Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

SỬ DỤNG CHẤT THẢI hữu cơ để NUÔI TRÙN QUẾ (perionyx excavatus) làm THỨC ăn CHO vật NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.52 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
------o0o------

TRẦN THỊ THÚY HẰNG

ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG CHẤT THẢI HỮU CƠ ĐỂ NUÔI
Trung tâm Học
liệu ĐH
Cần(Perionyx
Thơ @ Tài excavatus)
liệu học tập và
nghiên cứu
TRÙN
QUẾ
LÀM
THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Cần Thơ – 2007


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------o0o------


ĐỀ TÀI

SỬ DỤNG CHẤT THẢI HỮU CƠ ĐỂ NUÔI
TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) LÀM
THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ CHĂN NUÔI THÚ Y

Cán bộ hướng dẫn:
TS BÙI XUÂN MẾN

Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ THUÝ HẰNG
MSSV: 3022079
Lớp: Chăn nuôi thú y K28

Cần Thơ – 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN CHĂN NUÔI
---------oOo--------

ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG CHẤT THẢI HỮU CƠ ĐỂ NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus)
LÀM THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2007

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Cần Thơ, ngày…...tháng……năm 2007
DUYỆT BỘ MÔN

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Bùi Xuân Mến

Cần Thơ, ngày……...tháng……..năm 2007
DUYỆT KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SHƯD


TÓM LƯỢC
Nuôi trùn để xử lý chất thải hữu cơ đã được nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới. Nhằm tái
sử dụng các chất thải hữu cơ có sẵn ở địa phương để nuôi trùn làm thức ăn cho gia súc, gia
cầm và thuỷ đặc sản, chúng tôi tiến hành đề tài “sử dụng chất thải hữu cơ để nuôi trùn quế
(Perionyx excavatus) làm thức ăn cho vật nuôi” tại khu vực Bình Lập, phường Phước Thới,
quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Đề tài gồm 3 thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9 năm
2006 đến tháng 01 năm 2007.
Thí nghiệm 1: Sử dụng các chất thải hữu cơ để nuôi trùn quế
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và 4 lần lập
lại, nhằm khảo sát năng suất, hệ số sinh trưởng (HSST), lượng vật chất khô (DM) ăn vào và
hệ số chuyển hoá thức ăn (HSCHTĂ) của trùn qua 30 và 60 ngày nuôi. Các chất thải hữu cơ
dùng nuôi trùn tương ứng với từng nghiệm thức gồm: phân bò tươi, phân bò ủ, phân bò tươi
trộn phân bò ủ (theo tỉ lệ 1:1 ở dạng tươi) và phân heo ủ lục bình (theo tỉ lệ 1:1 ở dạng tươi).
Kết quả cho thấy qua 60 ngày nuôi, năng suất và HSST của trùn đạt cao nhất ở nghiệm thức
phân heo ủ lục bình, kế đến là nghiệm thức phân bò tươi và thấp nhất là nghiệm thức phân
bò ủ. Năng suất và HSST của trùn ở nghiệm thức phân bò tươi trộn với phân bò ủ khác biệt
không có ý nghĩa so với nghiệm thức phân bò tươi và phân bò ủ cho ăn riêng rẻ.

Lượng DM ăn vào ở 60 ngày nuôi cao nhất ở nghiệm thức phân bò ủ, kế đến là nghiệm thức
phân bò tươi trộn với phân bò ủ và thấp nhất ở nghiệm thức phân bò tươi. Tuy nhiên giữa
Trung
tâmthức
Học
liệu
ĐHvàCần
liệu học
tập
nghiên
cứu
nghiệm
phân
bò tươi
phânThơ
heo ủ @
lục Tài
bình lượng
DM ăn
vàovà
khác
biệt không
có ý
nghĩa thống kê.
HSCHTĂ của trùn ở các nghiệm thức qua 30 ngày nuôi và 60 ngày nuôi có sự biến động rất
lớn nhưng không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Thí nghiệm 2: Sử dụng phân trùn (vermicompost) trồng rau muống
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 nghiệm thức, 3 lần lập lại,
nhằm khảo sát năng suất và chiều cao cây rau muống hạt trồng trên đất líp. Các nghiệm thức
tương ứng được bón phân urê (16 g N/m2), phân trùn (25 kg/m2) và phân trùn + 20% urê.

Kết quả qua 2 đợt cắt, năng suất và chiều cao cây giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý
nghĩa thống kê. Năng suất và chiều cao cây ở đợt 2 cao hơn so với đợt 1.
Thí nghiệm 3: Sử dụng trùn nuôi ba ba
Thí nghiệm nhằm thăm dò khả năng tăng trọng của ba ba con khi nuôi bằng trùn tươi so với
cá và thức ăn hỗn hợp. Thí nghiệm tiến hành trên 18 con ba ba hoa Đài Loan, 1 tháng tuổi
chia làm 3 lô tương ứng với 3 loại thức ăn. Kết quả qua 2 tháng nuôi, ba ba tăng trọng
nhanh nhất khi được cho ăn trùn tươi, kế đến là cá và thấp nhất khi cho ăn thức ăn hỗn hợp.

i


MỤC LỤC

Trang
Tóm lược .....................................................................................................................i
Mục lục ......................................................................................................................ii
Danh sách chữ viết tắt................................................................................................ iv
Danh sách bảng và biểu đồ ......................................................................................... v
Danh sách hình và sơ đồ ........................................................................................... vi
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................................... 1
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN..................................................................................... 2
2.1 Khái quát về trùn đất............................................................................................. 2
2.2 Vài nét về đặc điểm sinh học của trùn quế ............................................................ 2
2.2.1 Hình thái............................................................................................................ 3
2.2.2 Vòng đời............................................................................................................ 3
2.2.3 Sinh thái............................................................................................................. 4
2.3 Kỹ thuật nuôi trùn................................................................................................. 5
2.3.1 Chổ nuôi ............................................................................................................ 5
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

2.3.2 Chất nền............................................................................................................. 5
2.3.3 Thả trùn giống ................................................................................................... 6
2.3.4 Cho trùn ăn ........................................................................................................ 6
2.3.5 Giữ ẩm và tối cho ô, luống nuôi ......................................................................... 7
2.3.6 Phòng trừ địch hại.............................................................................................. 7
2.3.7 Bệnh của trùn đất ............................................................................................... 7
2.3.8 Thu hoạch ......................................................................................................... 7
2.4 Thức ăn của trùn ................................................................................................... 8
2.4.1 Tập tính ăn......................................................................................................... 8
2.4.2 Một số loại chất thải hữu cơ thường dùng .......................................................... 8
2.4.3 Tính chất của một số loại chất thải hữu cơ ....................................................... 10
2.4.4 Tiêu tốn thức ăn ............................................................................................... 11
2.5 Sinh khối trùn ..................................................................................................... 11
2.5.1 Năng suất trùn nuôi.......................................................................................... 11
2.5.2 Giá trị dinh dưỡng của trùn .............................................................................. 12

ii


2.5.3 Sử dụng trùn làm thức ăn cho vật nuôi ............................................................. 13
2.6 Phân trùn ............................................................................................................ 14
2.6.1 Định nghĩa phân trùn (vermicompost).............................................................. 14
2.6.2 Tính chất, tác dụng của phân trùn..................................................................... 14
2.6.3 Cách sử dụng phân trùn ................................................................................... 16
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 17
3.1 Phương tiện ........................................................................................................ 17
3.1.1 Đối tượng thí nghiệm....................................................................................... 17
3.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 17
3.1.3 Trang thiết bị, vật liệu thí nghiệm .................................................................... 17
3.2 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 17

3.2.1 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................. 17
3.2.2 Cách thực hiện ................................................................................................. 18
3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu...................................... 20
3.2.4 Phương pháp xử lí số liệu................................................................................. 20
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 21
Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
4.1 Thí nghiệm 1: Sử dụng các chất thải hữu cơ nuôi trùn quế.................................. 21
4.1.1 Thành phần hoá học thức ăn của trùn ở các nghiệm thức.................................. 21
4.1.2 Nhiệt độ và ẩm độ môi trường nuôi.................................................................. 22
4.1.3 Năng suất qua 30 và 60 ngày nuôi.................................................................... 23
4.1.4 Thành phần dưỡng chất của trùn và phân trùn.................................................. 24
4.2 Thí nghiệm 2: Sử dụng phân trùn (vermicompost) trồng rau muống ................... 25
4.3 Thí nghiệm 3: Sử dụng trùn nuôi ba ba ............................................................... 26
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 27
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... vii
PHỤ CHƯƠNG

iii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
P. bò
P. heo
DM
OM
C
N
C/N
CP

EE
Ash
HSST
HSCHTĂ

Phân bò
Phân heo
Vật chất khô
Vật chất hữu cơ
Carbon
Nitơ
Tỉ lệ carbon/nitơ
Protein thô
Béo thô
Khoáng tổng số
Hệ số sinh trưởng
Hệ số chuyển hoá thức ăn

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

iv


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 1: Thành phần hoá học của phân bò và phân heo ............................................ 10
Bảng 2: Thành phần hoá học của phân bò................................................................ 10
Bảng 3: Thành phần hoá học của phân heo .............................................................. 10
Bảng 4: Thành phần hoá học của phân bò ủ hoai ..................................................... 11

Bảng 5: Thành phần hoá học của lục bình................................................................ 11
Bảng 6: Tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn sau 3 tháng nuôi ...................... 11
Bảng 7: Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg trùn tăng ............................................................ 11
Bảng 8: Trọng lượng trùn qua các tháng nuôi .......................................................... 12
Bảng 9: Hàm lượng vitamin có trong bột trùn và vài loại thức ăn protein khác ........ 13
Bảng 10: Hàm lượng acid amin trong trùn quế (g/16gN) ......................................... 13
Bảng 11: Thành phần hoá học của phân trùn............................................................ 14
Bảng 12: Đặc tính tổng quát của phân trùn .............................................................. 15
Bảng 13: Thành phần hoá học thức ăn của trùn dùng trong thí nghiệm .................... 21

Trung
tâm
ĐH Cần
@vào,
TàiHSCHTĂ
liệu học
và nghiên cứu
Bảng
14: Học
Năng liệu
suất, HSST,
lượngThơ
DM ăn
củatập
trùn..........................
23
Bảng 15: thành phần hoá học của trùn quế............................................................... 24
Bảng 16: Thành phần hoá học trong phân trùn ........................................................ 24
Bảng 17: Năng suất và chiều cao cấy rau muống qua 2 đợt thu hoạch...................... 25
Bảng 18: Trọng lưọng và tăng trọng của ba ba thí nghiệm ....................................... 26


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Trung bình nhiệt độ trong ô nuôi qua các tuần ........................................ 22
Biểu đồ 2: Ẩm độ trong môi trường nuôi trước và sau tưới...................................... 22

v


DANH SÁCH HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình 1: Hình dạng ngoài của trùn quế........................................................................ 3
Hình 2: Kén trùn quế ................................................................................................. 3
Hình 3: Ô nuôi trùn thí nghiệm ................................................................................ 19
Hình 4: Thu hoạch trùn............................................................................................ 19
Sơ đồ 1: Chu kỳ sinh sản của trùn quế ....................................................................... 4

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

vi


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, nhờ vào chính sách phát triển chăn nuôi, đàn gia súc trong cả
nước liên tục tăng. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, chỉ tính riêng đàn bò và heo hiện có
hơn 537.900 con bò và 3.828.600 con heo (Tổng Cục Thống kê, 2005). Số lượng gia
súc này hiện nay được nuôi chủ yếu ở các nông hộ và trang trại nhỏ. Vì nhiều lý do,
các chất thải chăn nuôi từ khu vực này chưa được quan tâm xử lý đúng mức. Theo Lê
Văn Căn (1982), lượng phân thải ra trung bình của bò và heo trong 24 giờ tương ứng
là 15 – 20 kg và 1,2 – 3,0 kg. Với tổng đàn gia súc như hiện nay, ước tính ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long có hơn 10,8 nghìn tấn phân bò và 11,5 nghìn tấn phân heo được

thải ra môi trường hàng ngày. Lượng lớn chất thải này nếu không có biện pháp xử lý
thích hợp sẽ là một trong những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Để phát triển sản xuất nông nghiệp mà không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường
sống. Đồng thời làm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương,
cần kết hợp các quy trình sản xuất vào trong một hệ thống nông nghiệp bền vững, tái
sử dụng các nguồn phụ phế phẩm để phục vụ sản xuất.
Nuôi trùn đất để tái sử dụng phân gia súc đã và đang được sự quan tâm ngày càng
nhiều (Keo Sath, 2005). Bản thân con trùn là một nguồn thức ăn có hàm lượng protein
cao cho gia súc, gia cầm và thuỷ đặc sản. Phân trùn còn là một loại phân bón hữu cơ
giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu đối với cây trồng. Những nghiên cứu trong thời gian
qua chỉ ra rằng những loài như Eisenia fetida, E. Andrei hoặc Perionyx excavatus là
thích hợp nhất để nuôi. Trong số đó Perionyx excavatus đã được đánh giá là có khả
Trung
tâm
liệuhơn
ĐHnhững
Cầnloài
Thơ
@một
Tàicách
liệucóhọc
tập(Nguyễn
và nghiên
cứu
năng
sảnHọc
xuất cao
khác
ý nghĩa
Duy Quỳnh

Trâm, 2004).
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “sử dụng chất thải hữu cơ để
nuôi trùn quế (Perionyx excavatus) làm thức ăn cho vật nuôi”. Với mục đích khảo
sát năng suất và hệ số chuyển hoá thức ăn của trùn; theo dõi khả năng sinh trưởng của
rau muống trồng khi bón phân trùn; bước đầu sử dụng trùn tươi nuôi ba ba con; góp
phần làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.

1


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái quát về trùn đất
Trùn đất thuộc lớp giun ít tơ (Oligochaeta) ngành giun đốt (Annelida). Hiện nay có
trên 4.400 loài đã được tìm thấy và định danh bởi các nhà nghiên cứu (Pipes Selden et
al., 2005).
Theo Trần Hoàng Dũng (2002), dựa vào điều kiện sinh thái Bouche (1977) chia trùn
đất thành 3 nhóm: Loài anecic đào hang xuyên qua các lớp đất dày chiếm 5 – 10%, ăn
mùn thối và một số dạng rác khó phân huỷ. Loài endogeic tìm thấy dưới lớp đất mặt
chiếm đến 80%, ăn các loại đất. Loài epigeic sống trên tầng mặt hữu cơ và nuốt vào
bụng một lượng lớn rác bã khó phân huỷ, chiếm 5 – 10%, đại diện là Perionyx
excavatus, và Eisenia foetida. Người ta thấy rằng những loài trùn epigeic thích hợp
nhất để nuôi (Singh et al., 2005).
Trùn đất rất đa dạng và phong phú về giống loài, giữa các loài có sự khác biệt khá lớn
về kích thước, số đốt thân, màu sắc,… Tuy vậy các loài trùn đều có đặc điểm chung
của giun đốt: có đai sinh dục, đầu thoái hoá... Các cơ quan bên trong của trùn đất như
hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ bài tiết,…cũng sắp xếp theo đốt.
Cũng giống như các giun đốt khác, đường ống tiêu hoá của trùn đất thẳng, chạy dọc
chiều dài cơ thể. Hệ tiêu hoá gồm có: lỗ miệng, xoang miệng, hầu, thực quản, mề, dạ
dày, ruột, manh tràng, trực tràng và hậu môn (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Trong quá
trình tiêu hoá các đôi tuyến calci thu nhận các ion CO32- và Ca2+ thừa trong máu và tiết

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
vào thực quản để trung hoà acid humic có trong thức ăn, điều tiết độ pH, hỗ trợ các
men tiêu hoá hoạt động, hỗ trợ hệ vi sinh vật có ích trong đường tiêu hoá (Nguyễn
Minh Đông, 2000). Đôi manh tràng thông với ruột non tiết ra các men tiêu hoá như
protease, lipase, amylase, cellulase, chitinase (Nguyễn Văn Bảy, 2004) để tiêu hoá các
chất hữu cơ khác nhau có trong thức ăn. Đồng thời trong quá trình di chuyển trùn
cũng lựa chọn và nuốt vào bụng những vi sinh vật yếm khí (Trần Hoàng Dũng, 2002),
chúng giúp ích rất nhiều cho quá trình tiêu hoá của trùn.
Trùn đất hô hấp qua da, do đó bề mặt cơ thể phải luôn ẩm. Nếu da bị khô là trùn chết,
khi đất quá ẩm ướt bùn nhão bám chặt quanh cơ thể cản trở sự hô hấp chúng cũng sẽ
chết. Trùn có khả năng sống nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng trong môi trường nước
có đầy đủ oxy.
Trùn đất có hệ thần kinh chuỗi đặc trưng cho lớp giun ít tơ. Các tế bào thụ cảm nằm
rải rác khắp cơ thể giúp chúng nhận biết ánh sáng, nhiệt độ, áp suất khí quyển và
những dấu hiệu của thời tiết (Nguyễn Lân Hùng, 2002). Mỗi đốt có thể có mạch thần
kinh, điều đó làm cho cảm giác và phản ứng của cơ thể đối với ngoại cảnh rất nhạy
bén (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
2.2 Vài nét về đặc điểm sinh học của trùn quế
Trùn quế (trùn đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus, họ Megascolecidae, lớp
giun ít tơ (Oligochaeta), ngành giun đốt (Annelida). Ở các nước khác trùn quế có tên
là: Blue worm, Indian blue worm, Malaysian blue worm….Nó được tìm thấy trên một
vùng rộng lớn ở Châu Á gồm Ấn Độ, Malaysia, Philippine, Australia,…và một số
2


vùng ở Mỹ (Pipes Selden et al., 2005). Đây là một trong những loài trùn được nuôi
nhiều trên thế giới. Ở Việt Nam, chúng phát triển rất mạnh ở các khu vực Nam Trung
Bộ và Nam Bộ (Nguyễn Văn Bảy, 2004).


Hình 1: Hình dạng ngoài của trùn quế

2.2.1 Hình thái
Thân trùn quế hơi dẹt, có hai đầu nhọn. Con trưởng thành có thể dài từ 10 – 15 cm,
thân có màu đỏ mận chín ở lưng, màu nhạt dần về phía bụng. Ở ngoài ánh sáng cơ thể
phát dạ quang màu xanh tím. Trùn quế rất hoạt động, cơ thể tiết ra hương thơm. Theo
Nguyễn Văn Bảy (2004) đai sinh dục trùn quế chiếm 5 đốt từ đốt thứ 13 – 17 và hai lỗ
sinh dục đực nằm ở gần nhau trong vùng lõm hình trứng ở đốt thứ 18. Nhưng Piper
Selden et al., (2005) cho rằng đai sinh dục chiếm 6 đốt, bắt đầu từ đốt 12 tính từ
miệng.
2.2.2 Vòng đời
Các giai đoạn sinh trưởng của trùn gồm có kén, trùn non và trùn trưởng thành. Trùn

Trung
Học
@ bằng
Tài cách
liệu giao
họcphối
tậpchéo
và với
nghiên
cứu
đất tâm
là động
vật liệu
lưỡngĐH
tính,Cần
chúngThơ
sinh sản

nhau để
hình
thành kén ở mỗi con. Kén có hình dạng thon dài, hai đầu túm nhọn lại gần giống như
hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuyển sang xanh nhạt rồi vàng nhạt
(Nguyễn Thị Huệ Thanh, 2002). Mỗi kén chứa từ 1 – 20 trứng đã thụ tinh, chúng sẽ
nở ra sau 2 – 3 tuần dưới những điều kiện thích hợp.

Hình 2: Kén trùn quế (hàng thứ 2 từ phải sang)

Khi mới nở con nhỏ như đầu kim có màu trắng. Sau 5 – 7 ngày cơ thể chúng sẽ
chuyển dần sang màu đỏ, bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẩm trên lưng. Từ 3 – 5 tuần
tuổi chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hiện đai sinh dục (Piper Selden et al., 2005)
lúc này chúng có khả năng bắt cặp và sinh sản. Theo các tác giả khác thời gian thành
thục là 2 – 3 tháng.

3


Trùn quế sinh sản với số lượng theo cấp số nhân, tỉ lệ sinh sản thay đổi tuỳ theo nhiệt
độ và điều kiện môi trường. Trong điều kiện thuận lợi mỗi con trùn có thể sản sinh ra
20 con/tuần (Piper Selden et al., 2005). Theo nhiều tài liệu từ một cặp ban đầu trong
điều kiện sống thích hợp có thể tạo ra từ 1000 – 1500 cá thể trong một năm.
2 – 3 tuần

1 kén

2 – 10 giun
con
4 – 6 tuần


20 ngày
Trùn trưởng thành

Sơ đồ 1. Chu kỳ sinh sản của trùn quế (Nguyễn Thị Huệ Thanh, 2002)

2.2.3 Sinh thái
Theo Piper Selden et al. (2005) trùn quế thích nghi với khí hậu cận nhiệt đới và nhiệt
đới, có khả năng sản xuất cao. Chúng thích sống ở nơi ấm áp, ẩm ướt, yên tĩnh, sợ ánh
sáng và sinh sản rất nhanh trong điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định như ở khu vực
phía Nam.
Độ ẩm

Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ thể trùn, chúng chiếm khoảng 75 – 90%
trọng lượng cơ thể, nên chúng ta phải thường xuyên tưới nước cho trùn. Trùn quế cần
độ ẩm trong ô nuôi khoảng 60 – 70% (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Nhưng Hallatt (1992),
trong một nghiên cứu kết luận rằng trùn quế tăng trưởng và sinh sản cao nhất ở ẩm độ
khoảng 75.2 – 83.2%. Ẩm hộ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sinh sản của trùn, ẩm
độ thích hợp nhất khoảng 80%. Nghiên cứu của Singh et al. (2004) cũng cho kết quả
tương tự.
Nhiệt độ
Bình thường trùn đất sống trong phạm vi nhiệt độ từ 5 – 30oC. Theo Trần Hoàng
Dũng (2002), trùn quế sinh trưởng và sinh sản tốt ở nhiệt độ 25 – 30oC. Một nghiên
cứu của Edwards et al. (1998), chỉ ra rằng nhiệt độ môi trường tăng dần đến 30oC,
trùn quế tăng trưởng nhanh hơn và thời gian thành thục ngắn hơn. Tuy nhiên tỉ lệ sinh
sản cao nhất là ở 25oC. Điều đó có nghĩa là khi gia tăng nhiệt độ thì thời gian ấp trứng
ngắn hơn, tỉ lệ trứng nở sẽ cao hơn. Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp chúng có thể bỏ
đi hoặc chết.
Độ pH

Theo Trần Hoàng Dũng (2002), pH môi trường không phải là một yếu tố có tính chất
quyết định đến hoạt động sống của trùn đất. Hầu hết các loại trùn đất thích hợp ở môi
trường sống có pH trung tính. Theo Nguyễn Thị Huệ Thanh (2002), trùn quế có thể
chịu đựng được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp chúng sẽ bỏ đi. Nghiên

4


cứu của Singh et al. (2005) nuôi trùn quế trong môi trường pH từ 4.3 – 6.9 cho thấy
pH môi trường đều tăng dần, sau 30 ngày nuôi môi trường đều có pH bằng 7.
Độ chiếu sáng
Tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời rất có hại cho trùn và có khả năng giết chết trùn.
Trùn né tránh ánh sáng mặt trời, ánh sáng đèn chiếu mạnh, ánh sáng màu xanh và tia
tử ngoại, nhưng không sợ ánh sáng hồng (Nguyễn Văn Bảy, 2004 ). Chúng có thể chết
trong điều kiện khô và nhiều ánh sáng nhưng lại có thể tồn tại trong nước có thổi oxy.
Không khí
Không khí ảnh hưởng đến sinh trưởng và sinh sản của trùn chủ yếu là hàm lượng O2
và CO2 có trong không khí. Trùn có thể chịu đựng được với nồng độ CO2 từ
0.01% - 11.5%. Lưu ý đến các chất khí có hại cho trùn như: Chlore, H2S, SO2, SO3,
CH4, NH3 (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
2.3 Kỹ thuật nuôi trùn
2.3.1 Chỗ nuôi
Yêu cầu chỗ nuôi trùn phải đảm bảo hai điều kiện: có một nền cứng hoặc một ngăn
cách với mặt đất và phải có mái che. Hai điều kiện này cần được vận dụng linh hoạt
tuỳ từng nơi (Nguyễn Lân Hùng, 2002). Ở quy mô nhỏ, có thể nuôi trùn trong các
chum vại, chậu hoa, thùng gỗ hoặc các ô, luống nuôi làm bằng bạc, gạch hay xi
măng…kích thước khoảng 2 x 1 x 0,4m.

Trung
tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Luống hoặc trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát, không bị ngập úng, không bị ô nhiễm
thuốc trừ sâu hay các loại hóa chất khác. Nguồn nước tưới phải trung tính và sạch.
Môi trường nuôi phải bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm, cần thoát nhiệt,
thoát nước tốt, không để ánh sáng chiếu trực tiếp. Nên có biện pháp ngăn ngừa các
thiên địch.
2.3.2 Chất nền
Chất nền là nơi sống tạm thời hay lâu dài của trùn khi gặp điều kiện ngoại cảnh bất
lợi. Chất nền cần tơi xốp, có khả năng giữ ẩm tốt, không gây phản ứng nhiệt, không có
chất độc, pH không nằm ngoài phổ chịu đựng của trùn (Nguyễn Thị Huệ Thanh,
2002). Chất nền phải đạt 4 tính chất: tơi xốp, không dính, giàu dinh dưỡng và sạch.
Chất nền tốt và thông thường nhất là phân bò đã ủ hoai. Cũng có thể dùng hỗn hợp
50% phân bò + 50% rơm mục ủ cho hoai, hỗn hợp 50% phân gia súc hoai + 50% than
bùn hoặc bã xơ dừa. Ngoài ra chất nền thích hợp là: rơm rạ, cỏ khô hoai mục, vỏ hạt
đậu phộng, vỏ nang bông vải, giấy báo và giấy carton xé vụn, lá cây băm nhỏ, tảo
biển, mùn cưa… Lưu ý lá và mùn cưa các loại cây có mùi thơm, cây gia vị không
được đem làm chất nền vì làm trùn bỏ trốn khỏi ô nuôi (Nguyễn Văn Bảy, 2004).

5


2.3.3 Thả trùn giống
Mật độ thả
Mật độ trùn giống thả vào ô nuôi tuỳ theo mục đích lấy sản phẩm. Nếu nhân giống
hay nuôi trùn làm mồi câu thì sử dụng mật độ nuôi thấp, còn để tạo sinh khối hay để
biến đổi chất thải thành phân hữu cơ thì cần sử dụng mật độ trùn cao hơn.
Theo Nguyễn Văn Bảy (2004) mật độ trùn nuôi thông thường từ 1 kg/m2, mật độ tối
ưu đối với trùn quế là 3 kg/m2. Trần Hoàng Dũng (2002) thì cho rằng mật độ thích
hợp thường là 5.000 – 10.000 cá thể/m2 tương đương 0,5 – 1 kg trùn tươi/m2. Đặng
Thị Hồng et al. (1989) thí nghiệm nuôi trùn quế với 3 mật độ khác nhau là 5.000
con/m2, 10.000 con/m2 và 15.000 con/m2, trọng lượng trung bình lúc thả là 0,1 g/con.

Kết quả cho thấy ở mật độ 10.000 con/m2 có gia tăng nhiều nhất về chiều dài, trọng
lượng và số lượng trùn.
Chọn trùn giống
Trùn giống có 3 – 5% trùn + trứng + phân. Loại này tuy ít số lượng trùn nhưng trùn
giống sẽ không bị tổn thương trong quá trình bắt, nhanh thích nghi với môi trường
mới hơn. Trong đó chứa đựng một lượng lớn kén trùn, nếu môi trường mới thích hợp
thì chỉ cần sau vài ngày chúng có thể nở, sau một tháng chúng ta có thể thu hoạch
được.
Trùn giống có 85% là trùn: loại này tuy số lượng trùn nhiều nhưng sau khoảng một
tuần trùn mới thích nghi với môi trường mới và bắt đầu bắt cặp, sau 2 tháng chúng ta
Trung
Học được
liệu (Thu
ĐH Triều,
Cần 2006)
Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
mớitâm
thu hoạch
Trùn giống nên bắt vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối và di chuyển đến điểm mới ngay
trong ngày. Nên thả trùn vào lúc thời tiết mát mẽ, trùn sẽ không bị sốc nhiệt. Sau khi
thả xuống, nên quan sát 5 – 10 phút để phát hiện những cá thể chết để loại bỏ (Trần
Hoàng Dũng, 2002).
2.3.4 Cho trùn ăn
Nguồn thức ăn nên ổn định, vì khi thay đổi thức ăn mới trùn dễ bị sốc, sẽ phải mất
nhiều thời gian để thích nghi lại (Trần Hoàng Dũng, 2002).
Một số phương pháp cho ăn và bổ sung thức ăn cho trùn:
Phương pháp cho ăn trên mặt
Phương pháp này thích hợp cho việc sử dụng thức ăn đã được ủ hoai và thức ăn là
phân gia súc tươi. Khi ta quan sát thấy thức ăn đã chuyển hết thành phân trùn thì rải
một lớp thức ăn mới lên trên nền thức ăn cũ dày 3 – 5cm (Nguyễn Văn Bảy, 2004).

Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi và cho kết quả cao nhất trong số nhiều
phương pháp được đề nghị (Trần Hoàng Dũng, 2002).
Phương pháp cho ăn ở dưới
Khi cho trùn ăn cào hốt hết lớp thức ăn cũ và thay vào đó là lớp thức ăn mới, rồi lại rải
lớp thức ăn cũ lên trên.

6


Phương pháp cho ăn bên cạnh
Cào thức ăn cũ về một bên, bỏ thức ăn mới vào chỗ trống đó. Sau 1 – 2 ngày, trùn sẽ
bò qua nơi có thức ăn mới, chờ cho đa số trùn bò qua chỗ mới, hốt hết phân và sàng
lọc (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Ngoài ra còn có phương pháp cho ăn theo rãnh, theo
khối…
2.3.5 Giữ ẩm và tối cho ô, luống nuôi
Trùn rất thích bóng tối (càng tối càng ăn khoẻ) và rất sợ ánh sáng. Vì vậy nên có tấm
đậy trên mặt ô nuôi để đảm bảo độ tối cần thiết cho trùn, ngoài ra còn có tác dụng giữ
ẩm cho luống nuôi. Tấm đậy phải cho không khí lọt qua được để thông thoáng khí. Có
thể dùng chiếu cũ, giấy báo cũ, lá chuối, bao cám cũ, lưới đen, tấm mê bồ…để làm
tấm đậy cho trùn.
Để giữ ẩm cho ô nuôi trùn ta phải tưới nước. Nước tưới phải sạch, có pH trung tính,
không nhiễm mặn hoặc phèn. Muối ăn, nước xà phòng, chất tẩy rửa, nước vôi… dễ
gây độc hại và giết chết trùn. Vì thế không nên đổ các loại trên vào ô nuôi. Bình
thường tưới 1 lần/ngày, ngày nắng nóng tưới 2 – 3 lần (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Mỗi
lần tưới không kéo dài quá 3 phút. Chờ cho nước trên bề mặt rút xuống đáy luống, ta
nắm lấy một nắm thức ăn bóp nhẹ, nếu thấy có vài giọt nước ứ ra từ kẽ tay là đạt yêu
cầu (Trần Hoàng Dũng, 2002)
Nên chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả giống vì trùn đã bị sốc khi di chuyển, hàng
ngày kiểm tra độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày khi trời
nóng.

Nếu
sử dụng
có kết
cấu@
hạtTài
xốp liệu
và to học
thì độtập
ẩm có
duy trì ởcứu
mức
Trung
tâm
Học
liệuchất
ĐHnền
Cần
Thơ
vàthể
nghiên
cao và ngược lại.
2.3.6 Phòng trừ địch hại
Trước hết là các loài lưỡng cư: cóc, nhái, ễnh ương, chẫu chàng...rất thích ăn trùn.
Phải hết sức cẩn thận để loại trừ chúng bằng cách định kỳ kiểm tra ô nuôi. Ngoài ra,
các loài động vật khác có khả năng ăn trùn đều phải đề phòng. Ví dụ: thạch sùng, thằn
lằn, rắn, rết, chim, gà, chuột chù…
2.3.7 Bệnh của trùn đất
Qua thực tiễn và nghiên cứu nhiều năm, Chu Thiên Nguyên – Trung Quốc (1997) sơ
bộ tổng kết cho thấy bệnh của trùn đất khá nhiều nhưng tác hại không lớn. Những
bệnh mà trùn đất mắc phải có hai tác hại: một là tác hại đến môi trường (chất nền), hai

là tác hại trực tiếp đến trùn.
Trên thực tế nuôi trùn quế ở nước ta bệnh chưa xuất hiện rõ rệt, chỉ gặp một vài
trường hợp do trùn bị ngộ độc protein từ thức ăn hoặc bị nhiễm do nước tưới nhiễm
phèn mặn. Gặp trường hợp trên cần thay chất nền mới, loại bỏ trùn bệnh, chú ý cho
trùn ăn vừa phải (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
2.3.8 Thu hoạch
Tùy theo mục đích mà có những phương pháp thu hoạch khác nhau. Có ba phương
pháp chính (Nguyễn Lân Hùng, 2002):

7


Thu hoạch nhanh bằng tay
Dỡ tấm đậy nhẹ nhàng và thật nhanh, dùng tay hốt trùn trên mặt ô, luống nuôi để cho
gà ăn hay dùng cách này để lấy trùn kiểm tra, với cách này ta thu được trùn mỗi lần
một ít.
Thu hoạch bằng phương pháp nhử mồi
Phương pháp này được thực hiện khi trong luống nuôi đã hết thức ăn nhằm thu được
số lượng nhiều trùn giống mà không làm cho chúng bị sốc và thu phân trùn. Cho thức
ăn vào một cái sàng có lỗ hoặc vào lưới, đặt vào luống nuôi trùn, chỉ tưới ẩm và đậy ở
đây. Trùn sẽ tập trung nhiều ở chỗ có thức ăn. Sau đó ta chỉ cần nhấc sàng hoặc lưới
lên gạt hết thức ăn và phân ra. Sau hai lần liên tiếp ta có thể thu được trên 90% trùn.
Thu hoạch bằng đe dọa
Dùng ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo) trải tấm nhựa trên mặt đất, dưới nguồn sáng,
hốt toàn bộ trùn và phân trùn đổ thành đống hình chóp trên tấm nhựa. Trùn sợ ánh
sáng sẽ chui vào đống phân, từ từ gạt lớp phân trùn qua một bên, ta sẽ thu được khối
trùn quấn thành cục ở đáy.
2.4 Thức ăn của trùn
2.4.1 Tập tính ăn
Trong tự nhiên, trùn có thể sử dụng rất nhiều chất hữu cơ để làm thức ăn. Trùn quế

thích sống nơi ẩm thấp, gần cống rãnh hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy và
Trung
Học
@đống
Tàirác
liệu
học
nghiên
cứucơ
thốitâm
rữa như
cácliệu
đốngĐH
phânCần
độngThơ
vật, các
hoai
mục.tập
Cácvà
dạng
xác bả hữu
mà trùn đất có thể chấp nhận làm thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng nitrogen và
carbohydrate. Nguyễn Thị Huệ Thanh (2002) cho rằng tỉ lệ C/N thích hợp là 10:1 như
phân gia súc. Chúng không tiêu thụ nguồn rác có tỉ lệ C/N cao như rơm rạ, bã mía,
mạt cưa. Các hợp chất có nguồn gốc phenol, tamin, benzen sẽ gây độc cho trùn đất
(Trần Hoàng Dũng, 2002).
Sau khi thuần hoá, trùn có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Chủ yếu là các chất
hữu cơ không có độc tố, có độ pH thích hợp, có độ muối khoáng cao và đã được vi
sinh vật phân giải như các loại phân gia súc gia cầm, bã của các nhà máy chế biến
thực phẩm, chế biến gỗ, nhà máy làm giấy, các loại phế thải của nông sản, các cành lá

mục, rau cải bỏ…Nhưng lá các loại cây gia vị (như rau húng, rau quế, rau đắng…), lá
các loại cây tinh dầu (như lá chanh, lá cam, lá tràm bông vàng…) đều có thể giết chết
trùn hoặc làm trùn bỏ trốn (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
2.4.2 Một số loại chất thải hữu cơ thường dùng
Trùn ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài
động vật ăn cỏ như: trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi…Ngoài ra phân heo, gà công nghiệp,
phân chim cút chúng cũng ăn tốt. Riêng phân gà ta do hàm lượng lân quá cao nên trùn
ăn ít. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới cho trùn ăn. Phân gia súc có thể cho
trùn ăn dưới dạng tươi hoặc ủ hoai. Khai thác các nguồn phân gia súc, nên loại bớt

8


nước tiểu do trong nước tiểu có hàm lượng acid uric cao không thích hợp với trùn
(Nguyễn Lân Hùng, 2002).
Ngoài ra, có thể tận dụng rơm rạ, cây lục bình, cỏ dại, lá cây, thân cây họ đậu, rau quả,
vỏ củ thừa, xác dừa, xác cá,… đem ủ hoai với phân chuồng làm thức ăn có giá trị cho
trùn đất. Thỉnh thoảng ta rắc lên mặt dụng cụ nuôi trùn một ít rau cải (loại phế thải các
sạp bán rau ngoài chợ) hoặc lá cây cũng được. Những thứ này sẽ thối rữa, làm thức ăn
tốt cho trùn. Có thể dùng thức ăn tinh như cám, bột ngũ cốc, bột các loại củ làm thức
ăn trực tiếp và có chất lượng cao đối với trùn đất nhưng với số lượng rất ít. Nếu cho
nhiều thức ăn tinh bột sẽ làm chết trùn vì môi trường bị chua.
Bùn cống rãnh được phơi khô là một trong những thức ăn có thể tốt nhất cho việc vỗ
béo trùn. Bùn cống rãnh nên được phơi khô và đem ủ ít nhất một năm trước khi sử
dụng đơn độc trong ô nuôi trùn để phân giải những chất độc lẫn trong bùn cống rãnh.
Một lượng nhỏ bùn cống rãnh còn mới sẽ giúp vỗ béo trùn nhanh hơn bất cứ thứ gì
khác (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
Ở Nhật Bản, người ta nghiên cứu thấy thức ăn và môi trường sống tốt nhất của trùn
gồm có: 50% (rơm rạ, xác mía, mạt cưa, giấy vụn,…) cộng với 30% phân gia súc
(phân heo, bò) và 20% chất thải thực vật (vỏ chuối, rau cải…). Trộn lẫn các thứ trên,

tưới nước và ủ kín cho hoai trước khi cho trùn ăn (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
Ở Phillippine, người ta thấy môi trường tốt nhất gồm có 55% mùn cưa, 35% trâu, 10%
cám (Đặng Thị Hồng et al., 1989).
Cũng có thể dùng hỗn hợp 70% phân các loại, 20% chất độn thực vật và 10% bột ngũ

Trung
Họcđem
liệu
ĐHcho
Cần
@ Trọng
Tài liệu
tập vàTheo
nghiên
cứu
cốctâm
trộn đều
ủ hoai
trùnThơ
ăn (Ngô
Lư ethọc
al., 2000).
Nguyễn
Đức

Lượng et al. (2003) sinh khối trùn tăng cao nhất trong môi trường 50% phân bò +
50% rơm mục và thấp nhất trong môi trường 100% phân gà.
Nghiên cứu của Phan Thị Thanh Vân (1988) nuôi trùn quế bằng 3 hỗn hợp phân ủ cho
thấy số lượng và trọng lượng trùn tăng cao nhất trong hỗn hợp 30% phân heo + 50%
rơm rạ + 20% lục bình, kế đến là phân trâu, hỗn hợp 30% bã biogas + 50% rơm rạ +

20% lục bình cho kết quả thấp nhất.
Đặng Thị Hồng et al. (1989) số lượng và trọng lượng trùn tăng cao nhất trong môi
trường 70% phân heo ủ với 30% rơm rạ, kế đến là 70% phân trâu ủ với 30% rơm rạ,
thấp nhất là 70% bã biogas ủ với 30% rơm rạ.
Theo Edwards et al. (1998) trùn tăng trưởng như nhau khi được nuôi bằng phân bò,
phân heo và bùn cống rãnh (đã được xử lý hiếu khí). Trùn tăng trưởng không tốt trong
phân ngựa và kém phát triển trong phân gà tây. Chaudhuri et al. (2002) chỉ ra rằng
trùn cho năng suất cao nhất trong môi trường phân bò trộn rơm và phân bò trộn lá tre,
kế đến là phân bò và thấp nhất trong môi trường phân bò trộn phân gà.
Võ Thị Minh Trang (2005) tiến hành nghiên cứu ủ phân bò và phân heo bằng trùn quế
kết luận sinh khối trùn tăng ở môi trường phân bò cao hơn môi trường phân heo mà
thời gian gia tăng sinh khối lại ngắn hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đông (2000)
cho thấy sinh khối trùn tăng cao nhất trong môi trường phân trâu và phân dê, thấp nhất
trong môi trường phân heo.

9


2.4.3 Tính chất của một số loại chất thải hữu cơ
Phân nhiều loại gia súc đã được dùng nuôi trùn quế. Nhìn chung ẩm độ và thành phần
dinh dưỡng của phân biến đổi rất đáng kể, tuỳ thuộc vào những yếu tố như khẩu phần
ăn, cách xử lý phân, thời gian và điều kiện tồn trữ (Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, 2004).
Bảng 1: Thành phần hoá học của phân bò và phân heo (Edwards et al., 1998)
Chỉ tiêu
Ẩm độ, %
OM, %*
C, % *
N, % *
pH


Phân bò
80,4
85,1

Phân heo
86,5
83,9
37,9
2,60
7,70

41,4
2,20
7,40

(*) tính trên vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, C: carbon tổng số, N: nitơ tổng số.

Bảng 2: Thành phần hoá học của phân bò
Chỉ tiêu
DM, %
OM, % *
C, % *
N, % *
TrungC/N
tâm Học
pH

liệu ĐH

(1)

16,0
86,1
2,41
Cần -Thơ
8,14

Nguồn
(2)
17,4

@ Tài

78,5
43,6
1,81
liệu24,0
học
7,10

tập và

(3)
22,0
1,45
nghiên
7,75

cứu

Nguồn (1): Chu Mạnh Thắng (2003), (2):Thiệu Hoàng Duy (2003), (3):Võ Thị Minh Trang (2005)

(*) tính trên vật chất khô, DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, C: carbon tổng số, N: nitơ tổng số, C/N: tỉ lệ
Carbon/Nitơ.

Bảng 3: Thành phần hoá học của phân heo
Chỉ tiêu
DM, %
Ash
OM, % *
C, % *
N, % *
C/N
pH

Nguồn
(2)
19,6
73,0
3,10
7,50

(1)
38,2
34,5
36,4
1,54
23,4
6,19

(3)
26,0

1,65
6,96

Nguồn (1): Nguyễn Minh Đông (2000), (2): Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2004), (3): Võ Thị Minh Trang (2005)
(*) tính trên vật chất khô, DM: vật chất khô, Ash: tro tổng số, OM: vật chất hữu cơ, C: carbon tổng số, N: nitơ
tổng số, C/N: tỉ lệ Carbon/Nitơ

10


Bảng 4: Thành phần hoá học của phân bò ủ hoai (Thiệu Hoàng Duy, 2004)
Thực liệu
Phân bò đổ đống
Phân bò ủ với cỏ khô
Phân bò ủ với rơm
Phân bò ủ với trấu

DM, %
47,8
31,2
23,1
22,6

N, %*
2,01
2,68
3,82
2,46

C/N*

14,0
12,9
13,4
15,0

pH
7,5
7,6
7,1
7,2

(*) tính trên vật chất khô, DM: vật chất khô, N: nitơ tổng số, C/N: tỉ lệ Carbon/Nitơ.

Bảng 5: Thành phần hoá học của lục bình (Lưu Hữu Mãnh, 1999)
Thực liệu
Lục bình, thân lá
Lục bình, thân lá
Lục bình, thân lá

DM, %
8,33
9,82
7,12

Ash, %*
17,2
16,2
18,4

CP, %*

10,2
12,6
12,8

(*) tính trên vật chất khô, DM: vật chất khô, Ash: tro tổng số, CP: protein thô

2.4.4 Tiêu tốn thức ăn
Theo nhiều tài liệu, lượng thức ăn mà trùn ăn hàng ngày tương đương với sinh khối
trùn nuôi (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đông (2000) cho
thấy tiêu tốn thức ăn, hệ số chuyển hoá thức ăn (tính ở dạng khô) cao nhất trong môi
trường phân heo, kế đến là phân trâu và phân dê (bảng 6).
Bảng
6: Tiêu
thứcĐH
ăn, hệ
số chuyển
sau học
3 tháng
nuôi
Trung
tâm
Họctốnliệu
Cần
Thơhóa
@thức
Tàiănliệu
tập
và nghiên cứu
Loại phân
Phân trâu

Phân dê
Phân heo

Tiêu tốn thức ăn (kg)
Tươi
Khô
27,2
7,03
20,7
5,36
22,1
8,45

Hệ số chuyển hóa thức ăn
Tươi
Khô
a
87,5
22,6a
72,5a
18,8a
116a
44,3b

Bảng 7: Tiêu tốn thức ăn trên 1 kg trùn tăng (Nguyễn Đức Lượng et al., 2003)
Khẩu phần
Phân bò + rơm mục, kg
Phân heo + rơm mục, kg
Phân gà + rơm mục, kg
Phân bò, kg

Phân heo, kg
Phân gà, kg

Sau 30 ngày nuôi
30,6
52,0
68,0
36,2
64,4
68,4

Sau 60 ngày nuôi
37,7
53,7
60,2
42,4
58,5
61,3

2.5 Sinh khối trùn
2.5.1 Năng suất trùn nuôi
Theo Trần Hoàng Dũng (2002) năng suất đạt được phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
thức ăn, dạng nguyên liệu dùng làm thức ăn; điều kiện môi trường; loài trùn nuôi đơn

11


lẻ hoặc hỗn hợp nhiều loài; số lượng giống cho vào ban đầu; tuổi của trùn đang nuôi...
Do đó khó mà có một số liệu chính xác về hiệ suất nuôi, nhưng có thể đánh giá theo
ước tính sau: nếu nuôi đúng kỹ thuật thì sinh khối trùn sẽ tăng 100% sau 30 – 35 ngày

nuôi. Công thức ước tính này đã được nhiều nhà khoa học công nhận và áp dụng rộng
rãi (Trần Hoàng Dũng, 2002). Theo Nguyễn Văn Bảy (2004), sau 1 tháng sản lượng
trùn tăng từ 1,6 đến 2 lần là hợp lý.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đông (2000) cho thấy trong môi trường phân trâu và
phân dê trùn có hệ số sinh trưởng cao nhất (bảng 8).
Bảng 8: Trọng lượng trùn qua các tháng nuôi
Tháng
nuôi
0
1
2

Phân trâu
P, g
HSST, %
150
100
a
211,8
141
a
350,2
234

Phân dê
P, g
HSST, %
150
100
a

207
138
a
338,8
226

Phân heo
P, g
HSST, %
150
100
b
170,8
114
b
257,5
172

P
0,001
0,001
0,001

P: trọng lượng trùn, HSST: Hệ số sinh trưởng

2.5.2 Giá trị dinh dưỡng của trùn
Sinh khối trùn là nguồn dinh dưỡng có hàm lượng protein có giá trị sinh học cao.
Người ta sử dụng sinh khối này để nuôi gia súc, gia cầm, cá và các loài thuỷ đặc sản
như ba ba, lươn,… cho hiệu quả kinh tế cao.


Trung
tâm
HọcMinh
liệuĐông
ĐH (2000)
Cần Thơ
@cóTài
liệu DM
họcvàtập
và CP
nghiên
cứu
Theo
Nguyễn
trùn quế
23.31%
63.32%
(%DM).
Theo Nguyễn Văn Bảy, 2002 (được trích dẫn bởi Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, 2004)
trùn quế ở trạng thái phơi khô ngoài nắng có thành phần các chất dinh dưỡng như sau:
DM: 93,62%

Ca: 1,73%

CP: 59,9%

P: 0,118%

Acid béo: 7,43%


GE: 402,09Kcal/100g

CF: 7,43%
Gần đây nhất là nghiên cứu của Nguyễn Duy Quỳnh Trâm (2004) cho thấy thành phần
dinh dưỡng của trùn quế (%DM) như sau:
DM: 21,4%

CF: 1,12%

CP : 57,2%

Ash: 4,81%

OM: 95,2%

Ca: 1,45%

EE: 7,94%

P: 0,7%

12


Bảng 9: Hàm lượng vitamin có trong bột trùn và vài loại thức ăn protein khác
Vitamin
Thiamine, mg/kg
Niacine, mg/kg
Vitamin B2, mg/kg
Acid pantotenic, mg/kg

Vitamin B12, µg/kg
Pyridoxine, mg/kg
Acid folic, mg/kg
Biotine, mg/kg

Bột trùn đất
(E.foetida)
12,9
567
51,0
18,4
3760
6,60
1,94
1,53

Bột cá

Bột đậu nành

0,66
55,8
4,84
8,8
184,8
5,94
0,11
0,13

2,42

21,5
3,08
13,2
1,98
4,84
7,48
0,33

Nguồn: Edwards et al., 1983 (được trích dẫn bởi Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, 2004)

Bảng 10: Hàm lượng acid amin trong trùn quế, g/16g N (Nguyễn Duy Quỳnh Trâm, 2004)
Axít amin
Aspartic
Glutamic
Serine
Histidine
Glycine
Threonine
TrungAlanine
tâm Học liệu
Arginine
Tyrosine
Valine
Methionine
Phenylalanine
Isoleucine
Leucine
Lysine
4- Hydroxyproline
Proline


ĐH

(1)
6,51
12,6
4,15
5,26
2,55
2,58
Cần2,80
Thơ
10,8
5,96
8,62
1,92
2,67
8,14
7,72
3,48
2,65

@ Tài liệu học

(2)
5,56
12,5
4,28
5,05
3,86

2,18
tập3,25

6,36
4,48
4,65
2,10
2,16
4,79
6,06
3,58
4,24
3,17

nghiên cứu

Nguồn (1): Nguyễn Văn Bảy (2002), (2): Nguyễn Duy Quỳnh Trâm et al. (2004)

2.5.3 Sử dụng trùn làm thức ăn cho vật nuôi
Đối với loài thuỷ sản, trùn là một trong những loại thức ăn hấp dẫn nhất. Các loài cá,
ba ba, ếch, lươn, cua biển...đều thích ăn trùn. Có thể cho ăn trùn sống, bằm nhỏ, hoặc
chế biến thành thức ăn hỗn hợp. Nghiên cứu của Đặng Thị Hồng et al. (1989) trên cá
tai tượng cho thấy cá cho ăn trùn sống tăng trưởng cao hơn so với thức ăn chế biến từ
trùn. Đối với ba ba cho ăn bổ sung 2 – 3% so với số lượng thức ăn hỗn hợp trong ngày
thì ba ba sẽ phát triển nhanh (Tạ Thành Cấu, 2004).

13


Gà, vịt có khả năng sử dụng trùn tươi rất tốt, không bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh

trùng độc hại. Một con gà hay vịt có khả năng ăn đến 30 – 50 g trùn tươi trong một
ngày. Mức bổ sung trùn tươi vào khẩu phần của gà thả vườn có hiệu quả là 7 – 10 g
trùn tươi/ngày (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
Đối với heo thì không được sử dụng trùn sống (trùn tươi) để làm thức ăn bổ sung. Nên
nấu chín hoặc làm mắm để cho heo ăn. Tốt nhất nên sấy khô và trữ lại cho heo ăn dần
(Nguyễn Lân Hùng, 2002). Trùn nấu chín như là loại thức ăn bổ sung cao cấp để nuôi
heo, đặc biệt dành cho heo con tập ăn, heo mới cai sữa, heo nái nuôi con. Lượng trùn
tươi bổ sung cho heo tập ăn là 200 g/bầy 10 con, đối với heo sau cai sữa là
200 – 300 g/10 con. Đối với heo nái nuôi con, lượng trùn bổ sung là 100 – 200
g/nái/ngày (Nguyễn Văn Bảy, 2004).
2.6 Phân trùn
2.6.1 Định nghĩa phân trùn (vermicompost)
Phân trùn là sản phẩm cuối cùng của quá trình xử lý rác thải hữu cơ các loại với tác
nhân phân giải chính là trùn đất (Trần Hoàng Dũng, 2002), là một loại phân hữu cơ
100% (Nguyễn Văn Bảy, 2004). Nói cách khác phân trùn là một loại phân hữu cơ
được tạo thành từ phân trùn nguyên chất (qua hệ thống tiêu hóa của trùn) và một phần
từ chất hữu cơ được phân hủy do vi sinh vật bên ngoài cơ thể trùn.
Phân trùn chứa đựng một hỗn hợp vi sinh có hoạt tính cao, chất xúc tác sinh học, phần
cặn bả thức ăn của trùn cũng như kén trùn đất; giàu chất dinh dưỡng hoà tan trong
nước và chứa hơn 50% chất mùn được tìm thấy trong lớp đất mặt (Nguyễn Văn Bảy,
Trung
tâmCung
Họccấpliệu
@ Tài
liệu
học
2004).
các ĐH
chất Cần
khoángThơ

cần thiết
cho sự
phát
triểntập
củavà
câynghiên
trồng nhưcứu
đạm,
lân, kali, canxi, mangan, đồng, kẽm, coban, borat, sắt... Sự hữu dụng nhất là các chất
này có thể được cây hấp thu ngay (Thu Triều, 2006).
2.6.2 Tính chất, tác dụng của phân trùn
Tính chất
Phân trùn là một loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp
cho nhiều loại cây trồng. Tính chất hóa học của phân trùn được trình bày trong các
bảng sau:
Bảng 11: Thành phần hoá học của phân trùn
Nguồn Thức ăn

h, %

DM, %

(1)
(2)
(3)

47
56,9
56,3


29,7
20,6

(4)

Phân heo
Phân bò
Phân bò
Phân heo

-

%, tính trên % DM
OM
C
N
54,7
30,4
1,44
12,9
0,70
56,4
31,3
2,95
1,57
1,86

C/N

pH


21,1
10,6

7,2
7,7
7,5
7,4

-

Nguồn (1): Nguyễn Minh Đông (2000), (2): Trần Hoàng Dũng (2002), (3): Chu Mạnh Thắng (2003), (4):Võ Thị
Minh Trang (2005)
h%: ẩm độ, DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, C: carbon tổng số, N: nitơ tổng số,C/N: tỉ lệ Carbon/Nitơ

14


Bảng 12: Đặc tính tổng quát của phân trùn (Nguyễn Đức Lượng et al., 2003)
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

Thành phần
N
P2O5
K2O
Ca
Mg
Cu
Zn
Mn
C
OM
C/N

Hàm lượng
1,5 – 2,2%
1,8 – 2,2%
1,0 – 1,5%
4,6 – 4,8%
0,3%
0,5 ppm
150 – 170 ppm
500 – 510 ppm
13,1 – 17,3%
65 – 70%
10 – 11

Stt
12

13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Thành phần
Độ ẩm
Bacteria
Fungi
Actinomycetes
Vk phân hủy chất xơ
Vk phân hủy bột đường
Vi khuẩn nitơ hóa
Vi khuẩn cố định nitơ
Vi khuẩn biến đổi lân
Salmonella
E. coli

Hàm lượng
62%
1,1 x 108 c/g
31 x 108 c/g
107 x 108 c/g
45 c/g

84,5 x 108 c/g
140 x 104 c/g
45 c/g
135 x 104 c/g
Không có
Không có

Vk: vi khuẩn, OM: vật chất hữu cơ,

Tác dụng của phân trùn
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy phân trùn thúc đẩy nhanh sự phát triển của
thực vật (Trần Hoàng Dũng, 2002 trích dẫn từ Edwards et al., 2000). Chúng làm tăng
khả năng cải tạo đất, ngăn ngừa các bệnh về rể. Đặc biệt phân trùn không gây ra tình
trạng sốc phân, yêu cầu tồn trữ dễ dàng, đặc biệt thích hợp cho các loại hoa kiểng, làm
giá thể vườn ươm, là nguồn thích hợp cho việc sản xuất rau sạch (Nguyễn Thị Huệ
Thanh,
Trung
tâm2002).
Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Theo Nguyễn Văn Bảy (2004) những lợi ích mà phân trùn đem lại cho cây như sau:
Chất mùn trong phân loại trừ được những độc tố, nấm hại và vi khuẩn có hại trong
đất. Do vậy, phân trùn có khả năng đẩy lùi những bệnh của cây trồng.
Phân trùn có khả năng cố định các kim loại nặng trong chất thải hữu cơ. Điều này
ngăn ngừa cây trồng hấp thu nhiều phức hợp khoáng hơn nhu cầu mà chúng cần.
Những phức hợp này có thể được phóng thích sau đó, khi nào cây cần chúng. Phân
trùn có khả năng trung hoà pH của đất trồng.
Acid humic trong phân trùn có khả năng kích thích sự phát triển của cây trồng, thậm
chí ngay cả ở nồng độ thấp. Trong phân trùn, acid humic ở trạng thái được phân bố về
mặt ion, cây trồng có thể hấp thu dễ dàng hơn bất cứ chất dinh dưỡng bình thường nào
khác. Đồng thời cũng kích thích sự phát triển của các hệ vi khuẩn trong đất.

IAA (Indol acetic acid) có trong phân trùn, là một trong những chất kích thích tăng
trưởng hữu hiệu cho cây trồng.
Phân trùn gia tăng khả năng giữ nước của đất, góp phần làm cho đất tơi xốp và giữ ẩm
được lâu. Hình dạng phân trùn là hình khối, nó là những cụm khoáng chất, kết hợp
theo cách mà chúng có thể chịu đựng sự xói mòn và sự va chạm....
Nhiều thí nghiệm về khả năng nảy mầm của đậu hà lan, rau diếp, lúa mì, cải bắp, cà
chua và củ cải đều mọc tốt và cây con khoẻ mạnh hơn hẳn so với lô đối chứng là phân
ủ (bằng phương pháp hiếu khí) từ phân động vật và phân hữu cơ thương mại khác.
Tương tự, các cây con sau giai đoạn ươm khi chuyển sang chậu lớn được trồng trong
15


phân trùn đều phát triển tốt hơn hẳn khi trồng trong hỗn hợp phân chuồng và than bùn
hay trong phân hữu cơ thương mại (Trần Hoàng Dũng, 2002).
2.6.3 Cách sử dụng phân trùn
Dùng 20 – 30% phân trùn với cát được xem như là một hỗn hợp này giúp hạt nảy
mầm tốt nhất (Nguyễn Văn Bảy, 2004), giúp cây con khoẻ mạnh và có tỉ lệ sống cao.
Với thành phần này đảm bảo cho cây phát triển không ngừng và sinh trưởng tốt trong
thời gian 3 tháng không cần phải thêm bất cứ phân bón nào.
Có thể sử dụng phân trùn như một loại phân bón lót hoặc bón thúc cho cây trồng. Khi
sử dụng phân trùn, có thể giảm dần lượng phân hoá học. Phân trùn cũng có thể xem
như phân bón hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất. Khi đất giữ
được ẩm độ, chất khoáng từ phân trùn được cây hấp thu trực tiếp. Phân trùn kích thích
cây phát triển tốt, với cây cảnh giúp hoa trổ nhiều màu, đẹp, lâu tàn,...Cho hoa màu,
có thể bón lót hoặc hoà nước tưới, phân này có thể dùng cho công nghệ trồng rau an
toàn (Thu Triều, 2006).
Phân trùn còn được dùng như là chất khử mùi, chỉ cần rải một lớp mỏng lên đống
phân gia súc sẽ trung hoà được mùi hầu như ngay lập tức, vi khuẩn trong phân trùn sẽ
phân huỷ chất hữu cơ. Ngoài ra phân trùn còn dùng xử lý nước cho ao nuôi tôm, cá rất
hữu hiệu.


Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

16


×