Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG của mùa lên NĂNG SUẤT SINH sản của HEO nái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.99 KB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Chăn Nuôi Thú Y

ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA
LÊN
NĂNG
SINH
CỦA
NÁIcứu
Trung tâm
Học
liệu ĐHSUẤT
Cần Thơ
@ TàiSẢN
liệu học
tậpHEO
và nghiên

Cán Bộ Hướng Dẫn:
Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Phạm Thị Hồng Điệp
Huỳnh Thanh Vân

Sinh viên thực hiện:

Võ Thành Vinh
MSSV: 3022195


Lớp: Chăn Nuôi Thú Y 28

Cần Thơ, tháng 2 - 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HOC ỨNG DỤNG

Đề tài:

ĐIỀU TRA ẢNH HƯỞNG CỦA MÙA
LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO NÁI

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cần Thơ, Ngày 06 tháng 02 năm 2007

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, Ngày..…tháng..….năm 2007.

DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Nhựt Xuân Dung

Cần Thơ, Ngày...….tháng...…..năm 2007

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD



LỜI CẢM TẠ

Có lẽ cuộc đời không có thời gian nào đẹp hơn thời sinh viên, không có nơi nào xinh đẹp, ấm
áp và khoa học như trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng.
Qua hơn bốn năm học tập tại trường và những ngày tháng thực tập luận văn tốt nghiệp, tôi
chân thành biết ơn:
Quý Thầy Cô trường Đại Học Cần Thơ, quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp Và Sinh Học Ứng
Dụng đã truyền thụ cho tôi những kiến thức quý báo.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt
luân văn tốt nghiệp.
Cô Phạm Thị Hồng Điệp và thầy Nguyễn Minh Thông đã động viên và tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình làm đề tài.
Các Cô, Chú và tất cả cán bộ công nhân viên trại Chăn nuôi Phước Thọ, trại Chăn nuôi Vĩnh
Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Cùng tất cả các bạn sinh viên lớp Chăn Nuôi Thú Y – K28 đã cùng tôi chia sẽ những niềm
vui nỗi buồn trong suốt quá trình học tập.

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu họcChân
tậpthành
và cảm
nghiên
cứu
ơn!
VÕ THÀNH VINH


TÓM LƯỢC
Quan sát năng suất sinh sản đàn nái trại chăn nuôi heo Phước Thọ, tỉnh Vĩnh Long và Vĩnh
Khánh, tỉnh An Giang qua 3 năm từ năm 2003 đến năm 2005 (khoảng 2900 ổ heo nái). Kết

quả ghi nhận được như sau:
Năng suất sinh sản của đàn nái 2 trại được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu năng suất sinh sản
như: Ngày mang thai (NMT), Số con sơ sinh/ổ (SCSS), Số con để nuôi (SCDN), Trọng lượng
heo con sơ sinh (TLSS/Con), Số con cai sữa (SCCS), Trọng lượng cai sữa/con (TLCS/Con) và
Số ngày cai sữa (SNCS).
Năng suất sinh sản theo mùa:
Những nái được phối vào từ tháng 6 đến tháng 10 sinh con vào mùa lạnh từ tháng 10 đến
tháng 2 có các chỉ tiêu năng suất sinh sản về SCSS, SCDN, SCCS, TLCS/Con (lần lượt là
9,48 con, 9,17 con, 8,69 con và 6,46 kg/con) cao hơn ở những nái sinh con vào mùa nóng từ
tháng 3 đến tháng 9 và sự khác biệt giữa các kết quả năng suất sinh sản ở 2 mùa này là có ý
nghĩa thống kê.
Năng suất sinh sản của các giống lai và thuần:
Điều tra hồi cứu năng suất sinh sản của 5 giống heo nái (L, LY, TP, Y, YL) ở hai trại cho kết
quả giống heo L thuần có các chỉ tiêu năng suất sinh sản về SCSS, SCDN, TLSS, TLCS là cao
nhất (9,54 con , 9,07 con, 1,61 kg/con, 6,55 kg/con) tuy nhiên số heo con ở thời điểm cai sữa
thì lại có xu hướng thấp hơn các giống khác (8,33 con). Giống heo lai YL tốt hơn giống lai
LY về các chỉ tiêu năng suất sinh sản. Giống heo lai thương phẩm (TP) có các chỉ tiêu năng
suất suất sinh sản thấp nhất trong nhóm nhưng sức sống của heo con từ sơ sinh đến cai sữa
Trung
Học
liệu
ĐHcaoCần
@ Tài
và nghiên
cứu
cao,tâm
số heo
con cai
sữa/ổ
nhất Thơ

(8,68 con).
Giốngliệu
heo Yhọc
thuầntập
có năng
suất sinh sản
khá
đứng hàng thứ 3 sau giống L và YL với số con sơ sinh/ổ là 9,48 con và số con cai sữa/ổ là
8,54 con.
Tương tác của mùa và giống lên các chỉ tiêu năng suất sinh sản qua quan sát được là sai
khác không có ý nghĩa thống kê.
Năng suất sinh sản theo nhóm lứa đẻ:
Chia làm 3 nhóm lứa: So (lứa 1), Rạ (lứa 2-6) và già (lứa 7-17).
Kết quả điều tra được nhóm lứa rạ có các chỉ tiêu năng suất sinh sản cao nhất, nhóm lứa so
năng suất sinh sản có phần kém hơn nhóm già một chút. Trọng lượng heo con sơ sinh và cai
sữa ở nhóm già là cao nhất (1,50 kg và 6,27 kg).
Kết quả điều tra tương tác của mùa lên các nhóm lứa đẻ là có sự sai khác không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05).


MỤC LỤC

Mục lục

Trang

Trang tựa .............................................................................................................. i
Trang chấp thuận luận văn của hội đồng................................................................ii
Mục lục................................................................................................................ iii
Danh sách bảng .................................................................................................... iv

Danh sách hình biểu đồ .........................................................................................v
Danh mục hình và biểu đồ.................................................................................... vi
Danh sách chữ viết tắt ..........................................................................................vii
Tóm lược ............................................................................................................ viii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................1
Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................2
2.1 Khí hậu Nam Bộ..............................................................................................2
2.2 Giới thiệu chung về giống heo .........................................................................4
2.2.1 Khái niệm về giống gia súc...........................................................................4

Trung
tâm
liệuheo
ĐHLandrace
Cần Thơ
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2.2
Đặc Học
điểm giống
......................................................................4
2.2.3 Đặc điểm giống heo Yorkshire .....................................................................5
2.2.5 Đặc điểm giống heo Duroc ...........................................................................5
2.2.6 Đặc điểm giống heo Pietrain.........................................................................5
2.3 Hệ số di truyền giống heo................................................................................5
2.4 Đặc điểm sinh lý sinh dục và sự tạo thai của heo nái........................................6
2.4.1 Tuổi thành thục ............................................................................................6
2.4.2 Tuổi phối giống và thời điểm phối giống ......................................................6
2.4.3 Sự rụng trứng và thụ tin................................................................................7
2.4.4 Sự mang thai ................................................................................................7
2.5 Dinh dưỡng trong chăn nuôi heo nái................................................................8

2.5.1 Nhu cầu năng lượng .....................................................................................8
2.5.2 Nhu cấu Protein ...........................................................................................9
2.5.3 Nhu cầu chất béo .........................................................................................10
2.5.4 Nhu cấu Vitamin .........................................................................................10
2.6 Ảnh hưởng của lứa đẻ đến năng suất sinh sản của heo nái...............................11
2.7 Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu lên năng suất sinh sản của heo nái ..............12
2.8 Đặc điểm sinh lý của heo con theo mẹ ............................................................13


2.8.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt ...............................................13
2.8.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục................................................................14
2.8.3 Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá ....................................................................14
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................15
3.1 Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................15
3.1.1 Trại chăn nuôi heo Phước Thọ.....................................................................15
3.1.2 Trại chăn nuôi heo Vĩnh Khánh ...................................................................17
3.2 Phương tiện ghi chép số liệu...........................................................................20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................20
3.3.1 Thời gian điều tra hồi cứu............................................................................20
3.3.2 Nội dung điều tra hồi cứu ............................................................................20
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi ....................................................................................21
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ............................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................22
4.1 Kết quả theo dõi về khí hậu tỉnh Vĩnh Long và An Giang ...............................22
4.2 Kết quả theo dõi vế năng suất sinh sản............................................................24
4.2.1 Kết quả điều tra vế năng suất sinh sản theo mùa ..........................................24
4.2.2 Kết quả điều tra về năng suất sinh sản theo giống ........................................25
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.2.3 Tương tác của mùa lên năng suất sinh sản của các giống heo.......................27

4.2.4 Năng suất sinh sản của heo nái qua các nhóm lứa đẻ....................................29
4.2.5 Tương tác giữa mùa và lứa đẻ lên năng suất sinh sản của heo nái................30
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................31
5.1 Kết luận..........................................................................................................31
5.2 Đề nghị ..........................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................
PHỤ LỤC ..............................................................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1. Vài đặc trưng của chế độ nhiệt

2

Bảng 2. Vài đặc trưng của hướng gió ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

4

Bảng 3. Hệ số di truyền một số tính trạng kinh tế quan trọng

6

Bảng 4. Nhu cầu năng lượng cho heo nái mang thai

9

Bảng 5. Điểm đánh giá tình trạng mập ốm của heo nái

11


Bảng 6. Loại thức ăn và lượng thức ăn sử dụng cho từng loại heo

16

Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp

16

Bảng 8. Quy trình tiêm phòng

17

Bảng 9. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn

18

Bảng 10. Định mức ăn của heo nái trại Vĩnh Khánh

19

Bảng 11. Lịch tiêm phòng

19

Bảng 12. Các thông số về nhiệt độ, ẩm độ và số giờ nắng trung bình ở
An Giang và Vĩnh Long qua 3 năm (2003-2005).

22


Bảng 13. Ảnh hưởng của mùa lên năng suất sinh sản của heo nái

24

Bảng 14. Ảnh hưởng của giống lên các chỉ tiêu năng suất sinh sản

26

Bảng
15. Tương
tác củaĐH
mùa Cần
và giống
(L và@
Y) Tài
lên năng
sinhtập
sản của
nái
28
Trung
tâm
Học liệu
Thơ
liệusuất
học
vàheo
nghiên
cứu
Bảng 16. Tương tác của mùa và giống (LY, YL và TP) lên năng suất

sinh sản của heo nái

28

Bảng 17. Ảnh hưởng của lứa lên năng suất sinh sản heo nái

29

Bảng 18. Tương tác giữa mùa và lứa đẻ lên năng suất sinh sản của heo nái

30


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1. Các dạng thể trạng của heo nái............................................................................... 11
Biểu đồ 1. Sự biến thiên trung bình nhiệt độ và ẩm độ của 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang qua 3 năm
2003-2005 ......................................................................................................................................23
Biểu đồ 2 Sự biến thiên trung bình số giờ nắng của 2 tỉnh Vĩnh Long và An Giang năm 2003-2005 23

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CP

Protein thô

DM


Vật chất khô

EE

Béo

Y

Giống heo Yorkshire

L

Giống heo Landrace

LY

Giống heo lai Landrace x Yorkshire

YL

Giống heo lai Yorkshire x Landrace

TP
Landrace.

Giống heo lai thương phẩm bốn máu, Duroc x Pietrain x Yorkshire x

SCSS


Số heo con sơ sinh/ổ

SCDN

Số heo con để nuôi

TLSS

Trọng lượng heo con sơ sinh

SCCS

Số heo con cai sữa

TLCS

Trọng lượng heo con cai sữa

TA

Thức ăn

TAhh

Thức ăn hỗn hợp

SEM

SE Mean


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua các trại chăn nuôi và trung tâm giống đã liên tục nhập về các
giống heo ngoại có năng suất và chất lượng cao từ nước ngoài để cải tạo năng suất
chất lượng con giống trong nước. Tuy nhiên, con giống nhập ngoại nuôi trong điều
kiện khí hậu Việt Nam chưa đạt được năng suất như ở những vùng khí hậu cận nhiệt
đới và ôn đới. Đáng chú ý là số con sơ sinh trên mỗi lứa đẻ thấp hơn. Những giống
heo ngoại ở nước ta hiện nay đa số được nhập từ những vùng khí hậu ôn đới khá khác
so với khí hậu ở Việt Nam. Việt Nam có nhiệt độ, ẩm độ cao hơn và độ dài của ngày
giữa các mùa gần như không đổi. Ngoại trừ thiết kế chuồng trại, hầu như các phương
pháp quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng hoàn toàn giống với các quốc gia nơi mà chúng
ta đã nhập những giống heo này về. Do đó yếu tố khí hậu có thể đã chi phối đến năng
suất sinh sản của các giống heo ngoại nhập nuôi ở nước ta hiện nay. Có nhiều kết quả
nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng của mùa được chú ý như là một thành phần quan
trọng gây ra sự thay đổi lên khả năng sinh sản của heo nái, nhiệt độ xung quanh cao và
sự thay đổi của quang kỳ có thể là những nhân tố ảnh hưởng bất lợi. Để nghiên cứu rõ
hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra ảnh hưởng của mùa lên
năng suất sinh sản của heo nái” được tiến hành trên đàn heo nái ở hai trại chăn nuôi
Vĩnh Khánh tỉnh An Giang và Phước Thọ tỉnh Vĩnh Long.
Mục đích của đề tài là điều tra và mô tả những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất

Trung
Học
ĐHnhững
Cầnđiều
Thơkiện
@khí

Tài
nghiên
cứutừ
sinhtâm
sản của
heoliệu
nái với
hậuliệu
của học
Đồng tập
Bằngvà
Sông
Cửu Long,
đó có những biện pháp cải thiện, quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp để nâng cao
năng suất của đàn heo, góp phần làm giảm giá thành sản xuất, mang lại lợi nhuận tốt
nhất cho nhà chăn nuôi.

-1-


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 KHÍ HẬU NAM BỘ
Đặc điểm chung của khí hậu Nam Bộ là có một nền nhiệt độ cao và hầu như không
thay đổi trong năm và có sự phân hoá theo mùa sâu sắc trong chế độ mưa ẩm phù hợp
với mùa gió, khí hậu đồng bằng Nam Bộ biểu hiện những nét riêng rất đáng chú ý của
môi trường địa lý đặc biệt ở vùng này.
Về nhiệt độ: Do ở gần xích đạo hơn cả, lại có địa hình bằng phẳng và thấp sàn sàn
mực nước biển nên đồng bằng Nam Bộ có một nền nhiệt độ cao và đồng đều trên toàn
vùng. Ở hầu khắp các nơi trong vùng nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 26-27 0C

đảm bảo tổng nhiệt hàng năm lên tới 95.000-100.000 0C. Đó là những giá trị cao nhất
mà không một vùng nào khác ở nước ta đạt được. Không có những chênh lệch quá 1-2
0
C trong giá trị trung bình của nhiệt độ trên khắp lãnh thổ vùng mà độ cao địa hình chỉ
trong phạm vi từ 0m đến 100-200m. Qua các tháng nhiệt độ biến thiên rất ít, chênh
lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và nóng nhất không quá 3-4 0C. Tháng
có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình vào khoảng 25-26 0C. Quanh năm
không có tháng nào có nhiệt độ trung bình xuống dưới 25 0C. Nhiệt độ tối thấp tuỵêt
đối có khả năng xuống tới 14-15 0C trên đại bộ phận đồng bằng, 15-16 0C ở ven biển,
riêng miền Đông Nam Bộ có thể xuống tới 12-13 0C. Thời kỳ nóng nhất là tháng 3, 4,
5, trong đó tháng 4 là tháng cực đại của nhiệt độ, trung bình khoảng 28-29 0C, và tối
Trung
liệukhoảng
ĐH Cần
caotâm
trungHọc
bình vào
34-350Thơ
C. @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Dao động nhiệt độ ngày và đêm khá mạnh, biên độ ngày trung bình trên đại bộ phận
đồng bằng khoảng 7-8 0C, tăng lên 9-10 0C ở miền Đông và giảm xuống 6-7 0C ở ven
biển. Thời kỳ nhiệt độ dao động ít nhất là các tháng mùa mưa, biên độ dao động vào
khoảng 7-80C ở miền Đông, 6 0C ở miền Trung và miền Tây và 5 0C ở ven biển Nam
Bộ.
Bảng 1. Vài đặc trưng của chế độ nhiệt.
Đặc trưng (0C)

TP Hồ Chí Minh

TP Cần Thơ


Hà Tiên

Nhiệt độ trung bình (TB) năm

27,0

23,7

27,0

Nhiệt độ tháng cao nhất

29,0 (4)

28,8 (4)

28,8 (4)

Nhiệt độ tối cao TB tháng cao nhất

34,8 (4)

33,9 (4)

31,4 (4)

Nhiệt độ TB tháng thấp nhất

25,6 (12)


26,2 (12)

25,5 (12)

Nhiệt độ tối thấp TB tháng thấp nhất.

21,0 (1)

21,9 (1)

23,7 (1)

Biên độ năm

3-4

2-3

2-3

Biên độ ngày

8-9

7-8

6-7

Nguồn: Trung tâm Khí tượng thuỷ văn trung ương (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993).


-2-


Về lượng mưa: Trên lãnh thổ vùng đồng bằng Nam Bộ có thể phân biệt được nhiều
khu vực có luợng mưa chênh lệch nhau đáng kể. Khu vực Bình Thuận lượng mưa
hàng năm vào khoảng 1.000-1.300mm, số ngày mưa toàn năm từ 70-90 ngày. Khu
vực miền Đông tương đối nhiều mưa, lượng mưa năm vào khoảng 1.800-2.200mm.
Khu vực trung tâm đồng bằng bao gồm Trung Nam Bộ và một phần miền Tây ( thành
phố Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh,
An Giang, Cần Thơ và một phần Bạc Liêu) tương đối ít mưa, lượng mưa trung bình
năm vào khoảng 1400-1500. Riêng khu vực Gò Công lượng mưa còn ít hơn nữa, chỉ
trên dưới 1200mm/năm, số ngày mưa cũng ít, hàng năm có từ 100-110 ngày mưa. Đặc
biệt ở Đồng Tháp chỉ có 80-90 ngày mưa. Khu vực cực tây gồm Kiên Giang và Cà
Mau có nhiều mưa hơn, lượng mưa trung bình năm khoảng 2000-2200mm, số ngày
mưa 120-150 ngày.
Mưa trên đại bộ phận vùng Đồng Bằng Nam Bộ là từ tháng 5 đến tháng 11, kéo dài 7
tháng, khu vực cực Tây (Kiên Giang) mùa mưa lại bắt đầu sớm vào tháng 4 nhưng
cũng kết thúc vào tháng 11. Lượng mưa phân phối khá đều trong các tháng mưa, suốt
trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa không chênh lệch nhau nhiều lắm
trung bình ở mức 200-300mm/tháng với 15-20 ngày mưa ở những khu vực nhiều mưa,
ở mức 150-200mm/tháng ở khu vực ít mưa hơn (trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu
Long).
Thời kỳ ít mưa (mùa khô) kéo dài 5 tháng, từ tháng 12 đến tháng 4. Trừ tháng đầu và
những tháng cuối mùa (tháng 12 và tháng 4) có lượng mưa trên dưới 50mm, còn lại 3
tháng kia là những tháng ít mưa điển hình. Mỗi tháng trung bình chỉ quan sát được 1-3
ngày
mưa.Học
Tháng
ít mưa

là tháng
Trung
tâm
liệu
ĐHnhất
Cần
Thơ2.@ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Cuối cùng có thể xét thêm về sự biến đổi của lượng mưa từ năm này qua năm khác.
So với toàn quốc thì ở Nam Bộ tình hình mưa tương đối ít biến động. Giá trị trung
bình của lượng mưa vào khoảng 1500-2000mm/năm, giá trị cực đại cũng chỉ đạt tới
2500-3000mm và giá trị cực tiểu 1200-1700mm.
Độ ẩm- mây- nắng:
Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 82-83 %, ở sát ven biển có thể gia tăng tới 83-85
%. Thời kỳ ẩm trùng với mùa mưa, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 có độ ẩm trung
bình vượt quá 83-85 %. Tháng ẩm nhất là tháng 9, với độ ẩm 85-87 %, tháng ẩm thứ
hai là tháng 7.
Thời kỳ khô trùng với mùa ít mưa, trừ tháng 12 còn tương đối ẩm và trung bình trên
dưới 80 %, trong bốn tháng còn lại, từ tháng 1 đến tháng 4, độ ẩm trung bình giảm
xuống dưới 77- 78 %, riêng ven biển xấp xỉ 80 %. Tháng khô nhất thường là tháng 2,
có nơi tháng 3.
Mây: Lượng mây trung bình năm vào khoảng 7/10. Thời kỳ nhiều mây trùng với mùa
mưa ẩm, có lượng mây 7-8/10. Hai tháng nhiều mây nhất là tháng 9 và tháng 7, lượng
mây trung bình vượt quá 8/10. Hai tháng ít mây nhất là tháng 2 và tháng 3 giữa mùa
khô, lượng mây chỉ độ 4-5/10, giảm xuống dưới 3/10 ở Bình Thuận.
Nắng: Đồng Bằng Nam Bộ rất nhiều nắng, số giờ nắng toàn năm trung bình lên tới
2000-2400 giờ vào loại nhiều nhất toàn quốc. Suốt 4 tháng mùa khô, từ tháng 1 đến

-3-



tháng 4, số giờ nắng vượt quá 200 giờ mỗi tháng. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 3,
thường có tới 220-250 giờ (mỗi ngày nắng 7-8 giờ).
Gió: Trên địa hình bằng phẳng của một vùng đồng bằng gió đổi chiều rõ rệt theo mùa
và có hướng thịnh hành khá phù hợp với gió mùa toàn khu vực.
Mùa đông hướng thịnh hành là hướng đông bắc chiếm tần suất 30-50 %. Ngoài ra
hướng đông cũng có tần suất khá lớn, 20-30 %.
Mùa hạ, hướng thịnh hành là hướng tây nam hoặc tây, đó là hai hướng chiếm ưu thế
tuỵêt đối trong mùa gió mùa hạ.
Tốc độ gió trung bình vào khoảng 2m/s ở đồng bằng và tăng lên 3m/s ở ven biển. Tốc
độ gió mạnh nhất không vượt quá 25-30m/s. Xét về mặt phân phối gió theo mùa thì
mùa mưa trùng với mùa của gió mùa Tây nam và mùa mưa kết thúc vào tháng 10- 11
khi chuyền qua thời kỳ gió mùa Đông với sự thịnh hành của tín phong tại đây, như
vậy là mùa mưa kéo dài 6-7 tháng (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993).
Bảng 2. Vài đặc trưng của hướng gió ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Đặc trưng

TP Hồ Chí Minh

Vũng Tàu

Hà Tiên

Hướng gió thịnh hành tháng 1 và Đông Nam (22)
tần suất (%).
Đông (20)

Đông Bắc (44)

Đông Bắc (40)


Đông (36)

Bắc (24)

Hướng gió thịnh tháng 7 và tần Tây Nam (31)
suất (%).

Tây Nam (66)

Tây (74)

Tốc độ gió trung bình năm (m/s). 2,2

3,4

Tây Nam (22)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên
cứu
-

Nguồn: Trung tâm khí tượng thuỷ văn trung ương (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993).

2.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ GIỐNG HEO
2.2.1 Khái niệm về giống gia súc
Giống là quần thể gia súc cùng loài, cùng nguồn gốc, có các đặc tính về sức sản xuất,
ngoại hình thể chất giống nhau, gồm một số lượng lớn cá thể được phân bố trên địa
bàn rộng. Giống phải có tính di truyền ổn định qua các thế hệ về ngoại hình và tính
năng sản xuất.
2.2.2 Đặc điểm giống heo Landrace
Heo Landrace có ngoại hình lông trắng, mõm dài, đầu nhỏ, tai to sụ xuống bít mắt, cổ

nhỏ, bụng gọn, lưng thẳng, mông to, đùi to và dài đòn (nhiều hơn các giống heo khác
1-2 đôi xương sườn). Giống heo Landrace có năng suất sinh sản cao. Số con trung
bình khoảng 10,5 con/ổ, rất tốt sữa, nuôi con khéo. Tuy nhiên giống Landrace thích
nghi kém với khí hậu hơn giống heo Yorkshire nên thường sử dụng vào công thức lai
(Trương Chí Sơn, 2000).
2.2.3 Đặc điểm giống heo Yorkshire
Heo Yorkshire có ngoại hình có ngoại hình đầu vừa, mặt thẳng khi heo còn nhỏ nhưng
càng lớn thì hơi cong. Tai vừa, đứng, hơi hướng lòng tai về trước. Mình dài, được biểu

-4-


hiện ở chiều dài quầy thịt (lấy đoạn thẳng từ bờ trước của đốt xương cổ thứ nhất đến
bờ sau u xương ngồi) có số đo 76cm ở heo 110 kg cân hơi. Yorkshire đạt 110 kg ở
193 ngày tuổi, mỡ lưng 15,5mm, tỷ lệ thịt xẻ 76%, mặt cắt cơ thăn (nuộc lưng) 34cm2
(Võ Ái Quấc, 1996).
2.2.4 Đặc điểm giống heo Duroc
Có nguồn gốc ở Mỹ, ban đầu giống heo này được gọi là Duroc Jersey vì có màu lông
rất giống bò Jersey là một giống bò thịt nổi tiếng của Mỹ. Ở Việt Nam heo Duroc
được nhập vào miền nam trước năm 1995 và được gọi là “heo bò”.
Ngoại hình heo Duroc có màu sắc lông da từ nâu đỏ đến đỏ dợt, móng nâu, đen, đầu
to, tai nhỏ và cụp, cổ ngắn, vai đôi to, bụng gọn, lưng cong, đùi to và rất phát triển, dài
thân trung bình, đặc biệt là thân to chắc chắn.
Về tính năng sản xuất thì đây là loại hình nạc có trọng lượng trưởng thành 300-450kg,
năng suất sinh sản thấp, nhất là tính tốt sữa kém nên trọng lượng heo con cai sữa nhỏ.
Heo được sử dụng trong công thức lai ba máu để tăng tỷ lệ thịt, tầm vóc và năng suất
sinh trưởng cùng với heo Yorkshire và Landrace (Trương Chí Sơn, 2000).
2.2.5 Đặc điểm của giống heo Pietrain
Xuất hiện ở Bỉ vào khoảng năm 1920 và mang tên làng Pietrain, được công nhận
giống năm 1956. Heo Pietrain lông da có những đốm lông da màu đen , trắng xen kẻ

như lợn giống Ba xuyên ở Việt nam, tai đứng, phần mông rất phát triển, dày mình, khả
năng sinh sản không cao khoảng 8-10 con/lứa, nuôi con không tốt, dễ bị đột tử khi di
chuyển xa do có gen Halothan, tỷ lệ nạc rất cao (trên 60%). Trọng lượng trưởng thành
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
con đực đạt 260-300kg, con cái 230-360kg. Chỉ dùng làm nguyên liệu dòng đực để lai
vớí nái lai F1(Yorkshire x Landrace) tạo heo thịt thương phẩm cho tỷ lệ nạc cao (5662%).
2.3 HỆ SỐ DI TRUYỀN GIỐNG HEO
Hệ số di truyền là tỷ lệ phần trăm (%) thay đổi về năng suất do di truyền gây ra. Theo
cách khác, đây là sức mạnh của sự thừa kế. Thí dụ độ dày mỡ lưng có hệ số di truyền
40%, như vậy khoảng 40% khác nhau về độ dày mỡ lưng ở 230 lb do gen ảnh hưởng
trong khi sự thay đổi khác do môi trường.
Chọn lọc ít có hiệu quả đối với tính trạng có hệ số di truyền thấp như số con đẻ ra
hoặc số con cai sữa vì chúng bị ảnh hưởng bởi môi trường lớn (bảng 3). Vì sự quan
trọng và thay đổi lớn của các tính trạng sinh sản nên các nhà sản xuất bỏ qua chúng
trong chương trình chọn lọc. Là sai lầm nếu chọn lọc chỉ với một tính trạng, nhiều tính
trạng trên mỗi cá thể và sự liên quan của các tính trạng là rất quan trọng. Chọn lọc
theo gia đình hoặc theo dòng thành công hơn so với chon lọc cá thể khi hệ số di truyền
của tính trạng thấp. Hầu hết các tính trạng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp trong
khi tăng trọng và thân thịt có hệ số di truyền cao hơn.

-5-


Bảng 3. Hệ số di truyền một số tính trạng kinh tế quan trọng.
Tính trạng

Hệ số di truyền (%)

Số con sống tới cai sữa


0

Số con đẻ ra

10

Số con cai sữa

10

Trọng lượng sơ sinh

20

Trọng lượng cai sữa

20

Hệ số tiêu tốn thức ăn

25

Tăng trọng

30

Tuổi động dục

35


Độ dày mỡ lưng

40

Nguồn: Cẩm nang chăn nuôi lợn công nghiệp (1996).

Hệ số di truyền có thể khác nhau giữa các đàn. Để tăng hệ số di truyền, nhà sản xuất
cần kiểm tra tất cả gia súc trong đàn kiểm tra, ghi chép theo dõi đồng bộ và chính xác,
điều chỉnh các thay đổi có nguồn không di truyền. (Cẩm nang chăn nuôi lợn công
nghiệp,1996).
2.4. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ SỰ TẠO THAI CỦA HEO NÁI
2.4.1
TuổiHọc
thànhliệu
thụcĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâm
Đựơc biểu hiện qua chu kỳ động dục đầu tiên, heo cái hậu bị thường thành thục vào 67 tháng tuổi. Tuổi thành thục còn phụ thuộc vào giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.
Theo Nartinat Botte (1995) cho rằng trung bình tuổi thành thục của heo nái là 197
ngày. Heo hậu bị trong điều kiện nuôi nhốt bị giới hạn vận động sẽ làm tăng tuổi lên
giống.
Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng không hợp lý: Heo bị thiếu vitamin B12 (Johnson và
ctv, 1953 theo Pond, WG, 1974), những con nái bị mập mỡ, nái bị cận huyết, bị cách
ly xa heo đực cũng là nguyên nhân làm gia tăng tuổi lên giống. Theo Eliason và ctv
(1994), (theo Wichai Tantasuparuk, 2000) heo cái tơ có tỉ lệ tăng trưởng và độ dày mỡ
lưng cao có tuổi thành thục nhỏ hơn những heo cái tơ có tỷ lệ tăng trưởng và độ dày
mỡ lưng thấp. Tuổi thành thục của heo cái tơ có hệ số di truyền cao (h2 = 0,3).
2.4.2 Tuổi phối giống và thời điểm phối giống
Tuổi phối giống được định nghĩa là lần phối giống đầu tiên. Heo hậu bị thường được

phối giống vào tháng thứ 7 khi trọng lượng đạt khoảng 80-100 kg. Để có được heo cái
tốt, đẻ được lâu bền và có hiệu quả, nên chưa vội phối giống vào 1-2 chu kỳ động dục
đầu vì lúc này cơ thể heo nái chưa phát triển hoàn chỉnh, chưa dự trữ được dinh dưỡng
cho thai phát triển, số trứng rụng còn ít và kém chất lượng, tốt nhất nên phối giống
vào chu kỳ động dục thứ 3 (Lê Hồng Mận, 2003).
Thời điểm phối giống cho heo nái thường vào ngày thứ 3 hoặc thứ 4 đối với nái hậu bị
phối lần đầu và ngày thứ 2 hoặc thứ 3 đối với nái sinh sản kể từ khi nái bắt đầu động

-6-


duc. Lúc này dịch nhờn từ âm hộ của heo nái bắt đầu keo lại, dùng tay ấn vào mông
thì heo nái có phản xạ đứng yên, 2 tai vểnh lên (Lê Hoàng Sỹ, 2000).
2.4.3 Sự rụng trứng và thụ tinh
Chu kỳ động dục của heo nái bình thường từ 19-22 ngày (Trương Chí Sơn, 2000).
Thời gian động dục kéo dài 2-4 ngày. Sự rụng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 2 khi
heo bắt đầu động dục. Thời gian kéo dài cho tất cả trứng rụng trong một chu kỳ động
dục có thể hơn 7 giờ (Burger và ctv, 1952, theo Pond, WG, 1974). Số trứng rụng trong
một chu kỳ lên giống gia tăng từ 4-5 chu kỳ đầu tiên. Vì vậy heo hậu bị phối vào chu
kỳ lên giống đầu tiên có số con ít hơn những lần sau. Sự gia tăng năng lượng trong
khẩu phần ăn của heo nái 2 tuần trước khi phối có thể làm tăng 2-3 trứng. Ở heo
trưởng thành trung bình số trứng rụng trong 1 chu kỳ lên giống là 13,5 ± 3 ở heo hậu
bị và 16,4 ± 7 ở heo nái (Vander Lende và Schoenmarker, 1996 theo Wichai
Tantasuparuk, 2000). Tỷ lệ thụ thai nhìn chung cao khoảng 95-100% (Pope và First,
1985, Ashwarth, 1988). Sự mất mát phôi và thai toàn thể trên lứa ở giống heo Châu
Âu là 30-40% (Pope, 1994). Hầu hết những mất mát trước khi sinh xảy ra trước ngày
30 của giai đoạn mang thai (Pope và First, 1985, Vander Lende và ctv, 1990 theo
Wichai Tantasuparuk, 2000). Nhìn chung không có dấu hiệu bên ngoài chỉ ra những
sự kiện này.
Có nghiên cứu cho rằng phôi heo phát triển và sống sót bị giới hạn bởi khả năng của

tử cung (Pere và ctv, 1997). Số thai sống sót có tương quan cao với kích cỡ tử cung
(Pere và Enaso, 1996). Nó cho thấy kích cỡ tử cung nhỏ tăng số lượng thai khô từ 715 tuần của thời kỳ mang thai (Wu và ctv, 1998).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Sự thụ tinh có thể xảy ra trong khoảng 6-10 giờ sau khi phối tự nhiên và khoảng 2 giờ
sau khi gieo tinh nhân tạo. Tuổi của tinh trùng vào thời điểm gieo tinh có ảnh hưởng
đến số thai sống (First và ctv, 1963, Hancock, 1951 theo Pond, WG, 1974).

Cỡ ổ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi con heo nọc, số lượng tinh trùng sống đôi khi
hiện diện không đủ để thụ tinh với trứng. Vì thế việc phối kép là điều cần thiết để gia
tăng cỡ ổ, phối kép cách nhau 1 buổi có thể làm gia tăng 1-2 heo con/lứa.
2.4.4 Sự mang thai
Heo nái mang thai trung bình 115 ngày, sự chênh lệch về thời gian mang thai giữa các
giống là 3 ngày. Nái mang thai khi không động dục trở lại sau 3 tuần lễ phối giống,
trên 2 tháng quan sát thấy 2 hàng vú heo nái nẩy nở, bụng hơi lớn, cơ thể phát triển.
Trên 3 tháng bụng lớn nhiều, vú phát triển, đỏ hồng, thai cử động.
Dựa vào đặc điểm sinh lý của heo nái người ta chia thời gian mang thai thành 2 giai
đoạn: Giai đoạn chửa kỳ 1 từ phối tới 90 ngày và giai đoạn chửa kỳ 2 từ 91 tới 114
ngày (Trương Chí Sơn, 2000).
Giai đoạn chửa kỳ 1: Dựa trên cở sở phát triển của bào thai có thể chia thành các giai
đoạn nhỏ hơn như sau:
Từ phối đến 15 ngày: Hình thành hợp tử, phôi.
Từ 15-45 ngày: Phát triển các bộ phận của thai và thai hoàn chỉnh. Sự xáo trộn, thiếu
dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn này đều có thể làm cho thai dị dạng.

-7-


Từ 36-90 ngày: Lúc này tốc độ tăng trưởng của bào thai tương đối cao.

Trong giai đoạn 1-30 ngày sau phối thường khống chế khẩu phần ăn của heo nái ở
mức hạn chế, khoảng 1,2-1,5kg thức ăn/ngày, đồng thời khẩu phần bổ sung nhiều xơ
thô. Cho ăn dư thừa năng lượng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng lên sức sống của
phôi, tăng mức năng lượng tiêu thụ làm tăng lượng máu qua gan, tăng sự phân huỷ
kích thích tố Progesterone do đó làm giảm hàm lượng Progesterone huyết cần thiết
cho hoạt động phân tiết của tử cung. Ngoài ra, cho ăn mức năng lượng cao trong giai
đoạn đầu của thai kỳ có thể không ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ chết của phôi cho đến
ngày thứ 10, nhưng sau đó ức chế sự sản xuất Estrogen của phôi vào ngày thứ 11 và
kết quả là làm giảm sức sống của phôi.
Trong giai đoạn từ 31-90 ngày cho ăn khẩu phần hạn chế để tránh cho heo nái mập
mỡ ảnh hưởng đến sinh đẻ. Tuy nhiên còn tuỳ theo thể trạng thực tế của heo nái, trung
bình khoảng 2kg thức ăn/ngày, CP = 13%, Ca = 0,5%, P = 0,4%.
Giai đoạn chửa kỳ 2: Tổng tăng trọng của bào thai trong giai đoạn này là tuyệt đối
cao, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ ảnh hưởng đến trọng lượng sơ sinh, sự
sinh trưởng và sức sống của heo con. Khẩu phần ăn của heo nái trong giai đoạn này
cao hơn trước đó 0,5-0,7 kg và giảm bớt vào 3-5 ngày trước khi đẻ.
Cả hai giai đoạn mang thai phải bảo đảm heo nái tăng tối thiểu 25 kg, thường tối đa là
40 kg. Riêng nái chửa lần 1, 2 trong khoảng 30-40 kg tăng trọng (Trương Chí Sơn,
2000).
2.5 DINH DƯỠNG TRONG CHĂN NUÔI HEO NÁI

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.5.1 Nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng được biểu diễn bởi năng lượng tiêu hoá (DE) hoặc tổng dưỡng
chất tiêu hoá (TDN). Trong chăn nuôi heo nái xác định đúng nhu cầu năng lượng
trong từng giai đoạn để cung cấp khẩu phần hợp lý là rất quan trọng, heo nái cần nhu
cầu năng lượng để duy trì hoạt động sống, tích luỹ năng lượng để sinh trưởng, sinh
sản và tiết sữa. Theo kết quả nghiên cứu của BG. Harmon (1998) ở mức năng lượng
ăn vào 30-40 MJ ME/ngày thì trọng lượng heo con sơ sinh đạt cao từ 1,4-1,6 kg/con.

Nhu cầu năng lượng cho heo nái dựa trên kg thức ăn từ 2900-3000 Kcal ME.
Công thức tính nhu cầu năng lượng của heo nái nuôi con: (Nguyễn Minh Thông,
1997).
DE (Kcal/ngày) = 110W0,75 + 1243M – ((0,2 * 9417) * 0,85)/0,62
Trong đó W là trọng lượng heo nái sau khi sinh.
110W0,75 là nhu cầu DE duy trì.
1243 là hàm lượng năng lượng của sữa.
M là số lượng sữa sinh ra được kể là 6,5kg ở heo nái tơ và 7,5kg ở heo nái rạ với 10
heo con.

-8-


Nhu cầu năng lượng của heo nái mang thai được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4. Nhu cầu năng lượng cho heo nái mang thai.
Trọng lượng nái lúc
phối giống (kg)

Tăng trọng trong thời

Nhu cầu DE

Khẩu phần

gian mang thai (kg)

(MJ/ngày)

cung cấp (kg)


120

20

20,7

1,7

40

26,6

2,2

20

22,6

1,9

40

28,5

2,4

20

24,2


2,0

40

30,7

2,6

20

25,3

2,1

40

33,0

2,7

140

160

180

Nguồn: National Research Council, 1998

2.5.2 Nhu cầu Protein
Protein là chất cấu tạo nên tất cả các loại mô bào trong cơ thể và chất điều hoà sự sống

như hormone, enzyme đảm bảo sự duy trì và trao đổi chất trong cơ thể được bình
Trung
tâm(Trương
Học liệu
ĐH và
Cần
Thơ
@2000).
Tài liệu
học
cứu
thường
Chí Sơn
Lê Thị
Mến,
Để ước
tínhtập
nhuvà
cầunghiên
protein của
heo
cần tính đến thành phần và số lượng acid amin. Nhu cầu protein cho heo nái mang thai
trong khẩu phần thức ăn từ 13-14% (Võ Ái Quấc, 1996).
Heo nái thiếu protein sẽ đưa đến tình trạng bị khô da, lông xù, gầy còm, teo cơ, suy
nhược do cơ thể tự phân giải protein của cơ thể để tổng hợp các chất căn bản, trọng
lượng heo con sơ sinh thấp, heo con gầy yếu.
Kết quả nghiên cứu của Tanksley Baker, Lewis (1996) cho thấy nhu cầu protein của
heo nái có chửa được dựa trên số lượng yêu cầu về duy trì thoả mãn nitrogen trong
giai đoạn cuối mang thai, bởi vì heo nái chửa chỉ cần cung cấp 0,25 lb protein/ngày
cho các bào thai. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng heo nái có khả năng đặc biệt để

giữ cho các bào thai của chúng phát triển chống lại sự thiếu hụt protein hay acid amin
trong khẩu phần. Nuôi dưỡng với mức protein và acid amin thấp trong thời gian mang
thai sẽ ảnh hưởng nhỏ đến khả năng sinh sản nhưng làm giảm quá trình tiết sữa.
Theo tính toán của Heap và Lodge (1967), Burlacu (1984) thì nhu cầu protein/ngày
trong khoảng thời gian mang thai từ 280-300g/nái. Nái mang thai có nhu cầu protein
lớn hơn nái không mang thai. Nhu cầu protein của nái mang thai được dự đoán để tăng
vào ngày thứ 80 của nái mang thai sản xuất 12 heo con, đỉnh của sự tích luỷ protein
xảy ra trong khoảng thời gian này và nó được phản ánh trong nhu cầu protein khi số
con/ổ lớn. Thừa protein hay acid amin trong khẩu phần dẫn đến quá trình dị hoá giải
phóng năng lượng dẫn đến sự lãng phí giá trị sử dụng của protein.

-9-


2.5.3 Nhu cầu chất béo
Nhu cầu chất béo trong khẩu phần của heo nái khoảng 8-10%. Chất béo là thành phần
cấu tạo nên màng tế bào, cung cấp năng lượng (khi bị oxy hoá chất béo sinh ra năng
lượng gấp 2,25 lần nhiều hơn carbonhydrate và protein), là chất chuyên chở các
vitamin tan trong dầu. Chất béo dự trữ dưới dạng mỡ bao bọc cơ thể là lớp cách nhiệt
giúp gia súc chống lạnh (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2000).
Heo nái trong thời kỳ mang thai dự trữ mỡ bọc thân rất dày để cung cấp cho heo con
qua sữa (Võ Văn Ninh, 1999). Kết quả nghiên cứu Holden, Shurshon và Pettigrew
(1996) chứng minh rằng khi tỷ lệ heo con còn sống thấp dưới 85%, việc bổ sung mỡ
vào khẩu phần heo nái ở giai đoạn cuối thời gian chửa có thể cải thiện được tỷ lệ sống.
Mỡ bổ sung phải cung cấp ít nhất 2-2,5 lb/ngày cho mỗi heo nái trước khi đẻ. Điều
này xuất hiện như một phản ứng đối với mỡ và không phải là lượng năng lượng tăng
thêm ăn vào, mở bổ sung làm tăng thêm hàm lượng mỡ của sữa đầu và có ảnh hưởng
đến tỷ lệ sống của heo con tăng lên.
2.5.4 Nhu cầu Vitamin
Vitamin là các hợp chất hữu cơ thiết yếu mà cơ thể động vật cần với số lượng rất nhỏ

để phát triển bình thường, duy trì và sản xuất. Mỗi loại vitamin ảnh hưởng lên một số
quá trình sống trong cơ thể con vật, khi thiếu dẫn đến rối loạn trao đổi chất và ảnh
hưởng lên chức năng của vài mô. Sự thiếu vitamin gây ra các triệu chứng như mệt
mỏi, giảm sức đề kháng bệnh, xáo trộn sinh sản....(Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 2000).
Theo Cryptor Chism và Palluda, 1968 (Đỗ Võ Anh Khoa, 2003), thiếu vitamin A gây

Trung
liệuhơn
ĐHxẩyCần
@ Tàiởliệu
học 1/3
tậpđầu
vàthời
nghiên
cứu
chếttâm
heo Học
con nhiều
thai,Thơ
thiếu vitamin
giai đoạn
kỳ mang
thai

một số heo con đẻ ra dị hình, ở phân nửa giai đoạn cuối kỳ heo con đẻ ra sống nhưng
không được lâu, còn thiếu vitamin ở 2/3 cuối kỳ heo con đẻ ra thường chết.
Thiếu vitamin B12 do chế độ ăn uống toàn rau xanh trong thời kỳ mang thai làm heo
con trong mỗi lứa giảm đi và làm tăng số lượng heo con chết sau khi sinh (Anderson
và Hogan, 1950).
Tỷ lệ thai chết, thai khô cao ở thời kỳ mang thai, heo con chết sau khi đẻ hoặc trong

phạm vi 48 giờ, một số heo con bị phù thủng, chân sưng to, một số trường hợp heo
con không có lông có liên quan đến sự thiếu Riboflavin (Cunha, 1957 theo Đỗ Võ
Anh Khoa 2003).
Để đánh giá tình trạng mập ốm của heo nái có thể quan sát vùng hông và xương sống
vào mỗi tuần để cho điểm theo đề nghị của Patience và Thacker (1989). Từ đó có thể
điều chỉnh mức ăn của heo nái (xem bảng 5).

- 10 -


Bảng 5. Điểm đánh giá tình trạng mập ốm của heo nái.

Điểm

Thể trạng

1

Gầy còm

2

Ốm

3

Lý tưởng

4


Mập

5

Quá mập

Hình dạng cơ thể
Quan sát rõ vùng hông và xương sống nổi lên.
Rờ được xương vùng hông và xương sống rõ ràng mà
không cần ấn mạnh tay.
Rờ được xương vùng hông và xương sống khi ấn mạnh tay.
Không rờ được xương vùng hông và xương sống khi ấn
mạnh tay.
Xương vùng hông và xương sống bị phủ đầy.

Nguồn: Xinfu et al., (1997).

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Hình 1. Các dạng thể trạng của heo nái.

2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA LỨA ĐẺ ĐẾN NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA HEO
NÁI.
Số con trong lứa đẻ gia tăng theo lứa đẻ, tiến tới một giai đoạn cân bằng ở lứa 3-5 và
sau đó giảm dần (Wichai Tantasuparuk, 2000). Vezquez và Manay (1994) phân tích
số liệu trên 573 lứa từ 100 heo nái cũng cho thấy có sự gia tăng có ý nghĩa với sự gia
tăng lên của lứa đẻ. Lứa 5-8 có số con/ổ đẻ ra và số con để nuôi lớn nhất, lần lượt là
9,51 và 8,48. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa trọng lượng 21 ngày tuổi và 56
ngày tuổi từ lứa đẻ thứ 2 trở đi. Như vậy số trứng trong thời gian lên giống ở mỗi lứa
có liên quan đến số con sinh ra. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Tantasuparuk năm

2000 ở Thái Lan cho thấy tỷ lệ rụng trứng không làm tăng số con sơ sinh khi lứa đẻ
tăng từ 2-4. Điều này chỉ ra sự gia tăng số con trong lứa đẻ với số lứa đẻ không là
nguyên nhân bởi tăng tỷ lệ rụng trứng nhưng lại là tăng sự sống của phôi với tuổi của
heo nái và sự tăng kích thước của tử cung. Heo nái tơ, khả năng tử cung có thể giới
hạn số con trong lứa đẻ (Gama và Johnson, 1993). Ở heo nái già số con/lứa đẻ giảm
có thể là do nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ chết phôi (Hugher và Varley, 1980).
Theo Wichai Tantasuparuk (2000), nghiên cứu trên hai giống heo Yorkshire và

- 11 -


Landrace ở Thuỵ Điển thì thấy ở heo cái tơ tỷ lệ đẻ là thấp nhất và tỷ lệ tái giao phối
là cao nhất.
2.7 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU LÊN NĂNG SUẤT SINH SẢN
CỦA HEO NÁI
Ảnh hưởng của mùa được chú ý như là một thành phần môi trường quan trọng gây ra
sự thay đổi khả năng sinh sản của heo nái. Những nghiên cứu cho thấy những ảnh
hưởng bất lợi của nhiệt độ xung quanh cao và sự thay đổi của quang kỳ lên năng suất
sinh sản của heo nái (Wettemann và Bazer, 1985, Prunier và ctv, 1994, theo Wichai
Tantasuparuk, 2000). Những ảnh hưởng tiêu cực của mùa phổ biến như khoảng cách
cai sữa đến giao phối dài hơn (Hurtgen và Lemon, 1981, Brite và ctv, 1983), tỷ lệ đậu
thai thấp hơn và tỷ lệ chết phôi cao hơn, kết quả là tỷ lệ tái giao phối cao hơn và tỷ lệ
đẻ thấp hơn (Hurtgen và Lemon, 1980, Hancok, 1988, Brunier và ctv, 1997). Trong
một vài nghiên cứu, số con trong lứa đẻ giảm cũng được ghi nhận trong khi một số
khác không tìm ra ảnh hưởng của mùa (Love và ctv, 1993).
Stress nhiệt trên 7 ngày sau khi phối làm chết phôi thai toàn bộ làm heo cái có thể lên
giống lại. Nhiệt độ cao, nhiệt độ môi trường trên 300C sẽ làm tỷ lệ đậu thai thấp, số
phôi chết tăng (Omtved và ctv, 1971). Nền chuồng ẩm ướt, lồi lõm gây ứ động nước
làm ẩm độ cao sẽ làm tăng tỷ lệ xảo thai hoặc không đậu thai.
Báo cáo của Wichai Tantasuparuk năm 2000 ở Thái Lan chỉ ra rằng trước khi động

dục đến mang thai nhiệt độ xung quanh cao làm biến đổi sinh sản trực tiếp lên chức
năng của buồng trứng, ảnh hưởng lên sự động dục, sự rụng trứng và sự sống của phôi.
Ở heo
cáiHọc
khi nhiệt
cao Cần
các hormone
về stress
phát sinh
ngăn cứu
cản sự
Trung
tâm
liệuđộĐH
Thơ @
Tài liệu
học(các
tậpcortisone)
và nghiên
hình thành ganatrophin giúp sự rụng trứng, do đó nhiệt độ cao hoặc mùa nắng nóng sẽ
hạn chế số trứng rụng. Nhiệt độ cao làm giảm lượng thức ăn tiêu thụ do làm giảm tính
ngon miệng của heo.
Nhiệt độ hoặc quang kỳ có thể là những yếu tố chính gây ra sự biến đổi của mùa lên
năng suất sinh sản của heo nái ở Thuỵ Điển mặc dù chế độ ánh sáng nhân tạo đã được
sử dụng để chiếu sáng hầu hết đàn. Bởi nghiên cứu của Padet Tummaruk (2001) ở
Thuỵ Điển, một nước ở phần bắc của Châu Âu với khí hậu rất ít ngày có nhiệt độ
xung quanh cao, quang kỳ dường như là yếu tố quan trọng gây ra sự thay đổi theo
mùa trong khả năng sinh sản ở heo nái. Điều này cũng được xem xét bởi Claus và
Weiler, 1985, Anderson, 2000, sự thay đổi độ dài của ngày là một yếu tố quan trọng
điều khiển sự sinh sản của heo.

Các nghiên cứu ở Việt Nam, theo Phạm Sỹ Tiệp và Nguyễn Đăng Quang (2006) cho
rằng mùa vụ có ảnh hưởng rõ đến năng suất chăn nuôi ở cả con đực và con cái: Đối
với con đực số lượng và chất lượng tinh trùng thay đổi theo mùa rất rõ rệt trong cùng
một điều kiện về giống. Nếu khác giống và khác địa điểm địa lý, các chỉ tiêu số lượng
và chất lượng tinh trùng càng khác nhau. Mùa hè chất lượng tinh dịch ở bò từng địa
phương có kém hơn các mùa còn lại. Chưa rõ hoàn toàn yếu tố nào nhiệt độ hay độ
dài của các ngày tác động mạnh hơn đến chất luợng tinh dịch bò bởi ở vĩ độ 350, mùa
hè ít nóng nhưng tinh dịch bò vẫn kém hơn. Người ta nhận thấy rằng mùa hè có liên
quan chặt chẽ đến cơ quan sinh tinh của con đực. Khi trời lạnh, nhiệt độ khoảng 60C,
bao dịch hoàn của vật nuôi thường bó sát vào cơ thể nhưng khi nhiệt độ lớn hơn 240C
thì chúng tự tách xa cơ thể. Hiện tượng này đảm bảo cho chất lượng tinh dịch. Tuy
- 12 -


nhiên nếu nhiệt độ bên ngoài cao (quá 350C), chất lượng tinh dịch vẫn bị ảnh hưởng
lớn.
Cũng theo hai tác giả, ở Việt Nam phần lớn gia súc gia cầm thường có mùa vụ sinh
sản vào mùa xuân hay mùa thu, mùa hè hay mùa đông thì ít hơn. Bò và heo có thời
gian sinh sản quanh năm, tuy nhiên mức độ năng suất mỗi mùa vụ có khác nhau. Mùa
vụ ảnh hưởng đến độ chín của bào nang trứng ở con cái, stress nóng hoàn toàn ảnh
hưởng đến tỷ lệ phôi và tỷ lệ thu thai. Đối với gia cầm ảnh hưởng của tính mùa vụ là
rất rõ rệt.
2.8 ĐẶC ĐIỀM SINH LÝ CỦA HEO CON THEO MẸ
2.8.1 Đặc điểm về thần kinh và cơ quan điều nhiệt
Ở heo con sơ sinh chức năng thần kinh chưa hoàn chỉnh, bộ não của heo con phát triển
chậm, vì thế chức năng điều nhiệt cũng như chức năng điều tiết dịch, phối hợp hoạt
động cùng các cơ quan khác bên trong cơ thể heo con như: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết
....hoàn thiện chậm, heo con rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác động của môi trường. Về mặt
cơ thể học, heo con có lớp mỡ dưới da không đáng kể, bộ lông thưa thớt , tổng số mỡ
chỉ bằng 1% trọng lượng cơ thể, vì vậy sự thay đổi thân nhiệt rất nhanh chóng khi

nhiệt độ môi trường thấp hay cao hơn so với nhiệt độ trung hoà (36 0C). Do đó heo
con dễ mẫn cảm với điều kiện thời tiết làm giảm sức đề kháng (Newland và ctv,1952).
Heo con dưới 3 tuần tuổi khả năng điều nhiệt chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt heo
chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa cân bằng (Phùng Thị Vân,
2004).

Trung
tâmconHọc
liệukinh
ĐHđiều
Cần
Thơ
@bằng
Tài thân
liệunhiệt
họcchưa
tậpphát
và triển
nghiên
cứu
Ở heo
hệ thần
khiển
sự cân
đầy đủ,

dưới da chưa phát triển và glycogen trong cơ thể còn thấp, da mỏng lông thưa nên
chống lạnh kém (Lê Hồng Mận, 2002).
Ở heo sơ sinh, tỷ lệ nước trong cơ thể chiếm 82%, vì có nhiều nước nên nhiệt độ cơ
thể giảm nhanh, 30 giây sau khi sinh, lượng nước trong cơ thể giảm 1,5-2% kèm theo

giảm thân nhiệt 5-10 0C heo con bị lạnh, các chức năng hoạt động bị rối loạn, dẫn đến
heo dễ bị chết (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2003). Theo Nguyễn Ngọc Phục (2005)
năng lượng trong sữa đầu cao hơn sữa thường gần 20%, điều này rất quan trọng đối
với heo con vì chúng dễ mất nhiệt do có rất ít năng lượng dự trữ (lượng glycogen
trong gan rất thấp).
Trong bụng mẹ sự cân bằng nhiệt của bào thai được xác định do thân nhiệt của heo
mẹ, sau khi sinh cơ thể heo con chưa có thể bù đắp được lượng nhiệt bị mất đi do ảnh
hưởng của môi trường ngoài tác động, vì vậy phải chú ý đặc biệt tạo điều kiện thích
hợp trong chuồng sinh sản để chúng khỏi bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ đột ngột
khi mới sinh (Đào Trọng Đạt, 1996).
Như vậy có một thời gian rất ngắn nhưng vô cùng quan trọng là thời gian tiếp nhận đủ
sữa đầu để đảm bảo cho sự sống của heo con. Cùng với việc sưởi ấm heo con được bú
sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau 3 tuần tuổi cơ quan điều tiết thân nhiệt của heo con
mới tương đối hoàn chỉnh và thân nhiệt heo con được ổn định (39-39,5 0C).
2.8.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát dục
Heo con ở giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh.

- 13 -


Theo Lê Hồng Mận, 2002, so với heo con sơ sinh sau 10 ngày khối lượng heo con
tăng gấp đôi, sau 20 ngày tăng gấp 5 lần, 30 ngày gấp 6 lần, 40 ngày gấp 7-8 lần, 50
ngày gấp 9-10 lần, 60 ngày gấp 12-13 lần. Khối lượng heo con đạt được ở các thời
điểm sơ sinh, cai sữa, xuất chuồng có mối liên quan.Vì vậy phải coi trọng đặc điểm
này để nuôi dưỡng tốt heo nái đủ sữa cho heo con bú, tập ăn thức ăn tốt cho heo con.
Heo con bú sữa có sinh trưởng và phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai
đoạn, tăng trọng nhanh trong giai đoạn 21 ngày tuổi, sau đó giảm là do nhiều nguyên
nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và lượng hemoglobin trong máu
của heo con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần ,
còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của heo con. Để hạn chế sự khủng hoảng này bằng

cách tập cho heo con ăn sớm.
2.8.3 Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá
Cơ quan tiêu hoá của heo con theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần
về chức năng tiêu hoá. Chức năng tiêu hoá của heo con mới sinh chưa có hoạt lực cao,
trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu hoá của một số men tiêu hoá được hoàn thiện
dần như men pepsin tiêu hoá protid, men tiêu hoá bột đường,...24 giờ đầu tiên của heo
con, niêm mạc ruột non hấp thu nguyên dạng các phân tử protein một cách không
chọn lọc kể cả vi trùng. Nhờ vậy mà heo con tiếp thu được các kháng thể thụ động
truyền từ heo mẹ qua sữa đầu (Võ Ái Quấc, 1996).
Sau 48 giờ thành ruột non không có khả năng hấp thu các phân tử ở dạng nguyên nữa
do hiện tượng “đóng lỗ hỏng” để tránh các mầm bệnh có thể xâm nhập vào. Nếu heo
contâm
không
đượcliệu
bú sữa
sớmThơ
quá trình
“đóngliệu
lỗ hỏng”
chậm
và như cứu
vậy sẽ
Trung
Học
ĐHđầuCần
@ Tài
học sẽ
tập
và lại
nghiên

làm tăng nguy cơ bị nhiễm mầm bệnh qua đường ruột (Nguyễn Ngọc Phục, 2005).
Cần lưu ý khả năng tiêu hoá đường saccharose của heo con là rất kém, thậm chí cho
heo con uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh có thể gây tổn
thương đường tiêu hoá của heo con.

- 14 -


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài điều tra trên hai đàn heo nái tại 2 trại chăn nuôi: Trại chăn nuôi heo Phước Thọ
ở tỉnh Vĩnh Long và trại chăn nuôi heo Vĩnh Khánh ở tỉnh An Giang.
3.1.1 Trại chăn nuôi heo Phước Thọ
Trại đặt tại phường 8, thị xã Vĩnh Long, cách trung tâm thị xã 4 km về phía tây nam,
cách quốc lộ 1A khoảng 100m. Trại nằm trên một khu vực riêng biệt các xa khu dân
cư, diện tích tự nhiên 23 ha, phía bắc giáp Kinh Mới, phía tây giáp sông Ninh Long.
Heo nuôi tại trại có khoảng 350 nái gồm các giống:
Đực: Yorkshire, Landrace, Duroc, Pietrian, Master.
Cái: Yorkshire, Landrace, lai Yorkshire + Landrace.
Các giống heo nuôi tại trại có nguồn gốc ban đầu nhập từ các trại Đông Á, Dưỡng
Sanh, Kim Thanh (Thành Phố Hồ Chí Minh), trại 2-9 (Cần Thơ). Sau đó tuyển lựa
thành đàn hạt nhân. Năm 1994 trại đã nhập một số đực giống có nguồn gốc từ
Australia để cải thiện phẩm chất con giống của trại.
Nhiệm vụ chính của trại là cung cấp tinh heo, heo con và heo hậu bị cho khu vực và
cáctâm
tỉnh lân
cận,liệu
nhằmĐH
cải tạo

năng
suất @
và chất
giống
phương.cứu
Trung
Học
Cần
Thơ
Tàilượng
liệu của
họcđàn
tập
vàđịa
nghiên
Chuồng trại: Dạng chuồng hở hoàn toàn, 2 mái đơn, lợp ngói hoặc lá. Heo nái hậu bị
và khô-chửa được nuôi trên chuồng nền bêtông. Heo nái nuôi con và heo con sau cai
sữa nuôi trên chuồng sàn lồng.
Nguồn nước trại sử dụng từ nước sông bơm lên bồn chứa khử khoáng và khử trùng
bằng Chloramin cho heo uống và tắm trực tiếp.
Nguồn thức ăn chăn nuôi: Từ trước đó đến tháng 9/2004, trại sử dụng thức ăn hỗn hợp
(C18A, C18B, DELICE A, DELICE B,...) của công ty Proconco để nuôi heo nái, heo
nọc và heo con. Từ tháng 10 năm 2004, trại mua thực liệu rời (cám, tấm, bắp, premix
vitamin,....) về phối trộn với thức ăn đậm đăc của công ty ProConco thành thức ăn hỗn
hợp (TA) cân đối thành phần dinh dưỡng sử dụng cho heo nọc, heo nái, và heo thịt.
Thành phần dinh dưỡng và lượng thức ăn được trại quy định cho từng hạng heo như
sau: (xem bảng 6 và bảng 7)

- 15 -



Bảng 6. Loại thức ăn và lượng thức ăn sử dụng cho từng loại heo
Loại thức ăn

Loại heo

Số lượng TA (kg)

Nái kiểm định

18A

TA số 4

2

Nái khô

18B

TA số 4

2,8

Nái trước phối 14 ngày

18B

TA số 4


2,5

Nái kiểm định đã phối

18A

TA số 4

2,8

Nái chửa 1-30 ngày

18A

TA số 4

1,8

Nái chửa 31-85

18A

TA số 4

2,5

Nái chửa 86-114

18B


TA số 4

1,8-2,5

Nái nuôi con

18B

TA số 3

5

Heo nọc

18B

TA số 4

2,5 – 3

Delice A

Delice A

Con theo mẹ

Đầu năm 2003- tháng 9/2004 Từ tháng 10/2004 đến nay.
Nguồn:
TrạiHọc
chăn nuôi

Phước
ThọCần
(2006). Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Trung
tâm
liệu
ĐH

Bảng 7. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn hỗn hợp

Loại thức ăn/ Thành
phần dinh dưỡng(%)

TA số 3

TA số 4

Delice A

Cò 12

C 18A

C 18B

Độ ẩm

-

-


13

13

13

13

CP

12

13

20

37

13

15

Xơ thô

4

7

5


12

8

7

Ca

1

1

0,7-1,4

4,5-5,0

0,7-1,5

0,7-1,5

P

0,5

1

0,7

1,4


0,5

0,5

NaCl

-

-

0,3-0,8

3,0-4,0

0,3-0,8

0,3-0,8

Năng lượng trao đổi
(Kcal/kg thức ăn)

2500

2560

3400

2400


2800

2900

Nguồn: Trại chăn nuôi Phước Thọ (2006).

- 16 -


×