ Thân ngắn, cứng, chống đổ ngã.
+ Có sức chống chịu sâu bệnh.

10


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Lá và vỏ trấu không có lông.
+ Hạt dễ dập nhưng không rụng ngoài đồng.

 Theo Võ Tòng Xuân (1986) ngoài những đặt tính ngắn ngày, không quang
cảm, có bộ là thẳng (nhất là lá cờ) để ánh sáng rọi vào hai mặt lá có màu xanh
đậm…Cây lúa năng suất cao phải:
+ Có ít nhất 3 lá còn xanh khi trổ và giữ màu xanh đến khi hạt lúa chín đều.
+ Chiều cao trung bình 80- 110cm, lóng ngắn, cứng rạ, bẹ ôm sát thân, chống đổ
ngã.
+ Chống sâu bệnh, nhất là rầy nâu.
+ Hạt có trọng lượng cao, dạng hạt dài, gạo trắng, phẩm chất ngon.

11


×