Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI DƯỠNG và NĂNG SUẤT HEO CHĂN NUÔI NÔNG hộ THUỘC xã mỹ KHÁNH,HUYỆN PHONG điền, THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (756.2 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN THỊ THÚY HẬU

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ NĂNG
SUẤT HEO CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THUỘC XÃ
MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ NĂNG
SUẤT HEO CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THUỘC XÃ
MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ


Giáo viên hướng dẫn:
PGS.Ths Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thúy Hậu
MSSV: 3052418
Lớp: CNTY K31

Cần Thơ, 2009

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Đề tài:

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI DƯỠNG VÀ NĂNG
SUẤT HEO CHĂN NUÔI NÔNG HỘ THUỘC XÃ
MỸ KHÁNH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Hậu. MSSV: 3052418. Lớp Chăn
Nuôi Thú Y K31.
Thời gian: từ 22/12/2008 đến 22/03/2009
Địa điểm: tại 6 ấp: Mỹ Phụng, Mỹ Long, Mỹ Nhơn, Mỹ Ái, Mỹ Thuận,
Mỹ Phước thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ.
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009


Duyệt Giáo viên hướng dẫn

Duyệt Bộ môn

Nguyễn Nhựt Xuân Dung

…………………………

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2009
Duyệt Khoa Nông nghiệp & SHƯD

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trước đây.

Tác giả

NGUYỄN THỊ THÚY HẬU

i
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


LỜI CẢM ƠN
Trãi qua những năm tháng học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Cần Thơ và 3 tháng
làm luận văn tại phòng thực tập dinh dưỡng gia súc E108 Khoa Nông Nghiệp và Sinh

Học Ứng Dụng, tôi đã được thầy cô tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu về chuyên ngành Chăn nuôi – Thú y mà tôi đang học. Tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn đến:
Cha Mẹ tôi - Người đã nuôi nấng tôi lớn khôn, cho tôi được tới trường, luôn động viên
tôi, dõi mắt theo những bước chân tôi trên đường đời. Những người đã cho tôi nguồn
động lực mạnh mẽ để vươn lên.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung, thầy Lưu Hữu Mãnh và cô Trần Thị Điệp đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Riêng đối với cô Nguyễn
Nhựt Xuân Dung tôi có đôi lời tận đáy lòng muốn nói: Cô ơi! Với con cô thật sự là
người Mẹ thứ hai của con. Con ngưỡng mộ cô về quan niệm sống, dạy học và cả kiến
thức nữa. Con chúc cô luôn vui tươi mạnh khỏe để tiếp tục truyền đạt cái hay cái đẹp
cho thế hệ sau cô nhé!
Quí thầy cô Bộ môn Chăn nuôi, Bộ môn Thú y, đặc biệt là thầy Trương Chí Sơn - cố
vấn học tập của lớp CNTY khoá 31- đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quí
báu không những trong học tập mà cả những việc ngoài xã hội cũng như động viên về
vật chất và tinh thần cho sinh viên một cách nhiệt tình cho tôi trong suốt khoá học.
Các cán bộ Trung Tâm Học Liệu, thư viện Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp thu thêm kiến thức cũng như hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Cảm ơn các bạn Võ Trường Thịnh, Trần Phước Hưng, Thái Thanh Hùng, Võ Hoài Phú,
Lê Cẳm Hiền, Lê Văn Hậu, Cao Văn Út Em và Trần Văn Đạt. Thân gởi đến các bạn
những tình cảm thân thương nhất. Tôi sẽ mãi không quên những tình cảm mà các bạn
đã dành cho tôi. Nó sẽ mãi là những kí ức đẹp nhất thời sinh viên của tôi.
Cuối cùng xin kính gởi đến quý thầy cô, người thân, bạn bè của tôi lời chúc sức khỏe và
xin nhận nơi tôi lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thúy Hậu
Lớp Chăn nuôi-Thú y, khoá 31


ii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii
TÓM LƯỢC.......................................................................................................vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..............................................................2
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỊT .................................. 2
2.1.1 Tình hình chăn nuôi và sản xuất thịt ở Việt Nam................................ 2
2.1.2 Tình hình chăn nuôi và sản xuất thịt ở ĐBSCL .................................. 2
2.1.2.1 Về mặt thuận lợi.......................................................................... 2
2.1.2.2 Về khó khăn ................................................................................ 3
2.1.3 Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020................................... 3
2.1.3.1 Mục tiêu phát triển chung............................................................ 3
2.3.1.2 Chỉ tiêu cụ thể ............................................................................. 3
2.1.3.3 Định hướng phát triển đến năm 2020........................................... 4
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO ĐANG NUÔI PHỔ BIẾN Ở ĐBSCL .... 5
2.2.1 Heo Yorkshire.................................................................................... 5
2.2.2. Heo Landrace.................................................................................... 5
2.2.3 Heo Pietrain ....................................................................................... 5
2.2.4 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm ....................................................... 6
2.3 ĐẶC ĐIỂM HEO THỊT............................................................................ 8

2.3.1 Về ngoại hình..................................................................................... 8
2.3.2 Tăng trưởng ....................................................................................... 9
2.3.3 Giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi............................................................... 9
2.3.4 Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi............................................................. 10
2.3.5 Nhu cầu năng lượng ........................................................................ 11
2.3.5.1 Phân bố năng lượng trong cơ thể động vật................................. 11
2.3.5.2 Nhu cầu năng lượng duy trì ....................................................... 13
2.3.5.3 Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng........................................... 13
2.3.6 Nhu cầu protein và acid amin ........................................................... 13
2.3.7 Nhu cầu vitamin............................................................................... 14
2.3.8 Nhu cầu khoáng ............................................................................... 14
2.3.9 Nhu cầu về chất béo ......................................................................... 15
2.4 ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH SẢN CỦA HEO NÁI................................ 16
2.4.1 Tuổi động dục đầu tiên..................................................................... 16
2.4.2 Tuổi đẻ lứa đầu ................................................................................ 16
2.4.3 Chu kỳ động dục của heo nái ............................................................... 16
2.4.4 Sự thụ tinh ....................................................................................... 16
2.4.5 Sự mang thai .................................................................................... 16
2.4.6 Tỷ lệ hao mòn cơ thể của heo mẹ khi nuôi con................................ 17

iii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.4.7 Khả năng sinh sản của heo nái.......................................................... 17
2.4.8 Khả năng cung cấp sữa của nái cho heo con..................................... 17
2.4.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của heo ...................... 18
2.4.9.1 Con giống.................................................................................. 18
2.4.9.2 Thức ăn ..................................................................................... 18
2.4.9.3 Ngoại cảnh ................................................................................ 18

2.4.9.4 Bệnh.......................................................................................... 19
2.4.9.5 Lứa đẻ....................................................................................... 19
2.4.9.6 Không lên giống hoặc chậm lên giống....................................... 19
2.4.9.7 Vệ sinh kém .............................................................................. 20
2.4.10 Nhu cầu dinh dưỡng của heo nái nuôi con ...................................... 20
2.4.10.1 Nhu cầu năng lượng ................................................................ 20
2.4.10.2 Nhu cầu protein ....................................................................... 20
2.5 ĐẶC ĐIỂM CÁC LOẠI THỨC ĂN NUÔI HEO ................................... 23
2.5.1 Đặc điểm của thức ăn công nghiệp ................................................... 23
2.5.2 Đặc điểm của một số thực liệu dùng phối hợp khẩu phần trong nuôi
heo............................................................................................................ 24
2.5.2.1 Cám .......................................................................................... 24
2.5.2.2 Tấm........................................................................................... 24
2.5.2.3 Bột cá........................................................................................ 25
2.5.2.4 Bã bia........................................................................................ 25
2.5.2.5 Rau lang .................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM................ 26
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ............................................................. 26
3.1.1 Thời gian và địa điểm....................................................................... 26
3.1.2 Đối tượng điều tra ............................................................................ 27
3.1.3 Tình hình sử dụng thức ăn................................................................ 27
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 28
3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp ................................................................... 28
3.2.2 Phỏng vấn ........................................................................................ 28
3.3 CHỈ TIÊU THEO DÕI............................................................................ 28
3.3.1 Đối với heo nái................................................................................. 28
3.3.2 Đối với heo thịt ................................................................................ 29
3.3.3 Thức ăn............................................................................................ 29
3.3.4 Thú y ............................................................................................... 29
3.4 XỬ LÍ VÀ THU THẬP SỐ LIỆU........................................................... 29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 30
4.1 NHẬN XÉT TỔNG QUÁT .................................................................... 30
4.2 TỔNG QUAN CHĂN NUÔI GIA SÚC GIA CẦM CỦA XÃ MỸ
KHÁNH ....................................................................................................... 30
4.3 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ NĂNG SUẤT HEO Ở CÁC NÔNG HỘ
ĐƯỢC ĐIỀU TRA ....................................................................................... 32
4.3.1 Sự phân bố đàn heo .......................................................................... 32
4.3.2 Con giống ........................................................................................ 34
4.3.3 Chuồng trại ...................................................................................... 34
4.3.4 Mô hình chăn nuôi ........................................................................... 35

iv
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


4.3.5 Phương thức cho ăn.......................................................................... 35
4.3.6 Năng suất của đàn heo...................................................................... 35
4.4 THỨC ĂN .............................................................................................. 37
4.4.1 Tình hình sử dụng và thành phần dưỡng chất của thức ăn ................ 37
4.4.2 Các thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất và năng lượng ăn vào
trung bình của từng loại heo..................................................................... 39
4.4.2.1 Đối với heo nái.......................................................................... 39
4.4.2.2 Đối với heo thịt ......................................................................... 44
4.4.2.3 Đối với heo con sau cai sữa....................................................... 45
4.5 XỬ LÍ CHẤT THẢI ............................................................................... 46
4.6 CÔNG TÁC THÚ Y ............................................................................... 47
4.6.1 Vệ sinh............................................................................................. 47
4.6.2 Phòng bệnh ...................................................................................... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 49


v
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


TÓM LƯỢC
Với mục tiêu đánh giá tình hình nuôi dưỡng, kinh nghiệm chăn nuôi ở nông hộ thông
qua cơ cấu và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của từng loại heo và các biện pháp xử lý
chất thải và các qui trình phòng bệnh, đề tài: “Điều tra tình hình nuôi dưỡng và
năng suất heo chăn nuôi nông hộ thuộc xá Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần
Thơ”. Đề tài này được chúng tôi tiến hành ở 63 hộ thuộc 6 ấp của xã Mỹ Khánh, huyện
Phong Điền, thành phố Cần Thơ.
Chúng tôi điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo biểu bảng điều tra,
kết quả như sau:
Các nông hộ chăn nuôi theo phương thức nhỏ lẻ và tận dụng thức ăn sẳn có ở địa
phương cũng như thức ăn thừa và được chia thành 4 hình thức chăn nuôi sau:
- Chăn nuôi theo phương thức nuôi heo nái để bán hoàn toàn heo con.
- Một số hộ để lại vài con để nuôi heo thịt.
- Nuôi heo thịt tự cung cấp giống – heo con sau khi phá bầy được giữ lại toàn bộ để
nuôi thịt cho tới khi xuất chuồng.
- Nuôi heo thịt không tự túc giống.
Con giống: Chủ yếu là các giống heo Yorkshire, Yorkshire X Landrace và heo lai SP để
nuôi thịt. Con giống được mua từ Trung Tâm Giống Miền Tây ở Ô Môn, TP Cần Thơ
hoặc các hộ chăn nuôi lân cận.
Nuôi dưỡng: Cách nuôi dưỡng của nông hộ rất tốt. Heo được chăm sóc vệ sinh rất tốt,
được cho ăn đủ chất, phù hợp nhu cầu từng giai đoạn.
Về vệ sinh chuồng trại, xử lí môi trường, công tác phòng bệnh được các nông hộ
tiến hành khá tốt.
Năng suất: Heo nái đẻ sai, nuôi con tốt, ít bệnh. Heo thịt lớn nhanh thời gian nuôi
ngắn ngưng trọng lượng đạt yêu cầu.


vi
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ash: Khoáng tổng số.
CF: Xơ thô.
CP: Đạm thô.
DM: Vật chất khô.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ĐHCT: Đại học Cần Thơ.
EE: Béo thô.
FAO: Tổ chức nông lương thế giới
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hoá thức ăn.
NFE: Chiết chất không đạm.
RM: Rau muống.
RD: Rau dừa.
RT: Rau trai.
TĂĐĐ: Thức ăn đậm đặc.
TĂHH: Thức ăn hổn hợp.

vii
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Mức ăn vào và nhu cầu dưỡng chất của heo (ăn tự do)........................ 12
Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo theo các giai đoạn ................................. 12
Bảng 2.3 Nhu cầu acid amin của heo (phần trăm/ khẩu phần)............................ 14

Bảng 2.4 Hao mòn cơ thể heo nái theo lứa đẻ ................................................... 17
Bảng 2.5 Nhu cầu protêin của nái dưới 2 năm tuổi............................................. 20
Bảng 2.6 Nhu cầu protêin của nái trên 2 năm tuổi.............................................. 21
Bảng 2.7 Nhu cầu dưỡng chất và mức ăn của heo giống có thể trọng trung bình 21
Bảng 2.8 Định mức thức ăn cho nái mới đẻ và nuôi con ................................... 21
Bảng 2.9 Mức ăn heo nái chửa theo lứa đẻ ........................................................ 22
Bảng 2.10 Năng suất heo nái ............................................................................. 23
Bảng 2.11 Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho heo nái........................................... 23
Bảng 2.12 Thành phần dinh dưỡng của cám gạo................................................ 24
Bảng 2.13 Thành phần dinh dưỡng của tấm ....................................................... 24
Bảng 2.14 Thành phần hóa học của bột cá ......................................................... 25
Bảng 2.15 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thân lá rau lang......... 25
Bảng 4.1 Phần trăm hộ nuôi gia súc, số đầu gia súc/hộ (xã, ấp) ........................ 30
Bảng 4.2 Phân bố đàn heo nái và thịt tại thời điểm điều tra............................... 33
Bảng 4.3 Năng suất sinh sản của heo nái theo thời điểm điều tra ....................... 36
Bảng 4.4 Năng suất heo thịt............................................................................... 37
Bảng 4.5 Các loại thực liệu dùng chăn nuôi heo, thành phần hóa học ................ 40
Bảng 4.6 Các thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất và năng lượng ăn vào
trung bình của heo nái chửa kỳ I ........................................................................ 41
Bảng 4.7 Thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất ăn vào trung bình của nái
nuôi con............................................................................................................. 42
Bảng 4.8 Thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất ăn vào trung bình của heo
nái khô............................................................................................................... 43
Bảng 4.9 Thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất ăn vào trung bình của heo
vỗ béo................................................................................................................ 44
Bảng 4.10 Thành phần thực liệu, số lượng dưỡng chất ăn vào trung bình của heo
sau CS ............................................................................................................... 45
Bảng 4.11 Lịch tiêm phòng cho đàn heo ............................................................ 47

viii

PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Heo Yorkshire...................................................................................5
Hình 2.2 Heo Landrace....................................................................................5
Hình 2.3 Heo Pietrain ......................................................................................6
Hình 2.4 Biểu đồ tăng trưởng bình thường của heo Duroc ...............................9
Hình 2.5 Sơ đồ phân bố năng lượng trong cơ thể động vật............................. 11
Hình 3.1 Bản đồ hành chánh xã Mỹ Khánh.................................................... 26
Hình 4.1 Tỉ lệ hộ chăn nuôi gia súc gia cầm và chăn nuôi heo ở xã................ 31
Hình 4.2 Các ấp được điều tra........................................................................ 31
Hình 4.3 Tình hình phân bố đàn heo/hộ ở các ấp ........................................... 32
Hình 4.4 Quy mô chăn nuôi heo ở nông hộ................................................... 33
Hình 4.5 Các giống heo được nuôi ở nông hộ ................................................ 34
Hình 4.6 Chuồng trại nuôi heo của các nông hộ............................................. 34
Hình 4.7 Tình hình sử dụng thức ăn............................................................... 37
Hình 4.8 Các loại thức ăn được nông hộ dùng nuôi heo ................................. 38
Hình 4.9 Thức ăn hỗn hợp nuôi heo............................................................... 38
Hình 4.10 Các khoáng và vitamin dùng bổ sung cho heo ............................... 38
Hình 4.11 Phân được xử lí bằng túi ủ biogas và sử dụng gas trong sinh họat ở
nông hộ.......................................................................................................... 46
Hình 4.12 Tình hình xử lí phân ...................................................................... 46

ix
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi heo là ngành kinh doanh lớn, thịt heo chiếm 40% tổng

lượng các loại thịt (thịt bò 31%, gia cầm 23%, cừu 6%). Ở Việt Nam chăn nuôi heo
là nghề truyền thống của hàng triệu nông dân, thịt lợn chiếm 70% tổng lượng các
loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường. Do có được nguồn thức ăn phong phú và
điều kiện tự nhiên phù hợp đã tạo tiền đề vững chắc cho việc chăn nuôi heo phát
triển. Trong những năm qua ngành chăn nuôi heo đã sống với những thăng trầm vốn
có của nó. Dịch lở mồm long móng, dịch tả heo và gần đây nhất là dịch bệnh “tai
xanh” đang diễn biến hết sức phức tạp, song song đó dưới tác động của thị trường
làm giá thức ăn tăng cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi heo. Các
chính sách, các chương trình hỗ trợ... của nhà nước và các cơ quan Nhà Nước trước
mắt vẫn chưa là giải pháp tối ưu để kích thích ngành chăn nuôi phát triển. Mặc dù
hiện tại con heo không đóng vai trò thiết yếu trong chăn nuôi nông hộ nhưng về lâu
về dài nó vẫn là vật nuôi cơ bản không thể thiếu được, vẫn đóng vai trò chủ đạo
trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong cơ cấu nông nghiệp của Đồng
bằng sông Cửu Long. Song ngành chăn nuôi nước ta nói chung, ĐBSCL nói riêng
cần có nhiều thay đổi cho phù hợp.
Thực tế số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ quy mô nông hộ ở nước ta hiện nay là không
nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn phế phẩm nông nghiệp, tận dụng thời gian nhàn ngoài
mùa vụ và họ ít quan tâm đến lợi nhuận chỉ với tâm lí “bỏ ống” thế nên hiệu quả
kinh tế chưa cao, chí phí chăn nuôi chưa được quan tâm đúng mức. Do đó chúng tôi
thực hiện đề tài:“ Điều tra tình hình nuôi dưỡng và năng suất heo chăn nuôi
nông hộ thuộc xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ”.
Mục tiêu đề tài chúng tôi nhằm đánh giá tình hình nuôi dưỡng, kinh nghiệm chăn
nuôi ở nông hộ thông qua cơ cấu và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của từng loại heo
Tìm hiểu về biện pháp xử lý chất thải và các qui trình phòng bệnh
Giúp người chăn nuôi nhận ra cách sử dụng thức ăn có hiệu quả mang lại lợi nhuận
kinh tế cao.

1
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com



CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ SẢN XUẤT THỊT
2.1.1 Tình hình chăn nuôi và sản xuất thịt ở Việt Nam
Theo Hoàng Kim Giao (2006), năm 2005 ngành nông nghiệp trong đó có chăn nuôi
gặp rất nhiều khó khăn như mưa, bão, lũ lụt, dịch bệnh… nhưng ngành chăn nuôi
không những giảm được thiệt hại mà còn tăng trưởng với tốc độ cao, tăng 11,6% so
với năm 2004, đàn trâu tăng 1.82%, đàn bò tăng 12,89%, bò sữa tăng 8,60%. Về sản
xuất heo, tỉ lệ đàn heo tăng từ 1990 – 2000, 2001 – 2004, 2004 – 2005 lần lượt là
6,47%, 5,12% và 4.94%. Tốc độ tăng trưởng đàn heo tăng nhanh chóng trong 10
năm tăng 6,47%, trong 4 năm tăng 12% và giai đoạn 2004 – 2005 chỉ 1 năm
tăng 4,94%.
Sản phẩm chăn nuôi cũng tăng và tăng cao hơn chứng tỏ giống đã được cải thiện tốt
hơn. Cụ thể thịt trâu tăng 4,08%, thịt bò 16,8%, thịt heo 13,73% và đạt 2288 triệu
tấn; sản lượng thịt hơi sản xuất trong nước đạt 2.812 triệu tấn, tăng 12,23% so với
năm 2004; sữa tươi sản xuất trong nước tăng 30,64% và đáp ứng 22% nhu cầu sử
dụng trong nước. Do ảnh hưởng của dịch cúm, số lượng đàn gà tăng không đáng kể,
sản lượng thịt tăng 1,73% so với năm 2004. Sản lượng trứng đạt 3,95 tỉ quả tăng
0,24%.
Từ năm 1990 đến năm 2005 tổng sản phẩm gia súc gia cầm của Việt Nam như: Thịt
và trứng tăng 2 đến 2,5 lần. Sản phẩn gia súc chính của Việt Nam là heo chiếm 75 –
85% tổng sản phẩm thịt.
2.1.2 Tình hình chăn nuôi và sản xuất thịt ở ĐBSCL
Theo Lê Thị Mến và Trương Chí Sơn (2000), ĐBSCL là vùng có điều kiện tự nhiên
thuận lợi hình thành những vùng sinh thái đa dạng phong phú, chính điều này đã tạo
thuận lợi cho chăn nuôi heo phát triển.
2.1.2.1 Về mặt thuận lợi
Khí hậu: tương đối ôn hòa, ít biến động lớn.
Thức ăn: là vùng trọng điểm về nông nghiệp của cả nước, sản xuất nhiều lúa, gạo,
tấm cám… là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú và đa dạng cho chăn nuôi heo.

Nhân dân có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi, nhạy bén và mạnh dạng áp dụng những
tiến bộ khoa học vào chăn nuôi. Tuy nhiên chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ vẫn phổ biến.

2
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.1.2.2 Về khó khăn
Thức ăn: thức ăn năng lượng tập trung theo thời vụ nên đôi khi thức ăn có phần
khan hiếm; thức ăn bổ sung đạm: Bột cá, bánh dầu… nhiều nơi còn thiếu vì phương
tiện giao thông khó khăn; thức ăn xanh phong phú nhưng chưa đều.
Nguồn nước: thiếu nước ngọt, nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
Dịch bệnh: có nhiều bệnh có khả năng phát triển lớn: Kí sinh trùng đường ruột,
bệnh truyền nhiễm như dịch tả, phó thương hàn… đôi khi còn bùng phát thành dịch;
việc phân vùng để chống còn khó khăn vì điều kiện giao thông không thuận lợi,
kênh, rạch nhiều… Phương thức chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho công
tác quản lí và tiêm phòng.
2.1.3 Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020
2.1.3.1 Mục tiêu phát triển chung
Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phương thức trang
trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm, đảm bảo chất lượng cho
tiêu dùng và xuất khẩu;
Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm
2010 đạt 32% và năm 2015 đạt 38%;
Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả
các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi.
Các cơ sở chăn nuôi nhất là chăn nuôi theo phương thức trang trại, công nghiệp vàg
cơ sở giết mổ, chế bến gia súc, gia cầm phải có hệ thóng xử lí chất thải, bảo vệ và
giảm ô nhiễm môi trường.
2.3.1.2 Chỉ tiêu cụ thể

Tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008 – 2010 đạt 8 – 9%/năm; giai đoạn 2010 –
2015 đạt khoảng 6 – 7%/năm và giai đoạn 2015 – 2020 đạt khoảng 5 – 6%/năm.
Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt
heo chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt
khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt heo chiếm 65%, thịt gia cầm chiếm 31%, thịt
bò chiếm 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt heo chiếm
63%, thịt gia cầm chiếm 32%, thịt bò chiếm 4%;
Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỉ quả trứng và 380 ngàn tấn; đến
năm 2010 đạt khoảng 11 tỉ quả trứng và 700 ngàn tấn; đến năm 2020 đạt khoảng 14
tỉ quả trứng và 1000 ngàn tấn.

3
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả
trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa; đến
năm 2020 đạt: 56 kg thịt xẻ, 140 quả trứng, 10 kg sữa.
Tỉ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghệp so với tổng sản lượng thịt đến năm
2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và 2020 đạt trên 40%.
2.1.3.3 Định hướng phát triển đến năm 2020
Chăn nuôi heo: phát triển nhanh quy mô đàn heo ngoại theo hướng trang trại, công
nghệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở
quy mô nhất định hình thiức chăn nuôi heo lai, heo đặc sản phù hợp với điều kiện
chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng.
Tổng đàn heo bình quân 2%/năm, đạt khoảng 35 triệu con, trong đó heo ngoại nuôi
trang trại, công nghiệp 37%.
Chăn nuôi gia cầm: đổi mới và phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng chăn nuôi
trang trại, công nghiệp và chăn nuôi chăn thả có kiểm soát.
Tổng đàn gà bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà

nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%.
Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52 – 55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công
nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 85% năm.
Đàn bò sữa: tăng bình quân trên 11% năm, đạt khỏang 500 ngàn con, trong đó
100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh.
Đàn bò thịt: tăng bình quân 4,8% năm, đạt khoảng 12,5 triệu con, trong đó bò lai
đạt trên 50%.
Đàn trâu: ổn định với số lượng khoảng 2,9 triệu con, nuôi tập trung chủ yếu ở các
tỉnh miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đàn dê, cừu: tăng bình quân 7% năm, đạt khoảng 3,9 triệu con. Phát triển chăn nuôi
dê theo hướng trang trại kết hợp chăn nuôi nhốt và bán chăn thả ở vùng núi phía
Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. Các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
và một số đại phương có điều kiện sinh thái phù hợp có thể mở rộng chăn nuôi cừu.
Ong mật: tăng bình quân 4,3% năm, đạt khoảng 1.230 ngàn đàn. Tổ chức lại ngành
chăn nuôi ong theo hướng thị trường, gắn chặt chăn nuôi ong với yêu cầu nâng cao
hiệu quả sản xuất của các ngành trồng trọt, lâm nghiệp.
Nuôi tằm: tăng bình quân 8,7% năm, năng suất kén tằm đạt khỏang 34 ngàn tấn. Tổ
chức chăn nuôi tằm theo hướng thị trường và đa dạng hoasar phẩm phục vụ nhu cầu
trong nước và xuất khẩu.

4
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Thức ăn chăn nuôi: phát triển mạnh ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi
trên cơ sở mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng và hạ giá
thành sản phẩm.
2.2 ĐẶC ĐIỂM CÁC GIỐNG HEO ĐANG NUÔI PHỔ BIẾN Ở ĐBSCL
2.2.1 Heo Yorkshire
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), giống heo này là giống kiêm

dụng hướng nạc mỡ. Ngày nay Yorkshire trở thành giống heo quốc tế. Tại một số
nước chăn nuôi phát triển, người ta đã tạo thành các dòng heo Yorkshire khác nhau
như heo Yorkshire Anh, Mỹ, Canada, Pháp,
Đức, Liên xô.Tất cả các dòng đó đã được du
nhập vào Việt Nam. Heo Yorkshire có 3 loại
hình: kích thước lớn hơn gọi là Đại Bạch,
Trung Bạch và Tiểu Bạch. Ở miền nam phần
lớn heo Yorkshire nhập nội thuộc hai loại Đại
Bạch và Trung Bạch. Heo Đại Bạch có tầm
vóc lớn, thân mình dài nhưng dáng đi chắc
Hình 2.1: Heo Yorkshire
khoẻ và linh hoạt; sắc lông trắng có ánh vàng, đầu to, tráng rộng, bụng gọn; đùi to,
dài, bốn chân dài và khoẻ, có khả năng thích nghi nuôi nhốt hoặc thả.
Heo nuôi thịt 6 tháng tuổi đạt 90 – 100 kg, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng
khoảng 3-4 kg, tỉ lệ thịt nạc 51-54 %.
2.2.2. Heo Landrace
Theo Nguyễn Ngọc Tuân - Trần Thị Dân
(2000), giống heo này được nuôi phổ biến
ở khắp nơi trên thế giới, hướng nạc. Heo có
sắc lông trắng (có thể có vài đốm đen hiện
diện), tầm vóc lớn, cổ dài, tai cụp, đầu thon
nhỏ và thẳng, sườn tròn, bụng gọn phần sau
nở nang.
Heo tăng trọng nhanh, 5 – 6 tháng tuổi đạt
100kg, tỉ lệ nạc chiếm 56 – 57%, HSCHTĂ
là 2,9 – 3,5kg.

Hình 2.2 Heo Landrace
(Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)


2.2.3 Heo Pietrain
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Quế Côi (2005), Pietrain là giống heo hướng
nạc của Bỉ dòng đực để lai tạo heo thịt thương phẩm cho tỷ lệ nạc cao (56-62%)
nhưng sớ nạc thô, dai, ít vân mỡ, hương vị không thơm ngon. Tốc độ tăng trọng giai
đoạn 30 – 90 kg là 760 g/ngày và tiêu tốn thức ăn là 2,56 kg/kg tăng trọng.

5
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Hình 2.3 Giống Heo Pietrain
(Lê Thanh Hải & Nguyễn Thị Viễn, 2008)

Heo có màu lông da trắng đan xen từng
đám đen loang không đồng đều trên cơ thể. Thân dài, tai thẳng đứng đầu to vừa
phải, mõm thẳng, bốn chân thẳng, mông nở đùi to lưng rộng. Nhược điểm lớn nhất
của giống heo này là thích nghi kém, nhạy cảm với các yếu tố stress, có gen
halothane dễ bị chết đột tử khi heo bị tác động của các yếu tố stress. Khả năng sinh
sản không cao khoảng 8-10 con/lứa, nuôi con không tốt.
2.2.4 Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm
Nhóm heo nái sinh sản lai:Theo Võ Văn Ninh (2006), các nái thuộc giống heo thuần
Yorkshire, Landrace có khả năng sinh sản tốt với các nọc cùng giống cùng giống
hoặc khác giống, sinh sản nuôi con tốt, các heo con được dùng nuôi thịt hoặc tạo nái
hậu bị sinh sản tiếp.
Các heo nái thuộc giống Duroc, Pietrian thường sinh sản kém, nuôi con kém nên chỉ
được nuôi ở các trại giống thuần để tạo đực cuối cho các công thức lai tạo heo con
sinh trưởng nuôi thịt.
Nhóm heo lai Yorkshire x Landrace, Landrace x Yorkshire là nái 2 máu được các
nhà chăn nuôi xem như nhóm heo có khả năng sinh sản tốt nhất hiện nay.
Trên thị trường heo giống trên thế giới cũng có những giống heo nái có thể sinh sản

đến 30 heo/nái/năm., trong khi Việt Nam chỉ mới đạt 18 – 20 con/nái/năm
Nhóm heo thịt lai : Theo Võ Văn Ninh (2006), heo con cái sữa để nuôi thịt là nhóm
giống heo sinh trưởng thuộc các công thức lai sau: D(YL), D(LY), (PD)(YL),
(PL)(YL), (PY)(YL).
Các nọc PD, PL, PY có thể sinh sản với nái 2 máu LY tạo con nuôi thịt. Heo lai
giữa đực ngoại thuần, đực 2 máu ngoại, sinh sản với nái nội địa hoặc nái nội lai tọa
heo con thương phẩm nuôi thịt.
Các heo sinh trưởng này nếu để lại làm giống cái hậu bị thường khả năng sinh sản
không đồng đều hoặc sinh sản kém.

6
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo Lê Thanh Hải et al. (1997), muốn sản xuất heo thịt đạt chất lượng cao cần tận
dụng ưu thế lai của các cá thể bố mẹ lai được chọn lọc. Thực tiễn ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay có 2 nhóm lai sau :
Nhóm lai sử dụng heo đực ngoại, nái lai có tỉ lệ máu ngoại cao. Các công thức lai
nên sử dụng đực giống Landrace hay Yorkshire : Đực Landrace x Yorkshire (nái
lai có 75% máu ngoại)
Theo Phạm Hữu Danh et al (2001), heo lai Yorkshire x Landrace: con lai có lông
màu trắng, mình tròn, lưng thẳng, bụng thon, mông xuôi, chân và đầu thanh. Con lai
nuôi thịt lớn nhanh, 6-7 tháng tuổi đạt khoảng 100kg, chi phí 3.8-4.2 đvta cho 1 kg
tăng trọng. Tỷ lệ nạc 52-57%.
Theo Lê Thanh Hải et al. (1997), với nhóm heo có tỉ lệ máu ngoại cao nuôi phổ
biến ở một số nơi (Thuộc Nhiêu, Ba Xuyên) cần tiến hành lai theo phương pháp
luân phiên giữa các đực giống Yorkshire, Landrace hoặc Duroc để nâng cao tỉ lệ
nạc ở heo thịt. Công thức lai như sau :
♀Thuộc Nhiêu x ♀Y


♀ F1 x ♂L
♀ F2 x ♂Y
♀ Y x ♂D

Con lai giết thịt

♀ Y x ♂L

Con lai giết thịt, lai ngược lại chọn con giống hậu bị

Lai 3 máu :
Theo Trương Lăng (2003), sử dụng con mẹ là nái lai là phương pháp lai sử dụng ba
giống khác nhau để tạo ra heo thương phẩm 3 máu nâng suất cao.Nái lai F1 phải
được tạo ra từ hai giống “dòng nái” có khả năng sinh sản cao để tận dụng tối đa ưu
thế lai. Đực giống phối với nái lai F1 là đực được chọn ra theo “dòng đực” để tạo ra
đàn heo thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít, độ dầy mỡ
lưng thấp, sức sống cao. Con lai có lông trắng tuyền, da trắng hồng, da cũng có bớt
đen nhạt, 6 tháng tuổi đạt 100 kg, chi phí 4,2 kg thức ăn cho 1kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc
57%.

7
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Theo công trình nghiên cứu của xí nghiệp Chăn Nuôi Tam Đảo (1990), giống nuôi
3 máu nuôi mau lớn, 6 – 7 thánh tuổi đạt 100kg, tỉ lệ nạc 56%, hệ số chuyển hoá
thức ăn 3,6 – 4,2 kg TĂ/ kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng 2,1cm.
Theo Lê Phát Huy (1998), giống heo lai D(YL) nuôi 160 ngày tuổi đạt 92,25 kg, tỉ
lệ thịt xẻ 79,56%, độ dày mỡ lưng 2,4cm. Ở 150 ngày tuổi đạt 79,63kg, tăng trọng
bình quân 622,2g/ngày, hệ số chuyển hoá thức ăn 3,24kgTĂ/tăng trọng.

Theo Lê Thanh Hải et al. (1997), lai 3 máu có công thức sau
♀ F1 (Y x L) x ♂D

♀ F1 (Y x Hampshire) x ♂D

Con lai giết thịt

Con lai giết thịt

♀ F1 (Y x Ddòng mẹ) x ♂L

♀Y x ♂ (D x P)

Con lai giết thịt

Con lai giết thịt

Lai 4 máu :
♀F1(Y x Hampshire) x ♂ (D x L)

♀F1(Y x L) x ♂ (D x P)

Con lai giết thịt

Con lai giết thịt

2.3 ĐẶC ĐIỂM HEO THỊT
2.3.1 Về ngoại hình
Mập mỡ: heo có mỡ nhiều hơn nạc, ngắn đòn, chân ngắn, nọng, bụng không gọn.
Mập thịt: có nạc nhiều, dài đòn, bụng gọn, không có nọng, thường có chân dài, cao.

Trung gian: có mỡ nạc tương đương nhau. Trên thực tế thì loại này chiếm tỉ lệ nhiều
trong các nông hộ ở ĐBSCL.
Phương pháp đánh giá cụ thể có thể dựa vào đánh giá tổng quát để phân biệt loại
hình trung gian do khó xác định được. Do đó phương pháp đánh giá bằng tỉ số đo
dài thân, đùi và lớp mỡ lưng được sử dụng nhiều hơn. Dài thân đo trên heo sống từ
giữa gáy đến khấu đuôi, hoặc từ đốt sống lưng số 1 đến đầu xương toại trên quầy
thịt còn gọi là dài thân thịt. Đùi to thể hiện qua cân trọng lượng đùi trên quầy thịt,
hoặc đo chiều rộng, cao dày trên heo sống.

8
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Mỡ lưng là chỉ tiêu được chú ý nhiều nhất khi muốn đánh giá heo mỡ, nạc. Thực
hiện trên heo sống có thể đo bằng dụng cụ siêu âm tại đốt sống lưng số 1 (lớp mỡ
lưng dày nhất, còn gọi là mở gáy); điểm thứ hai là ở sườn 6-7 có lớp mỡ lưng trung
bình, đôi khi còn dùng để xác định lớp mỡ lưng của heo; điểm thứ ba là đốt sống
lưng cuối cùng. Lớp mỡ lưng xác định là trung bình của ba điểm này. Tương tự trên
thân thịt các vị trí có thể đo bằng thước dây hoặc thước kẹp.
2.3.2 Tăng trưởng
Theo Lê Thị Mến (2006), biểu đồ tăng trưởng của heo chia làm 3 giai đoạn
Giai đoạn tăng trưởng nhanh: từ sơ sinh – 70kg thể trọng.
Giai đoạn tăng trưởng chậm: từ 80kg - trưởng thành.
Giai đoạn tương ứng với một điểm uốn: từ 70 kg – 80 kg.
Đây là lúc heo tăng trưởng nhanh nhất, có thể xem là tuổi tăng trọng kinh tế nhất
tính trên cơ sở phí tổn thức ăn. Tốc độ tăng trưởng của heo từ sơ sinh – 70kg sẽ
nhanh hơn từ 80kg - trưởng thành. Tại điểm uốn: 70kg – 80kg heo đạt trọng lượng
kinh tế nhất. Heo > 80kg thì tăng trưởng chậm hơn nhưng tiêu tốn thức ăn cao hơn
các giai đoạn trước.
thể trọng

(kg)

tiếp tuyến B(từ 80kg)

từ sinh A

tiếp tuyến A, B gặp nhau ở điểm
cuối: 70kg

200 175 150 125 100 75 50 25 0
sinh

/

/

/

/

/

/

/

/

10


20

30

40

50

60

70

80

/
tháng tuổi

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng bình thường của heo Duroc (Brody, 1984)

2.3.3 Giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), giai đoạn từ 2 - 4 tháng tuổi heo
mới vừa cai sữa xong, hoàn cảnh sống thay đổi, sức đề kháng và khả năng tiêu hóa
còn yếu, do đó cần tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để giảm tỷ lệ heo bị còi cọc.
Giai đoạn này heo sinh trưởng và phát dục nhanh, đặc biệt là cơ và xương nên cần
9
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


thức ăn nhiều protein và vitamin. Vì vậy trong giai đoạn này (20 - 70 kg) cần cho
heo ăn tự do với khẩu phần có mức prortein và năng lượng cao để heo tăng trưởng

tối đa. Lượng thức ăn thay đổi bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là trọng lượng cơ thể và
thành phần dưỡng chất của thức ăn. Giống heo, phái tính, điều kiện chuồng nuôi và
nhiệt độ cũng làm thay đổi thức ăn tiêu thụ.
Theo Võ Văn Ninh (2001), trong trường hợp thiếu dưỡng chất khung xương kém
phát triển, hệ cơ kém phát triển theo, heo ngắn đòn, ít thịt, bắp cơ nhỏ, sự tích lũy ở
giai đoạn sau nhiều hơn. Ngược lại dư dưỡng chất dẫn đến tăng chi phí, dư protein
sẽ bị đào thải ở dạng urea, heo dễ bị viêm khớp, tích lũy mỡ sớm, canxi, phospho
dư ảnh hưởng xấu đến sự tạo xương, dư khoáng vi lượng gây độc cho gia súc.
2.3.4 Giai đoạn từ 4 - 6 tháng tuổi
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) và Võ Văn Ninh (2001), thời kỳ
heo tích heo tích lũy mỡ ở các xớ cơ, các mô liên kết. Con thú bắt đầu nẩy nở theo
chiều ngang, mập ra, giai đoạn này heo cần nhiều glucid hơn giai đoạn 1, nhu cầu
protein, chất khoáng, sinh tố cho mỗi kg thức ăn ít hơn giai đoạn đầu nếu như dư
dưỡng chất lúc này chỉ làm tăng chi phí thức ăn nhưng nếu thiếu dưỡng chất con thú
gầy, bắp cơ dai không ngon, thiếu hương vị cần thiết, thịt có màu nhạt không hấp
dẫn người tiêu dùng.
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000), trong giai đoạn này, bộ máy tiêu
hóa, enzyme trong cơ thể heo phát triển tương đối hoàn chỉnh. Do đó có khả năng
sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau và có phẩm chất kém hơn. Trong giai đoạn
này nếu cho ăn tự do thì lượng dưỡng chất nhiều hơn nhu cầu cần cho tăng trưởng
của khối cơ, do đó năng lượng dư thừa sẽ biến đổi thành mỡ và hệ số chuyển hóa
thức ăn sẽ tăng lên.

10
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3.5 Nhu cầu năng lượng
2.3.5.1 Phân bố năng lượng trong cơ thể động vật


Năng lượng thô (Gross Energy

Năng lượng trong phân

Năng lượng tiêu hóa
(Digiestible Energy: DE)

(Feces energy)

Năng lượng thải
Năng lượng

qua khí thể

thải qua nước

Năng lượng trao đổi
(Metabolisable Energy: ME)

(Methan

tiểu

Energy)
Nhiệt tăng tiêu

Năng lượng

chuẩn


thuần

Sử dụng

Sử dụng

cho duy trì

cho sản

Tổng lượng nhiệt thải
ra
(Nguồn: McDonald et al, (1995))

Hình 2.5: Sự phân bố năng lượng trong cơ thể động vật

11
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


Bảng 2.1 Mức ăn vào và nhu cầu dưỡng chất của heo (ăn tự do)

Lựơng ăn vào và mức độ Thể trọng heo (kg)
trọng lượng heo
1-5
5 - 10

10 – 20

20 - 50


50 - 110

Tăng trọng dự kiến
(g/ngày)

200

250

450

700

820

Mức ăn dự kiến (g/day)

250

460

950

1900

3110

HSCHTĂ


0.8

0.543

0.474

0.369

0.264

Năng lượng tiêu hóa ăn 850
vào (kcal/day)

1560

3230

6460

10570

Năng lượng trao đổi ăn 805
vào (kcal/day)

1490

3090

6200


10185

Năng lượng khẩu phần 3220
(kcal ME/kg diet)

3240

3250

3260

3275

Protein (%)

20

18

15

13

24

Bảng 2.2 Nhu cầu dinh dưỡng của heo theo các giai đoạn

Dưỡng chất

Thể trọng heo

> 15 kg

15-30

31-50

50-100

Nái khô,
chửa

Nái đẻ và
nuôi con

ME (Kcal/kg)

3300

3100

3000

3000

3000

3000

CP (%)


18-20

16-18

14-16

12-14

13

15

Ca (%)

0,8

0,65

0,5

0,5

0,5

0,5

P (%)

0,6


0,5

0,4

0,4

0,4

0,4

NaCl (%)

0,3

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

Chất béo (%)

5,0

6,0


7,0

8,0

8-10

8-10

0,5-1,0

1-1,5

1,5-2,0

2,0-3,0

2,5

4,5

Mức ăn kg/ngày

Nguồn: National Academy of Sciences (1998)

12
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


2.3.5.2 Nhu cầu năng lượng duy trì
Nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết để heo duy trì cơ thể, sống khỏe

mạnh, không tăng trưởng, không sản xuất, sinh sản hay làm việc.
Công thức tính năng lượng duy trì ở heo
MEm = cW0,75
MEm: năng lượng duy trì (MJ/ngày)
c: hệ số biến động điều kiện nuôi dưỡng (đối với heo, c = 0,458)
W: thể trọng heo (kg)
2.3.5.3 Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng
Theo Hoàng Văn Tiến et al. (1995), nhu cầu năng lượng để tổng hợp 1 kg protein
có thể trung bình khoảng 69MJ. Bản thân 1 kg protein chứa 24MJ, nghĩa là 45MJ
tiêu tốn cho quá trình tổng hợp. Năng suất tổng hợp đạt khoảng 35%.
Để chuyển hóa mỡ thành mỡ heo, quá trình đơn giản hơn nhiều. Thành phần hóa
học của mỡ heo rất giống thành phần lipid trong thức ăn dùng để nuôi nó. Nhu cầu
năng lượng cần để tổng hợp 1 kg mỡ là 54 MJ, bản thân 1 kg mỡ chứa 39 MJ, nghĩa
là 15 MJ tiêu tốn cho quá trình tổng hơp mỡ. Năng suất tổng hợp đạt khoảng 75%.
Nghĩa là để tổng hợp protein con heo cần tiêu tốn năng lượng gấp 3 lần mô mỡ
(45:15). Sở dĩ như vậy vì cần có sự sắp xếp lại để đạt được mục tiêu chuyển hóa
thành phần acid amin của thức ăn thành thành phần acid amin của protein thịt heo.
Năng lượng tiêu tốn để liên kết các acid amin tạo thành phân tử protein khoảng 7,5
MJ/kg protein. Để tổng hợp một đơn vị protein trong cơ thể cần chu chuyển một
lượng protein gấp sáu lần. Do đó năng lượng tiêu hao cần để tổng hợp protein sẽ là
7,5 * 6 = 15 MJ/kg.
2.3.6 Nhu cầu protein và acid amin
Theo NRC (1998), trong chăn nuôi heo thường dùng chỉ tiêu protein thô để đánh
giá chất lượng thức ăn. Protein là nguyên liệu quan trọng trong cấu tạo cơ thể heo,
protein trong khẩu phần phải đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ các acid amin
thay thế và không thay thế để cơ thể tổng hợp ra phân tử protein của chính bản thân
nó. Nhưng thức ăn bổ sung protein đòi hỏi phải phù hợp với chức năng sinh lý của
heo. Nếu cung cấp đủ nhu cầu acid amin trong khẩu phần thì tỷ lệ nạc/thịt xẻ sẽ
tăng lên. Thiếu protein làm heo tăng trọng chậm, và tích lũy nhiều mỡ hơn (nếu
khẩu phần dư năng lượng). Ngược lại, cho heo ăn nhiều protein chỉ làm hao phí và

có thể ức chế sinh trưởng (nhất là giai đoạn sau 70 kg). Trong protein thịt nạc heo

13
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com


×