Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

ẢNH HƯỞNG các môi TRƯỜNG NUÔI cấy nấm verticilliumsp rầy nâu (nilaparvata lugens stal) và sâu ăn tạp (spodoptera litura fabricius)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.15 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

---o0o---

ĐINH THỊ HOA

ẢNH HƯỞNG CÁC MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY NẤM
Verticillium sp. RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal) và
SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabricius)

Luận văn tốt nghiệp
Ngành Nông học

Cần Thơ – 04/2012


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

---o0o---

ẢNH HƯỞNG CÁC MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY NẤM
Verticillium sp. RẦY NÂU (Nilaparvata Lugens Stal) và SÂU ĂN
TẠP (Spodoptera Litura Fabricius)

Cán bộ hướng dẫn:

Người thực hiện đề tài:



PGs Ts. Trần Văn Hai
Ks. Nguyễn Thị Diệu Hương

Đinh Thị Hoa
MSSV: 3083569
Lớp: Nông Học K34


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CÁC MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY NẤM Verticillium sp. RẦY
NÂU (Nilaparvata lugens Stal) và SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabricius)
Sinh viên thực hiện: Đinh Thị Hoa
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.

Cần Thơ, ngày….. tháng..…năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

PGs. Ts. Trần Văn Hai

Ks. Nguyễn Thị Diệu Hương

i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Nông
Học với đề tài:
ẢNH HƯỞNG CÁC MÔI TRƯỜNG NUÔI CẤY NẤM Verticillium sp. RẦY
NÂU (Nilaparvata lugens Stal) và SÂU ĂN TẠP (Spodoptera litura Fabricius).
Do sinh viên Đinh Thị Hoa thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
ngày….. tháng ……. năm 2012
Đề tài tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:.................................................
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ...................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … .tháng… .năm 2012
DUYỆT KHOA

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG

CHỦ NHIỆM KHOA NN & SHƯD

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.

Tác giả luận văn


Đinh Thị Hoa

iii


LƯỢC SỬ CÁ NHÂN
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ tên sinh viên: Đinh Thị Hoa
Sinh ngày: 28/01/1990
Con ông: Đinh Văn An và bà: Cao Thị Diễm
Nguyên quán: Ấp Tân Lộc, xã Tân Lược, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1. Tiểu học:
Thời gian đào tạo từ năm 1996 đến năm 2001
Trường: Tiểu học Tân Lược A
Địa chỉ: xã Tân Lược, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2. Trung học cơ sở:
Thời gian đào tạo từ năm: 2001 đến năm 2005
Trường: Trung học cơ sở Tân Lược
Địa chỉ: xã Tân Lược, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
3. Trung học phổ thông:
Thời gian đào tạo từ năm: 2005 đến năm 2008
Trường: Trung học phổ thông Tân Lược
Địa chỉ: xã Tân Lược, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
Vào trường Đại Học Cần Thơ năm 2008, học lớp Nông học khóa 34 thuộc
Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng. Tốt nghiệp Kỹ sư Nông học năm
2012.

iv



LỜI CẢM ƠN
Kính dâng
Cha Mẹ và gia đình đã suốt đời hy sinh vì tương lai chúng con.
Tỏ lòng biết ơn sâu sắc
Thầy Trần Văn Hai và cô Nguyễn Thị Diệu Hương đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu giúp em hoàn thành đề tài tốt
nghiệp này.
Chân thành cảm ơn
- Thầy cố vấn học tập Nguyễn Trọng Ngữ cùng toàn thể thầy cô khoa Nông
Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, khoa Thủy Sản trường Đại Học Cần Thơ đã
truyền đạt những kiến thức và tâm huyết vô cùng quý báu cho em trong suốt thời
gian em học tại trường. Đặc biệt là quý thầy cô thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã
tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này.
- Chân thành cảm ơn các anh chị trên phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học
đã chia sẽ những kinh nghiệm bổ ích cho em.
- Xin cám ơn chân thành các bạn lớp Nông học khóa 34, Bảo Vệ Thực Vật
khóa 34, Trồng Trọt khóa 34, đặc biệt là bạn Đinh Thị Thùy Dương, bạn Trần
Kim Ngân, các bạn Liêm, Nhân, Khánh, Thành, Thái Dương, Khoa và các em Bảo
Vệ Thực Vật khóa 35 đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm thí
nghiệm để hoàn thành đề tài.
Thân gửi về
Các bạn lớp Nông Học khóa 34, chúc các bạn luôn thành công và hạnh phúc
trong tương lai.

Đinh Thị Hoa

v



ĐINH THỊ HOA, 2012. “Ảnh hưởng các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium
sp. rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) và sâu ăn tạp (Spodoptera litura
Fabricius)”. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nông học, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại học Cần Thơ. Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Trần
Văn Hai và KS. Nguyễn Thị Diệu Hương.
TÓM LƯỢC
Thí nghiệm “Ảnh hưởng các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium sp. rầy

nâu (Nilaparvata lugens Stal) và sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)” được
thực hiện với mục đích khảo sát ảnh hưởng của 4 môi trường cấy thử nghiệm
(SDAY3, PDAY, SAB và PDA) lên sự sinh trưởng và phát triển của chủng nấm
Verticillium sp. được phân lập từ rầy nâu và sâu ăn tạp bị ký sinh ngoài tự nhiên.
Đồng thời tìm ra thời gian sinh trưởng tốt nhất của chủng nấm Verticillium sp.. Thí
nghiệm này được thực hiện từ tháng 07 năm 2011 đến tháng 04 năm 2012 trong
phòng thí nghiệm Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học
Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm
thức, 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại tương đương với 4 đĩa petri.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của 4 môi trường cấy thử nghiệm (SDAY3,
PDAY, SAB và PDA), ghi nhận chỉ tiêu đường kính khuẩn lạc (ĐKKL) (cm) vào
các thời điểm 4, 8, 12, 16 và 20 ngày sau khi cấy (NSKC) và số lượng bào tử/đĩa ở
các thời điểm 4, 8, 12, 16 và 20 ngày sau khi cấy (NSKC).
Đối với thí nghiệm khảo sát thời gian sinh trưởng của Verticillium sp. ghi
nhận các chỉ tiêu đường kính khuẩn lạc (ĐKKL) (cm) vào các thời điểm 4, 8, 12,
16, 20, 24 và 28 ngày sau khi cấy (NSKC) và số lượng bào tử/đĩa ở các thời điểm
4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 ngày sau khi cấy.
Kết quả đạt được như sau:

vi



 Đường kính khuẩn lạc và số lượng bào tử của nấm Verticillium
sp.
 Đối với nấm Verticillium sp. rầy nâu (Ver – RN)
SDAY3 là thích hợp nhất cho sự phát triển ĐKKL và SLBT của nấm
Ver – RN.
 Đối với nấm Verticillium sp. sâu ăn tạp (Ver – SAT)
PDAY thích hợp hơn cho sự tạo thành bào tử nấm Ver – SAT.
 Đối với thời gian sinh trưởng tốt nhất cho nấm Verticillium
sp. rầy nâu (Ver – RN)
- Thời điểm 20 NSKC là thời gian tốt nhất cho sự phát triển của
ĐKKL và sự tạo thành của số lượng bào tử nấm Ver – RN trên SDAY3.
 Đối với thời gian sinh trưởng tốt nhất cho nấm Verticillium
sp. sâu ăn tạp (Ver – SAT)
- Thời điểm 20 NSKC là thời gian tốt nhất cho sự phát triển của
ĐKKL và sự tạo thành của số lượng bào tử nấm Ver – SAT trên PDAY.

vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................iii
LƯỢC SỬ CÁ NHÂN ......................................................................................... iv
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................... v
TÓM LƯỢC ........................................................................................................ vi
MỤC LỤC .........................................................................................................viii
CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN.............................................. x
DANH SÁCH BẢNG ......................................................................................... xii
DANH SÁCH HÌNH..........................................................................................xiii

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................ 2
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái học của nấm Verticillium sp. ...................... 2
1.1.1. Phân loại ............................................................................................ 2
1.1.2. Sự phân bố.......................................................................................... 2
1.1.3. Nguồn gốc .......................................................................................... 2
1.1.4. Sự phát triển của nấm trên rầy nâu ...................................................... 2
1.1.5. Đặc điểm hình thái.............................................................................. 2
1.2. Khả năng biến đổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzyme ..................... 3
1.3. Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng................................................................ 4
1.4. Phương thức lây nhiễm................................................................................... 4
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Verticillium sp. ...................................................................................................... 4
1.5.1. Chất dinh dưỡng ................................................................................. 4
1.5.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy ................................................... 5
1.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ ...................................................................... 5
1.5.4. Ảnh hưởng của ẩm độ ......................................................................... 5
1.5.5. Ảnh hưởng của ánh sáng..................................................................... 5
1.5.6. Ảnh hưởng của pH.............................................................................. 5
1.6. Những thành tựu và ứng dụng nấm Verticillium sp. ............................... 6
viii


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................... 7
2.1. PHƯƠNG TIỆN............................................................................................. 7
2.1.1. Vật liệu và dụng cụ ............................................................................. 7
2.1.2. Các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium sp. .................................... 7
2.1.2.1. Môi trường SAB (Sabouraud Dextrose – Agar) ................................... 7
2.1.2.2. Môi trường SDAY3 (Sabouraud Dextrose Agar Yeast) ............................. 7
2.1.2.3. Môi trường PDA (Potato – Dextrose – Agar) .................................... 8


2.1.2.4. Môi trường PDAY (Potato – Dextrose – Agar - Yeast extract).................. 8
2.2. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................... 8
2.2.1. Khảo sát khả năng sinh trưởng của khuẩn ty và sự hình thành bào tử
của nấm Verticilium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp được phân lập trên 4 môi trường
thử nghiệm ............................................................................................................ 8
2.2.2.1. Chuẩn bị các khuẩn ty nấm Verticillium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp
...................................................................................................................... 9
2.2.1.2. Bố trí thí nghiệm............................................................................... 9
2.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá............................................................................... 9
2.2.1.4. Xử lý số liệu ................................................................................... 10
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN.............................................................. 11
Ghi nhận tổng quát .............................................................................................. 11
3.1. Khả năng sinh khuẩn lạc và bào tử của Ver – RN (Verticillium sp. được phân
lập từ rầy nâu) trên 4 loại môi trường nuôi cấy .................................................... 11
3.1.1 Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Ver – RN trên 4 loại môi
trường thử nghiệm............................................................................................... 11
3.1.2 Khả năng sinh bào tử của Ver – RN trên 4 loại môi trường thử nghiệm .
.................................................................................................................... 13
3.2. Khả năng sinh khuẩn lạc và bào tử của Ver - SAT (Verticillium sp. được
phân lập từ sâu ăn tạp) trên 4 loại môi trường nuôi cấy........................................ 16
3.2.1. Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Ver - SAT trên 4 loại môi
trường thử nghiệm............................................................................................... 16
ix


3.2.2. Khả năng sinh bào tử của Ver – SAT trên 4 loại môi trường thử
nghiệm. ............................................................................................................... 18
3.3. Khảo sát thời gian sinh trưởng tốt nhất của ĐKKL và SLBT của nấm
Verticillium sp. rầy nâu trên SDAY3 .................................................................... 21

3.3.1. Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Ver - RN trên SDAY3 sau 4,
8, 12, 16, 20, 24 và 28 NSKC .............................................................................. 21
3.3.2. Khả năng sinh bào tử của Ver – RN trên SDAY3 .............................. 22
3.4. Khảo sát thời gian sinh trưởng tốt nhất của ĐKKL và SLBT của nấm
Verticillium sp. sâu ăn tạp trên PDAY ................................................................. 23
3.4.1. Khả năng sinh trưởng khuẩn lạc của nấm Ver - SAT trên PDAY sau 4,
8, 12, 16, 20, 24 và 28 NSKC .............................................................................. 24
3.4.2. Khả năng sinh bào tử của Ver – SAT trên PDAY.............................. 25
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................ 29
4.1. KẾT LUẬN.................................................................................................. 29
4.2. ĐỀ NGHỊ ..................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 30
PHỤ CHƯƠNG

x


CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

ĐHCT

Đại Học Cần Thơ

ĐKKL

Đường kính khuẩn lạc


Ver – RN

Verticillium sp. được phân lập từ rầy nâu

Ver – SAT

Verticillium sp. được phân lập từ sâu ăn tạp

KNN

Khoa Nông nghiệp

Khoa NN & SHƯD

Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng

SAB

Sabouraud - Dextrose – Agar

PDA

Potato – Dextrose – Agar

PDAY

Potato – Dextrose – Agar - Yeast extract

SDAY3


Sabouraud – Dextrose – Agar – Yeast

NSKC

Ngày sau khi cấy

SLBT

Số lượng bào tử

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng
3.1

3.2
3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8


Tên bảng

Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. RN sau khi cấy 4,
8, 12, 16 và 20 ngày
Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. rầy nâu trên mỗi đĩa petri
sau khi cấy 4, 8, 12, 16 và 20 NSKC

Trang

12

14

Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. SAT sau khi cấy 4,
8, 12, 16 và 20 ngày sau khi cấy

17

Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. SAT trên mỗi đĩa petri
sau khi cấy 4, 8, 12, 16 và 20 ngày sau khi cấy

19

Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. RN trên SDAY3
sau 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 ngày sau khi cấy

22

Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. Rầy nâu trên mỗi đĩa
petri sau khi cấy 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 ngày


23

Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. SAT trên PDAY
sau 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 ngày sau khi cấy

24

Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. sâu ăn tạp trên mỗi đĩa
petri sau khi cấy 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 ngày

25

xii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

3.1

Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. RN sau khi cấy
4, 8, 12, 16 và 20 ngày trên 4 môi trường thử nghiệm

3.2

14


Đường kính khuẩn lạc của nấm Verticillium sp. SAT sau khi cấy
4, 8, 12, 16 và 20 ngày trên 4 môi trường thử nghiệm

3.4

12

Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. RN sau khi cấy
4, 8, 12, 16 và 20 ngày trên 4 môi trường thử nghiệm

3.3

Trang

17

Số lượng bào tử của nấm Verticillium sp. SAT sau khi cấy
4, 8, 12, 16 và 20 ngày trên 4 môi trường thử nghiệm

19

3.5

Nấm Ver - RN trên môi trường SDAY3 ở 20NSKC, mặt trên

26

3.6

Nấm Ver - RN trên môi trường SDAY3 ở 20NSKC, mặt dưới


26

3.7

Nấm Ver - RN trên môi trường PDAY ở 20NSKC, mặt trên

26

3.8

Nấm Ver - RN trên môi trường PDAY ở 20NSKC, mặt dưới

26

3.9

Nấm Ver - RN trên môi trường SAB và PDA ở 20NSKC

27

3.10

Nấm Ver - SAT trên các môi trường thử nghiệm ở 20NSKC, mặt
trên

27

Nấm Ver - SAT trên các môi trường thử nghiệm ở 20NSKC, mặt
dưới


28

Đo ĐKKL trên các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium sp.

28

3.11
3.12

xiii


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng các loại
nấm ký sinh trong phòng trừ tổng hợp các loại sâu gây hại một cách hợp lý đã mang
lại hiệu quả khá cao. Việc phòng trừ dịch hại từ các côn trùng đã có nhiều nghiên
cứu về sử dụng các loại nấm ký sinh côn trùng đã đem lại những hiệu quả cao.
Nấm Verticillium sp. là loại nấm phổ biến ở vùng ôn đới và nhiệt đới. Nó có
tác dụng phòng trị nhóm rầy và sâu ăn tạp hại cây trồng cho hiệu quả cao. Ở Anh,
người ta đã hoàn thiện quy trình sản xuất nấm Verticillium sp. để trị rệp, nhện và bọ
trĩ.
Ở nước ta, bước đầu cũng có một số nghiên cứu sử dụng nấm này để phòng
trừ một số đối tượng gây hại như rầy nâu và sâu ăn tạp. Tuy nhiên việc sử dụng nấm
này trong quá trình sản xuất cũng như phòng trừ tổng hợp còn nhiều hạn chế. Từ
đó, đưa đến yêu cầu phải tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu khả năng phát triển của
các chủng nấm Verticillium sp. trên môi trường nhân tạo. Do vậy đề tài: “Ảnh
hưởng các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium sp. rầy nâu (Nilaparvata lugens
Stal) và sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius)” được tiến hành với nội dung sau:
- Tìm môi trường tốt nhất từ 4 loại môi trường nuôi cấy (SAB, PDA, PDAY

và SDAY3) lên sự sinh trưởng của các chủng nấm Verticillium sp.sâu ăn tạp và
Verticillium sp. rầy nâu.
- Tìm ra thời gian sinh trưởng tốt nhất trên môi trường tốt nhất của các chủng
nấm Verticillium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp.
Các thí nghiệm được tiến hành trên đĩa petri (invitro) trong phòng thí nghiệm
của Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường
Đại Học Cần Thơ.

1


CHƯƠNG 1:
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm phân loại và hình thái học của nấm Verticillium sp.

1.1.1. Phân loại
Trước đây các nhà khoa học đã lầm tưởng rằng nấm Cephalosporium là nấm
Verticillium, nhưng Balazy vào năm 1973 đã chứng minh được đây là hai loài nấm
khác nhau (Yoshinori Tanada và Harry K. Kaya, 1993) (trích dẫn Lê Thị Thanh
Thảo, 2006).
Nấm Verticillium sp. thuộc lớp Sordariomycetes, bộ Ascomycota, họ
Incertace.Thuộc ngành phụ lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes), giống Verticillium
(nguồn )
1.1.2. Sự phân bố
Nấm Verticillium lecanii là một loại nấm côn trùng phổ biến có mặt ở cả
vùng nhiệt đới và vùng ôn đới. Nấm Verticillium lecanii được biết đến như loài nấm
có quầng trắng (white halo fungus) tấn công trên rầy (Yoshinori tanada và Harry K.
Kaya, 1993) (trích dẫn Lê Thị Thanh Thảo, 2006).
Nấm Verticillium lecanii đã được Stathers và các cộng sự của ông nghiên
cứu và nhận thấy rằng nấm phát triển tốt ở nhiệt độ 280C (Phạm Thị Thùy, 2004).

Ẩm độ cao cũng là nhân tố quyết định đến sự hình thành bào tử, sự nẩy mầm và độc
tố của nấm.
1.1.3. Nguồn gốc
Giống Verticillium hiện có khoảng 51 loài (nguồn ).
1.1.4. Sự phát triển của nấm trên rầy nâu và sâu ăn tạp
Các bào tử của Verticillium sp. tiếp xúc và bám chặt vào lớp biểu bì của vật
chủ. Xâm nhập vào tế bào vật chủ thông qua lớp biểu bì, sau khi vào bên trong cơ
thể vật chủ, nấm phát triển nhanh vào tế bào vật chủ. Sau đó nấm sinh sản rất nhanh
chóng làm phá vỡ tế bào vật chủ. Từ đây, nấm tiếp tục xâm nhập và phá hủy các tế
bào khác của vật chủ. Làm cho tế bào vật chủ chết (nguồn ).

2


1.1.5 Đặc điểm hình thái
Nấm Verticillium sp.: Cuống bào tử đính có vách ngăn, phát triển đơn độc
hoặc phân nhánh; thể bình rõ rệt, giá sinh bào tử trần phân nhánh vòng, cuống bào
tử đính bên dưới phồng lên, dần dần hẹp lại tới dài mảnh khảnh; bào tử đính trong
suốt, tế bào dài tới hình ống, bào tử được bao phủ bởi một lớp chất nhầy; ký sinh
trên côn trùng (Barnett và Hunter, 1998).
Đặc điểm cơ bản của nấm Verticllium sp. là sợi nấm xếp thành bó, cuống bào
tử mọc bên bó sợi, phía trên và dưới phình to, cuống không màu. Bào tử mọc đơn
trên cuống, đơn bào hình thoi hơi uống cong, có dịch nhầy che phủ (Trần Văn Mão,
2002).
Nấm Verticillium dahliae có cuống bào tử đính dài từ 16 đến 35x1,0 đến 2,5
m. Bào tử đính có vách ngăn, trong suốt (2,5–6 x 1,4–3,2 µm) (Kleb, 1913)
(nguồn ).
Nấm Verticillium albo - atrum có cuống bào tử đính dạng thẳng đứng, trong
suốt dài từ 20 đến 50x1,4–3,2 m, bào tử đính hình elip trong suốt dài 3,5 đến
10,5(12,5)x2,5 m (Reinke và Berthold, 1879) (nguồn ).

Bào tử nấm Verticillium được bao phủ bởi chất dịch nhầy, giúp nó gắn chặt
vào lớp biểu bì của vật chủ. Bào tử nảy mầm và thâm nhập vào những bộ phận của
cơ thể, nhất là qua chân vật chủ (nguồn ).
1.2. Khả năng biến đổi các cơ chất khác nhau nhờ hệ thống enzyme
Các enzyme trên mặt ngoài của thành tế bào và ở ngoài tế bào như xenlulase,
amylase, lipase và kitinase,… là thành phần cấu tạo những hợp chất hoặc những sản
phẩm trao đổi chất của tế bào vi nấm. Từ hệ enzyme trên, người ta đã phát hiện ra
tuyến mỡ và các mô bị hòa tan là do các protease tiết ra trong quá trình nuôi cấy
nấm cũng như trong cơ chế gây bệnh côn trùng. Thông qua đặc điểm này có thể
phân biệt côn trùng bị bệnh do động vật nguyên sinh hay do nấm bậc thấp gây ra.
Các nhà khoa học cũng chứng minh được vai trò của hệ enzyme trong quá trình
phân hủy các cơ chất hữu cơ ở lớp biểu bì, lớp mô, lớp mỡ, lympho và ruột của côn
trùng (trích dẫn Phạm Thị Thùy, 2004).
3


Các nhà khoa học đã phân lập được một số enzyme có nguồn gốc từ nấm
Verticillium

sp.

như

endo-polygalacturonase,

endo-pectintranseliminase,

exoarabinase, endo-xylanase và cellulose (Reinke và Berthold, 1879) (nguồn
).
1.3. Khả năng sinh độc tố diệt côn trùng

Nấm Verticillium lecanii sản xuất ra độc tố được các nhà khoa học gọi là
bassianolide, đây cũng là độc tố được sản xuất bởi nấm Beauveria bassiana
(Kanaoka và cs., 1978). Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng chính độc tố
basianolide trích ra từ nấm Verticillium lecanii là nhân tố quyết định hiệu quả
phòng trừ đối với rầy mềm và rệp sáp trong điều kiện phòng thí nghiệm và cả ngoài
đồng (Gindin và ctv., 1994: Li và ctv., 1995: Wang và ctv., 2000) (trích Lê Thị
Thanh Thảo, 2006).
1.4. Phương thức lây nhiễm
Nấm Verticillium lecanii tấn công lên rầy Macrosiphoniella sanborni và tạo
nên một lớp nấm trắng bao chung quanh rầy sau 4-6 ngày (Hall, 1981: McCoy và
cs., 1988: Samson và cs., 1988) (trích Lê Thị Thanh Thảo, 2006). Sự hình thành bào
tử của nấm Verticillium lecanii trên rầy ở chân, râu, hoặc thỉnh thoảng ở những
phần nhọn của thân (cornicles) nhưng rất ít khi thấy hình thành bảo tử ở thân hoặc
bụng của rầy cho đến khi chết.
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
Verticillium sp.
Điều kiện cần thiết cho quá trình hình thành bào tử cũng như hệ sợi nấm côn
trùng đó là chất dinh dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ pH trong môi trường, cũng như
phương pháp nuôi cấy.
1.5.1. Chất dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của nấm Verticillium sp. có thể thay đổi tuỳ vào loài và
tuỳ thuộc vào thể phân lập của nó.

4


Trong môi trường nuôi cấy thì sự có mặt của hàm lượng dextrose góp phần
cho sự tạo bào tử được dễ dàng và sự hình thành thể sợi nấm được tốt hơn (nguồn
).
1.5.2. Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy

Môi trường nuôi cấy là yếu tố quan trọng cho nấm sinh trưởng và phát triển,
nếu môi trường không tốt, nấm mọc yếu hoặc không mọc (Phạm Thị Thùy, 2004).
1.5.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ đã được xác định cho sự sinh trưởng của nấm Verticillium trong
khoảng từ 10–300C. Nhiệt độ tối hảo là 210C (Reinke và Berthold, 1879) (nguồn
).
Ở mỗi loài nấm khác nhau thì ngưỡng nhiệt độ cũng khác nhau.
Bán kính phát triển của khuẩn lạc nấm Verticillium dahliae ngày trên môi
trường PDA or MEA: ở 200C sau 10 ngày là 1,8 đến 2,7cm, ở 20-250C sau 15 ngày
là 5,5 đến 5,8 cm, nó không phát triển ở 300C. Sự hình thành bào tử xảy ra ở tất cả
nhiệt độ mà nấm phát triển được (Kleb, 1913). Đối với nấm Verticillium lecanii
(Zimm) trên môi trường MEA ở 200C đạt 1,8 đến 2,2cm (Viegas, 1939). Đối với
Verticillium cantenulatum trên môi trường MEA ở nhiệt độ 200C đạt 1,3 đến 2 cm
trong 10 ngày (Barron và Onions, 1971) (nguồn ).
1.5.4. Ảnh hưởng của ẩm độ
Bào tử nấm Verticillium sp. có thể phát triển và lây lan trong cả điều kiện ẩm
ướt và khô hạn (nguồn ).
1.5.5. Ảnh hưởng của ánh sáng
Ánh sáng là một nhân tố quan trọng trong sinh học, nó có liên quan đến sự
hình thành bào tử và sự tồn tại của bào tử (Callaghan 1969, Sakamoto và ctv., 1988)
(nguồn ).
Nấm ký sinh côn trùng phát triển trong điều kiện ánh sáng yếu, chỉ cần một
lượng ánh sáng nhỏ trong thời gian 6–8 giờ cũng đủ cho nấm ký sinh côn trùng phát
triển (Phạm Thị Thùy, 2004).

5


1.5.6. Ảnh hưởng của pH
Bào tử nấm Verticillium dahliae phát triển tối ưu trong pH 8,0 đến 8,6 (Reinke

và Berthold, 1879) (nguồn ).
1.6 . Thành tựu và ứng dụng nấm Verticillium sp.
Đến nay, nhiều nước trên thế giới đã sản xuất nấm Verticillium lecanii có
khả năng thượng mại hóa trên thị trường như:
Microgermin do hang Chr. Hansen (Anh) sản xuất với công dụng diệt rệp.
Vertalec do hãng Tate and Lyte (Anh) sản xuất với công dụng diệt rệp.
Mycotal do hãng Tate and Lyte (Anh) sản xuất với công dụng diệt nhện.
Thriptal do hang Tate and Lyte (Anh) sản xuất với công dụng diệt bọ trĩ
(Nguồn Yasuhisa KUNIMI, Nhật Bản, 1988, được trích dẫn bởi Phạm Thị Thùy,
2004).
Ở Malta, nấm Verticillium lecanii đã được Bộ nông nghiệp nước này chấp
thuận nhập về vào năm 1994 để phòng trị rệp sáp (D. Attard, 2002) (trích dẫn Lê
Thị Thanh Thảo, 2006).

6


CHƯƠNG 2

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Phương tiện
 Thời gian: từ tháng 07/2011 đến tháng 04/2012.
 Địa điểm: Phòng Phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.1. Vật liệu và dụng cụ
- Nguồn nấm: Verticillium sp. thu từ rầy nâu và Verticillium sp. thu từ sâu ăn
tạp bị ký sinh ngoài tự nhiên.
- Nước cất, cồn, hóa chất để nấu môi trường nuôi cấy nấm.
- Tủ cấy, nồi khử trùng áp suất, nồi nấu tan môi trường, cân điện tử, máy đo
pH.

- Kính hiển vi, kính lúp, lame đếm hiệu Thomas, thước đo, micropipette,…
- Cốc thủy tinh, đĩa petri.
2.1.2. Các môi trường nuôi cấy nấm Verticillium sp.
2.1.2.1. Môi trường SAB (Sabouraud Dextrose – Agar)
Glucose

40g

Bacto peptone

10g

Agar

15g

Nước cất

1000ml

pH = 6,5
2.1.2.2. Môi trường SDAY3 (Sabouraud Dextrose Agar Yeast có thêm khoáng
chất)
Glucose

40g

Peptone

10g


KH2PO4

1g

Yeast extract

2g

NaNO3

2g
7


MgSO4.7H2O

0.5g

Agar

20g

Nước cất

1000ml

pH = 6,5
2.1.2.3. Môi trường PDA (Potato – Dextrose – Agar)
Potato


4g

Glucose (dextrose)

20g

Agar

15g

Nước cất

1000ml

pH = 6,5 - 6,8
2.1.2.4. Môi trường PDAY (Potato – Dextrose – Agar - Yeast extract)
Potato

39g

Glucose (dextrose)

10g

Agar

15g

Yeast extract


2,5g

Nước cất

1000ml

pH = 6,5
2.2. Phương pháp
2.2.1. Khảo sát khả năng sinh trưởng của khuẩn ty và sự hình thành bào tử của
nấm Verticilium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp được phân lập trên 4 môi trường thử
nghiệm
Thí nghiệm 1: Khảo sát sự sinh trưởng của khuẩn lạc và khả năng sinh bào
tử của nấm Verticillium sp. rầy nâu trên 4 môi trường SAB, PDA, PDAY, và
SDAY3. Kết quả được đánh giá bằng đường kính khuẩn lạc (ĐKKL) (cm) ghi nhận
vào các thời điểm 4, 8, 12, 16 và 20 ngày sau khi cấy (NSKC) và số lượng bào
tử/đĩa ở các thời điểm 4, 8, 12, 16 và 20 NSKC.
Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng của khuẩn lạc và khả năng sinh bào
tử của nấm Verticillium sp. sâu ăn tạp trên 4 môi trường SAB, PDA, PDAY và
SDAY3. Kết quả được đánh giá bằng ĐKKL (cm) ghi nhận vào các thời điểm 4, 8,
8


12, 16 và 20 NSKC và số lượng bào tử/đĩa ở các thời điểm 4, 8, 12, 16 và 20
NSKC.
Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian sinh trưởng tốt nhất của khuẩn lạc và khả
năng sinh bào tử của nấm Verticillium sp. rầy nâu trên môi trường SDAY3. Kết quả
được đánh giá bằng ĐKKL (cm) ghi nhận vào các thời điểm 4, 8, 12, 16, 20, 24 và
28 NSKC và số lượng bào tử/đĩa ở các thời điểm 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28 NSKC.
Thí nghiệm 4: Khảo sát thời gian sinh trưởng tốt nhất của khuẩn lạc và khả

năng sinh bào tử của nấm Verticillium sp. sâu ăn tạp trên môi trường PDAY. Kết
quả được đánh giá bằng ĐKKL (cm) ghi nhận vào các thời điểm 4, 8, 12, 16, 20, 24
và 28 NSKC và số lượng bào tử/đĩa ở các thời điểm 4, 8, 12, 16, 20, 24 và 28
NSKC.
2.2.1.1. Chuẩn bị các khuẩn ty nấm Verticillium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp
Sử dụng các loại nấm Verticillium sp. rầy nâu và sâu ăn tạp, đã được phân
lập và tách ròng từ các mẫu rầy nâu và sâu ăn tạp bị ký sinh ngoài tự nhiên, cấy
nguồn nấm từ đĩa petri (có chứa 10ml môi trường SDAY3) cho sợi nấm phát triển
đầy trên đĩa, sau đó dùng dụng cụ đục lỗ với đường kính 10mm, lấy từng khoanh
khuẩn ty để chuẩn bị cho thí nghiệm.
2.2.1.2. Bố trí thí nghiệm
Bố trí 4 đợt thí nghiệm theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm
thức tương ứng với 4 loại môi trường SAB, PDA, PDAY, SDAY3 với 4 lần lặp lại,
mỗi lần lặp lại tương ứng với 4 đĩa petri chứa 10ml môi
trường thử nghiệm.
Ở mỗi đĩa, cấy 1 khoanh khuẩn ty nấm Verticillium sp.
rầy nâu và sâu ăn tạp có đường kính 10mm vào giữa đĩa. Sau
đó, các đĩa petri này được ủ ở điều kiện nhiệt độ 25 - 300C.

10mm

Khuẩn ty
2.2.1.3. Chỉ tiêu đánh giá
Lấy các chỉ tiêu: đường kính phát triển của khuẩn lạc nấm và số lượng bào tử
nấm:
9


- Sự phát triển của khuẩn ty theo thời gian: đo ĐKKL vào các thời điểm: 4,
8, 12, 16 và 20 NSKC trên các loại môi trường nuôi cấy.

- Số lượng bào tử quan sát và đếm được vào các thời điểm: 4, 8, 12, 16 và 20
NSKC. Ở mỗi thời điểm cho 10ml nước cất đã thanh trùng vào mỗi đĩa, dùng lame
cạo nhẹ vào mặt môi trường để thu bào tử, lọc lấy huyền phù nấm, pha loãng huyền
phù bằng nước cất đã thanh trùng ở 10-1 rồi đếm mật số bào tử trên lame đếm, xác
định số lượng bào tử cho từng nghiệm thức môi trường nuôi cấy.
- Cách đếm: dùng micropipete hút lấy huyền phù có chứa bào tử nấm, nhỏ
vào lame, đậy lamelle lại, đưa vào kính hiển vi để đếm bào tử ở 5 điểm chéo góc.
Công thức tính mật số bào tử/ml:
Mật số bào tử/ml = 4a x 106 x b
a: số bào tử trung bình/ô nhỏ
b: hệ số pha loãng
(Theo Yasuhisa Kunimi và Madoka Nakai, 1999 - 2000)
2.2.1.4. Xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm được phân tích thống kê với phần mềm MSTATC và
dùng phép thử DUNCAN để so sánh kết quả thí nghiệm.

10


×