Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG của HAI LOẠI THỨC ăn hổn hợp lên TĂNG TRỌNG, TIÊU tốn THỨC ăn và HIỆU QUẢ KINH tế của GIỐNG gà ROSS 308 GIAI đoạn từ 1 – 42 NGÀY TUỔI ở HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

PHẠM VĂN NHI

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA HAI
LOẠI THỨC ĂN HỔN HỢP LÊN TĂNG TRỌNG,
TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
GIỐNG GÀ ROSS 308 GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 42 NGÀY
TUỔI Ở
HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA HAI
LOẠI THỨC ĂN HỔN HỢP LÊN TĂNG TRỌNG,
TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA


GIỐNG GÀ ROSS 308 GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 42 NGÀY
TUỔI Ở HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI

Giáo viên hướng dẫn:
hiện:
Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Vũ Văn Hướng
Ngô Thị Minh Sương

Sinh viên thực
PhamVăn Nhi
MSSV: LT08219
Lớp: CNTY K34
Cần Thơ, 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI

Luận văn tốt nghiệp
Ngành: CHĂN NUÔI THÚ Y

Tên đề tài:

SO SÁNH ẢNH HƯỞNG ẢNH HƯỞNG CỦA HAI
LOẠI THỨC ĂN HỔN HỢP LÊN TĂNG TRỌNG,
TIÊU TỐN THỨC ĂN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
GIỐNG GÀ ROSS 308 GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 42 NGÀY
TUỔI Ở HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI


Cần thơ, ngày . . .tháng . . . năm 2010

Cần thơ, ngày . . . tháng . . . năm 2010

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

Nguyễn Nhựt Xuân Dung
Ngô Thị Minh Sương

Cần thơ, ngày . . . tháng . . . năm 2010
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu công bố trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực, khách quan và không trùng lặp với bất cứ công bố nào trước đây.

Tác giả luận văn

Phạm Văn Nhi


LỜI CẢM ƠN
Cảm ơn ba mẹ là người sinh con ra và cực khổ nuôi dạy con nên người.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung là người cô đáng kính
đã dạy bảo, hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành tốt đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thanh Phi Long là người đã hỗ trợ em

trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn anh Vũ Văn Hướng là người đã hỗ trợ em trong suốt
quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn chi Ngô Thị Minh Sương đã giúp đỡ suốt thời gian
qua.
Cảm ơn anh em trại gà A Sáng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian
làm luận văn ở trại.
Cảm ơn các bạn học cùng khóa đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô Bộ môn Chăn nuôi khoa Nông Nghiệp
& SHUD trường ĐH Cần Thơ đã trang bị cho em những kiến thức vô cùng quý
báu.

Phạm Văn Nhi


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................iii
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. iv
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. v
DANH SÁCH BIỂU ĐỒ .............................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... vii
TÓM LƯỢC .................................................................................................................viii
PHỤ CHƯƠNG ............................................................................................................ix
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN ................................................................................. 2
2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT ĐANG NUÔI TRÊN THI
TRƯỜNG......................................................................................................................2
2.1.1. Gà Cornish .........................................................................................................2

2.1.2. Gà AA (Arbor Acres) ......................................................................................... 2
2.1.3. Gà Hybro (HV 85) .............................................................................................. 2
2.1.4. Gà Plymouth Rock ............................................................................................. 2
2.1.5. Giống ISa – MPK ............................................................................................... 2
2.2. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ROSS 308 ............................................................. 2
2.2.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ. .................................. 2
2.2.1.1 Đặc điểm về ngoại hình .................................................................................... 2
2.2.1.2 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (sơ sinh đến 24 tuần tuổi) ............................ 3
2.2.1.3 Sinh trưởng tuyệt đối......................................................................................... 3
2.2.1.4 Sinh trưởng tương đối:...................................................................................... 3
2.2.1.5 Tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi ................................................................... 4
2.2.1.6 Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ loại thải của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị:......... 4
2.2.2. Khả năng sinh sản của gà Ross. .......................................................................... 4


2.2.2.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: ............................................................................... 4
2.2.2.2 Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại 1 qua các tuần tuổi ................................................ 4
2.2.2.3 Tỷ lệ ấp nở ........................................................................................................4
2.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT......................................................................................... 4
2.3.1. Chuồng trại

...................................................................................................... 4

2.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu ............................................................... 6
2.3.3. Thức ăn và dinh dưỡng ...................................................................................... 7
2.3.3.1 Vai trò của protein ............................................................................................ 7
2.3.3.2 Nhu cầu Protein ............................................................................................... 9
2.3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein .................................. 10
2.3.3.4 Vai trò của năng lượng .................................................................................... 10
2.3.3.5 Mối tương quan giữa năng lượng và protein.................................................... 11

2.3.3.6 Vai trò của chất béo ......................................................................................... 11
2.3.3.7 Vai trò của nước ............................................................................................... 14
2.3.4. Các chất khoáng trong chăn nuôi........................................................................ 14
2.3.5. Vitamin trong chăn nuôi .................................................................................... 15
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................... 17
3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ........................................................................... 17
3.1.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm ...................................................................... 17
3.1.2. Chuồng trại thí nghiệm ....................................................................................... 17
3.1.2.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà ............................................................ 18
3.1.2.2 Dụng cụ chăn nuôi ........................................................................................... 18
3.1.3. Động vật thí nghiệm ........................................................................................... 19
3.1.4.Thức ăn thí nghiệm .............................................................................................. 19
3.1.5. Dụng cụ thí nghiệm ............................................................................................ 21
3.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .......................................................................... 21
3.2.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 21


3.2.2. Qui trình cho ăn và chăm sóc nuôi dưỡng .......................................................... 23
3.2.2.1 Chuẩn bị ô úm .................................................................................................. 23
3.2.2.2 Chuẩn bị nhận gà.............................................................................................. 23
3.2.2.3 Quy trình phòng bệnh ...................................................................................... 27
3.2.2.4 Chương trình tiêm vaccine và thuốc cho gà thịt .............................................. 27
3.2.5.Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................... 29
3.2.5.1 Tiêu tốn thức ăn ................................................................................................ 29
3.2.5.2 Tăng trọng.........................................................................................................29
3.2.5.3 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) ............................................................. 30 3.2.5.4 Tỷ lệ
3.2.6. Các chỉ tiêu phân tích ......................................................................................... 30
3.2.7. Hiệu quả kinh tế ................................................................................................. 30
3.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU ................................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 33

4.1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM ........................................... 31
4.2. KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI .............................................................. 31
4.2.1. Tiêu tốn thức ăn trung bình của các nghiệm thức............................................... 31
4.2.2. Trọng lượng trung bình qua các tuần tuổi của các nghiệm thức ........................ 32
4.2.3.Tăng trọng tuyệt đối trung bình qua các tuần tuổi của các nghiệm thức ............. 34
4.2.4. Tăng trọng trung bình trên ngày của của gà ở các nghiệm thức......................... 35
4.2.5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi của các nghiệm
thức..36
4.2.6. Tỉ lệ hao hụt của gà thí nghiệm. ......................................................................... 38
4.3. HIỆU QUẢ KINH TẾ .......................................................................................... 39
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 40
5.1. KẾT LUẬN............................................................................................................40
5.2. ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 41


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
KP1: khẩu phần 1
KP2: khẩu phần 2
NT1: nghiệm thức 1
NT2: nghiệm thức 2
HSCHTA: Hệ số chuyển hóa thức ăn
DM: vật chất khô
Ash: tro
CP: protein thô
EE: béo thô
CF: xơ thô
NFE: chiết chất không đạm
NDF: xơ trung tính
ME: Năng lượng tiêu hóa.

Ca: Calci
P: Phospho


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1.1: Tương quan nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà ...................................... 6
Bảng 1.2: Nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn của gà thịt............................ 12
Bảng 1.3: Nhu cầu các Vitamin/kg thức ăn .................................................................. 13
Bảng 1.4: Nhu cầu các chất khoáng, mg/kg thức ăn .................................................... 13
Bảng 1.5: Các chất khoáng thiết yếu và nồng độ trong cơ thể gia súc ........................ 15
Bảng 3.1: Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 1 – 21 ngày.......... 19
Bảng 3.2: Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 22 – 35 ngày........ 20
Bảng 3.3: Thành phần hóa học thức ăn của gà Ross 308 giai đoạn 36 – 42 ngày........ 21
Bảng 3.4: Bố trí thí nghiệm........................................................................................... 22
Bảng 3.5: Nhiệt độ úm gà của trại. ............................................................................... 26
Bảng 3.6: Cách chuyển sang thức ăn hổn hợp mới cho gà của trại. ............................. 27
Bảng 3.7. Chương trình tiêm vaccine cho gà ở trại ...................................................... 28
Bảng 3.8: Chương trình thuốc cho gà của trại .............................................................. 29
Bảng 4.1: Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) ............ 31
Bảng 4.2:Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) .......... 32
Bảng 4.3: Tăng trọng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/tuần) ...... 34
Bảng 4.4: Tăng trọng trung bình trên ngày của gà thí nghiệm (g/con/ngày)................ 35
Bảng 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) qua các tuần tuổi của gà thí
nghiệm (kg thức ăn /kg tăng trọng) .............................................................................. 37
Bảng 4.6: Tỉ lệ hao hụt gà thí nghiệm........................................................................... 38
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế............................................................................................ 39


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi.............................. 31

Biểu đồ 4.2:Trọng lượng bình quân của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ................... 33
Biểu đồ 4.3:Tăng trọng tuyệt đối trung bình của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ...... 34
Biểu đồ 4.4: Tăng trọng trung bình trên ngày của gà thí nghiệm ................................ 36
Biểu đồ 4.5: Hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............. 37


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Gà Ross 308 .................................................................................................. 3
Hình 3.1: Trại gà làm thí nghiệm ................................................................................. 18
Hình 3.2: Gà nghiệm thức 1 ......................................................................................... 22
Hình 3.3: Gà nghiệm thức 2.......................................................................................... 23
Hình 3.4: Gà con mới nhập về trại................................................................................ 24
Hình 3.5: Gà con 2 ngày tuổi ....................................................................................... 25


TÓM LƯỢC
Đề tài “So sánh ảnh hưởng của 2 loại thức ăn hỗn hợp lên tăng trọng, tiêu
tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của giống gà Ross 308 từ 1-42 ngày tuổi ở
huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Thí nghiệm nuôi dưỡng được bố trí ngẫu
nhiên với 2 nghiệm thức là khẩu phần 1 (KP 1) tương ứng với nghiệm thức 1
(NT1) và khẩu phần 2 (KP 2) tương ứng với nghiệm thức 2 (NT2. Hai nghiệm thức
được nuôi chung một dãy chuồng, mỗi nghiệm thức với 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại là 1 đơn vị thí nghiệm có 100 con gà thịt. Kết quả thí nghiệm được ghi nhận
như sau:
Tiêu tốn thức ăn trung bình (g/con/ngày) của NT1 là 77,84 cao hơn NT2 là 76,07
khác biệt không có ý nghĩa thống kê P =0,6
Trọng lượng bình quân (g/con) của NT1 là 2.286,67 thấp hơn NT2 là 2.296,67,
khác biệt không có ý nghĩa thống kê với P = 0,6
Tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) của NT1 là 2.243,40 khác biệt không có ý nghĩa
với P= 0,6 so với NT2 là 2.253,30

Tăng trọng trung bình trên ngày (g/con/ngày) của NT1 là 51,41 thấp hơn NT2 là
53,65 khác biệt không có ý nghĩa thống kê P =0,6
Hệ số chuyển hóa thức ăn (kg thức ăn/kg tang trọng) của 2 nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa với P= 0,55 với NT1 là 1,46 và NT2 là 1,42
Tỉ lệ hao hụt (%) của NT1 là 2,5 và NT2 là 3,17.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy gà của NT2 tăng trọng và chuyển hóa thức ăn
tốt hơn gà NT1.


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta phát triển mạnh mẽ
về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng của người
dân. Chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp cao được áp dụng rộng rãi và tập
trung ở những khu vực đông dân cư như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các
tỉnh miền Đông Nam Bộ, ...Điển hình là tỉnh Đồng Nai với điều kiện khí hậu đặc
biệt thích hợp cho chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp với quy mô đàn 5.7
triệu con năm 2008. (Chiến lược phát triển chăn nuôi dến năm 2020, Bộ nông
nghiệp, 2008).
Các trại gà thường sử dụng thức ăn tự phối chế để giảm giá thành sản xuất và tận
dụng các nguồn nguyên liệu ở địa phương. Tuy nhiên, để đánh giá thức ăn này có
hiệu quả thật sự hay không thì cần chú ý việc có đáp ứng được nhu cầu dưỡng chất
để sinh trưởng và phát triển cho gia cầm. Mặt khác, chất lượng thức ăn tương
đương các loại thức ăn ngoài thị trường mà giá thành hạ và bảo đảm lợi nhuận cho
nhà chăn nuôi. Hiện nay có rất nhiếu công ty sản xuất thức ăn gia súc đẻ phục vụ
cho nhu cầu sản xuất gà thịt trong nước. Các loại thức ăn hổn hợp đến từ các công
ty đa quốc gia như Cargill, CP group, Pro Con cò…thường có giá thành cao hơn
tự phối trộn.
Vì thế: tôi tiến hành dề tài “So sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp
lên tăng trọng, tiêu tốn thức ăn và hiệu quả kinh tế của giống gà Ross 308 từ 1
– 42 ngày tuổi ở huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”

Mục tiêu của đề tài là so sánh 2 loại thức ăn hổn hợp theo từng giai đoạn phát triển
của gà thịt nhằm hạ giá thành sản xuất trên đơn vị tăng trưởng.


CHƯƠNG 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN
2.1. GIỚI THIỆU MỘT SỐ GIỐNG GÀ THỊT ĐANG NUÔI TRÊN THỊ
TRƯỜNG
2.1.1. Gà Cornish
Là giống gà chuyên thịt, có màu lông trắng và thân hình lớn. Gà trưởng thành con
trống nặng 4 – 5 kg, mái nặng 3,5 – 3,8 kg. Gà có ngực rộng và sâu, đùi to nhiều
thịt và thịt thơm ngon. (Đào Đức Long, 2004).
Gà sinh trưởng nhanh, có thể đạt 2,2 – 2,5 kg lúc 7 tuần tuổi. Gà giống cho năng
suất trứng 150 – 160 trứng/năm, trọng lượng trứng 60 – 65 g và trứng có màu nâu
(Đào Đức Long, 2004).
2.1.2. Gà AA (Arbor Acres)
Là giống gà thịt cao sản có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Gà cho năng suất thịt cao, lúc
42 ngày tuổi gà trống đạt thể trọng trên 2 kg, 50 ngày tuổi đạt 3,2 kg và mái đạt
2,6 kg. Tiêu tốn khoảng 2 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng. (Đào Đức Long, 2004).
2.1.3. Gà Hybro (HV 85
Là gà thịt cao sản của Hà Lan. Gà có long màu trắng, tỷ lệ nuôi sống đạt 94 %.
Tăng trọng nhanh 51 ngày tuổi đạt bình quân 2,3 kg, tiêu tốn 2,14 kg thức ăn cho
1 kg tăng trọng.( Bùi Xuân Mến, 2007)
2.1.4. Gà Plymouth Rock
Giống gà có các dòng màu lông khác nhau, phổ biến là long trắng và vằn (trắng
đen xanh); màu đơn ít pháy triển, mình to vừa phải, trống nặng 4 – 4,5 kg, mái
nặng 2,8 – 3,5 kg. (Đào Đức Long, 2004)..
Giống gà này nhập 3 dòng thuần chủng TĐ9, TĐ8, TĐ3 từ Cu Ba vào Việt Nam
năm 1974, thích nghi tốt, 8 tuần tuổi đạt 1,8 kg, thịt ngon, thơm. (Đào Đức Long,
2004).
2.1.5. Giống ISa – MPK 30

Giống gà thịt Pháp, lông trắng, thân hình gọn, chắc, tỷ lệ thịt xẻ cao; lườn phẳng
rộng và sâu; đùi to. Thịt lườn 16,5 – 17 %, thịt đùi 15 – 16 % so với than thịt.Gà
tăng trọng nhanh 49 ngày tuổi, trống 2,57 kg, mái 2,27 kg, tiêu tốn thức ăn 1,96 –
2 kg/kg tăng trọng. Thịt ngon, thơm (Đào Đức Long, 2004).

2.2. GIỚI THIỆU VỀ GIỐNG GÀ ROSS 308
Gà Ross 308 là giống gà chuyên thịt có năng suất cao trên thế
giới, thời gian nuôi ngắn, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn trên
đơn vị sản phẩm thấp (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).
2.2.1 Khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Ross 308 bố mẹ


2.2.1.1 Đặc điểm về ngoại hình
Gà Ross 308 có ngoại hình của giống gà chuyên thịt, thân hình cân đối, ngực sâu
rộng, chân chắc, ức phát triển, có thiết diện vuông. Qua quan sát gà từ giai đoạn gà
1 ngày tuổi thấy gà Ross 308 mới nở có màu lông trắng, chân và mỏ có màu vàng
nhạt, trong quá trình nuôi có thể phân biệt con trống, mái bằng tốc độ mọc lông.
Gà trưởng thành có màu lông trắng tuyền, mào cờ, tích tai phát triển có màu đỏ
tươi, da và chân màu vàng nhạt. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).

Hình 1.1. Hình gà Ross 308

2.2.1.2 Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (sơ sinh đến 24 tuần
tuổi)
Tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 giai đoạn hậu bị đạt tỷ lệ nuôi sống cao. ở 24 tuần
tuổi gà mái đạt tỷ lệ 92,86 %, gà trống đạt 93,50 % (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).
Ở giai đoạn 6 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà Ross 308 đạt 94 % - 95 % là tương
đối cao và tương đương với các giống gà màu địa phương. Đây là thời điểm rất
quan trọng để đánh giá khả năng thích nghi của gà vì đây là giai đoạn chuyển loại
thức ăn, đồng thời cơ thể chưa có khả năng thích nghi cao, sức đề kháng thấp.

(Tập đoàn AVIAGEN, 2007).
2.2.1.3 Sinh trưởng tuyệt đối


Sinh trưởng tuyệt đối của gà tăng dần theo tuần tuổi, từ tuần tuổi 1 – 8 và đạt đỉnh
cao nhất từ tuần tuổi thứ 5 – 8, con trống đạt 25,7 g/con/ngày, con mái đạt 21
g/con/ngày. Đây là giai đoạn phát triển mạnh của gà và cũng là giai đoạn nhạy
cảm với các bệnh. Nên lượng thức ăn cung cấp cho gà ở giai đoạn này tăng nhằm
nâng cao sức đề kháng. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).

2.2.1.4 Sinh trưởng tương đối
Sinh trưởng tương đối của gà Ross 308 bố mẹ từ sơ sinh đến 24 tuần tuổi tuân theo
quy luật chung của gia súc gia cầm. Sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn
sơ sinh đến 1 tuần tuổi với con trống là 90,91 %, con mái là 100 %, sau đó giảm
mạnh qua các tuần tuổi. Sinh trưởng tương đối của gà Ross 308 giảm dần cùng với
sự tăng lên về tuổi. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).

2.2.1.5 Tiêu thụ thức ăn qua các tuần tuổi
Lượng thức ăn của gà tiêu thụ tăng dần qua các tuần tuổi.Gà mái ở tuần tuổi đầu
tiên tiêu thụ bình quân 26,80 g/con/ngày, đến tuần tuổi thứ 6 tiêu thụ 50
g/con/ngày. Gà trống tuần tuổi đầu tiên tiêu thụ 37,50 g/con/năm, tuần tuổi thứ 6
tiêu thụ 70 g/con/ngày. Gà giai đoạn hậu bị thấp hơn, đối với gà trống tiêu tốn
13.969,9 g/con, con mái 11.186,98 g/con (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).

2.2.1.6 Tình hình mắc bệnh và tỷ lệ loại thải của gà Ross 308 giai
đoạn hậu bị
Gà chết do mắc bệnh thấp, với gà mái chết 6,07 %, gà trống 5,00 %. Gà Ross 308
thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam. (Tập đoàn AVIAGEN,
2007).
Tỷ lệ loại thải giai đoạn hậu bị thấp, với gà trống 5,2 %, gà mái 4,94 %, điều này

cho thấy tỷ lệ đồng đều của đàn gà Ross 308. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).

2.2.2. Khả năng sinh sản của gà Ross
2.2.2.1 Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên:
Gà Ross 308 có tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 174 ngày (Tập đoàn AVIAGEN,
2007).

2.2.2.2 Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng loại 1 qua các tuần tuổi
Tỷ lệ đẻ của gà Ross 308 tăng dần theo tuổi và đạt cao nhất ở tuần tuổi 31 – 37
với tỷ lệ đẻ đạt 84,24 %. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).
Tỷ lệ trứng loại 1 cũng tăng theo tuổi của gà và đạt tỷ lệ cao trên 90 %, cao nhất ở
tuần tuổi 51 đạt 96,99 %. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).


2.2.2.3 Tỷ lệ ấp nở
Tỷ lệ trứng có phôi của gà thí nghiệm đạt cao (92 – 94 %)
Tỷ lệ nở trung bình đạt 86 – 87 %/tổng trứng. (Tập đoàn AVIAGEN, 2007).
2.3. YÊU CẦU KỸ THUẬT
2.3.1.Chuồng trại
Vai trò của chuồng trại trong chăn nuôi
Tăng năng suất vật nuôi
Trong chăn nuôi hiện đại, vật nuôi bị giam giữ hoàn toàn nên kỹ thuật chuồng trại
đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng năng suất vật nuôi. Chính chuồng nuôi
quyết định điều kiện vi khí hậu và vệ sinh môi trường xung quanh vật nuôi. Một
chuồng nuôi thỏa mãn tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiên tốt cho vật nuôi phát triển và
cho năng suất tối đa. Ngược lại sự hạn chế về kỹ thuật của chuồng nuôi sẽ tạo điều
kiện vệ sinh, vi khí hậu không phù hợp và từ đó làm giảm năng suất vật nuôi. (Võ
Văn Sơn, 2000).
Tăng năng suất lao động
Ngoài vật nuôi, người chăn nuôi cũng làm việc ngay trong khu vực chuồng nuôi

và chuồng nuôi chính là phương tiện quyết định điều kiện làm việc của người lao
động. Do đó, ngoài việc thỏa mãn điều kiện sống của vật nuôi, chuồng nuôi còn
thỏa mãn các điều kiện làm việc và quyết định năng suất lao động của con người.
Các thiết kế, cấu trúc khác nhau của chuồng nuôi sẽ quyết định năng suất lao động
của người chăn nuôi. (Võ Văn Sơn, 2000)
Khấu hao xây dựng thấp
Một vai trò vô cùng quan trọng của chuồng nuôi là cho khấu hao xây dựng trên
một đơn vị sản phẩm thấp. Như vậy chuồng nuôi phải có thời gian sử dụng dài và
chi phí xây dựng thấp. (Võ Văn Sơn, 2000).
Không gây ô nhiễm môi trường
Một vấn đề rất thời sự là vai trò của chuồng nuôi và việc ô nhiễm môi trường gây
ra do các chất thải từ chuồng nuôi. (Võ Văn Sơn, 2000).
Việc ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi bao gồm việc gây ô nhiễm ngay chính
trong chuồng nuôi và gây ô nhiễm cho môi trường bên ngoài chuồng nuôi. Ô
nhiễm trong chuồng nuôi sẽ ảnh hưởng đến vật nuôi và người chăn nuôi. Song
song đó việc gây ô nhiễm bên ngoài khu vực chăn nuôi sẽ ảnh hưởng đến môi
trường sống của dân cư xung quanh. Do vậy, chuồng nuôi phải đảm nhiệm vai trò
hạn chế sự ô nhiễm ngay chính trong chuồng nuôi và không gây ô nhiễm cho môi
trường xung quanh.(Võ Văn Sơn, 2000)


Yêu cầu chính của một chuồng nuôi
Do chuồng trại đóng nhiều vai trò quan trọng nên việc thiết kế và xây dựng
chuồng trại phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây theo. Võ Văn Sơn, 2000):
Tạo được điều kiện vi khí hậu tốt cho vật nuôi và con người.
Thuận lợi cho việc lao động và quản lý của người chăn nuôi.
Khấu hao xây dựng thấp.
Thuận lợi giao thông.
Không gây ô nhiễm môi trường.
Thuận tiện cho việc mở rộng hoặc kết hợp với các mô hình sản xuất nông nghiệp

khác.
Có cảnh quan vệ sinh và đẹp.
Hướng chuồng
Hướng chuồng thường được các nhà chăn nuôi quan tâm đặc biệt để trách các
nhân tố bất lợi như gió lùa, mưa tạt, ánh sáng gay gắt chiếu thẳng vào chuồng.
Người ta thường lấy trục đối xứng dọc của dãy chuồng để chọn hướng thích hợp
cho việc xây dựng chuồng trại. Thông thường trục dọc dãy chuồng chạy theo
hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc chạy theo hướng Đông Tây là có thể trách được
gió lạnh Đông Bắc thổi vào chuồng, tránh được mưa và gió Tây Nam, tránh được
nắng Đông buổi sáng, nắng Tây buổi chiều chiếu thẳng vào chuồng. Nếu trục dọc
dãy chuồng chạy theo hướng thích hợp trên thì hai đầu hồi (hai tường chắn đầu
dãy) của chuồng, hoặc sẽ hướng về Đông Bắc – Tây Nam, hoặc hướng về Đông và
Tây ngăn cản các luồng gió, luồng mưa, các tia nắng bất lợi. (Võ Văn Ninh, 2003)
Tuy nhiên không phải bất cứ địa điểm nào ta cũng có thể chọn lấy hướng như ý.
Cho nên trên thực tế tùy theo thế đất ta có thể xây dựng chuồng gà theo hướng
Đông Nam hoặc Tây Nam và khắc phục khó khăn bằng cách trồng cây chắn gió. (
Bùi Quang Toàn và ctv, 1980)
2.3.2. Ảnh hưởng của điều kiện tiểu khí hậu
Môi trường sống ảnh hưởng lớn đến sự sự sinh tồn và phát triển của vật nuôi.
Trong điều kiện hoang dã động vật tự thích nghi với môi trường xung quanh để
tồn tại, những cá thể không thích nghi, không chịu đựng đựợc sẽ không tồn tại và
tử vong thường khá cao. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi nhốt, người ta phải hạn
chế mức thấp nhất các thiệt hạn do môi trường gây ra để tăng hiệu quả kinh tế của
việc chăn nuôi, do vậy việc tạo ra một môi trường phù hợp cho vật nuôi là cần
thiết.
Các yếu tố môi trường chủ yếu có ảnh hưởng đến năng suất vật nuôi
Nhiệt độ:


Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cơ thể sinh vật. Ảnh

hưởng của nhiệt độ trên gà:
Hệ thống điều nhiệt của gà hoàn toàn khác loài hữu nhũ. Gà không có tuyến mồ
hôi và lớp lông rất dày cản trở sự thoát nhiệt bằng bức xạ và thoát hơi trên da. Vì
vậy thoát nhiệt chủ yếu qua đường hô hấp. Gà con mới nở hoàn toàn không có khả
năng điều nhiệt, nên nhiệt độ cơ thể của chúng tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.
Bảng 1.1.Tương quan nhiệt độ môi trường và thân nhiệt gà

Nhiệt độ môi trường (oC)

Thân nhiệt gà (oC)

29

39 – 39,5

26

31 – 32

12

20

10

15

( Nguồn :Võ Văn Sơn, 2000)

Gà con mới nở chưa có khả năng điều nhiệt, 4 – 6 ngày sau khi nở gà con mới có

khả năng điều nhiệt và 4 tuần tuổi mới hoàn thiện khả năng này (Võ Văn Sơn,
2000).
Ẩm độ:
Ẩm độ cao làm tăng khả năng truyền nhiệt của không khí. Khi kết hợp với nhiệt
độ môi trường cao vật nuôi sẽ bị nóng, khó giải nhiệt do nước trong hơi thở ít và
lượng mồ hôi bốc hơi ít. Đồng thời ẩm độ và nhiệt độ không khí cao sẽ là điều
kiện tốt cho vi sinh vật phát triển. Khi kết hợp với nhiệt độ môi trường thấp, vật
nuôi bị lạnh và làm tăng sự mất nhiệt của cơ thể. (Võ Văn Sơn, 2000).
Khi ẩm độ môi trường thấp sẽ làm tăng nhanh sự bốc hơi trong hơi thở và trên da
và niêm mạc khô, nức nẻ và gia súc dễ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh đường hô
hấp. Ẩm độ tối hảo cho các loài là : 60 – 80 %. Trung bình 70 %.
Dưới 60 % là thấp.
Dưới 50 % gây bệnh đường hô hấp.
Trên 80 % là cao.
Trên 90 % khó khăn trong giải nhiệt và dễ bị nóng. (Võ Văn Sơn, 2000).
Tốc độ gió:
Thông thường tốc độ gió hay sự chuyển động của không khí có hai tác động lên cơ
thể động vật. Sự chuyển động vừa phải của không khí sẽ làm tăng khả năng trao
đổi khí oxy và các chất khí khác trong môi trường giúp sự tuần hoàn của động vật
được hoàn hảo. Tuy nhiên, sự chuyển động của không khí trong khi những yếu tố


môi trường khác như nhiệt độ và ẩm độ bất lợi sẽ làm trầm trọng thêm hay hạn chế
những bất lợi này. (Võ Văn Sơn, 2000).
Tốc độ gió tối hảo trong chuồng nuôi là 0,2 – 0,4 m/giây và không nên vượt quá
1,1 m/giây.
Khi nhiệt độ môi trường cao, sự chuyển động của không khí sẽ làm tăng lượng
nước bốc hơi trên cơ thể và làm cho con vật giải nhiệt tốt hơn. Tuy nhiên, khi
nhiệt độ môi trường quá nóng trên 400C sự chuyển động không khí quá cao sẽ làm
tăng sự tiếp xúc của không khí nóng và da con vật bị nóng hơn. (Võ Văn Sơn,

2000).
Ngược lại, khi nhiệt độ môi trường thấp tốc độ gió sẽ làm tăng sự truyền nhiệt và
làm con vật bị mất nhiệt nhiều hơn. (Võ Văn Sơn, 2000).
2.3.3. Thức ăn và dinh dưỡng
2.3.3.1 Vai trò của protein
Protein là chất quan trọng nhất để duy trì sự sống, tham gia mọi hoạt động sống,
vai trò chủ yếu trong việc cấu tạo nên cơ thể và các sản phẩm. Thành phần cơ bản
của protein là các acid amin. (Lê Hồng Mận, 1999).
Protein tham gia cấu tạo tế bào là thành phần quan trọng của sự sống, chiếm đến
1/5 khối lượng cơ thể của gia cầm, 1/7 – 1/8 khối lượng trứng. Protein là hợp chất
hữu cơ quan trọng không có chất dinh dưỡng nào thay thế vai trò của protein trong
tế bào sống vì phân tử Protid ngoài carbon, hydro, oxy, nitơ, lưu huỳnh và
phospho... mà các phân tử mỡ, đường bột không có.
Sản phẩm thịt, đều cấu tạo từ protid. Không đủ protein trong thức ăn, năng suất
chăn nuôi giảm. Protid tham gia cấu tạo các men sinh học, các hormone làm chức
năng xúc tác, điều hòa quá trình đồng hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn cho cơ
thể. Tinh trùng gà trống, trứng gà mái đều cấu tạo từ Protid. Đồng thời Protein còn
cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Nhu cầu Protein trong cơ thể là sự cân đối acid amin không thay thế. Đối với gà
con, gà dò, nhu cầu Protein cho duy trì cơ thể và cho phát triển sinh trưởng của các
bộ phận mô cơ. Ở gà thịt broiler mức sử dụng protein cho phát triển đến 64 % ( Lê
Hồng Mận, 2001).
Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển dịch gian bào. Do
có cấu trúc phức tạp, nhiều bậc và phân tử lớn nên protein có thể vận chuyển nhiều
hợp chất phức tạp và các ion kim loại nặng, phần lớn do các  -globulin còn gọi là
protein vận chuyển đảm nhiệm.
Tạo kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu. Kháng thể trong máu chủ yếu là  globulin. Một khẩu phần thiếu protein sẽ làm cho cơ thể chống bệnh tật kém, đáp
ứng miễn dịch sau khi chủng ngừa yếu.



Khả năng tiêu hóa, sử dụng protein trong thức ăn hoàn toàn phụ thuộc vào giống
tuổi, tính năng sản xuất của gia cầm. Ở gia cầm non, protein có ý nghĩa nhiều hơn
so với gà trưởng thành. Điều đó có nghĩa gia cầm non yêu cầu protein và chất
lượng protein cao hơn gia cầm trưởng thành và già. (Bùi Đức Lũng, Lê Hồng
Mận, 1999).
Thiếu Protein gà chậm lớn, còi cọc, đẻ kém, sinh bệnh tật... Cần cân đối protein
theo nhu cầu gà con, gà thịt, gà đẻ...Thức ăn giàu protein là bột cá, bột thịt, bột
sữa, đỗ tương , khô lạc. Thường bổ sung vào thức ăn hai loại acid amin hay thiếu
là lysine và methionine tổng hợp với tỷ lệ thấp. (Lê Hồng Mận, 1999).
Tỷ lệ Protein thô trong khẩu phần thức ăn gà con 0 – 4 tuần tuổi 22 – 24 %, 5 – 8
tuần tuổi 21 – 22 %, gà hậu bị 19 – 21 %, gà thịt cao hơn 1 – 2 %.
Acid amin: là những đơn vị được trùng hợp lại thành Protid, bao gồm 2 nhóm acid
amin: acid amin không thay thế và acid amin thay thế
Nhóm acid amin không thay thế hay là acid amin thiết yếu, là nhóm mà cơ thể
động vật không tổng hợp được trong cơ thể, phải cung cấp từ thức ăn để tạo
protein.
Nhóm này gồm 10 acid amin có vai trò chủ yếu trong thức ăn gia cầm là: aginin,
histidin, leucin, isoleusin, phenylalanin, valin, threonin, lysin, methionin,
tryptophan, còn glysin cần cho thức ăn gà hậu bị, nhưng không quan trọng cho
thức ăn gà lớn trưởng thành.
Lysin: quan trọng nhất làm tăng sinh trưởng, tăng đẻ trứng, cần cho tổng hợp
nucleopriteid, hồng cầu, trao đổi ozot, tạo sắc tố melanin của lông, da, thiếu lysin
gà chậm lớn, giảm năng suất thịt, trứng, hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa canxi,
phospho, gây còi xương, rối loạn sinh dục, cơ thoái hóa.
Thiếu Lysin có thể bổ sung L-lysin tổng hơp vào khẩu phần của gà.
Methionin: rất quan trọng, có chứa lưu huỳnh (S) ảnh hưởng đến sự phát triển cơ
thể, chức năng gan và tụy, điều hòa trao đổi chất béo, chống mỡ hóa gan, cần thiết
cho sự sinh sản tế bào, tham gia quá trình đồng hóa, dị hóa trong cơ thể
Thiếu methionin làm mất tính thèm ăn của gà, thiếu máu, cơ thoái hóa, gan nhiễm
mỡ, giảm sự phân hủy chất độc, thải ra, hạn chế tổng hợp hemoglobin.

Tryptophan: cần cho sự phát triển của gia cầm non, duy trì sự sống cho gia cầm
lớn, điều hòa chức năng các tuyến nội tiết, tham gia tổng hợp hemoglobin của
hồng cầu, cần cho sự phát triển của tế bào tinh trùng, của phôi...
Thiếu tryptophan giảm tỷ lệ ấp nở, phá hủy tuyến nội tiết, giảm khối lượng cơ
thể...
Arginine: cần cho sự phát triển của gia cầm non, tạo sụn, xương, lông. Thiếu
arginin chết phôi cao, giảm sức phát triển của gà.


Histidin: cần cho sự tổng hợp acid nucleotid và hemoglobin, điều chỉnh quá trình
trao đổi chất, nhất là cho sự phát triển của gia cầm non. Thiếu histidin làm thiếu
máu, giảm tính thèm ăn, chậm lớn.
Leucin: tham gia tổng hợp protid của plasma, duy trì hoạt động của tuyến nội tiết.
Thiếu leucin phá hủy sự cân bằng ozot, giảm tính thèm ăn, gà chậm lớn.
Isoleucin: cần cho sử dụng và trao đổi các acid amin trong thức ăn. Thiếu
isoleucin giảm tính ngon miệng, cản trở phân hủy các vật chất chứa ozot thừa
trong thức ăn thải qua nước tiểu, giảm tăng trọng. Trong thức ăn thường đủ
isoleusin.
Phenylalanin: duy trì hoạt động bình thường tuyến giáp và tuyến thượng thận,
tham gia tạo sắc tố và độ thành thục của tinh trùng, sự phát triển của phôi trứng.
Valin: cần cho hoạt động của hệ thần kinh, tham gia tạo glycogen từ glucose. thức
ăn gia cầm thường đủ valin.
Threonin: cần cho việc trao đổi chất và việc sử dụng các acid amin trong thức ăn,
kích thích sự phát triển của gia cầm non. Thiếu threonin gây sự thải ozot ( từ
nguồn thức ăn nhận được) theo nước tiểu làm giảm khối lượng sống. thức ăn
nguồn gốc động vật có đủ threonin cho gia cầm.
Nhóm acid amin thay thế: cơ thể gia cầm có thể tự tổng hợp được 13 acid amin từ
sản phẩm trung gian trong quá trình trao đổi acid amin, các acid béo và từ hợp chất
chứa nhóm amino..., đó là các acid amin thay thế, gồm: alanin, aspaginin, aspartic,
cystin, acid glutamic, glycin, hydroprolin, prolin, serin, cystein và hydroxylyzin.

2.3.3.2 Nhu cầu Protein
Protein cần thiết cho gia cầm, nó thường được cung cấp dưới dạng các acid amin
có trong thức ăn. Giữa acid amin và protein thô trong thức ăn có liên hệ mật thiết
với nhau. Nếu acid amin thiết yếu được cân đối tốt giữa chúng với mức năng
lượng trong thức ăn thì nhu cầu protein thô trong thức ăn sẽ thấp và việc sử dụng
protein thô của gia cầm cũng có hiệu quả hơn.
Sự tổng hợp protein trong tổ chức tế bào, ngoài ảnh hưởng của các acid amin, còn
giới hạn bởi sự cung cấp năng lượng. Khẩu phần thiếu năng lượng sẽ làm giảm
năng suất tổng hợp protein và từ đó giảm giá trị sinh học của protein. Muốn tổng
hợp protein với năng suất cao thì cần phải cung cấp đầy đủ không chỉ acid amin
mà còn năng lượng. Dư một trong hai yếu tố vừa nêu đều không tôt, nếu dư acid
amin thì giảm tính thèm ăn, dư năng lượng thì gia cầm sẽ tích lũy nhiều mỡ, nếu
gà chuyên trứng thì giảm tỉ lệ đẻ, gà thịt thì giảm chất lượng quầy thịt. (Dương
Thanh Liêm, 1985)
2.3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein


Việc xác định nhu cầu protein đều dựa trên số liệu thí nghiệm nhưng trong thực tế
sản xuất nhu cầu này rất biến động. Vì vậy, cần phải hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng
để có thể tác động kịp thời nhằm đạt được mức độ tối ưu trong sản xuất. Các yếu
tố ảnh hưởng đến nhu cầu và sử dụng protein gồm các yếu tố sau:
Yếu tố cơ thể (bao gồm giống, lứa tuổi, tính biệt).
Yếu tố năng lượng.
Yếu tố môi trường ( Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, 2001)
2.3.3.4 Vai trò của năng lượng
Mọi hoạt động của cơ thể đều phải dùng năng lượng để biến thành nhiệt năng,
cuối cùng nhiệt năng sẽ biến thành công năng tác động lên các cơ quan cần hoạt
động của cơ thể một cách nhịp nhàng.
Các chất hưu cơ trong thức ăn: tinh bột, mỡ, protein...cung cấp năng lượng cho cơ
thể gà phát triển, duy trì các hoạt động sống bình thường, duy trì nhiệt độ, sản xuất

thịt trứng...Khi năng lượng dư thừa sẽ được tích lũy thành mỡ mà không bị thải ra
ngoài.
Nguôn năng lượng trong thức ăn không được cơ thể đồng hóa hoàn toàn, thường
chỉ 70 – 90 % giá trị năng lượng toàn phần, phần còn lại bị mất đi cùng với phân,
nước tiểu và thải nhiệt.
Yêu cầu năng lượng cho gà con tương đối cao, nhất là nuôi gà thịt 3000-3300
Kcal/Kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có tỷ lệ protein và vitamin thích hợp.
Năng lượng thấp gà chậm lớn, gầy còm. (Lê Hồng Mận, 2001)
Tinh bột là chất chủ yếu sản sinh ra năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể như
chạy nhảy, ăn uống...Trong khẩu phần tinh bột chiếm tỉ lệ cao nhất, thừa glucid
được biến thành mỡ dự trữ, lúc cần cơ thể huy động để cung cấp năng lượng cho
cơ thể. Glucid tham gia tạo tế bào và mô trong cơ thể. Bột đường có nhiều trong
ngô, thóc, khoai, sắn...(Lê Hồng Mận, 1999)
Chất béo cung cấp năng lượng cao cho vật nuôi. Năng lượng đốt cháy chất béo
trong cơ thể động vật cao gấp 2 - 2,5 lần so với tinh bột và protein.
Vì năng lượng cao nên khi bổ sung vào khẩu phần của gà thịt sẽ nâng cao khả
năng sinh trưởng của gia cầm là vật nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh. Nếu khẩu
phần có nhiều chất đạm thường khó nâng cao được giá trị năng lượng, nếu ta thêm
chất béo vào sẽ cân đối tốt hơn. Khi thêm chất béo vào có thể xuất hiện một số
acid amin giới hạn, ta chỉ cần bổ sung các acid amin giới hạn thì đạt đến sự tối ưu
mà không cần nâng cao chất đạm tương xứng lên nữa. Khi đưa chất béo vào khẩu
phần ta cần lưu ý bổ sung thêm vitamin E để giúp cơ thể chống lại sự oxy hóa chất
béo sinh các peroxyd có hại.


Gia cầm không tự điều chỉnh được sự tiêu thụ năng lượng, khi thức ăn có mức
năng lượng cao sẽ được tích lũy mỡ trong cơ thể, khi thức ăn thiếu năng lượng gà
phát triển không bình thường và gầy đi.
Theo nhiều tài liệu nguyên cứu cho thấy nhu cầu năng lượng cho gà thịt luôn thay
đổi theo từng giai đoạn tăng trưởng khác nhau.

Yêu cầu năng lượng đối với gà con tương đối cao, nhất là gà thịt (broiler): 3000 3300 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp, đồng thời phải có protein, khoáng và vitamin thích
hợp. Năng lượng thấp gà gầy, chậm lớn. (Lê Hồng Mận, 2001)
2.3.3.5 Mối tương quan giữa năng lượng và protein
Trong nhu cầu dinhh dưỡng, năng lượng và protein là 2 yếu tố hàng đầu duy trì
hoạt động sống vả cấu thành phát triển các mô cơ.
Số lượng thức ăn hàng ngày gà thu nhận có tỷ lệ nghịch với hàm lượng năng
lượng trong khẩu phần. Năng lượng cao gà ít ăn thức ăn hơn, năng lượng thấp gà
ăn nhiều hơn. (Lê Hồng Mận, 2001).
Trong cơ thể gà chất bột đường có vai trò cung cấp phần lớn năng lượng cung cần
thiết cho mọi hoạt động sống, duy trì thân nhiệt cho cơ thể, tích lũy năng lượng
dưới dạng glycogen trong gan, trong cơ và mỡ. Do đó năng lượng có ảnh hưởng
quyết định đến việc tiêu thụ thức ăn hay nói cách khác lượng thức ăn gà ăn hàng
ngày có liên quan nghịch với hàm lượng năng lượng trong khẩu phần thức ăn, gà
sẽ ăn nhiều thức ăn với mức năng lượng trong khẩu phần thức ăn thấp, ngược lại
ăn ít thức ăn với mức năng lượng cao. (Võ Bá Thọ, 1996).
2.3.3.6 Vai trò của chất béo
Chất béo là dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong chất béo giúp cơ
thể hấp thu dễ dàng. Nếu thiếu chất béo thì sự hấp thu caroten, vitamin A, D, E, K
sẽ giảm.
Chất béo làm tăng khẩu vị ăn cho gia cầm, làm giảm độ bụi của thức ăn. Ngoài ra
chất béo còn có tác dụng bôi trơn khi gia cầm nuốt thức ăn. Chất béo cung cấp một
số acid béo thiết yếu, cần cho cơ thể động vật như acid linoleic, acid linolenic và
acid arachidonic.
Tuy chất béo chứa nhiều năng lượng, nhưng nhiệt lương tỏa nhiệt khi chuyển hóa
chất béo ít hơn chuyển hóa chất bột đường và chất đạm nên trong mùa hè giải
quyết năng lượng cho gà bằng chất béo tốt hơn, giúp gà chống lại tress nhiệt tốt
hơn.
Chất béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, nếu thức ăn
có nhiều acid béo chưa no thì mỡ động vật sẽ nhão, ngược lại thiếu acid beó chua
no thì mỡ sẽ cứng. Từ chất béo có thể chuyển hóa thành các chất khác và cũng

tham gia tạo nên sản phẩm động vật. (Dương Thanh Liêm và ctv, 2002).


×