Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG THỜI GIAN TRỮ TRỨNG và TUỔI đẻ lên tỉ lệ ấp nở của GIỐNG gà ROSS 308 NUÔI tại TỈNH bà rịa – VŨNG tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 74 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HỒ TIẾN NHẨN

KHẢO S T ẢNH HƢỞNG THỜI GIAN TRỮ TRỨNG
VÀ TUỔI ĐẺ LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GIỐNG
GÀ ROSS 308 NUÔI TẠI TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Tên đề tài:

KHẢO S T ẢNH HƢỞNG THỜI GIAN TRỮ TRỨNG
VÀ TUỔI ĐẺ LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GIỐNG
GÀ ROSS 308 NUÔI TẠI TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s Phạm Tấn Nhã



Sinh viên thực hiện:
Hồ Tiến Nhẩn
MSSV: 3092545
Lớp: CN K35

Cần Thơ, 2013


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI – THÚ Y
Tên đề tài:

KHẢO S T ẢNH HƢỞNG THỜI GIAN TRỮ TRỨNG
VÀ TUỔI ĐẺ LÊN TỈ LỆ ẤP NỞ CỦA GIỐNG
GÀ ROSS 308 NUÔI TẠI TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Cần Thơ, Ngày .....Tháng ….. Năm ......

Cần Thơ, Ngày .....Tháng ….. Năm ……

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

Phạm Tấn Nhã

DUYỆT BỘ MÔN


………………………….

Cần Thơ, Ngày .....Tháng ….. Năm……
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

………………………….


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban lãnh đạo Khoa Nơng nghiệp & Sinh học Ứng dụng, các thầy cô
trong Bộ môn Chăn nuôi, Trƣờng Đại học Cần Thơ.
Em tên: Hồ Tiến Nhẩn
MSSV: 3092545
Ngành: Chăn ni Thú y – Khóa 35
Xin cam đoan đề tài “Khảo sát ảnh hƣởng thời gian trữ trứng và tuổi đẻ lên tỉ lệ
ấp nở của giống gà Ross 308 nuôi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” là cơng trình
nghiên cứu của bản thân. Tất cả các số liệu, kết quả đƣợc trình bày trong luận văn
tốt nghiệp này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố ở bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào trƣớc đây.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)

Hồ Tiến Nhẩn

i


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và anh chị em trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện cho tơi hồn thành tốt công việc học tập.
Tôi cũng vô cùng biết ơn:
Cố vấn học tập thầy Phạm Tấn Nhã luôn quan tâm, lo lắng và giải đáp những thắc
mắc của tôi trong suốt quá trình học tập ở trƣờng, tạo mọi điều kiện, tận tình hƣớng
dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tơi hồn thành luận văn này.
Q thầy cơ Bộ môn Chăn Nuôi và Bộ môn Thú Y đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
cho tơi những kiến thức quý báu.
Anh Nguyễn Thành Phi Long là ngƣời hỗ trợ tơi trong suốt q trình thực hiện luận
văn.
Anh Trần Thanh Tuấn, Cao Văn Thƣơng và cùng toàn thể anh em trong trại là
những ngƣời đã giúp đỡ tôi trong suốt q trình làm việc tại trại.
Các bạn lớp Chăn Ni Thú Y K35 đã nhiệt tình giúp đỡ tơi hồn thành tốt luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... viii
TĨM LƢỢC ....................................................................................................................ix
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1
CHƢƠNG 2: LƢỢC THẢO TÀI LIỆU .......................................................................... 2
2.1 CẤU TẠO VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA TRỨNG ............................................... 2

2.1.1 Màng nhầy màng mỡ ............................................................................................ 2
2.1.2 Vỏ trứng vỏ đá vôi ................................................................................................ 2
2.1.3 Màng vỏ .................................................................................................................. 3
2.1.4 Lòng trắng ............................................................................................................... 3
2.1.5 Lòng đỏ ................................................................................................................... 3
2.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Q TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHƠI
VÀ TỈ LỆ ẤP NỞ TRỨNG ............................................................................................. 4
2.2.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ .......................................................................................... 4
2.2.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá cao (thừa nhiệt .................................................. 5
2.2.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá thấp (thiếu nhiệt) .............................................. 6
2.2.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ ............................................................................................. 6
2.2.2.1 Ảnh hưởng của ẩm độ cao (thừa ẩm) ................................................................... 7
2.2.2.2 Ảnh hưởng của ẩm độ thấp (thiếu ẩm)................................................................. 7
2.2.3 Ảnh hƣởng của độ thơng thống ............................................................................. 8
2.2.4 Ảnh hƣởng của việc đảo trứng ................................................................................ 8
2.2.5 Ảnh hƣởng của khối lƣợng trứng ............................................................................ 8
2.2.6 Ảnh hƣởng của thiếu vitamin và khoáng ................................................................ 9
2.2.7 Ảnh hƣởng của thời gian bảo quản và phƣơng thức bảo quản ............................. 10
2.2.8 Các yếu tố ảnh hƣởng khác ................................................................................... 11
2.3 THU NHẶT, CHỌN VÀ BẢO QUẢN TRỨNG .................................................... 12
2.3.1 Thu nhặt và bảo quản trứng tạm thời .................................................................... 12
2.3.2 Nhận và xông trứng ............................................................................................... 13
iii


2.3.3 Chọn trứng ấp ........................................................................................................ 13
2.3.4 Bảo quản trứng trƣớc khi ấp ................................................................................. 14
2.4 CÁC PHƢƠNG PHÁP ẤP TRỨNG NHÂN TẠO ................................................. 14
2.5 MỘT SỐ BỆNH LÝ THƢỜNG GẶP KHI ẤP TRỨNG CÔNG NGHIỆP ............ 15
2.5.1 Ấp trứng đã bảo quản lâu ngày ............................................................................. 15

2.5.2 Bệnh chân, cánh ngắn Micromelia ..................................................................... 15
2.5.3 Bệnh khoèo chân (perosis) .................................................................................... 15
2.5.4 Bệnh động kinh atexia ........................................................................................ 15
2.5.5 Bệnh dính bết khi nở ............................................................................................. 16
2.5.6 Phân tích tỉ lệ chết phơi ......................................................................................... 16
2.6 GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ROSS 308 ............................................................... 17
2.6.1 Khả năng sinh trƣởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ..................................... 17
2.6.2 Khả năng sinh sản của gà Ross 308 ...................................................................... 18
2.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ NGỒI NƢỚC ..................... 19
2.7.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nƣớc ......................................................................... 19
2.7.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................................... 19
Chƣơng 3: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .............................. 21
3.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .............................................................................. 21
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm ......................................................................... 21
3.1.2 Tổng quan về nhà máy ấp ..................................................................................... 21
3.1.3 Giống gà thí nghiệm .............................................................................................. 21
3.1.4 Đối tƣợng thí nghiệm ............................................................................................ 21
3.1.5 Máy ấp để thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.1.6 Máy nở để thí nghiệm ........................................................................................... 22
3.1.7 Phịng trữ trứng ..................................................................................................... 22
3.1.8 Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................... 23
3.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ............................................................................. 23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ................................................................................................... 23
3.2.2. Quy trình làm việc nhà máy ấp ............................................................................ 24
3.2.2.1 Quy trình nhận trứng ......................................................................................... 24
3.2.2.2 Quy trình sang trứng vào vĩ trắng...................................................................... 24
3.2.2.3 Quy trình vào trứng ấp ....................................................................................... 24
iv



3.2.2.4 Quy trình đưa trứng vào máy ấp ........................................................................ 24
3.2.2.5 Quy trình soi trứng ............................................................................................. 24
3.2.2.6 Quy trình sang trứng vào máy nở ...................................................................... 25
3.2.2.7 Xông phormol gà con ........................................................................................ 25
3.2.2.8 Quy trình ra gà ................................................................................................... 25
3.2.2.9 Phân loại gà con ................................................................................................ 25
3.2.2.10 Quy trình giao gà ............................................................................................. 26
3.2.2.11 Quy trình vệ sinh .............................................................................................. 26
3.3 CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .................................................................................... 27
3.3.1 Nhiệt độ (oC) trung bình trong ngày ...................................................................... 27
3.3.2 Ẩm độ % trung bình trong ngày ......................................................................... 27
3.3.4 Tỷ lệ đẻ % ........................................................................................................... 27
3.3.5 Tỷ lệ trứng không phôi % ................................................................................... 28
3.3.6 Tỷ lệ trứng chết phôi % ...................................................................................... 28
3.3.7 Tỷ lệ trứng có phơi % ......................................................................................... 28
3.3.8 Tỷ lệ trứng sát %) ................................................................................................ 28
3.3.9 Tỷ lệ gà nở loại I/trứng có phơi % ...................................................................... 28
3.3.10 Tỷ lệ gà loại+chết sau nở % ............................................................................. 28
3.3.11 XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................. 28
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 29
4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ MÁY ẤP VÀ MÁY NỞ ............................................... 29
4.2 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ........................................................................................ 29
4.2.1 Nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng bảo quản trứng trữ trứng ................................... 29
4.2.2 Nhiệt độ của máy ấp qua thời gian theo dõi.......................................................... 30
4.2.3 Nhiệt độ của máy nở qua thời gian theo dõi ......................................................... 30
4.2.4 Ẩm độ của máy ấp qua thời gian theo dõi ............................................................ 31
4.2.5 Ẩm độ của máy nở qua thời gian theo dõi ............................................................ 31
4.2.6 Tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng đem ấp của đàn gà Ross 308 tơ và già ............................. 32
4.2.7 Ảnh hƣởng tuổi đẻ trứng của gà lên các chỉ tiêu ấp nở của trứng ........................ 34
4.2.8 Ảnh hƣởng thời gian bảo quản trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của trứng ................. 36

2.4.9 Ảnh hƣởng thời gian bảo quản trứng và tuổi đẻ lên các chỉ tiêu ấp nở của
trứng ............................................................................................................................... 38

v


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 41
5.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 41
5.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 41
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 50

vi


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Cấu tạo trứng gia cầm ................................................................................ 2
Hình 5.1: Phịng trữ trứng ........................................................................................ 42
Hình 5.2: Đƣa trứng vào máy ấp .............................................................................. 42
Hình 5.3: Đƣa trứng vào máy nở ............................................................................. 42
Hình 5.4: Máy ấp cửa sau ........................................................................................ 42
Hình 5.5: Máy ấp cửa trƣớc ..................................................................................... 43
Hình 5.6: Tạo nhiệt và gió máy nở mặt trƣớc .......................................................... 43
Hình 5.7: Tạo nhiệt và gió máy nở mặt sau ............................................................. 43
Hình 5.8: Cửa gió máy nở ........................................................................................ 43
Hình 5.9: Cửa gió gắn với tạo nhiệt và gió .............................................................. 43
Hình 5.10: Máy nở ................................................................................................... 43
Hình 5.11: Soi trứng sau 15 ngày............................................................................. 44
Hình 5.12: Kiểm tra gà nở ........................................................................................ 44
Hình 5.13: Phân loại gà sau khi nở .......................................................................... 44

Hình 5.14: Phun vacine gà con ................................................................................ 44
Hình 5.15: Loại vaccine để phun khi gà nở ............................................................. 44

vii


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Tỷ lệ thành phần cấu tạo và thành phần hoá học của trứng gà ..................... 4
Bảng 2.2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà ........................................ 4
Bảng 2.3: Kết quả ấp nở theo mức khối lƣợng khác nhau ............................................. 9
Bảng 2.4: Kết quả ấp nở ở hai phƣơng thức qua các thời gian khác nhau................... 11
Bảng 4.1: Nhiệt độ và ẩm độ môi trƣờng bảo quản trứng .......................................... 29
Bảng 4.2: Nhiệt độ của máy ấp qua thời gian theo dõi ................................................ 48
Bảng 4.3: Nhiệt độ của máy nở qua thời gian theo dõi ................................................ 30
Bảng 4.4: Ẩm độ của máy ấp qua thời gian theo dõi ................................................... 49
Bảng 4.5: Ẩm độ của máy nở qua thời gian theo dõi................................................... 31
Bảng 4.6: Tỉ lệ đẻ và tỉ lệ trứng đem ấp của đàn gà Ross 308 tơ và già ................... 32
Bảng 4.7: Ảnh hƣởng tuổi đẻ trứng của gà lên các chỉ tiêu ấp nở của trứng ............... 34
Bảng 4.8: Ảnh hƣởng thời gian bảo quản trứng lên các chỉ tiêu ấp nở của
trứng ............................................................................................................................. 36
Bảng 4.9: Ảnh hƣởng thời gian bảo quản trứng và tuổi đẻ lên các chỉ tiêu
ấp nở của trứng ............................................................................................................. 38

viii


TÓM LƢỢC
Đề tài “Khảo sát ảnh hưởng thời gian trữ trứng và tuổi đẻ lên tỉ lệ ấp nở của
giống gà Ross 308 nuôi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” thí nghiệm được thực hiện

trên 1 máy ấp đa năng hiệu PT100, xác định thời gian trữ trứng và tuổi đẻ lên tỉ lệ
ấp nở của đàn gà Ross 308 vào 4 tuần đẻ và đàn gà Ross 308 vào 22 tuần đẻ. Nhằm
nghiên cứu các quy trình ấp trứng gà bằng máy ấp tại cơ sở ấp trứng gia cầm
Phước Tân, ấp Việt Kiều, xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Thí nghiệm tiến hành từ tháng 1/2013 đến tháng 3/2013 trên 8.064 trứng gà
với 8 nghiệm thức (nghiệm thức đối chứng và 7 nghiệm thức còn lại), 2 nhân tố và
3 lần lặp lại thu được kết quả như sau.
* Tỉ lệ trên trứng có phơi đàn gà tơ( 93,3%) tương đương với đàn gà già(93,0%).
* Thời gian trữ trứng cho tỉ lệ nở cao ở trứng 1- 3 ngày trữ và từ 4 – 7 ngày trữ có
khuynh hướng giảm tỉ lệ nở trên cả hai đàn gà.
* Trứng đàn gà già có xu hướng giảm tỉ lệ có phơi và tỉ lệ không phôi cao.
* Tỉ lệ trứng chết phôi sau 15 ngày cao ở đàn gà già.
* Tỉ lệ trứng sát và tỉ lệ gà nở loại+chết của 2 đàn tăng theo thời gian trữ.
* Trên trứng có phơi của gà tơ (94,47%) cao hơn gà già (90,82%).

ix


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi gia cầm là nghề sản xuất truyền thống lâu đời, chiếm vị trí quan trọng
thứ hai trong tổng giá trị ngành chăn nuôi nƣớc ta. Chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng
18 – 19% tổng thu ngành chăn nuôi Lê Hồng Mận et al – 2007).
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nhân nhanh đàn giống gia cầm để cung cấp đủ con
giống tốt cho các nông hộ và nông trại. Nâng cao khả năng sinh sản và hồn thiện
quy trình ấp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi các đàn gia cầm giống, từ đó tạo ra số
lƣợng lớn con giống có phẩm chất tốt đáp ứng kịp thời nhu cầu con giống cho các
nông hộ và nông trại là một trong những hƣớng sản xuất quan trọng cần giải quyết.
Ấp trứng là giai đoạn tiếp theo để hoàn thiện hơn quá trình sinh sản của gia cầm, là
khâu quan trọng cuối cùng trong chăn ni đàn gà giống. Q trình ấp trứng diễn ra
trong một thời gian ngắn nhƣng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng của đàn giống. Có

nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả ấp nở nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, khử trùng trứng,...
Nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của một số yếu tố đến kết quả ấp nở của trứng gà
ni theo phƣơng thức cơng nghiệp, góp phần hồn thiện quy trình ấp trứng, nâng
cao kết quả ấp nở và đảm bảo chất lƣợng của đàn giống tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Khảo sát ảnh hƣởng thời gian trữ trứng và tuổi đẻ lên tỉ lệ ấp nở của
giống gà Ross 308 nuôi tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Mục tiêu của việc nghiên cứu trên: Đánh giá tỉ lệ nở của trứng trong các khoảng
thời gian trữ trứng và 2 tuần tuổi đẻ của đàn gà giống, để hạn chế việc bảo quản
trứng quá lâu và sử dụng trứng đàn gà giống quá già. Nhằm nâng cao chất lƣợng cải
tạo con giống.

1


CHƢƠNG 2: LƢỢC THẢO TÀI LIỆU
2.1 CẤU TẠO VÀ C C THÀNH PHẦN CỦA TRỨNG

Hình 2.1: Cấu tạo trứng gia cầm
(Nguồn: />
2.1.1 Màng nhầ

màng m

Khi vừa đẻ ra trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ để tránh các vi
khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. Màng nhầy này có cấu tạo từ
protein sợi Muxin có những hạt mỡ nhỏ li ti. Nếu thấy vỏ trứng bóng là lớp màng
nhầy này mất đi do trứng đã để lâu. Độ dầy của màng nhầy 0,005 – 0,01 mm khi
trứng bị dính phân ta khơng nên rửa trứng mà chỉ nên dùng khăn mềm lau nhẹ
Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001 .
2.1.2 V trứng v đá vôi

Trong tử cung của gia cầm có tuyến vơi tiết ra một lớp dịch nhờn và trắng, dịch này
tạo ra từ cacbonat canxi và cabo protein chất này nhanh chóng cứng lại tạo thành
lớp vỏ bao quanh trứng. Vỏ cứng đƣợc tạo thành bởi 93,5% muối canxi cacbonat
canxi ; 4,09% protein; 0,14% chất béo; 1,2% nƣớc; 0,55% ôxit Mg; 0,25% photpho;
12% bioxit Si; 0,03% Na; 0,08% K và các Fe, Al. Chức năng của vỏ là bảo vệ các
thành phần bên trong của trứng, đồng thời cung cấp chất canxi cho phôi để tạo
xƣơng, thời gian tạo vỏ là 1 quá trình kéo dài 9 – 12 giờ. Để hình thành xƣơng, phơi
nhận 75% canxi từ vỏ, còn lại 25% lấy từ lòng trắng Bạch Thị Thanh Vân và
Nguyễn Quý Khiêm, 2001 .

2


Trên bề mặt của vỏ có các lỗ khí kích thƣớc rất nhỏ, ngƣời ta đã đếm đƣợc 7000 –
7600 lỗ khí trên bề mặt vỏ trứng, độ dày vỏ cứng của từng loại gia cầm không giống
nhau, vỏ trứng gà có độ dày vỏ khoảng 0,2 – 0,4 mm, vỏ trứng ngan có độ dày từ
0,38 – 0,55 mm, vỏ của trứng vịt 0,25 – 0,4 mm, trứng có vỏ dày độ chịu lực cao
hơn trứng có vỏ mỏng Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001 .
2.1.3 Màng v
Có hai lớp màng vỏ đƣợc cấu tạo từ sợi Keratin đan chéo vào nhau. Một lớp dính
sát vào vỏ cịn lớp bên trong dính sát vào lớp lịng trắng ngoài. Độ dày của hai lớp
màng này khoảng 0,057 – 0,069 mm cả hai lớp đều có lỗ cho khơng khí đi vào bên
trong giúp cho phơi hơ hấp, phát triển Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý
Khiêm, 2001).
Hai lớp màng dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu tù của trứng gọi là buồng khí nơi
cung cấp ôxy cho phôi. Khi trứng vừa mới đẻ ra chƣa có buồng khí, chỉ sau 6 – 60
phút sau buồng khí mới đƣợc hình thành và rộng dần do bay hơi nƣớc từ trứng
Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001 .
2.1.4 Lòng trắng
Theo Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm 2001 , lòng trắng chứa 85 –

89% là nƣớc, còn lại các chất dinh dƣỡng nhƣ đƣờng, vitamin B2 cung cấp cho nhu
cầu phát triển phôi. Nếu vitamin B2 bị thiếu, phôi thai sẽ chết vào tuần thứ 2 của
giai đoạn ấp.
Lòng trắng chia làm 4 lớp:
- Lớp trong cùng sát lòng đỏ là một lớp lòng trắng đặc, bên trong lớp này có sợi dây
giữ hai đầu lòng đỏ bằng trục ngang gọi là dây chằng. Tác dụng của dây chằng giữ
cho lòng đỏ khỏi bị ảnh hƣởng do những tác động bên ngoài và giúp lịng đỏ khỏi
dính vào vỏ, lớp lịng trắng đặc này chiếm 2,7%.
- Lớp lòng trắng tiếp theo chiếm 16,8% và hầu nhƣ khơng chứa sợi Muxin
- Lịng trắng đặc giữa: Lớp này chiếm 50 – 57% có chứa nhiều sợi nhầy, là lớp đệm
của lòng đỏ và là nơi đầu sợi dây chằng bám vào.
- Lớp lịng trắng lỗng ngồi: Lớp này bao bọc ngồi chiếm 23%.
2.1.5 Lịng đ
Lịng đỏ là một tế bào khổng lồ đƣợc bao bọc bởi lớp màng mỏng có tính đàn hồi
lớn, nhờ đó mà lịng đỏ khơng lẫn vào lịng trắng mà ln giữ đƣợc hình trịn. Trứng
để lâu tính đàn hồi mất dần đến lúc nào đó màng bị rách thì lịng đỏ và lòng trắng

3


tan dần vào nhau. Lịng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dƣỡng dồi
dào cung cấp cho phơi, ngồi ra tế bào trứng cịn có một mầm sống, mần này gắn
chặt vào lòng đỏ tạo thành đĩa phơi. Đĩa phơi có tỷ trọng nhỏ hơn cực thực vật nên
ln có xu hƣớng nổi lên phía trên, chính vì thế nếu trứng khơng đƣợc đảo trong
thời gian ấp, phơi sẽ bị dính vào vỏ khơng sử dụng đƣợc các chất dinh dƣỡng rồi
chết Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001 .
Bảng 2.1: Tỷ lệ thành phần cấu tạo và thành phần hoá học của trứng gà
Lịng trắng

Lịng đ


V

H2 O

Protein

M

Khống

58,62 %

31,04 %

10,34 %

73,6 %

12,8 %

11,8 %

1,09 %

(Nguồn: Bạch Thị Thanh Vân và Nguyễn Quý Khiêm, 2001)

2.2 C C YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QU
PHÔI VÀ TỈ LỆ ẤP NỞ TRỨNG


TRÌNH PH T TRIỂN CỦA

2.2.1 Ảnh hƣởng của nhiệt độ
Bảng 2.2: Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến tỉ lệ ấp nở trứng gà
Nhiệt độ oC)

Tỷ lệ nở %

Thời gian kéo dài ngà

35,6

10

-

36,1

50

22,5

36,7

70

21,5

37,2


80

21,0

37,8

88

21,0

38,3

85

21,0

38,9

75

19,5

39,4

50

19,5

(Nguồn: Petkova, 1978)


4


Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn 2003 , trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp
thƣờng xuyên trong phạm vi 37 – 38 oC và rất ít khi vƣợt ra ngoài giới hạn này.
Giai đoạn đầu 6 – 7 ngày sau khi ấp cần nhiệt độ cao hơn khoảng 37,8 – 38 oC.
Nhiệt độ cao làm phôi phát triển nhanh, do làm tăng tiêu hóa thức ăn trong trứng
của phơi, niệu nang khép kín sớm. Nƣớc trong trứng bốc hơi nhanh tạo khoảng
trống niệu nang để chứa nƣớc nội sinh nƣớc tạo ra do quá trình trao đổi chất . Do
đó kích thích phơi tiêu hóa nhiều lịng trắng lòng đỏ hơn và thải nhiều nƣớc cặn
hơn.
Vào cuối chu kì ấp, khoang niệu nang khép kín, màng niệu nang tiêu đi, lúc này
phôi hô hấp bằng phổi.
Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự phát triển của phôi
biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém,
làm phôi chết nhiều sau 4 – 6 ngày ấp. Những trứng chết phơi lúc này có vịng máu
nhỏ, nhạt.
Nếu nhiệt đủ hoặc thấp chút ít, gà nở khỏe, lông bung, bụng nhẹ, nhanh nhẹn.
Nếu thiếu nhiệt kéo dài dƣới 37 oC gà nở bị nặng bụng, thƣờng bị tiêu chảy, sau khi
nở mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà hoặc hồng nhạt.
Khi ấp trứng phải chịu nhiệt độ quá thấp dƣới 35 – 36 oC kéo dài trong nhiều thời
điểm ấp, thì túi lịng đỏ không co vào đƣợc xoang bụng, gà nở bị hở rốn, túi lịng đỏ
có màu xanh lá cây.
2.2.1.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá cao (thừa nhiệt
- Tỷ lệ trứng chết có vành máu cao.
- Phơi chết dính vào màng vỏ.
- Trọng lƣợng trứng giảm nhiều.
- Phôi phát triển nhanh.
- Túi niệu phát triển nhanh.
- Màng niệu khép kín sớm trƣớc thời hạn.

- Hao hụt trọng lƣợng quá lớn, buồng khí rộng.
- Gia cầm mổ vỏ sớm, lỗ thủng vỏ nhỏ, mổ vỏ nhiều ở đầu nhọn của trứng.
- Tỷ lệ chết phôi cao.

5


- Gia cầm nở ra hở rốn nhiều.
- Trọng lƣợng gia cầm nở không đồng đều, nhẹ.
2.2.1.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ ấp quá thấp (thiếu nhiệt)
- Hao hụt trọng lƣợng ít, buồng khí nhỏ.
- Tỷ lệ chết phơi cao.
- Phơi phát triển chậm, mạch máu mờ nhạt, khó nhìn thấy.
- Hình thành các vành mạch máu chậm.
- Tỷ lệ trứng có màng niệu chƣa khép kín cao.
- Gia cầm nở chậm, muộn, thời gian nở kéo dài.
- Tỷ lệ chết phôi cao.
- Mổ vỏ nhiều nhƣng không đẩy vỏ ra ngồi đƣợc, hay mổ vỏ nhƣng máu đơng
đọng xung quanh chỗ mổ.
- Gia cầm nở ra nặng bụng, chậm chạp, hở rốn.
2.2.2 Ảnh hƣởng của ẩm độ
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn 2003 , có hai ảnh hƣởng quan trọng:
Thứ nhất: Ảnh hƣởng bởi sự bay hơi nƣớc từ trứng. Phần lớn thời gian ấp, độ bay
hơi nƣớc từ trứng phụ thuộc trực tiếp vào ẩm độ tƣơng đối của máy ấp. Nếu độ ẩm
trong máy tăng, thì lƣợng nƣớc bay hơi từ trứng giảm và ngƣợc lại. Khi nƣớc bay
hơi từ trứng làm cho khối lƣợng trứng giảm.
Trong những ngày đầu ấp trứng, cần làm giảm bay hơi nƣớc trong trứng để các chất
dinh dƣỡng của lòng trắng và lòng đỏ dễ hòa tan, cung cấp cho phôi phát triển và
làm giảm tỷ lệ chết phôi. Vì vậy độ ẩm tƣơng đối trong máy phải duy trì ở mức quy
định, để giảm độ bay hơi nƣớc trong trứng.

Giữa quá trình ấp sau 10 ngày ấp , lƣợng nƣớc trong trứng bớt dần, cho nên ẩm độ
tƣơng đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nƣớc nội sinh nƣớc tạo trong quá
trình trao đổi chất của phơi .
Vào cuối thời kì ấp sang máy nở , phơi đã phát triển hồn tồn thành gà con, trong
máy cần đủ ẩm độ để gà con dễ nở. Cho nên độ ẩm tƣơng đối trong máy cao hơn so
với các giai đoạn ấp khác, mục đích làm giảm độ bay hơi nƣớc trong trứng. Độ ẩm
trong máy ở giai đoạn gà con chuẩn bị nở phải đảm bảo 75 – 80%. Nếu cao hơn
mức ban đầu gà nở chậm, lông ƣớt.

6


Thứ hai: Điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào từng giai đoạn ấp. Trong
nửa đầu của chu kỳ ấp nhiệt độ của trứng chỉ bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ của
khơng khí trong máy ấp, vì trứng mới vào chỉ thu nhiệt. Lúc này trứng bị mất nhiệt
do sự bay hơi nƣớc nƣớc bay hơi làm thu nhiệt của trứng . Vì vậy ẩm độ cao trong
những ngày đầu sẽ làm giảm bay hơi nƣớc, góp phần giữ nhiệt, đồng thời làm nƣớc
trong trứng bốc hơi từ từ.
Vào nửa sau của chu kỳ ấp trứng, do quá trình trao đổi chất của phơi tăng, trứng sản
sinh nhiều nhiệt. Một phần nhiệt này dùng vào làm bay hơi nƣớc. Nhiệt độ của
trứng, nhất là những ngày cuối của chu kỳ ấp cao hơn so với nhiệt độ không khí
trong máy ấp. Vì vậy trong những ngày cuối cùng này ở máy nở phải tăng độ ẩm
trong máy để hút bớt nhiệt độ của trứng, làm hạ nhiệt độ trong trứng và trong máy
ấp.
Khi ẩm độ trong máy vƣợt quá yêu cầu quá 80% gà nở bị yếu, ít hoạt động, lơng
gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân nhợt nhạt, gà con
bị bụng to và nặng. Sau này nuôi gà chậm lớn, tỷ lệ chết cao.
2.2.2.1 Ảnh hưởng của ẩm độ cao (thừa ẩm)
- Hao hụt trọng lƣợng ít.
- Buồng khí nhỏ

- Phơi phát triển yếu, chậm
- Niệu nang chậm phát triển.
- Dinh dƣỡng hấp thụ kém, rối loạn trao đổi chất, phôi chậm phát triển.
- Gia cầm nở chậm, vỏ trứng bẩn.
- Tỷ lệ gia cầm yếu nhiều nặng bụng, hở rốn.
- Tỷ lệ chết cao.
2.2.2.2 Ảnh hưởng của ẩm độ thấp (thiếu ẩm)
- Tỷ lệ trứng chết phôi có vành máu cao.
- Phơi chết dính vào màng vỏ.
- Trọng lƣợng trứng giảm rõ rệt.
- Buồng khí quá lớn.

7


- Túi niệu khép kín trƣớc thời hạn
- Hao hụt trọng lƣợng lớn buồng khí rộng hơn 1/3 dung tích trứng.
- Tỷ lệ chết phôi cao
- Nhiều gia cầm con lịng đỏ khơng tiêu thụ hết, khơ chân, chậm chạp, khó ni
2.2.3 Ảnh hƣởng của độ thơng thống
Khái niệm: Độ thơng thống là tốc độ hút khơng khí sạch ở ngồi vào và tốc độ đẩy
khơng khí bẩn chứa nhiều CO2, H2S,… , khí nóng trong máy ra ngồi. Đảm bảo
thơng thống khí là đảm bảo cung cấp lƣợng oxi cần thiết cho phôi hô hấp và phát
triển, đồng thời loại khí độc CO2 Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003 .
Nếu nồng độ CO2 vƣợt cao, nồng độ khí O2 giảm cũng có thể làm cho phơi chết
hàng loạt. Dấu hiệu phôi chết ngạt thƣờng thấy ở phôi của trứng đƣợc ấp sau 9 – 12
ngày tất nhiên cịn có thể kết hợp một số ngun nhân khác nhƣ trứng bị bẩn lấp hết
lỗ thơng khí trên mặt vỏ trứng. Để đảm bảo độ thơng khí, thì những hệ thống quạt
hút, quạt đẩy phải làm việc liên tục chạy đủ tốc độ Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân
Sơn, 2003 .

2.2.4 Ảnh hƣởng của việc đảo trứng
Xếp trứng: Trứng xếp vào khay ấp ở ngày đầu phải để đầu to chứa buồng khí lên
trên, đầu nhọn xuống dƣới, nếu xếp ngƣợc lại thì tuy phơi phát triển bình thƣờng
nhƣng vào ngày cuối chu kì ấp đầu phơi gà ở phía đầu nhọn đầu trứng khơng có
buồng khí sẽ khơng có khơng khí thở và sẽ bị chết ngạt. Có thể đặt trứng nghiêng
45o để không ảnh hƣởng đến sự ấp nở. Nếu bảo đảm đầu to lên trên thì khi sang
máy nở trứng không phải xếp nhƣ trên mà đặt trứng nằm ngang, vì lúc này đầu gà
con đã ngóc lên buồng khí, mặt khác cũng để trứng nở dễ dàng Bùi Đức Lũng và
Nguyễn Xuân Sơn, 2003 .
Trứng khi còn trong máy ấp phải đƣợc đảo nghiêng 2 chiều trái, phải theo chu kỳ
1 – 2 giờ/lần. Trong những ngày ấp đầu tiên, nếu không đảo trứng, phôi sẽ bị lòng
đỏ ép vào vỏ, sự phát triển bị ngừng lại và phôi bị chết. Khi soi trứng sẽ thấy một
vết đen dính vào vỏ Bùi Đức Lũng và Nguyễn Xuân Sơn, 2003 .
2.2.5 Ảnh hƣởng của khối lƣợng trứng
Theo Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thị San 1993 , khối lƣợng của trứng ảnh hƣởng rõ
rệt đến tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ gà con loại I. Trứng nở cao và tỷ lệ gà con loại I cao nhất
ở khoảng khối lƣợng trứng từ 53 – 65g, đƣợc trình bày qua bảng 2.3

8



×