Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

KHẢO sát đặc TÍNH SINH TRƯỞNG và TÍNH NĂNG sản XUẤT của brachiaria mutica (cỏ LÔNG tây) với các mức độ PHÂN bón KHÁC NHAU tại THÀNH PHỐ cần THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.37 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
FG

NGUYỄN KIM HIỀN

ĐỀ TÀI

KHẢO
SÁT
ĐẶC
TÍNH
TRƯỞNG
VÀcứu
Trung tâm
Học liệu
ĐH Cần
Thơ
@ TàiSINH
liệu học
tập và nghiên
TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỎ LÔNG TÂY
(Brachiaria mutica) VỚI CÁC MỨC ĐỘ
PHÂN BÓN KHÁC NHAU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 06/2008




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
FG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y
ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ
TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỎ LÔNG TÂY
(Brachiaria mutica) VỚI CÁC MỨC ĐỘ
PHÂN BÓN KHÁC NHAU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Cán bộ hướng dẫn
Nguyễn Thị Hồng Nhân
Nguyễn Thị Mùi

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Kim Hiền
MSSV: 3042151
Lớp: CN-TY K30

Cần Thơ, 06/2008



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SHƯD
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
FG
ĐỀ TÀI

KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ
TÍNH NĂNG SẢN XUẤT CỦA CỎ LÔNG TÂY
(Brachiaria mutica) VỚI CÁC MỨC ĐỘ
PHÂN BÓN KHÁC NHAU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

ngày….tháng….năm
2008 @ Tài
Cần
Thơ,
ngày….tháng….năm
Trung Cần
tâmThơ,
Học
liệu ĐH Cần Thơ
liệu
học
tập và nghiên2008
cứu
DUYỆT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT CỦA BỘ MÔN


Nguyễn Thị Hồng Nhân

Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2008
DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD


TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Khảo sát đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Lông tây
(Brachiaria mutica) với các mức độ phân bón khác nhau tại Thành phố Cần Thơ” với mục
tiêu là tìm ra mức độ phân bón phù hợp nhất để cỏ Lông tây cho năng suất cao nhất và thành
phần dưỡng chất tốt nhất.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố (3 mức độ phân hữu cơ và 2 mức độ
phân hóa học) với 6 nghiệm thức và 3 lần lập lại.
- Nghiệm thức 1: HC1*HH1
- Nghiệm thức 2: HC1*HH2
- Nghiệm thức 3: HC2*HH1
- Nghiệm thức 4: HC2*HH2
- Nghiệm thức 5: HC3*HH1
- Nghiệm thức 6: HC3*HH2
Trong đó:
- HC1: 10 tấn phân hữu cơ/ha/năm
- HC2: 20 tấn phân hữu cơ/ha/năm
- HC3:
tấn phân
hữuĐH
cơ/ha/năm
Trung
tâm30Học
liệu
Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

- HH1: 250 kg urea/ha/năm, 500 kg lân/ha/năm, 200 kg kali/ha/năm
- HH2: 350 kg urea/ha/năm, 750 kg lân/ha/năm, 300 kg kali/ha/năm
Có tất cả là 18 lô thí nghiệm, mỗi lô có diện tích 20m2.
Về phân bón
- Phân hữu cơ là phân chuồng hoai mục được mua tại địa phương, bón một lần trước khi
trồng.
- Phân hóa học được mua từ cửa hàng bán phân bón, bón mỗi tháng một lần.
Về nguồn gốc giống
Cỏ giống được lấy từ khu II trường Đại học Cần Thơ, trồng bằng thân cỏ trưởng thành được
chặt thành hom dài khoảng 20-30cm, đảm bảo mỗi hom có từ 2-3 mắt.
Thu hoạch chất xanh
Khi cỏ trồng được 60 ngày thì tiến hành thu hoạch lứa 1, 45 ngày sau khi thu hoạch lứa 1 thì
tiến hành thu hoạch lứa 2, 45 ngày sau khi thu hoạch lứa 2 thì tiến hành thu hoạch lứa 3.
Qua kết quả thí nghiệm chúng tôi ghi nhận như sau
Ở mức độ phân bón HC2*HH2 cỏ Lông tây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất chất
xanh tối ưu so với các mức độ phân bón còn lại, năng suất chất xanh trung bình thu được qua


3 lứa ở mức độ phân bón này là 13,37 tấn/ha, năng suất chất khô và năng suất protein thô
lần lượt là 2,76 tấn/ha và 0,26 tấn/ha.
Hàm lượng dưỡng chất của cỏ Lông tây không bị ảnh hưởng nhiều bởi các mức độ phân bón
khác nhau. Trung bình giữa các nghiệm thức của 3 lứa hàm lượng vật chất khô, protein thô
và xơ thô chúng tôi thu được là 20,55%; 9,15% và 33,33%.
Từ khóa: cỏ Lông tây, thành phần hóa học, năng suất

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


MỤC LỤC
Trang

TÓM LƯỢC
DANH SÁCH BẢNG ……………………………………………………………………

i

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ ………………………………………………………………...

ii

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ………………………………………………………...

iii

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ……………………………………………………………….

1

Chương 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ……………………………………………………

2

2.1 Đại cương về cây thức ăn gia súc họ Hòa thảo …………………………………...

2

2.2 Cỏ Lông tây ……………………………………………………………………….

2

2.2.1 Nguồn gốc …………………………………………………………………..


2

2.2.2 Đặc điểm sinh vật học ……………………………………………………...

2

Trung tâm
Học
Cần
@ Tài liệu học tập và nghiên cứu3
2.2.3
Đặcliệu
điểm ĐH
sinh thái
họcThơ
……………………………………………………..
2.2.4 Tính năng sản xuất …………………………………………………………

3

2.2.5 Kỹ thuật trồng ………………………………………………………………

3

2.2.6 Thành phần hóa học ………………………………………………………..

5

Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ……………………..


6

3.1 Điều kiện thí nghiệm ………………………………………………………….......

6

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm …………………………………………..

6

3.1.2 Đất đai ………………………………………………………………………

6

3.1.3 Khí hậu ……………………………………………………………………...

6

3.1.4 Nguồn giống ………………………………………………………………...

6

3.1.5 Phân bón ……………………………………………………………………

6


3.2 Phương tiện thí nghiệm …………………………………………………………...


6

3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm ……………………………………………….

6

3.3.1 Bố trí thí nghiệm ……………………………………………………………

6

3.3.2 Chuẩn bị đất ………………………………………………………………..

7

3.3.3 Cách trồng ………………………………………………………………….

7

3.3.4 Chăm sóc ……………………………………………………………………

7

3.3.5 Thời gian thu hoạch ………………………………………………………...

7

3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và cách thu thập số liệu …………………………………….

7


3.5 Phương pháp xử lý số liệu ………………………………………………………...

8

Chương 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ……………………………………………………

9

4.1 Đặc tính sinh trưởng ………………………………………………………………

9

4.1.1
Chiều
caoĐH
cây của
cỏ Lông
……………………………………………..
Trung tâm
Học
liệu
Cần
Thơtây@
Tài liệu học tập và nghiên cứu9
4.1.2 Sự nảy chồi của cỏ Lông tây ………………………………………………..

12

4.1.3 Độ cao thảm của cỏ Lông tây ………………………………………………


15

4.2 Tính năng sản xuất ………………………………………………………………..

16

4.3 Thành phần hóa học của cỏ Lông tây …………………………………………….

21

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ………………………………………………….

24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………….

25

PHỤ CHƯƠNG …………………………………………………………………………. 26


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của cỏ Lông tây …………………………………………

5

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu theo dõi và cách lấy dữ liệu ……………………………………...

8


Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây

9

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây

10

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây
của cỏ Lông tây ……………………………………………………………….. 11
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây ………………..

12

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây ………………. 13
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây

15

Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các nhân tố phân bón lên độ cao thảm của cỏ Lông tây ở thời
điểm thu hoạch lứa 3 …………………………………………………………. 16

Trung
tâm
liệu của
ĐHphân
Cần
@ Tài
và nghiên cứu

Bảng
4.8 Học
Ảnh hưởng
hữu Thơ
cơ lên năng
suất liệu
của cỏhọc
Lông tập
tây ………………….
17
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân hóa học lên năng suất của cỏ Lông tây …………………

18

Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên năng suất của cỏ Lông tây

19

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên thành phần hóa học của cỏ Lông tây ……...

21

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của phân hóa học lên thành phần hóa học của cỏ Lông tây …….

21

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên thành phần hóa học của cỏ
Lông tây ……………………………………………………………………... 22



DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây

9

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông
tây …………………………………………………………………………...

11

Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây ……………... 13
Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây …………….

14

Biểu đồ 4.5 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên năng suất của cỏ Lông tây ……………….. 17
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của phân hóa học lên năng suất của cỏ Lông tây ………………

18

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
VCK, DM: vật chất khô
CP: protein thô
Ash: khoáng tổng số
CF: xơ thô
EE: béo thô

ADF: xơ acid
NDF: xơ trung tính
TPHH: thành phần hóa học

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu


Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước nông nghiệp vì vậy phát triển chăn nuôi là góp phần làm tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp. Để chăn nuôi đạt hiệu quả thì việc giải quyết tốt nguồn
thức ăn là vấn đề cấp thiết. Bên cạnh các loại thức ăn khác như thức ăn năng lượng,
thức ăn bổ sung protein, khoáng, vitamin,… thì thức ăn xanh cũng đóng vai trò quan
trọng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, đặc biệt thức ăn xanh là loại thức ăn
chính của loài gia súc ăn cỏ.
Trong thời gian qua việc thành lập đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đã được chú ý phát
triển nhưng thật sự chưa đạt hiệu quả. Cụ thể hiện nay tổng đàn gia súc ăn cỏ nước ta
khoảng 11,58 triệu con nhưng lượng cỏ trồng chỉ mới đáp ứng được 7,66% (Cục chăn
nuôi). Việc thiếu thức ăn thô xanh đã và đang là hiện trạng bức xúc, là một trong
những nguyên nhân làm cho chăn nuôi chưa phát triển xứng đáng với tiềm năng của
ngành.
Một trong những yếu tố giúp cho việc trồng cỏ đạt hiệu quả cao là phải hiểu rõ đặc
tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của từng giống cỏ. Xuất phát từ thực trạng trên,
được sự phân công của Bộ môn Chăn nuôi khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng
trường Đại học Cần Thơ, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát đặc tính
sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Lông tây (Brachiaria mutica) với các
mức
độ phân
Thành
Thơ”.
Trung

tâm
Họcbón
liệukhác
ĐHnhau
CầntạiThơ
@phố
TàiCần
liệu
học tập và nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là tìm ra mức độ phân bón phù hợp nhất để cỏ Lông tây cho năng
suất cao nhất và thành phần dưỡng chất tốt nhất.


Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đại cương về cây thức ăn gia súc họ Hòa thảo
Họ Hòa thảo hay Hòa bản (Graminae, Poaceae) có khoảng 700 chi, 10 ngàn loài,
trong đó theo A. Camus (1923) có khoảng 124 chi và 400 loài ở nước ta. Đây là họ
thực vật bao gồm những cây lương thực chính của con người như lúa, lúa mì, bắp, lúa
miến và những cỏ làm cây thức ăn gia súc chủ yếu (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
Đặc tính thực vật: cây cỏ có thân rỗng, tròn hay dẹp. Lá được sắp xếp theo hai hàng
đối diện dọc theo thân và xen kẻ nhau. Lá gồm ba phần chính: phiến lá, bẹ lá và mép
lá. Bẹ lá là phần dưới của lá, thường mọc ôm lấy thân như một cái ống và thường xẻ
dọc dài suốt bẹ lá. Mép lá là phần nằm giữa bẹ và phiến lá, mép lá có thể là một miếng
mỏng bao lấy thân hay một lóng ngắn. Hoa gồm có hai vẩy gọi là lodicule, ba tiểu
nhụy và noãn sào với hai vòi nhụy. Nét đặc sắc của họ Hòa thảo là ở phát hoa. Đơn vị
phát hoa ở đây là một gié hoa thu ngắn lại gọi là épillets (gié hoa). Mỗi gié hoa có hai
vẩy ngoài gọi là đỉnh (glumes), kế đến là hai vẩy khác gọi là trấu (glumelles), trong
trấu có nhiều hoa mọc theo hai hàng. Ở nhiều loại Hòa thảo, đỉnh hay trấu mang một
lông to gọi là lông gai (arete). Trái thường không có vỏ và dính vào đầu trấu thành
một quả đặc biệt gọi là đỉnh quả. Rễ thuộc loại rễ chùm (Nguyễn Thị Hồng Nhân,

2005).

Trung
Họctâyliệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2.2tâm
Cỏ Lông
Cỏ Lông tây còn có tên gọi khác là cỏ Lông para, tên khoa học: Brachiaria mutica.
2.2.1 Nguồn gốc
Cỏ Lông tây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, Châu Phi và có nhiều ở các nước nhiệt đới,
được đưa vào nước ta ở Nam bộ năm 1875 và Trung bộ năm 1930 rồi sau đó ra Bắc
bộ (Nguyễn Thiện, 2003).
2.2.2 Đặc điểm sinh vật học
Cỏ Lông tây thuộc họ Hòa thảo, là loại cỏ sống lâu
năm, thân có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5m.
Rễ nhiều, tuy nhiên bộ rễ không phát triển quá độ
sâu 75cm. Thân và lá đều có lông ngắn. Cành cứng,
to, rỗng ruột, đốt dài 10-15cm, mắt 2 đầu đốt có
màu trắng xanh. Các mắt ở đốt có khả năng đâm
chồi và nảy rễ dài (Nguyễn Thiện, 2003). Lá dài
10-20cm, rộng 1-1,5cm, đầu nhọn như hình tim ở
gốc, phẳng, có ít lông ở mặt dưới, mép lá sắc. Bẹ lá
dẹt, khía rãnh, có lông trắng mềm, lưỡi bẹ ngắn, có


nhiều lông. Cụm hoa hình chùy, dài 8-20cm, thẳng đứng, gồm 8-20 bông đơn hay kép
ở gốc, dài 5-10cm (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981).
2.2.3 Đặc điểm sinh thái học
Cỏ Lông tây ưa nhiệt độ nóng ẩm, nhiệt độ tối thiểu để cỏ có thể sống được là 80C
(Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981), vì vậy cỏ sinh trưởng tốt trong mùa hè,
nhiệt độ sinh trưởng trung bình thích hợp là 210C (Russell và Webb, 1976). Cỏ có thể

sinh trưởng ở những vùng cao tới 1000m so với mực nước biển. Thích hợp với những
vùng có lượng mưa cao nhưng có thể tồn tại ở những nơi có lượng mưa thấp 500
mm/năm. Có thể sinh trưởng ở đất đỏ, đất mặn, đất phèn,… nhưng ưa đất phù sa,
đồng bằng (Nguyễn Thiện, 2003). Cỏ phát triển mạnh ở chỗ bùn lầy, chịu được ngập
nước (tới 60cm), nên xuất hiện nhanh ở các bờ sông, suối, cống rãnh. Tại những nơi
này cỏ mọc rất khỏe và nhanh chống lấn át cỏ dại. Chỉ cần trồng một lần sau đó cỏ tự
phát triển dễ dàng (Phùng Quốc Quảng, 2002).
2.2.4 Tính năng sản xuất
Năng suất cỏ thay đổi nhiều, có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt (Havard-Duclos,
1969). Ở Brazil, cỏ trồng ở những điều kiện thuận lợi người ta đã thu được 200
tấn/ha/năm cỏ tươi với 5 lần cắt (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981).
Theo Phùng Quốc Quảng, Nguyễn Xuân Trạch (2003) năng suất xanh của cỏ Lông tây
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
đạt 70-80 tấn/ha/năm, có nơi đạt 90-100 tấn/ha/năm.

Độ ẩm của đất có ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cỏ. Ở vùng đất có độ ẩm từ 2028%, sản lượng đạt từ 103-127 tấn/ha, còn ở đất có độ ẩm từ 15-20% thì chỉ đạt 40-50
tấn/ha (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981).
Ở nước ta, năng suất thu cắt tại Trung tâm nghiên cứu dê và cỏ Sơn Tây là 75
tấn/ha/năm, tại Trại ngựa Bá Vân-Thái Nguyên là 78 tấn/ha/năm; đặc biệt trong vụ
đông xuân cỏ Lông tây phát triển tốt hơn so với những cây cỏ khác, nó cho chất xanh
lên tới 40%, đây cũng là cây cỏ Hoà thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc
trong vụ đông. Do cỏ Lông tây chịu được ngập lụt sình lầy, thung lũng, đất chua nên
nó còn là cây cỏ duy nhất trồng được ở những nơi đất như vậy.
2.2.5 Kỹ thuật trồng
• Thời gian trồng
Thời gian trồng thích hợp loại cỏ này là từ tháng 3 đến tháng 9 và thời gian thu hoạch
là từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm (Phùng Quốc Quảng, 2002).



• Chuẩn bị đất
Đất trồng phải được làm sạch cỏ dại, sau đó cày bừa kỹ. Trên đất cạn phải làm đất thật
tơi nhỏ. Dùng cày rạch hàng cách nhau 40-50cm và sâu khoảng 15cm (Phùng Quốc
Quảng, 2002).
• Chuẩn bị giống
Cỏ có thể trồng bằng gốc hoặc hom thân nhưng thường bằng hom thân. Cỏ giống cắt ở
ruộng giống tốt 3-4 tháng tuổi không bị lẫn cỏ tạp. Sau khi cắt xén bỏ phần ngọn non,
nếu dài cắt thành từng đoạn 25-30cm, bó thành từng bó 5-7kg bằng dây mềm để thân
cỏ không bị dập nát. Dựng hoặc xếp thành đống nhỏ nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm để
cỏ dễ nảy rễ (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
• Cách trồng
Sau khi chuẩn bị đất xong tiến hành trồng bằng cách đặt các bụi cỏ theo hàng kiểu áp
tường, bụi cách bụi 20-25cm, mỗi bụi 2-3 hom, lấp đất dày 5-6cm kín 2/3 hom giống.
Lượng cỏ trồng hết 1,5-1,8 tấn/ha (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
• Bón phân
Đất của ta thường thiếu hụt ba nguyên tố dinh dưỡng chính là nitrogen (N),
phosphorus (P) và potassium (K) vì vậy cần bón lót cho đất trước khi trồng. Cung cấp
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
N dưới dạng phân đạm (sulfate amonium), urea; cung cấp P dưới dạng super lân
(super phosphate) và K dưới dạng KCl (potassium chloride) (Đinh Văn Cải, 2007).
Tùy theo độ chua của đất, mỗi ha cần bón lót 0,5-1,0 tấn vôi bột bằng cách rải đều
trước khi bừa lần cuối hoặc trước khi rạch hàng trồng. Đối với những bãi bồi hoặc
triền sông có phù sa thì không cần bón lót bằng phân hữu cơ. Những chân ruộng xấu
nên bón lót 5-10 tấn phân chuồng cho mỗi ha bằng cách rải đều như bón vôi bột. Cũng
tùy theo chân ruộng, có thể sử dụng thêm phân lân và kali (từ 20-40 kg/ha mỗi loại) để
bón lót. Riêng sulfate đạm dùng để bón thúc sau mỗi lần thu hoạch, lượng dùng mỗi
lần là 20-30 kg/ha (Phùng Quốc Quảng, 2002).
• Chăm sóc
Sau khi trồng 25-30 ngày xới vỡ váng và diệt cỏ dại. Hàng năm vào đầu mùa mưa bón

thúc phân rồi dùng bừa 1-2 lần làm cho đất tơi xốp, đứt bớt phần rễ và thân cỏ già
đồng thời làm cho phân bón lọt xuống dễ dàng. Mỗi năm đánh bỏ cây lùm bụi và diệt
cỏ dại 1-2 lần (Nguyễn Thị Hồng Nhân, 2005).
• Thu hoạch và sử dụng
Từ lúc gieo trồng cho đến lần thu hoạch đầu tiên nên để chậm lại thêm một thời gian
ngắn chừng vài tuần để cỏ mọc cứng cáp, bộ rễ có đủ thời gian phát triển mạnh, như


vậy bụi cỏ mới đủ sức phát triển tốt cho những lứa sau (Việt Chương, Nguyễn Việt
Thái, 2003).
Sau 45-60 ngày trồng thì tiến hành thu hoạch lứa đầu. Các lứa tiếp theo cắt cách nhau
khoảng 30 ngày. Mùa khô phải hơn 2 tháng mới cắt được. Nên thu hoạch lúc cỏ đạt từ
50-60cm và nên cắt cách mặt đất 5-10cm (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời,
1981).
Cỏ có thể dùng để chăn thả luân phiên vì cỏ không chịu được giẫm đạp và gặm quá
nhiều. Thường dùng ở dạng cỏ xanh cắt ngắn cho ăn tại chuồng (Nguyễn Thiện,
2003). Không thích hợp ủ xanh và phơi khô vì dễ bị nhiễm mốc, làm giảm giá trị dinh
dưỡng của cỏ (Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời, 1981).
Ở vùng đồng bằng Bắc bộ trồng cỏ Lông tây rất thích hợp, trung bình mỗi ha cỏ trồng
có thể nuôi được 4-5 trâu bò (Tô Du, 1999).
2.2.6 Thành phần hóa học
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của cỏ Lông tây
Giá trị dinh dưỡng, %VCK
Loại cỏ

VCK

Ash

CP


EE

ADF

NDF

Trung tâm Học liệu
ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
(1)

Nguồn:

Lông tây

18,38

11,82

10,63

5,03

32,50

64,56

Lông tây(2)

23,81


10,94

9,10

3,14

31,83

62,84

(1)

Nguyễn Hải Phú, 2004

(2)

Trương Ngọc Ý, 2007


Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 Điều kiện thí nghiệm
3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2007 đến tháng 03/2008 tại phường Long Hòa,
quận Bình Thủy, TP Cần Thơ.
3.1.2 Đất đai
Đất dùng làm thí nghiệm là đất vườn không bị ngập nước, được làm sạch cỏ dại, cuốc
xới lên, phân lô, đánh rãnh, các rãnh cách nhau 40cm, và bón lót bằng phân chuồng
hoai mục.
3.1.3 Khí hậu

Thí nghiệm được tiến hành vào cuối mùa mưa.
3.1.4 Nguồn giống
Cỏ Lông tây dùng làm giống được lấy từ khu II trường Đại học Cần Thơ, chọn những
cây trưởng thành, to, mạnh, tươi xanh và có nhiều lông. Bỏ phần quá non cũng như
quá già, phần còn lại chặt thành hom dài khoảng 20-30cm, đảm bảo mỗi hom có từ 23 mắt. Tưới nước giữ ẩm qua đêm rồi mới đem đi trồng.

Trung
tâm
Học
3.1.5
Phân
bón liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Sử dụng phân chuồng hoai mục mua tại địa phương, bón một lần trước khi trồng.
Phân đạm, lân, kali mua từ các cửa hàng phân bón, bón mỗi tháng một lần.
3.2 Phương tiện thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm ngoài đồng: sổ ghi chép, dao, liềm, cuốc, thước dây, dây nilon,
thùng tưới nước, cân đồng hồ,…
Dụng cụ phân tích trong phòng thí nghiệm: dao, thớt, kéo, máy nghiền mẫu, cân phân
tích, tủ sấy, bộ công phá và chưng cất đạm, giấy lọc CF, các loại hóa chất,…
3.3 Phương pháp tiến hành thí nghiệm
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số hai nhân tố (3 mức độ phân hữu cơ và 2
mức độ phân hóa học) với 6 nghiệm thức và 3 lần lập lại.
- Nghiệm thức 1: HC1*HH1
- Nghiệm thức 2: HC1*HH2
- Nghiệm thức 3: HC2*HH1


- Nghiệm thức 4: HC2*HH2
- Nghiệm thức 5: HC3*HH1

- Nghiệm thức 6: HC3*HH2
Trong đó:
- HC1: 10 tấn phân hữu cơ/ha/năm
- HC2: 20 tấn phân hữu cơ/ha/năm
- HC3: 30 tấn phân hữu cơ/ha/năm
- HH1: 250 kg urea/ha/năm, 500 kg lân/ha/năm, 200 kg kali/ha/năm
- HH2: 350 kg urea/ha/năm, 750 kg lân/ha/năm, 300 kg kali/ha/năm
Mỗi lô thí nghiệm có diện tích 20m2, vậy tổng diện tích đất thí nghiệm là 360m2.
3.3.2 Chuẩn bị đất
Đất được làm sạch cỏ dại, dùng cuốc đánh thành rãnh, các rãnh cách nhau 40cm, độ
sâu của rãnh khoảng 10-15cm. Sau đó dùng phân chuồng hoai mục bón lót.
3.3.3 Cách trồng
Cỏ Lông tây được trồng thành từng bụi, các bụi cách nhau 40cm và mỗi bụi có từ 2-3

Trung
tâm
Học
liệu ĐH
Cầnkhoảng
Thơ 45
@0 so
Tàivớiliệu
tập và
mặt học
đất, phần
gốc nghiên
được lấp cứu
đất kỹ
hom.
Trồng

nghiêng
một góc
càng để tránh cho hom không bị ngã do gió, mưa hay lúc tưới nước.
3.3.4 Chăm sóc
Nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của hai nhân tố phân hữu cơ và phân hóa học với các
mức độ khác nhau lên đặc tính sinh trưởng và tính năng sản xuất của cỏ Lông tây nên
chúng tôi chỉ tiến hành trồng một lần. Cỏ sau khi trồng chúng tôi tiến hành tưới nước
mỗi 2 ngày 1 lần, khi cỏ đã phát triển ổn định thì mỗi tuần tưới nước 1 lần. Sau mỗi
lần thu hoạch thì tiến hành làm cỏ dại và mỗi tháng tiến hành bón phân hóa học một
lần.
3.3.5 Thời gian thu hoạch
Khi cỏ trồng được 60 ngày thì tiến hành thu hoạch lứa 1, 45 ngày sau khi thu hoạch
lứa 1 thì tiến hành thu hoạch lứa 2, 45 ngày sau khi thu hoạch lứa 2 thì tiến hành thu
hoạch lứa 3.
3.4 Các chỉ tiêu theo dõi và cách thu thập số liệu
Các chỉ tiêu về đặc tính sinh trưởng: chiều cao cây (chiều cao cây, độ cao thảm khi thu
hoạch), tốc độ nảy chồi (số chồi/bụi), các chỉ tiêu này theo dõi trên 12 bụi ngẫu nhiên


trong một lô, không chọn những bụi ở hàng đầu, hàng bìa. Thời gian mỗi lần lấy chỉ
tiêu cách nhau 15 ngày.
Chỉ tiêu về năng suất: năng suất chất xanh, năng suất chất khô, năng suất protein thô
và thành phần giá trị dinh dưỡng: DM, Ash, CP, CF.
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu theo dõi và cách lấy dữ liệu

Chỉ tiêu

Cách lấy dữ liệu

Sự nảy chồi


Đếm số chồi trên bụi ở 30, 45, 60 ngày sau khi trồng đối
với lứa 1 và ở 15, 30, 45 ngày sau khi cắt đối với lứa 2,
lứa 3 trở đi.

Chiều cao cây (cm)

Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi vuốt thẳng lá ở 30, 45,
60 ngày sau khi trồng đối với lứa 1 và ở 15, 30, 45 ngày
sau khi cắt đối với lứa 2, lứa 3 trở đi.

Độ cao thảm (cm)

Đo từ mặt đất đến chỗ tận cùng khi không vuốt thẳng lá,
đo ở 5 điểm: 4 điểm ở 4 góc và 1 điểm ở giữa lô, đo trước
khi thu hoạch.

Năng suất chất xanh
Cân trọng lượng cỏ sau khi cắt trong mỗi lô để tính năng
Trung(tấn/ha/lứa)
tâm Học liệu ĐH Cần
Thơ
@ sau
Tàiđóliệu
tập
và nghiên
cứu
suất chất
xanh,
quyhọc

đổi ra
tấn/ha/lứa.
Thu hoạch
lúc 8-9 giờ sáng lúc trời nắng ráo.
Năng suất chất khô
(tấn/ha/lứa)

Lấy khoảng 1,5 kg cỏ tươi ngẫu nhiên trong phần cỏ đã
cân đem về băm nhỏ trộn đều sau đó lấy khoảng 300 gram
đem xử lý phân tích thành lượng vật chất khô. Năng suất
chất khô = % vật chất khô * năng suất chất xanh.

Năng suất protein

Năng suất protein = năng suất chất khô * % CP (trạng thái
khô hoàn toàn).

Giá trị dinh dưỡng

Lấy mẫu sấy đem nghiền sau đó đem phân tích xác định
hàm lượng nước, protein thô, tro, xơ thô.

3.5 Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu sau khi thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học.
Dùng chương trình Minitab version 13.2 bằng sự phân tích phương sai của General
Linear Model.


Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Đặc tính sinh trưởng

4.1.1 Chiều cao cây của cỏ Lông tây
Chiều cao cây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của cây, chịu ảnh
hưởng nhiều bởi điều kiện môi trường cũng như phân bón và biện pháp chăm sóc.
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây
(cm)
Lứa

1

2

Ngày

Nghiệm thức

SE

P

71,77

3,43

0,99

87,68

89,43

3,59


0,67

104,03

113,25

103,90

3,17

0,11

15

51,61a

56,57b

63,67b

1,88

0,01

30

94,50a

108,36b


122,72b

6,53

0,04

45

98,86

111,25

123,69

6,88

0,08

HC1

HC2

HC3

30

72,35

71,67


45

87,66

60

15 ĐH Cần
62,07 Thơ @
67,47
Trung tâm Học liệu
Tài liệu73,50
học tập 3,54
và nghiên0,12
cứu
3

30

89,17

87,32

101,75

5,05

0,14

45


123,07

135,99

143,24

6,59

0,14

Chú thích: các giá trị trong cùng một hàng có cùng mẫu tự theo sau thì không sai khác ở mức ý nghĩa 5%

Lứa 1

Lứa 2

Lứa 3

Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây


Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 cho thấy 3 mức độ phân
hữu cơ chỉ tác động lên chiều cao cây của cỏ Lông tây khác nhau có ý nghĩa ở giai
đoạn đầu của lứa 2. Điều này có thể giải thích như sau: trong giai đoạn đầu sau khi
trồng khả năng thích nghi của cỏ Lông tây đối với môi trường còn kém, bộ rễ chưa
phát triển đầy đủ, chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết khí hậu, đến khi thu hoạch lứa 1
thì cỏ hầu như không cao thêm do đã bắt đầu ra hoa nên sự tác động của nhân tố phân
hữu cơ lên chiều cao cây không được thể hiện rõ. Ở lứa 2 cỏ đã phát triển ổn định nên
sự tác động của nhân tố phân hữu cơ lên chiều cao cây trong giai đoạn đầu có sự khác

biệt ý nghĩa (P<0,05). Tuy nhiên đến thời điểm thu hoạch lứa 2 tốc độ phát triển chiều
cao của cỏ cũng đã chậm lại do cỏ bắt đầu ra hoa nên cũng không thấy được sự khác
nhau giữa các mức độ phân hữu cơ. Ở lứa 3 cỏ Lông tây đã thích nghi được với môi
trường sống nên sự tác động của nhân tố phân hữu cơ hầu như không đem lại sự khác
biệt lớn.
Sự ảnh hưởng của phân hóa học lên chiều cao cây của cỏ Lông tây được trình bày ở
bảng 4.2 và biểu đồ 4.2, kết quả cho thấy 2 mức độ phân hóa học có ảnh hưởng rõ rệt
lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây trong suốt quá trình thí nghiệm. Mức
độ HH2 luôn cao hơn HH1. Thời điểm thu hoạch lứa 1, lứa 2 và lứa 3 chiều cao cây
của cỏ Lông tây ở các nghiệm thức khác nhau rất có ý nghĩa (P<0,05), cụ thể ở lứa 1
mức HH2 (111,71cm) cao hơn so với mức HH1 (102,41cm), tương tự ở lứa 2 mức
Trung
tâm
Học liệu
Cần
@ Tài
liệu học
và HH2
nghiên
cứu
HH2
(122,77cm)
caoĐH
hơn so
với Thơ
mức HH1
(99,77cm)
và lứatập
3 mức
(144,76cm)

cao hơn so với mức HH1 (123,43cm).
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông
tây (cm)
Lứa

1

2

3

Ngày

Nghiệm thức

SE

P

72,76

2,80

0,68

87,50

87,15

2,93


0,93

60

102,41

111,71

2,59

0,03

15

51,01

63,56

1,54

0,01

30

93,56

123,47

5,34


0,01

45

99,77

122,77

5,62

0,02

15

61,88

73,48

2,89

0,02

30

89,71

95,78

4,12


0,32

45

123,43

144,76

5,38

0,02

HH1

HH2

30

71,03

45


Lứa 1

Lứa 2

Lứa 3


Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây của cỏ Lông tây

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên sự phát triển chiều cao cây
của cỏ Lông tây (cm)
Ngày
TrungLứa
tâm Học

1

2

3

Nghiệm thức

SE cứu
P
liệu
ĐH Cần
Thơ
@ TàiHC2*
liệu học
tập HC3*
và nghiên
HC1*
HC1*
HC2*
HC3*
HH1


HH2

HH1

HH2

HH1

HH2

30

72,42

72,27

67,11

76,22

73,75

69,78

4,85

0,42

45


87,25

82,47

88,17

87,19

87,08

91,78

5,08

0,66

60

101,25

106,8

101,75

124,75

104,22

103,58


4,49

0,06

15

46,86

56,36

48,11

65,03

58,06

69,28

2,66

0,38

30

78,94

110,05

94,14


122,58

107,61

137,83

9,24

0,99

45

87,14

110,59

98,06

124,45

114,11

133,27

9,73

0,93

15


57,61

66,53

60,42

74,53

67,61

79,39

5,01

0,88

30

84,53

93,81

84,06

90,58

100,56

102,94


7,14

0,89

45

109,03

137,11

118,89

153,08

142,39

144,09

9,32

0,23

Sự tác động đồng thời của hai nhân tố phân hữu cơ và phân hóa học lên sự phát triển
chiều cao cây của cỏ Lông tây được trình bày ở bảng 4.3 cho thấy giữa các nghiệm
thức khác nhau không ý nghĩa (P>0,05), tuy nhiên chiều cao cây của cỏ Lông tây đạt
cao nhất ở nghiệm thức HC2*HH2 vào thời điểm thu hoạch của cả 3 lứa và trong suốt


thời gian thí nghiệm. Ở 60 ngày sau khi trồng sự phát triển chiều cao cây ở nghiệm

thức HC2*HH2 là 124,75cm phù hợp với kết quả của Nguyễn Hải Phú (2004) là
124,3cm. Mức độ phân bón này tỏ ra phù hợp đối với sự phát triển chiều cao cây của
cỏ Lông tây.
4.1.2 Sự nảy chồi của cỏ Lông tây
Tốc độ nảy chồi phụ thuộc rất lớn vào sự tạo rễ của cỏ, nó thể hiện khả năng sống và
phát triển của cỏ trong môi trường mới. Cỏ có sức sống mãnh liệt thì tốc độ nảy chồi
sẽ cao. Bên cạnh nó cũng phụ thuộc rất lớn đến yếu tố ngoại cảnh.
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây
Lứa

Nghiệm thức

Ngày
HC1

1

HC2

SE

P

HC3

30

3,42

4,22


3,21

0,38

0,19

45

2,88a

3,32b

3,49b

0,14

0,04

60

6,25

6,76

5,68

0,38

0,18


15

8,49

9,65

8,22

0,46

0,12

30

13,21

16,99

14,70

1,19

0,13

45

16,46a

21,76b


18,29b

1,30

0,05

15

10,07a

17,43b

14,58b

1,43

0,01

30

15,72

19,63

18,53

1,63

0,10


45

22,69

27,32

23,79

1,39

0,09

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
2

3

Chú thích: các giá trị trong cùng một hàng có cùng mẫu tự theo sau thì không sai khác ở mức ý nghĩa 5%

Kết quả từ bảng 4.4 và biểu đồ 4.3 cho thấy ở lứa 1 tốc độ nảy chồi của cỏ Lông tây là
rất chậm. Sự tác động của 3 mức độ phân hữu cơ lên tốc độ nảy chồi của cỏ Lông tây
trong giai đoạn này khác nhau không ý nghĩa. Ở thời điểm 45 ngày sau khi trồng tuy
có sự khác nhau ý nghĩa nhưng nhìn vào kết quả ghi nhận thì số chồi của cỏ Lông tây
có xu hướng giảm. Tại thời điểm thu hoạch lứa 1, tức 60 ngày sau khi trồng số chồi
của cỏ Lông tây có tăng nhưng không đáng kể. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết
quả ghi nhận của Nguyễn Hải Phú (2004) và của Trương Ngọc Ý (2007). Tốc độ nảy
chồi của cỏ Lông tây chậm ở lứa 1 là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thí nghiệm bởi
vì thí nghiệm được tiến hành vào cuối mùa mưa, thời tiết hầu như là nắng nóng, bên
cạnh đó đất dùng làm thí nghiệm là đất vườn trước kia trồng cây ăn trái nên còn nhiều



rễ cây, nghèo dinh dưỡng và không tơi xốp. Vì vậy trong giai đoạn đầu của thí nghiệm
cỏ Lông tây tỏ ra thích nghi chậm, một số bụi bị chết. Từ lứa 2 cỏ bắt đầu tỏ ra thích
nghi, số chồi bắt đầu tăng dần. Ở thời điểm thu hoạch lứa 2 và giai đoạn đầu của lứa 3
số chồi của cỏ Lông tây có khác biệt với mức ý nghĩa P=0,05 và P=0,01; số chồi đạt
cao nhất ở mức HC2.

Lứa 2

Lứa 1

Lứa 3

Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của phân hữu cơ lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây
Lứa

1

2

3

Nghiệm thức

Ngày


SE

P

HH1

HH2

30

3,82

3,41

0,31

0,37

45

3,15

3,31

0,12

0,35

60


5,77

6,69

0,31

0,06

15

7,40

10,18

0,38

0,01

30

12,45

17,47

0,97

0,01

45


15,49

22,19

1,06

0,01

15

12,04

16,02

1,16

0,04

30

14,36

21,56

0,95

0,01

45


19,66

29,55

1,13

0,01


Lứa 1

Lứa 2

Lứa 3

Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây

Sự ảnh hưởng của phân hóa học lên tốc độ nảy chồi của cỏ Lông tây được trình bày ở

Trung
tâm
ĐH
Thơ
liệunghi
học
cứu
bảng
4.5 Học
và biểuliệu
đồ 4.4

choCần
thấy ở
lứa 1@
do Tài
sự thích
còntập
kémvà
củanghiên
cỏ Lông tây
đối
với môi trường nên sự tác động của nhân tố phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông
tây cũng chưa đem lại sự khác biệt ý nghĩa, tuy nhiên ở lứa 2 và lứa 3 sự phát triển số
chồi của cỏ Lông tây chịu ảnh hưởng khác biệt rất có ý nghĩa từ 2 mức độ phân hóa
học (P<0,05). Mức HH2 luôn có số chồi nhiều hơn so với HH1 ở mọi thời điểm. Sự
khác biệt này là do mức HH2 cung cấp nhiều dưỡng chất hơn nên cỏ mau bám rễ, mau
thích nghi và phát triển tốt trong môi trường sống mới nên tốc độ nảy chồi nhanh.
Sự tác động đồng thời của hai nhân tố phân hữu cơ và hóa học lên tốc độ nảy chồi của
cỏ Lông tây được trình bày ở bảng 4.6 cho thấy ở lứa 1 sau 30 ngày số chồi ở nghiệm
thức HC2*HH1 là cao nhất (4,58 chồi), sau 45 ngày số chồi cao nhất ở nghiệm thức
HC3*HH2 (3,58 chồi), nhưng có thể thấy đây là biến động có chiều hướng giảm. Như
đã giải thích, trong giai đoạn đầu của lứa 1 do chưa thích nghi được với môi trường
mới nên một số bụi cỏ đã bị chết, chính nguyên nhân này gây ra sự biến động giảm về
số chồi như trên. Thời điểm thu hoạch lứa 1, ở 30 ngày của lứa 2 và 15 ngày của lứa 3
số chồi giữa các nghiệm thức có khác nhau ý nghĩa, số chồi đạt nhiều nhất là ở
nghiệm thức HC2*HH2. Tuy các thời điểm còn lại số chồi giữa các nghiệm thức khác
nhau không ý nghĩa nhưng nhìn chung sự tác động đồng thời của hai nhân tố phân hữu
cơ và phân hóa học đều có số chồi nhiều nhất ở nghiệm thức HC2*HH2.


Bảng 4.6 Ảnh hưởng của phân hữu cơ và phân hóa học lên sự nảy chồi của cỏ Lông tây

Nghiệm thức
Lứa

1

2

Ngày

SE

P

HC1*

HC1*

HC2*

HC2*

HC3*

HC3*

HH1

HH2

HH1


HH2

HH1

HH2

30

3,39

3,44

4,58

3,86

3,50

2,92

0,54

0,75

45

2,72

3,05


3,33

3,30

3,39

3,58

0,20

0,68

60

5,44

7,06

5,50

8,03

6,36

5,00

0,54

0,05


15

6,61

10,36

7,33

11,97

8,25

8,19

0,66

0,21

30

9,42

17,00

11,61

22,36

16,33


13,06

1,68

0,05

45

11,72

21,20

16,16

27,36

18,58

18,00

1,83

0,19

15

6,47

13,67


13,64

21,22

16,00

13,17

2,02

0,05

3

10,97 Cần
20,47
16,95tập20,11
1,65 cứu
0,15
Trung tâm Học30liệu ĐH
Thơ15,17
@ Tài24,09
liệu học
và nghiên
45

15,36

30,03


21,17

33,47

22,45

25,14

1,96

0,08

4.1.3 Độ cao thảm của cỏ Lông tây
Độ cao thảm phụ thuộc rất lớn vào chiều cao cây cũng như hướng phát triển của cây
theo hướng bò hay vươn thẳng.
Kết quả từ bảng 4.7 cho thấy độ cao thảm của cỏ Lông tây ở lứa 3 chỉ chịu ảnh hưởng
khác biệt có ý nghĩa bởi nhân tố phân hóa học, độ cao thảm ở mức HH2 (105,29cm)
cao hơn 15,65cm so với mức HH1 (89,64cm). Tuy sự tác động của nhân tố phân hữu
cơ lên độ cao thảm của cỏ Lông tây khác nhau không ý nghĩa giữa các nghiệm thức
nhưng độ cao thảm của cỏ Lông tây cao nhất ở mức HC2 (100,23cm). Tương tự, sự
tác động đồng thời của hai nhân tố phân hữu cơ và phân hóa học lên độ cao thảm của
cỏ Lông tây cũng không có sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức nhưng ở
nghiệm thức HC2*HH2 thì độ cao thảm của cỏ Lông tây là cao nhất (108,53cm).


×