Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG PHÁITÍNH đến NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG HEO THỊT GIAI đoạn vỗ béo NUÔI CHUỒNG kín

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.81 MB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

PHẠM HỒNG HẠNH NHƯ

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG PHÁI TÍNH ĐẾN
NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG HEO THỊT GIAI
ĐOẠN VỖ BÉO NUÔI CHUỒNG KÍN

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: CHĂN NUÔI THÚ Y

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG PHÁI TÍNH ĐẾN
NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG HEO THỊT GIAI
ĐOẠN VỖ BÉO NUÔI CHUỒNG KÍN

Giáo viên hướng dẫn:
Nguyễn Minh Thông



Sinh viên thực hiện
Phạm Hồng hạnh Như
MSSV:3072602
Lớp: CNTY K33
Cần Thơ, 2011


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Nghành: CHĂN NUÔI THÚ Y

ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG PHÁI TÍNH ĐẾN
NĂNG SUẤT TĂNG TRƯỞNG HEO THỊT GIAI
ĐOẠN VỖ BÉO NUÔI CHUỒNG KÍN

Cần Thơ, Ngày ....Tháng.....Năm 2011

Cần Thơ, Ngày ....Tháng....Năm 2011

Giáo viên hướng dẫn

Duyệt Bộ Môn

Nguyễn Minh Thông


Cần Thơ, Ngày ....Tháng....Năm 2011

DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CẢM TẠ
Ngoài sự cố gắng nổ lực hết mình của bản thân để hoàn thành luận văn
tốt nghiệp thì sự giúp đỡ của những người quanh tôi cũng góp phần
không nhỏ vào sự thành công của tôi.
Con cảm ơn cha, mẹ đã nuôi dạy con thành người, lo lắng, chăm sóc và
hy sinh cho con cả cuộc đời.
Em luôn nhớ đến ơn thầy Nguyễn Minh Thông đã dìu dắt em, tận tâm
chỉ dạy trong suốt quá trình em làm luận văn tốt nghiệp.
Em xin ghi nhớ ơn của tất cả các thầy cô của bộ môn Chăn Nuôi- Thú Y
nhất là cô cố vấn học tập Nguyễn Thị Hồng Nhân đã tận tình giúp đỡ và
dạy bảo em trong suốt 4 năm đại học.
Cảm ơn doanh nghiệp tư nhân Trần Thanh Hoài và các anh chị công
nhân trong trại đã giúp đỡ em trong thời gian làm luận văn ở trại.
Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty CP đã tạo điều kiện thuận
lợi cho em thực tập.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG……………………………………………………………... i
DANH MỤC HÌNH……………………………………………………………... ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ………………………………………………………… iii
DANH MỤC VIẾT TẮT………………………………………………………. iv
TÓM LƯỢT…………………………………………………………………….. v
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………. 1

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN…………………………………………………. 2
2.1. SƠ LƯỢT VỀ GIỐNG HEO Ở NƯỚC TA………………………………… 2
2.1.1. Landrace…………………………………………………………………... 2
2.1.2. Yorkshire…………………………………………………………………. 2
2.1.3. Giống heo Duroc…………………………………………………………. 3
2.1.4. Heo Pietrain………………………………………………………………. 3
2.1.5. Giống heo địa phương……………………………………………………. 3
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ ………………………………………………………. 4
2.1. Hệ tim mạch………………………………………………………………… 5
2.2. Hệ hô hấp…………………………………………………………………….5
2.3.ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CƠ THỂ HEO... 5
2.3.1. Nhiệt độ…………………………………………………………………… 5
2.3.2. Độ ẩm…………………………………………………………………….. 5
2.3.3. Thành phần không khí…………………………………………………….. 6
2.4. CÔNG TÁC GIỐNG……………………………………………………….. 7
2.4.1.Lai để tạo nguyên liệu làm giống…………………………………………. 7
2.4.2.Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm…………………………………………. 8
2.5. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HEO TRONG NƯỚC………………………….. 9
2.5.1. Tổng số đầu heo……………………………………………………………9
2.5.2. Số đầu heo nái…………………………………………………………….. 9
2.5.3. Sản lượng thịt heo hơi…………………………………………………….. 9
2.5.4. Thị trường và biến động giá một số sản phẩm heo thịt, heo giống………. 9
2.5.6. Tình hình nhập khẩu thịt heo…………………………………………….. 11
2.5.7. Một số biện pháp đẩy mạnh heo thịt và heo giống trong thời gian tới….. 11
2.6 VỆ SINH PHÒNG DỊCH…………………………………………………... 12
2.6.1. Tiêm phòng……………………………………………………………… 12
2.6.2. Xử lý chất thải…………………………………………………………… 13
2.7. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN………………..14
2.7.1. Giai đoạn sơ sinh đến cai sữa……………………………………………. 14
2.7.2. Giai đoạn sau cai sữa…………………………………………………….. 15

2.7.3. Giai đoạn heo tăng trưởng……………………………………………….. 15
2.7.4. Giai doạn vỗ béo…………………………………………………………. 15


2.8. KĨ THUẬT NUÔI HEO THỊT…………………………………………….. 15
2.8.1. Thức ăn…………………………………………………………………... 15
2.8.2 Chế độ cho ăn……………………………………………………………. 16
2.8.3. Nước uống……………………………………………………………….. 17
2.8.4. Chăm sóc………………………………………………………………… 17
2.8.5.Quản lý đàn heo thịt.....................................................................................17
2.8.6. Kỹ thuật nuôi và vỗ béo heo nái loại thải……………………………….. 17
2.8.7.Vận động và tắm ..........................................................................................17
2.9. CHUỒNG TRẠI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG…………………………..18
2.9.1. Hướng chuồng…………………………………………………………… 18
2.9.2. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe heo……………………. 18
2.9.3. Các kiểu chuồng………………………………………………………… 19
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM………… 19
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM……………………………………………19
3.1.1.Thời gian và địa điểm…………………………………………………….. 19
3.1.2. Chuồng trại thí nghiệm………………………………………………….. 20
3.1.3 Đối tượng thí nghiệm……………………………………………………...21
3.1.4. Dụng cụ thí nghiệm tại trại………………………………………………. 21
3.1.5. Thức ăn dùng trong thí nghiệm………………………………………….. 22
3.1.6. Nước uống trong thí nghiệm……………………………………………. 23
3.1.7. Thuốc thú y dùng trong thí nghiệm……………………………………… 23
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM………………………………………….. 23
3.2.1.Bố trí thí nghiệm…………………………………………………………. 23
3.2. 2. Các chỉ tiêu theo dõi…………………………………………………….. 23
3.2.3 Sự phát triển cơ thể……………………………………………………….. 24
2.4 Thức ăn tiêu thụ…………………………………………………………….. 24

3.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………………………………………………...25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN……………………………………….. 25
4.1. GHI NHẬN TỔNG QUÁT………………………………………………... 25
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIỐNG LÊN KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 25
4.2.1.Khí hậu- chuồng nuôi…………………………………………………….. 25
4.2.2.Tăng trọng…………………………………………………………………27
4.2.3. Thức ăn………………………………………………………………….. 29
4.2.4. Các chiều đo ảnh hưởng đến giới tính…………………………………… 31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ……………………………………… 35
CHƯƠNG 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………. 36


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Uớc tính khối lượng phân thải ra trong ngày………………………4
Bảng 2.2.Thông số về nhiệt độ trong chuồng heo……………………………19
Bảng 2.3. Hàm lượng các chất khí trong chuồng…………………………….19
Bảng 3.1: Thành phần dinh dưỡng của thức ăn thí nghệm…………………..22
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ trung bình trong chuồng nuôi………………...26
Bảng 4.2: Khối lượng cuối kì của heo thí nghiệm (kg)……………………...27
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày)…………...28
Bảng 4.4: Lượng ăn trung bình/ ngày của heo thí nghiệm (kg)……………...29
Bảng 4.5:Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm…………………….30
Bảng 4.6: Các chiều đo của heo thí nghiệm………………………………….31

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Heo Landrace………………………………………………………….2
Hình 1.2 Heo Yorkshire………………………………………………………… 2

Hình 2.3: Sơ đồ túi ủ biogas……………………………………………………13
Hình 3.1: Tổng quan trại heo…………………………………………………. 20
Hình 3.2: Bản đồ huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng………………………… 20
Hình 3.3: Sơ đồ trại thí nghiệm thuộc huyện Châu Thành……………………. 21
Hình 3.4: Thức ăn dùng trong thí nghiệm…………………………………….. 22
Hình 3.5: Máy đo lấy nhiệt độ…….……………………………………………23
Hình 3.6: Máy đo lấy ẩm độ……………………………………………………23
Hình 3.7: Máy đo ĐDML………………………………………………………24
Hình 3.8: Cân điện tử cân heo cuối kì………………………………………… 24
Hình 4.1: Quạt hút cuối dãy…………………………………………………… 25
Hình 4.2: Dàn lạnh đầu dãy…………………………………………………… 25
Hình 4.3: Hệ thống chỉnh quạt tự động………………………………………... 27
Hình 4.4: Nhiệt kế giữa chuồng……………………………………………….. 27

ii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi……………………………………… 26
Biểu đồ 4.2: Khối lượng của heo thí nghiệm………………………………………. 27
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày)…………………. 28
Biểu đồ 4.4: Lượng thức ăn trung bình/ngày của heo thí nghiệm…………………. 29
Biểu đồ 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thí nghiệm……………………….. 30
Biểu đồ 4.6: Chỉ số vòng ngực của heo thí nghiệm………………………………... 31
Biểu đồ 4.7: Chỉ số dài thân của heo thí nghiệm…………………………………... 32
Biểu đồ 4.8: Vòng ống của heo thí nghiệm…………………………………………33
Biểu đồ 4.9: Độ dày mỡ lưng của heo thí nghiệm…………………………………. 33
Biểu đồ 4.10: Chỉ số tròn mình của heo thí nghiệm……………………………… 34

iii



DANH MỤC VIẾT TẮT
HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn
LĂTB: Lượng ăn trung bình
TA: Thức ăn
CF : Xơ thô
CP: Protein thô
CSTM: Chỉ số tròn mình
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
TĂHH: Thức ăn hỗn hợp

iv


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm « Khảo sát ảnh hưởng giới tính đến năng suất tăng trưởng heo thịt giai
đoạn vỗ béo nuôi chuồng kín » được tiến hành tại trại heo thịt của bà Phạm Thị Vân
thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Sóc trăng. Đối tượng thí nghiệm được tiến hành trên 400
heo thịt do công ty CP Thái Lan cung cấp giống và thức ăn. Được nuôi tách riêng giữa
heo đực thiến và heo cái. Khối lượng cuối kì của heo thí nghiệm của heo đực thiến và heo
cái lần lượt là 108,8±3,35 Kg và 99,45±2,07 Kg.
Thí nghiệm nhằm mục đích là khảo sát ảnh của giới tính trên tăng trưởng, mức độ ăn và
hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thịt nuôi vỗ béo trong trại công nghiệp chuồng kín.
Ảnh hưởng nhân tố phái tính (heo đực thiến, heo cái):
- Khối lượng cuối kì: Heo đực thiến khối lượng là 108 kg cao hơn heo cái 99,45, sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Sinh trưởng tuyệt đối: Heo đực thiến là 655,1g/ngày cao hơn heo cái là 580,1 g/ngày,
sự khác biệt này có khuynh hướng cao hơn con cái (P=0,067).
- Lượng thức ăn trung bình:Ở giai đoạn 4-6,5 tháng tuổi của heo đực thiến là 1,97 cao

hơn heo cái là 1,78, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).
- Hệ số chuyển hóa thức ăn: Ở giai đoạn 4-6,5 tháng tuổi của heo đực thiến là 3,24 cao
hơn heo cái 3,2, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Các chiều đo như vòng ngực, dài thân, vòng ống, độ dày mỡ lưng, chỉ số tròn mình của
heo đực thiến cao hơn heo cái và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(P<0,05).

v


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta trong những năm gần đây, nghành chăn nuôi đang phát triển
mạnh và đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là chăn nuôi heo. Điều này hứa hẹn
tiềm năng rộng lớn, góp phần giải quyết việc làm và tận dụng nguồn tài
nguyên trong nước. Vì vậy, chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp hiện đại
không ngừng phát triển và trở nên phổ biến với nhiều cơ sở chăn nuôi. Ngoài
yếu tố giống, thức ăn, chuồng trại, khí hậu quanh chuồng thì kĩ thuật chăm sóc
heo thịt cũng không kém phần quan trọng. Đây là yếu tố quyết định qui mô
trại và năng suất, phẩm chất thịt của quầy heo.
Theo hội chăn nuôi Việt Nam (2006) chiến lược phát triển chăn nuôi
đến năm 2020 của Việt Nam sẽ phát triển nhanh quy mô đàn heo ngoại theo
hướng trang trại, công nghiệp, đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, bảo vệ môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến gia súc, gia
cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Nhiều tác giả đã nghiên cứu sự khác nhau về tăng trưởng của heo đực
thiến và heo cái nuôi thịt nhưng kết quả chưa rõ ràng. Nuôi tập trung, qui mô
lớn cần sự đồng đều để phát triển tốt, cần phân đàn theo khối lượng. Vì vậy,
tôi quyết định làm đề tài“Khảo sát ảnh hưởng phái tính đến năng suất tăng
trưởng heo thịt giai đoạn vỗ béo nuôi chuồng kín”.
Mục tiêu của đề tài: là khảo sát ảnh hưởng của giới tính trên tăng trưởng,

mức độ ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của heo thịt nuôi vỗ béo trong trại
công nghiệp chuồng kín.

1


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢT VỀ GIỐNG HEO Ở NƯỚC TA
2.1.1 Landrace (Giống heo miền Bắc Châu Âu)`
Landrace có nguồn gốc từ vùng
Scandinavia (Đan Mạch). Giống heo này rất
mắn đẻ và có khả năng làm mẹ (chăm sóc con)
rất tốt. Heo có lông da trắng tuyền mình dài
hơn heo Yorkshire, đầu nhỏ, mông nở, trán
rộng, mõm thẳng và dài, chân hơi yếu vì tầm
vóc to 4 chân nhỏ nên bị bệnh về chân và
móng. Đặc điểm của heo Landrace là tai to
cúp, hướng vú về phía trước, sườn tròn bụng
gọn phần sau thân phát triển theo hướng nhiều nạc. Giống heo này cho thịt nạc
thượng hạng... Heo đực trưởng thành nặng khoảng 330 kg và con nái trưởng
thành nặng 270 kg. Tỉ lệ thịt khoảng 74% Lê Hồng Mận, (2006). Heo nái mỗi
năm đẻ từ 1,8 đến 2,2 lứa, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 2,5 lứa.
Heo nái Landrace có tiếng là tốt sữa, sai con, nuôi con giỏi, tỉ lệ nuôi sống cao.
Kém thích nghi trong điều kiện thời tiết nhiệt đới nóng ẩm.
Các công thức lai 2 máu hoặc 3 máu thường có máu Landrace với tỉ lệ
khác nhau, đều được nhân dân nhiều tỉnh ưa chuộng Võ Văn Ninh, (2003).
2.1.2. Yorkshire (Heo trắng to)
Heo Yorkshire được chọn và nhân
giống ở vùng Yorkshire của Anh từ thế kỉ 19,
hiện nay heo Yorkshire nuôi ở hầu hết các

nước trên thế giới. Năng suất sinh sản và khả
năng thích nghi của giống heo này cao hơn
các giống heo nhập nội khác theo Nguyễn
Thanh Sơn và Phạm Thanh Duy, (2010).
Ngoại hình: Heo Yorkshire có lông trắng
tuyền tai đứng, mõm thẳng dài vừa phải, trán
rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc
chắn, nuôi con khoẻ, chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt tốt khả năng chống
chịu stress cao. Khối lượng trưởng thành con đực khoảng 300 - 400 kg, con cái
250 - 300 kg. Tăng trọng bình quân từ 650 - 750 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn
từ 2,8 - 3,1 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ thịt nạc/thịt xẻ từ 55 - 59%, có
dòng tỷ lệ nạc từ 59,1 - 63,5% Trần Văn Phùng, (2005). Khả năng sinh sản:
heo Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10 -11
con/lứa, nái đẻ mỗi năm 1,8 - 2,2 lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/con.
Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra trên ổ bình quân là 9,57 con, khối lượng sơ
sinh đạt 1,24 kg/con. Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55- 60 kg, khối
lượng bình quân lúc 60 ngày tuổi đạt 15 - 18 kg/con. Heo Yorkshire thường
được dùng trong lai giống với các giống heo nội theo Trần Văn Phùng, (2005).
2.1.3. Giống heo Duroc:
2


Theo Lê Hồng Mận, (2006), heo Duroc còn gọi là heo bò vì lông da
trên thân có màu nâu sẫm gần giống lông da bò, được nhập vào nước ta 1967.
Đây là giống heo siêu nạc được nhập từ Mỹ. Theo Việt Chương và Nguyễn
Việt Thái, (2005) heo Duroc có đầu tương đối nhỏ, mặt hơi cong, ngắn và hơi
cụp về phía trước. Thân mình cân đối, lưng thẳng ngực sâu và nỡ nang, đùi to
và răng chắc, bụng thon, chân khỏe. Chính nhờ vào những ưu điểm trên nên
heo này được nhiều người chọn nuôi. Đực giống trưởng thành 250 - 280kg, nái
200 – 230kg, năng suất sinh sản vừa phải 9 con/ổ, tiết sữa kém. Thường sử

dụng đực Duroc cho lai kinh tế được đời con có tỉ lệ nạc cao, tăng trưởng
nhanh. Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, (2000), heo nái Duroc đẻ ít
con, bình quân 7-9con/lứa. Nhược điểm lớn nhất là đẻ khó và ít sữa.
2.1.4. Heo Pietrain
Giống heo này xuất xứ ở Bỉ. Heo Pietrain được dùng để lai kinh tế ở
nhiều nước trên thế giới. Đặc điểm của giống heo này là trên da có những vết
đỏ và đen không đều. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 165,1 ngày, cai sữa ở 35,2
ngày, đẻ 10 con/lứa, số con cai sữa là 8,3 con, số con cai sữa/nái/năm là 18,3
con. Khả năng tăng trưởng giai đoạn 35-90kg là 770g/ngày, tiêu tốn 2,58kg
TĂ cho 1 kg tăng trưởng, tỉ lệ thịt xẻ là 75,9%, tỉ lệ nạc/thịt xẻ là 61,35%. Heo
Pietrain có năng suất rất ổn định, mẫn cảm với stress, tăng trưởng chậm, tim
yếu, khó nuôi, chất lượng thịt thường gặp là PSE liên quan đến gen Halothan
chiếm tỉ lệ cao Lê Hồng Mận, (2006).
2.1.5. Giống heo địa phương (giống bản xứ)
Đây là các loại giống heo rất phổ biến ở các thôn làng Việt Nam.
* Thuận lợi:
- Chịu đựng và và thích nghi tốt với điều kiện địa phương; chúng có thể sống
trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và thức ăn nghèo nàn.
- Có khả năng kháng bệnh hơn là các giống heo ngoại.
- Không cần quá nhiều thức ăn.
- Giá thịt cao hơn các giống heo khác.
* Không thuận lợi:
- Chậm lớn.
- Đẻ ít con hơn.
- Thân hình nhỏ.
2.1.6. Heo lai ba máu ngoại:
Theo Nguyễn Minh Thông và Võ Văn Sơn, (2008) công trình nghiên
cứu của xí nghiệp Tam Đảo (1990), cho biết 3 giống máu ngoại nuôi mau lớn,
tăng trọng nhanh, tỉ lệ độ dày mở lưng thấp.
2.2 ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ

2.2.1. Hệ tim mạch:
Theo Nguyễn Thị Kim Đông, (2007) tim heo con mới sinh nặng từ 9 13g. Đối với heo mới đẻ khối lượng của tim chiếm 0,8% khối lượng cơ thể.
Kiểm tra cường độ tim đập giúp ta giúp ta xác định tình trạng làm việc của
tim. Ở mỗi loài gia súc khác nhau thì thì tần số khác nhau. Thú sợ hãi, làm
việc nặng, sốt, mắc các bệnh về tim, shock hoặc hấp hối làm tăng nhịp tim.
3


Bên cạnh đó nhiệt độ môi trường tăng là nhịp tim co bóp đưa máu đến ngoại
biên để thoát nhiệt. Theo thống kê thì:
Heo lớn 80 – 90 lần/phút.
Heo con 90 – 190 lần/phút.
2.2.2. Hệ hô hấp:
Theo Hứa Văn Chung, (2009). tần số hô hấp: là số lần thở trong một
đơn vị thời gian (phút). Khi thấy thú thở đều đặn , khoảng cách các lần thở đều
nhau, thường thời gian thở ra nhiều hơn hít vào đó là nhịp thở bình thường của
thú. Thú thở chậm do trung tâm hô hấp bị ức chế như các trường hợp: trúng
độc, các nguyên nhân làm tăng áp lực ở não, các bệnh như hẹp khí quản, hẹp
phế quản. Khi thời tiết nóng thú thở nhanh để thải nhiệt, khi sốt, thiếu máu
hoặc suy tim, gây ứ máu phổi cũng làm thú thở nhanh.
Ở gia súc nhỏ con, thì nhịp thở cao hơn những gia súc to. Gia súc còn
non nhịp thở cao hơn gia súc già.
Nhịp thở của heo 20 – 30 lần/phút.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN CƠ THỂ
HEO
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn và phát triển của heo.
Trong điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với điều kiện xung quanh để
tồn tại, những cá thể không thích nghi không chịu đựng được sẽ không tồn tại
và tử số thường khá cao. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải
hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại do môi trường gây ra để tăng hiệu quả

kinh tế của việc chăn nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật
nuôi là điều cần thiết.
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi bao gồm:
- Nhiệt độ
- Ẩm độ
- Thành phần không khí
- Tốc độ gió
2.3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thường biến đổi theo mùa, theo năm, theo ngày và đêm, bứt xạ
nhiệt và độ thông thoáng của chuồng nuôi. Nhiệt độ chuồng trại còn ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố như: mật độ nuôi nhốt, ẩm độ, sự thông thoáng, kiểu
chuồng trại… Ở mỗi loài gia súc, giống, lứa tuổi, giới tính yêu cầu về nhiệt độ
cũng khác nhau vì vậy để đạt được nhiệt độ tối ưu cho gia súc là rất khó.
Ở mức khối lượng nhất định heo cần một nhiệt độ thích hợp cho heo
phát triển là 27-28ºC. Khi nhiệt độ môi trường ở 40ºC sẽ làm giảm tiết dịch,
mất nước dẫn đến rối loạn acid, bazơ, mất muối…làm cho gia súc co giật, đau
cơ bắp, mệt mỏi, ăn ít, tim đập nhanh, tụ huyết trên da, làm chậm hoặc ngăn
cản sự động dục, giảm rụng trứng, tăng tình trạng chết thai.
Thân nhiệt heo sơ sinh là 39,5ºC. Sau khi sinh 30 phút thân nhiệt heo sơ
sinh giảm 2-2.5ºC và trở lại bình thường sau 1-2 ngày nếu bú sữa mẹ đầy đủ
và được giữ ấm. Nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn 15ºC thân nhiệt heo con trở
lại bình thường muộn hơn 4-6 ngày. Nếu nhiệt độ môi trường giảm xuống 3ºC
4


heo sẽ chết. Heo càng lớn khả năng chịu nhiệt càng tốt. Nhiệt độ nguy hiểm
cho heo sơ sinh là 35ºC, nhưng khi heo đạt khối lượng 10kg nhiệt độ nguy
hiểm giảm xuống còn 20ºC. Theo (Võ Văn Sơn, 2000).
Trong môi trường nhiệt độ thấp việc hấp thu protein và sự tổng hợp
glycogen giảm làm cho sức đề kháng của thú giảm, thú dễ mắc bệnh đường hô

hấp, kém ăn, chậm lớn… Nguyễn Bạch Trà, (2002). Bên cạnh đó nhiệt độ
nóng khiến heo ăn ít dẫn đến việc thiếu dưỡng chất cho cơ thể, nếu ăn khẩu
phần nhiều chất béo thì sự tiêu hóa không trọn ven gây tiêu chảy cho heo con
Võ Văn Ninh, (2003).
2.3.2. Độ ẩm
Độ ẩm là sự biểu thị mức độ khô ráo hay ẩm ước của không khí. Độ ẩm
cũng không kém phần quan trọng trong việc cân bằng nhiệt độ, ẩm độ chuồng
nuôi thường cao hơn ẩm độ môi trường bên ngoài và phụ thuộc vào một số yếu
tố như: mật độ nuôi nhuốt, độ dốc nền chuồng, cách thiết kế chuồng, mức độ
vệ sinh, ẩm độ không khí ngoài trời…
Ẩm độ cao ngăn cản sự thoát hơi nước trên bề mặt da làm cho các khí
độc: NH3, H2S,CO2 không được thải ra ngoài gây cho gia súc cảm giác ngột
ngạt, khó chịu dẫn đến mắc bệnh đường hô hấp.
Ẩm độ tương đối thấp (Hr < 50%) gây cho thú cảm giác khô da, khát
nước do sự bốc hơi nước trên bề mặt da tăng cao.
Ẩm độ tương đối cao (Hr > 90%) ngăn cản sự khuếch tán hơi nước trên
bề mặt da và làm cho thú cảm giác ngột ngạt, khó chịu, mất cảm giác ăn ngon.
Heo sẽ phát triển tốt ở ẩm độ thích hợp (ẩm độ tương đối giữa 50-60%)
nó tác động lên quá trình đồng hóa và khả năng sử dụng thức ăn cho việc tăng
trọng.
2.3.3. Thành phần không khí
2.3.3.1 Khí Amonia (NH3)
NH3 là khí không màu, mùi khai, bay hơi, tỉ trọng d= 0,597 nồng độ cho
phép trong chuồng nuôi là 0,024-0,031mg/l. NH3 xuất phát từ phân và nước
tiểu, NH3 ở chuồng nuôi tăng cao do cách thiết kế chuồng, mật độ thông thoáng
kém, vệ sinh kém.
2.3.3.2 Khí Hydrogen Sulfide (H2S)
Phân, thức ăn, chất độn chuồng bị phân hủy thành các hợp chất hưu cơ
có chứa lưu huỳnh. Nồng độ H2S cao sẽ kích thích cơ quan khứu giác làm thú
bị ho. Khi H2S đi vào máu tác dụng Na+ tạo thành Na2S đi vào máu tạo ra H2S

tân sinh rất độc. Nó kích thích thần kinh trung ương làm cho trung khu vận
mạch và trung khu hô hấp bị tê liệt. Khi H2S kết hợp với Hb làm mất khả năng
vận chuyển O2, H2S còn gây phá hủy hồng cầu, thiếu máu ở gia súc.
2.3.3.3 Tốc độ gió
Trong chuồng nuôi tốc độ của gió không điều và hướng gió không cố
định vì tùy thuộc vào cách thiết kế chuồng trại, chiều cao tường bao quanh,
cách bố trí cửa, chiều cao nóc và tùy thuộc vào mùa trong năm. Sự thông
thoáng có tác dụng điều hòa nhiệt độ và ẩm độ trong chuồng nuôi, gió giúp
loại bỏ các khí độc (NH3, H2S, CO2…) các vi sinh vật, mầm bệnh phát triển sự
bốc hơi nước, loại bỏ hơi nước nên giảm độ ẩm chuồng.
5


Qua kết quả khảo sát được nhận thấy rằng :
+ Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi có sự tương quan nhau. Nhiệt độ tăng
thì ẩm độ sẽ giảm.
+ Nhiệt độ và ẩm độ môi trường có ảnh hưởng đến các hằng số sinh lí
sinh trưởng của heo.
+ Không chỉ có nhiệt độ môi trường mới làm cho các hằng số của heo
thay đổi mà khi ta tác động như tim vacxin thì nhịp tim, nhịp thở, thân nhiệt
đều tăng theo.
+ Thân nhiệt bình thường thể hiện sự cân bằng trong quá trình trao đổi
nhiệt. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt như thần kinh trung ương với
trung khu điều hòa thân nhiệt giúp cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải
nhiệt. Thân nhiệt thấp rất nguy hiểm, biểu hiện sự thoái hóa trầm trọng của cơ
thể, thú sẽ tiêu chảy nặng lúc sắp chết, bệnh bại liệt sau khi đẻ hoặc các bệnh
mãn tính. Thân nhiệt cao biểu hiện của sự gia tăng hoạt động của toàn bộ cơ
thể chống lại sự xâm nhập và tác hại của mầm bệnh, gây rối loạn hoạt động
của các cơ quan.
Sự thải nhiệt chủ yếu là qua bức xạ ở bề mặt da chiếm 80%, qua mồ hôi

và hơi thở 18%, qua chất thải khoảng 1,5% .
2.4. CÔNG TÁC GIỐNG
Hướng lai tạo giống trong chăn nuôi heo là: Lai để tạo nguyên liệu làm giống
(đực, cái), lai để tạo heo lai theo hướng nuôi thương phẩm Lê Hồng Mận,
(2006).
2.4.1.Lai để tạo nguyên liệu làm giống
 Nhân giống thuần
Nhân giống thuần gia tăng mức đồng hợp tử để ổn định đàn giống thuần.
Tuy nhiên nên chọn giống và ghép đôi giao phối cẩn thận tránh giao phối cận
huyết quá đáng vì đồng huyết ảnh hưởng xấu đến sinh lực của thế hệ sau. Với
tiến bộ của di truyền học, người ta đã chọn những dòng thuần trong giống
thuần. Trong các giống, có thể tạo riêng dòng đực và cái, từ đó chọn cách gieo
phối sao cho có được sức sản xuất mạnh ở đời sau Nguyễn Ngọc Tuân và Trần
Thị Dân, (2000).
Theo Nguyễn Thiện et al có 3 loại nhân giống thuần:
Nhân giống thuần chủng giống địa phương nhằm giữ vững các đặc điểm tốt
của giống, không làm cho nó bị pha tạp.
Nhân giống thuần chủng giống nhập nội: vì giống nhập nội thường cho năng
suất cao nhưng chưa thích nghi với điều kiện địa phương nên số lượng còn ít.
Do đó nhân giống thuần những giống này là để duy trì các ưu điểm của giống
và ngày càng phát triển trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta.
Nhân giống thuần giống mới tạo thành: Giống mới tạo thành tính ổn định chưa
cao, số lượng còn it, phạm vi phân bố còn hẹp.
 Nhân giống lai
Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân, (2000) thì qua nghiên cứu nhiều
năm cho thấy việc lai giống đã đạt hiệu quả cao thông qua ưu thế lai. Ưu thế
lai là sự vượt trội của con lai so với bố mẹ được thể hiện ở khả năng sống, sinh
trưởng, số con đẻ ra và khả năng nuôi con. Hiện nay nhóm lai giữa
6



(♂Yorkshire x ♀Landrace), (♂Landrace x ♀Yorkshire) cho ra nái hai máu
được nhà chăn nuôi xem là giống có khả năng sinh sản tốt nhất, hoặc các con
nái thuộc giống Yorkshire, Landrace có thể sinh sản tốt với các nọc cùng
giống. Tránh dùng con đực Pietrian hoặc Duroc lai, con lai là heo sinh trưởng
sẽ sinh sản kém nếu muốn tạo heo cái hậu bị Võ Văn Ninh, (2006). Ngoài ra
còn có thể lai giữa heo nội với heo ngoại tạo nái lai F1 làm giống, điển hình là
công thức lai giữa ♂Đại Bạch x ♀Móng Cái, con lai F1 có đặc điểm của heo
Đại Bạch vừa bảo tồn tính mắn đẻ, sinh sản tốt, chống chụi bệnh tật tốt của
heo Móng Cái Lê Hồng Mận, (2006).
2.4.2.Lai tạo heo lai nuôi thương phẩm
Trong các nhóm heo lai này, tỷ lệ nạc đã đạt được trên 40% tuỳ theo điều kiện
mức độ lai và các giống dùng để lai Hội chăn nuôi Việt Nam, (2006) [25].
Theo Trương Lăng, (2003), Võ Văn Ninh, (2006) và Phạm Sỹ Tiệp, (2006), lai
giống để tạo con lai thương phẩm (nuôi thịt) bao gồm các tổ hợp lai theo các
công thức lai sau:
 Lai hai máu (A x B): Đây là phương pháp lai giữa hai giống khác nhau để tạo
con lai F1 nuôi thịt. Phương pháp lai tương đối đơn giản mà sử dụng được tối
đa 100% ưu thế lai từ con bố và con mẹ, nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt
của giống.
Một số công thức lai như sau:
Đực Landrace (hoặc Yorkshire) x nái Móng Cái (hoặc Ỉ, heo nái địa phương)
Đực Landrace x nái Yorkshie
Đực Duroc (hoặc Hampshire, Landrace) x nái Yorkshire
 Lai ba máu, sử dụng con mẹ là nái lai (C x AB): Đây là phương pháp lai sử
dụng ba giống khác nhau để tạo ra heo thương phẩm 3 máu nâng suất cao. Nái
lai F1 phải được tạo ra từ hai giống “dòng nái” có khả năng sinh sản cao để tận
dụng tối đa ưu thế lai. Đực giống phối với nái lai F1 là đực được chọn ra theo
“dòng đực” để tạo ra đàn heo thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, tiêu
tốn thức ăn ít, độ dầy mỡ lưng thấp, sức sống cao. Một số công thức lai như

sau:
Đực Landrace (hoặc Yorkshire) x nái F1 (Yorkshire x Móng cái )
Đực Duroc (hoặc Pietrain) x nái F1 (Landrace x Yorkshire)
 Lai bốn máu, sử dụng con bố là đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD): Đây
là phương pháp sử dụng bốn giống thuần để tạo ra heo thịt thương phẩm, là
sản phẩm của hai cặp lai F1 giữa hai dòng đực và dòng nái có tỷ lệ máu đều
giữa các giống (25%). Mục đích là sử dụng ưu thế lai của 4 giống. Công thức
lai tiêu biểu và phổ biến hiện nay là: Đực (Pietrain x Duroc) x nái (Landrace x
Yorkshire)
2.5.TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HEO TRONG NƯỚC
2.5.1. Tổng số đầu heo
- Theo số liệu thống kê tại thời điểm 01/4/2010, cả nước có 27,3 triệu con,
tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009. Các vùng có số đầu heo nhiều là vùng
ĐBSH có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn heo trong cả nước; Đông Bắc
4,6 triệu con, chiếm 17,3%; ĐBSCL 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung
7


Bộ 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; ĐNB 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; DHNTB 2,4
triệu con, chiếm 9,0%. Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy, (2010).
- Các tỉnh có số đầu heo lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 01/4/2010 là Hà Nội,
Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang.
2.5.2. Số đầu heo nái
- Tổng đàn heo nái thời điểm 01/4/2010 là 4,18 triệu con (chiếm 15,3% tổng
đàn), tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2009.
- Các vùng có số lượng heo nái nhiều là ĐBSH có khoảng 1,18 triệu con,
chiếm 28,4% tổng số heo nái trong cả nước; Đông Bắc khoảng 643 ngàn con,
chiếm 15,4%; Bắc trung Bộ khoảng 590 ngàn con, chiếm 14,1%; ĐB sông
Cửu Long khoảng 513 ngàn con, chiếm khoảng 12,3%.
2.5.3. Sản lượng thịt heo hơi

Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, mỗi tháng cả nước sản xuất và tiêu thụ
khoảng 290-300 ngàn tấn thịt heo hơi. Dự báo, tổng sản lượng thịt heo hơi
xuất chuồng sản xuất trong 06 tháng đầu năm 2010 khoảng 1,77 triệu tấn, tăng
khoảng 3,5% so với cùng kỳ năm 2009. Trong đó, các vùng sản xuất thịt heo
có tỷ trọng lớn nhất lần lượt là: ĐB Sông Hồng khoảng 29%; ĐB sông Cửu
Long khoảng 18%; Đông Nam Bộ khoảng 12%.
2.5.4. Thị trường và biến động giá một số sản phẩm heo thịt, heo giống
Nhìn chung, heo thịt và heo giống chủ yếu tiêu thụ trong nước. Giá các loại
sản phẩm heo thịt và heo giống như sau:
2.5.4.1.Giá thịt heo hơi xuất chuồng:
Giá thịt heo hơi xuất chuồng thời gian qua có biến động nhiều. Các tháng đầu
năm giá liên tục tăng cao và có sự chênh lệch khá lớn giữa miền Bắc và miền
Nam (giá heo thịt xuất chuồng ở miền Nam thường cao hơn miền Bắc từ 1214%). Từ tháng 4 năm 2010 do dịch bệnh heo tai xanh trên diện rộng tại các
tỉnh phía Bắc, mức tiêu thụ giảm và giá bán các sản phẩm heo thịt cũng giảm
đáng kể, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc. Cụ thể:
- Tại miền Bắc:
+ Đối với heo 100% máu ngoại nuôi tại trang trại, giá từ bình quân 29,0 ngàn
đồng/kg tháng 12/2009 tăng lên 30,0 ngàn đồng vào tháng 01/2010 và 30,7
ngàn đồng vào tháng 3/2010 (giá tháng 01 và tháng 03/2010 tăng tương ứng so
với tháng 12/2009 là 3,4% và 5,9%). Từ đầu tháng 4/2010 đến tháng 4/2011,
do dịch tai xanh, giá heo thịt giảm còn 25,0-26,0 ngàn đồng/kg (giảm khoảng
15%).
+ Đối với heo lai nuôi trong hộ gia đình, giá thấp hơn heo ngoại từ 6,0 - 8,0
ngàn đồng/kg. Bình quân trước khi dịch là 24-25 ngàn đồng/kg, nay chỉ còn
17-18 ngàn đồng/kg (giảm khoảng 22-24%).
Điều đặc biệt quan ngại là do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh, tình hình tiêu
thụ và vận chuyển lưu thông gặp khó khăn. Ước tính, sản lượng thịt tiêu thụ tại
các chợ ở các thành phố lớn trong thời gian có dịch giảm từ 30-40% so với
trước khi xảy ra dịch bệnh tai xanh.
- Tại miền Nam:

Heo thịt xuất chuồng tại các trang trại từ 34,0 ngàn đồng/kg tháng 12/2009
tăng lên 36,0 ngàn đồng vào tháng 01/2010 và 36,7 ngàn đồng vào tháng
8


04/2010 (giá tháng 01 và tháng 04/2010 tăng tương ứng so với tháng 12/2009
là 6,0% và 8,5%). Do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh ở miền Bắc, giá thịt
heo hơi tại các tỉnh phía Nam cũng bắt đầu giảm nhẹ từ đầu tháng 5/2010
(giảm 7% so với tháng 01/2010). Hiện nay giá thịt heo hơi tại các trại chỉ còn
khoảng 33,0 ngàn đồng/kg.
2.5.4.2. Giá heo giống:
Do giá heo thịt xuất chuồng giảm, nên giá heo giống cũng giảm theo.
Cụ thể như sau:
- Tại các cơ sở giống heo ở miền Bắc: heo choai để nuôi thương phẩm loại
40kg/con giá bình quân trong tháng 1 đến tháng 3/2010 là 46,0 ngàn đồng/kg
giảm xuống 42,5 ngàn đồng/kg trong tháng 4 và tiếp tục giảm xuống 35,7 ngàn
đồng/kg trong tháng 5/2010 (giá bình quân tháng 4 và tháng 5 giảm so với
bình quân tháng 1 đến tháng 3/2010 tương ứng là 7,6% và 23,2%); heo cái
giống ông bà và giống bố mẹ khối lượng từ 80-90kg/con, giá ổn định tương
ứng ở mức giá 45,6 và 55,6 ngàn đồng/kg; heo đực thụ tinh nhân tạo sau khi
kiểm tra năng suất là 59,5 ngàn đồng/kg. Đặc biệt hiện nay việc tiêu thụ heo
giống đang gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều hộ gia đình và cơ sở chăn nuôi
ngừng tái đàn; nhiều trang trại đã phải chuyển heo giống bán thành heo thịt.
Mặc dù Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Công văn số 1429/BNN-TY ngày
17/5/2010 về kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển heo, sản phẩm từ heo, song trên
thực tế các trại giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ.
- Tại các cơ sở giống heo ở miền Nam: heo choai để nuôi thương phẩm loại
40kg/con giá bình quân tháng 1 đến tháng 4 từ 53,6 ngàn đồng/kg giảm xuống
51,4 ngàn đồng/kg trong tháng 5/2010 (giá tháng 5 giảm so với bình quân
trong tháng 1 đến tháng 4/2010 là 4,1%); heo cái giống ông bà khối lượng từ

80-90kg/con, giá bình quân từ tháng 1 đến tháng 4/2010 là 60,2 ngàn đồng/kg
giảm xuống 57,6 ngàn đồng/kg trong tháng 5/2010, giảm khoảng 4,3%; heo
cái hậu bị giống bố mẹ giá bình quân từ tháng 1 đến tháng 4/2010 là 55,2 ngàn
đồng/kg giảm xuống 52,6 ngàn đồng/kg trong tháng 5/2010, giảm khoảng
4,7%; heo đực thụ tinh nhân tạo sau khi kiểm tra năng suất là 80,0 ngàn
đồng/kg.
2.5.4.3. Giá thịt heo tiêu dùng trên thị trường:
Mặc dù giá heo thịt xuất chuồng giảm mạnh, song giá heo thịt bán lẻ tại
các chợ vẫn giảm không đáng kể. Tuy nhiên, lượng thịt tiêu thụ tại các chợ,
nhất là tại các thành phố lớn ở miền Bắc đã giảm nhiều. Cụ thể:
- Tại các chợ trong nội thành Hà Nội, giá thịt mông sấn từ 59.500 - 60.000
đồng/kg; do ảnh hưởng dịch heo tai xanh, mức tiêu thụ trong tháng 4 và tháng
5/2010 giảm từ 35-40% so với các tháng trước đó.
- Tại các chợ tại thành phố Hồ Chí Minh, giá thịt mông sấn từ 67.000 - 67.900
đồng/kg; mức tiêu thụ trong tháng 5/2010 giảm từ 10-15% so với các tháng
trước đó.
2.5.4.3 Nguyên nhân giảm tiêu thụ thịt heo
- Do thông tin thiếu chính xác, một bộ phận người tiêu dùng đã quay lưng lại
với thịt heo, khiến nhu cầu tiêu thụ giảm.

9


- Cùng với nhu cầu tiêu thụ giảm, một bộ phận thương lái lợi dụng tình hình
dịch bệnh tai xanh đã ghìm giá mua heo hơi để kiếm lời.
- Ngoài ra còn nguyên nhân quan trọng là việc vận chuyển lưu thông heo thịt
từ các trang trại không nhiễm bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
2.5.6. Tình hình nhập khẩu thịt heo
Ước tính tổng sản lượng thịt heo nhập khẩu vào Việt nam trong 05
tháng đầu năm 2010 khoảng trên 50 ngàn tấn, trong đó chủ yếu là các sản

phẩm và phụ phẩm heo đông lạnh (chiếm khoảng 95%). Đặc biệt sau khi xảy
ra dịch heo tai xanh, sản lượng thịt heo nhập khẩu có xu hướng tăng.
Các địa chỉ nhập khẩu thịt heo chủ yếu là Châu Âu (EU) khoảng 85,9%; tiếp
theo là Hồng Kông 12,7%. Mỹ 1,0%, còn lại là các nước Thái Lan, Trung
Quốc, Nhật Bản. Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy, (2010).
2.5.7. Một số biện pháp đẩy mạnh heo thịt và heo giống trong thời gian tới
2.5.7.1. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền lập lại lòng tin cho người
tiêu dùng
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng để người chăn nuôi và người tiêu dùng hiểu đúng hơn bệnh tai xanh,
không quá hoang mang và vẫn có thể tiêu dùng thịt heo không nhiễm bệnh kể
cả trong thời điểm đang có dịch bệnh như hiện nay.
- Các cơ quan chuyên môn về y tế và thú y tại các địa phương tăng cường
tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp để người dân có thể tự nhận biết và
phòng tránh sự lây nhiễm vi khuẩn liên cầu khuẩn do dùng các sản phẩm như
tiết canh, thịt heo chưa nấu chín.
2.5.7.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, lưu thông tiêu thụ heo
giống, heo thịt không bị bệnh
- Đề nghị các cấp chính quyền và cơ quan thú y tại các địa phương tổ chức chỉ
đạo hướng dẫn thực hiện đúng tinh thần Công văn số 1429/BNN-TY ngày
17/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển
heo, sản phẩm từ heo. Theo đó vừa tăng cường công tác phòng chống dịch,
vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở chăn nuôi không nhiễm bệnh được
vận chuyển lưu thông heo giống và heo thịt để tiêu thụ.
- Để người tiêu dùng yên tâm, các cơ quan thú y cần tăng cường kiểm dịch,
kiểm soát giết mổ để ngăn chặn các sản phẩm thịt heo không bảo đảm chất
lượng và nhiễm bệnh len lỏi vào các chợ. Theo Nguyễn Thanh Sơn và Phạm
Văn Duy, (2010).
2.6 VỆ SINH PHÒNG DỊCH
2.6.1. Tiêm phòng

Áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực
chăn nuôi với các khu vực xung quanh. Định kỳ tiêm phòng các bệnh truyền
nhiễm như phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng, đóng dấu, tụ huyết
trùng… theo quy định của cơ quan thú y. Phòng và xử lý tốt các bệnh thường
gặp ở heo. Hạn chế việc sử dụng những loại thuốc kháng sinh có tính lưu tồn
cao. Chỉ dùng thuốc trong trường hợp thật cần thiết.
Theo Võ Văn Ninh, (2003) đề nghị quy trình tiêm phòng như sau:
10


Heo thịt:
Tiêm phòng lở mồm long móng: 2 lần (20 ngày tuổi và 50 ngày tuổi)
Tiêm phòng dịch tả: 2 lần (30 ngày tuổi và 60 ngày tuổi)
Tiêm phòng tụ huyết trùng: 7- 8 tuần tuổi
Tẩy giun sán: trên 2 tháng tuổi
Sát trùng chuồng trại, dụng cụ bằng nước vôi 20%, dung dịch Cresyl 4%,
NaOH 5%, cồn 70o, và thường xuyên có hố sát trùng.
Theo Nguyễn Thanh Sơn và Phạm Văn Duy, (2010), nguyên tắc chung về vệ
sinh phòng bệnh bao gồm
Vệ sinh chuồng trại và thiết bị chăn nuôi: Nên có khu vực nuôi và
chuồng phù hợp với các loại heo và độ tuổi khác nhau. Cần giữ cho chuồng
trại luôn thông thoáng, đủ ánh sáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường
xuyên quét dọn, định kỳ tẩy uế, khử trùng chuồng nuôi, cọ rửa và tiêu độc
máng ăn, máng uống và các dụng cụ chăn nuôi như cuốc, xẻng, ủng, quần áo
bảo hộ,... Sau mỗi đợt nuôi, phải vệ sinh chuồng trại và khử trùng tiêu độc, sau
đó để trống chuồng khoảng 3-5 ngày trước khi nuôi lứa mới. Heo mới mua về
phải cách ly ở khu vực riêng từ 15-20 ngày trước khi nhập đàn. Phân, rác và
chất thải trong chuồng cần được thu gom thường xuyên, đưa ra chỗ tập trung
riêng để giữ chuồng luôn sạch sẽ. Có thể ủ phân bằng phương pháp ủ phân vi
sinh vật hoặc xử lý bằng hầm biogas. Hạn chế người và vật lạ vào khu vực

chăn nuôi để tránh đưa mầm bệnh từ khu vực khác vào khu vực chăn nuôi.
Các biện pháp khử trùng tiêu độc: Sử dụng ánh nắng mặt trời để phơi
máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi. Rắc vôi bột hoặc quét nước vôi pha
loãng nồng độ 10 % (1kg vôi tôi/10 lít nước) xung quanh và bên trong chuồng
nuôi, để 2-3 ngày rồi quét dọn. Dùng một số hóa chất sát trùng như: Formol từ
1-3%, Crezil 3-5 %, Cloramin-T, ... theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Vệ sinh thức ăn và nước uống: Cần rửa sạch các loại thức ăn thô xanh
trước khi cho heo ăn. Không sử dụng thức ăn bị ôi, thiu, mốc. Không cho heo
ăn thức ăn không rõ nguồn gốc hoặc đã quá hạn sử dụng. Không cho heo ăn
các phụ phẩm và các loại thịt sống của heo bệnh và heo mua từ chợ về không
rõ nguồn gốc. Sử dụng nước uống sạch, không dùng nước đục, nước ao hồ tự
động hoặc nước giếng có hàm lượng sắt cao cho heo uống.
2.6.2. Xử lý chất thải
Phân và nước dội chuồng được đưa xuống hầm ủ biogas.
-



Khí gas sau ủ được dùng để chạy máy phát điện.
Chất thải từ hầm ủ biogas được tận dụng làm phân bón, nước ủ hầm được sử dụng
cho nuôi cá hay nuôi rong tảo.

Hầm ủ biogas
Loại hầm ủ được xây dựng là loại hầm ủ có chuông chứa khí riêng
biệt, được đặt cố định dưới mặt đất. Loại hầm ủ này có phần chứa khí được
11


xây dựng ngay trên phần ủ phân. Thể tích của hầm ủ bằng tổng thể tích của cả
2 phần này. Hầm ủ có dạng bán cầu được chôn hoàn toàn dưới mặt đất để tiết

kiệm diện tích cho trại và ổn định được nhiệt độ của hầm ủ. Ở phần trên có
một nắp đậy được hàn kín bằng đất sét, phần nắp này giúp cho thao tác làm
sạch hầm ủ khi các chất rắn lắng đầy hầm. Năng suất khí của hầm ủ này đạt
được từ 0,3 – 0,4 m3/m3 hầm ủ-ngày.

Hình 2.3: Sơ đồ túi ủ biogas

Bảng 2.1. Uớc tính khối lượng phân thải ra trong ngày
Số lượng
heo

Khối
lượng heo
(kg)

Lượng phân
(kg/con/ngày)

Lượng
phân
(g/ngày)

18 - 36

1,2

36 - 54

1,5


200

300

54 - 72

2,0

200

400

72 - 90

2,5

200

1000

240

400
Tổng thể tích hầm ủ: 5000 m3.
Tổng lượng phân thải ra trong một ngày: 1540 Kg/ngày
Năng suất sinh khí của nguyên liệu là phân heo theo Lê Hoàng Việt, (1998)
là khoảng 1,02 m3/kg. Vậy ước tính sản sinh ra khoảng 1570 m3 khí cho tổng
lượng phân được ủ
12



Ước tính 1m3 khí gas cung cấp 1 điện năng khoảng 1,25 kWh. Vậy có
khoảng 1963 kWh điện được sản sinh ra từ tổng luợng gas sinh ra trên tổng
lượng phân heo thải ra trên một ngày. Thời gian nạp khí nguyên liệu vào hầm
cho đến khi có gas sản sinh ra là khoảng 1 tháng.
2.7. CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG THEO TỪNG GIAI ĐOẠN
Muốn nuôi heo nhiều nạc cần tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng theo từng giai
đoạn. Tốt nhất là chọn nuôi heo từ lúc sơ sinh hay còn theo mẹ, nếu không thì
cũng phải chọn nuôi từ sau cai sữa. Heo lai hướng nạc nhiều máu ngoại thì
không cần thiến. Heo lai hướng nạc ít máu ngoại, khi nuôi thịt thì cần phải
thiến. Heo đực thiến khi 7 -14 ngày tuổi, heo cái thiến khi 30 – 40kg. Heo mới
mua phải nuôi cách ly 15 – 20 ngày mới nhập đàn. Hạn chế người, vật lạ vào
khu vực chăn nuôi. Dể theo dõi khả năng tăng trọng ta có thể ước tính khối
lượng theo bảng tính sẵn hoặc theo công thức :
Khối lượng ( kg ) = Vòng ngực ( m) x Dài thân ( m) x 87,5 Nguyễn
Thanh Sơn và Phạm Văn Duy, (2010).
2.7.1. Giai đoạn sơ sinh đến cai sữa ( 1 - 15kg ):
Chọn heo sơ sinh và heo cai sữa dạt tiêu chuẩn của phẩm giống. Chăm sóc,
nuôi dưỡng chu đáo. Heo con đẻ ra phải lau sạch, cắt rốn, bấm răng nanh ( nếu
có) và úm cho heo. Cho heo bú sữa đầu càng sớm càng tốt, chậm nhất sau 2
giờ. Heo nhỏ con yếu ớt cho bú vú trước và chích Glucoza trợ sức để heo sinh
trưởng tốt và đồng dều. 2 – 3 ngày vvà 15 – 16 ngày tuổi chích sắt Fedextran,
Fedextrin hoặc Gleptofron…, hàm 100 – 200mg/cc, liều lượng 2 – 3cc/con để
phòng bệnh thiếu máu. Có thể chích ở đùi hay gốc tai. 7 – 10 ngày tuổi phải
tập cho heo con biết ăn sớm; 7 – 14 ngày tuổi cần thiến heo đực. Tập cho heo
con biết ăn sớm ( 7 – 10 ngày) để có thể cai sữa sớm khi heo con được 30 –
40 ngày tuổi, thể trọng đạt 5 – 7kg và ăn được ít nhất 100gr TA/con/ngày.
Thức ăn cho heogiai doạn này chủ yếu là sữa mẹ và thức ăn tập ăn sớm ( thức
ăn có thể thay thế sữa mẹ) dồi dào dinh dưỡng, nhất là đạm, sinh tố, khóang…
2.7.2. Giai đoạn sau cai sữa ( 16 – 30kg ) :

Chăm sóc nuôi dưỡng heo con sau cai sữa thật chu đáo. Đặc biệt 7 – 10
ngày đầu mới cai sữa phải nuôi thật tốt. Tuyệt đối không được thay dổi nguyên
liệu chế biến thức ăn, cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn.
Không để heo con bị đói và rét, tránh dồn chuồng, chuyển đàn… hạn chế gây
tiêu chảy, nhất là tiêu chảy phân trắng, làm heo còi cọc chậm lớn. Cần tẩy giun
sán cho heo trước khi đưa heo vào nuôi thịt.
13


2.7.3. Giai đoạn heo tăng trưởng (31 – 60 kg) :
Giai đoạn này heo phát triển chiều cao, dài thân, tạo khung xương cho giai
đoạn vỗ béo. Nên tăng cường thức ăn thô xanh và cho heo vận động để cơ thể
phát triển tốt.
2.7.4. Giai doạn vỗ béo ( 61 – 90kg ) :
Giai doạn này cần đảm bảo nhu cầu thức ăn giàu năng lượng và giảm vận
động để cơ thể dỡ tiêu hao năng lượng không cần thiết. Vệ sinh, sát trùng
chuồng trại và để trống chuồng 3 – 5 ngày, trước khi nuôi lứa khác.
2.8. KĨ THUẬT NUÔI HEO THỊT
2.8.1. Thức ăn:
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi heo thịt, thức ăn tốt giúp
heo mau lớn, lãi suất cao, nâng cao phẩm chất quầy thịt. Tùy theo điều kiện cụ
thể của từng hộ chăn nuôi mà sử dụng các phương thức sau:
- Dùng thức ăn đậm đặc trộn nguyên liệu sẵn có ở địa phương.
- Dùng thức ăn tự trộn.
- Dùng thức ăn hỗn hợp (hay cám bao) của các Xí nghiệp Thức ăn gia súc có
uy tín.
* Chú ý: Khi phối hợp khẩu phần cần lưu ý đến tỷ lệ tối đa của một số nguyên
liệu.
- Khoai mì: Có chứa HCN rất độc, nên sử dụng nguyên liệu đã qua chế biến.
- Đậu nành phải được rang chín, nếu cho ăn sống dễ gây tiêu chảy, nhưng

không nên rang cháy.
- Bột cá: Sử dụng bột cá loại tốt, không nên để lẫn sạn, cát…
- Premix: Là chế phẩm bổ sung thêm axit amin, vitamin, khoáng vi lượng…
Premix có nhiều loại khác nhau Aminoaxit (Mỹ), Vitamin (Nhật), Embavit
(Anh), premix cho các loại heo số 1-4 (Bayer), Polypac (Đại học Nông Lâm
Tp HCM). Liều lượng theo lời chỉ dẫn.
- Một số công thức trộn thức ăn heo thịt (để tham khảo):
2.8.1.1. TĂHH dạng bột
TĂHH dạng bột có kích thước rất nhỏ, được bao gói có ghi rõ thành
phần, công thức và thời gian sử dụng, cách dùng và bảo quản.
2.8.1.2. TĂHH dạng viên
Theo Nguyễn Hữu Mạnh (2007), TĂHH dạng viên là loại TĂHH hoàn
chỉnh và được đóng viên, là loại TĂ rất phổ biến trong chăn nuôi, đối với heo
TĂ dạng viên có tác dụng rất tốt cho TT và tiết kiệm được TĂ do hao hụt khi
cho ăn. TĂHH dạng viên có những ưu điểm như: Gia tăng tính ngon miệng
giứp lượng ăn vào nhiều hơn, TT cao hơn, hệ số chuyển hóa TĂ tốt hơn, khả
năng tiêu hóa TĂ tốt hơn, tiết kiệm, dễ sử dụng và bảo quản.
TĂHH đậm đặc của một số công ty GreenFeed, Proconco, Hi-gro…
14


×