Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của điều KIỆN TIỂU KHÍ hậu CHUỒNG NUÔI lên NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG của gà THỊT GIỐNG COBB 500 được NUÔI TRONG CHUỒNG kín tại BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (545.94 KB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU
CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GÀ
THỊT GIỐNG COBB 500 ĐƯỢC NUÔI TRONG CHUỒNG
KÍN TẠI BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Ths Lê Thanh Phương

Cần Thơ, 2011

Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Phúc Minh
MSSV: 3077086
Lớp: Chăn Nuôi – Thú Y K33


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Tên đề tài

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TIỂU KHÍ HẬU


CHUỒNG NUÔI LÊN NĂNG SUẤT SINH TRƯỞNG CỦA GÀ
THỊT GIỐNG COBB 500 ĐƯỢC NUÔI TRONG CHUỒNG
KÍN TẠI BÌNH DƯƠNG

Cần Thơ, Ngày …Tháng …Năm 2011
Duyệt Giáo Viên Hướng Dẫn

NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG

Cần Thơ, Ngày… Tháng … Năm 2011
Duyệt Bộ Môn

.......................................................

Cần Thơ, Ngày …Tháng … Năm 2011
Duyệt Khoa Nông Nghiệp & SHƯD


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào trước đây.

Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Minh


LỜI CẢM TẠ
Qua thời gian học tập cũng như trong lúc thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình,

tuy gặp khó khăn nhưng dưới sự giúp đỡ, động viên của quý thầy cô, gia đình và
bạn bè sau 3 tháng cố gắng tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PGS. Tiến Sĩ Nguyễn Nhựt
Xuân Dung và anh Thạc Sĩ Lê Thanh Phương đã tận hình hướng dẫn và giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt đề tài này trong suốt thời gian vừa qua.
Chân thành cám ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ
Ban chủ nhiệm khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng Đại Học Cần Thơ.
Quý thầy cô Bộ Môn Thú Y và Bộ Môn Chăn nuôi Khoa Nông Nghiệp Đại Học
Cần Thơ.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cám ơn đến cố vấn học tập là cô Nguyễn Thị Hồng
Nhân đã giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm tại trường vừa qua.
Đã truyền đạt kiến thức và tận tình giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập tại
trường.
Chân thành biết ơn:
Các anh bác sỹ của công ty TNHH Emivest Việt Nam đã giúp tôi những kiến thức
bổ ích trong thời gian thực hiện đề tài.
Chủ trại Thái Thị Ẩn, các chú, các anh ở trại gà đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong thời gian tiến hành thí nghiệm cũng như đã cho tôi nhiều bài học sâu sắc.
Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2011
NGUYỄN PHÚC MINH


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 2
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT GIỐNG GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP ............................ 2
2.1.1 Gà Cobb 500 ........................................................................................................... 2
2.1.1.1 Nguồn gốc ............................................................................................................ 2
2.1.1.2 Đặc điểm .............................................................................................................. 2

2.1.2 Gà Cornish ............................................................................................................. 3
2.1.3 Gà Arbor Acres (AA): ............................................................................................ 3
2.1.4 Gà Hybro (HV85): ................................................................................................. 3
2.1.5 Gà Ross 208: .......................................................................................................... 3
2.2 CHUỒNG TRẠI NUÔI GÀ ...................................................................................... 3
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi .................................................................. 3
2.2.2 Yêu cầu chính của một chuồng nuôi ....................................................................... 4
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng chuồng trại ............................................................................ 4
2.2.4 Hướng chuồng ......................................................................................................... 4
2.2.5 Các loại chuồng nuôi............................................................................................... 5
2.2.5.1 Chuồng nền .......................................................................................................... 5
2.2.5.2 Chuồng sàn ........................................................................................................... 6
2.2.6 Phương pháp nuôi ................................................................................................... 6
2.2.6.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng ................................................................... 6
2.2.6.2 Nuôi trên sàn ........................................................................................................ 7
2.3 TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỀU KIỆN TIẾU KHÍ HẬU CỦA CHUỒNG TRẠI .............. 7
2.3.1 Nhiệt độ ................................................................................................................... 8
2.3.2 Ẩm độ .................................................................................................................... 10
2.3.3 Ánh sáng................................................................................................................ 10
2.3.4 Tốc độ gió ............................................................................................................. 12
2.3.5 Thông thoáng ........................................................................................................ 13
2.3.6 Mật độ nuôi ........................................................................................................... 14
2.4 DINH DƯỠNG CỦA GÀ TRONG CÁC GIAI ĐOẠN SẢN XUẤT .................... 15
2.4.1 Vai trò của protein ................................................................................................. 15
2.4.2 Vai trò của năng lượng .......................................................................................... 16


2.4.3 Vai trò của chất khoáng ........................................................................................ 16
2.4.4 Vai trò của vitamin ................................................................................................ 17
2.4.5 Vai trò của nước .................................................................................................... 21

2.5 KỸ THUẬT CHĂM SÓC - NUÔI DƯỠNG........................................................... 21
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ......................... 23
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .............................................................................. 23
3.1.1 Địa điểm và thời gian ............................................................................................ 23
3.1.2 Chuồng trại thí nghiệm ......................................................................................... 23
3.1.3 Động vật thí nghiệm .............................................................................................. 24
3.1.4 Dụng cụ chăn nuôi ................................................................................................ 24
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................... 25
3.1.6 Thức ăn, nước uống, thuốc thú y .......................................................................... 25
3.1.6.1 Thức ăn............................................................................................................... 25
3.1.6.2 Nước uống .......................................................................................................... 26
3.1.6.3 Thuốc thú y ........................................................................................................ 26
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................................................. 26
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 26
3.2.2 Qui trình kỹ thuật chăm sóc - nuôi dưỡng ............................................................ 27
3.2.2.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà ................................................................ 27
3.2.2.2 Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................................... 27
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................................. 29
3.2.3.1 Chỉ tiêu tiểu khí hậu ........................................................................................... 29
3.2.3.2 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ..................................................................................... 30
3.3 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ........................................................................ 31
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ..................................................................... 32
4.1 CHỈ TIÊU TIỂU KHÍ HẬU ..................................................................................... 32
4.1.1 Nhiệt độ ................................................................................................................. 32
4.1.2 Ẩm độ .................................................................................................................... 34
4.1.3 Tốc độ gió ............................................................................................................. 36
4.2 CÁC CHỈ TIÊU KỸ THUẬT .................................................................................. 38
4.2.1 Tăng trọng tuyệt đối .............................................................................................. 38
4.2.2 Tiêu tốn thức ăn .................................................................................................... 39



4.2.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn ..................................................................................... 40
4.3 TỈ LỆ HAO HỤT ..................................................................................................... 41
4.4 TƯƠNG QUAN GIỮA CHỈ TIÊU TIỂU KHÍ HẬU VỚI CÁC CHỈ TIÊU KỸ
THUẬT .......................................................................................................................... 41
4.4.1 Tương quan giữa tiêu tốn thức ăn với tiểu khí hậu ............................................... 41
4.4.2 Tương quan giữa hệ số chuyển hóa thức ăn với tiểu khí hậu ............................... 42
4.4.3 Tương quan giữa tăng trọng và tiểu khí hậu ......................................................... 43
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 45
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 45
5.2 ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 46
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................. 47


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NT: nghiệm thức
ND: bệnh Newcastle
IB: bệnh viêm phế quản truyền nhiễm
IBD: bệnh Gumboro
NDF: xơ trung tính
HSCHTA: hệ số chuyển hóa thức ăn
NS: không có ý nghĩa thống kê
P: xác suất
SEM: sai số trung bình

i



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con trống. ............. 2
Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con mái. ............... 2
Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500. ............ 3
Bảng 2.4: Nhiệt độ gà con theo môi trường. .................................................................... 8
Bảng 2.5: Nhiệt độ nuôi gà con ở xứ lạnh. ...................................................................... 9
Bảng 2.6: Nhiệt độ nuôi gà con ở vùng nhiệt đới. ........................................................... 9
Bảng 2.7: Nhiệt độ chuồng nuôi theo tuổi gà. ................................................................. 9
Bảng 2.8: Chế độ nhiệt chuồng gà thịt broiler. ................................................................ 9
Bảng 2.9: Nhiệt độ chuồng nuôi theo tuổi của giống gà Cobb 500. .............................. 10
Bảng 2.10: Thời gian chiếu sáng theo tuổi gà................................................................ 11
Bảng 2.11: Thời gian chiếu sáng ở gà broiler. ............................................................... 11
Bảng 2.12: Chương trình chiếu sáng cho gà thịt broiler. ............................................... 12
Bảng 2.13: Quy trình chiếu sáng sử dụng. ..................................................................... 12
Bảng 2.14: Số lượng quạt tối đa sử dụng. ...................................................................... 13
Bảng 2.15: Mật độ nuôi của giống gà Cobb 500. .......................................................... 15
Bảng 2.16: Nhu cầu nước uống mỗi ngày...................................................................... 21
Bảng 3.1: Số lượng gà cho một dụng cụ. ....................................................................... 25
Bảng 3.2: Số lần cho ăn trên ngày và mã số thức ăn theo độ tuổi gà. ........................... 25
Bảng 3.3: Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn. ............................................... 26
Bảng 3.4: Định mức sử dụng thức ăn và trọng lượng gà chuẩn theo tuần tuổi. ............ 29
Bảng 3.5: Chương trình vaccine. ................................................................................... 29
Bảng 3.6: Chương trình thuốc. ....................................................................................... 29
Bảng 4.1: Sự biến thiên nhiệt độ trong ô chuồng trong ngày qua các tuần tuổi. ........... 32
Bảng 4.2: Sự biến thiên nhiệt độ hàng tuần trong các ô chuồng qua các thời điểm
trong ngày....................................................................................................................... 33
Bảng 4.3: Sự biến thiên ẩm độ trong ô chuồng trong ngày qua các tuần tuổi. .............. 34
Bảng 4.4: Sự biến thiên ẩm độ hàng tuần trong các ô chuồng qua các thời điểm
trong ngày....................................................................................................................... 35
Bảng 4.5: Sự biến thiên tốc độ gió trong ô chuồng trong ngày qua các tuần tuổi. ........ 36

Bảng 4.6: Sự biến thiên tốc độ gió hàng tuần trong các ô chuồng qua các thời điểm
trong ngày....................................................................................................................... 37
ii


Bảng 4.7: Tăng trọng tuyệt đối trung bình (g/ngày) của gà thịt Cobb 500 trong 6
tuần ................................................................................................................................. 39
Bảng 4.8: Tăng trọng tuyệt đối (g/tuần) của gà thịt Cobb 500 trong 6 tuần .................. 39
Bảng 4.9: Tiêu tốn thức ăn (g/tuần) của gà thịt Cobb 500 qua các tuần ........................ 40
Bảng 4.10: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt Cobb 500 qua các tuần .................... 40
Bảng 4.11: Tỉ lệ hao hụt (%) của gà thịt Cobb 500 qua 6 tuần tuổi .............................. 41
Bảng 4.12: Quan hệ giữa tiêu tốn thức ăn với tốc độ gió, nhiệt độ và ẩm độ chuồng
nuôi của gà ..................................................................................................................... 42
Bảng 4.13: Quan hệ giữa hệ số chuyển hóa thức ăn với tốc độ gió, nhiệt độ và ẩm
độ chuồng nuôi của gà ................................................................................................... 42
Bảng 4.14: Quan hệ giữa tăng trọng với tốc độ gió, nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
của gà ............................................................................................................................. 43

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Quạt hút. ......................................................................................................... 24
Hình 3.2: Máy đo Kestrel 3000. ..................................................................................... 25

iv


TÓM LƯỢC
Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi lên năng

suất sinh trưởng của gà thịt giống Cobb 500 được nuôi trong chuồng kín tại Bình
Dương”. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 4 nghiệm thức là 4 ô
trong mỗi dãy chuồng và 2 lần lặp lại, mỗi lần là 1 dãy chuồng nuôi gà. Hai dãy
chuồng hoàn toàn bằng nhau, cách bố trí như sau:
Nghiệm thức 1 (NT1): ô thứ nhất - đầu chuồng (ô có hệ thống làm mát) (Ô 1).
Nghiệm thức 2 (NT2): ô tiếp theo ô thứ nhất (Ô 2).
Nghiệm thức (NT3): ô tiếp theo ô thứ hai (Ô 3).
Nghiệm thức (NT4): ô cuối cùng (ô có quạt hút) (Ô 4).
Mỗi ô chuồng có kích thước như nhau là 25 x 14 m.
Thí nghiệm được phân tích theo hai nhân tố:
Nhân tố 1: ô chuồng trong hai dãy chuồng nuôi.
Nhân tố 2: thời điểm tiến hành đo các chỉ tiêu tiểu khí hậu trong ngày.
Kết quả thí nghiệm:
Nhiệt độ ở ô 4 cao nhất, cao nhất trong ngày vào thời điểm 12 giờ, thấp nhất vào
thời điểm 6 giờ. Nhiệt độ có tương quan chặt chẽ với tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển
hóa thức ăn, tương quan khá gần với tăng trọng tuyệt đối.
Ẩm độ qua nghiên cứu nằm trong khoảng biến động 62 - 85% phù hợp cho sự phát
triển của gà. Ẩm độ không có tương quan với tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa
thức ăn, tăng trọng tuyệt đối.
Tốc độ gió ở ô 1, 2 cao nhất, ô 4 thấp nhất. Tốc độ gió có tương quan chặt chẽ với
tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, không có tương quan với tăng trọng
tuyệt đối.
Tuần 5 có sự thay đổi đột ngột từ thức ăn Hi - Gro 513 sang thức ăn Hi - Gro 511
nên gà giảm ăn, làm hệ số chuyển hóa thức ăn ở tuần 5 tăng cao, tăng trọng tuyệt
đối ở tuần 5 thấp.


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói riêng đã và đang đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ sản phẩm của xã hội. Có thể nói, thịt gà là một sản phẩm thiết yếu trong

các bữa ăn gia đình.
Gà công nghiệp được nuôi theo hai phương thức chuồng hở và chuồng kín. Chuồng
hở chi phí xây dựng thấp nhưng lại gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát dịch
bệnh, ảnh hưởng nhiều thời tiết bên ngoài, gây ô nhiễm môi trường. Hệ thống chăn
nuôi chuồng kín chi phí xây dựng cao, kiểm soát được dịch bệnh và tiểu khí hậu
chuồng nuôi, gây ô nhiễm môi trường, cho năng suất thịt cao. Tiểu khí hậu là vấn
đề quan trọng trong chăn nuôi gà. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm gà bị stress nhiệt, ẩm
độ thấp làm gà dễ bị các bệnh đường hô hấp, thông thoáng không tốt làm gà khó
thở, trúng độc, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà. Theo Trần Văn Đạt
(2009), thông số tối hảo cho sự phát triển của gà thịt giống Cobb 500 là nhiệt độ
28,1820C, ẩm độ là 75,29 %, tốc độ gió là 1,267 m/s.
Tuy chi phí xây dựng cao nhưng lại có những ưu điểm nêu trên nên hệ thống
chuồng kín ngày càng được phổ biến rộng rãi nhất là khu vực miền Đông Nam Bộ
nước ta và đem lại kết quả khả quan cho người nuôi.
Tuy nhiên sự phát triển của gà thịt không đồng đều giữa các ô chuồng nuôi do ảnh
hưởng điều kiện tiểu khí hậu của chuồng nuôi. Do đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi lên năng suất
sinh trưởng của gà thịt giống Cobb 500 được nuôi trong chuồng kín tại Bình
Dương”.
Mục tiêu đề tài:
Theo dõi chỉ tiêu tiểu khí hậu của chuồng nuôi như nhiệt độ, ẩm độ và tốc độ gió
lên khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn. Tương quan
tiểu khí hậu với sinh trưởng của gà.

1


CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT GIỐNG GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP
2.1.1 Gà Cobb 500

2.1.1.1 Nguồn gốc
Giống gà Cobb 500 bố, mẹ được Công ty Emivest nhập từ Mỹ. Công ty nuôi gà
Cobb 500 bố, mẹ để sản xuất ra gà con. Gà con được đưa về các trại nuôi gia công
cho công ty và một số bán ra thị trường.
2.1.1.2 Đặc điểm
Gà giống Cobb 500 là gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ, lông trắng, thân hình bầu
đẹp. Gà tăng trọng nhanh, FCR thấp, sức đề kháng và sự thích nghi tốt. Gà dễ nuôi,
mau lớn. Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500 được thể hiện
trong các bảng sau.
Bảng 2.1: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con trống.

Tuần tuổi

Trọng lượng bình
quân (grams)

Ngày tuổi

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

1

7

170

0,836

2


14

449

1,047

3

21

885

1,243

4

28

1478

1,417

5

35

2155

1,569


6

42

2839

1,700

7

49

3486

1,847

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)
Bảng 2.2: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà thịt Cobb 500, con mái.

Tuần tuổi

Trọng lượng bình
quân (grams)

Ngày tuổi

Hệ số chuyển hóa
thức ăn


1

7

158

0,876

2

14

411

1,071

3

21

801

1,280

4

28

1316


1,475

5

35

1879

1,653

6

42

2412

1,820

7

49

2867

1,388

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

2



Bảng 2.3: Mức tăng trọng và tiêu tốn thức ăn trung bình của gà thịt Cobb 500.

Trọng lượng bình
quân (grams)

Hệ số chuyển hóa
thức ăn

Tuần tuổi

Ngày tuổi

1

7

164

0,856

2

14

430

1,059

3


21

843

1,261

4

28

1397

1,446

5

35

2017

1,611

6

42

2626

1,760


7

49

3177

1,902

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

2.1.2 Gà Cornish: là giống gà chuyên thịt, có màu lông trắng và thân mình lớn. Gà
trưởng thành con trống nặng 4 - 5 kg, mái nặng 3,5 - 3,8 kg. Gà có ngực rộng và
sâu, đùi to nhiều thịt và thịt thơm ngon.
Gà sinh trưởng nhanh, có thể đạt 2,2 - 2,5 kg lúc 7 tuần tuổi. Gà giống cho năng
suất trứng 150 - 160 trứng/năm, độ lớn trứng từ 60 - 65 g và trứng có màu nâu.
Gà Cornish thường được chọn lọc và sử dụng làm dòng trống trong công tác giống
để tạo ra nhiều tổ hợp lai sản xuất gà thịt broiler.
2.1.3 Gà Arbor Acres (AA): là giống gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Mỹ. Gà cho
năng suất thịt cao, lúc 42 ngày tuổi gà trống đạt thể trọng trên 2 kg, 50 ngày tuổi đạt
3,2 kg và mái đạt 2,6 kg. Tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn để cho 1 kg tăng trọng. Tuy
nhiên, yêu cầu chế độ nuôi dưỡng cao và đòi hỏi chế độ chăm sóc đúng tiêu chuẩn
kỹ thuật.
2.1.4 Gà Hybro (HV85): là gà thịt cao sản của Hà Lan. Gà có màu lông trắng, tỷ lệ
nuôi sống đạt trên 94%. Gà tăng trọng nhanh 51 ngày tuổi đạt bình quân 2,3 kg, tiêu
tốn 2,14 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. Gà Hybro gồm các dòng trống (V1, A) có
sức tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp và dòng mái (V3, V5) cho năng suất
trứng cao, để tạo các dòng lai thương phẩm AV35, AV53, AV1V35, AV1V53.
2.1.5 Gà Ross 208: là giống gà thịt cao sản nhập từ Hungari. Gà có tỷ lệ sống cao
96 %. Lúc 7 tuần tuổi đạt 2,3 kg, với tiêu tốn thức ăn 1,97 kg/kg tăng trọng; lúc 9

tuần tuổi đạt 3,19 kg tiêu tốn thức ăn 2,3 kg/kg tăng trọng. Giống này nuôi ở Việt
Nam trong các hộ gia đình cho kết quả tốt.

3


2.2 CHUỒNG TRẠI NUÔI GÀ
2.2.1 Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Trong chăn nuôi hiện nay, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng nuôi
quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường chung quanh vật nuôi. Một
chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ cho phép vật nuôi phát triển và cho năng suất
tối đa. Bên cạnh việc thỏa mãn các điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn
phải thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con
người. Một vai trò vô cùng quan trọng của chuồng nuôi là cho khấu hao xây dựng
trên một đơn vị sản phẩm thấp. Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian sử dụng dài
và chi phí xây dựng thấp.
Một vấn đề nữa là việc ô nhiễm môi trường trong chuồng nuôi và môi trường bên
ngoài chuồng nuôi. Ô nhiễm trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi và người
chăn nuôi. Song song đó, việc gây ô nhiễm bên ngoài khu vực chăn nuôi sẽ ảnh
hưởng đến môi trường sống của dân cư chung quanh. Do vậy, chuồng nuôi phải
đảm nhiệm vai trò hạn chế sự ô nhiễm ngay chính trong chuồng nuôi và không gây
ô nhiễm cho môi trường chung quanh (Võ Văn Sơn, 2002).
2.2.2 Yêu cầu chính của một chuồng nuôi
Do chuồng nuôi đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng chuồng
phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người.
Thuận tiện cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi.
Khấu hao xây dựng thấp.
Thuận lợi giao thông.

Không gây ô nhiễm môi trường.
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp
khác.
Có cảnh quan vệ sinh và đẹp (Võ Văn Sơn, 2002).
2.2.3 Chọn vị trí xây dựng chuồng trại
Chọn địa điểm xây dựng chuồng trại trước hết phải chú ý đến lượng gió và lượng
ánh sáng chiếu đến địa điểm đó. Nơi đó phải cao ráo, sạch sẽ, không đọng nước,
không có cây cối rậm rạp quá dễ sinh ra chuột, rắn (Lã Thị Thu Minh, 2000).
2.2.4 Hướng chuồng
Hướng Bắc là hướng gió lạnh, hướng Tây là hướng của những tia nắng xiên gay
gắt. Trong khi đó chúng ta lại thường hay chống gió mùa Đông Bắc vào những
4


ngày cuối thu nên chỉ còn lại hướng Nam là hướng tốt nhất. Tuy nói vậy không có
nghĩa là nơi nào ta cũng làm chuồng hướng Nam mà còn phải tùy theo địa điểm, đất
đai cụ thể để có thể làm chuồng theo hướng Đông Nam hoặc Tây Nam (Lã Thị Thu
Minh, 2000).
Khí hậu nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, do đó chuồng trại nên xoay mặt
về hướng Đông Nam hoặc Nam để chuồng trại được sáng sủa, giữ được nhiệt độ
thích hợp. Như vậy, chuồng nuôi sẽ được mát mẻ về mùa hè do có gió Đông Nam
và Nam thổi thẳng góc vào mặt chuồng và ấm áp về mùa đông do gió mùa Đông
Bắc thổi thẳng góc vào đầu hồi chuồng (Đỗ Ngọc Hồ và Nguyễn Minh Tâm, 2005).
2.2.5 Các loại chuồng nuôi
Gà nuôi nhốt, chuồng nền có đệm lót trấu, dăm bào hoặc nền sàn lồng. Gà được
chăm sóc đầy đủ, hạn chế mọi ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, hệ thống cho ăn,
cho uống tại chuồng. Ở nước ta phổ biến là kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, có
rèm che, có hệ thống quạt và tấm làm mát. Ở nước ngoài nuôi công nghiệp tiên tiến
người ta thường làm chuồng kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông gió, độ ẩm
thích hợp với yêu cầu của cơ thể gà theo lứa tuổi (Lê Hồng Mận, 1999).

Ngành gà công nghiệp hiên nay cơ bản có 3 loại chuồng nuôi: chuồng nền, chuồng
sàn và chuồng lồng.
2.2.5.1 Chuồng nền
Trang bị dụng cụ ở chuồng nền có thể đơn giản, dễ sử dụng, thay thế, sửa chữa so
với loại dùng ở chuồng lồng, chuồng sàn.
Trên thực tế của ngành gà, chuồng nền dễ sử dụng. Có thể nuôi bất kỳ loại gà nào
và bất kỳ lứa tuổi nào bằng chuồng nền mà không phải thay đổi nhiều cơ cấu dụng
cụ chuyên dùng.
Trong điều kiện công nghiệp phục vụ ngành gà chưa phát triển, phương thức nuôi
gà bằng chuồng nền vẫn là chủ yếu, tốt hơn, dễ thực hiện hơn.
Tùy điều kiện kinh tế , khoa học kỹ thuật và đặc điểm đất đai, khí hậu mà chuồng
nền có những dạng khác nhau về cấu trúc nhất là trang bị dụng cụ đi kèm. Về đặc
điểm cấu trúc, chuồng nền có loại chuồng kín (chuồng tối) và chuồng hở (chuồng
thông thoáng tự nhiên).
Chuồng kín
Chuồng kín là loại chuồng một hoặc nhiều tầng, có vách, cửa ngăn vách với bên
ngoài, có hệ thống điều hòa nhiệt độ và điều tiết áng sáng nhân tạo theo nhu cầu
phát triển từng giai đoạn của gà, bất kể thời tiết, khí hậu, ngày hay đêm.
Việc điều tiết khí hậu, nhất là việc chống nóng lâu nay thường dùng máy điều hòa
nhiệt độ (thổi không khí lạnh) hoặc màng nước kết hợp với quạt hút. Gần đây, đơn
5


giản hơn, chỉ dùng quạt hút theo phương pháp “hang gió” (tunnel ventilation) với
điều kiện chuồng như sau:
Chuồng kiểu thông thoáng nhưng dài, có trần thấp khoảng 2,5 m. Nếu chuồng có
mái tole lạnh, mặt dưới lót lớp cách nhiệt thì không cần trần, chiều cao mái 3 - 4 m.
Hai bên vách lưới chuồng có rèm cơ động bằng nylon dày. Khi che kín rèm hai bên
vách tạo thành cái hang đúng nghĩa đen chạy dài từ đầu đến cuối chuồng. Đầu
chuồng chứa “cửa” để không khí vào, cuối chuồng lắp hệ thống quạt hút có công

suất lớn. Khi vận hành quạt hút đẩy không khí ra khỏi chuồng, tạo thành dòng
không khí (gió) chuyển động liên tục dọc theo chuồng với vận tốc 2 - 2,5 m/s.
Nếu gà đang giai đoạn cần nhiều giờ chiếu sáng thì dùng rèm che vách bằng nylon
trong suốt để tận dụng ánh sáng ban ngày. “Cửa” gió vào là vách lưới để trống.
Trường hợp phải cắt giảm giờ chiếu sáng, vách chuồng được thay thế bằng loại
nylon đen ngăn ánh sáng. “Cửa” gió vào, gió ra cũng được che tối hoàn toàn.
Chuồng hở
Chuồng hở thường dùng là loại chuồng có đặc điểm chung thông thoáng, ánh sáng
tự nhiên vì là bốn phía vách lưới. Loại chuồng này kết cấu nhẹ, rẻ tiền, dễ xây dựng,
rất thích hợp với vùng nhiệt đới.
Ở Việt Nam ta, với điều kiện khí hậu cả nước nói chung nóng nhiều, nóng đều
quanh năm ở phía Nam, hoặc có vài thàng rét nhẹ về mùa đông ở phía Bắc, nên
chọn loại chuồng hở là thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao. Với loại chuồng hở
này ta có thể khai thác được tối đa yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, gió, mà thiên nhiên ưu
đãi và là tiềm năng vô tận của khí hậu nhiệt đới, để giảm bớt chi phí, hạ giá thành
sản phẩm (Võ Bá Thọ, 1996).
2.2.5.2 Chuồng sàn
Về cơ bản, chuồng sàn tương tự chuồng nền, chỉ thêm cái sàn chiếm toàn bộ hoặc
một phần lớn diện tích chuồng. Chuồng sàn thích hợp cho các giống gà thịt đi tiêu
phân có nhiều nước. Gà nuôi trên sàn như trên lồng, hạn chế việc tiếp xúc với phân
rác. Nhược điểm của chuồng sàn là đi lại, thao tác thủ công không thuận lợi (Võ Bá
Thọ, 1996).
2.2.6 Phương pháp nuôi
Ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới đang sử dụng một số phương pháp nuôi sau:
Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng, nuôi trên sàn gỗ hay lưới, nuôi trong lồng (Lê
Hồng Mận và Hoàng Hoa Cương, 1999).

6



2.2.6.1 Nuôi thâm canh trên lớp độn chuồng
Phương pháp nuôi gà con
Yêu cầu gà con phải cùng lứa tuổi vì nếu gà có những lứa tuổi khác nhau dễ sinh
bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Nuôi theo phương pháp này
gà con hoàn toàn không được thả ra ngoài. Phương pháp này có những ưu điểm như
sau: có khả năng cơ giới hóa các quá trình làm việc làm giảm nhiều sức lao động,
quan sát đàn gà dễ dàng hơn, nó cho phép tìm ra những con bệnh một cách nhanh
chóng và áp dụng các phương pháp phòng ngừa bệnh tật một cách có hiệu quả, gà
con ít chết, lớn đồng đều, ít gặp sự rủi ro.
Những nguyên liệu được dùng làm chất độn chuồng phải thỏa mãn những yêu cầu
sau đây: rẻ và nhẹ khi vận chuyển; khô và không bị nấm mốc; có khả năng hút ẩm;
có khả năng cách nhiệt tốt; không tạo thành nhiều bụi. Chất độn chuồng có nhiều
loại có thể sử dụng được như: dâm bào, mùn cưa, rơm rạ, vỏ trấu. Mỗi loại chất độn
chuồng này có khả năng hút ẩm khác nhau, tùy điều kiện nguyên liệu sẵn có ở từng
nơi mà chúng ta chọn chất độn chuồng. Người ta có thể nuôi gà con trên lớp độn
chuồng thay đổi hoặc lớp độn chuồng không thay đổi.
Lớp độn chuồng thay đổi dày 5 cm, trong thời gian nuôi có thể thay đổi vài lần hay
thay đổi hàng tuần. Sự thay đổi như vậy tuy có sạch sẽ, tránh được bệnh tật nhưng
nó cũng có nhiều nhược điểm là: sự cách nhiệt của nền không đảm bảo, tốn nguyên
vật liệu độn chuồng, tốn nhiều sức lao động.
Lớp độn chuồng không thay đổi: gà con được nuôi trên lớp độn chuồng không thay
đổi lần nào trong suốt quá trình nuôi như vậy tiết kiệm được sức lao động. Lớp độn
chuồng dày 20 - 30 cm, bảo đảm cách nhiệt tốt. Trong thời gian nuôi thường xuyên
xới lật chất độn để phân lẫn chất độn chuồng mà không vón thành cục lớn, nhờ vậy
mà chất độn chuồng vẫn khô và ký sinh trùng không sinh sôi nảy nở được.
Phương pháp nuôi gà thịt
Yêu cầu đối với phương pháp nuôi gà thịt thâm canh trên lớp độn chuồng: lớp độn
chuồng phải luôn luôn xốp, được rải dày 15 cm. Nếu nền chuồng có độ cách nhiệt
không tốt thì nền chuồng phải rải dày tới 20 - 25 cm (Lã Thị Thu Minh, 2000).
Số lần thay đổi lớp độn chuồng tùy thuộc vào hoàn cảnh và tiểu khí hậu trong vùng,

mật độ nuôi, trang thiết bị kỹ thuật.
2.2.6.2 Nuôi trên sàn
Sàn gỗ hay sàn lưới sắt đặt ở độ cao 50 - 60 cm so với nền chuồng.
Nuôi trên sàn dễ vệ sinh, ít khí độc, hạn chế được gà tiếp xúc với mầm bệnh trên đất
và phân, hạn chế được sự lây lan bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh, có thể lấy

7


phân ra ngoài một cách thường xuyên mà không ảnh hưởng tới gà (Lê Hồng Mận
và Hoàng Hoa Cương, 1999).
2.3 TIÊU CHUẨN VỀ ĐIỀU KIỆN TIẾU KHÍ HẬU CỦA CHUỒNG TRẠI
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi. Trong
điều kiện hoang dã, động vật thích nghi với môi trường xung quanh để tồn tại,
những cá thể không thích nghi, không chịu đựng được sẽ không tồn tại. Tuy nhiên
trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do môi
trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế của việc nuôi, do vậy việc tạo ra một môi
trường phù hợp cho vật nuôi là điều cần thiết.
Các yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi gồm:
Nhiệt độ
Ẩm độ
Ánh sáng
Tốc độ gió
Thông thoáng (thành phần không khí)
Mật độ (Võ Văn Sơn, 2002).
2.3.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Hệ
thống điều nhiệt của gà hoàn toàn khác loài hữu nhũ. Gà không có tuyến mồ hôi và
lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệt bằng bức xạ và bốc hơi trên da. Vì vậy thoát
nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Gà con mới nở hoàn toàn không có khả năng điều

nhiệt, nên thân nhiệt của chúng tùy thuộc nhiệt độ môi trường.
Yêu cầu nhiệt độ môi trường của gà công nghiệp khác nhau tùy theo lứa tuổi. Nói
chung, gà con cần nhiệt độ cao hơn gà lớn, gà thịt cần nhiệt độ cao hơn gà chuyên
trứng (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980).
Bảng 2.4: Nhiệt độ gà con theo môi trường.

Môi trường (0C)

Thân nhiệt (0C)

29

39 - 39,5

26

31 - 32

12

20

10

15 (chết)

(Nguồn: Võ Văn Sơn, 2002)

Gà con thân nhiệt cao 41 - 41,50C khác so với heo 380C, bò 38,50C. Gà không có
tuyến mồ hôi, gà con rất dễ nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Ở xứ lạnh người ta

nuôi gà con ở nhiệt độ:
8


Bảng 2.5: Nhiệt độ nuôi gà con ở xứ lạnh.

Tuần tuổi

Nhiệt độ (0C)

1

32

2

30

3

27

4

25

(Nguồn: Lã Thị Thu Minh, 2000)

Còn ở vùng nhiệt đới như nước ta thường nuôi gà con ở nhiệt độ:
Bảng 2.6: Nhiệt độ nuôi gà con ở vùng nhiệt đới.

Tuần tuổi

Nhiệt độ

1

33 - 35

2

30 - 33

3

28 - 30

4

25 - 28

(Nguồn: Lã Thị Thu Minh, 2000)
Bảng 2.7: Nhiệt độ chuồng nuôi theo tuổi gà.

Tuổi gà (ngày)

Nhiệt độ chuồng nuôi (0C)

1–2

33 - 35


7 - 15

31 - 33

15 - 21

29 - 31

21 – 30

26 - 29

(Nguồn: Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu, 2007)
Bảng 2.8: Chế độ nhiệt chuồng gà thịt broiler.

Tuần tuổi

Nhiệt độ chuồng (0C)

1

35 - 32

2

31 - 30

3


29 - 27

4

26 - 25

5

23 - 22

>5

20 - 18

(Nguồn: Lê Hồng Mận, 2003)

9


Bảng 2.9: Nhiệt độ chuồng nuôi theo tuổi của giống gà Cobb 500.

Tuổi gà (ngày)

Nhiệt độ quây úm (0C)

1-3

34

4-6


32

7 - 10

30

11 - 14

28

> 14

-

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

2.3.2 Ẩm độ
Đối với động vật, bên cạnh nhiệt độ, ẩm độ không khí là yếu tố vi khí hậu quyết
định tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt
của không khí. Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó
giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và lượng mồ hôi bốc hơi ít. Đồng thời ẩm độ và
nhiệt độ không khí cao sẽ là điều kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Khi kết hợp với
nhiệt độ môi trường thấp, vật nuôi bị lạnh và làm gia tăng sự mất nhiệt cơ thể.
Khi ẩm độ môi trường thấp sẽ làm tăng nhanh độ bốc hơi trong hơi thở và trên da
và niêm mạc khô, nứt nẻ và vật nuôi dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Ẩm độ
tối hảo cho các loài là 60 - 80 %, trung bình là 70 %. Đây là độ ẩm tương đối được
biểu diễn bằng số phần trăm của độ ẩm tối đa để đo độ ẩm không khí (Võ Văn Sơn,
2002).
Độ ẩm sinh ra trong chuồng là do hơi thở của gia cầm, do nước bốc hơi từ phân,

chất độn chuồng bị ướt, từ nước xuống và từ độ ẩm của không khí bên ngoài tràn
vào lúc có mưa. Nếu không giải quyết vấn đề thông gió và giữ gìn chuồng trại khô,
sạch, thì độ ẩm sẽ tăng lên nhanh chóng, có tác dụng xấu đến sức khỏe của gia cầm,
đặc biệt là gà con rất nhạy cảm với độ ẩm cao.
Nếu độ ẩm quá cao, thì chuồng trại luôn luôn ẩm ướt vì phân gà rơi xuống chuồng
bốc hơi nước, chậm khô, có ảnh hưởng xấu đến vệ sinh chuồng trại, bệnh tật dễ
phát sinh và phát triển. Ở miền Nam, khí hậu nóng ẩm, vào mùa mưa ít khi độ ẩm
không khí dưới 70 %. Chính vì lẽ đó xây chuồng thông, thoáng là điều hết sức cần
thiết (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980).
Theo Trần Văn Đạt (2009) ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của gà biến động
trong khoảng 67 - 83 %.
2.3.3 Ánh sáng
Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự lấy thức ăn, tốc độ sinh trưởng và sức đẻ của
gà công nghiệp. Ánh sáng màu vàng da cam thích hợp nhất với sinh lý gia cầm: vì
với ánh sáng này gà được yên tĩnh, khả năng nhìn thấy, phân biệt thức ăn tốt nhất.
10


Ánh sáng trắng mạnh gây kích thích quá mức. Với ánh sáng màu xanh, gà không
nhìn thấy rõ. Trong các trại gà công nghiệp, người ta khuyên nên dùng đèn dây tóc
công suất 40 W để thắp sáng cho gà ban đêm. Không nên dùng bóng đèn quá 40 W
vì vừa mau đứt, vừa sáng chói, phân bố ánh sáng không đều. Cường độ chiếu sáng
thích hợp nhất tính theo công suất bóng đèn vào khoảng 1 - 2 W/m2 cho gà con, gà
giò; 2 - 3 W/m2 cho gà đẻ theo sự tăng dần của lứa tuổi (Dương Thanh Liêm và Võ
Bá Thọ, 1980).
Không chiếu sáng bằng bóng đèn cao hơn 45 W, chỉ sử dụng bóng đèn 25 W vì nếu
ánh sáng mạnh gà sẽ chạy nhảy, mổ nhau nhiều, chậm lớn. Còn số giờ chiếu sáng
nhiều hơn so với gà giống sinh sản (Bùi Đức Lũng, 2003).
Thời gian chiếu sáng: đối với gà nuôi thịt nên thắp đèn sáng suốt đêm để cho gà ăn
được nhiều thức ăn, mau lớn. Đối với gà giò nuôi làm giống, vì phải hạn chế thức

ăn nên ban đêm không nhất thiết thắp sáng. Đối với gà đẻ trứng phải đảm bảo thời
gian chiếu sáng (kể cả ánh sáng mặt trời): 14 giờ. Nếu ánh sáng mặt trời chiếu
không đủ phải chiếu bổ sung, cách bổ sung tốt nhất là bật đèn vào lúc 4 hoặc 5 giờ
sáng. Không nên bật đèn vào buổi chiều rồi tắt đèn vào buổi tối, gà giật mình, dồn
ép lên nhau có thể chết ngạt (Dương Thanh Liêm và Võ Bá Thọ, 1980).
Chương trình chiếu sáng chiếm một vị trí quan trọng trong chăn nuôi gà con. Nếu
kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cơ thể phát
triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn. Nếu làm giảm thời gian chiếu
sáng sẽ gây hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhu cầu thức ăn, giảm tăng trọng
nhưng lại tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
Bảng 2.10: Thời gian chiếu sáng theo tuổi gà.

Tuổi gà

Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày đêm)

1 - 2 ngày đầu

24

3 - 7 ngày

22

Tuần 2

18 - 20

Tuần 3


16 - 18

Tuần 4

10 - 12

(Nguồn: Lã Thị Thu Minh, 2000)
Bảng 2.11: Thời gian chiếu sáng ở gà broiler.
Tuần tuổi

Thời gian chiếu sáng (giờ/ ngày đêm)

1

24

2

23

>3

23 - 22

(Nguồn: Bùi Đức Lũng, 2003)

11


Bảng 2.12: Chương trình chiếu sáng cho gà thịt broiler.


Tuần tuổi

Thời gian chiếu sáng/ngày
đêm

Cường độ chiếu sáng
w/m2 nền

1

24

4

2

23

4

3

23

3.5

4

22


2.0

5

22

2.0

>5

22

0.5 - 2.0

(Nguồn: Lê Hồng Mận, 2003)
Bảng 2.13: Quy trình chiếu sáng sử dụng.

Ngày tuổi

Thời gian chiếu sáng/ngày

Độ chiếu sáng

(giờ/ngày)

(lux/m2)

1-7


23

35

160 (g)

18

7

300 (g)

15

7

21 - 27

18

5

> 28

23

5

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)


Nếu nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên, vào các buổi sáng mùa nóng cần
cho sánh sáng mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn, làm khô chất độn và đảm
bảo thông khí.
Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng với các đèn chiếu cùng loại công
suất để tránh cho gà con thích tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn. Các thiết bị chiếu
sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên, nếu đèn bị bụi bám thì cường độ
chiếu sáng sẽ bị giảm 50 - 60 % (Bùi Đức Lũng, 2003).
2.3.4 Tốc độ gió
Thông thường tốc độ gió có hai tác động lên cơ thể động vật. Sự chuyển động vừa
phải của không khí sẽ làm tăng khả năng trao đổi khí oxy và các chất khí khác trong
môi trường giúp cho sự tuần hoàn của động vật được hoàn hảo. Tuy nhiên, sự
chuyển động của không khí trong khi những yếu tố môi trường khác như nhiệt độ
và ẩm độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hay hạn chế sự bất lợi này.
Tốc độ gió tối hảo trong chuồng nuôi là 0,2 - 0,4 m/giây (7,2 - 14,4 km/giờ) và
không nên vượt quá 1,1 m/giây (39,6 km/giờ) (Võ Văn Sơn, 2002).
12


Theo tiêu chuẩn Liên Xô vào mùa đông 0,2 - 0,3 m/giây, mùa hè 1,2 m/giây. Pháp
0,3 m/giây cho tất các loại gà ở các mùa mát, rét; riêng mùa hè 0,5 m/giây. Tại Hà
Lan nhiệt độ môi trường dưới 200C, tốc độ gió không quá 0,2 m/giây. Khi nhiệt độ
tăng lên thì tăng tốc độ gió (Bùi Đức Lũng, 2003).
Bảng 2.14: Số lượng quạt tối đa sử dụng.

Tuổi gà (tuần)

Số lượng quạt tối đa

1


1

2

3

3

4

4

5

5

10

6

-

(Nguồn: Sổ tay chăn nuôi gà thịt Emivest Cobb 500)

Việc điều chỉnh hợp lý quạt trong chuồng góp phần lớn vào việc điều tiết nhiệt độ
trong chuồng được ổn định. Việc điều chỉnh số lượng quạt dựa trên số tuần tuổi của
gà ± 1. Ví dụ gà được 2 tuần tuổi thì số lượng quạt cao nhất là 3 và nhỏ nhất là 1. Ta
phải điều chỉnh quạt hợp lý trong ngày, thí dụ như ban đêm ta giảm số lượng quạt
và thời gian chạy xuống nhưng phải đảm bảo đủ số lượng quạt đủ để hút lượng khí
thải trong chuồng ra ngoài. Nếu như không đảm bảo được việc này thì lượng khí

thải sẽ làm ảnh hưởng đến hô hấp của gà, gà chậm lớn. Phải nắm rõ nguyên tắc hoạt
động của những cây quạt tự động (thông thường là 4 - 5 cây) để điều chỉnh quạt cho
hợp lý.
2.3.5 Thông thoáng
Thông thoáng làm giảm ẩm độ cao trong chuồng nuôi, cung cấp thêm không khí
sạch, đẩy các không khí độc ra khỏi chuồng. Việc thông thoáng kém làm phát sinh
các bệnh về đường hô hấp và bệnh Newcatse.
Lượng khí CO2 trong không khí tối đa không quá 0,07 - 0,1%. Lượng NH3 tối đa
không quá 0,01 - 0,017 mg/lít. Lượng H2S tối đa không quá 0,005 - 0,01 mg/lít
không khí trong chuồng (Bùi Đức Lũng, 2003).
Độ thoáng của chuồng nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó có quan hệ đến độ
ẩm, nhiệt độ và mức khí độc trong chuồng nuôi. Nếu mức khí độc trong chuồng
nuôi không cao lắm, nồng độ oxy vào khoảng 21 %, thì một gà mái nặng 2 kg trong
một ngày đêm cần 1000 lít không khí. Tùy theo mật độ nhốt gà, chúng ta cần giải
quyết cho không khí lưu thông thích hợp. Cách thông khí đơn giản nhất là mở cửa,
vén rèm cửa chuồng cho không khí tự do lưu thông.

13


×