Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thực trạng việc sử dụng các yếu tố mình họa trong xây dựng thông điệp quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.32 KB, 22 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
• Lý do lựa chọn đề tài: Hiện nay quảng cáo là một phần trong chiến lược truyền
thông cho sản phẩm của các doanh nghiệp. Các yếu tố minh họa trong quảng cáo
như màu sắc, hình ảnh và logo có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thông điệp
quảng cáo.Qua đề tài này tôi muốn có được cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố
minh họa đó,đồng thời xem xét các việc ứng dụng các yếu tố đó trong quá trình xây
dựng thông điệp quảng cáo của các công ty kinh doanh nước giải khát trên thị
trường Việt Nam.
• Nhiệm vụ đề tài : Chỉ ra được thực trạng việc sử dụng các yếu tố minh họa: màu sắc-
hình ảnh và logo trong xây dựng thông điệp quảng cáo cho lĩnh vực kinh doanh
nước giải khát trên thị trường Việt Nam, đồng thời đưa ra những gợi ý về giải pháp
để việc sử dụng các yếu tố đó mang lại hiệu quả hơn.
• Đối tượng nghiên cứu : các công ty kinh doanh nước giải khát
• Phạm vi nghiên cứu :Thị trường Việt nam
• Bố cục đề tài
Phần I:Cơ sở lý luận chung
Phần II: Thực trạng việc sử dụng các yếu tố minh họa trong xây dựng thông điệp Quảng
cáo cho lĩnh vực kinh doanh nước giải khát ở thị trường Việt Nam
Phần III: Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố minh họa
trong quảng cáo
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phần I : Cơ sở lý luận chung
I. Tổng quan chung về Quảng cáo :
1. Khái niệm Quảng cáo :
Quảng cáo là một trong năm công cụ chủ yếu mà các công ty sử dụng để hướng
thông tin thuyết phục vào người mua và công chúng mục tiêu.
- Khái niệm về Quảng cáo do hiệp hội Marketing Mỹ đưa ra : Quảng cáo là bất cứ loại hình
nào của sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ, ý đồ ( tư tưởng ) hành động mà
người ta phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo.


Người chi tiền không chỉ có những công ty kinh doanh, mà còn có cả bảo tàng,
những người hành nghề chuyên nghiệp và các tổ chức xã hội quảng cáo sự nghiệp của mình
cho công chúng mục tiêu khác nhau.Quảng cáo được sử dụng ở tất cả các nước trên thế
giới, kể cả các nước xã hội chủ nghĩa.
2.Yêu cầu của Quảng cáo
- Quảng cáo luôn phải đảm bảo lượng thông tin cao, tức là thông tin mà quảng cáo
đưa ra phải chính xác, đầy đủ về sản phẩm như chất lượng,giá cả….và các thông tin về các
yếu tố liên quan đến sản phẩm.
- Quảng cáo luôn phải đảm bảo tính hợp lý về mặt thời gian, không gian,phương tiện
cũng như tần suất phát sóng. Phải biết nên quảng cáo vào khoảng thời gian nào sẽ là phù
hợp để những khách hàng mục tiêu có thể nhận biết được quảng cáo,thời gian là buổi
trưa,buổi chiều hay là buổi tối và thời gian chính xác là mấy giờ….Phải đảm bảo là không
gian chọn để quảng cáo sẽ thực sự mang lại hiệu quả, tức là phải thu hút được sự chú ý của
công chúng nhận tin mục tiêu. Việc lựa chọn phương tiện quảng cáo cũng cần phải được
tiến hành một cách kĩ lữong,nên la quảng cáo trên phương tiên nào,trên báo chí,trên truyền
hình hay trên đài phát thanh….và với tần suất ra sao để người tiếp nhận thông tin có thể
biết đến sản phẩm được quảng cáo
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Quảng cáo phải đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là không vi phạm các qui định cũng
như các luật về quảng cáo đã được ban hành, không vi phạm vào những điều cấm kị hoặc
gây ảnh hưởng đến quan niệm về đời sống văn hóa của nhân dân.
- Quảng cáo là sáng tạo và quảng cáo cũng được coi là những tác phẩm được đầu tư
nhiều công sức, sử dụng nhiều yếu tố minh họa. Tuy quảng cáo mang tính chất kinh doanh
nhưng cũng bao gồm cả tính văn hóa vì thế quảng cáo phải đảm bảo được tính mỹ thuật để
gây được sự chú ý của công chúng nhận tin.
- Quảng cáo phải đảm bảo tính đồng bộ và đa dạng. Muốn quảng cáo mang lại hiệu
quả cao thì quá trình thực hiện quảng cáo phải được tiến hành đồng bộ từ khâu sản xuất cho
đến khâu tiêu thụ.
- Quảng cáo phải phù hợp với ngân sách dành cho nó,phải phù hợp với tình hình tài

chính của công ty.
3. Chức năng của Quảng cáo :
- Quảng cáo phải gây được sự chú ý đối với công chúng nhận tin. đặc biệt là đối với
công chúng nhận tin mục tiêu. Quảng cáo có liên quan mật thiết đến mô hình AIDA
Attension: chú ý ; Interest : Quan tâm ; Demand :Ham muốn ; Action: Hành động
Với mô hình này thì có thể thấy chức năng đầu tiên của quảng cáo là phải gây được sụ tò
mò, hứng thú và chú ý từ phía người tiếp nhận thông tin.Khi họ đã thực sự có sự chú ý đến
mẫu quảng cáo,họ sẽ quan tâm sâu hơn về những thông tin mà quảng cáo đem lại cho
họ.Từ đó hình thành những ham muốn được đáp ứng những nhu cầu cần thiết của cá nhân
họ,và cuối cùng quảng cáo sẽ là động lực thúc đẩy họ hành động, đó là tiêu dùng sản phẩm.
- Quảng cáo phải thực hiện được chức năng thông tin: Khi một mẫu quảng cáo đưa
ra thì cần phải có được những thông tin đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của khách hàng.các
chức năng thông tin bao gồm:
Thông tin có tính chất độc thoại: là thông tin đưa ra một chiều
Thông tin có tính chất khái quát : những thông tin tổng quan về doanh nghiệp,sản
phẩm,giúp cho công chúng nhận tin có được cái nhìn bao quát về quy mô,quá trình sản xuất
của doanh nghiệp
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thông tin có tính chất cục bộ :
Thông tin mang tính chủ quan: được đưa ra do những nhận định chủ quan từ phía người
đưa thông tin quảng cáo
4. Vai trò của Quảng cáo :
- Quảng cáo là một ngành kinh doanh lớn, quảng cáo giúp cho doanh nghiệp bán
được nhiều hàng, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.Trong tương lai gần sẽ dần hình
thành một nền công nghiệp mới đó chính là ngành công nghiệp quảng cáo.
- Quảng cáo đang ngày càng phát triển và những người làm quảng cáo đang có được
những chỗ đứng vững chắc trong công việc,vị thế quảng cáo sẽ thực sự là 1 nghề kinh
doanh.
- Quảng cáo là công cụ trọng yếu của truyền thông marketing.Vì quảng cáo gây

được sự chú ý cho đối tượng nhận tin, giúp cho sản phẩm đến gần với người tiêu dùng
hơn,từ đó có thể tạo điều kiện hỗ trợ cho các hoạt động Marketing phát triển.
- Quảng cáo góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp truyền thông.
5. Tác dụng của Quảng cáo :
- Quảng cáo không chỉ có tác dụng đối với nhà sản xuất kinh doanh mà còn có tác
dụng đới với người tiêu dùng, quảng cáo với tư cách là người hướng dẫn tiêu dùng, chỉ cho
người tiêu dùng biết được thông tin đầy đủ liên quan đến sản phẩm, để cho họ có một cái
nhìn toàn diện hơn về sản phẩm hoặc dịch vụ mà nhà sản xuất kinh doanh muốn quảng cáo.
- Quảng cáo tạo điều kiện cho sự tự do lựa chọn của người tiêu dùng, khi quảng cáo
đã giúp cho người tiêu dùng có được những thông tin cụ thể về sản phẩm thì họ sẽ có sự so
sánh giữa các mặt hàng để có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với mình.
- Quảng cáo tạo điều kiện cho nhà kinh doanh bán được nhiều hàng, bán hàng được
nhiều lần, đồng thời bên cạnh đó quảng cáo sẽ giúp làm tăng mức độ trung thành của khách
hàng đối với sản phẩm, khiến họ dần trở thành khách hàng độc quyền tiêu dùng sản phẩm
của doanh nghiệp.
- Quảng cáo giảm chi phí sản xuất lưu thông, cải thiện, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Điều này có thể được nhận thấy khá rõ, khi có quảng cáo thì thông tin về sản phẩm
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sẽ tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng qua các phương tiện truyền thông và như vậy sẽ
giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được một phần chi phí trong quá trình sản xuất cũng như
đưa sản phẩm vào lưu thông. Khi đã có được sự quan tâm của những người tiêu dùng, trong
đó có những khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp thì bản thân doanh nghiệp sẽ luôn phải
có sự cải thiện cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm để ngày càng đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của khách hàng.
II . Các yếu tố minh họa trong Quảng cáo :
1. Yếu tố mầu sắc:
"Màu sắc là một yếu tố mang một ý nghĩa xúc cảm thị giác quan trọng nhất trên mọi
sản phẩm có mặt trên thị trường". Trong một mẫu quảng cáo, cách phối hợp màu sắc thực
sự quan trọng hơn ngôn từ bởi vì màu sắc là yếu tố đầu tiên thu hút sự quan tâm của công

chúng nhận tin và kéo họ vào nội dung của mẫu quảng cáo.
Màu sắc là một tài sản thương hiệu quan trọng.Nó giúp khách hàng thực tế và khách
hàng tiềm năng nhận ra công ty hay sản phẩm.Màu sắc có thể được sử dụng cho các mục
tiêu sâu xa hơn chỉ là nhận biết.Nó được sử dụng để gây ra các cảm xúc và thiết lập những
mối quan liên hệ quan trọng với khách hàng xung quanh thương hiệu.
• Nguyên lý mầu sắc: các màu cơ bản :vàng, xanh, đỏ
Ta có thể xem xét các nguyên lý của màu sắc cũng như quy luật về phối hơp màu
sắc dựa vào các yếu tố sau:
Thủy
Mộc Hỏa
Kim Thổ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368


Vàng
Cam Xanh lục
Đỏ Xanh
Tím


• Các tính chất của màu sắc: Chiếu theo từng nền văn hóa thì các màu sắc có ý
nghĩa khác nhau.Trong quảng cáo màu sắc vô cùng quan trọng vì bạn phải thiết kế mục
quảng cáo để tạo sức thu hút đối với thị trường mục tiêu. Màu sắc không chỉ truyền đạt
những tâm trạng mà còn truyền đạt cả ý nghĩa tượng trưng và thật thú vị khi mỗi màu sắc
trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, trong mỗi nền văn hóa khác nhau lại mang một ý nghĩa
tượng trưng riêng, có đôi khi còn có thể mang những ý nghĩa đối lập nhau.
- Màu đỏ: đây là màu của sự hành động, ấm áp, quyền năng, sự hung hãn,
nhiệt huyết, giận dữ, náo nhiệt, lửa, máu, tình yêu,hiểm nguy và sức nóng.
Đỏ là mùa dễ thu hút nhất và có thể kích thích nhiều cảm giác khác nhau.

- Màu cam: là màu của sự rực rỡ và vui nhộn. Nó phát triển trí tuệ, làm tăng sự
ấm áp và hạnh phúc. Màu cam cũng làm tăng lượng oxy nuôi não.Sự hài
lòng, sự sung túc và tráng kiện là những đặc trưng gắn với màu cam.
- Màu vàng: là sắc màu hoàn hảo của ánh mặt trời,hạnh phúc, niềm hân hoan,
vui thú, sự dễ chịu và lạc quan.Vàng là màu đầu tiên và rõ nhất mà mắt chúng
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ta cảm nhận được, do đó là màu thu hút sự chú ý nhanh hơn bất kỳ màu nào
khác.
- Màu xanh lá: Tượng trưng cho sự sống, thiên nhiên, môi trường, tuổi trẻ, tiền
tài, sự đổi mới và hy vọng.Màu xanh lá giúp xoa dịu,làm nhẹ cơn đau và tạo
cảm giác yên bình.
- Màu xanh dương: Tạo cảm giác bình lặng, thanh thản, an lạc,là màu của trí
tuệ và lòng trung tín. Nó giúp chúng ta biết chấp nhận mình để có thể giải
quyết nhiều vấn đề.Màu xanh dương còn giúp tăng năng suất. Màu xanh
dương còn thể hiện sự lạnh lùng, hoài niệm, định hướng, nội tâm.
- Màu tím: là màu của sự tinh tế, sáng tạo,quý phái và thịnh vượng.là màu tạo
cảm giác rạo rực,bồi hồi, xốn xang, bất ổn. Màu tím phảng phất xanh thường
tạo cảm giác huyền bí,còn phảng phất đỏ lại biểu thị sáng tạo và tinh tế.Màu
tím đỏ thường gây chú ý hơn.
- Màu nâu: là màu của sự tin tưởng,vững chãi, trưởng thành và khoan
khoái.Màu nâu được ưa chuộng như biểu tượng của sự giàu có và tráng kiện.
- Màu đen: tượng trưng cho quyền lực, thanh thế, tao nhã, phong cách,sự tin
cậy, giản dị và tinh tế.Màu đen là màu thể hiện thái độ nhiều hơn bất kỳ màu
nào khác.Đó là màu của xu hướng,của sự hiện đại và công nghệ.màu đen còn
là màu có khả năng truyền tải thông tin rất lớn.
- Màu trắng: tượng trưng cho sự tinh khôi,sạch sẽ, đức hạnh, ngây thơ và trong
sáng.màu đen và màu trắng còn được coi là hai màu định vị vì là màu vô sắc
dễ kết hợp với các màu khác.
Có thể nói màu sắc là một lĩnh vực quan trọng trong mỹ thuật thiết kế vì mỗi màu

sắc đều tạo ra những sự tiếp nhận khác nhau,đồng thời khi phối kết hợp màu sắc theo
những cách khác nhau có thể tạo ra những sự khác biệt độc đáo,và khi đó màu sắc có ảnh
hưởng trực tiếp tới sự cảm nhận của đối tượng nhận tin.
Khi xem xét về yếu tố màu sắc trong quảng cáo ta cũng cần phải lưu ý về sự cảm nhận màu
sắc của mỗi đối tượng,Với mỗi đối tượng khác nhau thì quan niệm về màu sắc là khác
nhau.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Yếu tố hình ảnh :
Hình ảnh nhãn hiệu có thể được coi là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Những yếu tố
ban đầu tạo nên hình ảnh nhãn hiệu xuất phát từ các lợi ích cảm tính mà người tiêu dùng có
thể cảm nhận được thông qua truyền thông, mua sắm và thụ hưởng một sản phẩm hay dịch
vụ.
Một sản phẩm bột giặt chẳng hạn có thể mang lại lợi ích là làm áo quần trắng sạch,
khiến người ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là lợi ích cảm tính chứ chưa phải là giá trị nhãn hiệu. Sau khi sử
dụng nhiều lần và cảm nhận những giá trị nói trên một cách lâu dài và vô thức, người tiêu
dùng thật sự cảm thấy gắn bó và thấy sản phẩm hay dịch vụ đó là không thể thay thế. Đó là
lúc giá trị nhãn hiệu được khẳng định đối với bản thân họ. Càng có nhiều người cảm nhận
như nhau thì giá trị hình ảnh nhãn hiệu càng cao.
Trong nhiều giá trị cảm tính, một số yếu tố được cảm nhận một cách khái quát và
trừu tượng hơn, được "triết lý hóa". Khi đó ta có thể nói rằng giá trị hình ảnh nhãn hiệu đã
nâng tầm giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu. Trong thời đại truyền thông và phát triền công nghệ
ngày nay, giá trị vǎn hóa của nhãn hiệu hình thành nhanh hơn trước đây rất nhiều.
Muốn xây dựng được hình ảnh nhãn hiệu có giá trị lâu bền và mang giá trị vǎn hóa
thì phải hiểu được tâm lý tiêu dùng. Con người là một thực thể phức tạp. Người ta khó có
thể phân định các trạng thái tâm lý mâu thuẫn với nhau của chính mình, giữa khả nǎng của
bản thân và tham vọng, giữa cái tôi và tính khiêm tốn, giữa cá nhân và tập thể, sức khỏe và
bệnh tật, nhu cầu và khả nǎng mua... Nhận thức và tư duy con người càng cao thì giá trị mà
họ cảm nhận được càng tinh tế. Tất cả các yếu tố nói trên đều có ảnh hưởng đến hành vi

tiêu dùng.
Diễn biến hành vi tiêu dùng thực sự là một đề tài khá phức tạp hiện đang tiếp tục
được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu. Càng đi sâu, tìm hiểu và phân tích yếu tố tâm lý
cộng đồng hay nhóm công chúng về hành vi tiêu dùng, chúng ta càng tìm ra nhiều cơ hội
định vị nhãn hiệu và tạo lợi thế cạnh tranh cho nhãn hiệu so với đối thủ cùng nhóm. Những
8

×