Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ HUY TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

TRẦN ĐÌNH HÙNG

YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ HUY TIẾP,
NGUYỄN TRUNG TÍN VÀ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

TRẦN ĐÌNH HÙNG

YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ HUY TIẾP,
NGUYỄN TRUNG TÍN VÀ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ MĨ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Hội họa)
Mã số: 60210102
Khóa: 18 (2015-2017)



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS. TS. NGUYỄN NGHĨA PHƯƠNG

HÀ NỘI – 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

GS

: Giáo sư

H

: Hình

KTS

: Kiến trúc sư

NXB

: Nhà xuất bản

PGS

: Phó giáo sư

TLMT


: Triển lãm Mĩ thuật

TS

: Tiến sĩ

TSKH

: Tiến sĩ khoa học

Tr

: Trang


1

MỤC LỤC

Trang phủ bìa...............................................................................................

Tr

Danh mục chữ cái viết tắt.............................................................................
Mục lục.........................................................................................................

1

MỞ ĐẦU......................................................................................................


3

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI....................... 10
1.1. Khái niệm “yếu tố siêu thực trong tranh”.............................................

10

1.2. Khái lƣợc về hội họa siêu thực.............................................................. 12
1.3. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng................................................................

17

Tiểu kết……………………………………………………………………. 23
Chƣơng 2: NGHIÊN CỨU YẾU TỐ SIÊU THỰC TRONG TRANH LÊ
HUY TIẾP, NGUYỄN TRUNG TÍN VÀ NGUYỄN ĐÌNH ĐĂNG…….. 24
2.1. Yếu tố siêu thực biểu hiện trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung
Tín và Nguyễn Đình Đăng........................................................................... 24
2.1.1. Yếu tố siêu thực biểu hiện qua sự phi lí............................................. 24
2.1.2. Yếu tố siêu thực biểu hiện qua sự hƣ cấu hình thể............................. 30
2.1.3. Yếu tố siêu thực biểu hiện qua sự không tƣơng hợp giữa các vật thể 36
2.2. Sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy
Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.........................................

40

2.2.1. Sự tƣơng đồng về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba
họa sĩ...........................................................................................................


40

2.2.2. Sự khác biệt về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh giữa ba họa
sĩ………………………………………………………………………….

43

Tiểu kết......................................................................................................... 47
Chƣơng 3: NHỮNG ĐIỀU RÚT RA TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.. 49


2

3.1. Thành công về biểu hiện yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng………………………………

49

3.2. Đóng góp của yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đối với hội họa Việt Nam…………….

54

Tiểu kết……………………………………………………………………. 57
KẾT LUẬN……………………………………………………………….. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….... 61
PHỤ LỤC…………………………………………………………………. 63


3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hội họa siêu thực bắt đầu từ Pari thủ đô của nƣớc Pháp rồi nhanh chóng
lan rộng ra Châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Các họa sĩ siêu thực
đã tạo ra những tác phẩm nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao từ những năm đầu
của thế kỷ XX.
Khi Hội họa siêu thực lan tỏa đến Việt Nam, nhiều họa sĩ đã nắm bắt và
sử dụng các yếu tố siêu thực một cách sáng tạo. Các họa sĩ dùng ngôn ngữ
của hội họa Siêu thực làm giàu cho ngôn ngữ hội họa của mình, giải phóng
cái tôi vƣợt lên những quy luật logic. Từ đó có thêm nhiều lựa chọn hơn trong
việc truyền tải ý tƣởng sáng tạo của mình vào tác phẩm. Những họa sĩ Việt
Nam tiêu biểu đó phải kể đến là họa sĩ Lê Huy Tiếp, họa sĩ Nguyễn Trung Tín
và họa sĩ Nguyễn Đình Đăng. Họ là ba họa sĩ đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật
gắn liền với tên tuổi của mình bằng hội họa siêu thực hoặc trong tác phẩm ít
nhiều có sự biểu hiện của yếu tố siêu thực.
Tuy môi trƣờng học tập và làm việc khác nhau, nhƣng cả Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đều là những họa sĩ Việt Nam sinh
ra trong thập niên năm mƣơi của thế kỉ XX, khi đất nƣớc vẫn còn chiến tranh
loạn lạc. Họ trƣởng thành thì đất nƣớc hòa bình, thống nhất rồi hội nhập. Từ
đó các phong trào văn hóa, nghệ thuật lớn trên thế giới dễ dàng du nhập vào
Việt Nam, trong đó có hội họa Siêu thực. Các họa sĩ cũng dễ dàng đi ra bên
ngoài để học tập, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có nhiều cơ hội để tiếp cận,
tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt những xu hƣớng, những trào lƣu và trƣờng
phái nghệ thuật của thời đại.
Ít nhiều có sự ảnh hƣởng từ hội họa siêu thực, các tác phẩm hội họa của
Lê Huy Tiếp, Nguễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng cùng có điểm chung,
đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp tả thực của hội họa hiện thực



4

với những yếu tố siêu thực trong tranh. Mặt khác họ đã khẳng định đƣợc cái
tôi riêng của mình bằng phong cách nghệ thuật riêng, cách tạo hình riêng, đối
tƣợng phản ánh riêng và ẩn ý trong việc sử dụng yếu tố siêu thực cũng riêng
biệt…
Cả Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đều là những
họa sĩ đã gây đƣợc dấu ấn nhất định trong nghệ thuật hội họa Việt Nam, đƣợc
công chúng đón nhận một cách tích cực. Các nhà phê bình và lý luận lịch sử
mĩ thuật đã có ít nhiều những bài viết, những nghiên cứu về tranh của từng
họa sĩ. Tuy vậy nhƣng chƣa có nghiên cứu nào thực sự sâu sắc và đầy đủ về
yếu tố siêu thực trong tranh họ và càng chƣa có những nghiên cứu chung về
yếu tố siêu thực trong tranh của cả ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín
và Nguyễn Đình Đăng.
Vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Yếu tố siêu thực trong tranh Lê
Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng để nghiên cứu sự biểu
hiện của yếu tố siêu thực trong tranh của cả ba họa sĩ, góp phần nhỏ bé vào
việc nghiên cứu về hội họa có yếu tố siêu thực ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng là
những họa sĩ Việt Nam vẽ tranh Siêu thực hoặc có yếu tố Siêu thực. Những
sáng tác của họ đã tạo đƣợc dấu ấn nhất định nên ít nhiều đã gây đƣợc sự
quan tâm của các chuyên gia, các nhà phê bình Mĩ thuật.
Dƣới đây là những nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận văn.
Cuốn “Từ Điển Mỹ thuật” [11], của tác giả Lê Thanh Lộc, xuất bản năm
1998. Sách giải thích và cắt nghĩa khá đầy đủ những từ ngữ chuyên ngành rất
cụ thể, trong đó có dành khoảng hai trang giải thích về thuật ngữ siêu thực.
Nhƣng sách không nói đến thuật ngữ yếu tố siêu thực trong tranh.
Cuốn “Lịch sử Mĩ thuật thế giới” [3], của tác giả Phạm Thị Chỉnh, xuất
bản năm 2005. Đây là cuốn sách có mục đích nhƣ một giáo trình dành cho



5

giảng viên và sinh viên các trƣờng Cao đẳng hoặc đào tạo trình độ Cao đẳng.
Sách chủ yếu giới thiệu về các giai đoạn, các loại hình mĩ thuật với các xu
hƣớng, các trào lƣu và trƣờng phái nghệ thuật khác nhau. Ngoài ra sách cũng
có đi sâu vào giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu… Trong đó có đề
cập đến quá trình hình thành, sự ra đời và những quan niệm sáng tạo của nghệ
thuật siêu thực và một số họa sĩ Siêu thực tiêu biểu nhƣng sách cũng không
nói đến yếu tố siêu thực hay yếu tố siêu thực trong tranh.
Những cuốn sách: “Giáo trình lịch sử mỹ thuật thế giới” [20], của PGS
Nguyễn Trân biên sọan; hay cuốn “Các phong trào hội họa” [12], của P.
Fride-R Carrasat-I. Marcade’ Lê Thanh Lộc biên dịch. Mỗi cuốn đều dành
một phần nói về hội họa Siêu thực, giới thiệu một số bức tranh siêu thực
nhƣng không chỉ rõ thế nào là yếu tố Siêu thực trong tranh.
Cuốn “Những trào lưu lớn của nghệ thuật tạo hình hiện đại” [1], tác giả
Lê Năng An biên dịch xuất bản 1998, đi sâu hơn trong việc tìm hiểu về Chủ
nghĩa Siêu thực, nhƣng chủ yếu vẫn là tìm hiểu về sự hình thành và phát triển
từng giai đoạn của Chủ nghĩa siêu thực. Tác giả cũng dành nhiều trang phân
tích những các tác phẩm tiêu biểu của những họa sĩ nỗi tiếng khi hội họa siêu
thực mới ra đời. Tuy nhiên tác giả cũng không đề cập đến thế nào là yếu tố
siêu thực trong tranh.
Cuốn “Những khuynh hướng chủ yếu của Hội họa tư sản hiện đại”
[17], của tác giả Nguyễn Phúc, xuất bản năm 1978 viết về những khuynh
hƣớng chủ yếu của hội họa tƣ sản hiện đại, có dành một phần nói về nguyên
nhân sự ra đời và phát triển chủ nghĩa siêu thực. Trong đó tác giả đã trích dẫn
tuyên ngôn của Chủ nghĩa siêu thực và những quan điểm, định nghĩa về hội
họa Siêu thực. Tác giả cũng giới thiệu một số bức tranh siêu thực tiêu biểu và
phân tích về ý tƣởng, về đối tƣợng phản ánh và cách thức biểu đạt nhằm định

hƣớng cho ngƣời xem về tranh siêu thực. Nhƣng tác giả không đi sâu vào việc
nghiên cứu về yếu tố Siêu thực trong tranh.


6

Ngoài những tài liệu giới thiệu trên , ngƣời viết cũng tìm đọc thêm một
số tài liêu khác nhƣ cuốn “Lịch sử hội họa thế kỷ XX” [18], do tác giả Phạm
Minh Thảo và Nguyễn Kim Loan biên dịch, xuất bản năm 2001. Cuốn “ Mỹ
thuật và nghệ sĩ” [8], của tác giả Nguyễn Phi Hoanh…Nhƣng không nói
nhiều đến những vấn đề tƣơng tự nhƣ ngƣời viết đang nghiên cứu trong đề tài
này.
Khóa luận tốt nghiệp “Yếu tố siêu thực trong Mỹ thuật truyền thống Việt
Nam” [9], của Hoàng Mạnh Hùng, năm 2007. Đây là một cuốn khóa luận trực
tiếp nói đến yếu tố Siêu thực ở Việt Nam trong đó ngƣời viết có nêu đƣợc thế
nào là siêu Thực, chủ nghĩa siêu thực và yếu tố siêu thực, nhƣng cách viết
chƣa mang tính khoa học cao. Phần nội dung, ngƣời viết trực tiếp đi vào
nghiên cứu về Yếu tố siêu thực trong Mỹ thuật truyền thống Việt Nam nhƣ ở
trống đồng, ở chạm khắc đình làng và ở tranh dân gian. Cái hay của khóa luận
là sự phát hiện khá mới mẻ về yếu tố siêu thực có trong Mĩ thuật truyền thống
Việt Nam. Tuy nhiên nội dung đề tài không hề liên quan đến ba họa sĩ Lê Huy
Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
Cuốn “Mỹ thuật Bắc miền Trung” [5] của Hội Mĩ thuật Việt Nam, xuất
bản năm 2013 của NXB Mỹ thuật. Ở phần tác giả đƣợc tặng giải thƣởng nhà
nƣớc giới thiệu khá đầy đủ về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác cũng nhƣ những
đóng góp của họa sĩ Lê Huy Tiếp cho hội họa Việt Nam. Trong đó sách cũng
có nhắc đến yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp vài dòng ngắn gọn.
Cuốn “Tiếp xúc với nghệ thuật” [21] của Thái Bá Vân, xuất bản năm
1997, NXB Viện Mỹ thuật Việt Nam. Tác giả dành một phần viết sơ qua về
con đƣờng nghệ thuật của Họa sĩ Lê Huy Tiếp, trong đó có những phân tích

đánh giá về tranh Lê Huy Tiếp qua một số tác phẩm tiêu biểu. Tuy nhiên tác
giả chủ yếu nói đến nội dung tranh và cách diễn tả mang tính cực thực chứ
chƣa đề cập đến yếu tố siêu thực của họa sĩ này.


7

Nguyễn Đình Đăng có bài viết về “Tân siêu thực ở Đông Nam Á: Cuộc
đời và tác phẩm của Nguyễn Đình Đăng” [23]. Giới thiệu khá đầy đủ về con
đƣờng nghệ thuật, phong cách sáng tác của Nguyễn Đình Đăng. Bài viết cũng
nghiên cứu khá sâu về nhiều tác phẩm hội họa của Nguyễn Đình Đăng kể cả
thời kì sống và làm việc ở Việt Nam cũng nhƣ khi sang Nhật Bản. Tuy Nhiên
tác giả cũng không đi sâu nghiên cứu riêng về yếu tố siêu thực trong tranh
Nguyễn Đình Đăng.
Nhƣ vậy chƣa tìm thấy một tài liệu nào đề cập đến yêu tố siêu thực trong
tranh cả ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
Cũng chƣa thấy bài viết nào chuyên sâu về yếu tố siêu thực trong tranh của
từng họa sĩ. Mà chỉ tìm thấy những Cuốn sách những bài nghiên cứu nói về
vấn đề hội họa siêu thực, nhƣ sự hình thành và phát triển của hội họa siêu
thực, hay sự giới thiệu và đi sâu phân tích những tác giả tác phẩm hội họa siêu
thực nổi tiếng thế giới…
Nhƣng những tài liệu nói trên đã giúp tôi có cái nhìn toàn diện hơn về
hội họa siêu thực, hiểu sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật của nó, từ đó giúp
tôi tìm ra những cơ sở lí thuyết, những dẫn chứng thuyết phục cho nghiên cứu
của mình.
3. Mục đích của luận văn
- Nghiên cứu nhằm chỉ ra sự biểu hiện các yếu tố siêu thực trong tranh
ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
- So sánh để tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt về yếu tố siêu thực trong
tranh giữa ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.

- Chỉ ra những thành công về yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
- Đánh giá về những đóng góp của các họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng đối với hội họa Việt Nam.


8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn
Đình Đăng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Một số tác phẩm hội họa có yếu tố siêu thực của các họa sĩ Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin: Luận văn tổng hợp các tài
liệu, các tác phẩm nghệ thuật thông qua sách, báo, internet, phỏng vấn... để
tìm kiếm thông tin từ đó xử lý, tổng hợp, hệ thống nhằm làm sáng tỏ các yếu
tố Siêu thực trong tranh của Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình
Đăng.
- Phƣơng pháp phân tích so sánh đƣợc áp dụng nhằm nghiên cứu về đặc
điểm của yếu tố Siêu thực trong tranh của Lê Huy Tiếp, Nguyễn Đình Đăng
và Nguyễn Trung Tín.
- Phƣơng pháp diễn dịch, tổng hợp đƣợc áp dụng để trình bày và làm rõ
các vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu để góp phần làm rõ và chỉ ra yếu tố siêu thực biểu hiện trong
tranh Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
Nghiên cứu về khả năng sáng tạo và phong cách sáng tác của mỗi tác giả

thông qua yếu tố siêu thực trong tranh.
Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho giữ liệu cho bạn đọc, giúp
ích cho sinh viên có thêm cơ sở lý luận khi tìm hiểu về yếu tố siêu thực trong
hội họa.


9

7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm (86 trang), phần mở đầu (9 trang), kết luận (02 trang),
phần nội dung gồm có ba chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận để nghiên cứu đề tài (14 trang)
Chƣơng 2: Nghiên cứu yếu tố siêu thực trong tranh Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng (25 trang)
Chƣơng 3: Những điều rút ra từ việc nghiên cứu đề tài (10 trang)
Ngoài ra luận văn còn có tài liệu tham khảo (02 trang), phụ lục và ảnh
minh họa (23 trang).


10

NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm “yếu tố siêu thực trong tranh”
Khái niệm “yếu tố”
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin giải thích, yếu tố là
“1. bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện tƣợng. 2. Nhƣ nhân tố”. [4]
Vậy, yếu tố có thể đƣợc hiểu là một mắt xích, một chi tiết, một đơn vị hay
một thành phần trong một tổng thể nhất định của một sự vật, sự việc, hiện

tƣợng nào đó. Nói ngƣợc lại thì mỗi sự vật, sự việc, hiện tƣợng đều đƣợc tạo
thành bởi các yếu tố. Ngoài ra yếu tố có khi đóng vai trò là nguyên nhân, là cơ
sở, là điều kiện cần có của một sự vật, sự việc hay hiện tƣợng, nên yếu tố
đƣợc xem nhƣ nhân tố tạo thành. Trong nghệ thuật hội họa, mỗi tác phẩm đều
đƣợc tạo bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhƣ yếu tố về đƣờng nét, hình mảng,
màu sắc hay yếu tố về kỹ thuật, về phong cách, về bút pháp thể hiện…
Khái niệm “siêu thực”
Theo từ điển Tiếng Việt của trung tâm từ điển học thì “siêu thực thuộc
chủ nghĩa siêu thực, trƣờng phái siêu thực, tranh siêu thực” [22]. Nhƣ vậy, từ
siêu thực ở đây bao hàm cho tên gọi thuộc nghệ thuật siêu thực.
Từ siêu thực (Surrealism) đƣợc dùng nhƣ một thuật ngữ, lần đầu tiên
đƣợc nhà thơ Apollinaire dùng trong tác phẩm của mình vào năm 1917. Sau
tuyên ngôn Siêu thực năm 1924, thuật ngữ này đƣợc dùng rộng rãi trong văn
học và nghệ thuật, [8, tr.73].
Từ điển Mỹ thuật của Lê Thanh Lộc dịch “Hiến chƣơng Siêu thực”
năm 1924 của André Breton, nhà lý thuyết chính của phong trào Siêu thực là
“ giải quyết tình trạng mâu thuẫn có sẵn giữa mộng và thực, đƣa nó tới một


11

thực tế tuyệt đối, trạng thái siêu thực”. Đặc trƣng của phong trào Siêu thực là
sự say mê cái kỳ dị, cái phi lý, cái không tƣơng hợp. [11, tr.1047]. Vậy có thể
hiểu siêu thực là sự kết hợp giữa hai thế giới trái ngƣợc nhau, thế giới thực tại
thông thƣờng và thế giới thực tại của những giấc mơ để đƣa nó tới một thế
giới mới, thế giới siêu thực tại.
Breton định nghĩa siêu thực là “Tính tự động tâm thần thuần túy, qua
đó ngƣời ta nhằm biểu hiện, hoặc bằng lời nói , hoặc bằng chữ viết, hoặc bằng
bất cứ phƣơng tiện nào khác, sự vận hành thực sự của tƣ tƣởng”, “Đấy là sự
đọc của tƣ duy mà không có bất cứ sự kiềm chế nào của lí trí, đứng ngoài mọi

thiển kiến thẩm mĩ hay đạo lý” [17, tr.40].
Không nên hiểu nhầm siêu thực là “bộc lộ tiềm thức mà không bị rào
cản của lý trí”, mà siêu thực là chấp nhận các thông điệp từ vô thức chui vào
ý thức. Đó là trạng thái tâm lý thuần túy vô-ý-thức mà Breton gọi là
automatism. Các thông điệp của vô thức đƣợc truyền đạt bằng các hình tƣợng,
ký hiệu, ý niệm, trong khi các thông điệp của ý thức đƣợc truyền đạt bằng
ngôn ngữ. [24]
Vậy siêu thực là một thuật ngữ đƣợc sử dụng ở lĩnh vực nghệ thuật,
trong đó ngƣời nghệ sĩ bằng ngôn ngữ của mình thể hiện sự kết hợp giữa
trạng thái tâm lý thực tại và trạng thái tâm lý phi thực tại vào trong cùng một
tác phẩm nghệ thuật.
Khái niệm yếu tố siêu thực trong tranh
Yếu tố siêu thực là nhân tố quan trọng hàng đầu để cấu thành một tác
phẩm hội họa Siêu thực bên cạnh những yếu tố hội họa khác. Ngoài hội họa
siêu thực, nhiều họa sĩ cũng sử dụng yếu tố siêu thực nhƣ một phƣơng tiên
nghệ thuật nhằm truyền tải những ý tƣởng và thông điệp của mình trong
tranh.
Vậy yếu tố siêu thực trong tranh là một bộ phận cấu thành nên bức
tranh đó, được thể hiện bằng ngôn ngữ của nghệ thuật giá vẽ những đặc


12

trưng của siêu thực, như cái kỳ dị, sự phi lý, sự không tương hợp, không có
trật tự lôgic, có khi là sự hư cấu, sự cường điệu, làm biến dạng so với hiện
thực.
Nội dung khái niệm này đƣợc sử dụng làm cơ sở trong phạm vi nghiên
cứu về yếu tố siêu thực trong các tác phẩm hội họa của Lê Huy Tiếp, Nguyễn
Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng.
1.2. Khái lƣợc về hội họa siêu thực

Yếu tố siêu thực là một bộ phận, một thành phần rất quan trọng trong
hội họa siêu thực. Vì vậy để nghiên cứu đƣợc yếu tố siêu thực trong tranh Lê
Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyên Đình Đăng, ta phải tìm hiểu sơ lƣợc
về hội họa siêu thực.
Sơ lược về trường phái hội họa siêu thực
Pa-ri thủ đô của nƣớc Pháp là một trung tâm nghệ thuật hàng đầu thế
giới, đƣợc xem là kinh đô của nghệ thuật. Nơi đây, những thập niên đầu của
thế kỉ XX đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều phong trào nghệ thuật, trong
đó có sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của hội họa Siêu thực, một trong những
trƣờng phái hội họa lớn có sự ảnh hƣởng đến nhiều thế hệ họa sĩ ở nhiều nƣớc
trên thế giới.
Siêu thực là một khuynh hƣớng nghệ thuật lớn với nhiều loại hình nghệ
thuật khác nhau, bắt đầu từ thơ ca, hội họa rồi lan rộng sang các lĩnh vực nghệ
thuật khác nhƣ điện ảnh, tiểu thuyết. Sự ra đời của nghệ thuật siêu thực là sự
tiếp nối nghệ thuật Dada, có nguyên nhân từ sự biến động của xã hội, từ chiến
tranh, từ sự nhận thức về nỗi đau của cả thể xác lẫn tinh thần con ngƣời, và
đặc biệt là bắt nguồn từ học thuyết phân tâm học của Freud.
Học thuyết của Freud đã khai mở thế giới bí ẩn ấy trong con ngƣời, cái
phần bóng đen khuất sau ý thức. Hơn thế nữa, Simund Freud xác nhận vô
thức có một sức mạnh khó kiểm soát nổi, không ngừng xen ngang vào các
hoạt động có ý thức, biểu hiện qua chứng nói nhịu, chứng đãng trí vô cớ, mà


13

nhất là khi ý thức đã ngủ yên, vô thức hiển hiện dƣới hình thức những giấc
mơ [25]. Học thuyết của Freud đã góp phần rất quan trọng trong việc lý giải
và dẫn dắt các nhà siêu thực tìm ra một thế giới mới, thế giới của nghệ thuật
Siêu thực.
Trên quan điểm Phân tâm học của Simund Freud, Breton cho rằng ý

thức của con ngƣời chịu sự tác động của ngoại cảnh, của hệ thống, do đó
không phản ánh đúng bản chất của con ngƣời, thiếu đi tính “ngƣời”, và do đó,
nó không “thực”. Chủ nghĩa Siêu thực, khi muốn giải thoát con ngƣời ra khỏi
sự ràng buộc của lý trí, của “hệ thống”, cần phải chấp nhận và tìm đủ mọi
cách để đƣa các thông điệp từ vô thức chui vào ý thức. Đó là trạng thái tâm lý
thuần túy vô-ý-thức mà Breton gọi là automatism. [17]
Ngày 01/12/1924, tuyên ngôn Siêu thực, do Andre Breton soạn thảo,
lần đầu tiên đƣợc đăng trên tạp chí Larevolution Surrealiste. Kể từ thời điểm
này, ngọn cờ Siêu thực đã đƣợc dƣơng lên, tách khỏi tính chất tiền phong của
Dada để gia nhập hệ thống các chủ nghĩa hiện đại, các nhà Siêu thực tự viết
tuyên ngôn, minh định khái niệm Siêu thực, xác định các tiêu chí nghệ thuật
Siêu thực song song với qua trình sáng tác. Lý luận và sáng tác của Siêu thực
gắn bó với nhau, thể hiện cao độ ý chí tìm đƣờng, tự điều chỉnh và tác động
vào tầm đón đợi của công chúng. [25]
Chủ nghĩa Siêu thực đã đƣa các nghệ sĩ đi đến đỉnh điểm của tự do, họ
trút bỏ và tháo gỡ mọi vƣớng mắc của ý thức, tạo điều kiện cho vô thức trào
dâng. Các trạng thái mơ và thực, tâm giới và ngoại giới đan cài vào nhau,
tƣơng tác lẫn nhau thành một thế giới siêu thực vừa thấm đẫm những trải
nghiệm cá nhân, vừa mang dấu vết của cuộc đời thật. Từ sự đan cài tự nhiên
và lồng ghép phức tạp nhiều khi không để lại một chút dấu vết nào đã tạo ra
cái phi lí dƣới góc nhìn thông thƣờng đối với nghệ thuật Siêu thực.
Hội họa Siêu thực chú trọng khai thác những ý nghĩ bật ra từ tự do,
khai thác các trạng thái của những giấc mơ, khai thác những quyến rũ tự


14

nhiên, từ giới tính…họa sĩ xem đó là những nơi biểu hiện mạnh mẽ của vô
thức mà chƣa bị kiểm duyệt bởi lý trí, định kiến hay đạo đức, thẩm mỹ.
Hội họa Siêu thực có ba cách sáng tạo khác nhau. Các họa sĩ nhƣ Ernst,

Masson và Miró và một số họa sĩ khác thì thống nhất với nhau bằng các kĩ
thuật nhƣ chà xát, kì cọ để cố gắng loại trừ sự kiểm soát của ý thức. Họa sĩ
Dali, Magritte và rất nhiều họa sĩ nữa thì biểu hiện bằng cách vẽ chi tiết, tỉ mỉ,
nhằm đƣa những gì không hợp lý trở nên ảo mộng so với thực tế. Những
ngƣời còn lại sáng tạo bằng việc lắp ghép các đối tƣợng không liên quan cạnh
nhau, tạo ra một cảm giác không có thật nhƣng nó buộc ngƣời ta phải nhìn
nhận một thực tại ra ngoài phạm vi thế giới thƣờng nhật. Phƣơng pháp này
thoát khỏi những cấu trúc quen thuộc về văn hóa để tuân theo sự ngẫu nhiên
và vô thức.
Năm 1925 triển lãm tranh Siêu thực lần đầu tiên đƣợc tổ chức. Sự
thành công của triển lảm đã thôi thúc các họa sĩ càng tích cực sáng tác và chỉ
hai năm sau đó, năm 1927 triển lãm lần thứ hai lại mở ra. Đến năm 1936,
triển lãm tranh Siêu thực đƣợc tổ chức một cách quy mô ở London do Breton
đứng đầu, đây đƣợc xem là triển lãm quan trọng nhất của hội họa Siêu thực.
Những ngƣời đầu tiên đến với hội họa Siêu thực nhƣ: Andre Masson;
Hans Arp; Giorgio De Chirico; Paul Delvau, Salvador Dali… là những họa sĩ
tiêu biểu của trƣờng phái hội họa này. Trong đó Giorgio De Chirico đƣợc xem
là tiên phong nhất, bởi ông là ngƣời khởi xƣớng cho hội họa Siêu thực. Sự
phát triển của hội họa siêu thực là rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn
nhiều nƣớc ở Châu Âu đã có các đại diện tiêu biểu cho cho trƣờng phái hội
họa này.
Tại pháp: Họa sĩ André Masson (1896 – 1987) là ngƣời vẽ theo phƣơng
pháp tự động đạt tới sự biểu hiện trữ tình. Ông vạch lên nền cát nhiều đƣờng
ngoằn nghèo khác nhau, mỗi đƣờng vạch là một màu sắc để gây hiệu ứng và
làm cho nền cát có một hình thể khác lạ.


15

Còn họa sĩ Hans Arp (1887 – 1966) lại có sự thể nghiệm cả ba trƣờng

phái nghệ thuật là Dada, Siêu thực và trừu tƣợng. Đặc biệt tranh ông có sự kết
hợp giữa hội họa siêu thực và hội họa trừu tƣợng trong nhiều tác phẩm.
Họa sĩ Max Ernst (1891-1976) là một họa sĩ Pháp gốc Đức. Từ kỹ
thuật chà xát, ông áp dụng với sơn và gọi là “kỹ thuật cào nạo”. Bằng cách thể
hiện đó ông đã đƣa những truyền thuyết hƣ ảo Đức thành những tác phẩm hội
họa siêu thực của mình đầy hoang tƣởng.
Ở Tây Ban Nha, Joan Miró (1893- 1983) là một trong những họa sĩ đầu
tiên của trƣờng phái hội họa Siêu thực. Ông tham gia trƣờng phái này từ
những năm 1924, tác phẩm của ông là sự thể hiện một thế giới tƣởng tƣợng
rất riêng với một bảng màu tƣơi sáng và bỏ qua đƣờng nét một cách tự động;
Với họa sĩ Salvador Dali (1904-1989), ông không thuộc nhóm những
họa sĩ đầu tiên tham gia trƣờng phái hội họa Siêu thực nhƣng mỗi khi nói đến
hội họa Siêu thực không thể không nhắc đến ông bởi sự nổi tiếng của mình.
Bắt đầu vẽ Siêu thực từ năm 1929 bằng bút pháp tỉ mỉ, chi tiết với kỹ thuật
chín chắn Dali đã cho ra đời nhiều tác phẩm, chủ yếu là đề tài tôn giáo. Ông
khẳng định tài năng của mình bằng các tác phẩm “Sự dai dẳng của kí ức”
(1931), tác phẩm “Đứa trẻ đang xem sự ra đời của con ngƣời” (1943) hay tác
phẩm “Sự bùng nổ của cái đầu” (1951)… đều là những tác phẩm nổi tiếng thế
giới, có giá trị nghệ thuật cao.
Ở Bỉ, Họa sĩ René Magritte (1898) là một nhân vật rất quan trọng, có
tầm ảnh hƣởng lớn đến trào lƣu Siêu thực ở nƣớc này. Ông thƣờng xuyên
tham gia các hoạt động nghệ thuật do André Breton khởi xƣớng. Tác phẩm
tranh Siêu thực của ông thƣờng tập trung nhấn mạnh vào tính chất phi thƣờng,
tƣơng ứng giữa quá trình tƣ duy và quá trình nhìn, nó đƣợc xem nhƣ những ví
dụ điển hình của triết lí tranh Siêu thực.
Không kém phần nổi tiếng so với René Magritte, họa sĩ Paul Delvaux
(1897) là tác giả của những bức tranh mang hơi thở của hội họa Siêu thực.


16


Ông vẽ những cô gái khỏa thân nhìn chăm chăm nhƣ bị thôi miên, cử chỉ bí
ẩn đi lang thang trong những tòa nhà cổ điển, có khi bên các cô gái là những
bộ xƣơng ngƣời nhƣ vẫn còn hoạt động.
Ngoài ra còn nhiều họa sĩ nữa đến từ những đất nƣớc khác nhƣ họa sĩ
ngƣời Mĩ gốc Pháp Yvex Tanguy đến với Siêu thực bằng cách gợi sự mơ hồ
cho hình thể với một không gian trống rỗng vô hình. Ở Tiệp Khắc cũng đóng
góp hai họa sĩ nổi bật cho hội họa Siêu thực đó là Adolf Hoffmeister và Josef
Sima. Đất nƣớc Nam Tƣ có họa sĩ Miodrag Djuric với những bức tranh quái
dị về những con ngƣời nhƣ bị lột da và nhuốm bởi màu lam huyền hoặc.
Hội họa Siêu thực là điểm nhấn quan trọng trong lịch sử hội họa nửa
đầu thế kỉ XX, một giai đoạn mà xuất hiện nhiều trào lƣu và trƣờng phái nghệ
thuật. Các họa sĩ siêu thực đã làm nên một cuộc cách mạng thực sự trong tƣ
duy hội họa, mở ra một thế giới hoàn toàn mới lạ, thế giới của vô thức của
những giấc mơ đƣợc tái hiện thông qua các tác phẩm nghệ thuật. Sự thay đổi
căn bản từ nội dung đến hình thức biểu đạt làm thay đổi nhận thức của công
chúng về thế giới, về nghệ thuật và hội họa, cuốn hút sự quan tâm của đông
đảo họa sĩ và những ngƣời yêu nghệ thuật. Các tác phẩm hội họa Siêu thực
đến nay vẫn nguyên giá trị, nhiều họa sĩ hiện nay vẫn tiếp tục tìm tòi, sáng tạo
trên tinh thần của hội họa siêu thực.
Hội họa có yếu tố siêu thực ở Việt Nam
Khi hội họa Siêu thực hình thành và phát triển ở Pháp rồi lan dần ra các
nƣớc Châu Âu và nhiều nƣớc trên thế giới, thì ở Viêt Nam sau đó một năm,
năm 1925 Trƣờng Cao Đẳng Mĩ Thuật Đông Dƣơng mới đƣợc thành lập. Các
họa sĩ Việt Nam mới bắt đầu đƣợc đào tạo một cách chính quy. Ra trƣờng
trong hoàn cảnh đất nƣớc trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm kéo
dài, nên những sáng tác của họ thời kì này chủ yếu đƣợc vẽ theo phong cách
hiện thực và hiện thực xã hội chủ nghĩa, đề tài thƣờng xoay quanh việc ca



17

ngợi anh bộ đội Cụ Hồ, ca ngợi tinh thần chiến đấu và lao động sản xuất của
quân và dân Việt Nam .
Đến năm 1975 khi đất nƣớc hết chiến tranh, hai miền thống nhất, mĩ
thuật Việt nam mới bắt đầu hội nhập quốc tế. Bằng nhiều con đƣờng khác
nhau, các họa sĩ không ngừng tìm tòi học tập từ bên ngoài. Các danh họa thế
giới là những tấm gƣơng có tầm ảnh hƣởng lớn đến các họa sĩ. Nhiều cách vẽ
khác nhau lấy cơ sở từ những học thuyết, những trƣờng phái hội họa lớn làm
cơ sở tạo hình dần dần xuất hiện ở các triển lãm. Trong đó hội họa Siêu thực
có sự ảnh hƣởng rất lớn đến nhiều họa sĩ. Bởi ở hội họa Siêu thực họ tìm thấy
một hƣớng mở về một thế giới mà trƣớc kia chỉ có trong tiềm thức, cũng ở hội
họa Siêu thực họ nhƣ có thêm phƣơng tiện để bộc lộ những suy tƣ, mơ mộng
của mình, điều mà các khuynh hƣớng hội họa khác khó thực hiện.
Ngoài ba họa sĩ Lê Huy Tiếp, Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình
Đăng đƣợc nghiên cứu trong đề tài này, ở Việt Nam, các họa sĩ: Lê Anh Vân;
Hà Trí Hiếu; Lê Huy Hòa; Đào quốc Huy; Trần Xuân Bình; Mai Duy Minh…
là những họa sĩ đã khẳng định đƣợc tên tuổi của mình ở Việt Nam mà trong
tranh họ thƣờng sử dụng các yếu tố siêu thực.
1.3. Khái quát về sự nghiệp sáng tác của các họa sĩ Lê Huy Tiếp,
Nguyễn Trung Tín và Nguyễn Đình Đăng
Khái quát về sự nghiệp sáng tác của họa sỹ Lê Huy Tiếp
Họa sĩ Lê Huy Tiếp sinh ngày 17, tháng 4, năm1951, quê ở xã Nghi
Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Năm 1966, ông bắt đầu học tại trƣờng
Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Đến năm 1969, ông đƣợc cử sang Liên Xô
(cũ) đi du học và học tại Khoa Đồ họa trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Matxcơva. Sau khi tốt nghiệp ông về làm giảng viên ở ngành đồ họa và hội
họa tranh tƣờng tại trƣờng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội (19752002). Ông từng giữ chức Ủy viên hội đồng nghệ thuật chuyên ngành hội họa



18

Hội Mĩ thuật Việt Nam khóa V (1999-2004) Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật
Hội Mỹ thuật Việt Nam khóa VI (2004-2009).
Năm 1976 họa sĩ Lê Huy Tiếp ra mắt công chúng tại triển lãm mỹ thuật
toàn quốc với tác phẩm tranh sơn dầu "Cô gái và con chó trắng", Tác phẩm
nhƣ dấu ấn khởi đầu cho những sáng tạo nghệ thuật hội họa tranh sơn dầu của
ông. Tuy có nhiều cách nhìn trái chiều nhau lúc bấy giờ, nhƣng bức tranh này
đã gây đƣợc tiếng vang lớn bởi kĩ thuật sơn dầu vững chắc và cách nhìn hoàn
toàn mới lạ ở Việt Nam vào thời điểm đó.
Với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực lãng mạn pha lẫn
những yếu tố siêu thực trong tranh, Lê Huy Tiếp đã cho ra đời nhiều tác phẩm
tranh sơn dầu có giá trị: Sáng tác, 1978, sơn dầu; Miền Trung, 1980, sơn dầu;
Nghề Biển,1980, sơn dầu; Chiến tranh, 1986, sơn dầu; Hoà Bình, 1986, sơn
dầu; Cái bàn của người trực ca, 1987, sơn dầu; Quê hương1980, sơn dầu;
Đợi, 1977, sơn dầu; Chân dung nhà phê bình Mỹ thuật Thái Bá Vân, 1998,
sơn dầu; Trời và đất, 2003, sơn dầu; Trông ra biển, 2008, sơn dầu; Kỷ vật,
2009, sơn dầu... Trong đó có nhiều bức hiện đang đƣợc trƣng bày và lƣu giữ
tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Tranh Lê Huy Tiếp thể hiện những suy nghĩ về cuộc đời mà chủ yếu là
hình ảnh con ngƣời sống và chết, tình yêu và chiến tranh, con ngƣời với thiên
nhiên. Mỗi bức tranh đều là câu chuyện gắn bó với cuộc sống của ông.
Lê Huy Tiếp diễn tả con ngƣời và cảnh vật trong tranh với những bố
cục thoáng đạt, không gian rộng nhƣng vô cùng chặt chẽ. Không chỉ để ghi lại
chính xác cái đẹp của sự vật mà quan trọng hơn tác giả muốn gửi gắm những
tƣ tƣởng kín đáo bằng con mắt quan sát tinh tế, từ đó cuốn hút ngƣời xem,
đƣa họ tiếp cận với chủ đề tác phẩm.
Sự kết hợp hài hòa giữa chủ nghĩa hiện thực với chủ nghĩa tƣợng trƣng
siêu thực xuyên suốt các tác phẩm của họa sĩ. Tranh Lê Huy Tiếp đã vƣợt
khỏi hiện thực của thị giác, đánh thức những rung động sâu thẳm trong lòng



19

ngƣời xem. Vẻ đẹp của con ngƣời và cuộc sống đƣợc tôn lên nhờ ánh sáng và
bóng tối, nhờ ngày và đêm, quá khứ và hiện tại, cái thiện và cái ác, cũng nhƣ
những giá trị tƣ tƣởng đƣợc nhận ra giữa ranh giới chiến tranh và hòa bình.
Không chỉ thành công ở mảng tranh sơn dầu, họa sỹ Lê Huy Tiếp còn
thành công cả ở lĩnh vực đồ họa với dòng tranh in khắc, một trong những loại
hình nghệ thuật tồn tại lâu đời trên thế giới. Lê Huy Tiếp đƣợc xem là ngƣời
đầu tiên đƣa tranh độc bản vào Việt Nam, có nhiều đóng góp trong việc đào
tạo thế hệ họa sĩ đồ họa trẻ và vực dậy phong trào sáng tác tranh in khắc do
Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Điển hình là bộ tranh "Môi trƣờng biển" (In
độc bản - 2001), họa sĩ đã sử dụng phối hợp nhiều kỹ thuật và đƣa vào tranh
không ít vật phẩm có sẵn trong tự nhiên để tạo nên chiều sâu, sự phong phú
về không gian và màu sắc cho tác phẩm.
Thành công của họa sĩ Lê Huy Tiếp đã đƣợc ghi nhận qua nhiều giải
thƣởng: Giải nhì Triển lảm Mĩ thuật toàn quốc năm 1990; Giải ba Hội Mĩ
thuật Việt Nam năm 1997. Giải thƣởng triển mĩ thuật khu vực I (Hà Nội):
Giải A năm 2003; Giải B năm 2001 và Tặng thƣởng năm 2006. Năm 2012
họa sĩ Lê Huy Tiếp đƣợc Chủ tịch nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam tặng Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm:
Chiến tranh,1986, sơn dầu; Đợi, 1996, sơn dầu; Eva trở về, 1997, sơn dầu
và bộ 4 tranh in độc bản Môi trường biển 2001. Ngoài ra trong quá trình công
tác, ông còn đƣợc tặng Huy chƣơng vì sự nghiệp Mỹ thuật Việt Nam; Huy
chƣơng vì sự nghiệp văn hóa thông tin.
Họa sĩ Lê Huy Tiếp là ngƣời đã cần mẫn lao động, suốt đời tìm tòi sáng
tạo để cho ra nhiều tác phẩm nghệ thuật tạo hình độc đáo. Tên tuổi ông đã có
chỗ trong lòng ngƣời yêu mỹ thuật Việt Nam. Và lịch sử mỹ thuật hiện đại
nƣớc nhà đã dành cho ông những vị trí trang trọng trong Bảo tàng Mỹ thuật

Việt Nam với những tác phẩm mỹ thuật nổi tiếng thành công ở cả chất liệu
sơn dầu và đồ họa. [5, tr.315-319]


20

Khái quát về sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Nguyễn Trung Tín
Họa sĩ Nguyễn Trung Tín sinh năm 1955 tại Hà nội, quê gốc ở tỉnh
Quảng Ngãi. Từ năm 1983 đến năm 2015 ông làm việc tại trƣờng Đại học Mĩ
thuật thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi nghỉ hƣu ông ở lại thành phố này sống
và tiếp tục công việc sáng tác nghệ thuật.
Tranh Nguyễn Trung Tín có sự kết hợp một cách nhuần nhuyễn hài hòa
giữa các yếu tố hiện thực, siêu thực và đồng hiện. Một sự kết hợp khéo léo
giữa những cái thực tinh túy của cuộc sống với cái ảo của thị giác, cái mà
ngƣời ta thƣờng bắt gặp trong những giấc mơ. Bề mặt trong tranh thƣờng
đƣợc ông chia thành nhiều không gian, thời gian khác nhau mang tính đồng
hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho ý tƣởng. Trong tác phẩm ông dành sự
quan tâm đến hiện thực là nhiều nhất. Ông đi sâu vào diễn tả kĩ nhân vật, đặc
biệt là khuôn mặt và đôi bàn tay, nhằm muốn khắc họa một cách chân thực
nhất đặc điểm và sự biểu cảm của nhân vật.
Đời sống là mảng đề tài chính với Nguyễn Trung Tín. Trong sáng tác
ông luôn nắm bắt, gạn lọc để cho ra đời các tác phẩm có giá trị. Ông thƣờng
vẽ những gì thân quen nhất đó là những con ngƣời, những ban công, những ô
cửa, hay những ngõ phố thân thuộc, ngoài ra đề tài về cuộc sống của ngƣời
dân đồng bằng sông Cửu Long cũng đƣợc ông quan tâm khai thác.
Nguyễn Trung Tín thƣờng vẽ nhiều tranh khổ lớn, vẽ kĩ, vẽ chi tiết, có
thể thấy ở các bức “ Ban công và sen”, “Nữ họa sĩ”, “Ký ức đường phố”,
“Chân dung trong mưa”, “Bên một chiến tích”, “Buổi chiều”, “Hà Nôi
1972”…thể hiện một phong cách làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp. Ông
cũng thƣờng vẽ với mẫu thật để có sự rung cảm mạnh, làm cho bức tranh có

hồn, kỹ thuật sơn dầu dày dặn có sức nặng và chiều sâu không gian tinh tế.
Họa sĩ Nguyễn Trung Tín có sự thành công rất sớm. Năm mới mƣời
tám tuổi (năm 1974) ông đã có tác phẩm “Bên suối” đƣợc sƣu tập tại Bảo tàng
Mĩ thuật Việt Nam. Có lẽ đó là một tài năng bẩm sinh, tài năng đó khi đƣợc


21

lĩnh hội đầy đủ những kiến thức hội họa sâu rộng, kĩ thuật sơn dầu vững vàng,
cảm xúc tinh tế cùng những trãi nghiệm cuộc sống phong phú, Nguyễn Trung
Tín đã có những bƣớc tiến vững vàng trong nghề nghiệp, gặt hái nhiều thành
công đáng kể trong sự nghiệp. Những giải thƣởng Mĩ thuật của Hội Mỹ thuật
Việt Nam khá đều đặn, giải nhất năm 1995, giải nhì năm1997, giải ba năm
1999 cùng huy chƣơng bạc ở triển lãm toàn quốc năm 2000 với tác phẩm
Bên một chiến tích , huy chƣơng đồng năm 2010 với tác phẩm Buổi chiều.
Những thành công đạt đƣợc đã chứng minh Nguyễn Trung Tín là một
họa sĩ tài năng có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật Việt Nam, đƣợc công
chúng, những ngƣời yêu nghệ thuật đón nhận một cách tích cực. [4]
Khái quát về sự nghiệp sáng tác hội họa của họa sĩ Nguyễn Đình
Đăng
Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội, ông còn là một
nhà khoa học với hai bằng tiến sĩ về vật lí hạt nhân, nhƣng ông lại luôn có
một niềm đam mê cháy bỏng với Hội họa. Đặc biệt ông không học tại một
trƣờng mĩ thuật nào mà hoàn toàn tự học ở sách báo, tự mày mò từ các bậc
tiền bối và tự thể nghiệm. Ông vẽ trực tiếp từ tĩnh vật, thiên nhiên, chân dung
những ngƣời thân quen bên cạnh. Thời kỳ ở Mátxcơva, thủ đô của nƣớc Nga,
ông thƣờng hay tới xem và chép tranh tƣợng tại Bảo tàng Mỹ thuật Puskin để
học tập, nghiên cứu. Lúc này ông rất thích tranh các họa sĩ ấn tƣợng và ông đã
dành hàng chục năm theo đuổi phƣơng pháp vẽ này.
Về Việt Nam từ năm 1985, Nguyễn Đình Đăng tham gia sáng tác tại

Hà Nội, rồi đƣợc hai họa sĩ Mai Văn Hiến và Bùi Xuân Phái giới thiệu vào
Hội Nghệ sĩ Tạo Hình Việt nam (hiện là Hội Mỹ Thuật Việt Nam). Ông trở
thành hội viên Hội Mỹ thuật Việt Năm vào năm 1987. Sau đó ông gia nhập
Hội viên hội Mỹ thuật Hà Nội (năm 1990) và Hội viên hội Nghệ thuật quốc tế
(1997 – 1999).


22

Nguyễn Đình Đăng đƣợc công chúng ngƣỡng mộ bởi các tác phẩm
tranh siêu thực, thể hiện bằng kỹ thuật vẽ nhiều lớp, các nét vẽ tinh tế, trau
chuốt, gọn gàng, bay bổng mang những nét lãng mạn và ngẫu hứng của một
tâm hồn nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật có sự ảnh hƣởng của danh họa
Leonardo da vinci, Salvador Dali kết hợp với cách vẽ cực thực và đồng thời là
sự kết hợp giữa văn hóa Đông, Tây trong tác phẩm (văn hóa phƣơng Đông
chủ yếu là văn hóa Việt Nam và văn hóa Nhật Bản; Văn hóa phƣơng Tây, đặc
biệt là văn hóa Pháp) .
Các tác phẩm hội họa tiêu biểu trong thời gian sáng tác ở Việt Nam có
thể kể: “Khai bút” (1986); “Sự xuất hiện của hình tượng trên hoang mạc”
(1986); “Cái chết của hoạ sĩ” (1987); “Tiếng kèn thứ năm” (1990); “Giấc mơ
nghệ sĩ (Chân dung nhà văn Nguyễn Huy Thiệp)”.
Sau một thời giạn hoạt động Mĩ thuật tại Việt Nam, ông đã đạt đƣợc
những thành công nhất định trên con đƣờng nghệ thuật. Từ năm 1994, ông
đến Nhật Bản để tiếp tục sự nghiệp nghiện cứu khoa học vật lý hạt nhân và
khẳng định tài năng hội họa xuất sắc bằng nguồn năng lƣợng sáng tác dồi dào
ở một đất nƣớc có nên nghệ thuật rất phát triển.
Đến Nhật, phong cách hội họa của Nguyễn Đình Đăng thay đổi không
nhiều so với thời kỳ còn ở Việt Nam. Ông vẫn giữ cách vẽ sơn dầu nhiều lớp
trên canvas hình chữ nhật, cách phối màu mềm mại, mặt tranh nhẵn. Ông chủ
yếu thay đổi một số điểm nhƣ: từ gam màu vàng đất, nâu, sắc ấm thƣờng

dùng đƣợc chuyền dần sang hòa sắc lạnh, cách xử lý sáng tối đề cập nhiều
hơn và đặc biệt tại đây bút pháp diễn tả có sự ảnh hƣởng của hội họa cƣờng
thực, nội dung đề tài cũng có thay đổi do sự ảnh hƣởng của văn hóa Nhật
Bản.
Năm 2005 Nguyễn Đình Đăng trở thành hội viên hội Mỹ thuật Chủ
Thể của Nhật Bản. Từ năm 1978 tới nay ông đã có nhiều cuộc triển lãm tranh
lớn (triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm và triển lãm có hội đồng duyệt) tại


×