Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ẢNH HƯỞNG của bón PHÂN rơm hữu cơ đến SINH TRƯỞNG và NĂNG SUẤT lúa IR50404 TRONG vụ ĐÔNG XUÂN 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.29 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------- ৶০৶ -------

PHAN DƢƠNG THANH

ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
LÚA IR50404 TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012

LUẬN VĂN KỸ SƢ NÔNG HỌC

Cần Thơ, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
------- ৶০৶ -------

ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT
LÚA IR50404 TRONG VỤ
ĐÔNG XUÂN 2011 - 2012

LUẬN VĂN KỸ SƢ NÔNG HỌC

Cán bộ hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thành Hối

Sinh viên thực hiện:


Phan Dƣơng Thanh
MSSV: 3093266
Lớp: Nông Học K35

Cần Thơ, 2012


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN KHOA HỌC CÂY TRỒNG

...............................................................................................................................

Chứng nhận đã chấp thuận luận văn với đề tài:
“Ảnh hưởng của bón phân rơm hữu cơ đến sự sinh trưởng và năng suất lúa
IR50404 trong vụ Đông xuân 2011 - 2012”

Do sinh viên Phan Dương Thanh thực hiện
Kính trình hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày ……..tháng ……năm 2012
Cán bộ hƣớng dẫn

TS. Nguyễn Thành Hối

i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN DI TRUYỀN GIỐNG NÔNG NGHIỆP
-------  ------Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:

ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN PHÂN RƠM HỮU CƠ ĐẾN
SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404
TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN 2011
Do sinh viên Phan Dƣơng Thanh thực hiện và bảo vệ trƣớc hội đồng.
Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp……………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Luận văn tốt nghiệp đƣợc hội đồng đánh giá đánh giá. ……………………………
……………………………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2012
Thành viên Hội đồng

………………………….

…………………………. ……………………….

DUYỆT KHOA
Trƣởng khoa Nông Nghiệp & SHƢD

ii


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả đƣợc trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chƣa ai công bố trong
bất kỳ công trình luận văn nào trƣớc đây.

Ngày ....... tháng ....... năm 2012
Sinh viên thực hiện

Phan Dƣơng Thanh

iii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Phan Dƣơng Thanh

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 25/01/91

Nơi sinh: An Giang

Nguyên quán: Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang

Dân tộc: Kinh

Cha: Phan Văn Mách
Mẹ: Dƣơng Thị Dúng
Địa chỉ liên lạc: ấp Bình Hòa, xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
E-mail:

Quá trình học tập:
Tiểu học: học tại trƣờng tiểu học “A” Bình Thủy
Trung học cơ sở: học tại trƣờng THCS Bình Thủy
Trung học phổ thông: học tại trƣờng THPT Bình Mỹ
Đại học: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ từ năm 2009 – 2013, ngành Nông học
khóa 35

iv


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng! Ba Mẹ những ngƣời đã tận tụy hy sinh suốt cả cuộc đời vì tƣơng
lai và sự nghiệp của con.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Thầy Nguyễn Thành Hối, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời
gian làm và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Cô cố vấn Trần Thị Thanh Thủy cùng toàn thể quý Thầy Cô Trƣờng Đại Học
Cần Thơ – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng đã tận tình truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian theo học tại trƣờng.
Xin chân thành biết ơn đến
Các cô trong thƣ viện Khoa Nông nghiệp & SHƢD và các bạn sinh viên Nông
học Khóa 35 đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2012

Phan Dƣơng Thanh

v



MỞ ĐẦU

Tập quán trồng lúa nƣớc ở Châu Á đã tồn tại trƣớc đây hàng thế kỷ, việc trồng lúa
một vụ không có phân bón vẫn không làm giảm lƣợng N trong đất ( Firth và ctv, 1973).
Tuy nhiên trong điều kiện sản xuất lúa thâm canh hiện nay, khả năng cung cấp N của đất bị
giảm mặc dù hàm lƣợng chất hữu cơ trong đất không giảm hoặc thậm chí còn gia tăng
(Cassman và ctv, 1995). Hiện nay, đối với ngƣời dân rơm rạ sau mỗi vụ thu hoạch vẫn
đƣợc xem nhƣ phế thải phần lớn đƣợc ngƣời dân đốt đi. Ở một số nƣớc nhƣ: Việt Nam,
Philippies, Sri-Lanka, Indonesia và Ấn Độ thì đốt rơm rạ là rất phổ biến. Trong khi đó,
Việt Nam lại là nƣớc nông nghiệp lớn mà loại cây chủ lực là cây lúa, cùng với sự thúc đẩy
của những tiến bộ khoa học kỹ thuật năng suất cây lúa ngày càng tăng, nên lƣợng rơm rạ
sau mỗi vụ thu hoạch là rất lớn nhƣng chỉ một phần nhỏ đƣợc tái sử dụng lại để trồng
nấm, làm thức ăn gia súc, che phủ liếp trồng…. Còn phần lớn không sử dụng hay đốt bỏ
làm hao phí nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trƣờng. Chính vì thế mà làm cho môi trƣờng
sinh thái mất cân bằng, hệ sinh học trong ruộng chết dần, đất mất khả năng sản xuất (Phạm
Thị Phấn và Nguyễn Kim Chung, 2005). Ngƣời dân ít và hầu nhƣ không còn bón phân hữu
cơ mà thay vào đó là bón phân hóa học và đồng thời sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật
để tăng năng suất làm cho chất hữu cơ và dinh dƣỡng trong đất mất đi dần làm đất bị bạc
màu, suy thoái, sâu bệnh diễn ra nhiều hơn, năng suất giảm mà không có một biện pháp cải
thiện hữu hiệu nào. Theo nghiên cứu về dinh dƣỡng cây trồng của các nhà khoa học Pháp
(Boussingau lt, Deheran), Đức (Liebig) cho rằng “ để cho đất khỏi bị kiệt quệ cần phải trả
lại cho đất tất cả các yếu tố phân bón cây lấy đi theo sản phẩm thu hoạch”, (Trích Vũ Hữu
Yêm và ctv., 2001). Tuy nhiên, phải làm thế nào để khắc phục đƣợc những thực trạng trên?
Đó là lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “ẢNH HƢỞNG CỦA BÓN PHÂN RƠM HỮU CƠ
ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA IR50404 TRONG VỤ ĐÔNG XUÂN
2011 - 2012” giúp hiểu rõ thêm về lợi ích của phân hữu cơ rơm rạ đến sự sinh trƣởng và
năng suất lúa. Bên cạnh đó, có thể giúp ngƣời dân tạo ra một công thức phân hợp lý nhằm
tiết kiệm chi phí, tăng năng suất và cải thiện môi trƣờng.


vi


Phan Dƣơng Thanh. 2012. “Ảnh hưởng của bón phân rơm hữu cơ đến sự sinh
trưởng và năng suất lúa IR50404 trong vụ Đông xuân 2011 - 2012”. Luận văn tốt
nghiệp Kỹ sƣ ngành Nông Học. Khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng – Đại
học Cần Thơ. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Ts. Nguyễn Thành Hối.

TÓM LƢỢC
Sử dụng phân hữu cơ trên đất lúa nhằm hạn chế sự ngộ độc các acid hữu cơ
cho lúa và tăng lƣợng mùn đáng kể cho đất góp phần hƣớng đến một nền nông
nghiệp bền vững. Đề tài “Ảnh hưởng của bón phân rơm hữu cơ đến sự sinh trưởng
và năng suất lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân 2011 - 2012” với thí nghiệm đƣợc bố
trí hoàn toàn ngẫu nhiên 6 nghiệm thức và 4 lần lập lại, với liều lƣợng phân hữu cơ
rơm rạ là 0, 5, 10, 20, 40 tấn/ha và lƣợng phân vô cơ kết hợp là 80N, 70N, 60N,
50N, 40N – 60P2O5 – 30K2O kg/ha tƣơng ứng, trong đó nghiệm thức 1 là nghiệm
thức đối chứng không bón phân.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sự khác biệt ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón
phân hữu so với các nghiệm thức bón phân vô cơ và nghiệm thức đối chứng về các
chỉ tiêu nông học nhƣ: số chồi có sự khác biệt ý nghĩa ở giai đoạn 40, 90 ngày sau
khi gieo và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở giai đoạn 20, 60 ngày sau khi
gieo. Về các thành phần năng suất có sự gia tăng ở các nghiệm thức bón phân hữu
cơ về số bông/chậu (từ 12 đến 19 bông), tỉ lệ hạt chắc (từ 81 % đến 85,8 %), năng
suất thực tế (từ 13,28 đến 24,72 g/chậu) và chỉ số thu hoạch (từ 0,33 đến 0,43). Từ
đó, có thể thấy tác dụng của phân hữu cơ không chỉ cải tạo điều kiện phì nhiêu đất
mà còn tham gia vào sự thúc đấy quá trình sinh trƣởng và năng suất của lúa.

vii



MỤC LỤC
Chƣơng

Nội Dung

Trang

Lời cam đoan ..................................................................................................................... ii
Lý lịch cá nhân ................................................................................................................. iii
Lời cảm tạ .......................................................................................................................... v
Tóm lƣợc .......................................................................................................................... vi
Mục lục ............................................................................................................................ vii
Danh sách hình .................................................................................................................. x
Danh sách bảng ................................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ....................................................................... 2
1.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM, RẠ HIỆN NAY ........................................... 2
1.2 SƠ LƢỢC VỀ GIỐNG LÚA IR50404 ............................................................... 2
1.3 HÌNH THÁI HỌC CÂY LÚA ............................................................................ 3
1.3.1 Rễ lúa ........................................................................................................... 3
1.3.2 Thân lúa ......................................................................................................... 3
1.3.3 Lá lúa ............................................................................................................. 4
1.3.4 Bông lúa ........................................................................................................ 4
1.3.5 Hạt lúa ........................................................................................................... 5
1.4 SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA ................................ 5
1.4.1 Đặc điểm sinh trƣởng của cây lúa ................................................................. 5
1.4.1.1 Giai đoạn tăng trƣởng.............................................................................. 5
1.4.1.2 Giai đoạn sinh sản ................................................................................... 6
1.4.1.3 Giai đoạn chín ......................................................................................... 6

1.4.2 Các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lúa .................................................... 7
1.4.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích .................................................................. 7
1.4.2.2 Số hạt trên bông....................................................................................... 7
1.4.2.3 Tỉ lệ hạt chắc ........................................................................................... 7
1.4.2.4 Trọng lƣợng hạt ....................................................................................... 8
1.5 PHÂN HỮU CƠ ................................................................................................. 8
1.5.1 Khái niệm chất hữu cơ .................................................................................. 8
1.5.2 Nguồn gốc chất hữu cơ ................................................................................. 9
1.5.3 Ảnh hƣởng của chất hữu cơ đối đất .............................................................. 9
viii


1.5.3.1 Ảnh hƣởng đến các tiến trình của đất...................................................... 9
1.5.3.2 Ảnh hƣởng đến các tiến trình hóa học và sinh hóa đất ........................... 9
1.5.3.3 Ảnh hƣởng đến vi sinh vật đất .............................................................. 10
1.5.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ ............................ 10
1.5.5 Khái niệm phân hữu cơ ............................................................................... 11
1.5.6 Vai trò của phân hữu cơ trong nông nghiệp................................................ 12
1.5.6.1 Tác dụng cải tạo hóa tính của đất .......................................................... 12
1.5.6.2 Tác dụng cải tạo lý tính của đất ............................................................ 13
1.5.6.3 Tác dụng cải tạo sinh tính của đất ......................................................... 13
1.5.6.4 Tác dụng cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng ...................................... 14
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................... 15
2.1 PHƢƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM ....................................................................... 15
2.1.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm................................................................ 15
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ...................................................................................... 15
2.2 PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...................................................................... 17
2.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 18
2.2.2 Phƣơng pháp ủ phân rơm ............................................................................ 18
2.2.3 Kỹ thuật canh tác......................................................................................... 19

2.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................... 19
2.2.5 Phân tích thống kê số liệu ........................................................................... 21
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ...................................................................... 22
3.1 GHI NHẬN TỔNG QUAN .............................................................................. 22
3.1.1 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................ 22
3.1.2 Thời gian sinh trƣởng .................................................................................. 22
3.1.3 Tình hình sâu bệnh ...................................................................................... 23
3.2 SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA .................................... 23
3.2.1 Chiều cao cây lúa ........................................................................................ 23
3.2.2 Số chồi lúa ................................................................................................... 25
3.3 CÁC THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT ............................................................... 26
3.3.1 Số hạt chắc/bông ......................................................................................... 26
3.3.2 Số bông/chậu ............................................................................................... 36
3.3.3 Trọng lƣợng 1000 hạt.................................................................................. 28
3.3.4 Tỉ lệ hạt chắc ............................................................................................... 28
ix


3.3.5 Năng suất thực tế ......................................................................................... 29
3.3.6 Chỉ số thu hoạch .......................................................................................... 30
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... 32
PHỤ CHƢƠNG .......................................................................................................................... 36

x


DANH SÁCH HÌNH

Hình

2.1

Tựa

Trang

Chậu dùng để trồng lúa trong thí nghiệm
19

2.2

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm trồng lúa trong vụ Đông Xuân 2011 2012

20

Mối tƣơng quan giữa năng suất lý thuyết và số bông/chậu của lúa
IR50404 trong vụ Đông Xuân 2011 – 2012

30

xi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa


Trang

1.1

Hàm lƣợng (% chất khô) đạm và lân trong một số cây phân xanh
(Ngô Ngọc Hƣng và ctv., 2004)

15

1.2

Thành phần về hàm lƣợng dinh dƣỡng có trong trấu

16

2.1

Đặc điểm vật lý và hoá học của đất thí nghiệm

18

2.2
3.1

Lịch lấy chỉ tiêu lúa
Tình hình thời tiết khí hậu Cần Thơ năm 2011

21
25


3.2

Ảnh hƣởng của phân bón rơm rạ đến chiều cao cây lúa ở các giai
đoạn sinh trƣởng của giống lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân
2011 – 2012

27

3.3

Ảnh hƣởng của phân ủ rơm, rạ đến số chồi lúa ở các giai đoạn
sinh trƣởng của giống lúa IR50404 trong vụ Đông Xuân 2011 –
2012

29

3.4

Số hạt/bông, số bông/chậu, trọng lƣợng 1000 hạt và tỉ lệ hạt chắc
của giống lúa IR50404 ở các nghiệm thức

32

3.5

Năng suất thực tế và chỉ số thu hoạch (HI) của giống lúa IR50404
ở các nghiệm thức

35


xii


1

CHƢƠNG 1
LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG RƠM, RẠ HIỆN NAY
Rơm, rạ là nguồn phế phẩm sau thu hoạch thƣờng không đƣợc nông dân quan
tâm nhiều, đối với một số nƣớc nhƣ: Việt Nam, Philippies, Sri-Lanka, Indonesia và
Ấn Độ thì đốt rơm, rạ là rất phổ biến. Riêng Việt Nam ngoài đốt rơm, rạ ngƣời dân
còn sử dụng rơm, rạ để trồng nấm, phủ mặt liếp trồng hoa màu. Vì thế đất mất dần
lƣợng chất hữu cơ, lớp đất canh tác mỏng dần khiến cho tiềm năng năng suất lúa
giảm xuống. Ngoài ra, đốt rơm, rạ còn mất đi khoảng 70 – 80% lƣợng C, N trong
rơm, rạ (Hill et al, 1999) và làm mất đi một lƣợng đáng kể N, P, C trên đồng ruộng,
tăng lƣợng CO 2 làm ô nhiễm môi trƣờng mất cân bằng sinh thái (Phạm Thị Phấn và
Nguyễn Kim Chung, 2005).
Theo Phạm Thị Phấn (2002) thì khối lƣợng rơm, rạ tùy thuộc vào chế độ nƣớc,
mùa vụ, cây trồng, phân bón trong đất và tỷ lệ lúa/rơm, nếu lúa trên rơm của đất khô
và ngập nƣớc đều nhau thì trung bình khối lƣợng rơm trên mỗi hecta của lúa nƣớc
sẽ cao hơn so với lúa đất khô. Rơm, rạ chứa khoảng 0,5 – 0,8% N; 0,16 – 0,27%
P2O 5 ; 0,05 – 0,1% S; 1,4 – 2% K2O; 4 – 7% Si; 40% C và nếu đƣợc trả lại cho đất
thì đây sẽ là nguồn cung cấp đạm và Kali đáng kể. Theo điều tra thì năm 1981 trên
thế giới sản xuất đƣợc khoảng 408 triệu tấn lúa (Ponnamperuma, 1984) và giả sử tỷ
lệ hạt/rơm là 2:3 thì tổng lƣợng rơm, rạ là trên khoảng 600 triệu tấn và giả sử đem
chúng đi hủy thì ta mất khoảng 3,6 triệu tấn N; 0,6 triệu tấn P2O 5 và 9 triệu tấn K2O
(Đỗ Thị Ren và ctv., 1999 trích Phạm Thị Phấn và ctv., 2002).
1.2 SƠ LƢỢC VỀ GIỐNG LÚA IR50404
Giống lúa IR50404 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) đƣợc

nhập vào Việt Nam đầu năm 1990. Giống IR50404 do Bộ môn Cây lƣơng thực –
Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam chọn lọc và phát triển. Giống
IR50404 đƣợc công nhận chính thức vào năm 1992. Đƣợc công nhận là giống lúa
chính thức ngày 21 tháng 05 năm 1992 theo quyết định của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
 Đặc tính nông học của giống lúa IR50404:
- Giống IR50404 có thời gian sinh trƣởng ngắn, khoảng 90 ngày trong điều
kiện sạ thẳng.
- Chiều cao cây thấp (85 – 90 cm), đẻ nhánh khá, số hạt/bông trung bình
(65 – 70), tỉ lệ hạt chắc cao.


2

- IR50404 chịu phèn mặn khá, dễ tính, thích ứng rộng có thể gieo trồng và đạt
năng suất cao trong cả hai vụ Đông Xuân và Hè Thu. Ở thời điểm công nhận giống
IR50404 kháng cao rầy nâu và nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn và khô vằn.
- Năng suất: vụ đông xuân đạt 6 – 8 tấn/ha; vụ thu đông đạt 5 – 6 tấn/ha.
- Hàm lƣợng amylose (%): 26,0
- Trọng lƣợng 1000 hạt: 22 – 23 g.
- Chiều dài trung bình của hạt (mm): 6,74
- Chất lƣợng gạo: Chất lƣợng thấp, hạt gạo bầu, bạc bụng và khô cơm.
1.3 HÌNH THÁI HỌC CÂY LÚA
1.3.1 Rễ lúa
Rễ lúa là rễ chùm, khi hạt lúa nảy mầm thì mới chỉ có một rễ là rễ phôi. Sau
đó các rễ khác mọc ra từ đốt thân và khi có một lá thật cây lúa non đã có thể có
4 – 6 rễ mới, càng về sau số lƣợng rễ càng nhiều lên. Quan sát rễ lúa dễ dàng phân
biệt giữa rễ non và rễ già, phần non và phần già của rễ. Số lƣợng rễ của một khóm
lúa phụ thuộc vào số mắt trên thân. Cây lúa có thêm nhánh thì số lƣợng rễ cũng
nhiều thêm, số lƣợng rễ mọc từ các mắt đốt trắng tăng dần theo thời gian sinh

trƣởng và phụ thuộc vào kích thƣớc và khả năng hoạt động của các lá tƣơng ứng
(Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997). Bộ rễ lúa phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt. Ở giai
đoạn đẻ nhánh hầu hết rễ tập trung ở lớp đất mặt 10 cm trên cùng, ở các giai đoạn
sau có tới 92 – 95% số lƣợng rễ phân bố ở lớp đất mặt tới 20 cm (Đinh Văn Lữ,
1978) số lƣợng rễ cũng đạt tối đa ở giai đoạn trƣớc trổ và giảm đi từ thời kỳ chín.
1.3.2 Thân lúa
Cây lúa có thân giả và thân thật. Ở thời kỳ lúa con gái thân nhìn thấy trên mặt
đất là thân giả do các bẹ lá kết hợp lại với nhau tạo thành, thân giả thƣờng dẹt, xốp.
Thời kỳ này thân thật nằm ở sâu trong bẹ lá, sát mặt đất và còn rất ngắn. Thân thật
của cây lúa chỉ hình thành từ khi cây lúa vƣơn đốt. Thân thật gồm các lóng nối với
nhau kế tiếp qua các đốt, phần cuối của thân là bông lúa (IRRI, 1991). Thân lúa
phát triển ở giai đoạn làm đốt, mỗi thân lúa thƣờng có 4 – 5 lóng dài phân biệt
đƣợc. Các lóng phát triển lần lƣợt từ lóng thấp đến lóng cao và các lóng sau dài hơn
lóng trƣớc, dài nhất là lóng sát bông. Các giống lúa tuy có số lóng khác nhau nhƣng
số lóng dài nhất vẫn là ba lóng và tổng chiều dài của ba lóng này cùng với bông lúa
chiếm tới 90 – 95% chiều dài thân lúa, thƣờng ba lóng cuối ngắn to, dầy cứng cáp
thì cây lúa sẽ có khả năng chống đổ ngã tốt. Thân lúa có nhiệm vụ vận chuyển và
tích lũy các chất trong cây.
1.3.3 Lá lúa


3

Cấu tạo một lá lúa hoàn chỉnh gồm có bẹ lá, tai lá, thìa lá và cổ lá. Phiến lá là
phần quan trọng nhất của lá, nơi diễn ra quá trình quang hợp để tạo ra hydrat cacbon
(các chất đƣờng bột). Lá lúa có màu sắc khác nhau tùy thuộc vào giống lúa. Đa số
giống lúa có lá màu xanh và ở các mức độ khác nhau. Tai lá là một bộ phận đặc
trƣng của cây lúa. Trong họ hòa thảo chỉ có cây lúa có tai lá. Tuy nhiên, cũng có
những giống lúa không có thìa lá và tai lá (Yoshida, 1981). Tai lá đạt độ lớn cao
nhất ở giai đoạn lúa con gái. Khi cây lúa về già tai lá bị rụng đi. Tai lá có màu sắc

khác nhau và đặc trƣng cho giống. Trên một nhánh lúa các lá lúa ra kể tục nhau và
đƣợc sắp xếp so le. Số lƣợng lá trên thân chính tùy thuộc vào giống. Giống có thời
gian sinh trƣởng càng dài thì số lá càng nhiều và ngƣợc lại. Các giống lúa đƣợc
trồng phổ biến có số lá trên thân chính lá 10 – 21 lá. Trong đời sống cây lúa, lá hình
thành cuối cùng là lá đòng. Bẹ lá lúc này là bao đòng, khi lúa chƣa trổ thì bao lấy
bông và đƣợc gọi là đòng lúa. Trong quá trình phát triển là thứ hai tính từ trên
xuống luôn hoạt động mạnh nhất nên lá này đƣợc gọi là lá công năng. Cây lúa có
nhiều nhánh nên ở mỗi thời kỳ đều có nhiều lá công năng cùng hoạt động mạnh. Từ
khi gieo hạt đến khi cây lúa ra lá cuối cùng tuân theo quy luật lá sau ra, lá trƣớc rụi
đi nên trên một thân lúa (một nhánh) luôn chỉ duy trì 4 – 5 lá xanh nhƣng do khóm
lúa có nhiều nhánh nên số lá lúa quan sát thấy ở một khóm tƣơng đối nhiều. Lá
đòng là lá cuối cùng và trên cùng một nhánh thì nó là lá trên cùng do vậy đƣợc tiếp
nhận nhiều ánh sáng nhất. Từ sau trổ, lá đòng hoạt động không kém gì lá công năng
nhƣng do ra sau, trẻ hơn và ở phía trên nên nó có vai trò lớn nhất trong nuôi dƣỡng
bông lúa.
1.3.4 Bông lúa
Là một bộ phận quan trọng nhất của cây lúa, là kết quả của mọi hoạt động
trong đời sống cây lúa. Bông lúa cũng là bộ phận tạo ra hạt lúa – cơ quan duy trì đời
sống cây lúa và tạo ra một chu trình mới trong quá trình tồn tại và phát triển của cây
lúa. Bông lúa có nhiều dạng khác nhau nhƣ:
- Bông thẳng: trục bông không cong, dạng này thuộc loại hình bông bé
- Bông cong đầu: phần gần đầu bông cong
- Bông cong tròn: bông cong xuống từ phần giữa bông
Theo vị trí giữa giá cấp 1 và trục bông còn phân biệt bông chụm, bông hơi
xòe, bông xòe và bông rất xòe. Theo số lƣợng hoa có trên một bông ngƣời ta chia
bông ra 4 nhóm. Nhóm bông bé số bông dƣới 100, nhóm bông trung bình số
hoa/bông từ 102 – 150, bông to – số hoa/bông từ 151 – 200 và số bông rất to – số
hoa/bông từ 151 – 200 và số bông rất to có thể đạt đến 300 hạt (trung bình tất cả các
bông) và ở bông chính (bông to nhất) có thể có 600 – 620 hoa (Yuan Long Ping,
1996).



4

1.3.5 Hạt lúa
Hạt lúa về bản chất là một quả bao gồm:
- Vỏ trấu có 2 mảnh, 1 mảnh to và 1 mảnh nhỏ ôm lấy nhau và có màu sắc
khác nhau tùy giống, nhƣng phần lớn thì có màu vàng.
- Râu: hạt lúa có thể có râu hoặc không có râu. Ở hạt có râu thì mỏ kéo dài
thành râu. Mỏ hạt và râu thƣờng cùng một màu. Mỏ hạt là một bộ phận của vỏ trấu
to.
- Mày trấu: mỗi hạt lúa có 2 mày trấu dính liền với cuống hạt. Ở một số giống
nhƣ Tám cánh, Tám áo dài thì mày trấu rất phát triển và có chiều dài bằng hoặc dài
hơn chiều dài hạt.
- Hạt gạo: gồm 2 phần là nội nhũ và phôi. Nội nhũ đƣợc bao bọc bởi lớp vỏ
cám, màu sắc vỏ cám cũng khác nhau tùy giống. Nội nhũ là bộ phận dự trữ chất
dinh dƣỡng để nuôi phôi và hạt khi hạt nảy mầm, nó cung cấp dinh dƣỡng cho cây
phát triển thành cây lúa non. Phôi nằm ở cuối cuống hạt. Khi đủ điều kiện nảy mầm
thì phôi phát triển thành rễ và mầm, cây lúa bắt đầu một chu kỳ sinh trƣởng mới.
1.4 SỰ SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA
1.4.1 Đặc điểm sinh trƣởng của cây lúa
1.4.1.1 Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trƣởng bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến khi cây lúa bắt đầu
phân hóa đòng. Giai đoạn này, cây phát triển về thân lá, chiều cao tăng dần và ra
nhiều chồi mới. Cây ra lá ngày càng nhiều và kích thƣớc lá ngày càng lớn giúp cây
lúa nhận nhiều ánh sáng mặt trời để quang hợp, hấp thu chất dinh dƣỡng, gia tăng
chiều cao, nở bụi và chuẩn bị cho các giai đoạn sau. Trong điều kiện đầy đủ chất
dinh dƣỡng, ánh sáng và thời tiết thuận lợi, cây lúa có thể bắt đầu nở bụi khi có lá
thứ 5 – 6. Thời điểm có chồi tối đa có thể đạt đƣợc trƣớc, cùng lúc hay sau thời kỳ
bắt đầu phân hóa đòng tùy theo giống lúa.

Thời gian sinh trƣởng của các giống lúa kéo dài hay ngắn khác nhau chủ yếu
là do giai đoạn tăng trƣởng này dài hay ngắn. Đặc biệt, các giống lúa có quang cảm
mạnh nhƣ lúa mùa cho dù có gieo sớm thì sau khi đạt chồi tối đa, cây sẽ tăng trƣởng
chậm lại chờ quang kỳ thích hợp mới bắt đầu phân hóa đòng để trổ bông. Do đó,
đối với các giống lúa này cần bố trí gieo cấy căn cứ vào ngày trổ hàng năm của
giống.
1.4.1.2 Giai đoạn sinh sản
Giai đoạn sinh sản bắt đầu từ lúc phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông. Giai
đoạn này kéo dài khoảng 27 – 35 ngày, trung bình 30 ngày và giống lúa dài ngày


5

hay ngắn ngày thƣờng không khác nhau nhiều. Lúc này, số chồi vô hiệu giảm
nhanh, chiều cao tăng lên rõ rệt do sự vƣơn dài của 5 lóng trên cùng. Đòng lúa hình
thành và phát triển qua nhiều giai đoạn, cuối cùng thoát ra khỏi bẹ của lá cờ: lúa trổ
bông. Lúa có thể trổ bông và vỏ trấu sẽ đạt kích thƣớc lớn nhất của giống nếu đầy
đủ dinh dƣỡng, mực nƣớc thích hợp, ánh sáng nhiều, không sâu bệnh và thời tiết
thuận lợi.
1.4.1.3 Giai đoạn chín
Giai đoạn chín bắt đầu từ lúc trổ bông đến lúc thu hoạch. Giai đoạn này trung
bình khoảng 30 ngày đối với hầu hết các giống lúa ở nhiệt đới và sẽ kéo dài hơn nếu
môi trƣờng bất lợi. Trong giai đoạn này cây lúa sẽ trải qua các thời kỳ sau:
- Thời kỳ chín sữa: Các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp sẽ
đƣợc chuyển vào trong hạt. Kích thƣớc và trọng lƣợng hạt gạo tăng dần đến khi đầy
vỏ trấu làm bông nặng và cong xuống. Hạt chứa một dịch lỏng màu trắng đục nhƣ
sữa.
- Thời kỳ chín sáp: Hạt mất nƣớc dần rồi từ từ cô đặc lại và vỏ trấu vẫn còn
xanh.
- Thời kỳ chín vàng: Hạt tiếp tục mất nƣớc, gạo cứng dần, trấu chuyển sang

màu vàng đặc thù của giống lúa và bắt đầu từ hạt ở chót bông lan dần xuống các hạt
ở cổ bông, lá già rụi dần.
- Thời kỳ chín hoàn toàn: Hạt gạo khô cứng lại, ẩm độ hạt khoảng 20% hoặc
thấp hơn, lá xanh chuyển sang vàng và rụi dần. Thời điểm thu hoạch tốt nhất là
khoảng 80% số hạt ngã sang màu trấu đặc trƣng của giống.

1.4.2 Các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất lúa
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc tăng năng suất thƣờng dựa vào các
đặc điểm nhƣ: gia tăng khả năng quang hợp của cây lúa, gia tăng sinh khối cây lúa
và gia tăng chỉ số thu hoạch (HI) (Nguyễn Thành Hối, 2011). Khi chọn giống và
canh tác cần lƣu ý đến cần biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất lúa sau đây:
1.4.2.1 Số bông trên đơn vị diện tích
Số bông trên đơn vị diện tích đƣợc quyết định vào giai đoạn sinh trƣởng ban
đầu của cây lúa (giai đoạn tăng trƣởng), nhƣng chủ yếu là giai đoạn từ khi cấy đến
khoảng 10 ngày trƣớc khi có chồi tối đa bởi số bông trên đơn vị diện tích phụ thuộc
vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của


6

lúa thay đổi tùy theo giống lúa, điều kiện đất đai, thời tiết, lƣợng phân bón nhất là
phân đạm và chế độ nƣớc.
Đối với những giống lúa ngắn ngày, thấp cây, nở bụi ít, đất xấu, nhiều nắng
nên cấy dầy để tăng số bông trên đơn vị diện tích. Ngƣợc lại, trên đất giàu hữu cơ,
thời tiết tốt, lƣợng phân bón nhiều và giữ nƣớc thích hợp thì lúa sẽ nở bụi khỏe có
thể sạ cấy thƣa hơn. Các giống lúa cải thiện thấp cây có số bông trên m 2 trung bình
phải đạt 500 – 600 bông/ m 2 đối với lúa sạ hoặc 350 – 450 bông/ m 2 đối với lúa
cấy mới có thể có năng suất cao (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.4.2.2 Số hạt trên bông
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) số hạt trên bông đƣợc quyết định từ lúc tƣợng

cổ bông đến 5 ngày trƣớc khi trổ, nhƣng quan trọng nhất là thời kỳ phân hóa hoa và
giảm nhiễm tích cực. Ở giai đoạn này, số hạt trên bông có ảnh hƣởng thuận đối với
năng suất lúa do ảnh hƣởng đến số hoa đƣợc phân hóa. Sau giai đoạn này, số hạt
trên bông đã hình thành có thể bị thoái hóa có ảnh hƣởng âm.
Nhƣ vậy, số hạt trên bông tùy thuộc vào số hoa đƣợc phân hóa và số hoa bị
thoái hóa. Hai yếu tố này chịu sự ảnh hƣởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều
kiện thời tiết. Ở các giống lúa cải thiện, số hạt trên bông từ 80 – 100 hạt đối với lúa
sạ hoặc 100 – 120 hạt đối với lúa cấy là tốt trong điều kiện đồng bằng sông Cửu
Long.
1.4.2.3 Tỉ lệ hạt chắc
Tỉ lệ hạt chắc đƣợc quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào
chắc nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi
màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Thông thƣờng số hoa trên bông quá nhiều dễ
dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp. Tỉ lệ hạt chắc sẽ cao nếu cây lúa có khả năng quang hợp,
tích lũy và chuyển vị chất mạnh, cấu tạo mô vững chắc không sớm đổ ngã, cộng với
trổ và tạo hạt trong điều kiện thời tiết tốt, dinh dƣỡng đầy đủ.
1.4.2.4 Trọng lượng hạt
Trọng lƣợng hạt đƣợc quyết định ngay từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa
chín, nhƣng quan trọng nhất là các thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trọng lƣợng hạt tùy thuộc cỡ hạt và độ mẩy (no đầy) của hạt lúa. Ở lúa, trọng
lƣợng hạt thƣờng đƣợc biểu thị bằng trọng lƣợng của 1000 hạt với đơn vị là gram.
Đối với các giống lúa trọng lƣợng 1000 hạt thƣờng tập trung trong khoảng 20-30 g.
Trọng lƣợng hạt chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quyết định, điều kiện môi
trƣờng có ảnh hƣởng một phần vào thời kỳ giảm nhiễm (18 ngày trƣớc khi trổ) trên
cỡ hạt, cho đến khi vào chắc rộ (15 – 25 ngày sau khi trổ) trên độ mẩy của hạt.


7


1.5 PHÂN HỮU CƠ
1.5.1 Khái niệm chất hữu cơ
Chất hữu cơ là một thành phần cơ bản kết hợp các sản phẩm phong hóa từ đá
mẹ để tạo thành đất chất hữu cơ là một đặc trƣng để phân biệt đất với đá mẹ và là
thành phần quan trọng tạo nên độ phì của đất. Số lƣợng và tính chất của chất hữu cơ
quyết định tính chất lý, hóa và sinh học của đất.
Toàn bộ chất hữu cơ có trong đất đƣợc gọi là chất hữu cơ của đất. Có thể chia
hữu cơ của đất làm 2 phần: những tàn tích hữu cơ chƣa bị phân giải (rễ, thân, lá
cây, xác động vật) vẫn giữ nguyên hình thể và những chất hữu cơ đã đƣợc phân
giải. Phần hữu cơ sau có thể chia thành 2 nhóm: nhóm những hợp chất hữu cơ ngoài
mùn và nhóm các hợp chất mùn.
Nhóm hữu cơ ngoài mùn gồm những hợp chất có cấu tạo đơn giản hơn nhƣ:
protit, gluxit, lipit, lignin, tanin, sáp, nhựa, este, rƣợu, axit hữu cơ, andehit… Nhóm
này chỉ chiếm 10 – 15% chất hữu cơ đƣợc phân giải nhƣng có vai trò quan trọng với
đất và cây trồng.
Nhóm các hợp chất mùn bao gồm các hợp chất hữu cơ cao phân tử, có cấu tạo
phức tạp, nhóm này chiếm 85 – 90% chất hữu cơ đƣợc phân giải.

1.5.2 Nguồn gốc chất hữu cơ
Trong tự nhiên, nguồn hữu cơ cung cấp duy nhất cho đất là tần tích sinh vật
bao gồm xác thực vật, động vật và vi sinh vật. Đối với đất trồng trọt ngoài tần tích
sinh vật còn có một nguồn hữu cơ bổ sung thƣờng xuyên đó là phân hữu cơ.
1.5.3 Ảnh hƣởng của chất hữu cơ đối với đất
1.5.3.1 Ảnh hưởng đến các tiến trình của đất
Thông qua sự hoạt động của vi sinh vật chất hữu cơ biến thành mùn, mùn có
khả năng liên kết những hạt đất phân tán làm cho đất có cấu trúc tốt thoáng khí dễ
cày bừa, giữ nƣớc và giữ phân tốt hơn.
Thông thƣờng chất hữu cơ có tỉ lệ C/N cao nhƣ rơm rạ và trấu sẽ ảnh hƣởng
nhiều đến tiến trình vật lý đất hơn là chất hữu cơ đã phân hủy hoặc bán phân hủy
nhƣ là phân compost (Hesse, 1984). Ảnh hƣởng của chất hữu cơ đến các tiến trình

vật lý đất thể hiện rõ trên đất trồng màu hơn là đất lúa ngập nƣớc.


8

1.5.3.2 Ảnh hưởng đến các tiến trình hóa học và sinh hóa đất
Trong hầu hết các loại đất, bón phân đạm lâu ngày có xu hƣớng làm giảm pH
đất, chất hữu cơ sẽ có tác dụng đệm. Nếu độ chua của đất gây ra do Al, có thể chữa
trị một phần bằng cách tạo hợp chất hữu cơ với Al. Đối với các loại đất rất chua
(nhƣ đất phèn) do tỉ lệ chất hữu cơ phân hủy thấp nên không đủ làm thay đổi pH
theo cơ chế phản ứng trên.
Chất hữu cơ có thể tạo thành các phức chất với Fe, Al từ gốc lân (P) của chúng
và sự tạo thành CO 2 từ sự phân hủy chất hữu cơ có thể làm xuất hiện dạng P liên
kết với canxi (Ca). Sự hiện diện của các phối tử hữu cơ trong các chuỗi trùng hợp
(polymer) của mùn sẽ tạo sự phối hợp với một số cation đặc biệt là các kim loại
chuyển tiếp. Việc tạo phức theo cách này không giống nhƣ việc hấp phụ các ion
trên màng kép, các cation trong phức thì không thể trao đổi với các cation khác, sự
hiện diện của cation trong phức sẽ làm giảm CEC của chất hữu cơ trong đất. Nhƣ
vậy CEC của chất hữu cơ không những bị ảnh hƣởng do nồng độ H  trong dung
dịch đất mà còn phụ thuộc vào sự hiện diện của các ion thuộc nhóm kim loại
chuyển tiếp trong dung dịch đó.
Chất hữu cơ là nguồn cung cấp nguyên tố vi lƣợng cho đất, nhƣng chúng cũng
có thể làm giảm độ hữu dụng của một số nguyên tố vi lƣợng, ví dụ: sự cố định Cu
trên đất than bùn vì những phức chất đƣợc tạo ra từ ion Cu 2 và chất hữu cơ thì
luôn ổn định trong một khoảng pH rất rộng.

1.5.3.3 Ảnh hưởng đến vi sinh vật đất
Chất hữu cơ là chất cần thiết cho vi sinh vật đất sống và phát triển, là nguồn
thức ăn quan trọng cho vi sinh vật đất, thức ăn khoáng hóa lẫn thức ăn hữu cơ sau
khi bón phân hữu cơ vào đất mật số vi sinh vật tăng nhanh (Vũ Hữu Yên và ctv.,

2001; Hà Thị Thanh Bình và ctv., 2002; Nguyễn Nhƣ hà và ctv., 2006).
Phân hữu cơ là nguồn cung cấp C dễ phân hủy cho vi sinh vật đất, gia tăng
pH sau khi đất ngập nƣớc cũng tăng cƣờng hoạt động và là cƣ trú tốt cho hệ vi sinh
vật trong đất. Đặc biệt trong một số loại phân nhƣ phân chuồng, phân gia cầm, phân
bắc,... có chứa nguồn vi sinh vật rất đa dạng nên khi bón vào đất tập đoàn vi sinh
vật đất phát triển nhanh, phong phú kể cả vi sinh vật tự dƣỡng và dị dƣỡng. Bón
phân hữu cơ đơn thuần hoặc phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học thì hệ vi sinh
vật đất phát triển ổn định hơn dẫn đến sự cân bằng sinh học trong đất bền vững hơn
(Nguyễn Mỹ Hoa và Trình Thị Thu Trang, 2002; Nguyễn Văn Minh và ctv., 2008).
1.5.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất


9

Theo Thái Công Tụng (1969), sự phân hủy chất hữu cơ là một quá trình sinh
hóa nên mọi yếu tố ảnh hƣởng đến các hoạt động của vi sinh vật trong đất đều ảnh
hƣởng đến sự phân hủy chất hữu cơ. Có thể chia các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phân
hủy chất hữu cơ nhƣ sau:
- Thành phần xác hữu cơ: quá trình khoáng hóa chất hữu cơ khác nhau thì
không giống nhau. Khoáng hóa mạnh nhất là các loại đƣờng tinh bột sau đó đến các
protit, hemicellulose, bền vững hơn cả là lignin, sáp, nhựa cho nên đối với những
tàn tích sinh vật khác nhau, có thành phần hóa học khác nhau thì tốc độ các quá
trình khoáng hóa không giống nhau.
- Ẩm độ đất: khi ẩm độ đất giảm thì sự hoạt động của vi sinh vật cũng giảm.
Ở điểm héo của cây vi sinh vật tuy vẫn còn phát triển nhƣng sự hoạt động chỉ còn
một nữa so với đất ở ẩm độ thủy dung (Tôn Thất Trinh, 1971). Kết quả cho thấy ở
điều kiện ẩm độ 70% là thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật, do đó sự khoáng
hóa xảy ra mạnh mẽ.
- Nhiệt độ: tối hảo cho vi sinh vật trong đất là khoảng 25 – 30% (Tôn Thất
Trinh, 1971). Tốc độ phân giải sẽ chậm lại khi vƣợt quá 400C.

- Tình trạng thoáng khí: sự phân hủy chất hữu cơ là một quá trình oxy hóa
nên đất càng thoáng khí thì mức độ phân hủy càng lớn.
- pH của đất: tùy theo loại phân hóa tố, pH tối hảo có thể khác nhau. Tuy
nhiên một cách tổng quát pH thích hợp cho hoạt động của vi sinh vật đất là khoảng
6,5-7,5.
- Điều kiện về chất dinh dƣỡng: sự tăng trƣởng của vi sinh vật trong quá
trình phân giải chất hữu cơ bị hạn chế nên thành phần chất hữu cơ bị thiếu một phần
nào đó. Nhiều chất hữu cơ thực vật có hàm lƣợng N rất ít, nếu thêm N vào thì tốc độ
phân giải sẽ nhanh lên. Do đó, trong quá trình ủ phân chuồng nhân tạo cỏ, rơm khi
thiếu phân gia súc, cần bón thêm N vô cơ để thúc đẩy quá trình phân giải đƣợc
nhanh hơn (Thái Công Tụng, 1969).
Theo Konboon và ctv., (1998) cho rằng sự vùi chất hữu cơ vào đất, đặc biệt
phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ thƣờng làm sự phân hủy chất hữu cơ nhanh
hơn do hoạt động của vi sinh vật trong đất đƣợc thuận lợi hơn.
Những điều kiện này thích hợp với đất có nhiệt độ, ẩm độ nhƣ Việt Nam, cho
nên ở nƣớc ta các quá trình khoáng hóa xảy ra rất mạnh, phân giải ra nhiều chất
dinh dƣỡng cho cây trồng, nhƣng đồng thới chất hữu cơ và mùn trong đất bị phân
hủy nhanh chóng làm cho đất không nhiều mùn và ít đạm. Vì vậy, với đất thịt nhẹ
cần có biện pháp giảm tốc độ khoáng hóa (Nguyễn Hữu Thành, 2006).
1.5.5 Khái niệm phân hữu cơ


10

Phân hữu cơ là các loại chất hữu cơ vùi vào đất sau khi phân giải có khả năng
cung cấp chất dinh dƣỡng và quan trọng hơn có tác dụng cải tạo rất lớn. Trong thực
tế, có nhiều chất hữu cơ nhƣng không phải tất cả các chất hữu cơ đều có tác dụng
này. Theo định nghĩa trên phân hữu cơ bao gồm: phân gia súc (phân chuồng), phân
bắc, nƣớc giải, phân gia cầm, rác đô thị sau khi ủ, phân xanh, các phế phẩm của
công nghiệp thực phẩm và các tần thể thực vật vùi trực tiếp vào đất.

Phân hữu cơ là loại phân bón đƣợc loài ngƣời sử dụng đầu tiên, từ gần 3000
năm trƣớc đây (tại Trung Quốc) và đã đƣợc sử dụng phổ biến ở nhiều nƣớc. Hiện
nay phân hữu cơ vẫn đang đƣợc sử dụng nhƣ nguồn phân chính ở khu vực các nƣớc
chậm phát triển. Còn ở các nƣớc phát triển, dù đã có thời gian ít coi trọng việc sử
dụng phân hửu cơ nhƣng nay cũng đã quan tâm trở lại việc dùng phân hữu cơ với
nhiều dạng khác nhau. Trong những năm 1950 – 1970, ở các nƣớc Tây Âu đã có
hiện tƣợng xem nhẹ việc sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt vì chúng có hàm
lƣợng chất dinh dƣỡng thấp. Tốn công chế biến vận chuyển và bón phân, trong khi
phân hóa học lại rất rẻ. Nhƣng từ năm 1973 cuộc khủng hoảng dầu lửa làm giá phân
hóa học đắt lên và cũng do thấy rõ hậu quả xấu của việc sử dụng toàn phân hóa học
làm suy thoái kết cấu đất, ảnh hƣởng xấu tới môi trƣờng và chất lƣợng sản phẩm mà
chính tại các nƣớc này cũng đã quan tâm trở lại phân hữu cơ.
Do thành phần, tính chất rất khác nhau nên phân hữu cơ đƣợc chia thành 2
nhóm: chất cải tạo đất và phân hữu cơ (theo nghĩa hẹp). Nhóm chất cải tạo đất là
các hữu cơ có tỷ lệ C/N cao, đƣợc vùi vào đất không thông qua chế biến với chức
năng chủ yếu là cải tạo đất. Nhóm phân hữu cơ là các chất hữu cơ có tỷ lệ C/N thấp,
thông qua hay không thông qua chế biến, bón vào đất có khả năng cung cấp dinh
dƣỡng cho cây trồng.
1.5.6 Vai trò của phân hữu cơ trong nông nghiệp
1.5.6.1 Tác dụng cải tạo hóa tính đất
Sở dĩ hữu cơ có tác dụng cải tạo hóa tính đất là do:
Sau khi phân hữu cơ đƣợc bón vào đất và khoáng hóa để cung cấp thức ăn cho
cây, do tác dụng cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây từ phân hữu cơ chậm mà để lại
một tỷ lệ đáng kể các nguyên tố dinh dƣỡng trong đất (so với tổng dinh dƣỡng có
chứa trong phân) nên tác dụng làm tăng hàm lƣợng các chất này ở trong đất.
Quan trọng hơn, phân hữu cơ là nguồn bổ sung mùn không thể thay thế cho
đất, mà mùn lại có ảnh hƣởng toàn diện đến tính chất hóa học. Mùn làm tăng khả
năng trao đổi hấp thu cho đất do mùn có khả năng trao đổi hấp thu gấp 5 lần khả
năng trao đổi của sét. Mùn kết hợp với sét tạo thành phần cơ bản của phức hệ hấp
thu, điều tiết dinh dƣỡng cho cây. Mùn là kho dự trữ thức ăn cho cây vì dƣới tác



11

động cú vi sinh vật, mùn sẽ khoáng hóa dần dần (với tốc độ 1 – 3% năm) giải phóng
N và các chất dinh dƣỡng khác dƣới dạng dễ tiêu cho cây. Mùn tăng cƣờng hiệu quả
của phân khoáng do đó tạo thuận lợi cho việc hút thức ăn qua tế bào rễ, làm cho cây
hút thức ăn từ dung dịch dinh dƣỡng rất loãng. Vì vậy, khi đƣợc trồng trên đất nhiều
mùn, cây hút đƣợc nhiều dinh dƣỡng hơn từ phân bón và càng chịu đƣợc lƣợng
phân khoáng cao.
Quá trình phân giải phân hữu cơ tạo ra nguồn CO 2 kết hợp với nƣớc để tạo
thành H2CO3 đã tạo ra khả năng hòa tan đƣợc các chất dinh dƣỡng tồn tại ở dạng
khó tan trong đất.
Chất mùn đƣợc tạo thành sau khi phân giải phân hữu cơ ở trong đất lại có thể
kết hợp với lân thành phức hệ lân mùn, có tác dụng giữ lân ở trạng thái cây có thể
dùng đƣợc mặc dù đất giàu Ca 2 , Fe 3 . Vì nếu không có mùn thì lân sẽ kết hợp với
Ca 2 , Fe 3 thành các photphat hóa trị III khó tiêu đối với cây.
Chất hữu cơ do phân hữu cơ phân giải ra còn kết hợp với các chất dinh
dƣỡng khoảng thành các phức hệ hữu cơ – vô cơ, có tác dụng làm giảm khả năng
rữa trôi các chất dinh dƣỡng và hạn chế việc hấp thu các nguyên tố kim loại nặng
vào cây, hạn chế việc sản phẩm nông nghiệp bị “nhiễm bẩn kim loại nặng” .
1.5.6.2 Tác dụng cải tạo lý tính đất
Bón phân hữu cơ vào đất làm tăng độ ổn định của kết cấu đất do đó bảo vệ
đƣợc kết cấu trúc đất, chống lại sự xói mòn đất. Tác dụng này phụ thuộc vào bản
chất và mức độ mùn hóa của từng loại phân hữu cơ. Phân xanh có tác dụng tăng độ
ổn định kết cấu đất lên rất nhanh (do chất xanh dễ thối rữa) song khả năng tạo mùn
thấp nên tác dụng không bền, nhƣng rễ cây để lại một lƣợng lớn chất hữu cơ phân
bố đều trong đất do vậy tác dụng ổn định kết cấu đất lâu dài của phân xanh là bộ rễ.
Phân chuồng có hệ số mùn hóa cao nên có khả năng ổn định đƣợc kết cấu đất, nhất
là khi bón với lƣợng lớn.

Bón phân hữu cơ có ảnh hƣởng tốt đến chế độ nƣớc của đất, do chất hữu cơ
làm nƣớc ngấm vào đất thuận lợi và giữ đƣợc nhiều nƣớc hơn cho đất, đồng thời
làm giảm sự bốc hơi nƣớc từ đất nên tiết kiệm đƣợc nƣớc tƣới.
Bón phân hữu cơ có ảnh hƣởng tốt đến chế độ nhiệt độ của đất, tạo ra chất
mùn có màu thẩm làm tăng khả năng hút nhiệt cho đất.
1.5.6.3 Tác dụng cải tạo sinh tính đất
Bón phân hữu cơ tạo điều kiện cho tập đoàn vi sinh vật đất phát triển mạnh
do tác dụng cung cấp thức ăn thêm cho vi sinh vật ở thể khoáng lẫn chất hữu cơ.


×